Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10472:2014 ISO 13331:1995 Phương tiện giao thông đường bộ-Ống nạp và cửa nạp của thùng nhiên liệu ô tô-Hệ thống thu hồi hơi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10472:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10472:2014 ISO 13331:1995 Phương tiện giao thông đường bộ-Ống nạp và cửa nạp của thùng nhiên liệu ô tô-Hệ thống thu hồi hơi
Số hiệu:TCVN 10472:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10472:2014

ISO 13331:1995

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – ỐNG NẠP VÀ CỬA NẠP CỦA THÙNG NHIÊN LIỆU Ô TÔ – HỆ THỐNG THU HỒI HƠI

Road vehicles - Filler pipes and openings of motor vehicle fuel tanks - Vapour recovery system

Lời nói đầu

TCVN 10472:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 13331:1995.

TCVN 10472:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – ỐNG NẠP VÀ CỬA NẠP CỦA THÙNG NHIÊN LIỆU Ô TÔ – HỆ THỐNG THU HỒI HƠI

Road vehicles - Filler pipes and openings of motor vehicle fuel tanks - Vapour recovery system

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này bảo đảm tính tương thích giữa thiết kế mới của ô tô (sau đây gọi tắt là xe) chạy bằng nhiên liệu xăng và ống (vòi) thu hồi hơi khi nạp bổ sung nhiên liệu thuộc cả hai hệ thống thu hồi hơi chủ động và bị động về các kích thước và điều kiện kỹ thuật của chúng.

CHÚ THÍCH 1: Các kích thước và điều kiện kỹ thuật của tiêu chuẩn này dựa trên cơ sở của SAE J 1140.

Tiêu chuẩn này được áp dụng chủ yếu cho ô tô, xe ô tô tải nhưng cũng có thể được sử dụng cho các ứng dụng trong hàng hải, công nghiệp và các ứng dụng tương tự khác trong đó cần thu hồi hơi khi nạp bổ sung nhiên liệu.

Về các tiêu chuẩn quốc gia, xem thư mục tài liệu tham khảo.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Hệ thống thu hồi hơi chủ động (active vapour recovery system)

Hệ thống trong đó hơi được chiết tách ra trong quá trình nạp nhiên liệu bằng phương pháp chiết tách có sử dụng năng lượng, ví dụ như bơm chân không. Hệ thống này có thể yêu cầu phải bít kín ống nạp hoặc có thể không bít kín ống nạp (hệ thống hở).

2.2. Hệ thống thu hồi hơi bị động (passive vapour recovery system)

Hệ thống trong đó hơi thoát khỏi thùng nhiên liệu được bốc ra do giãn nở thể tích làm việc của nhiên liệu lỏng được bổ sung dựa vào sự bít kín ống nạp để ngăn ngừa tổn thất hơi .

2.3. Bề mặt bít kín của ống nạp (filler pipe sealing surface)

Bộ phận của ống nạp dùng làm mặt tựa bít kín hơi cho ống thu hồi hơi (xem Hình 1).

2.4. Dưỡng kiểm ống thu hồi (nozzle test gauge)

Dưỡng có các kích thước như chỉ dẫn trên Hình 6 xác lập các đường chuẩn cho xác định lối vào của ống nạp.

2.5. Mặt phẳng chuẩn (reference plane)

Mặt phẳng chứa đường tâm hướng trục của bề mặt bít kín ống nạp, và được quay theo chiều do nhà sản xuất ô tô đã xác định để định hướng cho lắp ống thu hồi hơi .

2.6. Vị trí tựa bình thường của dưỡng kiểm ống thu hồi (normal resting position of nozzle test gauge) Vị trí của dưỡng kiểm khi đáp ứng các điều kiện sau:

2.6.1. Dưỡng được lắp vào ống nạp sao cho đường tâm hướng trục của dưỡng nằm trên mặt phẳng chuẩn.

2.6.2. Vòng chặn của dưỡng được định vị ngay bên trong (nghĩa là phía thùng nhiên liệu của xe) gờ chặn.

2.6.3. Vòng chặn của dưỡng tựa vào thành ống nạp hoặc thân dưỡng tựa vào gờ chặn như đã chỉ dẫn trên các Hình 2 a) và Hình 3 a).

2.6.4. Đầu mút phân phối nhiên liệu của dưỡng như đã chỉ dẫn trên các Hình 2 a) và 3 a) tiếp xúc với điểm chặn.

2.7. Vị trí lắp vào của dưỡng kiểm ống thu hồi (insertion position of nozzle gauge)

Vị trí của dưỡng kiểm khi đáp ứng các điều kiện sau:

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

a) Bề mặt bít kín

b) Lồi

Hình 1 – Bề mặt bít kín của ống nạp

2.7.1. Dưỡng được lắp vào trong ống nạp với đường tâm dọc trục của dưỡng nằm trong mặt phẳng chuẩn.

2.7.2. Vòng chặn của dưỡng tựa trên bề mặt trên của gờ chặn sao cho đường trục của dưỡng được nâng lên một góc nhỏ nhất (so với vị trí tựa bình thường) yêu cầu để có thể lắp dưỡng vào ống nạp như đã chỉ dẫn trên Hình 4.

2.7.3. Đầu mút phân phối nhiên liệu như đã chỉ dẫn trên các Hình 2 b) và 3 b) tiếp xúc với điểm chặn (hạn vị).

2.8. Góc a (a angle)

Góc giữa đường tâm dọc trục của dưỡng kiểm của ống thu hồi hơi [được ký hiệu là a trên các Hình 2 b) và 3 b)] khi ở vị trí tựa bình thường của nó và đường tâm dọc trục của bề mặt bít kín ống nạp [được ký hiệu là b trên các Hình 2 a) và 3 a)], được biểu thị bằng độ.

a được xem là góc dương khi đầu phân phối nhiên liệu của dưỡng được hướng xuống dưới so với đường tâm dọc trục của bề mặt bít kín ống nạp như đã minh họa trên các Hình 2 a) và 3 a).

2.9. Góc b (b angle)

Góc giữa đường tâm dọc trục của dưỡng kiểm của ống thu hồi hơi nước [được ký hiệu là a trên các Hình 2 b) và 3 b) khi ở vị trí lắp (lồng) vào của nó và bề mặt bít kín của ống nạp [được ký hiệu là b trên các Hình 2 b) và 3 b)].

b được xem là góc dương khi đầu mút phân phối nhiên liệu của dưỡng hướng xuống dưới so với đường tâm dọc trục của bề mặt bít kín của ống nạp như đã minh họa trên các Hình 2 b) và 3 b).

3. Điều kiện kỹ thuật

3.1. Bề mặt bít kín của ống nạp phải đáp ứng các yêu cầu của Hình 1.

3.2. Gờ chặn bên trong (xem số 4 trên các Hình 2 và Hình 3) phải được bố trí theo chu vi bên trong của ống nạp một góc tối thiểu bằng 1000. Gờ chặn phải được định hướng sao cho mở rộng ra ít nhất là 350 về một phía của mặt phẳng chuẩn. Chiều cao của gờ chặn không được nhỏ hơn 2,5 mm và được đo từ thành bên trong của ống nạp hoặc không nhỏ hơn 8,5 mm khi đo từ thành bên ngoài của ống nạp nếu đường kính ngoài của ống nạp ở giữa 52 mm và 57,5 mm (xem Hình 1). Độ sâu của gờ chặn không được nhỏ hơn 4 mm hoặc lớn hơn 13 mm bên trong ống nạp khi được đo trong mặt phẳng chuẩn từ bề mặt bít kín của ống nạp, (được ký hiệu là n trên Hình 5, chi tiết X).

3.3. Ống nạp phải có điểm giảm và toàn bộ giảm chấn ở xung quanh các chi tiết của thân và các phụ tùng được lắp ráp sẵn tại nhà máy phải được thiết kế và chế tạo sao cho vùng lối vào của ống nạp phải cho phép lắp một ống thu hồi hơi theo ít nhất là một hướng trong phạm vi ± 900 của vị trí đứng hoặc thẳng đứng. Phải cho phép có dung sai chế tạo vì các dung sai này không được bao gồm trong vùng lối vào. Vùng lối vào gồm có ba phần như đã quy định trong 3.3.1 đến 3.3.3.

3.3.1. Một vùng có mặt cắt ngang hình ovan (xem số 1 trên Hình 4) được cố định so với mặt mút của ống nạp và được thiết kế để thích ứng với đoạn bít kín của ống thu hồi hơi. Đoạn dịch chuyển A (được ký hiệu f trên Hình 5, mặt cắt A-A) bằng 0,004 a2 – 0,3 a + 2,0, được biểu thị bằng milimet, nếu vòng chặn của dưỡng kiểm của ống thu hồi tựa trên thành ống nạp ở vị trí tựa bình thường như đã minh họa trên Hình 2 a). Nếu thân dưỡng kiểm của ống thu hồi tựa trên gờ chặn ở vị trí tựa bình thường như đã minh họa trên Hình 3 a), thì đoạn dịch chuyển A= 0,004 a2 – 0,3 a + 0,11 d, biểu thị bằng milimet, trong đó d là độ sâu của gờ chặn được đo từ mặt phẳng của bề mặt bít kín của ống nạp (được ký hiệu n trên Hình 5, chi tiết X) trên mặt phẳng chuẩn, được biểu thị bằng milimet. Đoạn dịch chuyển B (được ký hiệu g trên Hình 5, mặt cắt A-A) bằng số độ của góc b × 0,4, được biểu thị bằng milimet. Không tồn tại đoạn dịch chuyển B đối với b £ 0.

3.3.2. Một vùng có mặt cắt ngang hình chữ nhật, có độ côn ở đáy (xem số 3 trên Hình 4) được thiết kế để thích hợp với phần tay cầm của ống thu hồi hơi nước. Vùng này là phần được chỉ ra trên Hình 4, ở trong phạm vi các đường được xác định bởi các điểm C, D, E, F và G. Đường đáy của vùng này (đường CD) được định vị so với đường chuẩn A như đã chỉ ra trên Hình 4. Đường chuẩn A là đường tâm của dưỡng kiểm của ống thu hồi ở vị trí tựa bình thường như đã chỉ dẫn trên Hình 4.

Đường chuẩn B là đường tâm của đường kiểm của ống thu hồi ở vị trí lắp vào như đã chỉ dẫn trên

Hình 4.

Tâm P đối với các bán kính 190 mm, 240 mm và 306 mm, được chỉ ra trên Hình 4, là giao điểm của các cung có bán kính 306 mm được vẽ qua các điểm D và E.

3.3.3. Một vùng chuyển tiếp (xem số 2 trên Hình 4) gồm có một vùng hỗn hợp trơn nhẵn từ vùng hình chữ nhật đến vùng hình ô van. Đỉnh của vùng chuyển tiếp này là đường G-J ở các Hình 4 và 5 và đáy của vùng này là đường A-C.

3.4. Các phần bên trong của ống nạp phải có kết cấu sao cho dưỡng kiểm của ống thu hồi có thể được lồng vào đủ chiều dài trong ống nạp để cho phép vòng chặn của ống thu vượt quá gờ chặn của ống nạp và cho phép dưỡng kiểm của ống thu hồi di chuyển tới vị trí tựa bình thường và trở về vị trí được tách ra. Phải đưa một bộ phận hạn chế xăng không chì vào vị trí sao cho dưỡng kiểm của ống thu hồi ở vị trí tựa bình thường xuyên qua bộ phận hạn chế này ít nhất là 22,5 mm.

Các phần bên trong của ống nạp cũng phải có kết cấu giữ dưỡng kiểm của ống thu hồi ở vị trí tựa bình thường sao cho góc được tạo thành giữa đường tâm hướng trục của dưỡng kiểm của ống thu hồi và đường tâm hướng trục của bề mặt bít kín của ống nạp ở trong phạm vi góc a từ + 200 đến – 100 như đã chỉ dẫn trên các Hình 2 a) và 3 a).

3.5. Để bảo đảm chống sự chảy tràn, ống nạp phải được định hướng sao cho đường tâm hướng trục của dưỡng kiểm của ống thu hồi ở vị trí tựa bình thường tạo thành một góc không nhỏ hơn 300 so với mặt phẳng nằm ngang và với đầu mút phân phối nhiên liệu hướng xuống dưới.

3.6. Các lỗ thoát ra hơi phải được bố trí sao cho có thể thu hồi được hơi nước và không phụ thuộc vào hệ thống thu hồi được áp dụng (ví dụ: chủ động hoặc bị động).

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ THÍCH: Góc a có thể nằm trong khoảng + 200a ≥ - 100; góc được chỉ ra là góc dương.

a) Vị trí tựa bình thường

b) Vị trí lắp vào

CHÚ DẪN

a          Đường chuẩn “A” (đường tâm hướng trục của dưỡng kiểm của ống thu hồi)

b          Đường tâm hướng trục của bề mặt bít kín của ống nạp

c          Vòng chặn tựa vào thành ống nạp

d          Vòng chặn tựa vào bề mặt trên của gờ chặn

1          Đầu mút phân phối nhiên liệu

2          Dưỡng kiểm của ống thu hồi hơi

3          Ống nạp

4          Gờ chặn

5          Vòng chặn

6          Điểm chặn (có thể là bộ hạn chế xăng không chì, đỉnh của ống nạp hoặc vách ngăn)

Hình 2 – Các vị trí của ống thu hồi hơi đối với nắp kiểu có ren

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ THÍCH: Góc a có thể nằm trong khoảng + 200 ³ a ≥ -100, góc được chỉ ra là góc dương.

a) Vị trí tựa bình thường

b) Vị trí lắp vào

CHÚ DẪN

a          Đường chuẩn “A” (đường tâm hướng trục của dưỡng kiểm của ống thu hồi)

b          Đường tâm hướng trục của bề mặt bít kín của ống nạp

c           c          Dưỡng kiểm của ống thu hồi tựa trên gờ chặn (vòng chặn không tiếp xúc với thành của ống nạp)

d          Vòng chặn tựa trên mặt trên của gờ chặn

1          Đầu mút phân phối nhiên liệu

2          Dưỡng kiểm của ống thu hồi hơi

3          Ống nạp

4          Gờ chặn

5          Vòng chặn

6          Đệm chặn (có thể là bộ hạn chế xăng không chì, đỉnh của ống nạp hoặc vách ngăn)

Hình 3 – Các vị trí của ống thu hồi hơi đối với nắp kiểu có chốt cài

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

a          Đường chuẩn “A”

b          Đường chuẩn “B”

c          Đường tâm của bề mặt bít kín ống nạp

d          Đường tâm của dưỡng kiểm của ống thu hồi ở vị trí lắp (lồng) vào

e          Đường tâm của dưỡng kiểm của ống thu hồi ở vị trí tựa

1          Vùng có mặt cắt ngang hình ô van

2          Vùng chuyển tiếp

3          Vùng có mặt cắt ngang hình chữ nhật

Hình 4 – Cấu trúc của vùng lối vào của ống nạp

Kích thước tính bằng milimét

1) Đoạn đường T-S vuông góc với mặt phẳng của bề mặt bít kín của ống nạp khi b ≤ 0 (xem 2.9)

Hình 5 – Kết cấu điển hình của gờ chặn

CHÚ DẪN

a          Đường tâm của ống nạp

b          Đường chuẩn “A”

c          Đường chuẩn “B”

d          Giao điểm của đường chuẩn “A” và mặt phẳng của bề mặt bít kín của ống nạp

e          Giao điểm của đường chuẩn “B” và mặt phẳng của bề mặt bít kín của ống nạp

f           Đoạn dịch chuyển “A”

h          Đoạn song song với đường chuẩn “B”

g          Đoạn dịch chuyển “B”

i           Dưỡng kiểm của ống thu hồi ở vị trí tựa bình thường

j           Dưỡng kiểm của ống thu hồi ở vị trí lắp (lồng) vào

k          Vùng bít kín

l           Vùng lối vào của tay cầm m Vùng hòa trộn trơn nhẵn

n          Bề mặt bít kín của ống nạp

o          Vùng không đổi giữa các điểm “G” và “E”

Hình 5 (kết thúc)

Kích thước tính bằng milimét

1) Đường kính dưỡng kiểm của ống thu hồi phải là 21 mm nếu xe được chứng nhận cho sử dụng chỉ với xăng không chì và 24 mm nếu xe có thể sử dụng được với xăng có chì.

Hình 6 – Dưỡng kiểm của ống thu hồi hơi

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 1101:1983, Technical drawings – Geometrical tolerancing – Tolerancing of form, orientation, location and run-out – Generalities, definitions, symbols, indications on drawings, (Bản vẽ kỹ thuật – Quy định dung sai hình học – Quy định dung sai hình dạng, hướng, vị trí và độ đảo – Các quy định chung, định nghĩa, ký hiệu, chỉ thị trên bản vẽ).

[2] TCVN 10468:2014 (ISO 9158:1988), Phương tiện giao thông đường bộ – Đầu vòi nạp xăng không chì.

[3] ISO 9159:1988, Road vehicles – Nozzle spouts for leaded gasoline and diesel fuel, (Phương tiện giao thông đường bộ - Đầu vòi nạp xăng chì và nhiên liệu điêzen).

[4] DIN 73 400, Road vehicles, bayoner closure caps; dimensions, (Phương tiện giao thông đường bộ, nắp kín có chốt cài, kích thước).

[5] SEA J829, Fuel tank filler cap and cap retainer , (Nắp lỗ nạp của thùng nhiên liệu và vòng kẹp nắp).

[6] SEA J1114, Fuel tank filler cap and cap retainer – Threaded pressure-vacuun type, (Nắp lỗ nạp của thùng nhiên liệu và vòng kẹp nắp – Kiểu có ren dùng áp suất chân không).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi