Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13936-6:2024 Ứng dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều - Phần 6

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13936-6:2024

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13936-6:2024 IEC 61992-6:2006 with Amendment 1:2015 and Amendment 2:2020 Ứng dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều - Phần 6: Cụm thiết bị đóng cắt một chiều
Số hiệu:TCVN 13936-6:2024Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Năm ban hành:2024Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13936-6:2024

IEC 61992-6:2006

WITH AMENDMENT 1:2015 AND

AMENDMENT 2:2020

ỨNG DỤNG ĐƯỜNG SẮT - LẮP ĐẶT CỐ ĐỊNH - THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ĐIỆN MỘT CHIỀU - PHẦN 6: CỤM THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT MỘT CHIỀU

Railway applications - Fixed installations - DC switchgear - Part 6: DC switchgear assemblies

Li nói đầu

TCVN 13936-6:2024 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 61992-6: 2006 with Amendment 1:2015 and Amendment 2 2020.

TCVN 13936-6:2024 do Viện Khoa học & Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 13936 (IEC 61992), Ứng dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều, bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 13936-1:2024 (IEC 61992-1:2006 with Amendment 1:2014), Ứng - dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều - Phần 1: Yêu cầu chung;

- TCVN 13936-2:2024 (IEC 61992-2:2006 with Amendment 1:2014), Ứng - dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều - Phần 2: Máy cắt một chiều;

- TCVN 13936-3:2024 (IEC 61992-3:2006 with Amendment 1:2015), Ứng - dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều - Phần 3: Thiết bị chuyển mạch nối đất, thiết bị chuyển mạch-cách ly, thiết bị cách ly một chiều dùng trong nhà;

- TCVN 13936-4:2024:2024 (IEC 61992-4:2006 with Amendment 1:2015), Ứng - dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều - Phần 4: Thiết bị chuyển mạch nối đất, thiết bị chuyển mạch-cách ly, thiết bị cách ly một chiều dùng ngoài trời;

- TCVN 13936-6:2024 (IEC 61992-6:2006 with Amendment 1:2015 and Amendment 2:2020), Ứng dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều - Phần 6: Cụm thiết bị đóng cắt một chiều;

- IEC 61992-5:2006, Railway applications - Fixed installations - DC switchgear - Part 5: Surge arresters and low-voltage limiters for specific use in d.c. systems (Ứng dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều - Phần 5: Thiết bị chống sét lan truyền và thiết bị giới hạn điện áp thấp sử dụng trong hệ thống điện một chiều) - Đã hủy;

- IEC 61992-7-1:2006, Railway applications - Fixed installations - DC switchgear - Part 7-1: Measurement, control and protection devices for specific use in d.c. traction systems - Application guide (Ứng dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều - Phần 7-1: Thiết vị đo, điều khiển và bảo vệ chuyên dụng trong hệ thống điện kéo một chiều - Hướng dẫn áp dụng);

- IEC 61992-7-2:2006, Railway applications - Fixed installations - DC switchgear - Part 7-2: Measurement, control and protection devices for specific use in d.c. traction systems - Isolating current transducers and other current measuring devices (Ứng dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều - Phần 7-2: Thiết vị đo, điều khiển và bảo vệ chuyên dụng trong hệ thống điện kéo một chiều - Các loại thiết bị biến dòng cách ly và thiết bị đo dòng điện khác);

- IEC 61992-7-3:2006, Railway applications - Fixed installations - DC switchgear - Part 7-3: Measurement, control and protection devices for specific use in d.c. traction systems - Isolating voltage transducers and other voltage measuring devices (Ứng dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều - Phần 7-3: Thiết vị đo, điều khiển và bảo vệ chuyên dụng trong hệ thống điện kéo một chiều - Các loại thiết bị biến áp cách ly và thiết bị đo điện áp khác).

 

ỨNG DỤNG ĐƯỜNG SẮT - LẮP ĐẶT CỐ ĐỊNH - THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ĐIỆN MỘT CHIỀU - PHẦN 4: THIẾT BỊ CHUYỂN MẠCH NỐI ĐẤT, THIẾT BỊ CHUYN MẠCH-CÁCH LY, THIẾT
BỊ CÁCH LY MỘT CHI
U DÙNG NGOÀI TRỜI

Railway applications - Fixed installations - DC switchgear - Part 6: DC switchgear assemblies

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định về các cụm thiết bị đóng cắt có vỏ bằng kim loại và phi kim loại được sử dụng trong các lắp đặt tĩnh trong nhà của hệ thống điện kéo, với điện áp danh định không vượt quá 3 000 V.

Tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo các linh kiện riêng của thiết bị, ví dụ: các máy cắt, nằm trong cụm thiết bị đóng cắt được thiết kế, chế tạo và được thử nghiệm độc lập (mô phỏng cả vỏ khi cần thiết) phù hợp với các phần tương ứng của bộ tiêu chuẩn TCVN 13936 hoặc phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng khác nếu phù hợp.

Chú thích 1: Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này là các yêu cầu liên quan đến cụm thiết bị đóng cắt như: vỏ và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thiết bị trong vỏ.

Chú thích 2: Các yêu cầu về tương thích điện từ được quy định trong tiêu chuẩn IEC 62236-5 và các yêu cầu bổ sung liên quan đến độ tin cậy (RAMS) được quy định trong tiêu chuẩn IEC 62278.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN 9630-1:2013 (IEC 60243-1:1998), Độ bền điện của vật liệu cách điện - Phương pháp thử - Phần 1: Thử nghiệm ở tần số công nghiệp

TCVN 4255:2008 (IEC 60529:2001), cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP)

TCVN 13936-1:2024 (IEC 61992-1:2006 with Amendment 1:2014), Ứng dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều - Phần 1: Yêu cầu chung

TCVN 13936-2:2024 (IEC 61992-2:2006 with Amendment 1:2014), Ứng dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều - Phần 2: Máy cắt một chiều

TCVN 13936-3:2024 (IEC 61992-3:2006 with Amendment 1:2015), Ứng dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - Thiết bị đóng cắt điện một chiều - Phần 3: Thiết bị chuyển mạch nối đất, thiết bị chuyển mạch-cách ly, thiết bị cách ly một chiều dùng trong nhà

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 13936- 1:2024 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Hồ quang bên trong (internal arc)

Phóng hồ quang bên trong cụm thiết bị đóng cắt phát sinh từ sự cố giữa các chi tiết có điện và/hoặc giữa các chi tiết có điện và các chi tiết có tính dẫn điện khác.

3.2

Dòng điện ngắn mạch danh định ở các điều kiện phóng hồ quang bên trong (rated short-circuit current under internal arcing conditions)

INarc

Dòng điện, trong khoảng thời gian thử nghiệm 150 ms, thể hiện giá trị cho phép lớn nhất của dòng điện ngắn mạch chịu được ở các đầu cực của thiết bị đầu vào, tại đó đáp ứng các yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật thử nghiệm.

Chú thích 1: Giá trị này là giá trị lớn nhất của dòng điện ngắn mạch chịu được kỳ vọng.

3.3

Ngăn được thử nghiệm (compartment under test)

Ngăn của cụm thiết bị đóng cắt được thử nghiệm phóng hồ quang bên trong.

4  Yêu cầu về điều kiện làm việc

Các yêu cầu về điều kiện làm việc bình thường được quy định chi tiết trong Điều 4 và Phụ lục B của tiêu chuẩn TCVN 13963-1 áp dụng cho các thiết bị lắp đặt trong nhà. Trong tiêu chuẩn này, cấp ô nhiễm PD4 và loại quá áp (xem chú thích của Bảng 1 tiêu chuẩn TCVN 13963-1) được quy định trong tiêu chuẩn EN 50124-1 được xem là điều kiện làm việc bình thường.

5  Các đặc tính của cụm thiết bị đóng cắt

Các đặc tính chính của cụm thiết bị đóng cắt phải được thể hiện trong chỉ dẫn kỹ thuật mua sắm như sau:

a) Kiểu loại cụm thiết bị đóng cắt;

b) Danh mục các khối chức năng trong vỏ;

c) Điện áp cách điện danh định;

d) Giá trị danh định của thiết bị trong vỏ theo yêu cầu của các tiêu chuẩn liên quan;

e) Liệu có được kết cấu để bảo vệ chống sự cố nối đất;

f) Các yêu cầu chi tiết về điều khiển và bảo vệ chi tiết (xem tiêu chuẩn IEC 61992-7).

6  Các đặc tính về kết cấu

6.1  Yêu cầu chung

Vỏ làm bằng kim loại hoặc phi kim loại. Không được sử dụng cụm thiết bị đóng cắt có vỏ phi kim loại đối với các giá trị điện áp danh nghĩa trên 1,5 kV.

Tất cả các yêu cầu quy định ở đây cũng được áp dụng khi sử dụng cả vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện, ngoại trừ các khe hở cách điện đã được thiết kế và thử nghiệm phù hợp.

Trong tiêu chuẩn này, một khoang (đơn nguyên) làm bằng đá không được xem là vỏ.

Mặt sàn có thể được xem là một phần thuộc vỏ. Các biện pháp được sử dụng để đạt được cấp bảo vệ đối với mặt sàn phải theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp.

Các bức tường của phòng không được xem là một phần của vỏ.

Các cụm thiết bị đóng cắt và các vỏ tương ứng phải được thiết kế sao cho các thao tác kiểm tra, bảo trì, việc nối đất của các cáp điện hoặc các thanh cái, việc xác định vị trí của sự cố cáp điện, các thử nghiệm điện áp trên các cáp điện được kết nối hoặc các thiết bị khác và việc loại bỏ các hiện tượng nạp tĩnh điện ở điều kiện làm việc bình thường được thực hiện dễ dàng và an toàn.

Tất cả các loại vật liệu được sử dụng phải có chất lưng và kiểu loại phù hợp nhất để làm việc được ở các điều kiện quy định. Chú ý đặc biệt vào khả năng chịu độ ẩm và cháy: trừ tính năng cháy cấp F0 là được cho phép (xem Phụ lục B của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024), các loại vật liệu được sử dụng phải là kim loại hoặc loại có khả năng tự dập cháy, đảm bảo rủi ro lan truyền ngọn lửa từ t hoặc ngăn này đến tủ hoặc ngăn khác được giảm thiểu nhỏ nhất.

Việc lựa chọn các loại vật liệu và kết cấu của cụm thiết bị đóng cắt phải đảm bảo về tính chống ăn mòn do không khí và các tác động của hiện tượng điện phân được giảm thiểu tối đa.

Tất cả các thiết bị giống nhau, cấu thành một phần của cụm thiết bị đóng cắt để sử dụng theo mục đích cho trước và có cùng đặc tính kỹ thuật phải có khả năng lắp lẫn.

Các thiết bị chuyển mạch kéo ra được phải được bảo vệ chống lại việc can thiệp vào các khối chức năng trên cùng cụm thiết bị đóng cắt, có chức năng khác hoặc có các giá trị danh định của dòng điện cao hơn.

Phải có đủ không gian bên trong các ngăn để cho các cáp điện đầu vào đi vào mà không ảnh hưởng đến bán kính uốn nhỏ nhất.

Các chi tiết có thể tháo rời của các vỏ bảo vệ phải được gắn chặt vào các chi tiết cố định như quy định trong 6.7. Không được để lỏng hoặc rơi ra bất ngờ khi thiết bị làm việc.

Tất cả các thiết bị và thiết bị kết nối để hoạt động an toàn, việc điều khiển và bảo vệ thiết bị liên quan phải được đưa ra cho dù có được đề cập cụ thể hay không. Những thiết bị này phải được nối đất, cách điện, được chắn hoặc làm kín phù hợp khi có thể để đảm bảo việc bảo vệ thiết bị và an toàn cho các vấn đề liên quan trong quá trình làm việc và bảo trì.

Các mạch điện điều khiển, mạch điện phụ và các tiếp điểm phải thỏa mãn các yêu cầu trong 5.2 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Tất cả các tổng thành có trong vỏ phải phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan.

6.2  Yêu cầu về cách điện

Các giá trị điện áp thử nghiệm và khe hở không khí được quy định trong Bảng 1 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024. Các giá trị khuyến nghị đối với chiều dài đường rò được quy định trong Phụ lục D của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Phải tính đến tác động có hại của việc ion hóa (do phóng hồ quang) trên các khe hở không khí của thiết bị khác trong cụm thiết bị đóng cắt. Khe hở không khí nhỏ nhất giữa buồng dập hồ quang của thiết bị chuyển mạch và các chi tiết kim loại hoặc phi kim loại (ví dụ: trên buồng dập hồ quang và đến các cạnh bên) phải phù hợp với các kích thước do nhà sản xuất quy định đối với thiết bị chuyển mạch.

Vật liệu cách điện được sử dụng để bọc toàn bộ hoặc một phần vỏ kim loại phải được gắn chặt vào vỏ.

Trong trường hợp các thiết bị kéo ra được, nếu yêu cầu cần phải tiếp cận bên trong vỏ trong quá trình thao tác bảo trì, các thanh cái và tất cả các dây dẫn khác phải được phân tách bằng tấm ngăn. Việc mở thông qua tấm ngăn này đối với các thiết bị kết nối mạch điện và thanh cái phải được bịt lại và có thể được đóng và khóa.

6.3  Các thiết bị kết nối chính

Các khối chức năng không kéo ra được có thể được trang bị các thiết bị kết nối cố định, có khả năng tháo rời (bu lông hoặc kẹp). Các khối chức năng kéo ra được có thể được trang bị các thiết bị kết nối dạng chân cắm.

6.4  Vị trí của các thiết bị kết nối chính

Trong trường hợp các cụm thiết bị đóng cắt không kéo ra được, các đầu cực của các thiết bị kết nối chính phải có khả năng tiếp cận với các khối chức năng như trong các điều kiện làm việc bình thường.

6.5  Nối đất

Chú thích: Phụ thuộc và các yêu cầu nối đất đối với hệ thống điện một chiều, “nối đất" có nghĩa là kết nối với đất hoặc mạch điện hồi lưu.

6.5.1  Nối đất mạch điện chính

Để đảm bảo an toàn trong khi thực hiện bảo trì, tất cả các chi tiết trong mạch điện chính cần tiếp cận phải có khả năng được nối đất bằng các biện pháp phù hợp. Quy định này không áp dụng cho các chi tiết kéo ra được hoặc tháo ra được và có thể tiếp cận sau khi được tách biệt với cụm thiết bị đóng cắt.

Tuy nhiên, chi tiết kéo ra được phải không được tháo ra khỏi vỏ ngoại trừ các tụ điện phải được phóng điện về các giá trị an toàn.

Trong trường hợp các máy cắt kiểu ngăn kéo, phải thực hiện nối đất trước khi mở các màng chắn và các màng chắn phải đóng trước khi ngắt nối đất.

Các thiết bị chuyển mạch nối đất phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 13936-3:2024. Phải đáp ứng yêu cầu về việc phải có khả năng biết được vị trí làm việc của thiết bị chuyển mạch nối đất nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Khoảng cách cách ly là nhìn thấy được;

- Vị trí của thiết bị chuyển mạch nối đất được nhìn thấy rõ ràng và trị trí tương ứng với kết nối hoàn toàn và cách ly hoàn toàn được xác định rõ ràng;

- Vị trí của thiết bị chuyển mạch nối đất được thể hiện bằng thiết bị chỉ thị tin cậy.

6.5.2  Nối đất vỏ

Khách hàng phải chỉ ra trong đơn đặt hàng cách thức nối đất vỏ (tủ điện) (ví dụ: mạch điện hồi lưu hoặc nối đất) phù hợp với 6.5.8 của tiêu chuẩn IEC 61992-7-1.

Các chi tiết kim loại của vỏ, như khung, các thành phần kết cấu và cố định phải được kết nối với nhau và với đầu cực nối đất phù hợp, được đặt ở vị trí có thể tiếp cận để cho phép kết nối với hệ thống nối đất chính của lắp đặt. Đầu cực nối đất phải được bảo vệ chống ăn mòn. Ký hiệu nối đất tiêu chuẩn phải được ký hiệu rõ ràng và không thể tẩy xóa.

Phải trang bị dây dẫn nối đất kéo dài toàn bộ chiều dài của thiết bị đóng cắt bọc kim loại để kết nối với các đầu cực nối đất độc lập. Mật độ dòng điện của dây dẫn nối đất (nếu làm bằng đồng) không được vưt quá 200 A/mm2 dựa trên sự cố đất được quy định có giá trị 10 000 A trong 1 s; Do đó, diện tích tiết diện ngang của dây dẫn nối đất phải không nhỏ hơn 50 mm2. Dây dẫn nối đất phải được đấu với đầu cực nối đất chính có ký hiệu rõ ràng và không thể tẩy xóa.

Phải đảm bảo tính liên tục của hệ thống nối đất, có tính tới các ứng suất về nhiệt và cơ học do mật độ và thời gian của dòng điện mà thiết bị có thể phải mang gây ra.

Khách hàng phải chỉ rõ trong đơn đặt hàng nếu hệ thống nối đất khác với các nội dung ở trên.

Khách hàng phải quy định trong đơn đặt hàng dòng điện sự cố nối đất lớn nhất. Giá trị tiêu chuẩn đối với khoảng thời gian là 0,25 s căn cứ theo thời gian ngắt thông dụng của các loại máy cắt chỉnh lưu a.c. Nếu khách hàng yêu cầu thời gian dài hơn, khách hàng phải quy định rõ yêu cầu này trong đơn đặt hàng.

Các đầu cực và các thiết bị kết nối phải có kích thước phù hợp đối với dòng điện sự cố nối đất.

Vỏ của từng khối chức năng phải được kết nối với dây dẫn nối đất này. Tất cả các chi tiết kim loại trong khối chức năng và không thuộc mạch điện chính, mạch điện điều khiển hoặc mạch điện phụ cũng phải được kết nối với dây dẫn nối đất một cách trực tiếp hoặc thông qua các chi tiết kết cấu kim loại.

Trong trường hợp sau, việc nối đất các thành phần nêu trên như tường và cửa của các ngăn có thể được đáp ứng hoàn toàn bằng các thành phần kết cấu thông thường, mà vẫn đảm bảo tính liên tục về điện phù hợp và có kích thước phù hợp. Đối với các phương thức cố định bằng bu lông hoặc tương đương để nối đất liên tục, trong hướng dẫn bảo trì phải nêu rõ các yêu cầu về làm sạch bề mặt và đảm bảo độ kín.

Các chi tiết bằng kim loại kéo ra được bình thường được nối đất ở vị trí làm việc, cũng phải duy trì nối đất ở vị trí thử nghiệm hay ở vị trí ngắt kết nối và giữa các vị trí.

Khách hàng phải nêu rõ trong đơn đặt hàng nếu hệ thống nối đất sai khác với các yêu cầu nêu trong tiểu mục này.

6.6  Cấp bảo vệ và sự cố bên trong

6.6.1  Bảo vệ chống chạm các chi tiết có điện và tiếp xúc với các chi tiết chuyển động

Đối với cụm thiết bị đóng cắt chia ngăn và làm bằng kim loại, phải quy định cấp bảo vệ. Nếu cần thiết phải quy định các cấp bảo vệ riêng biệt đối với cửa và tường, đối với vách ngăn và đối với nắp của vỏ. Đối với thiết bị đóng cắt dạng tủ, chỉ cần quy định cấp bảo vệ cho vỏ.

Cấp bảo vệ chống người tiếp xúc vào chi tiết dẫn điện của các mạch điện phụ và tiếp xúc với các chi tiết chuyển động (ngoài trục quay đều và liên kết di chuyển) phải được thể hiện bằng các ký hiệu cụ thể trong Bảng 1 dưới đây, lấy theo tiêu chuẩn TCVN 4255:2008.

Thông thường, không quy định cấp bảo vệ chống lại nước xâm nhập đối với cụm thiết bị đóng cắt lắp trong nhà.

Bảng 1 - Cấp bảo vệ

Cấp bảo vệ

Bảo vệ chống chạm các chi tiết có điện và tiếp xúc với các chi tiết chuyển động

IP20

Bằng ngón tay hoặc vật thể tương đương có đường kính lớn hơn 12 mm

IP30

Bằng dụng cụ, dây điện... có đường kính chiều dày lớn hơn 2,5 mm

IP40

Bằng dụng cụ, dây điện... có đường kính chiều dày lớn hơn 1,0 mm

Chú thích 1: Phần số đặc tính đầu tiên thể hiện cấp bảo vệ của vỏ chống xâm nhập của các vật thể rắn và chống chạm vào các chi tiết có điện ở tất cả các trạng thái/điều kiện cho trước của vỏ.

Chú thích 2: Bảo vệ chống nước xâm nhập theo số thứ 2.

6.6.2  Phóng hồ quang bên trong

Hư hỏng trong phạm vi vỏ của thiết bị đóng cắt do sự cố hoặc điều kiện làm việc bất thường hoặc thao tác sai có thể tạo ra hồ quang bất thường bên trong.

Phải bố trí các ô mở thông khí và lỗ thông khí sao cho khí hoặc hơi nước có thể tự thoát ra do áp suất mà không được tạo ra nguy hiểm cho người thao tác.

Nhà sản xuất có th quy định dòng điện ngắn mạch danh định ở các điều kiện phóng hồ quang bên trong INarc cho thiết bị. Các yêu cầu được quy định trong Mục B.2.

6.7  Nắp và cửa

Các nắp và cửa là một phần thuộc vỏ phải là kim loại nếu vỏ là kim loại. Khi chúng được đóng, chúng phải tạo ra cấp bảo vệ quy định đối với vỏ.

Các nắp hoặc cửa phải không được làm từ lưới thép đan, được mở rộng bằng kim loại hoặc tương đương. Khi các mở thông khí và lỗ thông khí được tích hợp vào trong nắp hoặc cửa, tham chiếu tới 6.9.

Có 2 loại nắp hoặc cửa được xác định theo cách tiếp cận vào các ngăn ở điện thế mạch điện chính;

a) Loại không cần mở để phục vụ cho mục đích thao tác hoặc bảo trì bình thường (các nắp cố định); phải không có khả năng mở, tháo hoặc dỡ loại này mà không sử dụng các công cụ hoặc các quy định khác theo yêu cầu của khách hàng;

b) Loại cần được mở ra để phục vụ cho mục đích thao tác (các nắp, cửa có thể tháo rời): loại này không cần phải có các dụng cụ để mở hoặc tháo bỏ; loại này phải được trang bị các cơ cấu khóa (ví dụ: các quy định về khóa), trừ khi an toàn của người được đảm bảo bằng thiết bị liên khóa phù hợp.

Chú thích: Khuyến nghị thiết bị đóng cắt chia ngăn hoặc bọc kim loại có cửa để tiếp cận với chi tiết có điện được mở phù hợp chỉ khi gắn chết chi tiết của mạch điện chính để trần có trong ngăn được làm để có thể tiếp cận. Cũng có thể đưa ra các quy định tương đương.

6.8  Cửa sổ kiểm tra

Các cửa sổ kiểm tra tối thiểu phải có cấp bảo vệ quy định đối với vỏ.

Các cửa này phải được phủ bằng tấm trong suốt có độ bền cơ học có th so sánh với độ bền của vỏ.

Cách điện giữa các chi tiết có điện của mạch điện chính và các cửa sổ kiểm tra phải chịu được các giá trị điện áp thử nghiệm quy định trong Bảng 1 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024,

6.9  Các ô mở thông khí

Các ô mở thông khí phải được bố trí hoặc bảo vệ sao cho đảm bảo cung cấp bảo vệ như cấp bảo vệ đã được quy định đối với vỏ. Các ô mở thông khí này có thể sử dụng loại thép lưới hoặc loại khác tương tự, miễn là có độ bền cơ học phù hợp.

6.10  Vách ngăn và màng chắn

6.10.1  Yêu cầu chung

Vách ngăn và màng chắn tối thiểu phải có cấp bảo vệ theo quy định của Bảng 1.

Các vách ngăn và màng chắn làm từ vật liệu cách điện phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Cách điện giữa các chi tiết có điện của mạch điện chính và bề mặt tiếp cận của các vách ngăn và màng chắn phải chịu được các giá trị điện áp thử nghiệm quy định trong Bảng 1 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024;

b) Khác với độ bền cơ học, vật liệu cách điện phải chịu được điện áp thử nghiệm quy định trong mục a); phương pháp thử nghiệm phù hợp đưa ra trong tiêu chuẩn TCVN 9630-1:2013 phải được áp dụng;

c) Nếu dòng điện rò đi đến phía có thể tiếp cận của các vách ngăn và màng chắn cách điện theo một đường dẫn liên tục chạy trên bề mặt cách điện hoặc qua đường bị chia nhỏ bằng các khe hở không khí nhỏ, dòng này phải không lớn hơn 0,5 mA ở các điều kiện thử nghiệm quy định (xem 8.3.3.1 a)).

Các ô mở trong vỏ của cụm thiết bị đóng cắt và ở trong các vách ngăn của thiết bị đóng cắt chia ngăn hoặc thiết bị đóng cắt bọc kim loại, tại đó có các tiếp điểm của các chi tiết tháo ra được gắn với các tiếp điểm cố định phải được trang bị các màng chắn tự động làm việc chính xác trong các điều kiện làm việc bình thường để đảm bảo bảo vệ con người ở mọi vị trí xác định trong 3.3.24 đến 3.3.27 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Nếu các yêu cầu bảo trì thể hiện một loạt các tiếp điểm cố định phải có khả năng tiếp cận thông qua các màng chắn được mở, tất cả các màng chắn phải được trang bị phương thức khóa màng chắn một cách độc lập ở vị trí đóng hoặc phải có khả năng đưa màng chắn vào để ngăn sự ảnh hưởng của loạt các tiếp điểm cố định có điện.

Các dây dẫn khác ngoài các thanh cái đi qua các vách ngăn kim loại được cách điện bằng sứ cách điện hoặc các phương thức khác tương đương và các ô mở có thể được trang bị bằng sứ cách điện hoặc các màng chắn có các chi tiết phi kim loại.

6.10.2  Vách ngăn

Các vách ngăn của thiết bị đóng cắt bọc kim loại phải là kim loại và phải được nối đất.

Các vách ngăn của thiết bị đóng cắt dạng tủ và dạng ngăn có thể là phi kim loại, miễn là không thuộc vỏ với chi tiết tháo ra được ở bất kỳ vị trí nào quy định trong 3.3.25 đến 3.3.27 của tiêu chuẩn TCVN 13936- 1:2024 (trừ khi có thỏa thuận khác giữa khách hàng và đơn vị cung cấp). Nếu các vách ngăn là một phần thuộc vỏ với chi tiết tháo ra được ở bất kỳ vị trí nào trong các vị trí này, chúng phải cùng vật liệu với vỏ và phải có cấp bảo vệ theo quy định đối với vỏ. Các vách ngăn kim loại phải được nối đất.

Chú thích 1: Vách ngăn là một phần thuộc vỏ, nếu có khả năng tiếp cận bất kỳ vị trí nào quy định trong 3.3.25 đến 3.3.27 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Chú thích 2: Nếu trang bị cửa có thể đóng được ở các vị trí quy định trong 3.3.25 đến 3.3.27 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024, vách ngăn sau cửa được xem là một phần thuộc v.

6.10.3  Màng chắn

Các màng chắn của tất cả các kiểu loại cụm thiết bị đóng cắt có thể là kim loại hoặc phi kim loại.

Nếu các màng chắn làm từ vật liệu cách điện, chúng không phải là một phần thuộc vỏ. Nếu màng chắn là kim loại, chúng phải được nối đất và nếu chúng là một phần thuộc vỏ, chúng phải có cấp bảo vệ theo quy định đối với vỏ.

6.10.4  Khoảng cách cách ly

Các thiết bị để đảm bảo khoảng cách cách ly giữa các dây dẫn của mạch điện chính được xem là các thiết bị cách ly và phải tuân thủ tiêu chuẩn theo TCVN 13936-3:2024, ngoại trừ thử nghiệm thao tác cơ học (xem 8.3.5).

Đáp ứng yêu cầu về việc phải có khả năng biết được vị trí làm việc của thiết bị cách ly nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Khoảng cách cách ly là nhìn thấy được;

- Vị trí của chi tiết kéo ra được, tương ứng với chi tiết cố định là nhìn thấy rõ ràng và các vị trí tương ứng với kết nối hoàn toàn và cách ly hoàn toàn là được xác định rõ ràng;

- Vị trí của thiết bị cách ly được chỉ thị bằng thiết bị chỉ thị tin cậy.

Mọi chi tiết tháo ra được phải được gắn với chi tiết cố định để các tiếp điểm giữa chúng không được mở ra vô ý do các lực có thể xuất hin trong quá trình làm việc, đặc bit là các lực do ngắn mạch.

Phải giám sát các yêu cầu về chịu điện áp (điện mỗi) nêu trong 6.2.

6.11  Liên khóa

Các liên khóa giữa các tổng thành khác nhau trong thiết bị được trang bị vì lý do an toàn và sự thuận tiện khi thao tác. Các quy định sau là bắt buộc đối với các mạch điện chính:

a) Thiết bị đóng cắt có các chi tiết tháo ra được

Không thể tháo ra hoặc kết nối trừ khi máy cắt, thiết bị chuyển mạch, thiết bị cách ly, contacor ở vị trí mở.

Không thể thao tác máy cắt, thiết bị chuyển mạch, thiết bị cách ly hoặc contacor khi ở vị trí làm việc, trừ khi thiết bị được kết nối với mạch điện phụ và mạch điện điều khiển, và trừ khi được thiết kế để tự động mở mà không cần sử dụng mạch điện phụ và mạch điện điều khiển riêng biệt.

b) Thiết bị đóng cắt không có các chi tiết tháo ra được và được trang bị thiết bị cách ly

Phải trang bị các liên khóa để phòng ngừa thao tác của các thiết bị cách ly ở các điều kiện làm việc ngoài các điều kiện dự kiến sử dụng (xem tiêu chuẩn TCVN 13936-3:2024). Không thể thao tác thiết bị cách ly trừ khi máy cắt, thiết bị chuyển mạch hoặc contactor có liên quan ở vị trí mở. Không yêu cầu liên khóa nếu tất cả các dòng điện (bao gồm cả dòng điện sự cố) trong mạch điện được chuyển mạch tắt hoặc bật nằm trong phạm vi công suất đóng và cắt của thiết bị cách ly.

Không thể thao tác máy cắt, thiết bị chuyển mạch hoặc contactor trừ khi thiết bị cách ly có liên quan ở vị trí đóng, mở hoặc nối đất (nếu được trang bị).

Các quy định về các liên khóa thay thế phải theo thỏa thuận giữa khách hàng và đơn vị cung cấp. Đơn vị cung cấp phải đưa ra tất cả thông tin cần thiết về đặc tính và chức năng của các liên khóa.

Các thiết bị chuyển mạch nối đất có công suất đóng ngắn mạch nhỏ hơn dòng điện ngắn mạch đỉnh Îss của mạch điện phải được liên khóa với các thiết bị cách ly có liên quan.

Các thiết bị được lắp đặt trong các mạch điện chính phải được trang bị các cơ cấu khóa (ví dụ: quy định về khóa), do việc thao tác không đúng của thiết bị có thể gây ra hư hỏng hoặc các vấn đề được sử dụng để đảm bảo khoảng cách cách ly trong quá trình bảo trì.

Chú thích: Bất kể khi nào có thể thực hiện được thực tế, nên đưa ra hướng dẫn đối với các liên khóa cơ khi.

6.12  Độ tăng nhiệt

Độ tăng nhiệt lớn nhất được nêu chi tiết tại Điều 6 tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Độ tăng nhiệt phải không vượt quá khi làm việc ở dòng điện làm việc danh định và/hoặc dòng điện trong thử nghiệm độ tăng nhiệt INE hoặc Ithe và ở các trạng thái quá tải theo quy định của khách hàng đối với các điều kiện làm việc bình thường như quy định trong Phụ lục B của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024. Phải chú ý xem xét các tác động lên độ tăng nhiệt do các khối chức năng liền kề và mọi thiết bị phát nhiệt chống đọng nước được cấp điện lâu dài.

Ngoài ra, các mạch điện phụ và mạch điện điều khiển cũng như các thiết bị phụ phải mang dòng điện trong thử nghiệm tăng nhiệt độ (đối với các thiết bị chuyển mạch) hoặc dòng điện làm việc danh định của chúng (đối với các thiết bị khác).

Cho dù các sự cố có thể làm độ tăng nhiệt vượt quá các quy định trên nhưng không được gây ra hư hỏng hoặc biến dạng vĩnh cửu trong cụm thiết bị đóng cắt.

6.13  Độ bền điện môi

Độ bền điện môi và các khoảng cách cách ly phải thỏa mãn các yêu cầu quy định trong 4.2 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Khi không thể thực hiện ngắt kết nối cáp điện đối với các thử nghiệm điện môi từ cụm thiết bị đóng cắt, các chi tiết mà vẫn duy trì kết nối với cáp điện phải có khả năng chịu được các giá trị điện áp thử nghiệm đối với cáp điện được quy định cho cáp điện.

6.14  Sơn và hoàn thiện

Vật liệu bằng thép (ngoài thép không rỉ) và các vật liệu khác của vỏ phải được xử lý phù hợp với cấp bảo vệ chống ăn mòn đã được chấp thuận.

6.15  Phát thải tiếng ồn

Phải giảm thiểu tối đa độ phát thải tiếng ồn từ tất cả các thiết bị. Mức độ phát thải tiếng ồn trong quá trình cắt của dòng điện làm việc bình thường danh định INE phải được nhà cung cấp quy định nếu có yêu cầu.

Phương pháp đo phải được quy định rõ.

6.16  Làm mát và sấy nóng

Tất cả thiết bị phải được làm mát tự nhiên trừ khi có quy định khác giữa khách hàng và đơn vị cung cấp.

Phải trang bị các thiết bị sấy nóng không khí, được đặt ở vị trí không bị tích tụ độ ẩm trên các bộ phận bên trong nếu cần đối với các điều kiện làm việc được khách hàng quy định.

6.17  Nhiệt độ làm việc của thiết bị phụ và thiết bị điều khiển

Thiết bị phụ và thiết bị điều khiển khi được lắp đặt trong thiết bị đóng cắt phải làm việc phù hợp ở hiệu năng danh định ở nhiệt độ môi trường cục bộ xung quanh được ghi lại trong phạm vi của vỏ.

6.18  Dòng điện danh định chịu được trong thời gian ngắn của các thanh cái

Các thanh cái phải chịu được dòng điện danh định chịu được trong thời gian ngắn (INcw).

Chú thích: Giá trị INcw , có cùng giá trị với INss của máy cắt trên đường dây trong thời gian 0,25 s.

Theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng, có thể trang bị bảng chuyển mạch tại trạm trung gian liên kết với dòng điện danh định chịu được trong thời gian ngắn của thanh cái INcw giảm khi dòng điện sự cố Icw thường có biên độ thấp hơn ở trạm điện. Nếu trạm liên kết cần được nâng cấp thành trạm chỉnh lưu sau này, khi đó khách hàng phải chỉ rõ thời đim đặt hàng, yêu cầu và phải xác định yêu cầu về dòng điện danh định chịu được trong thời gian ngắn INcw.

7  Thông tin và ghi nhãn

7.1  Thông tin

Tất cả các bên phải trao đổi mọi thông tin cần thiết để đảm bảo cụm thiết bị đóng cp phù hợp với nhiệm vụ dự kiến. Tổng hợp thông tin cần thiết được quy định tại Phụ lục A.

7.2  Ghi nhãn

Tất cả các nhãn cần thiết phải được ghi nhãn không thể tẩy xóa và được đưa ra khi cần thiết cho các mục đích an toàn, định danh, hướng dẫn và cung cấp thông tin. Các bộ phận gắn vào nâng và đầu cực nối đất phải được dập theo ký hiệu. Các chỉ thị sau phải được đặt trên vỏ của cụm thiết bị đóng cắt bằng một hoặc nhiều biến danh định ở vị trí có thể nhìn thấy phù hợp trên cấu trúc không thể tháo rời được.

Các thông tin sau đây phải được in lên trên chính thiết bị hoặc in lên trên một hoặc nhiều biển thông số và gắn với thiết bị đó:

a) Tên của nhà sản xuất hoặc nhãn hiệu thương mại;

b) Tham chiếu đến tiêu chuẩn này;

c) Ký hiệu kiểu loại;

d) Ký hiệu và số sê-ri;

e) Năm sản xuất;

f) Điện áp danh định UNe của các mạch điện chính;

g) Điện áp danh định UNe của các mạch điện phụ và mạch điện điều khiển;

h) Dòng điện làm việc danh định INe của các mạch điện chính và thanh cái;

i) Dòng ngắn mạch danh định INss ;

j) Dòng điện danh định chịu được trong thời gian ngắn của các thanh cái INcw;

k) Dòng sự cố nối đất danh định INcwe ;

l) Cấp bảo vệ đối với vỏ và các vách ngăn (nếu khác nhau);

m) Phù hợp với các yêu cầu làm việc khác với các yêu cầu được xem là bình thường (xem Điều 4 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024 - được ghi trên một nhãn riêng).

8  Thử nghiệm

8.1  Yêu cầu chung

Các yêu cầu chung liên quan đến các thử nghiệm được quy định trong Điều 7 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Phải thực hiện các thử nghiệm như được mô tả trong các điều khoản có liên quan của tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024 nếu phù hợp. Đối với các vấn đề mang tính quy trình không được đề cập trong các tiêu chuẩn này, có thể tham chiếu đến các tiêu chuẩn IEC hoặc tiêu chuẩn Châu Âu khác quy định về thiết bị tương đương.

Trừ khi có quy định khác, phải thực hiện các thử nghiệm ở các giá trị làm việc danh định: dòng điện, điện áp, tần số (nếu cần). Áp suất không khí (nếu cần). Áp dụng tương tự cho toàn bộ cụm thiết bị đóng cắt (chính, điều khiển và phụ) và phù hợp với các giá trị được quy định trong Điều 5.

Trừ khi được quy định khác, các biến số thử nghiệm phải trong phạm vi dung sai được thể hiện trong Bảng 6 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Đối với tất cả các thử nghiệm, nhiệt độ môi trường xung quanh được đo và ghi lại trong báo cáo thử nghiệm.

Các thử nghiệm được nêu chi tiết trong tiêu chuẩn này chỉ là các thử nghiệm xác nhận tính chính xác của thiết kế cụm thiết bị đóng cắt, cũng như tính chính xác của việc lắp ráp thiết bị và lắp đặt cáp điện.

Mỗi tổng thành phải được thử nghiệm trước khi được lắp ráp, phù hợp với tiêu chuẩn có thể áp dụng.

Khi nhà sản xuất cung cấp cả thiết bị bên trong và cụm thiết bị đóng cắt, nhà sản xuất có thể thực hiện các thử nghiệm kết hợp để thử nghiệm thiết bị trong ngăn cuối cùng của thiết bị (hoặc trong ngăn tương đương), để tránh lặp lại trong các thử nghiệm.

8.2  Danh mục các thử nghiệm có thể áp dụng

Dựa trên các yêu cầu trên, các thử nghiệm có thể áp dụng được tổng hợp trong Bảng 2.

Bảng 2 - Danh mục các thử nghiệm có thể áp dụng

Mô tả thử nghiệm

Loại

Tiểu mục

Xác nhận sự phù hợp với bản vẽ chế tạo và đặc tính kỹ thuật của cụm thiết bị

Xuất xưởng

8.3.1

Thao tác

Xuất xưởng

8.3.2

Chịu điện áp (điện môi):

 

 

- Chịu xung

Kiểu loại

8.3.3.2

- Điện áp tần số công nghiệp

Kiểu loại và xuất xưởng

8.3.3.3

Dòng điện chịu được trong thời gian ngắn

 

 

- Mạch điện chính

Kiểu loại

8.3.4.1

- Thanh cái

Kiểu loại

8.3.4.2

- Mạch điện nối đất

Kiểu loại

8.3.4.3

Thao tác cơ học

Kiểu loại

8.3.5

Kiểm tra xác nhận cấp bảo vệ

Kiểu loại

8.3.6

Độ tăng nhiệt

Kiểu loại

8.3.7

Thao tác điện

Kiểu loại

8.3.8

Thử nghiệm phóng hồ quang bên trong

Kiểu loại

8.3.9

8.3  Thực hiện các thử nghiệm

8.3.1  Kiểm tra xác nhận sự phù hợp với các bản về chế tạo và các đặc tính của cụm thiết bị

8.3.1.1  Kiểm tra xác nhận sự phù hợp với các bản vẽ chế tạo

Cụm thiết bị được thử nghiệm phải đặc trưng cho kiểu loại thiết bị được sản xuất và phải phù hợp với tất cả các chi tiết chính trong các bản vẽ chế tạo.

8.3.1.2  Đo điện trở của các mạch điện chính

Phải tiến hành đo điện trở của các mạch chính khi cụm thiết bị đóng cắt ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Phép đo này phải xác nhận tính chính xác trong quá trình thao tác lắp ráp, bằng cách so sánh với các giá trị điện trở ghi được trong các thử nghiệm trên các bộ phận hoặc cụm thiết bị tương tự.

8.3.2  Thử nghiệm thao tác

Các thử nghiệm thao tác được thực hiện để đảm bảo các thiết bị chuyển mạch và các chi tiết tháo ra được tuân thủ các điều kiện làm việc cho trước và các liên khóa cơ học làm việc chính xác.

Thử nghiệm này được thực hiện ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, phù hợp với 7.3.1 tiêu chuẩn TCVN 13936- 1:2024.

Các mạch điện phụ và mạch điện điều khiển sẽ được cấp điện áp danh định (nếu mắc song song) hoặc dòng điện phù hợp (nếu mắc nối tiếp).

Từng thiết bị chuyển mạch, chi tiết tháo ra được, liên khóa cơ khí và trình tự thao tác về điện hoặc cơ học phải được thử nghiệm 5 lần thao tác hoặc 5 lần thử theo từng chiều. Thử nghiệm phải bao gồm cả kiểm tra trực quan.

Khách hàng có thể yêu cầu các thử nghiệm này được lặp lại tại hiện trường sau khi lắp đặt.

8.3.3  Thử nghiệm điện môi

8.3.3.1  Điều kiện thử nghiệm

Phải tham chiếu đến 7.5 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Các giá trị thử nghiệm phải như được quy định trong Bảng 1 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Vỏ được thử nghiệm phải được lắp đặt hoàn chỉnh như khi làm việc bình thường và ở các điều kiện môi trường xung quanh nêu trong Phụ lục B của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Do sự khác nhau rất nhiều giữa các thiết kế, sẽ không khả thi khi đưa ra các hướng dẫn cụ thể về các thử nghiệm được thực hiện trên mạch điện chính, nhưng về mặt nguyên tắc có thể bao gồm các thử nghiệm sau:

a) Giữa mạch điện chính và đất

Điện áp thử nghiệm quy định phải được tác dụng bằng cách kết nối dây dẫn điện dương của mạch điện chính với đầu cực điện áp cao của nguồn cung cấp điện thử nghiệm. Dây dẫn điện âm của mạch điện chính và các mạch điện phụ được kết nối với dây dẫn hoặc khung nối đất và đầu cực nối đất của nguồn cung cấp điện thử nghiệm. Thử nghiệm này phải được lặp lại với dây dẫn điện âm được cấp điện và dây dẫn điện dương nối đất.

Thử nghiệm điện môi phải được thực hiện khi tất cả các thiết bị chuyển mạch mở và tất cả các chi tiết tháo ra được ở vị trí làm việc.

Các kết nối điện phải được bắc cầu với các tiếp điểm của thiết bị chuyển mạch.

Đối với các thử nghiệm điện môi này, các thiết bị biến dòng, mọi cơ cấu nhả quá dòng trực tiếp hoặc hiển thị quá dòng và hộp đấu cáp điện (được đặt ở một số cấu hình nếu nghi ngờ về tình huống bất lợi nhất, nếu cần) được khuyến nghị lắp đặt như trong quá trình làm việc bình thường.

Phải chú ý đến thực tế các thiết bị biến dòng (hoặc các máy biến áp a.c nếu có), bộ thu sét, cầu chì và thiết bị điện tử có thể không phù hợp với điện áp thử nghiệm được tác dụng ở các đầu cực của ngăn hoặc cụm thiết bị và phải được ngắt kết nối, nối đất, ngắn mạch khi có thể, trước khi thử nghiệm và thử nghiệm riêng biệt.

Ngoài ra, khi thiết bị được kết nối với mạch điện hồi lưu hoặc với đất, kết nối này phải được loại bỏ trước khi thử nghiệm ở cấp cách điện danh định của thiết bị đóng cắt.

Các ô cửa kiểm tra, vách ngăn và màng chắn bằng vật liệu cách điện phải được phủ trên phía có thể tiếp cận trong quá trình thao tác và bảo trì, ở tình huống bất lợi nhất khi thử nghiệm, với lá kim loại hình tròn hoặc hình vuông có diện tích lớn nhất có thể nhưng không vượt quá 0,01 m2, dải này phải được nối đất. Trong trường hợp nghi ngờ tình huống bất lợi nhất, thử nghiệm phải được lặp lại với các tình huống khác nhau. Để thuận tiện cho việc thử nghiệm, tùy theo thỏa thuận giữa khách hàng và đơn vị cung cấp, có thể áp dụng nhiều hơn một lá kim loại đồng thời hoặc các chi tiết lớn hơn bằng vật liệu cách điện có thể được phủ.

b) Đi qua khoảng cách cách ly

Từng khoảng cách cách ly của mạch điện chính phải được thử nghiệm bằng cách sử dụng điện áp thử được quy định trong Bảng 1 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024, và thỏa mãn các yêu cầu trong 6.2. Khoảng cách cách ly có thể là khoảng cách giữa 2 chi tiết trên mạch điện chính dự định được kết nối với chi tiết tháo ra được hoặc kéo ra được.

Nếu ở vị trí ngắt kết nối, màng chắn kim loại nối đất được đặt vào giữa các tiếp điểm nhả để đảm bảo việc cách ly, khe hở không khí giữa màng chắn kim loại nối đất và các chi tiết mang điện chỉ phải chịu các giá trị điện áp thử nghiệm yêu cầu nối đất.

Nếu ở vị trí ngắt kết nối và vị trí thử nghiệm (nếu được trang bị), không có màng chắn kim loại hoặc vách ngăn giữa chi tiết cố định và chi tiết kéo ra được, phải áp dụng các giá trị điện áp thử nghiệm được quy định qua khoảng cách cách ly.

Giữa các tiếp điểm cách ly cố định và di động dự kiến được gắn vào, và

Giữa tiếp điểm cách ly cố định trên phía thanh cái và tiếp điểm cách ly cố định trên phía mạch điện. Cả 2 khoảng cách cách ly trực tiếp giữa các tiếp điểm cách ly cố định và khoảng cách cách ly được thiết lập qua chi tiết chuyển mạch kéo ra được phải được thử nghiệm.

Khi được khách hàng quy định, hiệu năng chịu điện môi giữa phía thanh cái và phía mạch điện phải được chứng minh, sử dụng điện áp thử được quy định qua khoảng cách cách ly cùng với máy cắt kiểu ngăn kéo ở vị trí làm việc và mở.

8.3.3.2  Thử nghiệm chịu điện áp xung

Thử nghiệm kiểu loại chịu điện áp xung có thể áp dụng cho các mạch điện trong cụm thiết bị đóng cắt có điện áp cách điện danh định vượt quá 2 500 V.

Thiết bị đóng cắt phải được thử nghiệm chịu điện áp xung phù hợp với 7.5.1 của tiêu chuẩn TCVN 13936- 1:2024. Phải tác dụng 3 xung dương và 3 xung âm và không được phát sinh tia lửa điện, ở giai đoạn cuối thử nghiệm, phải tiến hành thử nghiệm chịu tần số công nghiệp phù hợp với các yêu cầu của 8.3.3.3.

Các thiết bị chuyển đổi điện áp, máy biến áp, cầu chì, ... (xem 8.3.3.1 a)) có thể được thay thế bằng mô hình tái tạo cấu hình trường kết nối điện áp cao.

Các thiết bị bảo vệ quá áp phải được ngắt kết nối hoặc tháo ra. Các thiết bị chuyển đổi dòng điện phụ phải được ngắn mạch và nối đất.

Trong quá trình thử nghiệm chịu điện áp xung, đầu cực nối đất của máy phát xung phải được nối với đất và nối với vỏ kim loại nếu có. Ngoại trừ trong các thử nghiệm phù hợp với 8.3.3.1 b), điểm giữa hoặc điểm trung gian khác của nguồn cung cấp điện phải được nối đất và nối với vỏ kim loại sao cho điện áp xuất hiện giữa bất kỳ chi tiết có điện nào và vỏ không được vượt quá điện áp thử nghiệm được quy định trong 8.3.3.1 a).

8.3.3.3  Thử nghiệm chịu điện áp tàn số công nghiệp đối với mạch điện chính và mạch điện phụ

Thử nghiệm chịu điện áp tần số công nghiệp là thử nghiệm xuất xưởng, được thực hiện phù hợp với mục 7.5.2 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024. Thử nghiệm này cũng là một phần trong thử nghiệm kiểu loại chịu điện áp xung trong 8.3.3.2. Thử nghiệm này được thực hiện bằng cách tác dụng lên các đầu cực của từng khu vực mạch điện một giá trị điện áp thử nghiệm tần số công nghiệp tương ứng với cấp cách điện danh định được chỉ định cho khu vực mạch điện có liên quan, khi tất cả các khu vực khác được nối đất.

Thử nghiệm này phải được thực hiện với thiết bị kéo ra được ở vị trí kết nối và được thực hiện lặp lại khi ở vị trí ngắt kết nối.

Như được quy định trong 8.3.3.1 a), các khu vực mạch điện phải được phân chia, và thiết bị điện tử, các thiết bị chuyển đổi và máy biến áp (nếu có) phải được ngắt kết ni hoặc ngắn mạch.

Chú thích: Thuật ngữ “khu vực mạch điện" được xác định trong 1.3.1.3 của tiêu chuẩn EN 50124-1.

Điện áp thử nghiệm phải từ 0 V đến mức quy định trong 5 s và duy trì trong 60 s.

Thiết bị đóng cắt phải được xem là thử nghiệm đạt yêu cầu nếu không xảy ra phóng điện đánh thủng.

8.3.4  Thử nghiệm dòng điện chịu được trong thời gian ngắn

8.3.4.1  Thử nghiệm trên mạch điện chính

Mạch điện chính chỉ được thử nghiệm trong điều kiện này khi được lắp cùng các thiết bị chuyển mạch mà cũng có yêu cầu trị số dòng điện chịu được trong thời gian ngắn. Các thiết bị này là các thiết bị cách ly và tất cả các thiết bị trong mạch điện hồi lưu. Xem 3.2.7 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Các mạch điện chính phải được thử nghiệm để kiểm tra xác nhận khả năng mang dòng điện chịu được trong thời gian ngắn danh định và dòng điện đỉnh ở các điều kiện lắp đặt và sử dụng dự kiến, ví dụ: chúng phải được thử nghiệm như khi lắp đặt trong thiết bị đóng cắt với tất cả các tổng thành có liên quan ảnh hưởng đến hiệu năng hoặc thay đổi dòng điện mạch ngắn.

Với các thử nghiệm này, các thiết bị kết nối ngắn đến các thiết bị chuyển đổi không được xem là một phần thuộc mạch điện chính.

Các thiết bị kết nối ngắn và trực tiếp giữa các mạch điện có dòng điện ngắn mạch cao và các thiết bị giới hạn dòng điện có thể được thử nghiệm bằng dòng điện ngắn mạch giảm bớt.

Các mạch điện chứa các thiết bị giới hạn dòng điện hoặc các máy cắt sử dụng các thiết bị đóng cắt nối tiếp 2 chiều không cần phải thử nghiệm. Tuy nhiên, phải thử nghiệm các mạch điện của máy cắt 1 chiều với hướng dòng điện sao cho không gây ra cắt mạch.

Giá trị INcw của mạch điện chính không cần phải giống với giá trị của các thanh cái chính, nhưng tối thiểu phải là tỷ lệ với giá trị của dòng điện ngắn mạch thường gặp trong quá trình trình thiết bị làm việc. Do các thử nghiệm này thường chỉ được áp dụng cho các mạch điện đầu vào/chỉnh lưu, các yêu cầu được nêu trong 5.3.4.2, Bảng 3 tiêu chuẩn TCVN 13936-2:2024.

Cấu hình bố trí thử nghiệm phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm và phi tuân thủ theo các quy định trong 8.3.9 của tiêu chuẩn TCVN 13936-2:2024.

Thử nghiệm được xem là thỏa mãn nếu mạch đin chính, các tổng thành và vỏ không bị biến dạng vĩnh cửu hoặc hư hỏng.

8.3.4.2  Thử nghiệm trên thanh cái

Thử nghiệm trên các thanh cái chính phải là giá trị được chỉ định đối với dòng điện danh định chịu được trong thời gian ngắn INcw của các thanh cái. Giá trị danh định này có thể khác so với giá trị được chỉ định cho các thiết bị kết nối của mạch điện chính.

Cấu hình bố trí thử nghiệm phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm và phải tuân thủ theo các quy định trong 8.3.9 của tiêu chuẩn TCVN 13936-2:2024

Các thanh cái phải được thử nghiệm để kiểm tra xác nhận khả năng mang dòng điện danh định chịu được trong thời gian ngắn và dòng điện đỉnh ở các điều kiện lắp đặt và sử dụng dự kiến, ví dụ: chúng phải được thử nghiệm như khi lắp đặt trong thiết bị đóng cắt với tất cả các tổng thành có liên quan ảnh hưởng đến hiệu năng.

Bố trí thử nghiệm như được thể hiện trong Hình 1 và phải bao gồm các thanh cái ở ít nhất 3 khu vực của thiết bị đóng cắt, bao gồm tối thiểu một thiết bị kết nối mạch điện chính (kết nối T). Kích thước của dây dẫn kết nối mạch điện chính phải là khu vực nhỏ nhất có cùng giá trị danh định INcw, trừ khi theo thỏa thuận khác giữa khách hàng và nhà cung cấp.

Phải thực hiện một kết nối thử nghiệm với kết nối mạch điện chính thông qua phía thanh cái được ngắt kết nối ở một đầu thanh cái. Kết nối thử nghiệm khác phải nối với thanh cái ở phía đối diện của thanh cái, hoặc với kết nối mạch điện chính thông qua phía thanh cái được ngắt kết nối ở cuối thanh cái theo tùy chọn của nhà sản xuất.

Nếu thanh cái có cùng giá trị danh định INcw như mạch điện chính, khi đó cho phép thực hiện thử nghiệm kết hợp với các mô tả trong 8.3.4.1.

Quy trình thử nghiệm và chỉ tiêu đạt như trong 8.3.4.1.

Hình 1 - Bố trí thử nghiệm đối với thử nghiệm dòng điện chịu được trong thời gian ngắn trên các thanh cái

8.3.4.3  Thử nghiệm trên các mạch điện nối đất

Dây dẫn nối đất, thiết bị kết nối nối đất và các thiết bị nối đất của thiết bị đóng cắt phải được thử nghiệm để kiểm tra xác nhận khả năng chịu dòng điện sự cố nối đất INcwe trong khoảng thời gian quy định ở điều kiện nối đất và hoặc hồi lưu của hệ thống, ví dụ: chúng phải được thử nghiệm như khi lắp đặt trong thiết bị đóng cắt với tt cả các tổng thành có liên quan ảnh hưởng đến hiệu năng hoặc thay đổi dòng điện ngắn mạch. Giá trị dòng điện sự cố nối đất nhỏ nhất phải là 10 kA (chịu được) trừ khi có quy định khác được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp.

Thử nghiệm dòng điện sự cố nối đất danh định phải được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn cung cấp điện một chiều.

Thử nghiệm này chỉ áp dụng khi các thiết bị nối đất được sử dụng kết nối các dây dẫn chính với cực đất của bảng mạch điều chỉnh. Dòng điện sự cố nối đất danh định được chỉ định trên cơ sở này. Khách hàng phải chỉ định giá trị danh định này dựa theo đường hồi lưu liên quan với mạch nối đất. Các trường hợp khác theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp.

Khi các thiết bị nối đất là các chi tiết tự tháo ra được, khi đó kết nối đất giữa chi tiết cố định và chi tiết tháo ra được phải được thử nghiệm ở các điều kiện sự cố nối đất. Dòng điện sự cố nối đất phải chạy giữa dây dẫn nối đất và khung của chi tiết có thể tháo ra được.

Sau khi thử nghiệm, một số biến dạng và hư hỏng của dây dẫn nối đất (nhưng không phải là dây dẫn hồi lưu), các thiết bị kết nối đất hoặc thiết bị ni đất là được phép nhưng phải đảm bảo tính liên tục của mạch điện.

8.3.5  Thử nghiệm thao tác cơ học

8.3.5.1  Các thiết bị chuyển mạch và các chi tiết tháo ra được

Các thiết bị chuyển mạch phải hoàn thành các thử nghiệm quy định trong tiêu chuẩn TCVN 13936-2:2024 hoặc tiêu chuẩn TCVN 13936-3:2024 trước khi được lắp đặt. Đối với thử nghiệm kiểu loại, khi được lắp trong thiết bị đóng cắt, các thiết bị chuyển mạch phải được thao tác 50 lần khi mạch điện chính được ngừng cung cấp điện. Các chi tiết tháo ra được phải được tháo ra 25 lần và lắp vào 25 lần để kiểm tra xác nhận sự hoạt động phù hợp của thiết bị.

8.3.5.2  Liên khóa

Liên khỏa phải được thiết lập ở vị trí dự kiến để phòng ngừa việc thao tác của các thiết bị chuyển mạch và việc tháo ra hoặc lắp vào của các chi tiết tháo ra được. Phải thực hiện 50 lần thao tác các thiết bị chuyển mạch và 25 lần tháo ra và 25 lần lắp vào các chi tiết tháo ra được. Trong các thử nghiệm này, chỉ sử dụng các lực thao tác bình thường và không thực hiện điều chỉnh cho các thiết bị chuyển mạch, các chi tiết tháo ra được hoặc liên khóa.

Các liên khóa được xem là phù hợp nếu

a) Các thiết bị chuyển mạch không thể thao tác được;

b) Việc tháo ra và lắp vào của các chi tiết tháo ra được bị chặn;

c) Các thiết bị chuyển mạch, các chi tiết tháo ra được và các liên khóa làm việc đúng theo trình tự và lực để thao tác chng thực tế giống nhau trước và sau khi thử nghiệm.

8.3.6  Kiểm tra xác nhận cấp bảo vệ

Các thử nghiệm để kiểm tra xác nhận cấp bảo vệ được thể hiện bằng chữ số đầu tiên phải được thực hiện phù hợp với các yêu cầu quy định trong Điều 12 của tiêu chuẩn TCVN 4255:2008 về bảo vệ chống lại tiếp cận các chi tiết có tính nguy hiểm. Các yêu cầu chung khi thử nghiệm phải thỏa mãn Điều 11 của TCVN 4255:2008.

8.3.7  Thử nghiệm độ tăng nhiệt

Độ tăng nhiệt của các tổng thành khác nhau phải được lấy theo nhiệt độ không khí xung quanh và không được vượt quá các giá trị quy định trong Điều 6 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Chú thích: Nhiệt độ không khí cục bộ xung quanh trong thiết bị có thể khác với nhiệt độ môi trường tiêu chuẩn, nhiệt độ này được lấy bên ngoài vỏ, do sự gia nhiệt lẫn nhau từ các thiết bị liền kề.

Nếu thiết kế thiết bị đóng cắt đưa ra các tổng thành hoặc bố trí thay thế, phải thực hiện thử nghiệm thiết bị đóng cắt với các tổng thành hoặc bố trí mà tạo ra các điều kiện bất lợi nhất.

8.3.7.1  Nhiệt độ môi trường xung quanh

Nhiệt độ không khí xung quanh tiêu chuẩn theo quy định tại 3.2.26 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024 là nhiệt độ trung bình của không khí bên ngoài vỏ. Phải đo nhiệt độ này trong % thời gian thử nghiệm cuối cùng bằng cách lấy tối thiểu 3 thiết bị đo nhiệt độ được phân bố đều xung quanh cụm thiết bị đóng cắt, ở vị trí bằng một nửa chiều cao vỏ và cách vỏ 1 m. Các thiết bị phải được bảo vệ từ dòng không khí bên ngoài và nguồn nhiệt hoặc làm mát.

8.3.7.2  Thử nghim độ tăng nhiệt của các mạch điện chính và các thanh cái

Thử nghiệm này phải được thực hiện phù hợp với 7.4 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Các kích thước của các dây dẫn thử nghiệm và cấu hình bố trí thử nghiệm phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm và phải tuân thủ theo các quy định trong 7.4 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Có thể thực hiện bố trí thử nghiệm độ tăng nhiệt trên các mạch điện chính trên khu vực thiết bị đóng cắt độc lập như thể hiện trong Hình 2. Mạch điện chính phải mang dòng điện làm việc danh định INe và/hoặc dòng điện trong thử nghiệm độ tăng nhiệt Ithe (theo thỏa thuận).

Bố trí thử nghiệm độ tăng nhiệt trên các thanh cái như được thể hiện trong Hình 3 và phải có các thanh cái ở tối thiểu 3 khu vực của thiết bị đóng cắt. Từng khu vực của thiết bị đóng cắt phải bao gồm thiết bị kết nối mạch điện chính, thiết bị kết nối này phải có giá trị dòng điện danh định bình thường nhỏ nhất đối với dải thiết bị liên quan nếu nó không mang dòng điện thử nghiệm. Các thanh cái phải mang dòng điện làm việc danh định INe và/hoặc dòng điện trong thử nghiệm độ tăng nhiệt Ithe (theo thỏa thuận).

Các thiết bị kết nối thử nghiệm phải nối đến các đầu thanh cái hoặc đến một hoặc các kết nối mạch điện chính thay thế trong khu vực cuối của thiết bị đóng cắt thông qua phía thanh cái ngắt kết nối. Các kết nối này khi đó phải có các giá trị danh định của dây dẫn không lớn hơn thanh cái.

Khi các thanh cái và mạch điện chính có cùng giá trị dòng điện danh định, nhà sản xuất có thể kết hợp các thử nghiệm mạch điện chính và thanh cái.

Các kết quả thử nghiệm độ tăng nhiệt mạch điện chính là các kết quả đo được trên khu vực của mạch chính và các kết quả thử nghiệm độ tăng nhiệt thanh cái là các kết quả được đo trên khu vực trung tâm của thanh cái thiết bị đóng cắt.

Hình 2 - Bố trí thử nghiệm đối với thử nghiệm độ tăng nhiệt trên các mạch điện chính

Hình 3 - Bố trí thử nghiệm đối với thử nghiệm độ tăng nhiệt trên các thanh cái

Phải chú ý giảm thiểu các lỗi hiển thị do độ dốc đường nhiệt độ cao.

Khi thử nghiệm các khối chức năng độc lập, các khối liền kề nên mang các dòng điện tạo ra tổn thất công suất tương ứng với điều kiện danh định. Có thể chấp nhận mô phỏng các điều kiện tương đương bằng các bộ sưởi hoặc cách nhiệt, nếu thử nghiệm không thể được thực hiện ở các điều kiện thực tế.

8.3.7.3  Thử nghiệm độ tăng nhiệt đối với các mạch điện phụ và mạch điện của thiết bị điều khiển

Khi không thể mô phỏng tải trong tất cả các mạch điện phụ và mạch điện điều khiển trong quá trình thử nghiệm theo 8.3.7.2, nhiệt độ cục bộ lớn nhất trong tất cả các ngăn và các vị trí đặt các mạch điện điều khiển và mạch điện phụ phải được đo và ghi lại. Thử nghiệm này phải được xem là thỏa mãn nếu nhiệt độ môi trường cục bộ xung quanh nằm trong dải nhiệt độ môi trường thiết kế đối với thiết bị phụ và thiết bị điều khiển.

Đối với các mạch điện và tổng thành làm việc gián đoạn, phải áp dụng các yêu cầu trong 7.4.4 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

8.3.8  Thử nghiệm thao tác điện

Thử nghiệm kiểu loại này áp dụng khi một số thiết bị chuyển mạch chính hoặc chính và phụ được lắp đặt trong một ngăn độc lập để đánh giá sự ảnh hưởng lẫn nhau của thiết bị trong ngăn. Áp dụng thử nghiệm này cho cả các thiết bị chuyển mạch dự định làm việc độc lập và các thiết bị chuyển mạch dự định làm việc theo trình tự. Thử nghiệm này được thực hiện trong các điều kiện phòng thí nghiệm.

Bố trí thử nghiệm phải tuân thủ theo các yêu cầu trong 7.3.2 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024.

Quy trình thử thể hiện việc mở lần lượt tất cả các thiết bị chuyển mạch trong mạch điện chính.

Khi các thiết bị chuyển mạch dự kiến để làm việc độc lập, khi đó chúng làm việc lần lượt từng thiết bị một, ví dụ: từ cái lớn hơn đến cái nhỏ hơn, với khoảng thời gian lớn nhất giữa các lần mở liên tiếp là 2 s.

Nếu thiết bị chuyển mạch dự kiến làm việc theo trình tự, khi đó thiết bị phải được tái lập lại trong khai thác trong khung thời gian dự kiến.

Trình tự mở phải được lặp lại 5 lần. Khoảng thời gian giữa 2 lần mở liên tiếp phải không vượt quá 7 s.

Các thiết bị chuyển mạch khác phải ngắt được dòng điện làm việc danh định hoặc dòng điện ngắt lớn nhất, tùy dòng nào thấp hơn.

Tất cả các thiết bị chuyển mạch phải vượt qua thử nghiệm này nếu chúng làm việc chính xác và chịu được thử điện áp tại 8.3.3.3 nhưng với điện áp có giá trị điện áp xoay chiều hiệu dụng bằng INe × .

Tất c các thiết bị chuyển mạch được thử nghiệm kiểu loại độc lập trong các điều kiện khác với các điều kiện của mục này (ví dụ: trong môi trường không khí mở hoặc trong ngăn rộng hơn ngăn của cụm thiết bị đóng cắt được yêu cầu) phải được thử nghiệm thao tác điện theo thử nghiệm kiểu loại, được thực hiện lại trong ngăn của cụm thiết bị đóng cắt này.

8.3.9  Thử nghiệm phóng hồ quang bên trong

Thử nghiệm phóng hồ quang bên trong là thử kiểu loại và phải được thực hiện nếu dòng điện ngắn mạch danh định ở các điều kiện phỏng hồ quang bên trong (INarc) được chỉ định cho thiết bị. Thử nghiệm này phải được thực hiện theo quy trình quy định trong Phụ lục B. Ch tiêu để đạt thử nghiệm được đưa ra trong Mục B.5.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Thông tin được yêu cầu

A.1  Yêu cu chung

Tham chiếu đến Điều 7, phụ lục này đưa ra một bản tóm tắt các loại thông tin có thể được sử dụng làm hướng dẫn để thực hiện Điều 7.

A.2  Chỉ dẫn kỹ thuật mua sắm

Nên bao gồm các nội dung sau đây, nếu có, trong chỉ dẫn kỹ thuật mua sắm do khách hàng đưa ra để cung cấp các yêu cầu kỹ thuật chính xác cho các hệ thống lắp đặt cụ thể:

a) Chi tiết về hệ thống

1) Điện áp hệ thống;

2) Mô tả toàn diện hệ thống điện kéo, bao gồm điện áp, ray trên cao/ray thứ ba/ray thứ tư, nối đất (bao gồm mọi liên kết hồi lưu về cực đất);

3) Mô tả quá áp thoáng qua và quá áp ngắn hạn xuất hiện, bao gồm tần suất xuất hiện, giá trị đỉnh và thời gian;

4) Sự cố nối đất hệ thống và các cáp ngắn mạch, bao gồm tần số sự cố;

5) Mô tả, số lượng và các đặc tính danh định của mọi thiết bị chống sét được lắp đặt trong hệ thống.

b) Các điều kiện làm việc

1) Các điều kiện làm việc khác với các điều kiện được xác định là “bình thường” (xem 4.1 của tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024).

c) Chi tiết về lắp đặt và tổng thành

1) Chi tiết về các tòa nhà đặt thiết bị;

2) Chi tiết về các yêu cầu hiện trường bao gồm, các kế hoạch hiện trường và hệ thống tham chiếu lưới quốc gia;

3) Chi tiết về bố trí vận chuyển và chuyển giao đến hiện trường, bao gồm các kích thước đóngi lớn nhất và nếu phù hợp là các điểm chuyển giao danh định;

4) Chi tiết về các yêu cầu làm việc tại hiện trường, bao gồm các giờ làm việc dự kiến và bố trí tiếp cận, cung cấp điện, ...

d) Giá trị danh định của thiết bị đóng cắt và các thử nghiệm

1) Dữ liệu được đề cập trong Điều 5 được khách hàng đưa ra;

2) Giá trị danh định về dòng điện của các thanh cái có vỏ;

3) Giá trị danh định về dòng điện chịu được trương thời gian ngắn của các thanh cái;

4) Các yêu cầu đối với các thử nghiệm đặc biệt.

e) Cấu hình tủ đóng cắt điện và các đặc tính kỹ thuật

1) Sơ đồ đường dây đơn về các vị trí liên quan đến xác định thiết bị nằm trong chỉ dẫn kỹ thuật;

2) Danh mục các khối chức năng được cung cấp và sơ đồ cơ bản của cụm thiết bị;

3) Các đặc tính cụ thể liên quan đến Điều 6;

4) Cấp IP cần thiết (xem Bảng 1);

5) Các yêu cầu về kết cấu đặc biệt, ví dụ:

i) Sự phân chia các mạch điện kéo, mạch điện phụ và mạch điện điều khiển,

ii) Các ngăn riêng biệt cho các thiết bị phụ và thiết bị điều khiển,

iii) Liên khóa an toàn,

iv) Các thiết bị chuyển mạch cố định/kéo ra được và các vị trí thử nghiệm,

v) Đầu vào cho các thiết bị kết nối bên ngoài;

6) Các yêu cầu đặc biệt về các giá trị giới hạn tiếng ồn;

7) Các yêu cầu nối đất đặc biệt.

f) Chi tiết về kết nối

1) Chi tiết về các số và kiểu loại cáp điện/dây dẫn đến các đầu cực bộ chỉnh lưu/bộ thu;

2) Số, kiểu loại và kích thước cáp điện hồi lưu;

3) Số, kiểu loại và kích thước các cáp cấp điện đường ray được kết nối với từng đầu cực cấp điện đường ray.

g) Các yêu cầu bảo vệ điện

1) Chi tiết về sơ đồ bảo vệ dự kiến;

2) Chi tiết về kiểu loại (bao gồm công dụng chức năng và phân loại), số và vị trí của thiết bị chuyển mạch mà hệ thống rò điện khung phải ngắt và chi tiết của các đầu vào hệ thống rò điện khung từ hiện trường cách xa và thiết bị chỉnh lưu;

3) Các yêu cầu về giao diện SCADA (“Kiểm soát giám sát và thu thập dữ liệu”);

4) Chi tiết về các thanh cái có điện và thể hiện có điện trên đường ray nếu được yêu cầu;

5) Liệu có cần bộ cách ly khu vực thanh cái;

6) Các yêu cầu về tự động đóng lại thiết bị.

h) Chi tiết nguồn cung cấp điện phụ

1) Điện áp danh nghĩa, cùng với các giá trị giới hn lớn nhất và nhỏ nhất, mạch điện ngắn lớn nhất và tần số (nếu liên quan) của tất cả các nguồn cung cấp điện phụ, bao gồm điện áp kéo (nếu có thể áp dụng);

2) Các đặc tính kỹ thuật danh định của tt cả các thiết bị phụ, bao gồm các đặc tính trên các thiết bị chuyển mạch chính;

3) Chi tiết về việc ngắt trung gian và ngắt khẩn cấp và các thiết bị chiếm quyền ngắt trung gian nếu được yêu cầu;

A.3  Chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất

Nhà sản xuất phải cung cấp các thông tin sau đây trong chỉ dẫn kỹ thuật mời thầu của nhà sản xuất:

a) Nhận dạng

1) Tên của nhà sản xuất hoặc nhãn hiệu;

2) Ký hiệu kiểu loại;

3) Viện dẫn tiêu chuẩn quốc gia tương ứng với tiêu chuẩn này, trong đó nhà sản xuất phải công bố sự phù hợp;

4) Số đăng ký chứng nhận thử nghiệm kiểu loi;

b) Các đặc tính

1) Xác nhận sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và danh mục mọi vấn đề không phù hợp;

2) Xác nhận sự phù hợp sử dụng trong các điều kiện làm việc đặc biệt (nếu được quy định);

3) Các giá trị điện áp danh định, bao gồm các giá trị giới hạn làm việc lớn nhất đối với các mạch điện chính, mạch điện phụ và mạch điện điều khiển;

4) Các đặc tính danh định của thiết bị;

5) Điện áp cách điện danh định và điện áp xung danh định đối với các chi tiết khác nhau của cụm thiết bị đóng cắt;

6) Công suất yêu cầu ở điện áp danh định đối với các mạch điện điều khiển và mạch điện phụ;

7) Độ tăng nhiệt lớn nhất được đảm bảo ở dòng điện làm việc danh định INe và/hoặc dòng điện trong thử nghiệm độ tăng nhiệt Ithe đối với các chi tiết khác nhau của cụm thiết bị đóng cắt ở môi trường quy định;

8) Các cấp độ phát ra từ các thiết bị chuyển mạch khi ngắt dòng điện làm việc danh định (6.15);

9) Áp suất khí nén danh định và các giá trị giới hạn thay đổi áp suất và tiêu thụ khí nén (đối với các thiết bị điều khiển bằng khí nén);

10) Các yêu cầu về tiếp cận và không gian đối với các thiết bị kết nối bên ngoài;

11) Các yêu cầu về không gian để vận hành và bảo trì thiết bị đóng cắt và để tháo các linh kiện kéo ra được;

12) Sự tiếp cận được yêu cầu ở phía sau;

13) Khối lượng được đánh giá của cụm thiết bị đóng cắt hoàn chỉnh và đơn nguyên vận chuyển nặng nhất;

14) Nguyên tắc về sơ đồ bảo vệ điện dự tính;

15) Nguyên tắc về bảo vệ liên quan đến an toàn và liên khóa.

Chú thích: Các đặc tính trên chỉ được sử dụng nếu được áp dụng cụ thể cho ứng dụng

c) Hồ sơ

Khi được yêu cầu bởi khách hàng, các tài liệu sau sẽ được cung cấp:

1) Bố trí chung;

2) Bản sao các chứng chỉ thử nghiệm kiểu loại.

Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ phải được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất.

A.4  Thông tin và dữ liệu được nhà sản xuất cung cấp trong giai đoạn chuyển giao

Thông tin và dữ liệu sau nên được cung cấp từ nhà sản xuất ở giai đoạn chuyển giao trừ khi đã có trước đó trong catalogue hoặc mô tả được cung cấp ở giai đoạn đấu thầu.

a) Định danh

1) Năm sản xuất và số serial;

2) Định danh các thiết bị kết nối và thanh cái nối đất và cực âm, cực dương và

b) Các đặc tính

1) Khối lượng của cụm thiết bị đóng cắt hoàn chỉnh và khối lượng của đơn nguyên vận chuyển nặng nhất;

2) Chi tiết về sơ đồ bảo vệ điện dự tính;

3) Chi tiết về bảo vệ liên quan đến an toàn và liên khóa;

4) Chỉ số danh định liên tục của từng tiếp điểm phụ đối với các mạch điện điều khiển từ xa;

5) Giá trị ampe nhỏ nhất của cầu chì (nếu có) đối với nguồn cung cấp điện phụ;

6) Chi tiết về thiết bị (nếu có) được cung cấp rời để lắp đặt từ xa;

7) Phương pháp cố định cụm thiết bị đóng cắt với sàn;

8) Chi tiết về các bố trí tiện dụng của các xe chở khối chức năng, nếu có;

9) Các yêu cầu về thông khí.

Chú thích: Các đặc tính kỹ thuật trên chỉ được sử dụng khi áp dụng cụ thể cho ứng dụng.

c) Các bản vẽ

Khi được khách hàng yêu cầu, nên cung cấp các tài liệu sau:

1) Bố trí chung và phân tầng khu vực của cụm thiết bị đóng cắt, thể hiện các kích thước tổng thể và không gian cần thiết cho các thiết bị có thể kéo ra, các kích thước vận chuyển lớn nhất, khối lượng vận chuyển và khối lượng tổng trọng được tính toán và tải chấn động cho sàn;

2) Các sơ đồ bố trí mạch điện và sơ đồ của tất cả các mạch điện;

3) Sơ đồ bố trí của các mạch điện được bố trí để thử nghiệm;

4) Định danh các dải cực;

5) Bố trí khu vực của thiết bị trong khi thử nghiệm và bảo trì;

6) Bố trí chung của mọi sắt xi sàn xe và khu vực được để không có màn chắn để nhà thầu hoàn thiện và các chi tiết về xếp tải.

7) Các hướng dẫn về lắp đặt, vận hành và bảo trì.

 

Phụ lục B

(Quy định)

Phương pháp thử nghiệm ở các điều kiện phóng hồ quang do sự cố bên trong

B.1  Mục đích thử nghiệm

Phụ lục B áp dụng cho các cụm thiết bị đóng cắt một chiều có vỏ bằng kim loại - ở đây gọi là cụm thiết bị - được sử dụng cho các lắp đặt tĩnh trong nhà.

Quy trình thử nghiệm được mô tả dưới đây nhằm:

• Đánh giá khả năng lắp ráp để hạn chế rủi ro chấn thương cho con người,

• Đ kiểm tra xác nhận tính hiệu quả của thiết kế trong việc bảo vệ con người,

Trong trường hợp có phóng hồ quang bên trong.

Các điều kiện thử nghiệm phải tính tới các cụm thiết bị được lắp đặt trong các khu vực hạn chế chỉ dành cho nhân viên có thẩm quyền.

Chú thích: Điều này tương đương với khả năng tiếp cập loại A của tiêu chuẩn TCVN 8096-200.

B.2  Các đặc tính - Dòng điện ngắn mạch danh định ở điều kiện phóng hồ quang bên trong (INarc)

Nếu dòng điện ngắn mạch danh định ở các điều kiện phóng hồ quang bên trong INarc được nhà sản xuất chỉ định cho thiết bị có giá trị bằng với giá trị dòng điện sự cố nối đất danh định INcwe. Giá trị đỉnh của dòng điện ngắn mạch thường được giả thiết bằng 1,42 lần giá trị dòng điện ngắn mạch chịu được kỳ vọng (sự cố của trở kháng không đáng kể).

Chú thích: Cường độ dòng điện trong quá trình phóng hồ quang phụ thuộc vào việc nối đất của khung bảng mạch đóng cắt (xem tiêu chuẩn IEC 61992-7-1:2006, 6.5.7). Các dòng điện sự cố cao có thể xảy ra nếu khung bảng mạch đóng cắt được:

• Nối trực tiếp với mạch điện hồi lưu như được trình bày trong tiêu chuẩn IEC 61992-7-1:2006, 6.5.7, Hình 4 b, hoặc

• Được nối với đất trạm điện như được trình bày trong tiêu chuẩn IEC 61992-7-1:2006, 6.5.7, Hình 4a và thiết bị giới hạn điện áp được lắp đặt giữa đất trạm điện và mạch điện hồi lưu.

Các dòng điện sự cố thấp hơn có thể xảy ra nếu điện trở nền đường của đường ray và điện trở đất giới hạn dòng điện sự cố.

B.3  Bố trí thử nghiệm

B.3.1  Mẫu thử nghiệm

Việc thử nghiệm phải được thực hiện trên các mẫu thử nghiệm đại diện. Trong trường hợp cụm thiết bị có thanh cái chính liên tục, bao gồm các thiết bị đứng riêng có thể kết nối thêm (module), mẫu thử nghiệm phải bao gồm 2 thiết bị nhỏ nhất được nối với nhau như trong quá trình làm việc.

Phải giám sát các điểm sau.

• Thử nghiệm phải được thực hiện trên mẫu thử nghiệm không phải chịu thử nghiệm phóng hồ

quang trước đó hoặc trên mẫu thử nghiệm được làm sạch và chuẩn bị phù hợp. Mẫu thử nghiệm và thiết bị trong nó có thể được sửa chữa hoặc thay thế trước khi tiến hành từng thử nghiệm.

Chú thích: Việc xuống cấp cách điện do carbon hóa hoặc ăn mòn làm giảm các chi tiết kim loại không cần thiết phải xem xét để bù lại thành một thiết bị không phù hợp cho thử nghiệm khác.

• Mẫu thử nghiệm phải được đặt trong khu vực mở và phải được cố định bằng các phương thức đã được thiết kế.

• Các thiết bị chỉ thị thẳng đứng phải được lắp tất cả xung quanh.

• Nắp phải được đặt ở khoảng cách (200 ± 50 ) mm từ chi tiết bên trên của mẫu thử nghiệm trừ khi được nhà sản xuất quy định khác.

Nếu mẫu thử nghiệm bao gồm nắp theo chỉ dẫn kỹ thuật sau và như được thể hiện trong Hình B.1, nắp này phải được thử nghiệm khi đã được lắp đặt và không cần phải có nắp bổ sung. Nắp:

- Che toàn bộ bề mặt phía trên, và

- Có cấp bảo vệ IPX1 hoặc cao hơn, và

- Được lắp ở khoảng cách tối thiểu dc đến mặt trên của cụm thiết bị không quá 200 mm.

• Mẫu thử nghiệm phải được trang bị đầy đủ. Nối đất và liên kết phải như trong quá trình làm việc bình thường.

• Mẫu các tổng thành bên trong được cho phép, miễn là:

- Chúng có cùng thể tích và hình dạng như đối tượng nguyên bản,

- Tương tự về vật liệu bên ngoài, với mọi vật liệu bên ngoài bằng kim loại được nối đất theo phương thức tương tự như quá trình làm việc bình thường.

• Tất cả các cửa và nắp che trang bị được đóng.

• Mẫu thử nghiệm phải được nối đất ở điểm nối đất quy định.

• Các thiết bị phụ không cần thiết phải lắp đặt nếu các mạch điện điều khiển ở trong ngăn riêng biệt. Các phương thức nối dây từ ngăn điều khiển đến ngăn được thử nghiệm phải được lắp đặt.

B.3.2  Mạch điện thử nghiệm

Sơ đồ điển hình của mạch điện thử nghiệm được trình bày trong tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024, Hình A. 1, với các đặc tính và hiệu chỉnh bình thường được trình bày trong tiêu chuẩn TCVN 13936-1:2024, Hình A.2. Nguồn cung cấp điện S cấp điện cho mạch điện bao gồm các biến trở R, các cuộn cảm có thể điều chỉnh L và đối tượng thử nghiệm A.

Nếu nguồn cung cấp điện không phải là máy phát điện thì số xung của bộ biến đổi điện nhỏ nhất phải là 6 với tần số của nguồn cung cấp điện nhỏ nhất là 50 Hz.

Chú thích: Nếu dạng sóng của mạch điện thử nghiệm phù hợp với một dạng sóng minh họa như hiệu chỉnh 1, giá trị hiệu dụng của dòng điện thử nghiệm gần bằng giá trị dòng điện ngắn mạch ổn định chịu được (INarc).

B.3.3  Điện áp

Điện áp tác dụng của mạch điện thử nghiệm phải bằng với điện áp danh định UNe.

B.3.4  Khoảng thời gian thử nghiệm

Khoảng thời gian thử phải là 150 ms.

B.4  Quy trình thử nghiệm

B.4.1  Mạch cấp điện

Mẫu thử nghiệm được kết nối và được cấp điện tương ứng theo bố trí làm việc bình thường. Việc nối đất vỏ được kết nối với dây dẫn điện âm của nguồn cung cấp điện.

Việc nạp và kết nối đất phải về cùng bảng mạch thiết bị đóng cắt.

Mọi thiết bị (ví dụ: rơ le bảo vệ hoặc nhả quá dòng trực tiếp) mà có thể tự động cắt mạch điện trước khi kết thúc thời gian thử nghiệm kỳ vng phải dừng hoạt động hoặc không ảnh hưởng trong quá trình thử nghiệm.

Nếu các ngăn hoặc các khối chức năng được trang bị các thiết bị dự kiến tự giới hạn trong khoảng thời gian phỏng hồ quang bằng các phương thức khác (ví dụ: bằng cách truyền dòng điện về mạch điện ngắn bằng kim loại), các thiết bị này phải không được làm việc hoặc không ảnh hưởng trong khi thử nghiệm.

B.4.2  Kích hoạt phóng hồ quang

Từng ngăn bao gồm điện áp cấp điện chính phải được thử nghiệm theo một cu hình điển hình. Phải thực hiện các thử nghiệm với từng vị trí sau để kích hoạt phóng hồ quang:

• Thanh cái chính đến chi tiết nối đất gần nhất;

• Kết nối cáp điện đến chi tiết nối đất gần nhất;

• Máy cắt hoặc thiết bị cách ly đến chi tiết nối đất gần nhất.

Ngăn được thử nghiệm và bên trong điểm kích hoạt phải được đặt ở điểm xa nhất, xuôi theo đường chạy xuống của dòng điện từ nguồn cung cấp điện.

Chú thích 1: Giả thiết các điều kiện khó khăn nhất được đáp ứng khi sử dụng điểm xa nhất xuôi theo đường chạy xuống của dòng điện.

Phải tiến hành thử nghiệm bổ sung trên thanh cái chính ở trên bảng cạnh bảng được thử nghiệm nếu sử dụng hệ thống thanh cái mở có hoặc không được cách ly.

Chú thích 2: Thử nghiệm này để kiểm tra xác nhận điểm chân khác nhau có thể không dẫn tới mối nguy.

Các máy cắt phải duy trì trạng thái đóng trong quá trình thực hiện các thử nghiệm.

Các ngăn có chứa điện áp cấp điện chính và được cầu chì bảo vệ cần được thử nghiệm như sau.

• Các ngăn có cầu chì phải được thử một lần theo hướng lên của cầu chì gần nhất với tường của nhà điều hành.

• Các ngăn được bảo vệ bằng cầu chì giới hạn dòng điện đã được thử nghiệm kiểu loại nằm bên ngoài ngăn phải được thử nghiệm bằng loại cầu chì tạo ra dòng điện ngưỡng cao nhất (dòng điện cho chạy qua). Khoảng thời gian thực tế của dòng điện đi qua sẽ được kiểm soát bởi các cầu chì.

• Ngăn không cần thử nghiệm nếu mạch điện được bảo vệ bằng cầu chì nằm bên ngoài ngăn với dòng điện danh định không lớn hơn 60 A.

Hồ quang phải được kích hoạt bằng dây đánh lửa bằng đồng trần nối giữa chi tiết có điện và chi tiết nối đất gần nhất.

Dây đồng đánh lửa phải có tiết diện ngang lớn nhất tương ứng tới dòng điện thử nghiệm như được quy định trong Bảng B.1 nhưng không nhỏ hơn 0,75 mm2.

Bảng B.1 - Kích thước dây đồng đánh lửa

Dòng điện thử nghiệm (giá trị hiệu dụng)

Kích thước dây

kA

mm2

25

0,75

> 25 ≤ 40

1,0

> 40

1,5

Dây đánh lửa phải được kết nối với các điểm không có cách điện rắn. Lớp cách điện phải không bị phá hủy, loại bỏ hoặc đánh thủng khi dây đánh lửa được kết nối.

B.4.3  Thiết bị chỉ thị

B.4.3.1  Yêu cầu chung

Các thiết bị ch thị được sử dụng là các mảnh vải cotton đen được bố trí sao cho các mép cắt không chỉ thẳng hướng vào các đối tượng thử nghiệm. Nên chú ý trong việc lp đặt các thiết bị chỉ thị để đảm bảo chúng không kích hoạt lẫn nhau. Có thể làm được việc này bằng cách lắp các thiết bị chỉ thị trên một khung lắp làm từ các tấm thép (xem Hình B.2).

Các kích thước của thiết bị chỉ thị phải là 150 mm × 150 mm. Phải sử dụng vải lanh đen (lượng cotton xp xỉ 150 g/m2) để làm các thiết bị chỉ thị.

Các thiết bị chỉ thị phải được phân bố đều, bố trí theo hoa văn kẻ ô vuông, chiếm 50 % đến 50 % diện tích (Hình B.3).

B.4.3.2  Lắp đặt các thiết bị chỉ thị

Các thiết bị chỉ thị phải được lắp thẳng đứng trên tất cả các phía của cụm thiết bị.

Các thiết bị chỉ thị phải được đặt ở chiều cao tối thiểu 2 000 mm ± 50 mm và khoảng cách 300 mm ± 15 mm từ cụm thiết bị, đối diện tất cả các điểm mà khí có khả năng thoát ra (ví dụ: các mối hàn, cửa sổ kiểm tra, cửa) (theo Hình B.4).

Các thiết bị chỉ thị được lắp thẳng đứng theo cụm thiết bị được đo từ:

• Chiều cao từ đáy cụm thiết bị, bất kể mọi đối tưng không thuộc cụm thiết bị (ví dụ: các trang thiết bị vận chuyển);

• Khoảng cách từ bề mặt cụm thiết bị, bất kể mọi bộ phận nhô ra được xem là không ảnh hưởng đến quá trình thoát ra của khí nóng (ví dụ: các tay cầm hoặc trang thiết bị vận chuyển).

Nếu mẫu thử nghiệm có nắp, thiết bị chỉ thị phải được đặt như được thể hiện trong Hình B.1.

B.4.4  Lặp lại thử nghiệm

Thử nghiệm phải được thực hiện lặp lại khi hồ quang bị dập trong nửa đầu thời gian thử nghiệm đầy đủ dự kiến mà không bị kích hoạt lại. Phải sử dụng cùng điềm kích hoạt như thử nghiệm đầu. Việc lặp lại tiếp theo không được yêu cầu.

B.4.5  Đánh giá thử nghiệm

Chỉ tiêu dưới đây được sử dụng để đánh giá các đặc tính ở các điều kiện phóng hồ quang.

Chỉ tiêu 1:

- Cửa, nắp... được giữ chắc không m.

- Chấp nhận các biến dạng, miễn là không có chi tiết nào đi xa tới vị trí của các chỉ thị ở từng phía. Cụm thiết bị không cần phải tuân thủ mã IP sau thử nghiệm. Để mở rộng chỉ tiêu chấp nhận cho việc lắp đặt đã thực hiện gần với tường hơn là bộ chỉ thị trong khi thử, biến dạng vĩnh cửu phải nhỏ hơn khoảng dự kiến đến tường.

Chỉ tiêu 2:

- Không xuất hiện phân mảnh vỏ.

- Không xuất hiện phân mảnh bắn ra hoặc các chi tiết khác của thiết bị đóng cắt có khối lượng riêng 60 g hoặc lớn hơn.

- Các mảnh có khối lượng riêng 60 g hoặc lớn hơn rơi xuống sàn ở khu vực trung gian của thiết bị đóng cắt được chấp nhận (nghĩa là giữa thiết bị đóng cắt và rãnh chỉ thị)

Chỉ tiêu 3:

- Việc phóng hồ quang không tạo ra các lỗ bị cháy xuyên qua bề mặt bên ngoài đến độ cao 2

000 mm.

Chú thích: Các lỗ trong vỏ mà được tạo ra sau thời gian thử nghiệm do các tác động khác ngoài cháy xuyên bởi hồ quang bên trong sẽ không được đánh giá.

Chỉ tiêu 4:

- Thiết bị chỉ thị được bố trí thẳng đứng không kích hoạt (các thiết bị ch thị được kích hoạt do sơn hoặc nhãn bị cháy nằm ngoài đánh giá này).

Chỉ tiêu 5:

- Vỏ duy trì kết nối với điểm nối đất. Kiểm tra trực quan thường là đủ để đánh giá sự phù hợp. Trong trường hợp có nghi ngờ, phải kiểm tra tính liên tục của kết nối đất.

B.5  Báo cáo thử nghiệm

Các thông tin sau phải được đưa ra trong báo cáo thử nghiệm:

a) Danh định của tủ lắp ráp được thử nghiệm;

b) Mô tả cụm thiết bị được thử nghiệm cùng bản vẽ thể hiện các kích thước chính, các chi tiết liên quan đến độ bền cơ học, bố trí của hệ thống giảm áp (ví dụ: cánh cửa và ng dẫn nếu có) và phương pháp cố định cụm thiết bị vào sàn và tường;

c) Bố trí các kết nối thử nghiệm và các điểm kích hoạt phóng hồ quang;

d) Điểm và phương pháp kích hoạt sự cố bên trong;

e) Đối với dòng điện thử nghiệm kỳ vọng dự kiến:

- Dòng ngắn mạch chịu được kỳ vọng;

- Giá trị đnh kỳ vọng của dòng điện ngắn mạch;

- Khoảng thời gian thử nghiệm;

- Tích phân Joule;

- Năng lượng hồ quang;

f) Sơ đồ dao động thể hiện dòng điện và điện áp;

g) Đánh giá các kết quả thử nghiệm để bảo vệ con người theo từng chỉ tiêu từ 1 đến 5 trong B.5;

h) Ảnh, trước và sau thử nghiệm:

- Cụm thiết bị đặt trên bệ thử, bao gồm các bề mặt ngoài của ngăn được thử nghiệm;

- Cụm thiết bị với bố trí thiết bị chỉ thị và nắp (nếu có);

- Kết nối đất;

- Vị trí kích hoạt phóng hồ quang.

Chú dẫn:

(1)  Mở cửa giảm áp suất

dc  Khoảng cách tới nắp

Hình B.1 - Mỏ phỏng phòng và vị trí thiết bị chỉ thị, khối chức năng được trang bị nắp

Chú thích: Các mép lộ ra của vật liệu bộ chỉ thị có thể được nối ra hoặc che phủ

Hình B.2 - Khung lắp cho các bộ chỉ thị thẳng đứng

Hình B.3 - Các thiết bị ch thị được bố trí thành hoa văn kẻ ô vuông

 

Chú giải

(1)  Mở cửa giảm áp suất

dc  Khoảng cách tới nắp

Hình B.4 - Mô phỏng phòng và vị trí thiết bị chỉ thị, khối chức năng có chiều cao bất kỳ

 

Mục lục

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu về điều kiện làm việc

5  Các đặc tính của cụm thiết bị đóng cắt

6  Các đặc tính về kết cấu

6.1  Yêu cầu chung

6.2  Yêu cầu về cách điện

6.3  Các thiết bị kết nối chính

6.4  Vị trí của các thiết bị kết nối chính

6.5  Nối đất

6.6  Cấp bảo vệ và sự c bên trong

6.7  Nắp và cửa

6.8  Cửa sổ kiểm tra

6.9  Các ô mở thông khí

6.10  Vách ngăn và màng chắn

6.11  Liên khóa

6.12  Độ tăng nhiệt

6.13  Độ bền điện môi

6.14  Sơn và hoàn thiện

6.15  Phát thải tiếng ồn

6.16  Làm mát và sấy nóng

6.17  Nhiệt độ làm việc của thiết bị phụ và thiết bị điều khiển

6.18  Dòng điện danh định chịu được trong thời gian ngắn của các thanh cái

7  Thông tin và ghi nhãn

7.1  Thông tin

7.2  Ghi nhãn

8  Thử nghiệm

8.1  Yêu cầu chung

8.2  Danh mục các thử nghiệm có thể áp dụng

8.3  Thực hiện các thử nghiệm

Phụ lục A (Tham khảo) - Thông tin được yêu cầu

Phụ lục B (Quy định) - Phương pháp thử ở các điều kiện phóng hồ quang do sự cố bên trong

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi