Tiêu chuẩn TCVN 7477:2010 Tính lắp lẫn mâm kéo phương tiện giao thông đường bộ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7477:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7477:2010 ISO 3842:2006 Phương tiện giao thông đường bộ-Mâm kéo-Tính lắp lẫn
Số hiệu:TCVN 7477:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7477:2010

ISO 3842:2006

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - MÂM KÉO - TÍNH LẮP LẪN

Road vehicles - fifth wheels - Interchangeability

Lời nói đầu

TCVN 7477:2010 thay thế TCVN 7477:1995.

TCVN 7477:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 3842:2006.

TCVN 7477:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - MÂM KÉO - TÍNH LẮP LẪN

Road vehicles - Fifth wheels - Interchangeability

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các kích thước đặc trưng cần thiết đối với việc lắp đặt và tính lắp lẫn của mâm kéo được lắp trên bệ (mâm kéo tiêu chun, Điều 4) hoặc lắp trực tiếp trên khung (mâm kéo lắp trực tiếp, Điều 5) của ô tô đầu kéo dùng đ kéo sơ mi rơ moóc được trang bị:

- Chốt kéo cỡ 50 được định nghĩa trong TCVN 7475:2005 (ISO 337); hoặc

- Chốt kéo cỡ 90 được định nghĩa trong TCVN 7476:2005 (ISO 4086).

Những kích thước không quy định thì áp dụng theo nhà sản xuất.

Các điều kiện thử và yêu cầu độ bền đối với chốt kéo cỡ 50 và c 90 được quy định trong ISO 8717.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 7475:2005 (ISO 337), Phương tiện giao thông đường bộ - Chốt kéo sơ mi rơ moóc cỡ 50 - Kích thước cơ bản và kích thước lắp đặt/ lắp lẫn.

TCVN 7476:2005 (ISO 4086), Phương tiện giao thông đường bộ - Chốt kéo sơ mi rơ moóc cỡ 90 - Kích thước cơ bn và kích thước lắp đặt/lắp lẫn.

ISO 1726, Road vehicles - Mechanical coupling between tractors and semi-trailer - Interchangeability (Phương tiện giao thông đường bộ - Khớp nối cơ khí giữa ô tô đầu kéo và sơ mi rơ moóc - Tính lắp lẫn).

ISO 8717, Commercial road vehicles - Fifth wheel couplings - Strength tests (Ô tô thương mại - Khớp nối mâm kéo - Th độ bền).

3. Ghi ký hiệu

Mâm kéo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này phải được ghi ký hiệu theo trình tự quy định sau:

1) Số hiệu tiêu chuẩn này;

2) Mã FW 50 đối với mâm kéo 50 mm và FW 90 đối vi mâm kéo 90 mm như Điều 4;

3) hoặc mã DFW 50 đối với mâm kéo lắp trực tiếp 50 mm như Điều 5;

4) Số nhóm của chiều cao mâm kéo H, theo Bảng 1 hoặc Bảng 3;

5) Nhóm của chiều rộng ngang (A hoặc B) theo Bảng 2 đối với mâm kéo lắp trực tiếp như Điều 5.

VÍ DỤ

- Mâm kéo 50 mm có chiều cao theo nhóm 1: Mâm kéo TCVN 7477:2010 FW 50-1;

- Mâm kéo 90 mm có chiều cao theo nhóm 4: Mâm kéo TCVN 7477:2010 FW 90-4;

- Mâm kéo lắp trực tiếp 50 mm có chiều cao theo nhóm 1 và chiều rộng theo nhóm A: Mâm kéo TCVN 7477:2010 FW 50-1-A.

4. Mâm kéo tiêu chuẩn

4.1. Lỗ bắt bu lông

Vị trí của các lỗ bắt bu lông trên bệ được chỉ dẫn trong Hình 1. Vị trí của các lỗ bắt bu lông trên mâm kéo như chỉ dẫn trên Hình 2.

Kích thước tính bng milimét

CHÚ DN:

1 Chốt nối 1 (phù hợp với TCVN 7475:2005 (ISO 337) hoặc TCVN 7476:2005 (ISO 4086)).

2 Trục dọc của ô tô đầu kéo.

Hình 1 - Kích thước và vị trí của các lỗ bắt bu lông trên bệ

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN:

1 Mặt ct của chốt nối.

2 Bề mặt tựa cho nêm dẫn hướng.

a Để cung cp cho sử dụng nêm dẫn hướng, đo kích thước chuẩn k = 137 mm ± 3 mm, thấp hơn 32 mm so với mặt cao nhất ở khoảng cách 200 mm.

b Góc 40° + 1° phải được đo trên chiều dài tối thiểu là 360 mm, chiều rộng tối thiểu lối vào là 350 mm, có thể biểu diễn bằng đường chấm gạch.

c Cho phép thay thế các lỗ ô van có kích thước 23 mm ± 2 mm x 17 mm + 2 mm bằng lỗ tròn có đường kính Ø 17 mm + 2 mm.

d Khi sử dụng các l ô van hoặc các lỗ lớn hơn Ø18 mm, phải sử dụng các vòng đệm Ø40 mm x 6 mm (độ dầy) hoặc những đệm có độ bền tương đương (ví dụ: tấm thép phng).

Hình 2 - Kích thước mâm kéo

4.2. Lắp đặt

Mâm kéo 50 mm (FW 50) phải được lắp ít nhất bng tám bu lông M16 có cấp bền tối thiểu 8.8, bố trí đối xứng qua trục dọc và ngang của mâm kéo. Mâm kéo 90 mm (FW 90) phải được lắp bằng mười hai bu lông M16 có cấp bền tối thiểu 8.8.

4.3. Góc nghiêng

Góc nghiêng dọc nhỏ nhất của mâm kéo phải bằng ± 12° được ch dẫn trong Hình 2 (khi mâm kéo được lắp bng bu lông hoặc đai ốc lên giá thử).

Mâm kéo có góc nghiêng ngang lớn nhất bằng ± 3° (xem ISO 1726) được coi là phù hợp với tiêu chuẩn này.

4.4. Chiều cao

Chiều cao H của mâm kéo phải theo một trong các nhóm quy định Bảng 1.

Bảng 1 - Các nhóm chiều cao mâm kéo tiêu chuẩn

Kích thước tính bng milimét

Mâm kéo

nhóm 1

nhóm 2

nhóm 3

nhóm 4

nhóm 5

nhóm 6

H ± 5

150

170

185

205

225

250

4.5. Kích thước mâm kéo tiêu chuẩn

Mâm kéo tiêu chuẩn phải có kích thước như trong Hình 2.

4.6. Vùng có lực tác dụng nhỏ nhất

Vùng có lực tác dụng nh nhất trên đỉnh của mặt phẳng mâm kéo được chỉ ra trong Hình 3 nhằm ch ra vùng tại đó lực tác dụng lên tấm kéo sẽ đặt vào (cho phép có các rãnh dẫn dầu mỡ bôi trơn trên vùng này).

Trong khoảng đường kính bao ngoài (D = 870 mm) không được có lỗ hay rãnh nứt trên tấm kéo.

Tấm kéo phải được thiết kế với chiều dài thích hợp và có gia cường hai bên như trong Hình 3 để đảm bảo phân bố lực tối ưu phù hợp với thiết kế của mâm kéo.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN:

1 Giá dọc của khung moóc kéo.

2 Thanh ngang của khung moóc kéo.

3 Vùng có lực tác dụng.

Hình 3 - Vùng có lực tác dụng nhỏ nhất

5. Mâm kéo lắp trực tiếp

5.1. Lỗ bắt bu lông

Vị trí của lỗ bắt bu lông trên khung phụ và trên mâm kéo được chỉ dẫn trên Hình 4.

Chiều rộng ngang của l bắt bu lông trên khung phụ và trên mâm kéo phải theo một trong các nhóm được quy định trong Bảng 2.

Kích thước tính bng milimét

CHÚ DN:

1 Khung của ô tô đầu kéo

2 Mâm kéo

3 Chốt nối (phù hợp với TCVN 7475:2005 (ISO 337) hoặc TCVN 7476:2005 (ISO 4086)).

4 Trục dọc của ô tô đầu kéo.

a) Yêu cu tối thiểu là 13 lỗ cho một bên. Số lỗ nhiều hơn được khuyến nghị để ngăn ngừa khả năng dịch chuyển mâm kéo lắp trực tiếp trên khung. Việc kết hợp các l được trải ra cả trên mâm kéo và trên khung không được tiêu chuẩn này quy định.

b) Có thể chọn các kích thước (khoảng cách trải là 100 mm hoặc lớn hơn).

Hình 4 - Kích thước và vị trí của lỗ bắt bu lông trên khung phụ của đầu kéo và trên mâm kéo

Bảng 2 - Các nhóm chiều rộng ngang

Kích thước tính bằng milimét

nhóm A

nhóm B

W1 (mâm kéo lắp trực tiếp)

870

950

W2 (khung phụ của moóc kéo)

860 - 880

940 - 960

5.2. Lắp đặt

Mâm kéo lắp trực tiếp 50 mm (DFW 50) phải được lắp ít nhất bằng mười hai bu lông M16 có cấp bền tối thiểu 8.8, bố trí đối xứng qua trục dọc và ngang của mâm kéo. Phải có sự phê duyệt của nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) đối với việc lắp đặt mâm kéo lắp trực tiếp.

5.3. Góc nghiêng

Góc nghiêng dọc nhỏ nhất của mâm kéo phải bng ± 12° đối với nhóm chiều cao từ nhóm 2 đến nhóm 6 và bằng ± 10° đối với chiều cao nhóm 1 khi mâm kéo được lắp bằng bu lông hoặc đai ốc lên giá thử, xem Hình 2.

Mâm kéo có góc nghiêng ngang lớn nhất bằng ± 3° (xem ISO 1726) được coi là phù hợp với tiêu chuẩn này.

5.4. Chiều cao

Chiều cao H của mâm kéo phải theo một trong các nhóm quy định Bảng 3.

CHÚ THÍCH: Đối với mâm kéo lắp trực tiếp, H là khoảng cách từ bề mặt lắp của khung phụ tới đỉnh của mâm kéo

Bảng 3 - Các nhóm chiều cao mâm kéo lắp trực tiếp

Kích thước tính bng milimét

Mâm kéo

nhóm 1

nhóm 2

nhóm 3

nhóm 4

nhóm 5

nhóm 6

H ± 5

150

170

185

205

225

250

5.5. Kích thước mâm kéo lắp trực tiếp

Mâm kéo lắp trực tiếp phải có kích thước như trên Hình 2, ngoại trừ các kích thước liên quan đến lỗ bắt bu lông (xem 5.1).

5.6. Vùng có lực tác dụng nhỏ nhất

Áp dụng như 4.6.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi