Tiêu chuẩn TCVN 9053:2011 Từ vựng về phương tiện đường bộ chạy điện

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9053:2011

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9053:2011 ISO 8713:2005 Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện-Từ vựng
Số hiệu:TCVN 9053:2011Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Năm ban hành:2011Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9053:2011

ISO 8713:2005

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHẠY ĐIỆN – TỪ VỰNG

Electric road vehicles – Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 9053:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 8713:2005.

TCVN 9053:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHẠY ĐIỆN – TỪ VỰNG

Electric road vehicles – Vocabulary

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này xác lập từ vựng của các thuật ngữ sử dụng trong các tiêu chuẩn chung liên quan đến phương tiện giao thông đường bộ chạy điện, sau đây gọi tắt là xe điện. Tiêu chuẩn này không đưa ra các định nghĩa cho tất cả các chi tiết trong một phương tiện (gọi tắt là xe) mà tập trung vào các thuật ngữ dành riêng cho xe điện.

Hình 1 tập hợp thành nhóm theo sơ đồ các bộ phận cấu thành của một xe điện.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa "phương tiện giao thông đường bộ chạy điện" được hiểu theo nghĩa chung. Với sự phát triển của các công nghệ mới đối với các xe hybrid, xe chạy pin nhiên liệu và các loại xe khác, cần xem xét thêm các định nghĩa thích hợp cho việc mở rộng họ của các xe chạy điện.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Khả năng tăng tốc

v1 đến v2

Thời gian ngắn nhất yêu cầu để xe có thể tăng tốc từ vận tốc v1 đến vận tốc v2.

2.2. Mạch điện phụ

Mạch điện (2.25) cung cấp các chức năng cho xe khác với chức năng đẩy, được dùng như các hệ thống phụ (2.3)

2.3. Hệ thống phụ

Hệ thống lắp trên xe khác với hệ thống đẩy (2.47) được vận hành bằng điện năng.

VÍ DỤ: Đèn, động cơ gạt nước kính chắn gió, rađio.

2.4. Cách điện cơ bản

Cách điện của các chi tiết có dòng điện chạy qua (2.32) cần thiết để bảo vệ chống tiếp xúc (trong điều kiện không có lỗi sai sót).

Xem cách điện kép (double insulation) (2.19), cách điện tăng cường (reinforced insulation) (2.52) và cách điện bổ sung (supplementary insulation) (2.54)

CHÚ THÍCH: Cách điện cơ bản không nhất thiết phải bao gồm cách điện được sử dụng riêng cho mục đích chức năng.

2.5. Ắc quy

Bộ tích điện (2.27) điện hóa gồm có các cực dương và âm và chất điện phân và điện áp danh định bằng điện áp danh định của cặp điện hóa.

2.6. Cực nối của ắc quy

Chi tiết có dòng điện chạy qua (2.32) ở bên ngoài hộp ắc quy kéo (2.9) nhằm để truyền điện năng.

2.7. Bộ điều chỉnh/hệ thống điều khiển ắc quy

Hệ thống điều chỉnh công suất đến và ra khỏi bộ tích điện (2.27), cung cấp giao diện liên lạc giữa bộ tích điện và các bộ phận khác và cũng có thể giám sát và/hoặc điều chỉnh các chức năng khác của ắc quy (cung cấp nước, nhiệt độ, sự tuần hoàn của chất điện phân v.v…) và cung cấp giao diện khác, các chức năng điều chỉnh khác và một giao diện cho người vận hành.

2.8. Mođun ắc quy

Khối (bộ) ắc quy

Sự tập hợp thành nhóm của các ắc quy được nối với nhau trong một cụm cơ và điện duy nhất.

2.9. Hộp ắc quy

Hộp ắc quy kéo

Cụm lắp cơ khí đơn gồm có các mođun ắc quy (2.8) và các khung hoặc mâm kẹp chặt nhưng có thể bao gồm các bộ phận khác (ví dụ để kiểm tra mức dung dịch và nhiệt độ).

2.10. Bộ nạp

Bộ nạp ắc quy

Nhóm các bộ phận có chức năng cung cấp và điều chỉnh công suất yêu cầu để cấp năng lượng cho ắc quy (2.56).

2.11. Thiết bị cấp I

Thiết bị trong đó bảo vệ chống điện giật (2.26) được bảo đảm bằng cách điện cơ bản (2.4) trên chi tiết có dòng điện chạy qua (2.32) và mối nối của các chi tiết dẫn điện để trần (2.28) của thiết bị bằng ống bảo vệ.

2.12. Thiết bị cấp II

Thiết bị trong đó bảo vệ chống điện giật (2.26) được bảo đảm bằng cách điện kép (2.19) hoặc cách điện tăng cường (2.52).

2.13. Khối lượng bản thân toàn bộ của xe điện

Khối lượng của xe điện bao gồm các ắc quy kéo (2.56), không có hành khách hoặc tải nhưng có nhiên liệu, chất lỏng làm mát, chất lỏng rửa cửa kính, dầu bôi trơn, bánh xe dự phòng, bộ nạp ắc quy điện lắp trên xe hoặc bộ nạp ắc quy xách tay hoặc một phần của nó nếu được nhà sản xuất xe cung cấp như thiết bị tiêu chuẩn.

2.14. Chi tiết dẫn điện

Chi tiết có khả năng dẫn dòng điện. Xem chi tiết dẫn điện để trần (2.28).

CHÚ THÍCH: Mặc dù thông thường không được tiếp điện trong các điều kiện làm việc bình thường, chi tiết dẫn điện có thể được tiếp điện trong các điều kiện cách điện cơ bản (2.4) bị hư hỏng.

2.15. Bộ biến đổi

Hệ thống được lắp trên xe của bộ nạp ắc quy kéo (2.56) và bộ điều chỉnh/hệ thống điều khiển ắc quy (2.7) để cấp điện năng từ bên ngoài theo các điều kiện đã định cho bộ tích điện (2.27).

2.16. Khoảng hở từ biến

Khoảng cách ngắn nhất giữa một chi tiết có dòng điện chạy qua (2.32) của một cực, bao gồm tất cả các phụ tùng dẫn điện được liên kết, và khung dẫn điện hoặc giữa hai chi tiết có dòng điện chạy qua có điện áp khác nhau dọc theo bề mặt hoặc các bề mặt được cách điện.

2.17. Bộ biến đổi dc/dc

Bộ phận điện tử dẫn dòng điện một chiều từ bộ tích điện (2.27) được lắp trên xe cho sử dụng của một hệ thống phụ (2.3) vận hành bằng dòng điện một chiều.

2.18. Tiếp xúc trực tiếp

Tiếp xúc của người với chi tiết có dòng điện chạy qua (2.32). Xem tiếp xúc gián tiếp (2.30).

2.19. Cách điện kép

Cách điện gồm cách điện cơ bản (2.4) và cách điện bổ sung (2.54).

2.20. Bộ điều khiển chiều dẫn động

Cơ cấu do người lái xe vận hành để chọn chiều dẫn động của xe (về phía trước hoặc phía sau).

VÍ DỤ: Một tay gạt hoặc một công tắc nút bấm.

2.21. Hệ truyền động

Tổ hợp của truyền động, các trục truyền và bộ vi sai.

2.22. Thiết bị dẫn động

Tổ hợp của động cơ điện và hệ truyền động.

2.23. Chu kỳ dẫn động

Chương trình thay đổi vận tốc của xe như một hàm số của thời gian được dùng để đánh giá đặc tính của xe.

2.24. Khung dẫn điện

Các chi tiết dẫn điện (2.14) được kết nối điện với nhau mà điện áp được dùng làm điện áp chuẩn.

2.25. Mạch điện

Tập hợp các chi tiết có dòng điện chạy qua (2.32) được kết nối với nhau để truyền dòng điện.

2.26. Điện giật

Tác động sinh lý học gây ra bởi dòng điện chạy qua cơ thể người.

2.27. Bộ tích điện

Tổ hợp của các hộp ắc quy kéo (2.9) được lắp đặt trên xe điện.

2.28. Chi tiết dẫn điện để trần

Chi tiết dẫn điện (2.14) có thể tiếp xúc với bút thử IPXXB (mã bảo vệ IEC).

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm này có liên quan đến một mạch điện riêng: một chi tiết có dòng điện chạy qua (2.32) trong một mạch có thể là một chi tiết dẫn điện để trần trong một mạch khác [ví dụ, cơ thể của một hành khách trên xe có thể là một chi tiết có dòng điện chạy qua của một mạng lưới điện phụ nhưng là một chi tiết dẫn điện để trần của thiết bị điện nguồn (2.41)].

CHÚ THÍCH 2: Đối với các đặc tính kỹ thuật của bút

thử IPXXB, xem IEC 60529.

2.29. Khả năng khởi động trên đường dốc

Độ dốc lớn nhất trên đó xe có thể khởi động và chạy trên quãng đường tối thiểu là 10 m.

2.30. Tiếp xúc gián tiếp

Tiếp xúc của người với một chi tiết dẫn điện để trần (2.28) có được do hư hỏng của cách điện cơ bản (2.4) của một chi tiết có dòng điện chạy qua (2.32).

Xem tiếp xúc trực tiếp (2.18).

2.31. Hệ thống giám sát điện trở cách điện

Hệ thống giám sát định kỳ/thường xuyên điện trở cách điện giữa ắc quy kéo (2.56) và khung xe.

2.32. Chi tiết có dòng điện chạy qua

Dây dẫn hoặc chi tiết dẫn điện (2.14) dùng để dẫn dòng điện trong sử dụng bình thường.

2.33. Tổng khối lượng thiết kế lớn nhất

Khối lượng lớn nhất của xe do nhà sản xuất xe quy định.

[TCVN 6529:1999 (ISO 1176:1990), định nghĩa 4.7].

CHÚ THÍCH: Mã ISO-M07 (xem TCVN 6529:1999 (ISO 1176).

2.34. Vận tốc lớn nhất

Vận tốc trung bình lớn nhất mà xe có thể duy trì trên quãng đường 1 km khi được lái về phía trước theo một chiều và ngay sau đó theo chiều ngược lại.

CHÚ THÍCH: Toàn bộ quãng đường thử là 2 km.

2.35. Vận tốc lớn nhất trong ba mươi phút

v30

Vận tốc trung bình lớn nhất mà xe có thể duy trì trong 30 min.

2.36. Điện áp danh định

Giá trị của điện áp được dùng để ký hiệu cho một hệ thống điện và là đặc tính của hệ thống điện này.

2.37. Nguồn điện lắp trên xe

Tổ hợp của bộ biến đổi (2.15) và bộ tích điện (2.27).

2.38. Bộ phận mở được

Các bộ phận của xe điện có thể được mở ra và đóng lại và/hoặc cung cấp lối vào các bộ phận khác.

VÍ DỤ: Các cửa, nắp đậy (nắp chụp), cốp xe, cửa sập lối vào như lối vào nạp điện hoặc nắp thùng nhiên liệu, mái che mở được, mui cứng.

2.39. Cân bằng điện áp

Sự nối điện của các chi tiết dẫn điện để trần (2.28) của thiết bị điện.

2.40. Bộ điều chỉnh công suất

Bộ phận điện tử điều chỉnh và điều tiết điện năng giữa bộ tích điện (2.27) và động cơ điện theo cách phù hợp với các lệnh của người lái xe cho xe chạy.

2.41. Thiết bị điện nguồn

Tổ hợp của hệ thống điện nguồn (2.42) và các thiết bị điện khác được kết nối với hệ thống điện nguồn.

2.42. Hệ thống điện nguồn

Tổ hợp của cụm động cơ (2.45) và nguồn điện lắp trên xe (2.37).

2.43. Bộ truyền động điện-cơ

Tổ hợp của cụm động cơ (2.45) và hệ truyền động (2.21).

2.44. Hiệu suất của bộ truyền động điện-cơ

Tỷ số giữa cơ năng tại đầu ra của bộ truyền động điện-cơ (2.43) và điện năng tại đầu vào của bộ truyền động điện-cơ.

2.45. Cụm động cơ

Tổ hợp của bộ điều chỉnh công suất (2.40) và động cơ điện.

2.46. Ắc quy đẩy

Xem ắc quy kéo (2.56).

2.47. Hệ thống đẩy

Tổ hợp của nguồn điện lắp trên xe (2.37) và bộ truyền động điện-cơ (2.43).

2.48. Cấp bảo vệ

Bảo vệ có liên quan đến sự tiếp xúc với các chi tiết có dòng điện chạy qua (2.32) của bút thử (IPXX), thanh thử (IPXX) hoặc dây thử điện (IPXXD).

CHÚ THÍCH: Bút thử, thanh thử và dây thử được quy định trong IEC 60529, tiêu chuẩn này cũng quy định các cấp bảo vệ có liên quan đến sự xâm nhập của nước qua vỏ bọc (ví dụ IPX3 đối với nước phun hoặc IPX5 đối với tia nước).

2.49. Suất tiêu thụ năng lượng

Tỷ số giữa điện năng từ lưới điện cần thiết để nạp lại ắc quy kéo (2.56) và quãng đường đi được sau khi xe đã được dẫn động theo một trình tự thử quy định.

CHÚ THÍCH: Suất tiêu thụ năng lượng thường được biểu thị bằng wat-giờ trên kilômét.

2.50. Quãng đường chuẩn

Quãng đường mà xe điện đi được theo một trình tự thử quy định từ khi một ắc quy kéo (2.56) được nạp đầy hoàn toàn tới khi kết thúc phép thử.

CHÚ THÍCH: Quãng đường chuẩn thường được biểu thị bằng kilômét.

2.51. Phanh bằng năng lượng thu hồi

Phần năng lượng thu hồi thường bị tiêu tán trong phanh ma sát và được trở về dưới dạng điện năng trong bộ tích điện (2.27).

2.52. Cách điện tăng cường

Hệ thống cách điện áp dụng cho các chi tiết có dòng điện chạy qua (2.32), bảo vệ chống điện giật (2.26) tương đương với cách điện kép (2.19).

CHÚ THÍCH: Việc viện dẫn một hệ thống cách điện thường không có ngụ ý nói rằng cách điện là một chi tiết đồng nhất. Cách điện có thể gồm có nhiều lớp và không thể được thử nghiệm riêng biệt như cách điện cơ bản (2.4) hoặc cách điện bổ sung (2.54).

2.53. Vận tốc lên dốc

Vận tốc trung bình lớn nhất mà xe có thể duy trì được trên một đường dốc đã cho và trên quãng đường 1 km.

2.54. Cách điện bổ sung

Cách điện độc lập được áp dụng ngoài cách điện cơ bản (2.4) để bảo vệ chống điện giật (2.26) trong trường hợp cách điện cơ bản bị hư hỏng.

2.55. Khối lượng thử của xe điện

Tổng của khối lượng bản thân toàn bộ của xe điện (2.13) và một khối lượng bổ sung.

2.56

Ắc quy kéo

Ắc quy đẩy

Ắc quy

Tập hợp của tất cả các hộp ắc quy kéo (2.9) được nối điện với nhau để cung cấp điện năng cho bộ truyền động điện-cơ (2.43).

2.57. Hệ thống ắc quy kéo

Tổ hợp của nguồn điện lắp trên xe (2.37) và tất cả các thiết bị phụ của ắc quy kéo (2.56).

2.58. Điện áp làm việc

Giá trị lớn nhất của điện áp xoay chiều (vms) hoặc điện áp một chiều có thể xảy ra trong hệ thống điện trong các điều kiện làm việc bình thường khi bỏ qua các giá trị chuyển tiếp.

Hình 1 - Việc lập thành nhóm các bộ phận trên xe điện

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6529:1999 (ISO 1176:1990), Phương tiện giao thông đường bộ - Thuật ngữ định nghĩa và mã hiệu.

[2] TCVN 4255:2008 (IEC 60529:2001), Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP).

Alphabetical index

2.1. Khả năng tăng tốc

2.2. Mạch điện phụ

2.3. Hệ thống phụ

2.4. Cách điện cơ bản

2.5. Ắc quy

2.6. Cực nối của ắc quy

2.7. Bộ điều chỉnh/hệ thống điều khiển ắc quy

2.8. Mođun ắc quy

2.9. Hộp ắc quy

2.10. Bộ nạp

2.11. Thiết bị cấp I

2.12. Thiết bị cấp II

2.13. Khối lượng bản thân toàn bộ của xe điện

2.14. Chi tiết dẫn điện

2.15. Bộ biến đổi

2.16. Khoảng hở từ biến

2.17. Bộ biến đổi dc/dc

2.18. Tiếp xúc trực tiếp

2.19. Cách điện kép

2.20. Bộ điều khiển chiều dẫn động

2.21. Hệ truyền động

2.22. Thiết bị dẫn động

2.23. Chu kỳ dẫn động

2.24. Khung dẫn điện

2.25. Mạch điện

2.26. Điện giật

2.27. Bộ tích điện

2.28. Chi tiết dẫn điện để trần

2.29. Khả năng khởi động trên đường dốc

2.30. Tiếp xúc gián tiếp

2.31. Hệ thống giám sát điện trở cách điện

2.32. Chi tiết có dòng điện chạy qua

2.33. Tổng khối lượng thiết kế lớn nhất

2.34. Vận tốc lớn nhất

2.35. Vận tốc lớn nhất trong ba mươi phút

2.36. Điện áp danh định

2.37. Nguồn điện lắp trên xe

2.38. Bộ phận mở được

2.39. Cân bằng điện áp

2.40. Bộ điều chỉnh công suất

2.41. Thiết bị điện nguồn

2.42. Hệ thống điện nguồn

2.43. Bộ truyền động điện-cơ

2.44. Hiệu suất của bộ truyền động điện-cơ

2.45. Cụm động cơ

2.46. Ắc quy đẩy

2.47. Hệ thống đẩy

2.48. Cấp bảo vệ

2.49. Suất tiêu thụ năng lượng

2.50. Quãng đường chuẩn

2.51. Phanh bằng năng lượng thu hồi

2.52. Cách điện tăng cường

2.53. Vận tốc lên dốc

2.54. Cách điện bổ sung

2.55. Khối lượng thử của xe điện

2.56. Ắc quy kéo

2.57. Hệ thống ắc quy kéo

2.58. Điện áp làm việc

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi