Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11215:2015 ISO 17479:2013 Mô tô-Phương pháp đo phát thải chất khí trong quá trình kiểm tra hoặc bảo dưỡng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11215:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11215:2015 ISO 17479:2013 Mô tô-Phương pháp đo phát thải chất khí trong quá trình kiểm tra hoặc bảo dưỡng
Số hiệu:TCVN 11215:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11215:2015

ISO 17479:2013

MÔ TÔ - PHƯƠNG PHÁP ĐO PHÁT THẢI CHẤT KHÍ TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HOẶC BẢO DƯỠNG

Motorcycles - Measurement methods for gaseous exhaust emissions during inspection or maintenance

Lời nói đầu

TCVN 11215:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 17479:2013.

TCVN 11215:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chun này quy định các phương pháp đo trực tiếp nồng độ các phát thi chất khí từ mô tô trong quá trình kiểm tra, kiểm tra bên đường hoặc bảo dưỡng. Mặc dù TCVN 6204 (ISO 3929) quy định các phương pháp đo trực tiếp nồng độ của phát thải chất khí từ các phương tiện giao thông đường bộ, tiêu chuẩn này là phần thích ứng của TCVN 6204 (ISO 3929) để phù hợp với các yêu cầu riêng biệt cho mô tô.

MÔ TÔ - PHƯƠNG PHÁP ĐO PHÁT THẢI CHT KHÍ TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA HOẶC BẢO DƯỠNG

Motorcycles - Measurement methods for gaseous exhaust emissions during inspection or maintenance

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn  này quy định các phương pháp đo trực tiếp nồng độ của phát thải chất khí từ mô tô được quy định trong TCVN 6211 (ISO 3833) trong quá trình kiểm tra hoặc bảo dưỡng. Các kết quả đo được theo tiêu chuẩn này chỉ ra nồng độ của phát thải chất khí trong điều kiện vận hành không tải của động cơ.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các mô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức (động cơ xăng bốn kỳ hoặc hai kỳ). Các phương pháp này có thể được sử dụng toàn phần hoặc một phần cho

- Kiểm tra định k trong các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chính thức

- Kiểm tra bên đường và

- Bo dưỡng và các hoạt động chẩn đoán.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, b sung (nếu có).

TCVN 6208 (ISO/PAS 3930/OIML R99 1), Dụng cụ đo chất phát thải của xe - Yêu cầu kỹ thuật và đo lường - Kiểm tra đo lường và th đặc tính.

3. Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Điu kiện không tải (idling condition)

Đối với hệ thống kiểm soát nhiên liệu (van tiết lưu, bướm gió v.v...) không vận hành bằng tay thì trạng thái làm việc không ti của động cơ được làm nóng theo hướng dẫn của 7.1; với hệ thống truyn lực điều khiển bằng tay đặt số truyền trung gian, ly hợp ở trạng thái đóng; với hệ thống truyền lực tự động thì đặt mô tô ở trạng thái đỗ; và thiết b; phụ tùng sản xuất theo tiêu chuẩn và thiết bị tùy chọn sử dụng để thay đổi vận tốc động cơ phải phù hợp với khuyến nghị của nhà sn xuất hoặc các yêu cầu theo quy định.

CHÚ THÍCH: Các đèn pha hoạt động tự động là thiết bị sản xuất theo tiêu chun. Hoạt động của đèn pha có thể ảnh hưởng đến các kết quả th phát thải cht khí.

3.2. Vận tốc không tải (idling speed)

(di) Vận tốc của động cơ ở trạng thái không đi do nhà sản xuất quy định.

4. Dụng cụ đo

Phải chuẩn bị các dụng cụ đo được liệt kê dưới đây

4.1. Dụng cụ phân tích, phù hợp với TCVN 6208 (ISO/PAS 3930/OIML R99), thích hợp đối với nồng độ của phát thải chất khí từ mô tô được thử.

4.2. Dụng cụ đo nhiệt độ bề mặt, có độ chính xác đo ít nhất là ± 2 K cho phạm vi nhiệt độ từ 323 K đến 373 K.

4.3. Đồng hồ đếm vòng quay kiu xung, để đo vận tốc động cơ. Độ chính xác đo ít nhất 20 r/min cho phạm vi số vòng từ 600 r/min đến 200 r/min và ± 50 r/min cho phạm vi số vòng quay trên 2 000 r/min đến 6 000 r/min.

4.4. Dụng cụ đo nhiệt độ môi trường xung quanh, có độ chính xác ít nhất là ±2 K cho phạm vi nhiệt độ từ 278 K đến 313 K.

5. Kiểm tra, chu kỳ bảo dưỡng và sự phòng ngừa trong sử dụng dụng cụ

5.1. Kiểm tra trước khi sử dụng

Năng lượng cung cấp cho dụng cụ phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất.

Phải kiểm tra để bảo đảm dụng cụ sẵn sàng cho thử nghiệm phù hợp với hướng dẫn vận hành của nhà sn xuất hoặc ít nhất là

- Tại lúc bắt đầu các phép thử trong một ngày,

- Khi các điều kiện của môi trường xung quanh đã thay đổi, hoặc

- Tại lúc bắt đầu các phép thử tại mỗi địa điểm thử mới trong trường hợp kiểm tra bên đường.

Đối với dụng cụ phân tích phải tiến hành hiệu chuẩn không (zero) và span (khẩu độ đo) với các khí chuẩn hoặc sử dụng các hệ thống điện tử hoặc cơ điện t (xem TCVN 6208 (ISO/PAS 3930/OIML R99).

5.2. Chu kỳ bảo dưỡng

Phi thực hiện tất cả các kim tra định kỳ phù hợp với quy định của nhà nước.

Nếu các quy định của nhà nước không yêu cầu chu kỳ bảo dưỡng thì phải thực hiện các Kiểm tra này phù hợp với hướng dẫn ca nhà sản xuất.

Phải thực hiện việc bảo dưỡng phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất. Các lần bảo dưỡng được ghi chép lại.

5.3. Phòng ngừa trong sử dụng

Bề mặt làm việc phải là bề mặt nằm ngang, chắc chắn. Các điều kiện môi trường xung quanh phải phù hợp với TCVN 6208 (ISO/PAS 3930/OIML R99).

Bề mặt làm việc không được phơi trực tiếp ra

- Mưa, tuyết hoặc ánh sáng mặt trời

- Nhiễu rung.

- Môi trường khí ăn mòn hoặc nhiễm bẩn có thể ảnh hưởng đến các kết quả đo, hoặc

- Nhiễu điện từ có thể ảnh hưởng đến các kết quả đo.

6. Kiểm tra chung đối với mô tô

Hệ thống khí thải của mô tô không được rò rỉ.

7. Thuần hóa thông thường đối với mô tô

7.1. Làm nóng

Mô tô phải được làm nóng phù hợp với điều kiện kỹ thuật của nhà sản xuất.

Nếu nhà sản xuất không quy định điều Kiện làm nóng, mô tô phải được làm nóng lên theo các phương pháp sau:

a) Đối với các mô tô được lắp động cơ bốn kỳ, nhiệt độ bề mặt của đầu bulông lỗ tháo dầu phải đạt t 328 K đến 343 K bằng cách duy trì vận tốc của động cơ từ 3000 min-1 đến 6000 min-1. Nếu động cơ bị quá nhiệt, có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng quạt làm mát bên ngoài ở điều kiện chạy không ti;

b) Đối với các mô tô được lắp động cơ hai kỳ, mô tô phải được làm nóng lên bằng cách chạy ít nhất là 15 min hoặc ít nhất là 5 km trong các điu Kiện giao thông bình thường ở thành phố.

Trong trường hợp bướm gió tự động vẫn trong trạng thái m khi kết thúc quá trình làm nóng, phải chú ý kéo dài quá trình làm nóng để đưa bướm gió tự động tr về trạng thái đóng.

7.2. Điều kiện thử

Bướm gió phải ở trạng thái không hoạt động hoặc không còn hoạt động.

Mô tô phải được đặt trên địa điểm nằm ngang. Đầu dò lấy mẫu phải được lắp vào đầu ra ống xả sâu ít nhất là 600 mm. Nếu hình dạng của ống xả không cho phép đạt được kích thước lắp vào này thì phi sử dụng ống xả kéo dài.

Trong trường hợp có nhiều ống xả, các ống xả này phải được nối vào chỉ một đầu ra trừ khi có quy định khác của nhà sản xuất. Nếu không thực hiện được kiểu đầu nối này, phải chấp nhận giá trị trung bình cộng của các nồng độ đo được tại mỗi đầu ra. Trong bất cứ trường hợp nào, giá tr thích hợp của nồng độ khí thi được sử dụng cũng không được ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ và các kết quả đo.

8. Phát thải chất khí và sự hiệu chính

Các phát thi chất khí được đo phải phù hợp với các yêu cầu của nhà sản xuất và phải hiệu chỉnh các giá trị đo được phù hợp với các yêu cầu của nhà nước. Phụ lục B mô t ví dụ về các phương pháp hiệu chnh. Đối với trường hợp không có yêu cầu của nhà nước, phương pháp hiệu chỉnh được cho trong B.2.

9. Phương pháp đo phát thải chất khí

9.1. Làm nóng mô tô phù hợp với 7.1 và giữ điều kiện không tải

9.2. Trang bị ngay cho mô tô

- Một dụng cụ đếm vòng quay, và

- Một ống x kéo dài, nếu cần thiết.

9.3. Kiểm tra để đảm bảo vận tốc động cơ được đo ở điều kiện chạy không tải nm trong phạm vi thông số kỹ thuật của nhà sản xuất (nghĩa là vận tốc không tải). Nếu vận tốc động cơ khác vi vận tc chạy không tải cần điều chnh vận tốc động cơ ti vận tốc chạy không tải. Nếu không thể đáp ứng được thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, có thể tiếp tục phép đo. Vận tốc chạy không ti phải được ghi lại trong báo cáo thử.

9.4. Lựa chọn thang cao nhất của dụng cụ phân tích và đặt dụng cụ phân tích ở chế độ đo.

9.5. Lắp đầu dò lấy mẫu vào ống xả hoặc phần kéo dài của ống xả.

9.6. Kiểm tra để đảm bo đã lựa chọn được thang đo thích hợp và thay đổi thang đo nếu cần thiết.

9.7. Sau thời gian ít nhất là 15s từ khi lắp đầu dò lấy mẫu, thực hiện các phép đo trong khoảng thời gian cần thiết nhưng không vượt quá 30 s để thu được các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất. Tính toán giá trị trung bình của hai giá trị này.

9.8. Nếu một bước trong các bước từ 9.1 đến 9.7 bị thất bại, cần lặp lại các bước từ 9.1 đến 9.7.

9.9. Nếu tất cả các quy trình thử được thực hiện thành công, phải mô tả các giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nht và giá trị trung bình cộng đo được của phát thải chất khí trong báo cáo thử đã cho trong Phụ lục A.

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Trình bày các kết quả

A.1. Mô tô

Loại: hai bánh/ba bánh (gạch bỏ đi loại không áp dụng)

Tên thương mại (nhãn hiệu): ...................................................................................................

Mẫu (model): .........................................................................................................................

Mu động cơ: .......................................................................................................................

S kỳ: hai kỳ/bốn kỳ (gạch bỏ đi loại không áp dụng)

Số xylanh và bố trí các xylanh: ..............................................................................................

Dung tích làm việc của động cơ: ……………………………………………………………………. cm3

Hộp số: điều khiển tay/tự động (gạch bỏ đi loại không áp dụng)

Hệ thống không khí phụ: có/không (gạch bỏ đi loại không áp dụng)

Các bộ phận khác, nếu có bất cứ thay đổi nào .......................................................................

A.2. Dụng cụ phân tích phát thi chất khí

Tên thương mại (nhãn hiệu).....................................................................................................

Mẫu (model): .........................................................................................................................

A.3. Điều kiện thử                                                                         

Khí hậu .................................................................................................................................

Nhiệt độ xung quanh môi trưng thử:…………………………………………………………………. K

Nhiệt độ bề mt của đầu bulông lỗ tháo dầu (ch đối với động cơ 4 kỳ) ………………………….. K

A.4. Kết quả đo                                                                             

Vận tốc chạy không tải do nhà sản xuất quy định: ……………………………………………….. min-1

Vận tốc đo được của động cơ: …………………………….………………………………………... min1

Giá trị nhỏ nhất đo được

Giá trị lớn nhất đo được

Giá trị trung bình cộng

COa ………………. % thể tích

HCab ……………. ppm thể tích

………………. % thể tích

……………. ppm thể tích

………………. % thể tích

……………. ppm thể tích

Ch dành cho động cơ được kết hợp với hệ thống không khí phụ:

Giá trị nhỏ nhất đo được

Giá trị lớn nhất đo được

Giá trị trung bình cộng

COa ………………. % thể tích

CO2a ………………. % thể tích

HCab ……………. ppm thể tích

………………. % thể tích

………………. % thể tích

……………. ppm thể tích

………………. % thể tích

………………. % thể tích

……………. ppm thể tích

Nếu các giá trị đo được hiệu chnh, phương pháp hiệu chỉnh: ..................................................

Giá trị trung bình cộng được hiệu chỉnh

COa ………………. % thể tích

HCab ……………. ppm thể tích

a Gạch bỏ phn không áp dụng;

b Đại lượng n-hexan/đại lượng metan (gạch b phần không áp dụng).

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

Ví dụ về phương pháp hiệu chỉnh phát thải chất khí

B.1. Quy định chung

Cơ quan có thm quyền của quốc gia quy định hai loại phương pháp hiệu chnh các phát thải chất khí. Hai phương pháp hiệu chỉnh được đưa ra trong phụ lục này dùng để tham khảo. Đó là phương pháp hiệu chỉnh các phát thi chất khí dùng cho động cơ có lắp hệ thống không khí phụ cho cacbon monoxit và hyđrocacbon và phương pháp hiệu chỉnh các phát thi chất khí cho cacbon monoxit.

B.2. Phương pháp hiệu chnh phát thải chất khí dùng cho động cơ có lắp hệ thống không khí phụ

Đối với động cơ có lắp hệ thống không khí phụ, các chất phát thải cacbon monoxit và hyđrocacbon được hiệu chỉnh theo công thức (B.1) và công thức (B.2).

(B1)

(B2)

Trong đó

cCO

là nồng độ đo được của cacbon monoxit, tính bng % thể tích;

cCO2

là nồng độ đo được của cacbon đioxit, tính bằng % thể tích;

cCO2corr

là nồng độ đo được hiệu chỉnh đối với cacbon monoxit, tính bằng % thể tích;

cHC

là nồng độ đo được của hyđrocacbon tính bằng ppm thể tích;

cHC2corr

nồng độ đo được hiệu chỉnh đối với hyđrocacbon, tính bằng ppm thể tích, được biểu thị bằng đương lượng metan CH4;

a

là 1,8 khi nồng độ của hyđrocacbon được đo bằng NDIR (vùng hồng ngoại không tán xạ) và a là 1 khi nồng độ của hyđrocacbon được đo bằng FID (máy đo ion hóa ngọn lửa);

b

là m khi nồng độ của hyđrocacbon được hiệu chỉnh bằng ppm Cm (ví dụ b là 6 đối với đương lượng C6H14 n-hexan hoặc b là 1 đối với đương lượng metan C1H4).

B.3. Phương pháp hiệu chnh phát thải chất khí đối với cacbon monoxit

Nồng độ được hiệu chỉnh đối với cacbon monoxit cCOcorr tính bằng phần trăm theo thể tích được tính toán theo công thức sau:

a) Đi với động cơ hai kỳ

(B3)

b) Đối với động cơ bốn kỳ

(B4)

Không cần thiếu phải hiệu chỉnh nồng độ của cCO được đo theo Điều 9 nếu tổng của các nồng độ được đo (cCO + cCO2) ít nht phải bằng 10 đối với động cơ hai kỳ và 15 đối với động cơ bốn kỳ.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6529 (ISO 1176), Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng - Thuật ngữ, định nghĩa và mã hiệu).

[2] TCVN 6204 (ISO 3929), Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo khí thải trong kim tra hoặc bảo dưỡng.

[3] TCVN 6211 (ISO 3833), Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa.

[4] Council Directive 92/55/EEC of 22 June 1992 amending Directive 77/143/EEC on the approximation of the laws of the Member States relating to roadworthiness tests for motor vehicles and their trailers (exhaust emissions).


1) Tài liệu đng tác giả của ISO và OIML (International Organization of Legal Metrology - T chức quốc tế về đo lường pháp định)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi