Tiêu chuẩn TCVN 13695-5:2023 Đường ray - Phần 5: Xác định điện trở

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13695-5:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13695-5:2023 Đường ray - Phương pháp thử nghiệm bộ phụ kiện liên kết - Phần 5: Xác định điện trở
Số hiệu:TCVN 13695-5:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Ngày ban hành:18/05/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13695-5:2023

ĐƯỜNG RAY- PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM BỘ PHỤ KIỆN LIÊN KẾT - PHẦN 5: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ

Track- Test methods for fastening systems
Part 5: Determination of electrical resistance

 

Lời nói đầu

TCVN 13695-5:2023 được biên soạn trên cơ sở tham khảo BS EN 13146-5:2012.

TCVN 13695-5:2023 do Cục Đường sắt Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận ti đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 13695:2023, Đường ray - Phương pháp thử nghiệm bộ phụ kiện liên kết, gồm các phần sau:

- TCVN 13695-1:2023, Đường ray - Phương pháp thử nghiệm bộ phụ kiện liên kết - Phần 1: Xác định lực cản dọc ray.

- TCVN 13695-2:2023, Đường ray - Phương pháp thử nghim bộ phụ kiện liên kết - Phn 2: Xác định sức kháng xoắn.

- TCVN 13695-3:2023, Đường ray - Phương pháp thử nghiệm bộ phụ kiện liên kết - Phần 3: Xác định độ suy giảm của tải trọng va đập.

- TCVN 13695-4:2023, Đường ray - Phương pháp thử nghiệm bộ phụ kiện liên kết - Phần 4: Ảnh hưng của tải trọng lặp.

- TCVN 13695-5:2023, Đường ray - Phương pháp thử nghiệm bộ phụ kiện liên kết - Phần 5: Xác định điện trở.

- TCVN 13695-6:2023, Đường ray - Phương pháp thử nghiệm bộ phụ kiện liên kết - Phần 6: nh hưởng của điều kiện môi trường khắc nghiệt

- TCVN 13695-7:2023, Đường ray - Phương pháp thử nghiệm bộ phụ kiện liên kết - Phần 7: Xác định lực kẹp và độ cứng theo phương thẳng đứng.

- TCVN 13695-8:2023, Đường ray - Phương pháp thử nghiệm bộ phụ kiện liên kết - Phần 8: Thử nghiệm trong vận hành

- TCVN 13695-9:2023, Đường ray - Phương pháp thử nghiệm bộ phụ kiện liên kết - Phần 9: Xác định độ cứng.

- TCVN 13695-10:2023, Đường ray - Phương pháp thử nghiệm bộ phụ kiện liên kết - Phần 10: Thử nghiệm xác định lực chống nh lõi.

 

ĐƯỜNG RAY- PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM BỘ PHỤ KIỆN LIÊN KẾT - PHN 5: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ

Track- Test methods for fastening systems
Part 5: Determination of electrical resistance

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình thử nghiệm trong phòng để xác định điện trở trong điều kiện ẩm ướt, giữa các thanh ray được giữ bởi một hệ thống phụ kiện lắp vào tà vẹt sắt hoặc tà vẹt bê tông, tà vẹt ghi hoặc tấm bản bê tông.

Quy trình thử nghiệm này cũng có thể áp dụng cho ray đặt chìm.

Quy trình thử nghiệm này áp dụng cho một cụm lắp ráp hoàn chỉnh, liên quan đến dòng điện tín hiệu, không liên quan tới dòng điện chạy tầu.

Quy trình thử nghiệm bao gồm: Phương pháp chuẩn và phương pháp thay thế.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

EN 27888, Water quality - Determination of electrical conductivity, [Chất lượng nước - Xác định độ dẫn điện (ISO 7888)]

EN 13481-1 : 2012, Railway applications - Track Performance requirements for fastening systems- Part 1: Definitions, (Ứng dụng đường sắt - Đường ray - Các yêu cầu tính năng đối với bộ phụ kiện liên kết - Phần 1: Định nghĩa).

3  Thuật ngữ và định nghĩa, ký hiệu và chữ viết tắt

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong EN 13481-1:2012.

3.2  Ký hiệu và chữ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, các ký hiệu sau được áp dụng.

Rγ Điện trở đo được cho mỗi thử nghiệm, tính bằng Ω;

R Điện trở tính theo trung bình cộng của các kết quả thử nghiệm, tính bằng Ω;

γ Độ dẫn điện của nước được sử dụng, tính bằng mS/m.

4  Nguyên tắc

Đo điện trở giữa hai đoạn ray được cố định vào giá đỡ, trong khi toàn bộ giá đỡ và liên kết được phun nước với tốc độ có kiểm soát.

5  Thiết bị

5.1  Ray

Đối với hệ thống ray gắn trên bề mặt, dùng hai đoạn ray có chiều dài khoảng 0,5 m, có mặt cắt phù hợp với bộ phụ kiện liên kết. Đối với hệ thống ray đặt chìm, mẫu thử là các thanh ray. Ray không được sơn, không có rỉ sét trên bề mặt cũng như không làm sạch đế ray bằng phương pháp mài.

5.2  Nước

Dùng nước uống được với độ dẫn điện (50 ± 5) mS/m được đo theo EN 27888, nhiệt độ tại thời điểm phun được hiệu chỉnh tới nhiệt độ 25 °C.

CHÚ THÍCH 1:

Các hệ số hiệu chỉnh đối với nhiệt độ được nêu trong EN 27888.

CHÚ THÍCH 2:

Độ dẫn điện của nước có thể được điều chỉnh đến các giới hạn quy định, bằng cách bổ sung natriclorua hoặc nước cất.

5.3  Thiết bị phun

Một khung có thể di chuyển song song với đường ray, kết hợp bốn vòi phun như minh họa trong hình 1. Các vòi phun có đường kính 3,6 mm và hình nón phun (100 đến 125)°. Các thiết bị phải có phương tiện kiểm soát và đo lưu lượng nước đến mỗi vòi phun.

5.4  Nguồn điện

Sử dụng dòng điện xoay chiều (30 ± 3) V RMS và có tần số (50 ±15) Hz.

5.5  Thiết bị

Thiết bị để đo điện áp và dòng điện tổng hợp giữa các ray với độ chính xác 1 %, cho phép tính toán điện trở trong phạm vi 1 × 102 Ω đến 1 × 106 Ω. Các thiết bị phải có khả năng in ra những ghi chép về điện trở với thời gian tính toán.

Các thiết bị phải được kiểm định/hiệu chuẩn theo quy định hiện hành.

6  Mẫu thử - Phương pháp chuẩn

Ba thanh tà vẹt sắt hoặc tà vẹt bê tông hoặc tà vẹt ghi (với hai thanh ray) hoặc tấm bản bê tông, với chi tiết phụ kiện chôn trong bê tông hoặc tạo lỗ tại vị trí đặt ray, được chế tạo không sửa đổi cho thử nghiệm.

Đối với ray đặt chìm, dùng các cụm phụ kiện cơ khí để gắn chặt, chiều dài của mẫu thử phải bằng khoảng cách tà vẹt danh định trong EN 13481-1:2012, Bảng 1. Đối với ray đặt chìm, hệ thống phụ kiện là chất kết dính, chiều dài của mẫu thử phải là (500 đến 750) mm. Tất cả các mẫu thử phải gồm hai ray chạy.

Mỗi mẫu thử được thử nghiệm riêng lẻ. Các mẫu thử được xem như tà vẹt trong quy trình thử nghiệm.

7  Quy trình - Phương pháp chuẩn

Thử nghiệm phải được thực hiện dưới mái che và được bảo vệ khỏi mưa, gió lùa, trong phòng thông gió và có nhiệt độ không khí (15 đến 30) °C. Lắp các thanh ray vào một tà vẹt bằng cách sử dụng tất cả các chi tiết phụ kiện như lắp ráp trên đường sắt. Bề mặt gối đỡ tà vẹt phải khô ráo và có hai tấm cách điện, dày không dưới 50 mm, như trong hình 1.

CHÚ THÍCH:

Gối đỡ phù hợp là các khối gỗ có gắn đệm nhựa đ cách điện.

Nếu tà vẹt sử dụng lần đầu cho thử nghiệm, trước khi thực hiện thử nghiệm tiến hành quy trình phun nước và để khô trong thời gian không ít hơn 24 h hoặc cho đến khi bề mặt khô, tùy theo thời gian nào lâu hơn. Thiết lập các dụng cụ đo như trong hình 2 và kết nối với nguồn điện. Di chuyển thiết bị phun lên tà vẹt, neo thiết bị vào vị trí và phun nước (10 đến 20) °C với tốc độ (7 ± 1) l/min từ mỗi vòi phun trong 2 phút. Ghi lại điện áp và dòng điện trong khi phun và không ít hơn 10 min sau khi ngừng phun.

Lặp lại thử nghiệm hai ln nữa trên hai mẫu thử tương tự khác.

Nếu một mẫu thử đã được được thử nghiệm, để khô trong thời gian không ít hơn 120 h, hoặc thời gian cần thiết để mẫu trở nên khô bề mặt, tùy theo điều kiện nào là dài hơn, giữa các thử nghiệm.

Biểu đồ điện trở/thời gian điển hình được thể hiện trong Hình A.1.

CHÚ DẪN:

1 Khung phun

2 Vòi phun như mô tả trong 5.3

3 Tà vẹt thử nghiệm như mô tả trong Điều 6

4 Khối gỗ

5 Đệm nhựa

Hình 1 - Bố trí thử nghiệm

Hình 2 - Mạch đo

8  Mẫu thử - Phương pháp thay thế

Một tà vẹt sắt hoặc tà vẹt bê tông hoặc tà vẹt ghi hoặc mẫu ray đặt chìm phù hợp với điều 6. Mẫu thử được xem như một tà vẹt trong quy trình thử nghiệm.

9  Quy trình - Phương pháp thay thế

Thực hiện theo quy trình trong điều 7. Khi quá trình thử nghiệm trên một tà vẹt hoàn tất, để tà vẹt khô ráo ít nhất 120 h và sau đó lặp lại quy trình. Sau thử nghiệm thứ hai, đ tà vẹt khô ráo trong ít nhất 120 h và sau đó lặp lại quy trình.

10  Tính toán

Đối với mỗi thử nghiệm, xác định điện trò tối thiu Rγ từ đồ thị điện trở - thời gian.

Kết quả của phép thử R là trung bình cộng của ba giá trị của Rγ thu được.

11  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

a) Số hiệu của tiêu chuẩn này;

b) Tên và địa ch của phòng thử nghiệm thực hiện phép thử;

c) Ngày thực hiện thử nghiệm;

d) Quy trình thử nghiệm được sử dụng (phương pháp chuẩn hoặc phương pháp thay thế);

e) Tên, ký hiệu và mô tả của cụm phụ kiện liên kết, bao gồm các thành phần riêng lẻ, đã được thử nghiệm;

f) Nguồn gốc của các mẫu thử;

g) Đoạn ray được sử dụng trong thử nghiệm;

h) Các chi tiết của tà vẹt, trụ đỡ hoặc chi tiết của bản sàn bê tông được sử dụng;

i) Độ dẫn điện của nước được sử dụng và nhiệt độ của nước tại thời điểm đo;

j) Biểu đồ điện trở - thời gian cho mỗi thử nghiệm và giá trị của R γ ;

k) Kết quả của thử nghiệm, R tính bằng Ω .

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Biểu đồ điện trở/thời gian

Hình A.1 thể hiện biểu đồ đặc trưng điện trở/thời gian như mô tả trong Điều 7.

CHÚ DN

1 Điện trở Rγ, tính bằng Ω.

2 Thời gian, tính bằng min.

Hình A.1 - Biểu đồ đặc trưng điện trở - thời gian

 

Mục lc

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

3.2  Ký hiệu

4  Nguyên tắc

5  Thiết bị

5.1  Ray

5.2  Nước

5.3  Thiết bị phun

5.4  Nguồn điện

5.5  Thiết bị

6  Mu thử - Phương pháp tham chiếu

7  Quy trình - Phương pháp chuẩn

8  Mẫu thử - Phương pháp thay thế

9  Quy trình - Phương pháp thay thế

10  Tính toán

11  Báo cáo thử nghiệm

Phụ lục A Biểu đồ điện trở/thời gian

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi