Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7773-1:2007 định nghĩa về các bộ lọc phương tiện giao thông đường bộ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7773-1:2007

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7773-1:2007 ISO 11841-1:2000 Phương tiện giao thông đường bộ và động cơ đốt trong - Từ vựng về bộ lọc - Phần 1: Định nghĩa về các bộ lọc và các thành phần của bộ lọc
Số hiệu:TCVN 7773-1:2007Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Năm ban hành:2007Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7773-1 : 2007

ISO 11841-1 : 2000

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG - TỪ VỰNG VỀ BỘ LỌC - PHẦN 1: ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁC BỘ LỌC VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA BỘ LỌC

Road vehicles and internal combustion engines - Filter vocabulary - Part 1: Definitions of filters and filter components

Lời nói đầu

TCVN 7773-1 : 2007 hoàn toàn tương đương ISO 11841-1 : 2000.

TCVN 7773-1 : 2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 7773 gồm các tiêu chuẩn sau: Phương tiện giao thông đường bộ và động cơ đốt trong - Từ vựng về bộ lọc.

TCVN 7773-1 : 2007 (ISO 11841-1 : 2000) Phần 1: Định nghĩa về các bộ lọc và các thành phần của bộ lọc.

TCVN 7773-2 : 2007 (ISO 11841-2 : 2000) Phần 2: Định nghĩa về các đặc tính của bộ lọc và các thành phần của bộ lọc.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG - TỪ VỰNG VỀ BỘ LỌC - PHẦN 1: ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁC BỘ LỌC VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA BỘ LỌC

Road vehicles and internal combustion engines - Filter vocabulary - Part 1: Definitions of filters and filter components

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ về bộ lọc và các thành phần của bộ lọc sử dụng trong phương tiện giao thông đường bộ và động cơ đốt trong thông dụng (ví dụ, động cơ tàu thủy, động cơ tĩnh tại).

Mục đích của tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn hóa các định nghĩa, tạo điều kiện dễ dàng cho sự thông hiểu các định nghĩa và tạo cơ sở cho sự chuyển dịch thống nhất ra tiếng nước ngoài.

Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng khi thiết lập các tài liệu kỹ thuật khác.

2. Phân loại các bộ lọc

Các bộ lọc được phân loại theo 6 tiêu chí như đã chỉ dẫn trên Hình 1.

Bộ lọc

1) Chất lưu được lọc (xem 3.2)

2) Số cấp lọc và sự kết hợp của các cấp lọc (xem 3.3)

3) Sự bố trí trong hệ thống (xem 3.4)

4) Vật liệu lọc (xem 3.5)

5) Loại lọc (xem 3.6)

6) Loại bảo dưỡng (xem 3.7)

 

 

- Bộ lọc toàn dòng

 

 

 

 

 

- Bộ lọc phân dòng

- Bộ lọc theo đường (ống)

- Bộ lọc lắp trên thùng chứa

- Bộ lọc đường hút

- Bộ lọc áp lực

- Bộ lọc đường về

- Bộ lọc sơ bộ

- Bộ lọc chính

 

 

- Bộ lọc bắt vít

- Bộ lọc thay thế được phân tử lọc

- Bộ lọc kép

- Bộ lọc rửa bằng dòng chảy ngược

- Bộ lọc tự động

 

- Bộ lọc một cấp

- Bộ lọc phụ

 

 

 

 

- Bộ lọc hai cấp

- Bộ lọc nhiều cấp

 

 

- Bộ lọc bề mặt

- Bộ lọc sâu

- Bộ lọc ly tâm

 

 

 

- Bộ lọc thông hơi cacte

- Bộ lọc sợi

 

 

 

- Bộ lọc song song

- Bộ lọc thông hơi cacte khép kín

 

 

 

 

 

 

 

- Bộ lọc phớt

 

- Bộ lọc kết hợp

 

 

- Bộ lọc tấm phớt

- Bộ lọc ống phớt

- Bộ làm sạch không khí

- Bộ làm sạch không khí trong xe

 

- Bộ lọc phớt gấp nếp (kiểu sao)

- Bộ làm sạch không khí khô

- Bộ làm sạch không khí ẩm

- Bộ làm sạch không khí thùng dầu

- Bộ làm sạch giảm thanh

 

- Bộ lọc giấy

- Bộ lọc giấy gấp nếp (kiểu sao)

- Bộ lọc giấy quấn

 

 

- Bộ lọc lưới

- Bộ lọc khí thải

- Bộ lọc nhiên liệu

- Bộ lọc nhiên liệu điezen

- Bộ lọc xăng

 

- Bộ lọc ống lưới

- Bộ lọc lưới gấp nếp (kiểu sao)

- Bộ lọc đĩa lưới

- Bộ lọc túi lưới

- Bộ lọc nhiều ống lưới

- Bộ lọc dầu bôi trơn

 

 

- Bộ lọc thủy lực

- Bộ lọc chất làm mát

 

- Bộ lọc khe

- Bộ lọc khe kiểu tấm

- Bộ lọc khe kiểu tấm mỏng

- Bộ lọc khe kiểu dây quấn

- Bộ lọc khe kiểu dây quấn trên ống

- Bộ lọc bằng vật liệu thiêu kết

- Bộ lọc cacbon hoạt tính

Hình 1 - Phân loại bộ lọc

3. Các định nghĩa về bộ lọc

Số thứ tự
No

Thuật ngữ

Định nghĩa

Chú thích

3.1

Làm sạch

A. cleaning

P. e’puration

Sự tách các tạp chất rắn hoặc lỏng treo lơ lửng trong chất liệu (chất lỏng hoặc khí) bằng cách lọc, lắng đọng, ly tâm

-

3.1.1

Bộ làm sạch

A. cleaner

P. e’purateur

Thiết bị hoặc cụm chi tiết hoàn chỉnh thực hiện việc làm sạch

-

3.1.2

Lọc

A. filtration

P. filtration

Sự tách các tạp chất bằng cách cho chất liệu (chất lỏng hoặc khí) đi qua vật liệu xốp

-

3.1.3

Bộ lọc

A. filter

P.filtre

Thiết bị hoặc cụm chi tiết hoàn chỉnh tách các tạp chất khỏi chất liệu (chất lỏng hoặc khí) bằng cách cho chất liệu đi qua vật lưu xốp

-

3.2

Phân loại theo chất lưu được lọc

3.2.1

Bộ làm sạch không khí

A. air cleaner

air filter

P. épurateur à air

filtre à air

Bộ làm sạch chứa một hoặc nhiều chi tiết lọc dùng để làm sạch không khí

Ứng dụng:

a) Cho không khí cháy trực tiếp đi qua động cơ hoặc qua một bộ nạp;

b) để thông gió và trích không khí từ các bình chứa;

c) trong các hệ thống không khí nén (bộ sấy khô không khí);

d) cho đường nạp (đường gió sạch) của máy nén khí.

3.2.1.1

Bộ lọc không khí trong xe

A. cabin filter

P. filtre habitacle

Bộ lọc chứa một hoặc nhiều chi tiết lọc dùng để loại bỏ (lấy đi) các chất bẩn dạng hạt và khí khỏi không khí được cung cấp vào trong xe (ôtô)

-

3.2.1.2

Bộ làm sạch không khí khô

A. dry air cleaner

P. épurateur à air (sec)

Bộ làm sạch không khí tách các tạp chất từ không khí thông qua một phần tử lọc khô, ví dụ như giấy

Tên gọi “khô” dùng để phân biệt bộ lọc này với các kết cấu khác như bộ lọc không khí thùng dầu.

3.2.1.3

Bộ làm sạch không khí ẩm

A. wet air cleaner

P. épurateur à air humide

Bộ làm sạch không khí tách các tạp chất khỏi không khí thông qua một phần tử lọc tẩm dầu như vải dây thép đan, mút hoặc giấy

-

3.2.1.4

Bộ làm sạch không khí thùng dầu

A. oil-bath air cleaner

P. épurateur à air à bain d’huile

Bộ làm sạch không khí trong đó không khí chứa bụi hướng lên trên thùng dầu, ở đây một phần bụi được thu gom, sau đó không khí này mang theo một lớp sương mù dầu từ thùng dầu đi lên qua phần tử lọc để tiếp tục lọc thêm; dầu trở về thùng dầu mang theo bụi được thu gom trong phần tử lọc

-

3.1.2.5

Bộ lọc giảm thanh

A. silencer cleaner

P. épurateur à air avec silencieux

Bộ lọc không khí được thiết kế đặc biệt để giảm tiếng ồn

Bộ lọc này được thiết kế điển hình như một bộ lọc không khí khô nhưng cũng có những mẫu dựa trên cơ sở các kiểu bộ lọc không khí khác.

3.2.2

Bộ lọc khí xả

A. exhaust-gas filter

P. filtre pour gaz d’échappement

Bộ lọc để tách ly các chất rắn khỏi khí xả

Bộ lọc này cũng còn được gọi là bộ lọc muội than hoặc bộ lọc hạt.

3.2.3

Bộ lọc nhiên liệu

A. fuel filter

P. filtre à carburant

Bộ lọc để làm sạch nhiên liệu

-

3.2.3.1

Bộ lọc nhiên liệu điezen

A. diesel fuel filter

P. filtre à gazole

Bộ phận chứa một hoặc nhiều chi tiết để làm sạch và/hoặc tách ly nước và/hoặc nung nóng trước nhiên liệu điezen

-

3.2.3.2

Bộ lọc xăng

A. petrol filter

P. filtre à essence

Bộ phận chứa một hoặc nhiều chi tiết để làm sạch xăng

-

3.2.4

Bộ lọc dầu bôi trơn

A. lubricating oil filter oil filter

P. filtre à huile de lubrification filtre à huile

Bộ lọc để làm sạch dầu bôi trơn

Ứng dụng:

a) dầu động cơ;

b) dầu truyền động;

c) dầu tuabin.

3.2.5

Bộ lọc thủy lực

A. hydraulic filter

P. filtre hydraulique

Bộ lọc để làm sạch dung dịch thủy lực trong các hệ thống thủy lực

Ứứng dụng:

a) hệ thống phanh;

b) hệ thống lái;

c) hệ thống thủy lực làm việc;

d) hệ truyền động thủy lực.

3.2.6

Bộ lọc chất làm mát

A. coolant filter

P. filtre à liquide de refroidissement

Bộ lọc để làm sạch nước hoặc chất lỏng làm mát

Cũng được kết hợp với việc nạp lại để đưa dần vào các chất phụ gia.

3.3

Phân loại theo số cấp lọc và sự kết hợp của các cấp lọc

3.3.1

Bộ lọc một cấp

A. single-stage filter

P. filtre à un étage

Bộ lọc trong đó quá trình lọc được thực hiện trong một cấp lọc

Có thể có các kết cấu khác nhau, nghĩa là có một hoặc nhiều phần tử lọc có cùng một mức lọc, trong một hoặc nhiều thân được lắp nối song song; kết cấu cuối cùng này còn được gọi là bộ lọc song song khi sử dụng một đầu lọc hoặc nắp lọc chung.

3.3.2

Bộ lọc hai cấp

A. two-stage filter

P. filtre à deux étages

Bộ lọc trong đó quá trình lọc được thực hiện theo hai cấp nối tiếp nhau có cùng một hiệu suất lọc hoặc có hiệu suất lọc khác nhau

Có các kết cấu khác nhau, nghĩa là có một hoặc hai phần tử lọc và thân bộ lọc. Với một bộ lọc kép, các phần tử lọc cũng có thể song song với nhau.

3.3.3

Bộ lọc kết hợp

A. combined filter

P. filtre combiné

Bộ lọc bao gồm sự kết hợp của hai hay nhiều kiểu bộ lọc như bộ lọc lưới/bộ lọc giấy hoặc bộ lọc toàn dòng/bộ lọc phân dòng

Các bộ lọc dầu kết hợp thường có một đường vào và hai đường ra.

3.3.4

Bộ lọc song song

A. parallel filter

P. filtre parallèle

Bộ lọc trong đó sự tách tạp chất được thực hiện qua hai hoặc nhiều phần tử lọc có hiệu suất khác nhau được lắp song song

Các bộ lọc dầu song song thường có một đường vào và một đường ra.

3.3.5

Bộ lọc nhiều cấp

A. multi-stage filter

P. filtre à plusieurs étages

Bộ lọc trong đó sự tách tạp chất được thực hiện qua nhiều hơn hai cấp nối tiếp nhau có cùng một hiệu suất lọc hoặc hiệu suất lọc khác nhau

-

3.4

Phân loại theo sự bố trí trong hệ thống

3.4.1

Bộ lọc toàn dòng

A. full flow filter

P. filtre à plein débit

Bộ lọc có tổng thể tích của chất lưu cung cấp cho hệ thống đi qua

-

3.4.2

Bộ lọc phân dòng

A. bypass filter

P. filtre en derivation

Bộ lọc có một phần dòng được phân nhánh từ tổng thể tích của chất liệu cung cấp cho hệ thống đi qua

Trong ngành kỹ thuật về chất lưu, thuật ngữ này cũng được dùng cho các bộ lọc trong các mạch lọc tách biệt.

3.4.3

Bộ lọc theo đường (ống) A. in-line filter

P. filtre en ligne

Bộ lọc được lắp trên các ống hoặc ống mềm

-

3.4.4

Bộ lọc lắp trên thùng chứa

A. tank-mounted filter

P. filtre sur réservoir

Bộ lọc được lắp trên các thùng chứa

-

3.4.5

Bộ lọc đường hút

A. suction filter

P. filtre d’aspiration

Bộ lọc lắp trên đường hút của hệ thống

-

3.4.6

Bộ lọc áp lực

A. pressure filter

P. filtre pression

Bộ lọc trên phía có áp suất của hệ thống

-

3.4.7

Bộ lọc đường về

A. return line filter

P. filtre de retour

Bộ lọc lắp trên đường về của hệ thống

-

3.4.8

Bộ lọc sơ bộ

A. prefilter

P. épurateur ou préfiltre

Bộ lọc tạo thành cấp đầu tiên của một hệ thống lọc có nhiều cấp để lọc các tạp chất lớn

-

3.4.9

Bộ lọc chính

A. main filter

P. filtre principal

Bộ lọc cho phép đạt được độ sạch yêu cầu của chất lưu trong hệ thống lọc nhiều cấp

-

3.4.10

Bộ lọc phụ

A. secondary filter protection filter

P. filtre secondaire filtre de protection

Bộ lọc được lắp sau bộ lọc chính và tạo thành một cấp lọc phụ hoặc cấp lọc bảo vệ trong hệ thống lọc nhiều cấp

-

3.4.11

Bộ lọc thông hơi cacte

A. crankcase ventilation filter

P. filtre de ventilation de carter

Bộ lọc để loại bỏ bôi trơn dạng sương mù dầu khỏi không khí có trong cacte động cơ do sự lọt khí cháy xuống cacte

-

3.4.12

Bộ lọc thông hơi cacte khép kín

A. closed crankcase ventilation filter

P. filtre de ventilation fermée de carter

Bộ lọc trong hệ thống để đưa khí lọt xuống cacte đã được lọc trở về hệ thống nạp không khí của động cơ

-

3.5

Phân loại theo vật liệu lọc

3.5.1

Bộ lọc sợi

A. fibre filter

P. filtre en fibre

Bộ lọc có phần tử lọc chứa sợi hoặc sợi composit hữu cơ hoặc vô cơ

Các bộ lọc này cũng bao gồm các phần tử lọc chứa hàng không dệt. Cấu trúc của sợi có thể được ổn định bằng nhiệt cơ học hoặc chất dính kết.

3.5.2

Bộ lọc phớt

A. felt filter

P. filtre en feutre

Bộ lọc có phần tử lọc được làm bằng phớt

Phớt được chế tạo từ lông động vật, sợi thiên nhiên, sợi tổng hợp hoặc hỗn hợp của các sợi này bằng cách cán ép hoặc dệt may. Tùy theo hình dạng của các phần tử lọc có thể phân biệt:

a) bộ lọc tấm phớt;

b) bộ lọc ống phớt;

c) bộ lọc phớt gấp nếp (ví dụ, kiểu sao, chữ V, tinh thể, v.v...)

3.5.3

Bộ lọc giấy

A. paper filter

P. filtre en papier

Bộ lọc có phần tử lọc được làm bằng giấy

Giấy thường được chế tạo từ sợi thiên nhiên hoặc sợi tổng hợp hoặc hỗn hợp của các sợi này, bao gồm cả các chất phụ gia và các chất dính kết. Tùy theo hình dạng của phần tử lọc có thể phân biệt:

a) bộ lọc giấy gấp nếp (ví dụ, kiểu sao, chữ V, tinh thể vv..);

b) bộ lọc giấy quấn.

3.5.4

Bộ lọc lưới (dây)

A. strainer filter

P. filtre à tamis

Bộ lọc để tách các tạp chất qua các phần tử lọc làm bằng vải lưới (dây) hoặc mạng lưới dệt

Tùy theo kết cấu của phần tử lọc, có thể phân biệt:

a) bộ lọc ống lưới (dây);

b) bộ lọc lưới gấp nếp (ví dụ, kiểu sao, chữ V, tinh thể, v.v...);

c) bộ lọc đĩa lưới;

d) bộ lọc kiểu túi lưới;

e) bộ lọc nhiều ống lưới.

3.5.5

Bộ lọc khe

A. gap filter

P. filtre interstitiel

Bộ lọc để tách các tạp chất qua các phần tử lọc có chiều rộng khe hở xác định, ví dụ,qua các tấm mỏng hoặc đĩa hoặc dây quấn thành cuộn

Tùy theo kết cấu của các phần tử lọc, có thể phân biệt:

a) bộ lọc khe kiểu tấm;

b) bộ lọc khe kiểu tấm mỏng;

c) bộ lọc khe kiểu dây quấn; d) bộ lọc khe kiểu dây quấn trên ống.

3.5.6

Bộ lọc bằng vật liệu kết

A. sintered filter

P. filtre fritté

Bộ lọc có phần tử lọc được làm bằng vật liệu xốp thiêu kết

-

3.5.7

Bộ lọc cacbon hoạt tính

A. activated carbon filter

P. filtre à charbon actif

Bộ lọc có phần tử lọc chứa hoặc bao gồm than hoạt tính

Bộ lọc thường làm việc bằng hấp thu.

3.6

Phân loại theo loại lọc

3.6.1

Bộ lọc bề mặt

A. surface type filter

P. filtre surface

Bộ lọc để tách các tạp chất trên bề mặt của vật liệu lọc

-

3.6.2

Bộ lọc sâu

A. depth type filter

P. filtre profondeur

Bộ lọc để tách các tạp chất chủ yếu là ở bên trong (độ sâu) của vật liệu lọc

-

3.6.3

Bộ lọc ly tâm

A. centrifugal cleaner

P. filtre centrifuge

Bộ lọc để tách các tạp chất thông qua chuyển động quay

-

3.7. Phân loại theo bảo dưỡng

3.7.1

Bộ lọc bắt vít

A. spin-on filter

P. filtre à visser

Bộ lọc được bắt vít trên đầu hoặc nấp bộ lọc, hoặc gián tiếp trên giá đỡ lắp ráp trên khối thân động cơ và được thay thế toàn bộ cùng với phần tử lọc của nó khi bảo dưỡng

Bộ lọc bắt vít còn có tên gọi bộ lọc thay thế cả cụm. Toàn bộ bộ lọc, nghĩa là bộ lọc bắt vít cùng với đầu hoặc nắp còn có tên gọi bộ lọc toàn bộ hoặc bộ lọc hộp.

3.7.2

Thân bộ lọc

A. filter housing

P. filtlre rechargeable

Bộ lọc gồm có thân bộ lọc với nắp hoặc vỏ bộ lọc với đầu và phần tử lọc có thể được làm sạch hoặc thay thế được

Thân bộ lọc bao gồm một ống bạc hoặc phần tử thay thế được. Bộ lọc này còn có tên gọi bộ lọc toàn bộ hoặc bộ lọc ống bạc hoặc bộ lọc nạp lại được.

3.7.3

Bộ lọc kép

A. duplex filter

P. filtre duplex

Bộ lọc thường có hai bộ phận lọc, một được ngắt trong quá trình bảo dưỡng trong khi bộ phận kia vẫn tiếp tục vận hành

Sự vận hành không bị ngừng lại khi thay thế phần tử lọc hoặc bộ lọc bắt vít bị nhiễm bẩn.

3.7.4

Bộ lọc rửa bằng dòng chảy ngược

A. back-flushing filter

P. filtre décolmatable

Bộ lọc được làm sạch bằng sự đảo chiều của dòng chảy mà không phải thay thế các phần tử lọc

-

3.7.5

Bộ lọc tự động

A. automatic filter

P. filtre automatique

Bộ lọc được làm sạch tự động mà không phải thay thế các phần tử lọc và không dừng quá trình lọc

-

4. Phân loại các thành phần của bộ lọc

Các thành phần của bộ lọc được phân loại theo hai tiêu chuẩn như đã chỉ dẫn trên Hình 2.

Các thành phần của bộ lọc

 

1) Các thành phần (xem 5.1)

- Phần tử lọc

- Phần tử lọc phụ

 

- Thân bộ lọc

- Nắp bộ lọc

- Vỏ bộ lọc

2) Các thiết bị phụ (xem 5.2)

- Van tháo bụi

- Cơ cấu lọc sơ bộ

- Cơ cấu chỉ báo bảo dưỡng

- Cơ cấu chỉ báo độ chênh áp

- Cái ngắt mạch (công tắc) bảo dưỡng

- Bộ điều chỉnh áp suất thông hơi cacte

 

 

- Đầu bộ lọc

- Bulông kẹp chặt trung tâm

- Dao nạo

- Van chống chảy ngược về

- Van nhánh

 

 

Hình 2 - Phân loại thành phần bộ lọc

5. Các định nghĩa về các thành phần của bộ lọc

Số thứ tự

No

Thuật ngữ

Định nghĩa

Chú thích

5.1

Các thành phần

5.1.1

Phần tử lọc

A. filter element filter cartridge

P. élément filtrant cartouche filtrante

Kết cấu được tạo thành bởi vật liệu lọc, các chân đỡ và mặt phân cách của nó với thân bộ lọc

-

5.1.1.1

Phần tử lọc phụ

A. secondary element protection cartridge

P. élément secondaire cartouche de protection

Phần tử lọc được lắp ráp làm phần tử lọc phụ cho mục đích bảo vệ

Phần tử lọc này ngăn cản sự thâm nhập tạp chất vào trong hệ thống, ví dụ, trong lúc thay phần tử lọc bị hư hỏng hoặc trong trường hợp van nhánh mở.

5.1.2

Thân bộ lọc

A. filter housing

P. corps de filtre

Thành phần được thiết kế để chứa được phần tử lọc, bao gồm các đầu nối vào và/hoặc ra cũng như các phương tiện lắp ráp

-

5.1.2.1

Nắp bộ lọc

A. filter cover

P. couvercle de filtre

Thành phần che kín thân bộ lọc

-

5.1.2.2

Hộp bộ lọc

A. filter case

P. cuve de filtre

Thành phần chứa phần tử lọc, không có các đầu nối vào và/hoặc ra

-

5.1.2.3

Đầu bộ lọc

A. filter head

P. tête de filtre

Thành phần có các đầu nối vào và/hoặc ra che kín hộp bộ lọc và thường bao gồm các phương tiện lắp ráp

Trong trường hợp các bộ lọc nhiên liệu, thành phần này còn có tên gọi nắp bộ lọc

5.1.2.4

Bulông kẹp chặt trung tâm

A. centre bolt

P. tige de serrage

Thành phần được thiết kế để nối thân bộ lọc hoặc hộp bộ lọc bới nắp hoặc đầu bộ lọc

-

5.1.3

Dao nạo

A. scraper

P. racleur

Thành phần để nạo các tạp chất tích tụ khỏi phần tử lọc

Được sử dụng trong các bộ lọc khe.

5.1.4

Van chống tháo trở về

A. anti-drain back valve

P. clapet anti-retour

Van ngăn ngừa cho bộ lọc không bị rỗng khi động cơ dừng lại

-

5.1.5

Van nhánh

A. bypass valve short circuit valve

P. clapet bipasse clapet de courtcircuit

Van tạo ra kênh dẫn vòng qua phần tử lọc khi độ chênh áp qua phần tử lọc vượt quá giá trị lớn nhất cho phép

Cơ cấu này ngăn ngừa sự phá hủy phần tử lọc và bảo đảm sự cung cấp cho hệ thống trong trường hợp phần tử lọc bị bịt kín quá mức.

5.2

Các thiết bị phụ

5.2.1

Van tháo bụi

A. dust unloading valve

P. soupape de dépoussiérage

Van được thiết kế để xả (tháo) các bụi tích tụ

Được sử dụng trên các bộ lọc không khí đối với không khí cháy: bụi được tháo ra, ví dụ như bằng sàng lắc hoặc trọng lực.

5.2.2

Cơ cấu lọc sơ bộ

A. precleaner

P. pré-épurateur

Cơ cấu được lắp ráp trước bộ lọc cho giai đoạn tách tạp chất ban đầu khỏi chất lỏng hoặc chất khí khi sử dụng các lực như trọng lực hoặc lực ly tâm

Trong trường hợp các bộ lọc không khí đối với không khí cháy, cơ cấu này còn có tên gọi là xyclon khi sử dụng kết cấu ly tâm.

5.2.3

Cơ cấu chỉ báo bảo dưỡng

A. maintenance indicator

P. indicateur d’entretien

Cơ cấu chỉ báo khi phần tử lọc phải được làm sạch hoặc thay thế

-

5.2.4

Cơ cấu chỉ báo độ chênh áp

A. differential pressure indicator

P. indicateur de pression différentielle

Cơ cấu chỉ báo độ chênh áp suất qua phần tử lọc hoặc bộ lọc

Cũng được sử dụng như một cơ cấu chỉ báo bảo dưỡng

5.2.5

Cái ngắt mạch (công tắc) bảo dưỡng

A. maintenance switch differential pressure switch

P. interrupteur d’entretien interrupteur de pression différentielle

Cơ cấu tạo ra một tín hiệu để khởi động cho tín hiệu nghe hoặc nhìn khi độ chênh áp tại bộ lọc/phần tử lọc đòi hỏi phải có sự bảo dưỡng

-

5.2.6

Bộ điều chỉnh áp suất thông hơi cacte

A*. crankcase ventilation pressure regulator

P**. régulateur de pression de ventilation de carter

Cơ cấu để điều chỉnh áp suất trong cacte trong hệ thống thông hơi cacte kín

-

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 7967-4 : 1988, Reciprocating internal combustion engines - Vocabulary of components and systems - Part 4: Pressure charging and air/exhaust gas ducting systems (Động cơ đốt trong kiểu pittông - Từ vựng về các thành phần và hệ thống - Phần 4: Sự nạp tăng áp và các hệ thống dẫn không khí/khí thải).

[2] ISO 7967-6 : 1992, Reciprocating internal combustion engines - Vocabulary of components and systems - Part 6: Lubricating systems (Động cơ đốt trong kiểu pittông - Từ vựng về các thành phần và hệ thống - Phần 6: Hệ thống bôi trơn).

 


* A: Tiếng Anh.

** P: Tiếng Pháp.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi