Tiêu chuẩn TCVN 8608:2010 Bộ phận hệ thống nhiên liệu khí tự nhiên của phương tiện

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8608:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8608:2010 Phương tiện giao thông đường bộ-Bộ phận của hệ thống nhiên liệu dùng cho phương tiện sử dụng khí tự nhiên
Số hiệu:TCVN 8608:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8608:2010

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DÙNG CHO PHƯƠNG TIỆN SỬ DỤNG KHÍ TỰ NHIÊN

Road vehicles – Fuel system components for natural gas powered vehicles

Lời nói đầu

TCVN 8608:2010 được biên soạn trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn ANSI/AGA NGV 3.1:1995/CGA NGV 12.3 – M95 do Hiệp hội Khí của Mỹ và Hiệp hội Khí của Canada cùng biên soạn.

TCVN 8608:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ phối hợp với Viện Dầu khí – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DÙNG CHO PHƯƠNG TIỆN SỬ DỤNG KHÍ TỰ NHIÊN

Road vehicles – Fuel system components for natural gas powered vehicles

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc vận hành an toàn các bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí tự nhiên nén mới chế tạo, sử dụng trên phương tiện giao thông cơ giới chạy bằng khí tự nhiên được liệt kê trong Bảng 1.

1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:

a) các bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí tự nhiên hóa lỏng lắp ở đầu nguồn của máy hóa hơi, và bao gồm cả máy hóa hơi;

b) các bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí tự nhiên được lắp trong quá trình sản xuất ô tô được chế tạo từ đầu phù hợp với tiêu chuẩn an toàn ô tô áp dụng cho phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên nén;

c) bình chứa nhiên liệu;

d) động cơ khí tĩnh tại;

e) giá đỡ bình chứa;

f) ống và phụ tùng nối ống.

1.3. Tiêu chuẩn này áp dụng cho bộ phận lắp mới chế tạo trên xe sử dụng khí tự nhiên nén, được làm hoàn toàn bằng vật liệu và chi tiết mới, chưa qua sử dụng, phù hợp với áp suất làm việc cho nhà sản xuất qui định đối với động cơ đốt trong.

1.4. Nếu có một giá trị đo được nêu trong tiêu chuẩn này có ghi kèm theo bởi một giá trị tương đương tính theo đơn vị khác, thì giá trị đưa ra đầu tiên được xem là đặc tính kỹ thuật.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

ANSI/AGA/CGA NGV1-94, Compressed Natural Gas Vehicle (NGV) Fuelling Connection Devices (Thiết bị nối để nạp nhiên liệu khí tự nhiên nén trên phương tiện giao thông cơ giới);

ANSI/AGA NGV2-92, Basic requirements for Compressed Natural Gas Vehicle (NGV) Fuel Containers (Yêu cầu cơ bản đối với bình chứa nhiên liệu khí tự nhiên nén trên phương tiện giao thông cơ giới);

ANSI/ASME, Boiler and Pressure Vessel Code (1992), Section VIII Pressure Vessels (Division 1), or Section X Fiberglass-Reinforced Plastic Pressure Vessels (Tiêu chuẩn về bình chứa chịu áp lực và nồi hơi (1992), Phần VIII Bình chứa chịu áp lực (Mục 1), hoặc Phần X Bình chứa chịu áp lực bằng chất dẻo được gia cường bằng sợi thủy tinh);

ANSI/ASME B1.20.1-1983 (R1992), Pipe threads, General Purpose (Inch) (Ren ống, Mục đích chung (Inch));

ANSI/CGA/V-1-1987, Compressed Gas Cylinder Valve Outlet and Inlet Connections (Mối nối đầu vào và đầu ra cho van bình chứa khí nén);

ANSI/NFPA 52-1992, Standard for Compressed Natural Gas (CNG) Vehicular Fuel System (Tiêu chuẩn hệ thống nhiên liệu khí tự nhiên nén trên phương tiện giao thông cơ giới);

ANSI/SAE J514 JUN91, Hydraulic Tube Fittings (Phụ tùng đường ống thủy lực);

ANSI/SAE J516 JUN91, Hydraulic Hose Fittings (Phụ tùng ống mềm thủy lực);

ANSI/SAE J1453 JUN91, Fitting – O – Ring Face Seal (Phụ tùng đường ống – vòng bít chữ O);

ANSI/SAE J1926 AUG88, Specification for Straight Thread O-Ring Boss Port (Đặc tính kỹ thuật của lỗ có ren trụ để lắp vòng chữ O);

ASTM B117-90, Standard Test Method for Salt Spray (Fog) Testing (Phương pháp thử chuẩn cho thử nghiệm phun muối (sương mù));

ASTM D471-79 (R1991), Standard Test Method for Rubber Property – Effect of Liquids (Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với tính chất cao su - Ảnh hưởng của chất lỏng);

CAN/CGA-B149.1-M91, Natural Gas installation Code (Qui định lắp đặt khí tự nhiên);

CAN/CGA-B149.4-M91, Natural Gas for Vehicles Installation Code (Tiêu chuẩn lắp đặt khí tự nhiên cho phương tiện giao thông cơ giới);

CGSB 3.513-DRAFT, Natural Gas for Vehicles (Khí tự nhiên cho phương tiện giao thông cơ giới);

CSA B51-95, Part 2, High Pressure Cylinders for the On-board Storage of Natural Gas as a Fuel for Automotive Vehicles (Phần 2, Bình chứa áp suất cao để tồn chứa khí tự nhiên trên xe làm nhiên liệu cho ô tô);

CSA C22.2 No. 0.8-M1986 (R1992), Safety Functions Incorporating Electronic Technology (Công nghệ điện tử kết hợp chức năng an toàn);

D572-88, Standard Test Method for Rubber Deterioration by Heat and Oxygen (Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với cao su bị hỏng do nhiệt và oxy);

ISO 228-1:1982, Pipe Threads Where Pressure – Tight Joints Are Not Made On The Threads – Part 1: Designation, Dimensions and Tolerances (Ren ống tại các mối nối chịu áp suất không được làm trên ren – Phần 1: Ký hiệu, Kích thước và Dung sai);

ISO 1179:1981, Pipe connections, Threaded to ISO 228/1, for Plain End Steel and Other Metal Tubes in Industrial Applications (Mối nối đường ống, nối ren theo ISO 228/1, đối với ống thép và ống kim loại khác trong ứng dụng công nghiệp);

ISO 6149:1980, Fluid Power Systems and Components – Metric Port – Dimensions and Design (Các bộ phận và hệ thống truyền động thủy lực – Cổng đo – Kích thước và thiết kế);

MIL-HDBK-217F, Reliability Prediction of Electronic Equipment (Dự đoán độ tin cậy thiết bị điện tử);

SAE J1616, Recommended Practice for Compressed Natural Gas Vehicle Fuel (Quy trình kỹ thuật khuyến cáo đối với Nhiên liệu khí tự nhiên nén cho phương tiện giao thông cơ giới);

UL 1998-1994, Standard for Safety – Related Software (Tiêu chuẩn cho phần mềm liên quan đến an toàn).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1. Phù hợp với mục đích (Fitness for Purpose)

Là một khái niệm nhờ đó một bộ phận có thể được công nhận đủ khả năng thực hiện một chức năng dự kiến thông qua các thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3.2. Khí tự nhiên cho phương tiện giao thông, NGV (Natural Gas for Vehicle)

Khí tự nhiên dùng cho phương tiện giao thông (sau đây gọi tắt là “xe”) có chất lượng và thành phần hóa học như định nghĩa trong tiêu chuẩn CGSB 3.513, được phân phối ở áp suất bình chứa thích hợp do cơ quan có thẩm quyền qui định hoặc nếu không có qui định thì phù hợp với tiêu chuẩn CAN/CGA-B149.1 và CAN/CGA-B149.4, hoặc SAE J1616.

3.3. Áp suất (pressure)

3.3.1. Áp suất bình chứa (Container Pressure)

Liên quan đến NGV, là áp suất được điều khiển tự động được phân tán trong bình chứa lắp trên xe sao cho áp suất này tương đương với áp suất cung cấp của bình chứa và được giới hạn đến áp suất tối đa bằng 125% giá trị áp suất cung cấp có tính đến sự bù đắp về nhiệt độ.

3.3.2. Áp suất thủy tĩnh (Hydrostatic Pressure)

Áp suất mà một bộ phận phải chịu tác động trong thử nghiệm có dùng chất lỏng để tạo áp.

3.3.3. Áp suất làm việc tối đa cho phép (Maximum Allowable Operating Pressure) (MAOP)

Áp suất giới hạn đối với bộ phận ở nhiệt độ xác định.

3.3.4. Áp suất định mức (Rating Pressure)

Áp suất được ước định cho một bộ phận. Và bộ phận này làm việc trong điều kiện làm việc định mức ở nhiệt độ phòng, và đôi khi vượt quá giới hạn với điều kiện là nằm trong phạm vi MAOP theo các giá trị cực hạn của nhiệt độ.

3.3.5. Áp suất cung cấp (Service Pressure)

Áp suất ở nhiệt độ khí đồng nhất bằng 21 oC (70 oF) và đầy đủ thành phần khí. Là áp suất mà thiết bị được chế tạo ở điều kiện bình thường.

3.3.6. Áp suất làm việc (Working Pressure)

Áp suất lớn nhất mà bộ phận có thể phải chịu trong hoạt động thực tế.

3.4. Van công tác (Valve, Service)

Là van được sử dụng không liên tục khi phục vụ phương tiện giao thông cơ giới. Van này không phải là một bộ phận chức năng của hệ thống tổng thể.

4. Yêu cầu chung về kết cấu và lắp ráp

4.1. Các bộ phận phải được làm bằng vật liệu phù hợp để sử dụng NGV dựa trên khí tự nhiên loại thông dụng, dùng để thiết kế bình chứa.

4.2. Tất cả các đặc tính kết cấu nêu trong tiêu chuẩn này có thể được đáp ứng bằng các kết cấu khác có tính năng ít nhất là tương đương.

4.3. Các hệ thống nhiên liệu có thiết kế trong đó phần mô tả bộ phận và các thử nghiệm có thể áp dụng được qui định trong tiêu chuẩn này mà không thích hợp thì phải được kiểm tra và thử nghiệm bằng cách sử dụng khái niệm “phù hợp với mục đích”. Nghĩa là tại đâu thấy thích hợp, người sử dụng có thể nộp đơn xin chứng nhận cho một bộ phận như là một phần của hệ thống đã qui định tại đó, việc sử dụng bộ phận đó trong đó hệ thống này xác định các điều kiện làm việc cho bộ phận đó.

4.4. Mỗi bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí tự nhiên phải phù hợp với các yêu cầu về an toàn, độ bền lâu và độ chắc chắn cho dù có hoặc không nêu trong tiêu chuẩn này.

4.5. Tất cả các bộ phận phải:

a) được thiết kế để giảm đến mức thấp nhất khả năng lắp ráp sai;

b) được thiết kế để lắp một cách vững chắc; và

c) có cấu trúc để duy trì mối liên hệ chắc chắn giữa các chi tiết quan trọng trong các điều kiện bình thường và hợp lý khi bốc xếp, sử dụng sao cho luôn luôn phù hợp với tiêu chuẩn này.

4.6. Một bộ phận nào đó phù hợp với các qui định của tiêu chuẩn này nhưng có thể bị loại bỏ nếu phát hiện thấy có những đặc điểm làm suy giảm sự phù hợp với mục đích.

4.7. Trừ các qui định trong 4.9, các ren vít dùng để lắp ráp các bộ phận vào phần của hệ thống nhiên liệu chịu áp suất bình chứa phải là một trong các loại được liệt kê dưới đây. Các phụ tùng nối ống phải phù hợp với 6.2 và 6.3.

a) ANSI/ASME B1.20.1; hoặc

b) SAE J514, có phần nối lắp vòng chữ O.

c) Phần nối lắp vòng chữ O ren trụ tiêu chuẩn SAE có khả năng lắp với nối ống mềm thủy lực theo tiêu chuẩn ANSI/SAE J516.

d) Phần nối lắp vòng chữ O ren trụ có ren trái.

e) Phụ tùng nối ống loại vòng kẹp kép.

f) Lỗ trên phần nối lắp vòng chữ O ren trụ trong theo tiêu chuẩn ANSI/SAE J1926, hoặc tiêu chuẩn ISO, hoặc ren ngoài và đệm làm kín được thiết kế để lắp đặt trong lỗ theo tiêu chuẩn ANSI/SAE J1926 hoặc ISO 6149.

g) Mối nối vòng đệm làm kín hình chữ O theo tiêu chuẩn ANSI/SAE J1453.

h) Mối nối ren trong hoặc ngoài theo tiêu chuẩn ISO 1179.

i) Có thể chấp nhận các loại mối nối khác theo qui định của nhà sản xuất với điều kiện các mối nối này phải phù hợp với đặc tính kỹ thuật của các bộ phận áp dụng trong tiêu chuẩn này. Các mối nối khác ví dụ như hàn hoặc hàn vẩy cứng hoặc kết hợp các bộ phận vào ống góp chung với thiết bị khác. Không được sử dụng mối nối giữa ren trong và ren ngoài để làm đầu bịt.

4.8. Mối nối các bộ phận với bình chứa nhiên liệu phải tuân theo: ANSI/CSA/CGA V-1 hoặc SAE J514 hoặc CAN/CSA-B51.

4.9. Phụ tùng nối ống hoặc thân của bộ phận có nối kiểu loe ra phải phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành SAE J514, và phải phù hợp để sử dụng với khí tự nhiên.

4.10. Bộ phận có thể được sử dụng ở áp suất bình chứa phải được thiết kế chịu được áp suất đó.

4.11. Phải thiết kế bộ phận hoặc hệ thống bao gồm các bộ phận khác với nội dung nêu trong 4.10 chịu được áp suất vận hành.

4.12. Các bộ phận trong khoang động cơ phải phù hợp với điều kiện làm việc có dải nhiệt độ từ - 40 oC đến 121 oC (- 40 oF đến 250 oF). Các bộ phận khác phải phù hợp với nhiệt độ làm việc từ - 40 oC đến 82 oC (- 40 oF đến 180 oF).

4.13. Phòng thử nghiệm có thể bỏ qua các thử nghiệm xác định sự phù hợp của vật liệu để chế tạo các bộ phận, khi các chứng nhận trong mẫu tờ khai do nhà sản xuất vật liệu cung cấp dùng để chứng minh tính phù hợp của vật liệu được giao nộp.

4.14. Gioăng đệm, màng, và các chi tiết phi kim loại khác phải chịu được tác động của khí quyển và lưu chất tiếp xúc trong quá trình hoạt động, và phải phù hợp với 6.8 và 6.10.

4.15. Nếu thích hợp, phải có phương án dự phòng đảm bảo cho các bộ phận được lắp ráp chắc chắn trên phương tiện giao thông cơ giới.

4.16. Các bộ phận chịu tác động của thời tiết và các yếu tố ăn mòn khác phải được làm bằng vật liệu chống ăn mòn hoặc phải được bảo vệ bằng các biện pháp khác.

5. Yêu cầu đối với các bộ phận của hệ thống nhiên liệu

5.1. Van một chiều

5.1.1. Van một chiều phải phù hợp với các điều khoản áp dụng trong Điều 4.

5.1.2. Van một chiều phải phù hợp với các thử nghiệm áp dụng qui định trong các Bảng 1 và Bảng 2.

5.2. Van điều khiển bằng tay

5.2.1. Van điều khiển bằng tay phải phù hợp với các điều khoản áp dụng trong Điều 4.

5.2.2. Van điều khiển bằng tay phải có tay van được gắn chặt vào kết cấu quay của van nếu thích hợp.

5.2.3. Van ngắt khẩn cấp điều khiển bằng tay phải có góc quay không quá 90o giữa vị trí “đóng” và “mở” và phải có chốt chặn cứng vững để hạn chế quay. Ở vị trí “đóng”, tay van phải có hướng vuông góc với chiều dòng chảy từ đầu vào của van.

5.2.4. Van điều khiển bằng tay phải phù hợp với các thử nghiệm áp dụng qui định trong các Bảng 1 và Bảng 2.

5.3. Van bình chứa

5.3.1. Van bình chứa phải phù hợp với các qui định trong Điều 4.

5.3.2. Van bình chứa phải phù hợp với các thử nghiệm áp dụng qui định trong các Bảng 1 và Bảng 2.

5.4. Van cung cấp

5.4.1. Van cung cấp phải phù hợp với các qui định trong Điều 4.

5.4.2. Van cung cấp phải phù hợp với các thử nghiệm qui định trong các Bảng 1 và Bảng 2.

5.5. Bộ trộn không khí với khí

5.5.1. Bộ trộn không khí với khí phải phù hợp với các qui định trong Điều 4.

5.5.2. Bộ trộn không khí với khí làm việc ở các áp suất khác nhau dưới 14 kPa (2 psi) không thuộc phạm vi tiêu chuẩn này.

5.5.3. Bộ trộn không khí với khí phải phù hợp với các thử nghiệm áp dụng qui định trong các Bảng 1 và Bảng 2.

5.6. Thiết bị đo áp suất

5.6.1. Bộ chuyển đổi áp suất và áp kế phải được kiểm tra sự phù hợp với các điều áp dụng trong tiêu chuẩn này theo Bảng 1 liên quan đến đo áp suất.

5.6.2. Đồng hồ kiểu cơ khí phải có khả năng hiển thị tối thiểu 120% giá trị áp suất cung cấp.

5.6.3. Đồng hồ áp suất phải được trang bị mặt kính bao che thang đo chống vỡ, và thiết bị xả áp suất trên thân đồng hồ.

5.7. Bộ điều áp

5.7.1. Thiết bị xả điều chỉnh áp suất (PRRD) phải là loại có thể chỉnh lại sau khi xả áp suất.

5.7.2. Bộ điều áp phải có áp suất đầu ra lớn nhất tại nơi sản xuất. Mức áp suất đầu ra và áp suất đầu vào lớn nhất phải được ghi trên bộ điều áp.

5.7.3. Thiết bị xả điều chỉnh áp suất trong phạm vi sử dụng dự kiến phải được trang bị phương tiện xả khí kèm theo sao cho thiết bị xả chỉnh áp suất có thể xả khí ra xa.

5.7.4. Bộ điều áp phải phù hợp với các thử nghiệm áp dụng được qui định trong các Bảng 1 và Bảng 2.

5.8. Van tự động

5.8.1. Van tự động phải được đóng khi ngừng cấp nguồn năng lượng.

5.8.2. Van tự động có một van nhánh (bypass) điều khiển bằng tay phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu trong tiêu chuẩn này.

5.8.3. Mọi van tự động bao gồm van điện từ (solenoid), van bình chứa, van nhánh điều khiển bằng tay phải phù hợp với các thử nghiệm qui định trong các Bảng 1 và Bảng 2.

5.9. Cảm biến quay động cơ

5.9.1. Phải thiết kế thiết bị cảm biến quay động cơ để phát hiện sự quay của động cơ. Thiết bị này phải ngắt động cơ hoặc phát tín hiệu ngừng cấp nhiên liệu khi sự quay của động cơ bị gián đoạn.

5.9.2. Nhà sản xuất cảm biến ngắt động cơ phải trình cho cơ quan cấp chứng nhận các bằng chứng thuyết phục chứng tỏ rằng cảm biến ngắt động cơ là thiết bị “an toàn”. Cơ quan cấp giấy chứng nhận phải xem xét và xác minh các bằng chứng này. Theo mục đích của tiêu chuẩn này, thuật ngữ “an toàn” được hiểu là khả năng của thiết bị có thể chuyển về chế độ an toàn khi có lỗi sai hỏng hoặc dừng toàn bộ hệ thống một cách an toàn khi xảy ra tất cả các loại lỗi sai hỏng. Nghiên cứu này có thể bao gồm, nhưng không bị giới hạn bởi, các loại lỗi sai hỏng hệ thống và phân tích ảnh hưởng hoặc các loại lỗi sai hỏng cục bộ và phân tích ảnh hưởng. Hơn nữa, phải xem xét đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn liên quan để đáp ứng yêu cầu này như các phiên bản hiện hành của CSA C22.2 No.0.8 – M1986, UL 1998, MIL-HDBK-217F.

5.9.3. Cảm biến động cơ quay phải phù hợp với thử nghiệm áp dụng được qui định trong các Bảng 1 và Bảng 2.

5.10. Các bộ phận khác

5.10.1. Các bộ phận chuyển đổi nhiên liệu NGV khác (hỗn hợp) không được nêu cụ thể trong tiêu chuẩn này ít nhất phải được đánh giá về độ bền, rò rỉ và yêu cầu vận hành liên tục theo tiêu chuẩn này.

5.10.2. Các bộ phận khác phải phù hợp với nội dung áp dụng của Điều 4.

5.10.3. Các bộ phận khác phải phù hợp với các thử nghiệm áp dụng bổ sung nêu trong các Bảng 1 và Bảng 2 do cơ sở thử nghiệm xác định.

5.11. Thiết bị điện và đường dây điện

5.11.1. Điểm đấu nối dây điện phải có biện pháp chống chà xát và mài mòn dây điện.

5.11.2. Nhà sản xuất các bộ phận phải cung cấp đầy đủ sơ đồ hệ thống điện cần thiết để hoàn thành việc lắp đặt theo bảng hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất.

5.11.3. Thiết bị điện và mạch điện trong một bộ phận phải là loại được chấp nhận hoặc phải được kiểm tra như là một phần không thể thiếu của hệ thống về cấu trúc và tính năng kỹ thuật tương đương với loại được chấp nhận. Thiết bị điện và dây điện phải phù hợp cho ứng dụng cụ thể (ví dụ như có lớp vỏ chịu dầu và xăng).

Dây điện dùng trong mạch điện một chiều dự kiến đấu nối bên ngoài vào một bộ phận phải là loại dây đồng bện không nhỏ hơn số 22 AWG, phải có lớp cách điện theo yêu cầu của sơ đồ mạch điện xoay chiều sử dụng điện áp lưới, và phải có đủ khả năng chịu theo yêu cầu tải dòng.

Thiết bị điện và dây điện được liệt kê hoặc chứng nhận bởi cơ quan kiểm định quốc gia phải là loại được phê duyệt.

5.11.4. Vật liệu chế tạo hệ thống điện phải phù hợp với ứng dụng cụ thể.

Để xác định khả năng chấp nhận một loại vật liệu cách điện, phải xem xét độ bền cơ khí, độ bền cách điện tính chất chịu nhiệt, mức độ được bao bọc hoặc bảo vệ, và các đặc trưng khác liên quan đến khả năng chịu đựng cháy và sự cố xảy ra.

5.11.5. Công tắc một cực, bao gồm công tắc kiểm soát an toàn và thiết bị bảo vệ, phải được đấu dây điện một cách an toàn.

5.11.6. Thiết bị điện và dây điện phải có lớp cách điện phù hợp với nhiệt độ được qui định trong 4.12.

6. Đặc tính và phương pháp thử

6.1. Qui định chung

6.1.1. Các điều kiện thông thường về nhiệt độ, áp suất và môi trường cho hệ thống chuyển đổi khí tự nhiên nén không ghi trong nội dung của các tiêu chuẩn đã viện dẫn. Nếu trong quá trình đánh giá của cơ quan kiểm tra xác định, những điều kiện này gây ảnh hưởng xấu đối với vật liệu hoặc tính năng vận hành của bộ phận, thì các điều khoản có thể áp dụng được trong tiêu chuẩn viện dẫn này phải được nhắc lại theo điều kiện yêu cầu của tiêu chuẩn này và các bộ phận ở điều kiện này phải phù hợp với các điều khoản trong tài liệu viện dẫn.

6.1.2. Các thử nghiệm trong tiêu chuẩn này phải thực hiện ở nhiệt độ phòng 20 oC ± 5 oC (68 oF ± 9 oF) trừ khi có quy định khác.

6.1.3. Phải xem xét việc ngắt dòng nhiên liệu theo chế độ an toàn – sự cố.

6.1.4. Các bộ phận phải phù hợp với các phép thử nghiệm liệt kê trong Bảng 1 và các thử nghiệm áp dụng khác trong tiêu chuẩn này.

6.1.5. Các bộ phận được đánh giá về mặt vận hành liên tục trong tiêu chuẩn này phải qua thử nghiệm không xảy ra lỗi sai hỏng với số chu trình tối thiểu trước khi phá hỏng được nêu trong Bảng 2. Bộ phận bị lỗi sai hỏng trước khi đạt 100% chu trình yêu cầu (Bảng 2) thì không đạt yêu cầu an toàn.

6.1.6. Số lượng mẫu thử và trình tự thử nghiệm áp dụng phải có sự thống nhất của cả nhà sản xuất và cơ quan thử nghiệm.

6.1.7. Trừ khi có qui định khác, tất cả các thử nghiệm phải được thực hiện khi dùng không khí khô hoặc khí nitơ. Điểm sương của không khí khô hoặc nitơ ở áp suất thử nghiệm yêu cầu ít nhất phải thấp hơn 5,5 oC (10oF) so với nhiệt độ thử nghiệm yêu cầu.

6.2. Độ bền thủy tĩnh

6.2.1. Bộ phận vận hành ở áp suất lớn hơn hay bằng 14 kPa (2 psi) không bị gãy vỡ hoặc rạn nứt khi được thử theo phương pháp thử sau đây.

6.2.1.1. Thử nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ phòng.

6.2.1.2. Đầu ra hở của bộ phận phải được bịt lại, đế van/đế xupáp hoặc các khối bên trong được làm để mô phỏng vị trí mở.

6.2.1.3. Áp suất thủy tĩnh bằng bốn lần áp suất cung cấp qui định được cung cấp tại đầu vào của bộ phận trong thời gian một phút.

6.2.1.4. Bộ phận phải được kiểm tra đảm bảo chắc chắn không bị gãy vỡ hoặc rạn nứt.

6.2.2. Các bộ phận giữ áp suất bên ngoài thân bộ điều áp không được gãy vỡ hoặc rạn nứt khi từng khoang áp suất lần lượt chịu áp suất vận hành tối đa của khoang đầu nguồn, hoặc áp suất tối đa khi thiết bị xả áp suất bắt đầu mở nếu khoang được trang bị thiết bị áp suất gắn liền.

Thêm vào đó, khoang có trang bị thiết bị xả áp suất gắn liền phải chịu được áp suất lớn nhất được tạo ra khi cơ cấu chỉnh dòng vào khoang ở vị trí mở hoàn toàn (lưu lượng tối đa), áp suất vận hành lớn nhất được cấp vào khoang đầu nguồn tiếp theo và thiết bị xả áp suất được phép hoạt động.

Các bộ phận giữ áp suất bên ngoài thân bộ điều áp, ở cuối nguồn của cơ cấu van bộ điều áp cấp một và có thể bị phá hỏng hoàn toàn bởi áp suất định mức, phải được bảo vệ bởi thiết bị xả điều chỉnh áp suất cài đặt cố định. Thiết bị xả áp suất này có thể là van cuối cùng của bộ điều áp loại khí quyển với điều kiện có hướng dẫn cảnh báo là đầu ra của bộ điều áp phải xả trực tiếp ra ngoài khí quyển.

Bảng 1 – Thử nghiệm áp dụng đối với các bộ phận cụ thể

Thử nghiệm ®

Độ bền thủy tĩnh

Rò rỉ

Lực quay

Mo6men uốn

Vận hành liên tục

Độ chịu ăn mòn

Già hóa oxy

Điện áp bất thường

Thử ngâm vật liệu tổng hợp phi kim loại

Độ chịu rung

Ngâm trong thủy ngân nitrat

¯ Bộ phận

Van một chiều

X

X

O

X

X

X

X

O

X

X

X

Van điều khiển bằng tay

X

X

X

X

X

X

X

O

X

X

X

Van bình chứa

X

X

X

X

X

X

X

O

X

X

X

Van công tác

X

X

X

X

X

X

X

O

X

X

X

Bộ trộn khí (vận hành ở ≥ 2 psi)

X

X

X

O

X

X

X

O

X

X

X

Thiết bị đo áp suất

X

X

O

O

X

X

X

X

X

X

X

Bộ điều áp

X

X

X

X

X

X

X

O

X

X

X

Van tự động

X

X

O

X

X

X

X

X

X

X

X

Cảm biến động cơ quay

O

O

O

O

X

X

O

X

O

X

O

Bộ phận khác

Tùy thuộc vào loại bộ phận, thử nghiệm sẽ được thực hiện theo quyết định của cơ quan kiểm định

X Áp dụng        O Không áp dụng

Bảng 2 – Yêu cầu về chu trình vận hành liên tục

Bộ phận

Số chu trình yêu cầu

Số chu trình tối thiểu trước lỗi sai hỏng đầu tiên

Van một chiều

100 000

100% số chu trình yêu cầu

Van điều khiển bằng tay

10 000

100% số chu trình yêu cầu

Van bình chứa

500

100% số chu trình yêu cầu

Van công tác

50

100% số chu trình yêu cầu

Bộ trộn không khí – khí

(Vận hành ở áp suất ≥ 2 psi)

50 000

40% số chu trình yêu cầu

Thiết bị đo áp suất

10 000*

100% số chu trình yêu cầu

Bộ điều áp

50 000

40% số chu trình yêu cầu

Van tự động

50 000

40% số chu trình yêu cầu

Cảm biến động cơ quay

50 000

40% số chu trình yêu cầu

Bộ phận khác

Theo quyết định của cơ quan thử nghiệm

Theo quyết định của cơ quan thử nghiệm

CHÚ THÍCH: * Sau 10 000 chu trình thử, thiết bị đo áp suất đủ khả năng hiển thị áp suất của hệ thống

6.3. Rò rỉ

6.3.1. Van một chiều

a) Van một chiều không được rò rỉ ở bên trong qua đế van và vòng bít khi vượt 200 cm3/h tiêu chuẩn. Mức rò rỉ phải kiểm tra ở các nhiệt độ nêu trong 4.12.

b) Van một chiều không được rò rỉ ra bên ngoài van khi vượt quá 200 cm3/h tiêu chuẩn. Phải kiểm tra mức rò rỉ ở các nhiệt độ nêu trong 4.12.

6.3.2. Các bộ phận hỗn hợp

6.3.2.1. Bộ phận chứa nhiên liệu không được rò rỉ ra bên ngoài hoặc bên trong đế van và vòng bít khi vượt quá 200 cm3/h tiêu chuẩn trong thời gian ít nhất là một phút theo phương pháp thử sau đây.

6.3.2.2. Thử nghiệm phải được thực hiện ở nhiệt độ phòng và ở các nhiệt độ tối đa và tối thiểu nêu trong 4.12.

Phải nối đầu vào với nguồn áp suất khí tĩnh bằng 150% áp suất cung cấp định mức của bộ phận, nếu thích hợp.

Nếu trong quá trình vận hành bình thường, dòng khí từ đầu ra của bộ phận có thể bị chặn lại ngay tại đầu ra hoặc bị chặn do các thiết bị cuối nguồn trong hệ thống, khi đó đầu ra của bộ phận phải được bịt lại. Nếu không thì đầu ra của bộ phận này phải để mở thông.

Đối với các van của thiết bị ngắt được làm để mô phỏng giới hạn mở, phải cấp áp suất tối đa cho đầu vào trong một phút, trong thời gian đó phải kiểm tra rò rỉ bên ngoài bộ phận.

Van của thiết bị ngắt phải đặt ở giới hạn đóng, cùng với đầu ra của bộ phận để mở, cung cấp áp suất thử nghiệm trong một phút, trong thời gian đó kiểm tra rò rỉ bên trong bộ phận.

Phải lặp lại thử nghiệm nêu trên với áp suất bằng 2% áp suất cung cấp định mức.

6.3.3. Các bộ phận khác (liệt kê trong các Bảng 1 và Bảng 2)

6.3.3.1. Các bộ phận qua thử nghiệm rò rỉ theo 6.3.3.2 không được rò rỉ cả bên trong và bên ngoài khi vượt quá 200 cm3/h tiêu chuẩn khi vận hành ở áp suất bằng 150% và 2% áp suất cung cấp định mức. Thử nghiệm phải được thực hiện ở nhiệt độ lớn nhất và thấp nhất thích hợp như qui định trong 4.12.

6.3.3.2. Van phải được lắp nối với hệ thống khí nén có khả năng cung cấp không khí khô sạch hoặc nitơ ở áp suất thử nghiệm. Van được đóng lại và đầu ra của bộ phận để mở, không khí được đưa vào ở áp suất thấp và tăng áp suất từ từ lên đến áp suất thử nghiệm. Áp suất thử nghiệm được duy trì trong một phút. Phải lặp lại thử nghiệm với điều kiện van mở và đầu ra bịt kín.

6.4. Lực xiết

6.4.1. Nếu bộ phận thử nghiệm là bộ điều áp thì phải thực hiện thử nghiệm ở nhiệt độ phòng. Bộ điều áp sau đây sẽ được coi như là một bộ phận.

6.4.2. Bộ phận được thiết kế nối trực tiếp với phụ tùng nối ren phải đủ khả năng chịu lực xiết bằng 150% lực xiết định mức tối đa sử dụng để lắp cụm đó mà không bị biến dạng, vỡ hoặc rò khí.

6.4.3. Tiến hành thử

6.4.3.1. Phải sử dụng bộ phận chưa qua thử nghiệm nào cho thử nghiệm lực quay. Phải tác dụng lực xiết đặt vào miệng chìa vặn ôm lấy bộ phận gần với vị trí mà nó gắn với đường ống. Trường hợp không có chìa vặn, phải tác dụng lực xiết vào thân của bộ phận bằng cách sử dụng dụng cụ ôm khít lấy thân bộ phận. Phải tác dụng lực xiết lên bộ phận đã lắp ráp hoàn chỉnh để xiết ren chặt vào bộ phận này với phụ tùng nối ống lớn có kích thước phù hợp.

6.4.3.2. Đối với bộ phận có cả đầu ra và đầu vào được làm ren để nối với ống gang, phải tác dụng lực xiết trong 15 min, và bộ phận phải qua thử nghiệm rò rỉ nêu trong 6.3, trong khi lực xiết đang tác động. Sau đó ngừng xiết, bộ phận này được tháo ra khỏi hệ thống để kiểm tra có bị biến dạng và nứt vỡ hay không. Bộ phận này phải qua thử nghiệm rò rỉ một lần nữa theo 6.3.

6.4.3.3. Đối với bộ phận có một đầu ren nối, phải tác dụng lực xiết trong 15 min, sau đó ngừng tác động lực xiết, bộ phận được tháo ra để kiểm tra biến dạng và nứt vỡ. Sau đó bộ phận phải qua thử nghiệm rò khí theo 6.3.

6.5. Mômen uốn

6.5.1. Bộ phận qua thử nghiệm mômen uốn phải có đủ khả năng làm việc mà không bị gãy, vỡ hoặc rò khí trong khi chịu tác động của mômen uốn bằng cách sử dụng khối lượng qui định dưới đây phù hợp với phương pháp thử sau.

Bảng 3 – Tải trọng cho thử nghiệm mô men uốn đối với mối nối ống

Đầu vào danh định, inch

Kích cỡ

Tải trọng, kg (Lb.)

¼

4

1,6 (3,5)

3/8

6

2,3 (5,0)

½

8 (và lớn hơn)

4,5 (10,0)

Bảng 4 – Tải trọng cho thử nghiệm mô men uốn đối với mối nối đường ống

Đường kính ngoài đầu vào ống, inch

Tải trọng, kg (Lb.)

¼

0,34 (0,75)

3/8

0,91 (2,00)

½

1,70 (3,75)

6.5.2. Thử nghiệm phải thực hiện ở nhiệt độ phòng.

a) Phải lắp nối đầu vào và đầu ra của bộ phận sao cho kín khít với phụ tùng nối ống phù hợp như mô tả dưới dây. Chiều dài của phụ tùng nối ống đầu vào phải đảm bảo sao cho, sau khi lắp, kích thước từ phụ tùng nối ống đầu vào phải bằng 330 mm ± 12,7 mm (13 inch ± ½ inch).

1. Các mối nối ren của ống, phải được lắp với ống gang theo qui trình ống gang loại SCH 80.

2. Các mối nối đường ống, phải được nối với đường ống chịu được tải trọng lượng như được nêu trong bảng.

3. Các loại mối nối được thiết kế khác ống ren và đường ống ren phải được nối với đồ gá thử nghiệm đặc trưng cho phương tiện nối dự kiến.

b) Phụ tùng nối ống đầu ra của bộ phận phải được đỡ chắc chắn một đoạn dài 25,4 mm (1 inch) tính từ đầu ra của bộ phận, trừ khi áp dụng các ngoại lệ sau. Nếu bộ phận có các chi tiết lắp gắn liền độc lập với mối nối đầu vào và đầu ra, thì bộ phận phải được hoặc lắp lên bằng cách các chi tiết lắp riêng như qui định của nhà sản xuất. Khi dự kiến lắp bộ phận bằng các chi tiết lắp riêng hoặc bằng đầu ra của bộ phận thì phải sử dụng cách lắp đã vượt qua thử nghiệm khắc nghiệt nhất.

Phải lắp ráp bộ phận theo vị trí nằm ngang.

c) Cụm lắp ráp nêu trên phải được kiểm tra về rò rỉ trước khi tiến hành mục d.

d) Đối với bộ phận ở vị trí đóng, phải nén hệ thống đến 5,23 kPa (21”cột nước”) và tác dụng lực phù hợp tại vị trí cách đầu vào 305 mm (12 inch) và duy trì trong 15 min. Giữ nguyên lực tác dụng, phải kiểm tra rò rỉ đối với bộ phận. Bộ phận không được rò rỉ bên trong và bên ngoài khi vượt quá 200 cm3/h tiêu chuẩn. Phải lặp lại thử nghiệm “d” ba lần với bộ phận được quay 90 o quanh trục nằm ngang giữa mỗi lần thử. Giữa các lần thử, bộ phận phải được vận hành đóng và mở ba lần không có tải.

Khi hoàn thành các thử nghiệm nêu trên, phải tháo bộ phận ra và kiểm tra biến dạng và gãy vỡ, sau đó bộ phận phải được kiểm tra rò rỉ như nêu trong 6.3.

6.6. Thử vận hành liên tục

6.6.1. Van một chiều

6.6.1.1. Van một chiều phải trải qua 100 000 chu trình khai thác, thử nghiệm đóng mở liên tục trong 24 h ở điều kiện xấu nhất và thử nghiệm dòng chảy khắc nghiệt theo các mục từ (a) đến (c) và phép thử ở 6.6.1.2.

a) Chu trình khai thác của van một chiều bao gồm:

1. mở van một chiều bằng các áp suất khác nhau;

2. tăng áp suất đầu vào và áp suất trong bình chứa lên đến áp suất khai thác tối đa cho phép do nhà sản xuất qui định (MAOP) trong thời gian hơn 5s cho một chu trình;

3. đóng van một chiều bằng cách xả áp suất đầu vào xuống dưới 345 kPa (50 psi) trong thời gian ngắn hơn 1 s cho một chu trình; và

4. xả áp suất đầu ra xuống dưới 689 kPa (100 psi) trong thời gian hơn 3 s cho một chu trình.

b) Van một chiều phải trải qua thử nghiệm đóng mở liên tục trong 24 h ở điều kiện xấu nhất. Trong quá trình thử nghiệm, áp suất và điều kiện dòng chảy đầu vào và đầu ra phải được thay đổi để tạo ra đóng mở liên tục khắc nghiệt nhất về mặt tần suất và biên độ đối với van một chiều.

c) Van một chiều phải qua 30 chu trình thử nghiệm có dòng chảy với lưu lượng tối đa. Trong quá trình thử nghiệm này, đầu ra của thiết bị phải mở thông với khí quyển. Mỗi chu trình phải bao gồm các quá trình sau đây:

1. Tăng áp suất đầu vào thiết bị lên giá trị giữa 80% và 110% áp suất cung cấp định mức của thiết bị trong 1s hoặc ngắn hơn.

2. Duy trì áp suất đầu vào yêu cầu trong ít nhất 2 s, và

3. Giảm áp suất đầu vào xuống nhỏ hơn 345 kPa (50 psi) trong thời gian ngắn hơn 1 s.

6.6.1.2. Lỗi sai hỏng ở bất kỳ mục nào trong thử nghiệm này cũng dẫn đến lỗi sai hỏng đối với van một chiều. Phải đạt thử nghiệm rò rỉ theo 6.3. Tất cả các chi tiết phải giữ nguyên vị trí và đảm bảo khả năng vận hành bình thường sau thử nghiệm dòng chảy khắc nghiệt. Xem trình tự các bước tiến hành, vận hành, mô tả, nhiệt độ, áp suất tại bảng sau đây.

Bảng 5 – Thông tin chu trình thử nghiệm van một chiều

Bước

Số chu trình

Vận hành

Nhiệt độ

Áp suất

1

0 – 16 000

Chu trình theo 6.6.1.1 – a

Nhiệt độ phòng *

Áp suất cung cấp định mức

2

16 000 – 18 000

Chu trình theo 6.6.1.1 – a

Thấp *

50% áp suất cung cấp định mức

3

-----------------------

Rò rỉ 6.3

Cao *

34,5 kPa (5 psi); 1030 kPa (150 psi); và 50% áp suất cung cấp định mức

4

18 000 – 20 000

Chu trình theo 6.6.1.1 – a

Cao *

MAOP

5

-----------------------

Rò rỉ 6.3

Nhiệt độ phòng *

34,5 kPa (5 psi); 1030 kPa (150 psi); và MAOP

6

20000 – 100000

6.6.1.1 – a

Nhiệt độ phòng *

Áp suất cung cấp định mức

7

-----------------------

Rung 6.6.1.1 – b

Nhiệt độ phòng*

Thay đổi

8

-----------------------

Dòng chảy 6.6.1.1-c

Nhiệt độ phòng *

110% áp suất làm việc định mức

9

-----------------------

Rò rỉ 6.3

Nhiệt độ phòng *

34,5 kPa (5 psi); 1030 kPa (150 psi); và áp suất cung cấp định mức

* Nhiệt độ phòng = 20 oC (68 oF) ± 5 oC (9 oF), Thấp = - 40 oC ( - 40 oF), Cao = 121 oC (250 oF)

6.6.2. Van bình chứa

Phải thử nghiệm van bình chứa như sau:

Sử dụng mẫu van bình chứa giống như trong thử nghiệm độ chống ăn mòn 6.7 để thực hiện thử nghiệm khai thác liên tiếp với số chu trình nêu trong Bảng 2.

6.6.3. Bộ trộn khí – không khí

6.6.3.1. Bộ trộn khí – không khí bao gồm các bộ phận di động, dùng để điều khiển dòng nhiên liệu và vận hành ở các áp suất khác nhau lớn hơn hay bằng 14,0 kPa (2 psi), phải được thử với số chu trình nêu trong Bảng 2, phù hợp với phương pháp thử sau đây. Phải đảm bảo không có những hư hỏng có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình thử nghiệm dự kiến.

6.6.3.2. Bộ trộn khí – không khí phải được lắp vào hệ thống thiết bị thử nghiệm khai thác theo chức năng thiết kế của bộ trộn. Theo mục đích của thử nghiệm này, một chu trình được định nghĩa là sự dịch chuyển từ giới hạn vận hành này sang giới hạn vận hành khác. Thời gian một chu trình phải không nhỏ hơn 5 s. Bộ trộn khí – không khí phải vận hành 96% của tổng số chu trình ở nhiệt độ phòng.

6.6.3.3. Bộ trộn khí – không khí phải vận hành quá 2% của tổng số chu trình ở nhiệt độ - 40 oC ( - 40 oF).

6.6.3.4. Bộ trộn khí – không khí phải vận hành quá 2% của tổng số chu trình ở nhiệt độ 121 oC (250 oF).

6.6.4. Bộ điều áp và hệ thống bộ điều áp

6.6.4.1. Bộ điều áp phải chịu được số chu trình nêu trong Bảng 2 khi thử theo Phương pháp thử sau đây.

6.6.4.1.1. Thử nghiệm được thực hiện như trong 6.13.2. Bộ điều áp phải được thử với 95% tổng số chu trình ở nhiệt độ phòng và ở áp suất làm việc do nhà sản xuất qui định. Mỗi chu trình phải bao gồm dòng khí cho đến khi đạt được áp suất đầu ra ổn định, sau đó dòng khí được đóng lại bởi van đóng nhanh ở cuối nguồn cho đến khi áp suất khóa cuối nguồn của từng thiết bị điều chỉnh đã ổn định. Bộ điều áp phải phù hợp với 6.3 ở nhiệt độ phòng với các khoảng 20, 40, 60, 80 và 100% chu trình ở nhiệt độ phòng.

6.6.4.1.2. Áp suất đầu vào bộ điều áp phải được lập chu trình 1% tổng số chu trình ở nhiệt độ phòng từ áp suất cung cấp do nhà sản xuất qui định đến 50% áp suất đầu vào nêu trên. Bộ điều áp phải phù hợp với 6.3 ở nhiệt độ phòng khi hoàn thành các chu trình ở nhiệt độ phòng.

6.6.4.1.3. Phải lặp lại qui trình 6.6.4.1.1 ở 121 oC (250 oF) và tại áp suất đầu vào định mức trong 1 % tổng số chu trình.

6.6.4.1.4. Phải lặp lại qui trình 6.6.4.1.2 ở 121 oC (250 oF) và tại áp suất đầu vào định mức trong 1% tổng số chu trình. Bộ điều áp phải phù hợp với 6.3 ở 121 oC (250 oF) khi hoàn thành chu trình nhiệt độ cao.

6.6.4.1.5. Phải lặp lại qui trình 6.6.4.1.1 ở - 40 oC (-40 oF) và tại 50% áp suất đầu vào định mức trong 1% tổng số chu trình.

6.6.4.1.6. Phải lặp lại qui trình 6.6.4.1.2 ở - 40 oC (-40 oF) và tại 50% áp suất đầu vào định mức trong 1% tổng số chu trình. Bộ điều áp phải phù hợp với 6.3 ở - 40 oC (- 40 oF) khi hoàn thành các chu trình ở nhiệt độ thấp.

6.6.4.1.7. Khi hoàn thành các chu trình, áp suất khóa cuối nguồn của thiết bị bộ điều áp trong hệ thống không được vượt quá áp suất khóa định mức tối đa do nhà sản xuất qui định.

6.6.5. Cảm biến vòng quay động cơ

6.6.5.1. Cảm biến vòng quay động cơ phải qua thử nghiệm vận hành liên tục sau đây với số chu trình nêu trong Bảng 2. Cảm biến không bị hỏng khi vận hành theo “phương thức không an toàn” trong thử nghiệm này. Theo mục đích của thử nghiệm này, thuật ngữ “phương thức không an toàn” được hiểu là bộ chuyển đổi của xe nhận được tín hiệu cho phép cấp dòng nhiên liệu, trong khi động cơ chưa có nhu cầu về nhiên liệu.

6.6.5.2. Phải lắp cảm biến vòng quay động cơ trong hệ thống thử nghiệm mô phỏng các thông số môi trường vận hành bình thường, như là áp suất khí tĩnh hoặc chân không và phụ tải điện. Một chu trình phải bao gồm một tín hiệu chỉ thị động cơ đang quay và một tín hiệu chỉ thị động cơ không quay trong khoảng thời gian không ngắn hơn 5 s. Cảm biến phải vận hành trong 96% tổng số chu trình ở nhiệt độ phòng và áp suất đầu vào định mức. Cảm biến không bị lỗi khi vận hành theo “phương thức không an toàn” trong suốt quá trình thử nghiệm.

a) Phải lặp lại quy trình trong Bảng 2 ở 121 oC (250 oF) nếu cảm biến được đặt trong khoang động cơ, ở 82 oC (180 oF) nếu cảm biến được đặt ở vị trí khác, trong 2% tổng số chu trình với tải trọng định mức. Cảm biến động cơ quay không bị lỗi khi vận hành theo “phương thức không an toàn” trong quá trình thử nghiệm này.

b) Phải lặp lại quy trình trong Bảng 2 ở - 40 oC (- 40 oF) trong 2% tổng số chu trình với tải trọng định mức. Cảm biến động cơ quay phải không bị lỗi khi vận hành theo “phương thức không an toàn” trong quá trình thử nghiệm này.

6.6.6. Các bộ phận hỗn hợp

6.6.6.1. Các bộ phận hỗn hợp phải qua thử nghiệm vận hành liên tục sau đây với số lượng chu trình được xác định bởi cơ quan cấp giấy chứng nhận. Việc xác định tổng số chu trình về cơ bản dựa trên việc sử dụng 14 xe hoạt động hằng ngày trong vòng 10 năm và quãng đường di chuyển xấp xỉ 160000 km (100 000 dặm).

6.6.6.2. Phải lắp đặt bộ phận theo chỉ dẫn và sử dụng tải trọng phù hợp khi tiến hành thử nghiệm. Một chu trình phải bao gồm một quá trình vận hành đầy đủ và cài đặt lại trong khoảng thời gian không ngắn hơn 5 s hoặc theo phương pháp thích hợp khác. Bộ phận phải vận hành trong 96% tổng số chu trình ở nhiệt độ phòng với tải trọng định mức. Nếu phù hợp, bộ phận phải phù hợp với 6.3 ở nhiệt độ phòng với các khoảng 20, 40, 60, 80 và 100% của các chu trình ở nhiệt độ phòng. Nếu không thì bộ phận sẽ được thẩm định về vận hành an toàn theo chức năng của bộ phận.

a) Phải lặp lại quy trình trong Bảng 2 ở nhiệt độ tối đa thích hợp qui định trong 4.12 trong 2% tổng số chu trình với tải trọng định mức. Nếu phù hợp, bộ phận phải phù hợp với 6.3 ở nhiệt độ tối đa phù hợp nêu trong 4.12 khi hoàn thành các chu trình ở nhiệt độ cao. Nếu không thì bộ phận sẽ được thẩm định về vận hành an toàn theo chức năng của bộ phận.

b) Phải lặp lại quy trình trong Bảng 2 ở nhiệt độ - 40 oC (- 40 oF) trong 2% tổng số chu trình với tải trọng định mức. Nếu phù hợp, bộ phận phải phù hợp với 6.3 ở nhiệt độ - 40 oC (- 40 oF) khi hoàn thành các chu trình ở nhiệt độ thấp. Nếu không thì bộ phận sẽ được thẩm định về vận hành an toàn theo chức năng của bộ phận.

6.6.7. Các bộ phận (liệt kê trong Bảng 2)

Phải lắp bộ phận với nguồn áp suất khí tĩnh của không khí khô hoặc nitơ một cách an toàn bằng linh kiện lắp nối thích hợp. Một chu trình phải bao gồm một lần mở và một lần đóng của bộ phận trong khoảng thời gian không nhỏ hơn 10 s ± 2 s. Bộ phận phải vận hành trong 96 % tổng số chu trình ở nhiệt độ phòng và áp suất đầu vào định mức. Trong chu trình đóng, áp suất cuối nguồn của hệ thống thiết bị thử nghiệm phải giảm xuống còn 50% áp suất thử nghiệm. Van bình chứa phải phù hợp với 6.3 ở nhiệt độ phòng khi hoàn thành chu trình ở nhiệt độ phòng. Các bộ phận khác phải phù hợp với 6.3 ở nhiệt độ phòng với các khoảng 20, 40, 60, 80, và 100% của các chu trình ở nhiệt độ phòng.

a) Phải lặp lại quy trình thử nghiệm qui định cho bộ phận ở nhiệt độ tối đa phù hợp nêu trong 4.12 trong 2% tổng số chu trình ở áp suất đầu vào định mức. Bộ phận phải phù hợp với 6.3 ở nhiệt độ tối đa thích hợp qui định trong 4.12 khi hoàn thành các chu trình ở nhiệt độ cao.

b) Phải lặp lại quy trình thử nghiệm qui định cho bộ phận ở nhiệt độ - 40 oC ( - 40 oF) trong 2% tổng số chu trình ở 50% áp suất định mức. Bộ phận phải phù hợp với 6.3 ở nhiệt độ - 40 oC (- 40 oF) khi hoàn thành các chu trình ở nhiệt độ thấp.

c) Sau khi qua thử nghiệm rò rỉ lại, bộ phận phải đủ khả năng đóng và mở hoàn toàn khi mô men xoắn nhỏ hơn hay bằng giá trị qui định trong Bảng 6 được cung cấp cho tay nắm bộ phận theo chiều mở hoàn toàn và sau đó theo chiều ngược lại.

Bảng 6

Kích cỡ đầu vào của bộ phận

Mô men xoắn lớn nhất, Nm (inch. Lbs).

1/4

1,7 (15)

3/8

2,3 (20)

1/2

2,8 (25)

Phải thực hiện thử nghiệm này ở nhiệt độ tối đa thích hợp qui định trong 4.12 và phải lặp lại thử nghiệm này ở nhiệt độ - 40 oC (- 40 oF) với momen xoắn lớn nhất qui định trong Bảng 7.

Bảng 7

Kích cỡ đầu vào của bộ phận

Mô men xoắn lớn nhất, Nm (inch. Lbs).

1/4

3,4 (30)

3/8

4,5 (40)

1/2

11,3 (100)

6.7. Độ chịu ăn mòn

6.7.1. Tập hợp các loại thép không gỉ và thép bền nhiệt theo AISI seri 300 rèn chịu nhiệt, không gỉ, hoặc loại tương đương không phải qua thử nghiệm độ chịu ăn mòn.

6.7.2. Tất cả các bộ phận phải thực hiện một cách an toàn và phù hợp với 6.3, sau khi qua thử nghiệm phun muối được qui định theo phương pháp thử sau đây.

6.7.2.1. Bộ phận phải được lắp ở vị trí giống như khi lắp đặt bình thường và qua 96 h thử phun muối (sương mù) theo ASTM B117. Nhiệt độ trong buồng phun muối phải được duy trì trong khoảng 33 oC đến 36 oC (92 oF đến 97 oC). Dung dịch muối phải chứa 5% muối natri clorua và 95% nước cất, theo khối lượng.

6.7.2.2. Ngay sau thử nghiệm ăn mòn, mẫu thử phải được rửa và nhẹ nhàng làm sạch lớp muối bám trên mẫu, sau đó qua thử nghiệm ở 6.3. Mẫu thử sau đó sẽ được kiểm tra ăn mòn bề mặt của bộ phận.

6.8. Già hóa oxy

6.8.1. Tất cả các bộ phận làm bằng vật liệu tổng hợp và phi kim loại của thiết bị chuyển đổi đóng vai trò làm kín hệ thống tồn chứa nhiên liệu, trong đó các tính chất thỏa mãn không được người sử dụng công bố (xem 4.13), khi thử nghiệm không bị rạn nứt hoặc thể hiện dấu vết hư hỏng nhìn thấy được sau khi già hóa oxy theo phương pháp thử sau đây.

6.8.2. Phải chuẩn bị mẫu thử đại diện, ngoại trừ chiều dày mẫu thử, và qua 96 h tiếp xúc với oxy ở nhiệt độ 70 oC (158 oF), áp suất 2070 kPa (300 psi) theo ASTM D572.

6.9. Điện áp bất thường

6.9.1. Tất cả các bộ phận điện hoặc thiết bị có bộ phận điện phải chịu được điện áp định mức ± 50% trong 3 min mà không gây ra điều kiện mất an toàn.

6.9.2. Phải lắp nối bộ phận điện với nguồn điện và được nạp năng lượng ở điện áp định mức ± 50% trong ít nhất 3 min với mỗi điện áp.

6.10. Thử nghiệm ngâm vật liệu tổng hợp phi kim loại

6.10.1. Ngoại trừ trường hợp nhà sản xuất cung cấp kết quả thử nghiệm đối với vật liệu tổng hợp phi kim loại dùng để chế tạo bộ phận, còn các loại vật liệu khác phải qua thử nghiệm được mô tả trong 6.10.2 và 6.10.3.

6.10.2. Chi tiết làm bằng vật liệu tổng hợp phi kim loại khi tiếp xúc với khí tự nhiên không được thay đổi lớn về thể tích hoặc giảm khối lượng khi được thử nghiệm theo phương pháp thử sau đây.

6.10.2.1. Mẫu thử đại diện cho từng loại vật liệu tổng hợp phi kim loại dùng để chế tạo bộ phận phải được chuẩn bị, đo, cân, sau đó ngâm trong khí tự nhiên ở nhiệt độ phòng, áp suất 20 680 kPa (3000 psi) trong 70h. Sau khi ngâm 70 h, phải nhanh chóng giảm áp suất thử nghiệm xuống áp suất khí quyển mà không phát hiện thấy bộ phận bị xé vụn hoặc tan rã.

6.10.2.2. Mẫu thử phải không bị phồng quá 25% và không bị co ngót quá 1%. Mất mát khối lượng không được vượt quá 10%.

6.10.3. Vật liệu tổng hợp phi kim loại dùng để chế tạo bộ phận khi tiếp xúc với dầu máy nén tổng hợp gốc este hoặc gốc alpha olefin, bao gồm cả dầu máy nén không tổng hợp, phải không bị thay đổi thể tích lớn hoặc thay đổi khối lượng khi được thử nghiệm theo tiêu chuẩn ASTM D471, hoặc theo phương pháp thử sau đây.

6.10.3.1. Mẫu thử đại diện cho từng loại vật liệu tổng hợp phi kim loại phải được chuẩn bị, cân đo, sau đó ngâm trong các bình chứa chất lỏng thử nghiệm khác nhau ở nhiệt độ phòng trong 70 h. Sau khi ngâm 70 h, mẫu thực được lấy ra và cân đo.

6.10.3.2. Mẫu thử không phồng quá 25% và không bị co ngót quá 1%. Mất mát khối lượng không được vượt quá 10%.

6.11. Độ chịu rung

6.11.1. Tất cả các bộ phận có chi tiết chuyển động phải không bị hư hỏng, tiếp tục vận hành và qua thử nghiệm rò rỉ sau 6 h thử nghiệm đóng mở liên tục theo phương pháp thử sau đây.

6.11.2. Bộ phận được gá lắp an toàn trong thiết bị thử và đóng mở liên tục trong 2 h ở tần số 17 Hz với biên độ đóng mở liên tục 1,5 mm (0,06 inch) theo 3 hướng trục tọa độ.

6.11.3 Sau khi hoàn thành 6 h thử nghiệm đóng mở liên tục, bộ phận phải qua thử nghiệm theo 6.3.

6.12. Ngâm trong thủy ngân nitrat

6.12.1. Các bộ phận đã qua thực tế hiện trường đạt yêu cầu sẽ được miễn trừ nếu giao nộp các văn bản cho cơ quan kiểm tra xác định để biện minh cho việc miễn trừ yêu cầu thử nghiệm này. Phải xác định yêu cầu tương đương và phải được sự chấp thuận giữa nhà sản xuất và cơ quan cấp giấy chứng nhận.

6.12.2. Tất cả các bộ phận bằng đồng thau dùng để chứa nhiên liệu, trong đó các tính chất thỏa mãn không được người sử dụng giao nộp, phải thử theo ASTM B154, thực hiện theo 6.12.3 và 6.12.4.

6.12.3. Bộ phận giữ áp suất bằng đồng thau được ngâm 30 min trong dung dịch thủy ngân nitrat chứa 10g thủy ngân nitrat và 10 mL axit nitric trên một lít dung dịch.

6.12.4. Sau khi ngâm, mẫu thử phải phù hợp với yêu cầu tương đương với thử nghiệm rò rỉ hoặc các tiêu chí khác theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và cơ quan cấp giấy chứng nhận.

6.13. Các bộ điều áp và hệ thống điều áp

6.13.1. Bộ điều áp, có van cấp 1 mở hoàn toàn, khi được cung cấp áp cung cấp việc đột ngột tại đầu vào bộ điều áp phải giữ, hoặc giải phóng áp suất mà không gây ảnh hưởng đến bộ phận thân vỏ chịu áp lực.

6.13.2. Hệ thống điều áp phải thể hiện đặc tính điều chỉnh áp suất và đặc tính khóa áp suất đồng nhất khi thử nghiệm theo 6.13.3 và 6.13.4.

6.13.3. Kết quả đo áp suất đầu ra phải được ghi trong các điều kiện sau đây.

a) Điều kiện thử nghiệm 1: áp suất đầu vào định mức do nhà sản xuất qui định và nhiệt độ 121 oC (250 oF)

b) Điều kiện thử nghiệm 2: áp suất đầu vào định mức do nhà sản xuất qui định và nhiệt độ - 40 oC ( - 40 oF)

Áp suất đầu ra của bộ điều áp ở điều kiện thử nghiệm 1 và 2 phải không vượt quá áp suất đầu ra định mức do nhà sản xuất qui định.

6.13.4. Áp suất khóa của bộ điều áp phải được ghi lại trong điều kiện thử nghiệm theo 6.13.3.

6.13.5. Đóng băng áo nước

Các bộ điều áp loại thường chứa dung dịch chống đóng băng phải được nạp đủ dung tích nước định mức trước khi tiếp xúc với nhiệt độ - 40 oC (- 40 oF) trong 24 h. Hai đầu của vòi dẫn chất làm mát được nối với đầu vào và đầu ra đường dẫn chất làm mát của áo nước điều áp. Áo nước loại thường chứa dung dịch chống đóng băng phải được nạp đủ dung tích nước định mức, sau đó cho tiếp xúc với nhiệt độ - 40 oC (- 40 oF) trong 24 h. Sau thử nghiệm đóng băng, mẫu thử phải qua thử nghiệm rò rỉ ở nhiệt độ phòng theo 6.3. Có thể sử dụng mẫu thử riêng biệt cho thử nghiệm đóng băng áo nước.

6.14. Độ bám dính và tính dễ đọc của việc ghi nhãn

6.14.1. Tính chất bám dính của vật liệu ghi nhãn hiệu loại IIA-3, IIA-4, IIA-1, IIA-2 và tính dễ đọc của vật liệu ghi nhãn hiệu tất cả các loại II, IIIA và IIIB không được gây ảnh hưởng xấu khi vật liệu ghi nhãn tiếp xúc với nhiệt và độ ẩm được qui định trong phương pháp thử sau đây.

6.14.2. Vật liệu ghi nhãn loại bám dính được bôi lên tấm mẫu thử có bề mặt giống như chi tiết được nhà sản xuất khuyến cáo sẽ dán nhãn vào. Tấm mẫu thử phải được làm sạch bằng dung môi và làm khô. Một nửa tấm mẫu thử được lau bằng vải sạch tẩm dầu máy trung bình SAE-30. Hai mẫu thử phải chịu áp suất không đổi, trừ khi có qui định khác từ nhà sản xuất. Mẫu thử sau đó được đặt ở nhiệt độ phòng trong 24 h.

Mỗi mẫu thử vật liệu ghi nhãn phải thể hiện:

1. bám dính tốt và không bị quăn mép;

2. không bị nhòe mực in kho xoa bằng ngón tay; và

3. bám dính tốt khi bị lưỡi dao cùn miết ngang qua mép nhãn.

6.14.3. Vật liệu ghi nhãn loại không bám dính không được nhòe mực khi xoa bằng ngón tay. Phải thử nghiệm hai mẫu vật liệu ghi nhãn hiệu.

6.14.4. Vật liệu ghi nhãn mẫu được thử theo 6.14.2 và 6.14.3 sau đó được cho vào lò trong hai tuần ở nhiệt độ:

1. 177 oC (350 oF) đối với vật liệu ghi nhãn hiệu loại IIA-1, IIA-2, IIA-3, IIA-4 và IIIA-1, hoặc

2. 121 oC (250 oF) đối với vật liệu ghi nhãn hiệu loại IIIA-2 và IIIB.

6.14.5. Sau khi thử nghiệm trong lò, phải kiểm tra lại độ bám dính và tính dễ đọc theo 6.14.2 hoặc 6.14.3.

6.14.6. Các mẫu thử sau đó được ngâm trong nước trong 24 h, sau đó phải kiểm tra lại độ bám dính và tính chính xác theo 6.14.2 hoặc 6.14.3.

6.14.7. Độ bám dính tốt và tính dễ đọc phải đạt được sau khi mẫu thử qua tất cả các điều kiện thử nghiệm nêu trên.

6.14.8. Tiêu chí chấp nhận cuối cùng đối với vật liệu ghi nhãn hiệu phải dựa trên sự phù hợp của vật liệu với ứng dụng dự kiến.

7. Kế hoạch thử nghiệm trong sản xuất

Bản kế hoạch mô tả chương trình và quy trình thử nghiệm được qui định trong 7.1 đến 7.6.

7.1. Nhà sản xuất phải sử dụng chương trình để lượng hóa vật liệu thô, chi tiết, phụ kiện lắp ráp, bộ phận được mua và cung cấp khả năng tìm thấy tất cả các bộ phận (được chế tạo hoặc được mua) được sử dụng trong quá trình sản xuất các bộ phận NGV và hệ thống chuyển đổi.

7.2. Nhà sản xuất phải thử nghiệm các bộ phận và phụ kiện lắp ráp riêng biệt như sau:

a) Xác nhận độ kín khí đối với tất cả các linh kiện lắp nối của chi tiết và bộ phận lắp ráp tại nhà máy, nếu có thể áp dụng (không phải là công đoạn lắp ráp cuối cùng).

b) Thực hiện thử nghiệm rò rỉ đối với tất cả các bộ phận dẫn khí như là van, bộ điều áp.

c) Xác nhận chức năng đúng đối với tất cả các bộ phận điện.

Thử nghiệm rò rỉ và thử nghiệm vận hành nêu trong mục (b) và (c) trên đây có thể được bỏ qua nếu Nhà cung cấp bộ phận đưa ra được các bằng chứng lưu trong hồ sơ xác nhận rằng đã tiến hành các thử nghiệm đó. Những hồ sơ này phải được nhận với từng lô bộ phận và được lưu giữ để cơ quan cấp giấy chứng nhận xem xét lại.

7.3. Với kế hoạch lấy mẫu được sự đồng ý của nhà sản xuất và cơ quan cấp chứng nhận, các bộ phận chuyển đổi NGV phải được thử nghiệm như sau, nếu thích hợp:

1. thử áp suất thủy tĩnh

2. thử rò rỉ các cực trị nhiệt độ

3. thử nghiệm lực quay

4. thử nghiệm vận hành liên tục

5. thử áp suất khóa.

7.4. Phương pháp thử của nhà sản xuất có liên quan với các thử nghiệm qui định trong tiêu chuẩn này.

7.5. Chương trình nêu trên phải được nhà sản xuất lưu hồ sơ và hồ sơ phải được lưu trữ để cơ quan cấp chứng nhận xem xét lại. Những hồ sơ này phải bao gồm kết quả thử nghiệm nếu thích hợp.

7.6. Nhà sản xuất phải đệ trình chương trình đảm bảo chất lượng cho cơ quan cấp chứng nhận để nhận được sự chấp thuận.

8. Hướng dẫn sử dụng và ghi nhãn

8.1. Hướng dẫn

8.1.1. Nhà sản xuất các bộ phận phải cung cấp hướng dẫn và sơ đồ cụ thể, rõ ràng, nêu đầy đủ thông tin phục vụ lắp ráp, lắp đặt, bảo dưỡng và vận hành đúng cách, an toàn, chỉ ra phần cứng cần thiết đối với từng bộ phận cụ thể.

8.1.2. Phải cung cấp hướng dẫn bảo dưỡng định kỳ các bộ phận theo yêu cầu. Phải xác định các chi tiết yêu cầu phải thay thế.

8.1.3. Bảng hướng dẫn được in ra phải:

a) nêu rõ lắp đặt được thực hiện theo qui định hiện hành tương ứng; và

b) nêu rõ dải nhiệt độ giới hạn của bộ phận.

8.1.4. Hướng dẫn phải bao gồm thông tin đặc biệt liên quan đến bộ phận/các bộ phận.

8.2. Ghi nhãn

8.2.1. Vật liệu ghi nhãn được xác định theo số phân loại dưới đây. Mỗi bộ phận phải có nhãn gắn liền phù hợp với mục đích sử dụng ngoài trời và phù hợp với các ứng dụng của bề mặt bộ phận. Ký hiệu phân loại nhãn không được cản trở việc sử dụng nhãn có mức phân loại thấp hơn.

Loại I. Nhãn liền sản phẩm

Nhãn được chạm nổi, đúc liền, dập nổi lên trên chi tiết. Bao gồm cả nhãn được nung lên bề mặt tráng men.

Loại IIA-1. Nhãn kim loại

Phải được làm bằng kim loại có chiều dày tối thiểu 0,31 mm (0,012 inch) và phải được gắn chắc chắn bằng các biện pháp cơ khí.

Loại IIA-2. Tấm bền lâu

Phải được làm bằng kim loại có chiều dày từ 0,15 đến 0,31 mm (0,006 đến 0,012 inch) và phải gắn chốt ở tất cả các góc với khoảng cách tối đa giữa các chốt là 152 mm (6 inch).

Loại IIA-3. Tấm bền lâu

Phải được làm bằng kim loại có chiều dày nhỏ hơn 0,15 mm (0,006 inch). Phải được gắn bằng keo không tan trong nước và phải phù hợp với chất lượng thử nghiệm bám dính theo 6.14. Loại nhãn này không được gắn trên bề mặt làm việc ở nhiệt độ vượt quá 149 oC (300 oF).

Loại IIA-4. Tấm bền lâu

Phải được làm bằng lá kim loại nhạy cảm với áp suất, không yêu cầu dung môi hoặc chất kích hoạt, và phải phù hợp với 6.14. Loại nhãn này không được gắn trên bề mặt làm việc ở nhiệt độ vượt quá 149 oC (300 oF).

Loại IIIA-1. Tem chịu nước cao

Phải được làm bằng vật liệu không tương tác với nước, phải được gắn bằng keo không tan trong nước và phải phù hợp với 6.14. Loại vật liệu này không được gắn trên bề mặt làm việc ở nhiệt độ vượt quá 149 oC (300 oF).

Loại IIIA-2. Tem chịu nước

Phải được làm bằng vật liệu không tương tác với nước, phải được gắn bằng keo không tan trong nước và phải phù hợp với 6.14. Loại vật liệu này không được gắn trên bề mặt làm việc ở nhiệt độ vượt quá 79 oC (175 oF).

Loại IIIB. Nhãn không thấm nước

Nhãn không thấm nước phải được in trực tiếp lên chi tiết, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ 79 oC (175 oF). Loại nhãn hiệu này không được gắn trên bề mặt làm việc ở nhiệt độ vượt quá 79 oC (175 oF).

Loại IIIC. Tem chống thấm nước

Phải được làm bằng vật liệu không tan trong nước, và có thể gắn bằng keo tan trong nước.

Loại IV. Tem không chịu nước

Phải được làm bằng vật liệu tan trong nước và có thể gắn bằng keo tan trong nước.

Loại V. Nhãn in

Nhãn phải rõ ràng, dễ thấy và có thể in trực tiếp lên chi tiết.

Loại VI. Thẻ thông tin đính kèm

8.2.2. Mỗi bộ phận của hệ thống nhiên liệu dùng cho phương tiện cơ giới chạy bằng khí tự nhiên phải có nhãn bao gồm tối thiểu các thông tin sau:

a) tên đại lý hoặc nhà sản xuất, nhãn hiệu thương mại hoặc biểu trưng;

b) ký hiệu kiểu;

c) áp suất làm việc thiết kế hoặc áp suất và nhiệt độ định mức (nếu thích hợp);

d) chiều dòng chảy nếu cần thiết cho việc lắp đặt;

e) loại nhiên liệu (nếu thích hợp);

f) công suất điện, nếu thích hợp;

g) biểu trưng của cơ quan cấp giấy chứng nhận; và

h) số seri hoặc tháng năm sản xuất.

i) số hiệu của tiêu chuẩn này, TCVN 8608:2010.

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

CHỮ VIẾT TẮT

D.C

Dòng điện một chiều

oF

Độ fahrenheit

lb

pound

PRD

Thiết bị xả áp suất

psi

Pound trên inch vuông, đồng hồ

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. American Gas Association, 1515 Wilson Boulevard, Arlington, Virginia 22209.

2. American National standards Institute, Inc., 11 West 42nd street, New Yord, NY 10036.

3. American Society of Mechanical Engineers, United Engineering Center, 345 East 47 th Street, New Yordk, NY 10017.

4. American Society for Testing and Material, 1916 Race Street, Philadelphia, PA 19103.

5. Canadian Gas Association, Approvals Division, 55 Scarsdale Road, Don Mills, Ontario, CANADA M9W 1R3.

6. Canadian Gas Association, 178 Rexdale Boulevard, Rexdale (Toronto), Ontario, CANADA M9W 1R3.

7. Canadian General Standards Board, 222 Queens Street, 4th Floor, suite 1402, Ottawa, Ontario, CANADA M9W 1R3.

8. Compressed Gas Association, 1725 Jefferson Davis Highway, Suite 1004, Arlington, Va 22202-4102

9. National Fire Protection Association, 1 Batterymarch Park, Quincy, MA02269-9101.

10. Society of Automotive Engineers, 400 Commonwealth Drive, Warrendale, PA 15096-0001.

11. Underwrites Laboratories, 333 Pfingston Road, Northbrook, IL 60062-2096.

MỤC LỤC

Lời nói đầu.............................................................................................................................

1. Phạm vi áp dụng..................................................................................................................

2. Tài liệu viện dẫn....................................................................................................................

3. Thuật ngữ và định nghĩa........................................................................................................

4. Yêu cầu chung về kết cấu và lắp ráp.....................................................................................

5. Yêu cầu đối với các bộ phận của hệ thống nhiên liệu.............................................................

5.1. Van một chiều...................................................................................................................

5.2. Van điều khiển bằng tay.....................................................................................................

5.3. Van bình chứa...................................................................................................................

5.4. Van cung cấp....................................................................................................................

5.5. Bộ trộn không khí với khí...................................................................................................

5.6. Thiết bị đo áp suất.............................................................................................................

5.7. Bộ điều áp........................................................................................................................

5.8. Van tự động......................................................................................................................

5.9. Cảm biến quay động cơ.....................................................................................................

5.10. Các bộ phận khác............................................................................................................

5.11. Thiết bị điện và đường dây điện.......................................................................................

6. Đặc tính và phương pháp thử...............................................................................................

6.1. Qui định chung..................................................................................................................

6.2. Độ bền thủy tĩnh................................................................................................................

6.3. Rò rỉ..................................................................................................................................

6.4. Lực xiết.............................................................................................................................

6.5. Mômen uốn.......................................................................................................................

6.6. Thử vận hành liên tục.........................................................................................................

6.7. Độ chịu ăn mòn.................................................................................................................

6.8. Già hóa oxy.......................................................................................................................

6.9. Điện áp bất thường............................................................................................................

6.10. Thử nghiệm ngâm vật liệu tổng hợp phi kim loại................................................................

6.11. Độ chịu rung....................................................................................................................

6.12. Ngâm trong thủy ngân nitrat..............................................................................................

6.13. Các bộ điều áp và hệ thống điều áp..................................................................................

6.14. Độ bám dính và tính dễ đọc của việc ghi nhãn...................................................................

7. Kế hoạch thử nghiệm trong sản xuất.....................................................................................

8. Hướng dẫn sử dụng và ghi nhãn...........................................................................................

8.1. Hướng dẫn........................................................................................................................

8.2. Ghi nhãn............................................................................................................................

Phụ lục A.................................................................................................................................

Phụ lục B.................................................................................................................................

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi