Tiêu chuẩn TCVN 8588:2010 Yêu cầu với đèn chiếu sáng phía trước phương tiện đường bộ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8588:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8588:2010 Phương tiện giao thông đường bộ-Đèn chiếu sáng phía trước của xe cơ giới có chùm sáng gần hoặc chùm sáng xa hoặc cả hai không đối xứng và được trang bị đèn sợi đốt và/hoặc các môđun đèn LED-Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu
Số hiệu:TCVN 8588:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8588:2010

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - ĐÈN CHIẾU SÁNG PHÍA TRƯỚC CỦA XE CƠ GIỚI CÓ CHÙM SÁNG GẦN HOẶC CHÙM SÁNG XA HOẶC CẢ HAI KHÔNG ĐỐI XỨNG VÀ ĐƯỢC TRANG BỊ ĐÈN SỢI ĐỐT VÀ/HOẶC CÁC MÔĐUN ĐÈN LED - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU

Road vehicles - Motor vehicle headlamps emitting an asymmetrical passing beam or a driving beam or both and equipped with filament lamps and/or LED modules - Requirements and test methods in type approval

Lời nói đầu

TCVN 8588:2010 được biên soạn trên cơ sở Quy định ECE 112 Revision 1: 2006, Sửa đổi 1:2006, Sửa đổi 2:2007, Sửa đổi 3:2008, Sửa đổi 4:2008, và Đính chính kỹ thuật 1:2008.

TCVN 8588:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - ĐÈN CHIẾU SÁNG PHÍA TRƯỚC CỦA XE CƠ GIỚI CÓ CHÙM SÁNG GẦN HOẶC CHÙM SÁNG XA HOẶC CẢ HAI KHÔNG ĐỐI XỨNG VÀ ĐƯỢC TRANG BỊ ĐÈN SỢI ĐỐT VÀ/HOẶC CÁC MÔĐUN ĐÈN LED - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU

Road vehicles - Motor vehicle headlamps emitting an asymmetrical passing beam or a driving beam or both and equipped with filament lamps and/or LED modules - Requirements and test methods in type approval

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu đối với đèn chiếu sáng phía trước (sau đây gọi tắt là đèn) có chùm sáng gần hoặc chùm sáng xa hoặc cả hai không đối xứng được trang bị đèn sợi đốt và/hoặc các môđun đèn LED dùng cho xe cơ giới loại M, L, N, và T.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các sửa đổi (nếu có).

TCVN 6973 Phương tiện giao thông đường bộ - Đèn sợi đốt trong các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu của phương tiện cơ giới và moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu;

TCVN 6978 Phương tiện giao thông đường bộ - Lắp đặt đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên phương tiện cơ giới và moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu;

ISO 105 Textiles (Vật liệu dệt);

ECE 48, Uniform provisions concerning the approval of vehicles with regard to the installation lighting and light-signalling devices (Các quy định thống nhất liên quan đến phê duyệt xe cơ giới lắp đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu);

IEC 60061, Lamp caps and holders together with gauges for the control of interchangeability and safety (Đầu đèn, đui đèn cùng với dụng cụ đo để kiểm tra tính lắp lẫn và an toàn).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 6978 và các thuật ngữ định nghĩa sau

3.1. Kính đèn (Lens)

Chi tiết phía ngoài cùng của (cụm) đèn, có chức năng truyền ánh sáng qua bề mặt chiếu sáng.

3.2. Lớp phủ (Coating)

Một hoặc nhiều chất dùng để phủ một hoặc nhiều lớp lên mặt ngoài kính đèn.

3.3. Các kiểu đèn khác nhau (Headlamps of different types)

Các đèn khác nhau về những đặc điểm cơ bản sau:

3.3.1. Tên hoặc nhãn hiệu thương mại;

3.3.2. Đặc điểm của hệ thống quang học;

3.3.3. Có hoặc không có những bộ phận có khả năng thay đổi hiệu ứng quang học do khúc xạ, phản xạ, hấp thụ và/hoặc biến dạng trong quá trình hoạt động;

3.3.4. Khả năng thích hợp đối với hệ thống giao thông bên trái hoặc bên phải hoặc c hai;

3.3.5. Loại chùm sáng được phát ra (chùm sáng gần, chùm sáng xa hoặc cả hai chùm sáng);

3.3.6. Vật liệu làm kính đèn và lớp phủ (nếu có);

3.3.7. Loại đèn sợi đốt được sử dụng và/hoặc mã nhận dạng đặc trưng của môđun đèn LED;

3.3.8. Tuy nhiên, một đèn dùng để lắp vào bên trái của xe và một đèn tương ứng dùng để lắp vào bên phải của xe phải được coi là cùng kiểu.

3.4. Đèn thuộc các loại khác nhau (A hoặc B) (Headlamps of different Classes (A or B))

Đèn được xác định bởi các quy định quang học riêng biệt.

4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử cho phê duyệt kiểu

4.1. Đơn đăng ký phê duyệt kiểu do chủ sở hữu tên hoặc nhãn hiệu thương mại, hoặc bởi đại diện hợp pháp của chủ sở hữu đó nộp. Trong đó phải quy định:

4.1.1. Đèn phát ra chùm sáng gần hoặc chùm sáng xa hoặc cả hai chùm sáng.

4.1.2. Nếu đèn phát ra chùm sáng gần, nó được thiết kế cho cả hai hệ thống giao thông bên phải và bên trái hay chỉ cho một trong hai hệ thống giao thông đó.

4.1.3. Nếu đèn được trang bị gương phản xạ có thể điều chỉnh được, vị trí lắp của đèn liên quan đến mặt phẳng ngang và mặt phẳng trung tuyến dọc của xe.

4.1.4. Liên quan đến đèn loại A hay loại B.

4.1.5. Loại đèn sợi đốt được sử dụng như được liệt kê trong TCVN 6973 và/hoặc mã nhận dạng đặc trưng của môđun nguồn sáng đối với môđun đèn LED, nếu có.

4.2. Mỗi đơn đăng ký phê duyệt kiểu phải được cung cấp kèm theo:

4.2.1. Ba bản vẽ, thể hiện đủ chi tiết cho phép nhận dạng kiểu đèn, hình vẽ bề mặt phía trước với các chi tiết của gân kính đèn nếu có, và mặt cắt ngang. Các bản vẽ phải chỉ ra vị trí dự kiến cho dấu phê duyệt kiểu và cũng như trong trường hợp của môđun đèn LED là vị trí dự kiến cho mã nhận dạng đặc trưng của các môđun.

4.2.1.1. Nếu đèn được trang bị gương phản xạ có thể điều chỉnh được, thì phải chỉ ra liên quan giữa vị trí lắp đèn với mặt phẳng ngang và mặt phẳng trung tuyến dọc của xe, nếu đèn chỉ được sử dụng cho vị trí đó.

4.2.2. Bản tóm tắt đặc tính kỹ thuật bao gồm, trong trường hợp đèn được sử dụng để tạo ra chùm sáng chếch, vị trí rất xa của đèn tuân theo 6.2.2.9. Đối với các môđun đèn LED, phải bao gồm:

(a) một bản tóm tắt đặc tính kỹ thuật của các môđun đèn LED;

(b) một bản vẽ với các kích thước và các giá trị cơ bản về quang học và điện và quang thông mục tiêu;

(c) trong trường hợp cơ cấu điều khiển nguồn sáng kiểu điện tử, thông tin về giao diện điện tử là cần thiết đối với thử phê duyệt kiểu.

4.2.3. Hai mẫu của mỗi kiểu đèn, một mẫu dùng để lắp vào bên trái của xe và một mẫu tương ứng dùng để lắp vào bên phải của xe.

4.2.4. Để thử vật liệu chất dẻo làm kính đèn:

4.2.4.1. Mười bốn kính đèn

4.2.4.1.1. Mười trong các mẫu này có thể được thay thế bằng mười mẫu vật liệu có kích thước nhỏ nhất là (60 x 80) mm, có bề mặt ngoài phẳng hoặc lồi và một vùng tương đối phẳng (bán kính cong không nhỏ hơn 300 mm) ở giữa có kích thước ít nhất là (15 x 15) mm;

4.2.4.1.2. Mỗi kính hoặc vật liệu mẫu của đèn như vậy phải được sản xuất bằng phương pháp được sử dụng để sản xuất hàng loạt.

4.2.4.2. Gương phản xạ mà kính đèn lắp vào phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

4.2.5. Để thử khả năng chịu bức xạ cực tím UV của các bộ phận truyền ánh sáng được làm bằng chất dẻo đối với bức xạ cực tím UV của các môđun đèn LED bên trong đèn:

4.2.5.1. Một mẫu của mỗi vật liệu tương ứng được sử dụng trong đèn hoặc một mẫu đèn có bao gồm các vật liệu đó. Mỗi mẫu vật liệu phải có cùng hình dạng và xử lý bề mặt, nếu có như được sử dụng trong đèn được phê duyệt kiểu;

4.2.5.2. Không cần thử khả năng chịu bức xạ cực tím UV của các vật liệu bên trong đối với bức xạ của nguồn sáng nếu không có các môđun đèn LED khác kiểu bức xạ cực tím UV thấp như quy định trong Phụ lục J của tiêu chuẩn này, hoặc có các biện pháp để bảo vệ các bộ phận đèn có liên quan khỏi bức xạ cực tím UV, ví dụ như dùng kính lọc.

4.2.6. Một cơ cấu điều khiển nguồn sáng kiểu điện tử, nếu áp dụng.

4.3. Vật liệu làm kính hoặc vật liệu phủ, nếu có, phải kèm theo biên bản thử đặc tính của vật liệu và lớp phủ này nếu nó được thử.

5. Ghi nhãn

5.1. Đèn nộp để phê duyệt kiểu phải có tên hoặc nhãn hiệu thương mại đăng ký.

5.2. Trên kính đèn và thân đèn1 phải có đủ khoảng trống cho dấu phê duyệt và các ký hiệu bổ sung khác; các khoảng trống này phải được chỉ ra trên bản vẽ được nêu trong 4.2.1.

5.3. Đèn được thiết kế để thỏa mãn các yêu cầu của cả hai hệ thống giao thông bên phải và bên trái thì phải được đánh dấu chỉ ra hai vị trí lắp đặt của bộ phận quang học hoặc môđun đèn LED trên xe hoặc của đèn sợi đốt trên gương phản xạ; các dấu này gồm có các chữ R/D cho hệ thống giao thông bên phải, và L/G cho hệ thống giao thông bên trái.

5.4. Trong trường hợp đèn có môđun đèn LED, đèn phải có nhãn ghi điện áp và công suất danh định và mã nhận dạng đặc trưng của môđun nguồn sáng.

5.5. Môđun đèn LED được nộp cùng với phê duyệt đèn phải:

5.5.1. Có tên hoặc nhãn hiệu thương mại của cơ sở đăng ký phê duyệt kiểu. Nhãn này phải rõ ràng và không tẩy xóa được;

5.5.2. Có mã nhận dạng đặc trưng của môđun. Mã này phải rõ ràng và không ty xóa được;

Mã nhận dạng đặc trưng phải bao gồm đầu tiên là các chữ cái "MD" đối với "MÔĐUN" theo sau là dấu phê duyệt kiểu và các ký hiệu hoặc ký tự bổ sung nếu trong trường hợp một vài môđun nguồn sáng không đồng nhất được sử dụng. Mã nhận dạng đặc trưng này phải được ch ra trong các bản vẽ nêu tại 4.2.1 trên đây. Dấu phê duyệt không bắt buộc phải giống với dấu trên đèn sử dụng môđun nhưng cả hai dấu phải cùng từ một cơ sở đăng ký phê duyệt kiểu.

5.6. Nếu một cơ cấu điều khiển nguồn sáng kiểu điện tử không phải là một phần của môđun đèn LED được sử dụng để vận hành một (các) môđun đèn LED, thì cơ cấu này phải được ghi nhãn với mã nhận dạng đặc trưng, điện áp và công suất danh định.

6. Yêu cầu kỹ thuật

6.1. Quy định chung

6.1.1. Mỗi mẫu đèn phải phù hợp với các đặc tính quy định trong 6.2 và 6.3.

6.1.2. Đèn phải tạo ra và duy trì đặc tính quang học đã được quy định và đảm bảo làm việc tốt trong điều kiện làm việc bình thường, cũng như trong điều kiện chịu rung động.

6.1.2.1. Đèn phải được lắp một cơ cấu cho phép điều chỉnh đèn trên xe để phù hợp với các quy định về đèn đó. Đối với đèn mà gương phản xạ và kính khuyếch tán không thể tách rời thì không cần thiết phải lắp cơ cấu điều chỉnh này, miễn là có thể điều chỉnh đèn bằng các biện pháp khác.

Trong trường hợp một đèn phát ra chùm sáng gần chính và một đèn phát ra chùm sáng xa, mỗi đèn được trang bị một đèn sợi đốt riêng hoặc môđun đèn LED riêng, được lắp thành một đèn kết hợp, cơ cấu điều chỉnh phải cho phép điều chỉnh riêng rẽ từng hệ thống quang học một cách thích hợp.

6.1.2.2. Tuy nhiên, không áp dụng các quy định này đối với các cụm đèn có gương phản xạ không thể chia tách được. Đối với cụm đèn loại này, áp dụng theo 6.2.3.

6.1.3. Đèn phải được trang bị:

6.1.3.1. Đèn sợi đốt được phê duyệt theo TCVN 6973. Bất kỳ đèn sợi đốt nào theo TCVN 6973 đều có thể sử dụng được, với điều kiện là nó không hạn chế trong việc sử dụng được quy định trong TCVN 6973.

6.1.3.1.1. Thiết kế của đèn phải sao cho đèn sợi đốt chỉ được lắp cố định vào một vị trí đúng duy nhất2.

6.1.3.1.2. Đui đèn sợi đốt phải phù hợp với đặc tính kỹ thuật quy định trong IEC 60061. Áp dụng bản dữ liệu về đui đèn liên quan tới các loại đèn sợi đốt được sử dụng.

6.1.3.2. Và/hoặc các môđun đèn LED:

6.1.3.2.1. Cơ cấu điều khiển nguồn sáng kiểu điện tử, nếu áp dụng, phải được xem là một phần của đèn; nó có thể là một phần của các môđun đèn LED.

6.1.3.2.2. Đèn nếu được trang bị các môđun đèn LED và các môđun đèn LED phải tuân theo các yêu cầu có liên quan được quy định tại Phụ lục J. Việc tuân thủ theo các yêu cầu phải được thử nghiệm.

6.1.3.2.3. Quang thông mục tiêu tổng của tất cả các môđun đèn LED tạo ra chùm sáng gần chính và được đo theo mô tả trong J.5, Phụ lục J phải bằng hoặc lớn hơn 1000 Im.

6.1.4. Đèn được thiết kế thỏa mãn các yêu cầu cả hai hệ thống giao thông bên phải và bên trái có thể phải sửa lại cho hợp với các bên khác nhau của đường bằng cách chỉnh đặt ban đầu phù hợp khi lắp vào xe hoặc bằng cách chỉnh đặt có lựa chọn bởi người sử dụng. Sự chỉnh đặt ban đầu hoặc lựa chọn có thể gồm có, ví dụ như: lắp bộ phận quang học ở góc đã cho lên xe hoặc đèn sợi đốt hoặc các môđun đèn LED tạo ra chùm sáng gần chính ở vị trí góc đã cho liên quan tới thiết bị quang học. Trong mọi trường hợp, chỉ có hai cách chỉnh đặt khác nhau rõ ràng: một cho hệ thống giao thông bên phải và một cho hệ thống giao thông bên trái. Thiết kế phải ngăn ngừa sự thay đổi vô ý từ vị trí chỉnh đặt này đến vị trí chỉnh đặt kia hay chỉnh đặt ở vị trí trung gian. Khi có hai vị trí lắp đặt khác nhau cho đèn sợi đốt hoặc môđun đèn LED tạo ra chùm sáng gần chính, cơ cấu để lắp chúng vào gương phản xạ phải được thiết kế sao cho, ở mỗi vị trí lắp đặt, đèn sợi đốt hoặc môđun đèn LED phải được giữ đúng vị trí với độ chính xác yêu cầu đối với đèn được thiết kế cho giao thông chỉ ở một bên của đường. Sự phù hợp với quy định của mục này phải được kiểm tra bằng cách quan sát và nếu cần phải lắp thử.

6.1.5. Các phép thử bổ sung phải được thực hiện theo yêu cầu Phụ lục D để đảm bảo không có sự thay đổi quá mức về đặc tính quang học.

6.1.6. Bộ phận truyền sáng làm bằng vật liệu dẻo phải được thử theo các yêu cầu của Phụ lục F.

6.1.7. Đèn được thiết kế để tạo ra một chùm sáng xa và chùm sáng gần tùy chọn hoặc một chùm sáng gần và/hoặc một chùm sáng xa được thiết kế tạo ra một chùm sáng chếch thì bất kỳ cơ cấu cơ khí, cơ-điện hay loại cơ cấu khác được dùng làm công tắc chuyển từ chùm sáng này sang chùm sáng kia đều phải được thiết kế sao cho:

6.1.7.1. Các cơ cấu này phải đủ vững chắc để chịu được 50000 lần bật-tắt trong điều kiện sử dụng bình thường. Đ kiểm tra xác nhận việc tuân theo các yêu cầu này, cơ quan có trách nhiệm thử phê duyệt có thể:

(a) yêu cầu người đăng ký phê duyệt kiểu cung cấp các thiết bị cần thiết để thực hiện phép thử;

(b) bỏ qua phép thử nếu đèn được nộp bởi người đăng ký phê duyệt kiểu kèm theo một báo cáo thử nghiệm, được cấp bởi một cơ sở dịch vụ kỹ thuật chịu trách nhiệm thử nghiệm phê duyệt đối với đèn có cùng kết cấu (cụm) xác nhận đáp ứng yêu cầu này.

6.1.7.2. Trong trường hợp không phù hợp, độ rọi trên đường thẳng H-H không được vượt quá các giá trị độ rọi của đèn chiếu gần theo 6.2.2.5; ngoài ra đèn được thiết kế có chùm sáng gần và /hoặc chùm sáng xa tạo ra chùm sáng chếch, thì độ rọi nhỏ nhất tại điểm 25 V (trên đường V-V, D 75 cm) phải tối thiểu là 3 Ix.

Khi thực hiện các phép thử để xác nhận sự đáp ứng các yêu cầu này, cơ quan có trách nhiệm thử phê duyệt có thể tham khảo các hướng dẫn của người đăng ký phê duyệt kiểu.

6.1.7.3. Chùm sáng chiếu gần hoặc chùm sáng chiếu xa phải luôn luôn đạt được mà không có bất kỳ khả năng dừng cơ học nào giữa hai vị trí.

6.1.7.4. Người sử dụng không thể thay đổi được hình dạng hoặc vị trí của các bộ phận di chuyển bằng các dụng cụ thông thường.

6.1.8. Cấu hình độ rọi đối với các điều kiện giao thông khác nhau

6.1.8.1. Trong trường hợp đèn được thiết kế chỉ đáp ứng các yêu cầu của hệ thống giao thông bên phải hoặc bên trái, các biện pháp thích hợp phải được thực hiện để tránh sự bất tiện của người tham gia giao thông ở một nước mà hệ thống giao thông ngược với hệ thống giao thông đã áp dụng thiết kế cho đèn. Các biện pháp này có thể là:

(a) che một phần của kính đèn bên ngoài;

(b) điều chỉnh chùm sáng xuống dưới. Trong trường hợp này việc điều chỉnh phải được thực hiện tại ít nhất 0,5° theo phương thẳng đứng. Cho phép điều chỉnh theo phương ngang;

(c) bất kỳ biện pháp nào để loại bỏ các phần không đối xứng của chùm sáng.

6.1.8.2. Với việc áp dụng các phương pháp đó, các yêu cầu sau đây liên quan đến độ rọi phải đáp ứng:

a) các điểm 50 L (cho hệ thống giao thông bên phải) hoặc 50 R (cho hệ thống giao thông bên trái): ít nhất 3 Ix;

b) điểm B 50 R (cho hệ thống giao thông bên phải) hoặc B 50 L (cho hệ thống giao thông bên trái): không lớn hơn 1 Ix;

6.1.9. Trong trường hợp đèn chiếu gần kết hợp với một nguồn sáng hoặc một (nhiều) môđun đèn LED tạo ra chùm sáng gần chính và có tổng quang thông mục tiêu lớn hơn 2000 Im, thì cần ghi trong mẫu thông báo phê duyệt kiểu. Quang thông mục tiêu của môđun đèn LED phải được đo theo J.5 của Phụ lục J.

6.2. Độ rọi

6.2.1. Quy định chung

6.2.1.1. Đèn phải có độ rọi phù hợp không gây chói mắt khi phát ra chùm sáng gần, có thể chiếu sáng tốt khi phát ra chùm sáng xa. Chùm sáng chếch có thể được tạo ra nhờ kích hoạt một nguồn sáng sợi đốt bổ sung hoặc một hoặc các môđun đèn LED là một phần của đèn chiếu sáng gần.

6.2.1.2. Độ rọi do đèn tạo ra phải được xác định bằng một màn thẳng đứng được đặt cách đèn 25 m về phía trước và vuông góc với trục của nó như trong Phụ lục C của tiêu chuẩn này. Màn đo phải đủ rộng để cho phép kiểm tra và điều chỉnh “ranh giới” của chùm sáng gần ít nhất 5° mỗi bên đường V-V.

6.2.1.3. Tách riêng khỏi môđun đèn LED, đèn phải được kiểm tra bằng một đèn sợi đốt chuẩn (mẫu) không màu có điện áp danh định là 12 V. Trong quá trình kiểm tra, điện áp ở cực của đèn sợi đốt phải được điều chỉnh để đạt được quang thông chuẩn như được chỉ ra trong bản dữ liệu tương ứng của TCVN 6973. Đèn phải coi là được chấp nhận nếu nó đáp ứng được các quy định của 6.2 với ít nhất một đèn sợi đốt chuẩn (mẫu) không màu được nộp cùng với đèn.

6.2.1.4. Các môđun đèn LED phải được đo tương ứng ở điện áp 6,3 V, 13,2 V hoặc 28 V nếu không được quy định trong tiêu chuẩn này. Các môđun đèn LED hoạt động nhờ một cơ cấu điều khiển nguồn sáng kiểu điện t và phải được đo như theo quy định của người đăng ký phê duyệt kiểu.

Các giá trị thu được từ các môđun đèn LED được nhân với hệ số 0,7 trước khi kiểm tra sự phù hợp.

6.2.1.5. Trường hợp đèn được trang bị các môđun đèn LED và các đèn sợi đốt, bộ phận đèn sợi đốt của đèn phải được thử theo 6.2.1.3, và phần các môđun đèn LED của đèn phải được đánh giá theo quy định trong 6.2.1.4 và sau đó thêm vào kết quả thu được trước của các đèn sợi đốt đã thử nghiệm.

6.2.2. Các quy định đối với đèn chiếu gần

6.2.2.1. Sự phân bố cường độ sáng của đèn chiếu gần phải kết hợp với đường ranh giới (xem Hình 1), cho phép đèn được điều chỉnh chính xác đối với các phép đo quang học và đối với việc chỉnh hướng đèn trên xe.

Đường ranh giới phải bao gồm:

(a) Đối với đèn cho giao thông bên phải:

(i) Một phần “nằm ngang” thẳng hướng về bên trái

(ii) Phần “khuỷu uốn-vai hướng lên trên về bên phải.

(b) Đối với đèn cho hệ thống giao thông bên trái:

(i) một phần “nằm ngang” thẳng hướng về bên phải

(ii) phần “khuỷu uốn-vai hướng lên trên về bên trái.

Trong mỗi trường hợp phần “khuỷu uốn-vai phải có cạnh sắc nét.

6.2.2.2. Đèn phải được định hướng trực quan bằng đường ranh giới (xem Hình 1) như sau:

6.2.2.2.1. Đối với điều chỉnh theo phương thẳng đứng: phần nằm ngang của đường ranh giới hướng lên từ dưới đường B và điều chỉnh cho tới vị trí danh định 1 % (25 cm) dưới đường H-H:

CHÚ THÍCH: Các tỷ lệ là khác nhau đối với đường thẳng đứng và đường nằm ngang.

Hình 1

6.2.2.2.2. Đối với điều chỉnh theo phương ngang: phần "khuỷu uốn-vai" của đường ranh giới phải được dịch chuyển:

Cho hệ thống giao thông bên phải: từ phải sang trái và phải có vị trí theo chiều ngang sau khi dịch chuyển sao cho:

(a) Phía trên đường 0,2° D, đoạn "vai" không được vượt quá đường A về bên trái.

(b) Trên hoặc phía dưới đường 0,2° D, đoạn "vai" cắt ngang đường A.

(c) Chỗ uốn của phần "khuỷu uốn” được giữ nguyên như ban đầu trên đường V-V.

Hoặc

Cho hệ thống giao thông bên trái: từ trái sang phải và phải có vị trí theo chiều ngang sau khi dịch chuyển sao cho:

(a) Phía trên đường 0,2° D, đoạn "vai" không được vượt quá đường A về bên phải.

(b) Trên hoặc phía dưới đường 0,2° D, đoạn "vai" cắt ngang đường A.

(c) Chỗ uốn của phần "khuỷu uốn" được giữ nguyên như ban đầu trên đường V-V.

6.2.2.2.3. Trường hợp đèn đã được chỉnh hướng mà không thỏa mãn các quy định trong 6.2.2.5 đến và 6.2.3, có thể thay đổi sự chỉnh thẳng, với điều kiện là trục của chùm sáng không dịch chuyển:

Theo phương ngang tính từ đường A lớn hơn:

(a) 0,5° về bên trái hoặc 0,75° về bên phải đối với hệ thống giao thông bên phải hoặc.

(b) 0,5° về bên phải hoặc 0,75° về bên trái cho hệ thống giao thông bên trái

Theo phương thẳng đứng thì không được lớn hơn 0,25° phía trên hoặc dưới đường B.

6.2.2.2.4. Tuy nhiên, nếu việc điều chỉnh theo phương thẳng đứng không thể thực hiện lặp lại nhiều lần đến vị trí yêu cầu trong phạm vi dung sai được quy định trong 6.2.2.2.3, thì phương pháp đo trong I.2 và I.3, Phụ lục I phải được áp dụng để kiểm tra sự phù hợp với chất lượng yêu cầu tối thiểu của “đường ranh giới” và để thực hiện việc điều chỉnh theo phương thẳng đứng và phương ngang của chùm sáng.

6.2.2.3. Khi chỉnh hướng như vậy, nếu sự phê duyệt đèn duy nhất đối với chùm sáng gần3, thì đèn ch cần tuân theo các yêu cầu trong 6.2.2.4 đến 6.2.2.6 dưới đây. Nếu đèn cung cp cả hai chùm sáng gần và chùm sáng xa, thì đèn phải tuân theo các yêu cầu trong 6.2.2.4 đến 6.2.2.6 và 6.2.3.

6.2.2.4. Độ rọi của đèn chiếu gần trên màn hình phải tuân theo các quy định sau:

Điểm trên màn đo

Độ rọi yêu cầu (lux)

Đèn cho hệ thống giao thông bên phải

Đèn cho hệ thống giao thông bên trái

Đèn loại A

Đèn loại B

Điểm B 50 L

Điểm 75 R

Điểm 75 L

Điểm 50 L

Điểm 50 R

Điểm 50 V

Điểm 25 L

Điểm 25 R

Điểm B 50 R

Điểm 75 L

Điểm 75 R

Điểm 50 R

Điểm 50 L

Điểm 50 V

Điểm 25 R

Điểm 25 L

0,4

≥ 6

12

15

6

-

1,5

1,5

≤ 0,4

≥ 12

12

15

12

6

2

2

Bất kỳ điểm nào trong vùng III

Bất kỳ điểm nào trong vùng IV

Bất kỳ điểm nào trong vùng I

≤ 0,7

≥ 2

≤ 20

≤ 0,7

3

2 E *

* E là giá trị đo thực tế tại điểm 50R tương ứng với điểm 50L.

6.2.2.5. Không có sự thay đổi ảnh hưởng tới khả năng hiển thị tốt trong các vùng I, II, III và IV.

6.2.2.6. Giá trị độ rọi trong vùng “A" và “B” như thể hiện trên Hình C.3, Phụ lục C phải được kiểm tra bằng cách đo các giá trị quang học của điểm 1 đến 8 trong hình này; giá trị này phải nằm trong các giới hạn sau:

1 + 2 + 3 ≥ 3 Ix

4 + 5 + 6 ≥ 0,6 Ix

0,7 Ix ≥ 7 ≥ 0,1 Ix

7 Ix ≥ 8 ≥ 0,2 Ix

6.2.2.7. Đèn được thiết kế đáp ứng các yêu cầu của cả hai hệ thống giao thông bên phải và bên trái, mỗi một trong hai vị trí chỉnh đặt của bộ phận quang học hoặc các môđun đèn LED tạo ra chùm sáng gần chính hoặc của đèn sợi đốt, phải tuân theo các quy định về chỉnh đặt nêu trên đối với mỗi hướng giao thông tương ứng.

6.2.2.8. Các quy định trong 6.2.2.4 ở trên cũng được áp dụng đối với các đèn được thiết kế nhằm tạo chùm sáng chếch và/hoặc nó bao gồm các nguồn sáng bổ sung hoặc các môđun đèn LED được nêu trong 6.2.2.9.2.

6.2.2.8.1. Nếu chùm sáng chếch đạt được bởi:

6.2.2.8.1.1. Quay đèn chiếu gần hoặc di chuyển ngang chỗ uốn của phần khuỷu uốn của đường ranh giới, các phép đo phải được thực hiện sau khi cụm đèn hoàn chỉnh đã được định hướng ngang, tức là bằng một máy đo góc.

6.2.2.8.1.2. Di chuyển một hoặc vài bộ phận quang học của đèn mà không di chuyển ngang chỗ uốn của phần khuỷu uốn của đường ranh giới; phải thực hiện các phép đo khi những bộ phận đó ở vị trí hoạt động cao nhất.

6.2.2.8.1.3. Bng một nguồn sáng sợi đốt bổ sung khác hoặc một hoặc các môđun đèn LED mà không di chuyển ngang chỗ uốn của phần khuỷu uốn của đường ranh giới, phải thực hiện các phép đo khi nguồn sáng sợi đốt này hoặc các môđun đèn LED đã được kích hoạt.

6.2.2.9. Ch cho phép có một nguồn sáng sợi đốt hoặc một hoặc các môđun đèn LED đối với mỗi chùm sáng gần chính. Các nguồn sáng bổ sung hoặc các môđun đèn LED chỉ được phép như sau (xem Phụ lục J):

6.2.2.9.1. Có thể sử dụng một nguồn sáng bổ sung theo TCVN 6973 hoặc một hoặc các môđun đèn LED bổ sung bên trong đèn chiếu gần để góp phần tạo chùm sáng chếch.

6.2.2.9.2. Có thể sử dụng một nguồn sáng bổ sung theo TCVN 6973 và/hoặc một hoặc các môđun đèn LED bên trong đèn chiếu gần, nhằm mục đích tạo ra bức xạ hồng ngoại. Chúng chỉ được kích hoạt cùng lúc với nguồn sáng hoặc (các) môđun đèn LED chính. Trong trường hợp khi nguồn sáng hoặc một trong các môđun đèn LED chính bị lỗi, nguồn sáng và/hoặc (các) môđun đèn LED bổ sung này phải tự động tắt.

6.2.2.9.3. Trong trường hợp có lỗi của nguồn sáng sợi đốt hoặc một hoặc các môđun đèn LED bổ sung, đèn phải tiếp tục thực hiện các yêu cầu của chùm sáng gần.

6.2.3. Các quy định đối với đèn chiếu xa

6.2.3.1. Trong trường hợp đèn được thiết kế để cung cấp một chùm sáng xa và một chùm sáng gần, các phép đo độ rọi của đèn chiếu xa trên màn hình phải được thực hiện với cùng sự chỉnh thẳng của đèn như đối với các phép đo ở 6.2.2.4 đến 6.2.2.6; trong trường hợp đèn chỉ cho chùm sáng xa, nó phải được điều chỉnh sao cho vùng có độ rọi lớn nhất có tâm là giao điểm của đường H-H và V-V, một đèn như vậy chỉ cần tuân theo các yêu cầu trong 6.2.3. Khi có nhiều hơn một nguồn sáng được sử dụng để tạo ra chùm sáng xa, các chức năng kết hợp phải được sử dụng để xác định giá trị độ rọi lớn nhất (EM).

6.2.3.2. Không phân biệt các loại nguồn sáng (các môđun đèn LED hay nguồn sáng sợi đốt) được sử dụng để tạo ra chùm sáng gần chính, các nguồn sáng này có thể là:

(a) các nguồn sáng đèn sợi đốt được liệt kê trong TCVN 6973; hoặc

(b) các môđun đèn LED có thể được sử dụng cho từng chùm sáng xa riêng biệt.

6.2.3.3. Độ rọi trên màn đo của chùm sáng xa phải đáp ứng các yêu cầu sau:

6.2.3.3.1. Giao điểm (HV) của đường hh và vv phải nằm trong vùng có độ rọi đồng đều bằng 80 % độ rọi lớn nhất. Giá trị độ rọi lớn nhất (EM) không được nhỏ hơn 32 Ix đối với đèn loại A và 48 Ix đối với đèn loại B. Giá trị lớn nhất không được vượt quá 240 Ix; hơn nữa, trong trường hợp đèn chiếu xa và đèn chiếu gần kết hợp với nhau thì độ rọi lớn nhất này không được lớn hơn 16 lần độ rọi được đo cho đèn chiếu gần tại điểm 75 R (hoặc 75 L).lục A.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi