Tiêu chuẩn TCVN 12587:2019 Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Trụ dẻo phân làn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12587:2019

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12587:2019 Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Trụ tiêu dẻo phân làn - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 12587:2019Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Năm ban hành:2019Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12587:2019

TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - TRỤ TIÊU DẺO PHÂN LÀN - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Safety traffic equipment - Cylinders - Techincal requirements and test methods

Lời nói đầu

TCVN 12587 : 2019 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học Công nghệ công bố.

 

TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - TRỤ TIÊU DẺO PHÂN LÀN - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Safety traffic equipment - Cylinders - Techincal requirements and test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử các loại trụ tiêu dẻo phân làn có dạng hình trụ tròn được lắp cố định trên đường.

Tiêu chuẩn này không quy định đối với trụ tiêu dẻo phân làn di động hoặc thiết bị phân cách làn có hình dạng khác.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bổ sung, sửa đổi (nếu có).

TCVN 7887:2008, Màng phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ.

TCVN 9832:2013, Tính toán màu sắc cho các vật thể sử dụng hệ thống phân định màu của Ủy ban quốc tế về chiếu sáng (CIE).

CIE 15, Colorimetry (Phân tích màu sắc).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây được hiểu như sau:

3.1

Trụ tiêu dẻo phân làn (traffic cylinder)

Thiết bị có dạng hình trụ, bao gồm một hoặc nhiều bộ phận, có thân hình trụ và một hoặc nhiều phần phản quang được lắp đặt làm dải phân cách làn đường.

3.2

Thân trụ tiêu dẻo phân làn (cylinder body)

Bộ phận của trụ tiêu dẻo phân làn, trên đó có một hoặc nhiều phần phản quang.

3.3

Trụ tiêu dẻo phân làn loại A (category A cylinder)

Trụ tiêu dẻo phân làn có chức năng phản quang hoàn toàn.

3.4

Trụ tiêu dẻo phân làn loại B (category B cylinder)

Trụ tiêu dẻo phân làn chỉ có một phần hoặc một số bộ phận của phần thân có chức năng phản quang.

3.5

Mặt phản quang (retroreflective surface)

Một phần (hoặc một số phần) bề mặt được cố định vào phần thân trụ tiêu dẻo phân làn có chức năng phản quang theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

3.6

Chiều cao (height) (H)

Khoảng cách thẳng đứng giữa đỉnh của trụ tiêu dẻo phân làn và điểm thấp nhất của phần đế.

3.7

Lô sản phẩm (Batch)

Số lượng sản phẩm được sản xuất theo quy định của nhà sản xuất.

3.8

Mã nhận dạng sản phẩm (production identification code)

Mã được xác định bởi nhà sản xuất về dải phản quang cho mục đích xác định nguồn gốc.

3.9

Sản phẩm thử nghiệm (Test product)

Sản phẩm có kích thước và thiết kế ban đầu được nhà sản xuất chuẩn bị để thử nghiệm.

3.10

Mẫu thử (Sample)

Mẫu được dùng để đại diện cho các bộ phận của sản phẩm hoặc các thành phần của sản phẩm với các nguyên vật liệu ban đầu được nhà sản xuất chuẩn bị để thử nghiệm.

3.11

Mẫu lưu (reference sample)

Mẫu thử được giữ lại để có thể lặp lại thủ tục thử nghiệm trong trường hợp có sự sai khác mâu thuẫn dữ liệu.

3.12

Nhà sản xuất (manufacturer)

Đơn vị chịu trách nhiệm về sản xuất trong khuôn khổ của tiêu chuẩn này.

3.13

Nhà cung cấp (supplier)

Nhà sản xuất các bộ phận thành phần để sử dụng trong sản phẩm.

4  Cấu tạo

4.1  Các bộ phận

Các bộ phận của trụ tiêu dẻo phân làn được thể hiện trên Hình 1.

Hình 1 - Các bộ phận trụ tiêu dẻo phân làn

- Thân của trụ tiêu dẻo phân làn phải được cấu tạo để chịu được va chạm và có độ bền chịu xé rách tốt. Cần phải chọn vật liệu có độ đàn hồi tốt để không gây thương tích cho người hay thiệt hại cho xe cơ giới khi có va chạm hoặc tiếp xúc.

- Bề mặt phản quang hay màng phản quang phải được cấu tạo từ vật liệu mềm dán vào phần thân trụ tiêu dẻo phân làn, phù hợp với hình dạng, vật liệu của phần thân và phải có tính năng phản quang tốt. Chiều cao mỗi bề mặt phản quang phải trên 50mm. Nếu số bề mặt phản quang là 3 trở lên thì khoảng cách các bề mặt đó phải đều nhau.

- Đế phải được thiết kế có kết cấu vững chắc. Phần thân và đế có thể liền một khối hoặc có thể là các phần riêng. Phần đế phải được kết cấu không tách rời khỏi phần thân và phải bám chắc chắn vào mặt đường.

- Chân cắm được thiết kế để cố định một cách vững chắc phần đế trực tiếp lên mặt đường. Chân cắm phải làm từ vật liệu chống ăn mòn hay rỉ sét. Mỗi trụ tiêu dẻo phân làn có ít nhất từ 1 đến 3 chân cắm.

4.2  Hình dạng

Trụ tiêu dẻo phân làn có các cạnh song song tương đối với nhau. Phần thấp nhất của phần thân trụ tính từ mặt trên của đế có thể có đường kính khác với phần trên và không cần phải song song đáng kể.

4.3  Kích thước

- Chiều cao của trụ tiêu dẻo phân làn H (xem Hình 1) không nhỏ hơn 650 mm.

- Đường kính của đỉnh của trụ tiêu dẻo phân làn không nhỏ hơn 70mm và không lớn hơn 80 mm. Trên đỉnh của mỗi trụ tiêu dẻo phân làn phải được kết cấu để có một lỗ tròn thông khí, trừ trường hợp kết cấu của thân trụ tiêu dẻo phân làn không cho phép tạo ra một lỗ tròn như vậy. Trong trường hợp không tạo được lỗ tròn, trụ tiêu dẻo phân làn được kết cấu để không khí điều hòa được, không làm hư hại tới trụ tiêu dẻo phân làn.

- Đường kính mặt đáy W (xem Hình 1) của đế trụ tiêu dẻo phân làn không lớn hơn 200 mm.

- Dung sai các kích thước trụ tiêu dẻo phân làn là ± 5%, trừ trường hợp có quy định khác trong tiêu chuẩn này.

- Vật liệu của trụ tiêu dẻo phân làn phải tuân thủ các yêu cầu liên quan của tiêu chuẩn này.

- Vật liệu thân trụ và đế là nhựa dẻo chịu nhiệt và đàn hồi.

- Chân cắm phải được làm bằng vật liệu kim loại chống ăn mòn hoặc được xử lý chống ăn mòn.

6  Yêu cầu kỹ thuật

6.1  Đặc tính cơ học của vật liệu

Yêu cầu về đặc tính cơ học của vật liệu thân trụ tiêu dẻo phân làn được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1- Yêu cầu về đặc tính cơ học của vật liệu thân trụ tiêu dẻo phân làn

Tên chỉ tiêu

Mức

Độ bền kéo, MPa

≥40,0

Độ dãn dài, %

≥400%

Cường độ xé rách, N/mm

≥130,0

6.2  Đặc tính bề mặt phản quang

Đặc tính bề mặt phản quang theo yêu cầu tại TCVN 7887:2008, phù hợp với loại đường yêu cầu.

6.3  Đặc tính cơ lý của trụ tiêu dẻo phân làn

6.3.1  Tính liên tục của bề mặt phản quang

Trường hợp yêu cầu có khoảng cách giữa các phần phản quang trên bề mặt phản quang thì khoảng cách này không được vượt quá 5 mm theo phương thẳng đứng, 2 mm theo phương ngang đối với trụ phân làn loại A và không được quá 10 mm theo phương thẳng đứng, 6 mm theo phương ngang đối với trụ phân làn loại B.

6.3.2  Khả năng chống hư hỏng ở nhiệt độ thấp

Trụ tiêu dẻo phân làn phải đáp ứng các thử nghiệm được quy định tại 7.4.

Trong thử nghiệm này, không có phần nào của phần thân trụ tiêu dẻo phân làn và bề mặt phản quang được phép mòn, hư hỏng hoặc bị phá hủy. Phần thân trụ tiêu dẻo phân làn phải có khả năng phục hồi về hình dạng ban đầu sau khi bị tác động.

Sau khi va đập vào tấm phản quang, giá trị R (CIL) không được nhỏ hơn 80% giá trị của R (CIL) ban đầu.

Tất cả các sai lệch so với các yêu cầu phải được liệt kê trong báo cáo cùng với tỷ lệ phần trăm sự thay đổi về hệ số phản quang do va đập.

6.3.3  Khả năng chịu uốn cong

Khi thử nghiệm theo 7.5, trụ tiêu dẻo phân làn không được nứt, gãy hoặc vỡ và phải có khả năng trở về hình dạng danh định của nó trong vòng một phút từ thời điểm hoàn thành thử nghiệm.

6.3.4  Khả năng chịu mỏi

Khi thử nghiệm theo 7.6, trụ tiêu dẻo phân làn không được nứt, gãy hoặc vỡ và phải có khả năng trở về hình dạng danh định của nó trong vòng 1 phút từ thời điểm hoàn thành thử nghiệm. Độ lệch sau thử nghiệm ở đỉnh trụ tiêu dẻo phân làn, đo được theo bất kỳ hướng ngang nào, không được vượt quá 7% chiều cao H.

6.4  Lắp trụ tiêu dẻo phân làn trên đường

Lắp trụ tiêu dẻo phân làn trên mặt đường phải đáp ứng các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn này.

7  Phương pháp thử

7.1  Yêu cầu chung và hồ sơ

Các thử nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng các dụng cụ hiệu chuẩn theo quy định và các kết quả thử nghiệm phải được ghi chép và lưu giữ.

7.2  Xác định màu sắc và độ sáng β trong điều kiện khô

Đo màu sắc và hệ số độ sáng được thực hiện theo các bước quy định trong Tiêu chuẩn CIE 15, có sử dụng thiết bị chiếu sáng D65 và phép đo hình học 45/0 theo tiêu chuẩn CIE hoặc theo TCVN 9882:2013.

7.3  Thử bề mặt phản quang

Thử các yêu cầu bề mặt phản quang theo TCVN 7887:2008

7.4  Thử va đập ở nhiệt độ thấp

Sơ đồ thể hiện trong Hình 2 được sử dụng để thử nghiệm khả năng chịu va đập trong điều kiện nhiệt độ thấp.

Quả cầu thép được treo trên hai dây có các điểm treo cách nhau ít nhất 1 m để ngăn chặn hiện tượng xoắn dây. Các dây phải có độ bền phù hợp. Quả cầu thép phải có khối lượng 0,9 ± 0.045 kg. Quả cầu được di chuyển trong vòng cung có bán kính 1 750 ± 10 mm. Điểm va đập của quả cầu thép trên mẫu thử phải nằm ở khoảng cách H/3 đến H/2 (Hình 2) so với bề mặt cơ sở.

Trụ tiêu dẻo phân làn sẽ được đặt trong môi trường có nhiệt độ thấp -5°C tối thiểu 2 giờ và thử nghiệm được hoàn thành trong vòng 1 phút tính từ thời điểm đưa trụ tiêu dẻo phân làn ra khỏi môi trường có nhiệt độ thấp đó.

Sau đó, mẫu thử nghiệm đã đặt trong môi trường có nhiệt độ thấp theo yêu cầu sẽ được đưa vào khu vực thử nghiệm theo cách mà quả cầu thép của thiết bị kiểm tra sẽ tác động vào mẫu thử trong khu vực đo hệ số phản quang cao nhất. Quả cầu thép sẽ được thả từ điểm nằm trên mặt phẳng ngang đi qua điểm quay.

Thử nghiệm này phải được thực hiện riêng biệt đối với mỗi màu sắc hiện có trên bề mặt phản quang.

CHÚ DẪN:

1- Điểm quay

2- Điểm tiếp xúc

3- Quả cầu thép

4- Dây treo

5- Trụ tiêu dẻo phân làn trên bệ thí nghiệm

6- Mặt cơ sở

Hình 2 - Sơ đồ thử nghiệm khả năng chịu va đập trong điều kiện nhiệt độ thấp

7.5  Thử uốn

7.5.1  Phương tiện để thử

Phương tiện để thử là một bề mặt cứng nằm ngang (Hình 3).

7.5.2  Phương pháp thử

Mẫu thử nghiệm trụ tiêu dẻo phân làn phải có phần phản quang.

Đặt mẫu thử nghiệm trụ tiêu dẻo phân làn và đệm cố định của nó ở điều kiện nhiệt độ thấp -5°C ít nhất trong 2 giờ.

Sử dụng đệm cố định để cố định trụ tiêu dẻo phân làn vào bề mặt cứng nằm ngang theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại trụ tiêu dẻo phân làn và đệm cố định cụ thể trong quá trình thử nghiệm.

Trong vòng 1 phút tính từ thời điểm đưa trụ tiêu dẻo phân làn và đệm cố định của nó ra khỏi điều kiện nhiệt độ thấp, tiến hành uốn cong trụ tiêu dẻo phân làn sao cho đỉnh của trụ tiêu dẻo phân làn chạm vào bề mặt cơ sở.

Khi đỉnh của trụ tiêu dẻo phân làn chạm vào mặt cơ sở, ngừng ngay việc tác dụng lực uốn.

Tiến hành thử với 3 vị trí tạo với nhau góc xấp xỉ 120° trên mặt phẳng nằm ngang, như minh họa trong Hình 3.

LƯU Ý: Cần tác dụng lực uốn ở vị trí dưới H/2 để đảm bảo rằng trụ tiêu dẻo phân làn chạm vào mặt cơ sở.

Lặp lại quy trình trên sau khi đặt mẫu thử nghiệm trụ tiêu dẻo phân làn và đệm cố định của nó ở điều kiện nhiệt độ thấp ít nhất trong 2 giờ.

5 phút sau khi hoàn thành, đo biến dạng dư nằm ngang tối đa ở đỉnh của trụ tiêu dẻo phân làn. Biến dạng dư phải được đo từ trục thẳng đứng đi qua tâm của tấm đế đỡ của trụ tiêu dẻo phân làn (vuông góc với mặt cơ sở).

Hình 3 - Chuyển động của trụ tiêu dẻo phân làn khi thử uốn

7.6  Thử bền mỏi

7.6.1  Phương tiện để thử

Phương tiện để thử là một bề mặt cứng nằm ngang (Hình 4).

7.6.2  Phương pháp thử

Mẫu thử nghiệm trụ tiêu dẻo phân làn phải có phần phản quang.

Mẫu thử nghiệm trụ tiêu dẻo phân làn trong thử nghiệm mỏi không phải là mẫu đã được thử nghiệm trụ tiêu dẻo phân làn trong 7.4 và 7.5.

Cố định mẫu thử vào bề mặt cứng nằm ngang. Phương pháp cố định phải được nhà sản xuất quy định.

Tiến hành thử nghiệm trong điều kiện nhiệt độ môi trường (20 ± 5)°C.

Lắc phần đỉnh của trụ tiêu dẻo phân làn như thể hiện trong Hình 4 với tần số 60-90 dao động/ phút ở biên độ có giá trị là H/4 trong 10 phút. Trong quy trình này, không cần quay hoặc không cần hãm quay trụ tiêu dẻo phân làn trong khi thử nghiệm.

LƯU Ý: Một dao động là sự chuyển động từ vị trí thẳng đứng với biên độ tối đa theo một hướng, sau đó với biên độ tối đa theo hướng ngược lại và sau đó trở về vị trí thẳng đứng

Hình 4 - Chuyển động của trụ tiêu dẻo phân làn trong thử nghiệm độ mỏi

Lặp lại quy trình trên, thử uốn trụ tiêu dẻo phân làn tại vị trí tạo với vị trí thử uốn ban đầu một góc 90° trên mặt phẳng nằm ngang.

Trong thời gian từ 30 giây đến 60 giây sau khi hoàn thành thử uốn, đo biến dạng dư nằm ngang tối đa ở đỉnh của trụ tiêu dẻo phân làn. Biến dạng dư phải được đo từ trục thẳng đứng đi qua tâm của tấm đế đỡ của trụ tiêu dẻo phân làn (vuông góc với bề mặt tham chiếu cứng nằm ngang).

8  Ghi nhãn

Ghi nhãn phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

Các thông tin về sản phẩm

Số hiệu tiêu chuẩn

Tên nhà sản xuất và/hoặc tên nhà cung cấp

Năm và nơi sản xuất

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] EN 13422:2004+1:2009, Vertical road signs - Portable deformable warning devices and delineators - Portable road traffic signs - Cones and cylinders.

[2] ISO 1043-1, Plastics - Symbols and abbreviated terms - Part 1: Basic polymers and their special characteristics (ISO 1043-1:2001)

[3] ISO 9001, Quality management systems - Requirements.

[4] TCVN 7887:2008, Màng phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ.

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Cấu tạo

4.1  Các bộ phận

4.2  Hình dáng

4.3  Kích thước

5  Vật liệu

6  Yêu cầu kỹ thuật

6.1  Đặc tính cơ học của vật liệu

6.2  Đặc tính bề mặt phản quang

6.3  Đặc tính cơ lý của trụ tiêu dẻo phân làn

6.3.1  Tính liên tục của bề mặt phản quang

6.3.2  Khả năng chống hư hỏng ở nhiệt độ thấp

6.3.3  Khả năng chịu uốn cong

6.3.4  Khả năng chịu mỏi

6.4  Lắp trụ tiêu dẻo phân làn trên đường

7  Phương pháp thử

7.1  Yêu cầu chung và hồ sơ

7.2  Xác định màu sắc và độ sáng β trong điều kiện khô

7.3  Thử bề mặt phản quang

7.4  Thử va đập ở nhiệt độ thấp

7.5  Thử uốn

7.5.1  Phương tiện để thử

7.5.2  Phương pháp thử

7.6  Thử bền mỏi

7.6.1  Phương tiện để thử

7.6.2  Phương pháp thử

8  Ghi nhãn

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi