Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6259-8D:2003 Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Tàu chở xô khí hóa lỏng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6259-8D:2003

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6259-8D:2003 Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 8D: Tàu chở xô khí hóa lỏng
Số hiệu:TCVN 6259-8D:2003Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Ngày ban hành:31/12/2003Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6259-8D:2003

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP - PHẦN 8D: TÀU CHỞ XÔ KHÍ HÓA LỎNG

Rules for the classification and construction of sea-going steel ships - Part 8D: Ships carrying liquefied gas in bulk

 

CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Quy định chung

1.1.1. Phạm vi áp dụng (Theo IGC Code 1.1.1, 1.1.5 1.1.7)

1. Các yêu cầu trong Phn này áp dụng cho tàu chở xô khí hóa lỏng được đăng ký và mang cấp của Đăng kim (từ sau đây trong Phn này gọi tt là “Tàu”). Thuật ngữ "Khí hóa lỏng" chỉ khí có áp suất hơi tuyt đối vượt quá 0,28 MPa ở nhiệt độ 37,8 oC và các sn phẩm d cháy tương tự khác được nêu trong Bảng 8-D/19.1.

2. Đi với tàu có vùng hoạt động hạn chế và tàu không tự hành, các yêu cu của Phần này có thể được thay đổi thích hợp.

3. Đối với thân tàu, máy móc, thiết bị quy định trong Phần này thì các yêu cầu trong Phần này phải được ưu tiên áp dụng so với các yêu cầu ở các phn khác.

4. Nếu tàu dùng để chở hn hợp các sản phẩm được nêu trong Phần này và các sản phẩm được nêu trong Phần 8-E hoặc tương đương thì tàu phải thỏa mãn các yêu cầu của c hai phần tùy theo loại sản phẩm chuyên ch, trừ các trường hợp nêu ở (1) và (2) sau đây:

(1) Nếu các yêu cầu của Phần này được ưu tiên khi tàu được thiết kế và đóng để chuyên ch các hàng nêu ở (a) và (b) dưới đây :

(a) Các hàng được liệt kê riêng trong Bảng 8-D/19.1 của Phn này;

(b) Một hoặc nhiu sản phẩm được liệt kê trong c ở Phần này và Phần 8-E (các sản phẩm được đánh dấu sao (*) trong cột “a”, Bảng 8-D/19.1).

(2) Nếu các yêu cầu của Phn 8-E được áp dụng khi tàu dùng riêng để ch một hoặc nhiều sản phẩm nêu ở (1)(b) ở trên đây.

1.1.2. Thay thế tương đương

Kết cấu, trang thiết bị .v.v.... không áp dụng các quy định của Phần này nhưng được xem là tương đương với yêu cầu ở Phần này sẽ được Đăng kiểm xem xét chấp nhận.

1.1.3. Các luật quc gia

Đăng kiểm có thể đưa ra các quy định đặc biệt phù hợp với các ch dẫn của các chính phủ mà tàu treo cờ hoặc chính phủ của quốc gia có chủ quyền mà tàu hoạt động

1.1.4. Nguy hiểm (Theo IGC 1.2)

Các tính chất nguy hiểm của các khí được nêu trong Phn này gồm: Cháy, độc hại, ăn mòn, dễ phản ứng, nhiệt độ và áp suất thấp.

1.1.5. Các định nghĩa (Theo IGC Code 1.3)

Nếu không có quy định nào khác, trong Phần này áp dụng các định nghĩa sau:

(1) "Kết cấu cấp A là kết cấu được quy định ở 3.2.2 Phần 5.

(2) "Chính quyền hành chính” là chính phủ ca quc gia mà tàu mang cờ.

(3) "Chính quyền cảng” là chính quyền hợp pháp của quốc gia tại cng mà tàu vào làm hàng.

(4) “Nhiệt độ sôi'' là nhiệt độ mà tại đó sản phẩm có áp suất hơi bằng áp suất khí quyển.

(5) “Khu vực hàng hóa” là khu vực có hệ thống chứa hàng, bơm hàng và bung máy nén hàng của tàu kể cả phần boong trên toàn bộ chiều dài và chiều rộng ca khu vực nêu trên của tàu. Nếu có các khoang cách ly, các khoang dằn hoặc khoang trống phía sau của khoang hàng tận cùng phía lái hoặc ở phía trước của khoang hàng tận cùng phía mũi thì các khoang này không thuộc khu vực hàng hóa.

(6) “Hệ thống ngân hàng" là hệ thống dùng để ngăn hàng bao gồm: Một vách chắn sơ cấp và thứ cấp, nếu có, được bọc cách nhiệt, các khoang bên trong và kết cấu kề cận, nếu cần để đỡ các bộ phận này. Nếu vách chn thứ cấp là một phần của kết cấu thân tàu thì vách này có thể là vách biên của khoang chứa.

(7) “Bung kiểm soát hàng” là bung dùng để kiểm soát hàng tha mãn các yêu cầu ca 3.4.

(8) ''Hàng" là các sản phẩm liệt kê trong Bảng 8-D/19.1 được chở xô bằng các tàu theo các yêu cầu của Phần này.

(9) “Khoang phục vụ hàng” là khoang nằm trong khu vực hàng hóa dùng làm các xưng, các buồng chứa và kho chứa có diện tích lớn hơn 2 m2 để cất giữ các trang thiết bị làm hàng.

(10) "Két hàng” là két kín chứa chất lỏng được thiết kế thành thùng chứa hàng sơ cấp và nó bao gồm tất cả các thủng chứa được hoặc không được bọc cách nhit hoặc có vách chn thứ cấp hoặc cả hai.

(11) “Khoang cách ly" là khoang nm giữa hai vách ngăn hoặc boong thép kề cận. Khoang này có thể là khoang trống hoặc khoang dằn.

(12) “Trạm điều khiển" là trạm được quy định như 3.2.18 Phần 5. Trạm này không bao gồm buồng đặt thiết bị điều khiển chữa cháy đặc biệt, thực tế thiết bị điều khiển chữa cháy có thể được đặt trong khu vực hàng hóa.

(13) "Sn phẩm dễ cháy” là các sản phẩm ký hiu bng ch F trong cột “f Bảng 8-D/19.1.

(14) “Giới hạn cháy" là điều kiện xác định trạng thái ca hỗn hợp nhiên liệu-chất ôxy hóa khi mà một nguồn phát lửa trần đủ mạnh có khả năng gây cháy trong mỗi thiết bị thử nghiệm.

(15) “Khoang hoặc vùng nguy hiểm v khí" là khoang hoặc vùng như được nêu ở từ (a) đến (1) dưới đây:

(a) Khoang trong khu vực hàng hóa không được bố trí hoặc trang bị ở mức được chấp nhận để đảm bảo rằng không khí ở đó luôn luôn được duy trì ở điều kiện an toàn v khí

(b) Khoang kín bên ngoài khu vực hàng hóa có đường ống dn sản phẩm dạng lỏng hoặc khí đi qua, hoặc đường ng dẫn sản phẩm dạng lỏng hoặc khí kết thúc trong đó, trừ trường hợp khoang này được lấp các thiết bị có kiểu được duyệt để ngăn ngừa sự rò lọt hơi của sản phẩm vào không gian của khoang

(c) Hệ thống ngăn hàng và đường ống dn hàng

(d) (i) Khoang hàng mà ở đó hàng được chuyên chở trong một hệ thống ngăn hàng yêu cầu một vách chắn thứ cấp

(ii) Khoang hàng mà ở đó hàng được chuyên chở trong một hệ thống ngăn hàng không yêu cầu một vách chắn thứ cấp

(e) Khoang tách biệt với khoang hàng được nêu ở (d) (i) trên đây chỉ bằng một vách biên bằng thép kín khí.

(f) Buồng bơm hàng và buồng máy nén hàng

(g) Vùng trên boong h hoặc khoang nửa kín trên boong hở trong phạm vi 3 mét kể từ bất kỳ ca ra nào của két hàng, cửa thoát khí hoặc hơi, bích của ống dẫn hàng, van hàng; hoặc ca các lối vào và các l thông gió ti các bung bơm và các bung máy nén hàng

(h) Boong hở phía trên khu vực hàng hóa, 3 mét phía trước và sau của khu vực hàng hóa trên boong hở lên đến chiều cao 2,4 mét phía trên boong thời tiết.

(i) Vùng trong phạm vi 2,4 mét kể từ mặt ngoài của hệ thống ngăn hàng nơi mà bề mt này lộ ra ngoài thi tiết

(j) Khoang kín hoặc na kín có đặt đường ống dẫn các sản phẩm. Khoang đt thiết bị phát hin khí tha mãn yêu cầu ở 13.6.5, khoang tận dụng khí thải làm nhiên liu và khoang quy định ở Chương 16 không được xem là các khoang nguy him v khí trong mục này.

(k) Khoang để các ống mm dẫn hàng

(I) Khoang kín hoặc nửa kín có một cửa mở trực tiếp ra bất kỳ khoang hoặc vùng nào quy định ở từ (a) đến (k).

(16) "Khoang an toàn v khí” là khoang không phải là khoang nguy hiểm về khí.

(17) “Khoang hàng" là một khoang được bao bọc bởi kết cấu tàu mà trong đó có đặt hệ thống ngăn hàng

(18) “Độc lập” có nghĩa là hệ thống đường ống hoặc hệ thống thông hơi chẳng hạn, tuyệt nhiên không nối với hệ thống khác và không có các phụ kiện đnối với các hệ thống khác.

(19) "Khoang cách nhiệt" đ ch khoang có hoặc không có vách chắn, được bọc cách nhiệt toàn bộ hoặc một phần.

(20) “Khoang có vách chn" để chỉ khoang nm bên trong vách chắn sơ cấp và vách chắn thứ cấp được bọc cách nhiệt hoặc bọc bng vật liệu khác hoàn toàn hoặc một phần.

(21) "MARVS" là sự điều chỉnh van an toàn ở vị trí cho phép lớn nhất của két hàng.

(22) “Thiết bị nhiên liệu” là thiết bị như được nêu ở 3.2.34 Phần 5.

(23) “Hệ số ngập th tích khoang" là t số bng thể tích ngập nước giả định trong khoang chia cho thể tích toàn bộ của khoang.

(24) “Vách chn sơ cấp" là bộ phận phía trong được thiết kế để ngăn hàng khi hệ thống ngăn hàng gồm hai vách chắn.

(25) "Vách chắn thứ cấp" là b phận chịu chất lỏng phía ngoài của hệ thống ngăn hàng được thiết kế đ lưu giữ lạm thời ng lỏng rò lọt qua vách chắn sơ cấp và đ tránh hạ thấp nhiệt độ của kết cấu tàu tới nhiệt độ không an toàn. Các kiu vách chn thứ cấp được quy định chi tiết hơn ở Chương 4.

(26) “Tỷ trọng tương đối" là tỷ s khi lượng của một thể tích của sản phẩm chia cho khối lượng của một thể tích tương ứng của nước ngọt.

(27) "Tách biệt" nghĩa là một hệ thống đường ống dẫn hàng hoặc hệ thống thông hơi hàng, chng hạn, không được nối với hệ thống ng dn hàng hoặc h thống thông hơi hàng khác. Có thể đạt được sự tách biệt này bằng bin pháp thiết kế hoặc biện pháp vận hành. Biện pháp vận hành không được dùng trong phạm vi một két hàng và phải bao gồm một trong các dạng sau:

(a) Tháo ri các ống cuộn hoặc van và bịt kín các đầu ống.

(b) B trí nối tiếp hai bích kép kèm theo thiết bị phát hiện rò lọt vào ống gia hai bích đó.

(28) “Np két" là kết cấu để bảo vệ tránh hư hỏng của hệ thống ngăn hàng khi hệ thống ngăn hàng nhô n trên boong thời tiết hoặc để bảo đảm nh liên tục và sự nguyên vẹn của kết cu boong.

(29) "Vòm két" là sự mở rộng n phía trên của một phần két hàng. Trong trường hợp các hệ thống ngăn hàng ở boong dưới có vòm két nhô lên phía trên boong thời tiết hoặc qua nắp két.

(30) "Sn phm độc hại” đ chỉ các sản phẩm ký hiệu bng chữ T” trong cột "f”, Bảng 8-D/19.1.

(31) “Áp suất hơi" là áp suất cân bng của hơi bão hòa trên mặt chất lỏng biểu thị bằng bar tuyệt đối nhiệt độ xác định.

(32) “Khoang trống" là khoang kín không phải là khoang hàng, khoang dn, két dầu đốt, buồng bơm hàng hoặc máy nén hoặc bất kỳ khoang nào thông thường thuyn viên sử dụng, nằm trong khu vực hàng hóa phía ngoài hệ thống chứa hàng.

(33) “IGC Code” là “Luật quốc tế đối với kết cu và trang thiết bị các tàu chở khí hóa lng’’.

1.2. Điều kiện vận hành

1.2.1. Phạm vi áp dụng

Các quy định ở 1.2 không phải là các điều kiện để kim tra duy trì cấp mà là các điu kiện bt buộc đối với chủ tàu, thuyền trưng hoặc những người có liên quan đến vận hành tàu.

1.2.2.  Hạn chế nạp hàng dễ cháy (Theo IGC Code 1.1.4)

1. Nếu các két hàng chứa các sản phẩm trong Phần này yêu cầu phải là tàu loại 1G thì cả chất lỏng có nhiệt độ bắt cháy bằng hoặc nhỏ hơn 60 °C (thử cốc kín) và các sản phẩm dễ cháy nêu trong Chương 19 đều không được chở trong các két nm trong vùng bảo vệ nêu ở 2.6.1 (1).

2. Tương tự, nếu các két hàng chứa các sản phẩm trong Phần này yêu cầu phải là tàu loại 2G/2PG thì các chất lỏng dễ cháy nêu trên phải không được chở trong các két đặt trong vùng bảo vệ quy định ở 2.6.1 (2).

3. Trong từng trường hợp sẽ có hạn chế sử dụng vùng bảo vệ nằm trong phạm vi theo chiều dài của các khoang hàng đối với các két hàng chứa các sản phẩm mà trong Phần này yêu cầu phải là tàu dạng 1G hoặc 2G/2PG.

4. Các chất lỏng và sản phẩm d cháy nêu trên có thể được chứa trong các vùng bảo vệ này khi lượng sản phẩm chứa trong các két hàng mà trong Chương này yêu cầu phải là tàu loại 1G hoặc 2G/PG chỉ dùng để làm mát, tuần hoàn hoặc nhiên liệu.

CHƯƠNG 2 KHẢ NĂNG CHỐNG CHÌM CỦA TÀU VÀ VỊ TRÍ CÁC KÉT HÀNG

2.1. Quy định chung (IGC Code 2.1)

2.1.1. Quy định chung

Tàu phải không bị chìm do ngp nước khi thân tàu bị thủng giả định do tác dụng của ngoại lực. Ngoài ta, để đm bảo an toàn cho tàu và môi trường, các két hàng phải được bảo v tránh rò lọt trong trường hợp tàu có lỗ thủng nhỏ,d, do chạm với cầu tàu hoặc tàu kéo và phải có biện pháp bo vệ chống thủng trong trường hợp va chạm hoặc mắc cạn bằng cách đặt các két hàng cách tôn bao một khoảng cách tối thiểu theo quy định. Các l thông gi định và khoảng cách từ các két hàng tới tôn bao của tàu phải được lấy tùy theo mức độ nguy hiểm của sản phẩm được chuyên chở.

2.1.2. Loại tàu

Tàu phải được thiết kế theo một trong các tiêu chuẩn sau:

(1) Tàu loại 1G là tàu ch khí dùng đ vn chuyn các sản phẩm nêu ở Chương 19, yêu cầu phải có các phương tin bảo v tối đa đ tránh hàng hóa thoát ra.

(2) Tàu loại 2G là tàu chở khí dùng để vận chuyn các sản phẩm nêu ở Chương 19, yêu cầu phải có các phương tiện bảo vệ hiệu quả để tránh hàng hóa thoát ra.

(3) Tàu loại 2PG là tàu chở khí có chiều dài từ 150 mét trở xuống dùng đ vn chuyển các sản phẩm nêu ở Chương 19 yêu cầu phải có các các phương tiện bảo vệ hiệu quả để tránh hàng hóa thoát ra và nếu các sản phẩm được chuyên ch trong các két độc lập loại C được thiết kế (xem 4.2.4-4) có MARVS ở áp suất ít nhất là 0,7 MPa và nhiệt độ tính toán của hệ thống ngăn hàng từ -55°C trở lên. Lưu ý rng một tàu theo quy định này nhưng dài trên 150 mét phải được coi là tàu loại 2G.

(4) Tàu loại 3Gtàu chở khí dùng để vận chuyển các sản phẩm nêu ở Chương 19 yêu cầu phải có các phương tiện bảo vệ vừa phải để ngăn hàng hóa thoát ra.

Như vậy, u loại 1Gtàu ch khí dùng để vận chuyển các sản phẩm được coi là mức đ nguy hiểm tổng cộng lớn nht và các tàu loại 2G/2PG và loại 3G dùng để vận chuyển các sản phẩm có mức độ nguy hiểm thấp dần. Vì vậy tàu loại 1G phải được thiết kế đ không bị chìm theo tiêu chuẩn thng khắc nghiệt nht và các két hàng của nó phi được đặt cách tôn bao mt khoảng cách quy định lớn nhất vào phía trong tàu.

2.1.3. Loại tàu ch một loại sản phẩm

Loại tàu quy định để chở một loại sản phẩm nêu ở cột “c“, Bảng 8-D/19.1.

2.1.4. Tàu chở nhiu loại sản phẩm

Nếu tàu được dùng đ chở nhiều loại sản phẩm nêu trong Bảng 8-D/19.1, thì tiêu chuẩn thủng phải lấy theo sản phẩm yêu cầu loại tàu cao nhất. Tuy nhiên các yêu cầu đối với vic b trí các két hàng riêng lẻ là yêu cầu đối với loại tàu có liên quan đến sản phẩm chuyên chở tương ứng.

2.2. Dằn cứng và thông báo ổn định

2.2.1. Dn cứng (IGC Code 2.2.4)

Dằn cứng thông thường không được đt ở các két đáy đôi trong khu vực hàng hóa. Tuy nhiên, nếu vì lý do ổn định, việc bố trí dn cứng trong két đó là bt buc thì vị trí của vật dằn cng phải được cố định sao cho các tải trọng va đập phát sinh do thủng ở đáy tàu không truyền trực tiếp tới kết cấu két hàng.

2.2.2. Thông báo ổn định (Theo IGC Code 2.2.5)

Thông báo ổn định quy định ở 2.3.1-1, Phần 1-B phải bao gồm bảng tóm tt về khả năng chống chìm của tàu.

2.3. Xả qua mạn ở dưới boong mạn khô (IGC Code 2.3)

2.3.1. Xả qua mạn

Việc trang bị và kiểm soát các van lắp trên đường xả qua tôn mạn từ các khoang phía dưới boong mạn khô hoặc từ bên trong thượng tầng và lầu trên boong mạn khô có các cửa kín thời tiết phải tha mãn các yêu cầu ở 13.4 Phần 3 trừ khi việc chọn các van bị giới hạn bởi:

(1) Một van một chiều tự động có phương tiện đóng chủ động từ phía trên boong mạn khô; hoặc

(2) Hai van một chiu tự động không có phương tiện đóng ch động, với điều kiện là van bên trong tàu luôn tiếp cận được để kiểm tra ở trạng thái làm việc, nếu khoảng cách thẳng đứng tính từ đường nước chở hàng mùa hè đến mút nằm trong tàu của ống xả lớn hơn 0,01Lf.

2.3.2. Van một chiều

Các van một chiều tự động được nêu ở 2.3.1 (1) và (2) phải có kiểu được Đăng kiểm chấp thuận và đủ kh năng ngăn không cho nước lọt vào tàu, có xét đến chiều chìm, độ chúi và nghiêng theo nhng quy định chống chìm ở 2.9.

2.4. Điều kiện tải trọng

2.4.1. Điều kiện tải trọng (IGC Code 2.4)

Khả năng chống chìm do bị thủng phải được xem xét đối với tất cả các điều kiện tải trọng, sự thay đổi chiều chìm và đ chúi có thể xảy ra. Không cần phải áp dụng các yêu cầu chống chìm đối với tàu khi ở trạng thái dằn (không cần xét đến lượng hàng trong các két rời nh trên boong khi đánh giá trạng thái dn) nếu hàng hóa chứa trên tàu ch dùng để làm mát, tuần hoàn hoặc nhiên liệu.

2.5. Giả định thủng (IGC Code 2.5)

2.5.1. Phạm vi thủng

1. Phạm vi thủng gi định tối đa ở mạn tàu phải phù hợp với Bảng 8-D/2.1.

2. Phạm vi thủng giả định tối đa ở đáy phải phù hợp với Bảng 8-D/2.2.

Bảng 8-D/2.1 Thủng ở mạn

Hướng

Phm vi thủng

Theo chiều dọc

Tr s nhỏ hơn trong hai trị số 1/3Lf2/3 và 14,5 mét

Theo chiều ngang

Trị số nh hơn trong hai trị số B/5 và 11,5 mét

(Đo bên trong tàu t mạn theo hướng vuông góc với mt phẳng dọc tâm trên đường nước ch hàng mùa hè)

Theo chiều thẳng đứng

Không giới hạn lên phía trên

(Từ đường thuyết của tôn đáy ở tâm tàu)

2.5.2. Các l thủng khác

(1) Bất kỳ lỗ thủng nào có phạm vi nh hơn phạm vi thủng tối đa quy định 2.5.1 nhưng có thể dẫn tới nh trạng nghiêm trọng hơn đều phi được đưa vào tính toán.

(2) Lỗ thủng cục bộ của mạn bất cứ ch nào trong khu vực hàng hóa bên trong u đi n quá 760 mi-li-mét đo theo hướng vng góc với vỏ tàu phải được xem xét và các vách ngang phải được coi là bị thủng theo quy định ở 2.8.1.

Bảng 8-D/2.2 Thủng ở đáy

Hướng

Phạm vi thủng

0,3 Lf từ đường vuông góc mũi của tàu

Các phần khác của tàu

Theo chiu dọc

Trị số nhỏ hơn trong hai trị số 1/3 Lf2/3 14,5 mét

Trị s nhỏ hơn trong hai trị số 1/3 Lf2/35 mét

Theo chiều ngang

Trị số nhỏ hơn trong hai trị số B/6 và 10 mét

Trị s nh hơn trong hai trị s B/6 và 5 mét

Theo chiều thẳng đứng

Trị số nh hơn trong hai trị s B/15 và 2 mét (Đo từ đường lý thuyết của tôn đáy tâm tàu (xem 2.6.3).)

Trị s nhỏ hơn trong hai trị số B/15 và 2 mét (Đo từ đường lý thuyết của tôn đáy ở tâm tàu (xem 2.6.3).)

2.6. Vị trí của các két hàng (IGC Code 2.6)

2.6.1. Vị trí của các két hàng

Các két hàng phải được đặt về phía trong trong tàu một khoảng như sau:

(1) Ở loại tàu 1G: Không được nhỏ hơn phạm vi thng theo chiều ngang quy định ở Bảng 8-D/2.1 tính từ tôn bao mạn và không được nhỏ hơn phạm vi thủng thng đứng quy định Bng 8-D/2.2 tính từ đường lý thuyết của tôn đáy ở tâm tàu và không có chỗ nào cách tôn bao nhỏ hơn 760 mi-li-mét.

(2) Ở loại tàu 2G/2PG3G: Không được nhỏ hơn phạm vi thủng thẳng đứng quy định trong Bảng 8-D/2.2 tính từ đường lý thuyết của tôn đáy ở m tàu và không có chỗ nào cách tôn bao nhỏ hơn 760 mi-li-mét.

2.6.2. Phạm vi thủng ở đáy tàu theo chiều thng đứng

Đ định vị két, phạm vi thng ở đáy tàu theo chiều thẳng đứng phải được đo tới đáy trên khi dùng các két kiểu màng hoặc nửa màng, nếu không như vy phải đo ti đáy của két hàng. Phạm vi thủng ở mạn theo chiều ngang phải được đo tới vách dọc khi dùng các két kiểu màng hoặc nửa màng, còn trường hợp khác phải đo tới vách của két hàng (xem Hình 8-D/2.1). Đối với các két cách nhiệt bên trong kích thước lỗ thủng phải được đo tới tôn đỡ két.

2.6.3. H hút

Trừ loại tàu 1G, các hố hút đặt trong các két hàng có thể nhô vào phạm vi thủng ở đáy theo chiều thẳng đứng quy định Bảng 8-D/2.2 với điều kiện các h này phải nhỏ tới mức có thể đạt được và phần nhô ra dưới tôn đáy trên không vưt quá trị số nhỏ hơn trong các trị s sau: 25% chiu cao của đáy đôi hoặc 350 mi-li-mét. Khi không có đáy đôi, phần nhô xuống dưới giới hạn trên của phạm vi thủng ở đáy phải không lớn hơn 350 mi-li-mét. Có thể bỏ qua các ht quy định ở phn này khi xác định các khoang b ảnh hưởng do thủng.

2.7. Ngập nước giả định (IGC Code 2.7)

2.7.1. Quy định chung

Các yêu cầu ở 2.9 phải được khng định bng tính toán có xét đến các đặc điểm thiết kế của tàu; vị trí, hình dáng và thể tích các khoang bị thủng; sự phân bố, mật đ tương đối và ảnh hưng của mặt thoáng hàng lng, chiều chìm và độ chúi ở tất cả các trạng thái tải trọng.

* Lấy trị số nào nhỏ hơn

Hình 8-D/2.1 Yêu cầu xác định két như xác lập ở 2.6

2.7.2. Hệ số ngập khoang

Hệ số ngập khoang do thủng giả định phải phù hợp với Bảng 8-D/2.3.

Bảng 8-D/23 Hệ số ngập khoang

Khoang

H số ngp khoang

Dùng làm kho

0,60

Dùng làm buồng ở

0,95

Dùng để đặt máy móc

0,85

Trống

0,95

Chứa nhiên liệu lỏng

0 đến 0,95*

Dùng chúa các chất lỏng khác

0 đến 0,95 *

Chú thích:

Hệ số ngp khoang của các khoang ngp một phần phải phù hợp với lượng chất lỏng được chở trong khoang.

2.7.3. L thng ở các két chứa chất lỏng

Trong bất cứ trường hợp nào nếuhư hỏng gây ra thủng két chứa chứa chất lỏng thì đều phải được coi là hàng trong két bị mất hoàn toàn và bị thay thế bằng nước biển tới mức mặt phng cân bằng cuối cùng.

2.7.4. Lỗ thủng ở các vách ngang

Trong bất cứ trường hợp nào nếu có thủng gi định ở các vách ngang kín nước như được nêu ở 2.8.1 (4), (5) và (6) thì các vách ngang phải được đặt cách nhau ít nhất một khoảng bng phạm vi thủng theo chiều dọc nêu ở Bảng 8-D/2.1 mới được coi là có hiệu quả. Khi các vách ngang được đặt ở một khoảng cách nhỏ hơn, một hoặc nhiều vách nm trong phạm vi thủng phải được giả định là không có khi xác định các khoang bị ngập. Ngoài ra, bất cứ phần nào của một vách ngang gii hạn các khoang mạn hoặc các khoang đáy đôi phi được xem thng nếu các ranh giới vách kín nước nằm trong phạm vi thng này được gi định là không có khi xác định các khoang bị ngập. Hơn nữa, bất cứ phần nào của một vách ngang giới hạn các khoang mạn hoặc khoang đáy đôi phải được gi định là bị thủng nếu các ranh giới vách kín nước nm trong phạm vi thủng theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang yêu cầu 2.5. Bt cứ vách ngang nào cũng phải được giả định là bị thủng nếu có bc hoặc hõm dài hơn 3 mét trong phạm vi bị thủng giả định. Bc tạo thành bởi vách đuôi và mặt tôn đáy trên ở cuối tàu không được coi là bậc ở mục này.

2.7.5. Ngập không đối xứng

Tàu phải được thiết kế sao cho duy trì được ở mức độ tối thiểu hiện tượng ngập không đối xứng phù hợp với trang thiết bị của tàu.

2.7.6. Thiết bị cân bng

Các thiết bị cân bằng đòi hỏi phương tin cơ giới như các van hoc các ống dn điu chnh cân bng, nếu được trang bị, không được xem là công cụ để giảm góc nghiêng ngang hoặc để đạt tới đ dự trữ ổn định tối thiểu thỏa mãn các yêu cu của 2.9.1-2. Độ dtrữ n định hữu hiệu phải được duy trì ở tất cả các giai đoạn khi tiến hành cân bằng. Các khoang được nối bng các ống dẫn có tiết din ngang lớn có thể được xem là lin nhau.

2.7.7. Sự ngập tăng dn

Nếu các đường ống, kênh thông gió, các giếng hoặc các đường hầm được đt trong phạm vi bị thủng giả định, như quy định 2.5 thì phải có bin pháp để sao cho sự ngập tăng dần không thể theo đó mà lan rộng ra các khoang khác ngoài các khoang giả định bị ngp đi với mỗi trường hợp thủng.

2.7.8. Tính nổi của thượng tầng

Tính nổi của bất cứ thượng tầng nào trực tiếp phía trên l thủng ở mạn đều không phi tính đến. Tuy nhiên,c phần kng bị ngập của thượng tầng bên ngoài phạm vi thủngthể được tính đến với điều kiện là:

(1) Chúng được tách biệt với khoang bị hng bng các khoang kín nước và các yêu cầu ở 2.9.1-2 (1) đối với các khoang không chìm này được thỏa mãn; và

(2) Các l khoét trong các khoang này phải có khả năng đóng được nhờ các cửa trượt kín nước điu khin từ xa và các l khoét không được bo v thì không bị ngập mức độ dự trữ ổn định tối thiểu theo quy định ở 2.9.1-3 (1). Tuy nhiên, có thể cho phép ngập một l khoét bất kỳ có cửa đóng kín thời tiết khác.

2.8. Tiêu chuẩn thủng (IGC Code 2.8)

2.8.1. Quy định chung

Tàu phải không bị chìm do thủng nêu ở 2.5 theo giả thiết v ngập khoang ở 2.7 đến mức độ xác định bởi loại tàu theo các tiêu chuẩn sau:

(1) Tàu loại 1G phải coi là có thể chịu được thủng ở bất kỳ chỗ nào trên suốt chiều dài của tàu.

(2) Tàu loại 2G có chiều dài trên 150 mét phải chịu được thủng ở bất cứ chỗ nào trên suốt chiều dài của tàu.

(3) Tàu loại 2G có chiu dài đến 150 mét phải chịu được thủng ở bt cứ chỗ nào trên suốt chiều dài của nó từ một trong hai vách của khoang máy nm ở phía đuôi.

(4) Tàu loại 2PG phải chịu được thủng ở bất cứ chỗ nào trên suốt chiều dài của nó trừ các vách ngang nm cách xa phạm vi thủng theo chiều dọc quy định ở Bảng 8-D/2.1.

(5) Tàu loại 3G có chiều dài từ 125 mét trở lên phải chịu được thủng ở bất cứ ch nào trên suốt chiều dài của nó trừ khi các vách ngang nằm cách xa phạm vi thủng theo chiều dọc quy định trong Bảng 8-D/2.1.

(6) Tàu loại 3G có chiu dài dưới 125 mét phải chịu được thủng ở bất cứ chỗ nào trên chiều dài của nó trừ các vách ngang nằm cách xa phạm vi thủng theo chiều dọc quy định trong Bảng 8-D/2.1trừ các lỗ thủng liên quan đến khoang máy đặt ở phía đuôi tàu. Tuy nhiên, khả năng chịu ngập của khoang máy phải được Đăng kiểm xem xét.

2.8.2. Tiêu chuẩn thủng cho tàu nhỏ

Trong trường hợp các tàu nhỏ loại 2G/2PG và 3G không thỏa mãn các yêu cầu tương ứng của 2.8.1 (3), (4) và (6) về mọi phương diện thì Đăng kiểm có thể xem xét min giảm đặc biệt với điu kiện là các biện pháp thay thế phải giữ được mức giảm độ an toàn tương đương.

2.9. Yêu cầu và chống chìm

2.9.1. Yêu cầu v chống chìm (IGC Code 2.9)

1. Tàu phải không bị chìm do thủng giả định nêu ở 2.5 theo tiêu chuẩn quy định ở 2.8 trong điều kiện cân bằng ổn định và phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây.

2. giai đoạn ngập bất kỳ.

(1) Xét đến ngập khoang, nghng và chúi, đường nước phải nằm dưới mép thấp hơn của bất kỳ lỗ khoét nào mà qua đó có thể làm tăng hoặc giảm ngập. Các lỗ khoét này phải gm cả các ng thông hơi và lỗ khoét được đóng bằng các cửa kín nước hoặc các nắp miệng khoang kín nước. Các lỗ khoét này không bao gồm các l khoét được đóng kín bng các nắp lỗ người chui kín nước và các húp-lô kín nước, các nắp miệng khoang kín nước nhỏ mà duy trì được sự nguyên vẹn cao cho boong, các cửa mặt kín nước điều khiển từ xa, và các cửa húp-lô kiểu cố định.

(2) Góc nghiêng ngang lớn nhất do ngập không đối xứng phải không được quá 30°; và

(3) Dự trữ ổn định trong các giai đoạn ngập trung gian phải thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm, tuy vậy, không được nh đáng kể so với yêu cầu ở -3 (1).

3 trạng thái cân bằng cuối cùng sau khi ngập

(1) Đường cong tay đòn ổn định tĩnh phải có giới hạn dương tối thiểu là 20°; trị số tối đa của cánh tay đòn ổn định tĩnh ít nhất phải bằng 0,1 mét trong phạm vi 20°; diện tích chắn bởi đường cong trong phạm vi này không được nhỏ hơn 0,0175 m.rad. Các lỗ khoét không được bảo vệ phải không bị ngập nước trong phạm vi này trừ khi khoang giả định có liên quan bị ngập. Trong phạm vi này cho phép các l khoét được liệt kê ở -2 (1) và các lỗ khoét khác có khả năng đóng kín bằng cửa kín thi tiết bị ngập; và

(2) Nguồn năng lượng dự phòng phải có thể hoạt động được.

 

CHƯƠNG 3 BỐ TRÍ TRÊN TÀU

3.1. Cách ly khu vực hàng hóa (IGC Code 3.1)

3.1.1. Cách ly khoang hàng

Khoang hàng phải được cách ly với buồng máy và buồng nồi hơi, buồng ở, buồng phục vụ và trạm điều khiển, hầm xích xích, két nước ung, két nước sinh hoạt và bung kho. Khoang hàng phải được đặt phía tc buồng máy loại A, các trường hợp khác phải được Đăng kiểm xem xét theo mức độ an toàn hoặc tính hành hải của tàu.

3.1.2. Trường hợp h thng chứa hàng không đòi hi mt vách chn thứ cấp

Khi hàng được chở trong một hệ thống chứa hàng không đòi hỏi một vách chắn thứ cấp, việc cách ly các khoang hàng khỏi các khoang nêu ở 3.1.1 hoặc các khoang phía dưới hoặc phía ngoài của các khoang hàng có thể được thực hiện bởi các két cách ly, các két dầu đốt hoặc ch bởi một vách kín khí có kết cu hàn tạo thành kết cấu cấp A-60. Kết cấu kín khí cấp A-0thể được chấp nhận nếu không có ngun phát lửa hoặc nguy cơ cháy trong các khoang kề cn.

3.1.3. Trường hợp một hệ thống chứa hàng đòi hỏi một vách chn thứ cp

Khi hàng được ch trong hệ thống cha hàng đòi hỏi một vách chn thứ cấp, việc cách ly các khoang hàng khỏi các khoang nêu trong 3.1.1 hoặc các khoang phía dưới hoặc phía ngoài của các khoang hàng có nguồn phát la hoặc nguy cháy phải được thực hiện bởi các ngăn cách ly hoặc các két du đốt. Nếu không có nguồn phát lửa hoặc nguy cơ cháy trong các khoang kề cn, có thể cách ly ch bng một kết cấu cấp A-0 kín khí.

3.1.4. Sự cách ly với nước biển

Khi hàng được ch trong hệ thống cha hàng đòi hỏi một vách chn thứ cấp:

(1) nhiệt độ dưới -1 oC, các khoang hàng phải được cách ly với nước biển bằng đáy đôi;

(2) nhiệt độ dưới -55oC, tàu còn phải có một vách dọc tạo thành các két mạn.

3.1.5. Cách ly hệ thống ng hàng

Bất kỳ hệ thống ống nào có chứa hàng hoặc hơi hàng phải:

(1) Được cách ly với các hệ thống ống khác trừ khi có yêu cầu các chi tiết nối đ nối với các bộ phận làm các công việc như v sinh, tẩy khí hoc làm trơ khí. Trong các trường hợp như vy, phải có biện pháp đ đm bảo rng hàng hoặc hơi hàng không thể đi vào các hệ thống đường ống khác qua các chi tiết ni;

(2) Trừ khi đưc đặt theo quy định ở Chương 16, không được đi qua bất kỳ buồng ở, bung phục vụ hoặc trạm điu khiển hoặc qua bung máy không phải là bung bơm hàng hoc buồng máy nén hàng.

(3) Được ni trực tiếp vào hệ thống chứa hàng từ boong hở trừ khi các ống này được đt trong các giếng đứng hoặc tương đương thì có thể đi qua các khoang trống phía trên hệ thống chứa hàng và trừ khi các ống này dùng để tiêu nước, thông hơi hoặc vệ sinh có thể đi qua các ngăn cách ly;

(4) Trừ khi tàu được trang bị để nhận hoặc trhàng ở phía mũi hoặc phía lái phù hợp với 3.8 và có các hệ thống đường ống để x hàng khn cấp xuống bin theo quy định ở 3.1.6 và trừ khi thỏa mãn yêu cầu ở Chương 16, phải được đặt trong khu vực hàng hóa phía trên boong hở; và

(5) Phi đặt phía trong vị trí của két theo chiều ngang quy định 2.6.1, trừ khi đường ống ni với bờ của tàu không chịu áp suất bên trong khi hành hi hoc có các h thng xả hàng khẩn cấp xuống bin.

3.1.6. Hệ thống ống xả hàng khẩn cấp xuống biển

Bất kỳ hệ thống xả hàng khẩn cấp xuống biển nào cũng phải thỏa mãn yêu cầu ở 3.1.5 và có thể được dẫn về phía đuôi tàu ở bên ngoài các buồng ở, buồng phục vụ, trạm điều khiển hoặc các bung máy mà không được đi qua các buồng đó. Nếu hệ thống ống xả khẩn cấp hàng xuống biển được lắp c định thì phải trang bị phương tiện thích hợp cách ly khỏi hệ thống ống hàng trong khu vực hàng.

3.1.7. Các lỗ khoét của hệ thống chứa hàng

Phải có thiết bị để làm kín boong thời tiết ở các lỗ khoét của hệ thống chứa hàng.

3.2. Các buồng ở, buồng phục vụ, buồng máy và các trạm điều khiển (IGC Code 3.2)

3.2.1. V trí của các buồng ở, buồng phục vụ, buồng máy và các trạm điều khiển

Không được đặt buồng , buồng phục vụ hoặc trạm điều khiển trong khu vực hàng hóa. Vách của các bung ở, buồng phục vụ hoặc trạm điều khiển đối diện với khu vực hàng hóa phải được đặt sao cho tránh được khí từ khoang hàng đi vào các khoang đó qua chỗ hư hỏng của boong hoặc vách trên tàu có hệ thống chứa đòi hi một vách chắn thứ cấp.

3.2.2. V trí của lỗ hút không khí và lỗ khoét

Để đề phòng nguy hiểm của hơi độc, cần xét đến vị trí của lỗ hút kng khí và lỗ khoét đi vào các bung ở, buồng phục vụ và bung máy và các trạm điều khiển so với đường ống hàng, hệ thống thông hơi hàng và các l xả của buồng máy từ thiết bị đốt bằng khí.

3.2.3. Lối đi từ một khoang an toàn v khí sang một khoang nguy hiểm v khí

Lối đi qua các cửa kín khí hoặc cửa dạng khác không được phép dẫn từ một khoang an toàn về khí sang một khoang nguy hiểm về khí, trừ lối vào các bung phục vụ nằm phía trước của khu vực hàng hóa đi qua ngăn đệm kín khí như quy định ở 3.6.1 khi các buồng ở đặt ở phía đuôi tàu.

3.2.4. Bố trí lối vào, lỗ hút không khí và lỗ khoét

Các lối vào, lỗ hút không khí và lỗ khoét dn vào các bung ở, buồng phục vụ, bung máy và các trạm điều khiển phải không được đối diện với khu vực hàng hóa. Chúng phải được đặt trên vách cuối không đối din vi khu vực hàng hóa, trên vách bên của thượng tng hoặc lầu, hoặc trên cả hai vách bên của thượng tầng hoặc lầu đối din với khu vực hàng hóa nhưng cách vách mút một khoảng ít nhất bằng 4% của chiều dài (L) của tàu nhưng không được nhỏ hơn 3 mét. Tuy nhiên, khoảng cách này không cần lớn hơn 5 mét. Các cửa sổ và các cửa mạn đối diện với khu vực hàng hóa và nằm trên các vách bên của thượng tầng hoặc lầu trong phạm vi khoảng cách nêu trên phải là kiểu cố định (không mở). Các cửa sổ lầu lái có thể là không cố định. Các cửa ra vào lầu lái có thể đặt trong vùng gii hạn nêu trên nếu chúng được thiết kế sao cho có thể đóng nhanh và đảm bảo kín khí có hiệu quả. Đối với các tàu dùng để chuyên chở hàng không có nguy cơ cháy hoặc độc, Đăng kiểm có thể xem xét và giảm nhẹ các yêu cầu nêu trên.

3.2.5. Các cửa mạn

Các cửa mạn ở dưới boong liên tục cao nhất và ở tầng một của thượng tầng hoặc lầu phải là kiểu cố định (không m).

3.2.6. Phương tiện đóng của các lỗ hút không khí và các lỗ khoét

Tất c các lỗ hút không khí và các l khoét dn vào các buồng ở, buồng phục vụ và các trạm điu khiển phi được trang bị các phương tiện đóng kín. Đối với trường hợp có khí độc, các phương tiện đóng phải thao tác được tn trong khoang.

3.3. Buồng bơm hàng và buồng máy nén hàng (IGC Code 3.3)

3.3.1. Bố trí bung bơm và bung máy nén hàng

1. Các buồng bơm hàng và bung máy nén hàng phải được đặt phía trên boong thời tiết và được bố trí trong khu vực hàng hóa nếu được Đăng kiểm chấp nhn đặc biệt. Đ đảm bảo mục đích bảo v phòng cháy, các buồng máy nén hàng phải được coi như các bung bơm hàng quy định ở 9.2.4-2 của Phần 5.

2. Khi các buồng bơm hàng và các bung máy nén hàng được phép lp đặt ở trên hoc dưới boong thời tiết ở mút sau của khoang hàng xa nhất v phía lái hoặc ở mút trước của khoang hàng xa nhất về phía mũi, gii hạn của khu vc hàng hóa phải được mở rng để bao gồm cả các buồng bơm hàng và các buồng máy nén hàng trên toàn bộ chiều rộng và chiều cao của tàu và vùng boong trên các khoang này.

3. Khi giới hạn của khu vực hàng hóa được m rộng theo -2, vách phân cách các buồng bơm hàng và các buồng máy nén hàng với các bung ở, buồng phục vụ, trạm điều khiển và buồng máy loại A phải được bố trí sao cho tránh được sự rò lọt của khí vào các khoang này do một hư hng của boong hoặc vách.

3.3.2. Thiết bị kín khí của trục

Khi các bơm và máy nén được dẫn động bởi đường trục đi qua một vách hoặc boong, phải có thiết b đảm bo kín khí bôi trơn hiệu qu và các phương tiện khác đđảm bảo thiết bị kín khí luôn được cố định vào vách hoặc boong đó.

3.3.3. Sự đi lại và tiêu nước

Phải bố trí các buồng bơm hàng và buồng máy n hàng sao cho bảo đảm không hạn chế sự đi lại an toàn của các thuyền viên có mặc quần áo bo hộ và mang thiết bị th, và trong trường hợp tai nạn, cho phép đưa được người bị nạn ra ngoài. Nhân viên có quần áo bảo hộ phải tiếp cận được dễ dàng tất cả các van cần thiết để làm hàng. Phải có bin pháp thích hợp đ tiêu nước cho buồng bơm và buồng máy nén.

3.4. Buồng kiểm soát hàng (IGC Code 3.4)

3.4.1. Bố trí buồng kiểm soát hàng

Bất kỳ buồng kiểm soát hàng nào cũng đều phải ở phía trên boong thời tiết và có thể được đt trong khu vực hàng hóa. Buồng kiểm soát hàng có th được đặt trong khu vực buồng ở, buồng phục vụ hoặc trạm điu khiển thỏa mãn các điều kiện sau:

(1) Buồng kiểm soát hàng phải là một khoang an toàn về khí; và

(2) (a) Nếu ca vào thỏa mãn 3.2.4, buồng kiểm soát hàng có thể dn vào các khoang nêu trên.

(b) Nếu cửa vào không thỏa mãn 3.2.4, buồng kiểm soát hàng phải không được dn vào các khoang nêu trên và các vách biên của các khoang đó phải được cách ly toàn bộ bởi kết cấu "A-60".

3.4.2. Dụng cụ theo dõi

Nếu buồng kiểm soát hàng là một khoang an toàn về khí thì các dụng cụ theo dõi cố gng phải là hệ thống theo dõi gián tiếp và trong mọi trường hợp phải được thiết kế sao cho ngăn được bất kỳ sự rò lọt nào của hơi hàng vào khoang này. Việc đặt cảm biến khí trong buồng kiểm soát hàng sẽ không vi phạm yêu cầu đối với khoang an toàn về khí nếu được lp đt theo quy định ở 13.6.5.

3.4.3. Nguồn phát la

Nếu buồng kiểm soát hàng của tàu chở hàng d cháy là một khoang nguy hiểm về khí thì các nguồn phát lửa phải được loại trừ. Phải quan tâm đến các tính năng an toàn của tất cả các thiết bị điện.

3.5. Lối vào các khoang trong khu vực hàng hóa (IGC Code 3.5)

3.5.1. Lối vào để kiểm tra vỏ trong

Phải kiểm tra được bằng mắt ít nhất một phía của kết cấu vỏ trong mà không phải di chuyển bất kỳ kết cấu hoặc trang bị cố định nào. Nếu sự kiểm tra bng mắt như vậy ch có thể thực hiện được ở mặt ngoài của v trong thì dù có được kết hợp với các kiểm tra yêu cầu ở 3.5.2, 4.7.7 hoặc 4.10.16 hay không, v trong này không được là vách biên của két dầu đốt.

3.5.2. Lối vào để kiểm tra cách nhiệt

Phải có thể kiểm tra được một phía của bất cứ phần cách nhiệt nào trong khoang hàng. Nếu toàn bộ hệ thống cách nhiệt có thể được kiểm tra từ phía bên ngoài của vách biên khoang hàng khi các két ở nhiệt độ làm việc thì không yêu cầu phải kiểm tra được một phía của phần cách nhiệt từ phía trong khoang hàng.

3.5.3. Lối ra vào khoang hàng, v.v...

Việc bố trí các khoang hàng, các khoang trống và các khoang khác có khả năng nguy hiểm về khí và các két hàng phải đảm bảo sao cho một thuyền viên với đầy đủ quần áo phòng hộ và thiết bị th ra vào và kiểm tra được, trong trường hợp tai nạn cho phép đưa người bị nạn ra khỏi khoang và thỏa mãn các điều sau:

(1) Lối đi phải được b trí

(a) Tới các két hàng trực tiếp từ boong hở;

(b) Qua các lỗ ngang, miệng khoang hoặc lỗ chui; kích thước của chúng phải đủ để cho phép một người có mang thiết bị th lên xuống được bằng bất kỳ thang tay nào mà không bị trở ngại và có kích thước đủ rộng để để dễ dàng đưa một người bị nạn lên từ đáy của khoang; kích thước tối thiểu phải không nhỏ hơn 600 x 600 mm; và

(c) Qua các lỗ đứng hoặc lỗ chui tạo thành hành lang xuyên suốt chiều dài và chiều rộng của khoang, kích thước tối thiểu phải không nhỏ hơn 600 x 800 mm, ở độ cao cách tôn đáy không quá 600 mi-li-mét trừ khi có lưới hoặc sàn để đứng khác.

(2) Các kích thước quy định ở (1) (b) và (1) (c) có thể được giảm đi nếu khả năng di chuyển người bị nạn hoặc đi qua các lỗ ngang này được Đăng kiểm chấp nhận.

(3) Các yêu cầu ở (1) (b) và (1) (c) không áp dụng cho các khoang nêu ở 1.1.5 (15) (e). Các khoang này, trừ các khoang an toàn về khí, phải có lối đi trực tiếp hoặc gián tiếp từ boong lộ.

3.5.4. Lối ra vào khoang an toàn v khí

Lối ra vào các khoang an toàn v khí từ boong lộ phải được bố trí trong vùng an toàn về khí ở độ cao ít nhất 2,4 mét so với boong lộ trừ khi việc ra vào được đi qua ngăn đệm kín khí phù hợp với 3.6.

3.6. Ngăn đệm kín khí (IGC Code 3.6)

3.6.1. B trí các cửa kín khí

Ngăn đệm kín khí ch được phép đặt ở giữa một vùng nguy hiểm v khí trên boong lộ và một khoang an toàn về khí và phải gm hai cửa bằng thép kín khí được đặt cách nhau ít nhất 1,5 mét nhưng không quá 2,5 mét.

3.6.2. Sự tự đóng của các cửa

Các cửa phải là loại tự đóng và không có bất cứ thiết bị hãm nào.

3.6.3. Báo động không đóng

Phải trang bị hệ thống báo động bằng âm thanh và ánh sáng phát tín hiệu ở hai phía của ngăn đm kín khí để chỉ báo số lượng ca không vị trí đóng lớn hơn một.

3.6.4. Thiết bị điện trong khoang được bo vệ

Trên tàu chở các sản phẩm d cháy thiết bị điện không phải là kiểu đã được chứng nhận an toàn đặt trong các khoang được bảo vệ bằng các ngăn đệm kín khí phải ngt được khi bị mất áp suất dư trong khoang (xem 10.2.5-4). Thiết bị điện không phải là kiểu được chứng nhận an toàn dùng đđiều động, thao tác neo và chằng buộc cũng như điều khiển các bơm chữa cháy sự cố không được đặt trong các khoang được bảo vệ bng ngăn đm kín khí.

3.6.5. Thông gió

Ngăn đệm kín khí phải được thông gió cưỡng bức từ khoang an toàn về khí và được duy trì ở áp suất dư cao hơn áp suất vùng nguy hiểm về khí trên boong lộ.

3.6.6. Theo dõi hơi hàng

Ngăn đệm kín khí phải có trang bị để theo dõi hơi hàng.

3.6.7. Ngưỡng ca

Theo các yêu cầu của Chương 16.1718 của Phần 2-A, chiều cao của ngưỡng cửa không được nhỏ hơn 300 mi-li-mét.

3.7. Các hệ thống hút khô, dằn và dầu đốt (IGC Code 3.7)

3.7.1. Hệ thống tiêu nước cho khoang hàng

1. Khi hàng được chở trong hệ thống chứa hàng không yêu cầu có vách chắn thứ cấp, các khoang hàng phải được trang bị các hệ thống tiêu nước thích hợp tách rời với buồng máy. Phải có các phương tiện phát hiện bất kỳ sự rò lọt nào.

2. Khi có vách chn thứ cấp, phải có các h thống tiêu nước thích hợp để tránh bất cứ sự rò lọt nào vào các khoang hàng hoặc khoang cách ly qua các kết cấu k cn. Việc hút khô không được dn tới các bơm nm trong buồng máy. Phi có các phương tiện phát hiện sự rò lọt đó.

3.7.2. Hệ thống tiêu nước của các khoang giữa các vách chắn

1. Khoang hàng hoặc khoang giữa các vách chắn của tàu có két rời loại A phải được trang bị hệ thống tiêu nước thích hợp đ xử lý hàng lỏng nếu xảy ra rò hoặc nứt v két hàng. Các hệ thống này phải có khả năng đưa hàng rò lọt trở về hệ thống đường ống két hàng.

2. H thống được đề cập ở -1 phải gồm một đoạn ống ni có thể tháo dời được.

3.7.3. Phát hiện rò lt và hệ thng tiêu nước khoang giữa các vách chn của các két được cách nhiệt bên trong

Trong trường hp các két được cách nhiệt bên trong, không yêu cầu các phương tiện phát hiện rò lọt và các h thống tiêu nước cho các khoang giữa các vách chắn và các khoang giữa vách chn thứ cấp và v trong hoặc kết cấu két rời đã được ph hoàn toàn bng vật liệu cách nhiệt tha mãn yêu cầu ở 4.9.7-2.

3.7.4. Các bơm trong buồng máy

Các két dằn, bao gồm sống hộp ướt được dùng n đường ng dn,c két dầu đốt và khoang an toàn về khí thể được nối với các bơm trong buồng máy. Các sống hộp khô có đường ống dn đi qua, có thể được nối vi bơm trong buồng máy với điều kiện là việc nối đó phải được dẫn trực tiếp tới bơm và việc xả từ bơm dẫn trc tiếp ra mạn không qua các van hoặc hộp van trên mỗi đường ống nối đương ống dn từ sống hp đến các đường ng phục vụ cho các khoang an toàn v khí. Các ống thoát khí của bơm không được mở vào buồng máy.

3.8. Các hệ thống nhận và trả hàng ở mũi hoặc lái (IGC Code 3.8)

3.8.1. Quy định chung

Tùy theo các yêu cầu của Phần này, đường ống dn hàng có thể được bố trí để cho phép nhn và tr hàng ở mũi hoặc lái.

3.8.2. Các hệ thống di động

Không cho phép sử dụng các hệ thống di động.

3.8.3. Thiết bị đường ống

Ngoài các yêu cầu ở Chương 5, những quy định sau được áp dụng cho đường ống dẫn hàng và thiết bị đường ống có liên quan.

(1) Đường ng hàng và thiết bị đường ống có liên quan ở ngoài khu vực hàng hóa phải được liên kết bằng phương pháp hàn. Đường ống phía ngoài khu vực hàng hóa phải được đặt trên boong l và phải nằm vào phía trong so với mạn tàu ít nhất 760 mi-li-mét trừ đường ống ni tàu với bờ. Đường ống như vậy phải được phân biệt rõ ràng và phải được lp một van chặn ở chỗ ni với hệ thống đường ống hàng trong khu vực hàng hóa. vị trí này nó phải có khả năng cách ly được nhờ một ống cuốn tháo được và các bích đặc khi không sử dụng.

(2) Đường ống phải được hàn ngấu hoàn toàn và phải được kiểm tra bằng chụp tia phóng xạ trên toàn bộ đường kính ống ở nhiệt độ tính toán. Các mối nối bích trên đường ống chỉ cho phép nằm trong khu vực hàng hóa và ở chỗ đầu nối với bờ.

(3) Phải có biện pháp để làm sạch đường ống và xả khí ngay sau khi sử dụng. Khi không sử dụng, các ống cuộn phải được tháo ra và đầu ống phải được lắp bích bịt kín. Các ống thông hơi liên quan tới việc làm sạch phải được đặt trong khu vực hàng hóa.

3.8.4. Bố trí li vào, đường dẫn không khí vào và các lỗ khoét

Các lối vào, đường dẫn không khí vào và lỗ khoét dn vào các buồng ở, buồng phục vụ, khoang máy và trạm điều khiển phải không được đối diện với vị trí nối với bờ của các thiết bị nhận và trả hàng ở mũi hoặc lái. Chúng phải được bố trí trên vách bên của thượng tầng hoặc lầu và cách mút của thượng tầng hoặc lầu đi diện với chỗ đặt đầu nối bờ của các thiết bị nhận và trả hàng ở mũi hoặc lái một khoảng ít nhất bằng 4% của chiều dài tàu (Lf) nhưng không được nhỏ hơn 3 mét. Tuy nhiên, khoảng cách này không cần phải vượt quá 5 mét. Các cửa mạn nằm đối diện với đầu ni bờ và cửa nm ở vách bên của thượng tầng hoặc lầu trong phạm vi nêu trên phải là kiểu cố định (không mở). Ngoài ra, trong thời gian sử dụng các thiết bị nhận và trả hàng ở mũi hoặc lái, tất cả các cửa ra vào, cửa mạn và các l khoét khác trên vách bên của thượng tầng hoặc lầu tương ứng phải ở trạng thái đóng kín. Đối với các tàu nh, nếu không thể thỏa mãn được yêu cầu ở 3.2.4 và ở mục này, Đăng kiểm có thể xem xét và giảm nhẹ các yêu cầu nêu trên.

3.8.5. Việc đóng kín các lỗ khoét trên boong và đường dn không khí vào

Các lỗ khoét trên boong và đường dn không khí vào các khoang nằm trong phạm vi 10 mét từ vị trí đầu nối bờ phải ở trạng thái đóng kín trong thời gian sử dụng các thiết bị nhận và trả hàng ở mũi hoặc lái.

3.8.6. Thiết bị điện

Thiết bị điện trong nm trong phạm vi 3 mét từ vị trí đt đầu nối bờ phải phù hợp với quy định ở Chương 10.

3.8.7. Các thiết bị chữa cháy

Các thiết bị chữa cháy cho khu vực nhận tr hàng ở mũi hoặc lái phi thỏa mãn yêu cầu ở 11.3.1 (3) và 11.4.7.

3.8.8. Phương tiện liên lạc

Phải trang bị phương tiện liên lạc giữa trạm điều khiển hàng và vị trí nối bờ và, nếu cần, phương tiện đó phải được chứng nhận an toàn.

3.9. Yêu cầu vận hành

3.9.1. Phạm vi áp dụng

Những quy định ở 3.9 không phải là các điều kiện để kim tra duy trì cấp nhưng là điều kiện mà chủ tàu, thuyền trưởng và những người có liên quan tới vận hành của tàu phải tuân theo.

3.9.2. Thiết bị nhận và tr hàng ở mũi hoặc i dùng cho từng loại hàng

Các đường ống nhận và trả hàng ở mũi hoặc lái dn qua các buồng ở, buồng phục vụ hoặc trạm điều khiển không được dùng đ chuyển các sản phẩm yêu cầu tàu kiểu 1G. Các đường ống nhận và trả hàng ở mũi hoặc lái không được dùng đ chuyển các sn phẩm độc trừ khi được Đăng kiểm chấp nhận riêng.

3.9.3. Việc đóng các lỗ khoét (Theo IGC Code 3.8.4)

Trong thời gian sử dụng các thiết bị nhn và trả hàng ở mũi hoặc lái, tất cả các cửa ra vào, cửa sổ và các lkhoét khác trên vách bên của thưng tng hoặc lầu tương ứng phải được đóng kín.

3.9.4. Việc đóng các l khoét trên boong và đường dn không khí vào (Theo IGC Code 3.8.5)

Các lỗ khoét trên boong và đường dẫn không khí vào nằm trong phạm vi 10 mét từ vị trí đặt đầu nối bờ phải được đóng kín khi sử dụng các thiết bị nhn và trả hàng ở mũi hoặc lái.

 

CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP CHỨA HÀNG

4.1. Quy định chung

4.1.1. Quy định chung (IGC Code 4.1.2)

Cùng với những định nghĩa ở 1.1.5, những định nghĩa ở Chương này sẽ được áp dụng cho toàn b Phần này.

4.2. Các định nghĩa (IGC Code 4.2)

4.2.1. Két liền

1. Két liền là két tạo thành một phần của kết cấu thân tàu và cùng chịu ảnh hưởng bởi cùng những tải trọng tác động vào cơ cấu kề cận của thân tàu.

2. Áp suất hơi thiết kế P0 như định nghĩa ở 4.2.6 thường không vượt quá 0,025 MPa. Tuy nhiên, nếu kích thước cơ cấu thân tàu tăng thì P0 có thể tăng đến một trị số lớn hơn nhưng phải nhỏ hơn 0,07 MPa.

3. Két liền được dùng cho những sản phẩm có điểm sôi không thấp hơn -10 °C. Nhit độ thấp hơn có thể được Đăng kiểm chấp thuận nếu được xem xét đặc bit.

4.2.2. Két kiểu màng

1. Két kiểu màng là két không tự mang có một lớp mng (lớp màng) được đỡ thông qua sự cách ly bởi kết cấu kề cận của thân tàu. Lớp màng được thiết kế sao cho sự co dãn vì nhiệt hoặc vì lý do nào khác sẽ được bù trừ mà không gây đột biến ứng suất cho lớp màng.

2. Áp suất hơi thiết kế P0 thường không vượt quá 0,025 MPa. Tuy nhiên, nếu kích thước cơ cấu thân tàu tăng lên và nếu quan tâm đến độ bn của lớp cách ly thì P0 có thể được tăng đến một trị số lớn hơn nhưng phải nhỏ hơn 0,07 MPa.

3. Khái niệm két kiểu màng là bao gồm cả những két có sử dụng lớp màng phi kim loại hoặc những két mà lớp màng bao gồm hoặc kết hợp với lớp cách nhiệt. Tuy nhiên, kiểu két đó phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt. Trong mọi trường hợp chiều dày của lớp màng phải không lớn hơn 10 mi-li-mét.

4.2.3. Két kiểu nửa màng

1. Két kiểu nửa màng là két không tự mang trong điều kiện chịu tải và có một lớp màng mà một phần được đ thông qua sự cách ly bởi kết cấu kề cận của thân tàu, còn một phần của lớp màng này liên kết với phần được đỡ nêu trên được thiết kế sao cho thích nghi với sự co dãn vì nhiệt hoặc vì những lý do nào khác.

2. Áp suất hơi thiết kế P0 thường không vượt quá 0,025 MPa. Tuy nhiên, nếu kích thước cơ cấu thân tàu tăng và nếu quan tâm thích hợp đến độ bn của lp cách ly thì P0 có thể được tăng đến một trị số lớn hơn nhưng phải nhỏ hơn 0,07 MPa.

4.2.4. Két rời

1. Két rời là két tự mang, không tạo thành phần kết cấu thân tàu và không tham gia vào độ bền của thân tàu. Có ba loại két rời được quy đnh ở từ -2 đến -4.

2. Két ri loại A là két được thiết kế chủ yếu cho Chương 12 Phần 2-A. Nếu két đó được tạo thành chủ yếu bởi các mặt phẳng (két trọng lực) thì áp suất hơi thiết kế P0 phải nhỏ hơn 0,07 MPa.

3. Két rời loại B là két được thiết kế thông qua thử nghiệm mô hình sau đó xử lý bằng giải tích toán học và dùng phương pháp phân tích để xác định giới hạn ứng suất, độ bền mi và quy luật phát triển của vết nứt. Nếu két này được tạo chủ yếu bởi các mặt phng (két trọng lực) thì áp suất hơi thiết kế P0 phải nhỏ hơn 0,07 MPa.

4. Két rời loại C (được xem như bình chịu áp lực) là két thỏa mãn các yêu cầu của Chương 10 Phần 3 và có áp suất hơi thiết kế không nh hơn:

P0 = 0,2 + AC (rr)1,5  (MPa)

trong đó:

Tuy nhiên, Đăng kiểm có thể phân định những két thỏa mãn chỉ tiêu này thuộc loại A hoặc loại B là tùy theo hình dạng của két, thiết bị đỡ và liên kết của chúng.

4.2.5. Két có cách nhiệt phía trong

1. Két cách nhiệt phía trong két không tự mang và có lớp vật liệu cách nhiệt đ ngăn hàng, và được đỡ bởi kết cấu của thân trong kề cận hoặc bi một két rời. Mặt trong của lớp cách nhiệt tiếp xúc với hàng hóa.

2. Có hai loại két cách nhiệt phía trong:

(1) Két loại 1 là két trong đó lớp cách nhiệt hoặc hỗn hợp cách nhiệt và một hoặc nhiều lớp lót của két rời s làm chức năng của vách chắn sơ cấp. Nếu cần thì kết cấu của thân trong hoặc của két rời sẽ làm chức năng của vách chn thứ cấp.

(2) Két loại 2 là két trong đó lớp cách nhiệt hoặc hỗn hợp cách nhiệt và một hoặc nhiều lớp lót làm đồng thời chức năng của vách chắn sơ cấp và vách chắn thứ cấp, hai vách chắn này được phân biệt rõ ràng.

Thuật ngữ “lớp lót" là một lớp mng không tự mang bằng kim loại hoặc phi kim loại hoặc bng vật liệu tổng hợp, tạo thành một phần của két cách nhiệt phía trong nhm tăng sức chng đỡ và các cơ tính khác. Lớp lót khác với lớp màng ở ch nó không chỉ dùng làm vách chắn chất lỏng.

3. Két có cách nhiệt pa trong phải được làm bằng những vật liu phù hợp với h thng chứa hàng được thiết kế theo thử nghiệm mô hình và xử lý bằng phân tích toán học như quy định ở 4.4.7.

4. Áp suất hơi thiết kế thường không được lớn hơn 0,025 MPa. Tuy nhn, nếu hệ thống chứa hàng được thiết kế với áp suất hơi lớn hơn thì P0 có thể được ng đến áp suất đó nhưng không được lớn hơn 0,07 MPa nếu két cách nhiệt phía trong được đbởi kết cấu thân trong của tàu. Tuy nhiên, áp suất hơi thiết kế lớn hơn 0,07 MPa có th được Đăng kiểm chấp thuận nếu két có cách nhiệt phía trong được đỡ bởi kết cấu của két rời.

4.2.6. Áp suất hơi thiết kế

1. Áp suất hơi thiết kế P0 là áp suất cực đại ở đỉnh két đo bng áp kế được dùng đ thiết kế két.

2. Vi những két hàng không có thiết bị kiểm soát nhiệt độ và áp suất hàng mà chỉ được định theo nhiệt độ xung quanh thì P0 phải không nhỏ hơn áp suất hơi của hàng đo bằng áp kế ở nhiệt độ 45 °C. Tuy nhiên, các trị số nhiệt độ nhỏ hơn có thể được Đăng kiểm chp nhận đối với những tàu hoạt động ở những vùng hạn chế hoặc tàu có hành trình ngắn hạn có xét đến kết cấu cách nhiệt của két. Trái lại, với những tàu thường xuyên hoạt động ở những vùng có nhiệt độ xung quanh cao có thể yêu cầu các trị số nhiệt độ lớn hơn.

3. Trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp -2, P0 phải không nhỏ hơn áp suất đặt van giảm áp cho phép lớn nhất (MARVS).

4. Nếu được Đăng kiểm xem xét đặc biệt và trừ nhng hạn chế quy định ở từ 4.2.1 đến 4.2.5 đối với các loại két, một áp suất hơi lớn hơn P0 có thể được chấp nhận trong điều kiện cảng khi tải trọng động được giảm.

4.2.7. Nhiệt độ thiết kế

Nhiệt độ thiết kế để chọn vật liệu là nhiệt độ nh nhất mà hàng hóa có thể được chứa hoặc vận ti trong két hàng. Phải có biện pháp được Đăng kiểm chấp nhận để đảm bảo rằng nhiệt độ của két hoặc hàng hóa không hạ xuống dưới nhiệt độ thiết kế.

4.3. Tải trọng thiết kế

4.3.1. Quy định chung (IGC Code 4.3)

1. Két cùng với kết cấu đỡ và các liên kết khác phải được thiết kế với sự kết hợp thích đáng của các tải trọng sau đây:

(1) Áp suất trong

(2) Áp suất ngoài

(3) Tải trọng đng do chuyển động của tàu

(4) Tải do nhiệt

(5) Tải do va đập của mt thoáng.

(6) Tải do biến dạng thân tàu

(7) Trọng lượng của két và của hàng hóa và phản lực tương ứng ở các đế tựa

(8) Trọng lượng của chất cách nhiệt

(9) Tải ở các tháp và ở các liên kết khác

Độ lớn của các tải trọng này phải được xem xét tùy theo loại két và xem xét cụ thể hơn theo các mục sau:

2. Phải xét đến các tải trọng tương ứng với áp suất thử nêu ở 4.10.

3. Phải xét đến sự tăng của áp suất hơi trong điều kiện của cng nêu ở 4.2.6-4.

4. Két phải được thiết kế với góc nghiêng tĩnh bất lợi nhất trong phạm vi từ 0° đến 30° mà không vượt quá ứng suất cho phép quy định ở 4.5.1.

4.3.2. Áp suất trong

1. Áp suất trong Peq, tính bằng MPa từ áp suất hơi thiết kế P0 và áp suất của chất lỏng Pgd quy định ở -2, không kể đến ảnh hưởng của chất lỏng dp dềnh, được tính như sau:

thể áp dụng phương pháp tính tương đương.

2. Áp suất của chất lỏng bên trong là áp suất tạo bi gia tốc phát sinh của trọng tâm hàng hóa do chuyển động của tàu nêu ở 4.3.4-1. Trị số áp suất của chất lỏng bên trong Pgd do ảnh hưởng kết hợp gia tốc trọng trường và gia tốc động được tính như sau:

Trong đó:

 Gia tốc không thứ nguyên (nghĩa là gia tốc tương đối so với gia tốc trọng trường) do tải trọng lực và tải động theo phương tùy ý  (xem Hình 8-D/4.1).

Chiều cao lớn nhất của chất lng (m) tính từ điểm mà ở đó áp suất được xác định từ vỏ két theo phương  (xem Hình 8-D/4.2). Vòm két được coi là một phn của dung tích toàn b đã được xác nhn của két phải được xét đến khi xác định  trừ khi tổng dung tích của vòm két Vd không lớn hơn trị s tính theo công thức sau:

Trong đó:

Vt: Dung tích của két chưa k vòm.

FL: Giới hạn nạp đầy theo yêu cầu ở Chương 15.

r : Khối lượng riêng ln nhất của hàng hóa (kg/cm3) ở nhiệt độ thiết kế.

Phải xét đến hướng cho được trị số cực đại (Pgd)max của Pgd. Khi xét đến các thành phần gia tốc theo 3 phương, phải dùng enlipsoit thay vì enlip ở Hình 8-D/4.1. Công thức nêu trên chỉ áp dụng cho những két chứa đầy.

Hình 8-D/4.1 Elíp gia tốc

4.3.3. Áp suất ngoài

Tải trọng ngoài thiết kế phải dựa trên hiệu của áp suất trong nhỏ nhất (chân không cực đại) và áp suất ngoài cực đại mà một phần bất kỳ của két có thể chịu đồng thời.

4.3.4. Tải trọng động do chuyển động của tàu

1. Khi xác định tải trọng động phải xét đến sự phân bố các thành phần chuyển động của tàu trong một thời gian dài bao gồm cả ảnh hưởng của dao động tàu theo phương dọc, dao động tàu theo phương ngang, dao động tàu theo phương đứng, lắc dọc, lắc ngang và xoay hướng trên sóng không điều hòa mà tàu s phải chịu trong đời hoạt động (thường lấy tương ứng với 108). Có thể xét đến sự giảm tải trọng động do sự giảm vận tốc và sự thay đổi hướng tiến như là một bộ phận của quá trình đánh giá sức bền thân tàu.

2. Để có biện pháp chống biến dạng dẻo và chống mất ổn định phải xét đến các tải trọng động có xác suất lớn nhất mà tàu có thể gp trong đời hoạt động (thường lấy tương ứng với trị số xác suất bằng 10-8). Công thức hướng dn tính toán các thành phần gia tốc được cho ở 4.12.

3. Khi xét đến biện pháp để khắc phục hiện tượng mi, phổ tải trọng động phải được xác định dựa trên sơ đồ phân bố trong một thời gian dài trong đời hoạt động của tàu (thường lấy tương ứng với sóng bằng 108 lần gặp). Nếu dùng phổ tải trọng động đơn giản để xem xét hiện tượng mi thì phổ đó phải được Đăng kiểm xem xét đc biệt.

4. Khi dùng thực nghiệm để xem xét sự phát triển vết nứt có thể dùng sơ đồ phân bố tải trọng đơn giản lấy trong khoảng thời gian là 15 ngày. Sơ đồ phân bố này được nêu ở Hình 8-D/4.3.

Hình 8-D/4.2 Xác định đỉnh áp suất trong

5. Tàu có vùng hoạt động hạn chế có thể được xem xét đặc biệt.

6. Gia tốc tác động vào các két được giả thiết đt vào trọng tâm của két và gồm các thành phần sau đây:

(1) Gia tốc đứng: Gia tốc do dao đng của tàu theo phương đứng, lc dọc và có thể do cả lc ngang của tàu (vuông góc với mặt phẳng cơ bản của tàu).

(2) Gia tốc ngang: Gia tốc do dao động của tàu theo phương ngang, xoay hướng của tàu, lắc ngang của tàu và do lc ngang của các thành phần trng lượng.

(3) Gia tốc dọc: Gia tốc do dao động theo phương dọc của tàu, lc dọc của tàu và do lc dọc của các thành phần trọng lượng.

4.3.5. Tải do va đp của mt thoáng

1. Khi két chứa không đy, phải xét đến tác dụng của tải trọng va đp của mặt thoáng do chuyển động của tàu nêu ở 4.3.4 -6

2. Khi có du hiệu là ảnh hưởng của tải trọng do va đập của mặt thoáng lớn thì phải tiến hành tính toán và thử kiểm tra đặc biệt.

Chu kỳ lặp

Ứng suất cực đại có xác suất lớn nhất trong đời của hoạt động của tàu. Chu kỳ lặp được lấy theo hàm logarit. Trị số 2x105 được cho để làm thí dụ đánh giá.

Hình 8-D/4.3 Phân bố tải trọng đơn gin

4.3.6. Tải trọng do biến dạng nhiệt

1. Với nhng két dùng để chứa hàng có nhiệt độ thấp hơn -55 oC, phải xét đến tải trọng do biến dạng nhiệt chuyển tiếp trong thời gian hóa lạnh.

2. Phải xét đến tải trọng tĩnh do biến dạng nhiệt ở những két mà trên các cơ cấu đ theo thiết kế sẽ xuất hiện ứng suất nhiệt lớn đáng k ở nhiệt độ khai thác.

4.3.7. Tải trọng tác dụng lên đế tựa

Ti trọng tác dụng lên đế tựa được nêu ở 4.6.

4.4. Phân tích kết cấu (IGC Code 4.4)

4.4.1. Két lin

Việc phân tích kết cấu của két liền phải theo các tiêu chuẩn đã được thừa nhận. Kích thước các cơ cấu biên của két ít nhất phải tha mãn các yêu cầu của Chương 12 Phần 2-A có xét đến áp suất bên trong như quy định ở 4.3.2, nhưng kích thước các cơ cấu phải không nhỏ hơn yêu cầu ở các tiêu chuẩn nói trên.

4.4.2. Két kiu màng

1. Với két kiểu màng phải xét đến tác dụng của tải trọng tĩnh và tải trọng động khi xác định sự thích ứng của lớp màng và lớp cách ly đối với biến dạng dẻo và độ bn mi.

2. Trước khi chấp nhận phải thử nghim mu của vách chắn sơ cấp và vách chắn thứ cấp, kể cả của các góc và các mối liên kết để xác nhn rằng chúng chịu được ứng suất tổng cộng của tải trọng tĩnh, tải trọng động và tải trọng do biến dạng nhiệt. Điu kiện thử nghiệm phải đặc trưng cho các điều kiện làm việc khc nghit nhất mà hệ thống chứa hàng sẽ phải chịu trong quá trình khai thác. Phải thử nghiệm vật liệu đ đm bảo rng sự lão hóa sẽ không ảnh hưởng đến chức năng dự kiến của vật liệu.

3. Thử nghiệm nêu ở -2 nhằm phân tích đầy đủ các thành phần chuyển động, gia tốc và khả năng chịu đựng của tàu và của hệ thống chứa hàng, trừ khi đã có được những số liệu từ các tàu tương tự.

4. Phải đặc biệt quan tâm đến hư hng có thể phát sinh đối với lớp màng do sợ tăng áp suất ở không gian giữa các vách chắn, độ chân không có thể xảy ra ở két hàng, ảnh hưởng của va đp mặt thoáng và chấn động của thân tàu.

5. Việc phân tích kết cấu thân tàu phải theo quy định của Đăng kiểm, có xét đến áp suất bên trong như quy định ở 4.3.2. Tuy vậy, phải đặc biệt quan tâm tới biến dạng uốn của thân tàu và tính tương đồng của biến dạng thân tàu với lớp màng và lớp cách ly. Chiều dày của tôn v trong ít nht phải thỏa mãn các yêu cầu của Chương 12 của Phần 2-A, có k đến áp suất trong như quy định ở 4.3.2. ng suất cho phép đối với lớp màng, lớp vật liệu đỡ lớp màng và lớp cách ly phải được xác định trong từng trường hợp riêng bit.

4.4.3. Két kiểu nửa màng

Việc phân tích kết cấu phải được thực hiện theo yêu cầu đối với két màng hoặc két rời, có kể đến áp suất bên trong như quy định ở 4.3.2.

4.4.4. Két rời loại A

1. Việc phân tích kết cấu phải được thực hiện thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm, kể đến áp suất bên trong như quy định ở 4.3.2. Chiều dày tôn của két ít nhất phải thỏa mãn các yêu cầu ở Chương 12 của Phần 2-A, có kể đến áp suất bên trong như quy định ở 4.3.2 và xét đến dự trữ mòn gỉ cho phép quy định ở 4.5.2.

2. Với những phần như kết cấu ở vùng đế tựa chưa được nêu ở các Phần khác, ứng suất phải được xác định bằng tính toán trực tiếp, có kể đến các tải trọng quy định ở 4.3 và biến dạng của thân tàu ở vùng đế tựa.

4.4.5. Két rời loại B

Với những két thuộc loại này phải theo những quy định sau đây:

(1) Ảnh hưởng của tất cả các tải trọng động và tải trọng tĩnh phải được xét đến khi xác định sự phù hợp của kết cấu đối với:

(a) Biến dạng dẻo

(b) Sự mất n định

(c) Sự phá hủy do mỏi

(d) Sự phát triển vết nứt

Phải tiến hành phân tích tải trọng do sóng theo phương pháp thống kê phù hợp với 4.3.4, phân tích bằng phương pháp phần tử hữu hạn hoặc bằng các phương pháp phân tích tương tự khác, phân tích tính gãy hoặc phương pháp tương đương khác.

(2) Phải thực hiện phép phân tích ba chiều để tính toán giá trị ứng suất do tác động của thân tàu. Mô hình để phân tích phải gồm cả két hàng, hệ thống đỡ và khóa cũng như một phần hợp lý của thân tàu.

(3) Phải tiến hành việc phân tích toàn bộ các thành phần gia tốc và chuyển động của tàu trên sóng bất quy tắc và sức chịu đựng của tàu và của các két hàng đối với các lực và chuyển động đó trừ khi đã có những số liệu từ các tàu tương tự.

(4) Khi phân tích khả năng mt ổn định phải xét đến dung sai lớn nhất khi chế tạo.

(5) Nếu Đăng kiểm thấy là cần thiết thì phải thử nghiệm mô hình để xác định hệ số tập trung ứng suất và độ bn mỏi của các thành phần kết cấu.

(6) Hiu quả tích lũy của tải trọng do mỏi phải thỏa mãn:

Trong đó:

ni: S chu kỳ ứng suất ở mỗi trị số ứng suất trong đời hoạt động của tàu.

Ni: Số chu kỳ phá hy ở từng trị số ứng suất theo đường cong Wohler (S-N).

Nj: S chu kỳ p hủy do mỏi khi nhn và trả hàng.

Cw: Phải bằng hoặc nhỏ hơn 0,5 trừ khi Đăng kiểm xem xét đặc biệt và cho phép dùng trị số lớn hơn 0,5, nhưng không được ln hơn 1,0 tùy thuộc vào quy trình thử và các số liệu để xây dựng đường cong Wohler (S-N).

4.4.6. Két rời loại C

1. Các kích thước dựa trên áp suất n trong được tính toán như sau:

(1) Chiu dày và hình dạng của các phần chịu áp suất dưới tác dụng của áp suất bên trong, kể cả mặt bích, phải được xác định thỏa mãn các yêu cầu của Chương 10 của Phần 3. Các lỗ khoét ở các phần chịu áp suất của két phải được gia cường theo yêu cầu của Chương 10 của Phần 3.

(2) Áp suất của chất lỏng theo thiết kế định nghĩa 4.3.2 phải được k đến khi thực hiện các tính toán nói trên.

(3) H s hiệu dụng của mối nối hàn dựng dùng khi tính toán theo (1) phải lấy bằng 0,95 nếu việc kiểm tra và thử không phá hủy thực thực hin theo 4.10.9. Hộ số này có thể được tăng đến bằng 1,0, nếu có k đến các yếu tố khác như vật liệu sử dụng, kiu mối nối, quy trình hàn và dạng tải trọng. Đi với bình chịu áp lực. Đăng kiểm có th chấp nhn phương pháp kiểm tra không phá hủy từng phần nhưng không thấp hơn quy định 4.10.9 (2)(b) tùy thuộc vào các yếu tố như vật liệu sử dụng, nhiệt đ thiết kế, nhiệt độ hóa giòn của vật liệu, kiểu mối ni và quy trình hàn, nhưng trong trường hợp này hệ số hiu dụng phải được lấy không lớn hơn 0,85. Với những vật liệu đặc biệt, hệ số hiu dụng nêu trên phải được giảm tùy theonh riêng của mối nối hàn.

2. Tiêu chuẩn v độ bn ổn định được lấy như sau:

(1) Chiu dày và hình dạng của bình chịu áp lực ngoài và trị số của các tải gây ứng suất nén khác phải theo tiêu chuẩn được Đăng kiểm công nhận. Trong mọi trường hợp các tính toán này phi dựa trên lý thuyết v độ bn ổn định của bình chịu áp lực đã được thừa nhận phổ biến và phải xem xét thích hợp đến sự khác biệt giữa ứng suất lý thuyết và ứng suất thực do mép tấm kng phẳng, do dạng ôvan và không tròn trên chiều dài của cung và dây cung.

(2) Ứng suất ngoài thiết kế Pc dùng để kiểm tra độ bn ổn định của bình chịu áp lực phải không nhỏ hơn trị số:

Pc = P1 + P2 + P3 + P4  (MPa)

Trong đó:

P1: Áp suất lắp đặt của van an toàn chân không. Với các bình không có van an toàn chân không P1 sđược xem xét rng biệt nhưng nói chung không được lấy nhỏ hơn 0,025 MPa.

P2: Áp sut đặt của van an toàn áp suất đối với các không gian hoàn toàn kín chứa bình chịu áp lực hoặc các phần của bình chịu áp lực. Trong các trường hợp khác P2 = 0.

P3: Áp lực nén n tôn bao do trọng lượng và sự co của lớp cách nhiệt, do trọng lượng của tôn bao kể cả dự trữ han gỉ và các áp lực bên ngoài khác mà bình phải chịu. Các thành phần này gồm tất cả, nhưng không hạn chế, trọng lượng vòm, trọng lượng tháp và đường ống, tác dụng của hàng do tình trạng chứa không đầy, gia tốc và biến dạng của thân tàu. Thêm vào đó, phải xét đến ảnh hưởng cục b của áp suất bên ngoài, áp suất bên trong hoặc cả hai.

P4: Áp suất ngoài do cột nước đối với các bình chịu áp lực và một phn của bình chịu áp lực ở boong lộ thiên. Trong các trường hợp khác P4 = 0.

3. Việc phân tích ứng suất theo tải trọng tĩnh và tải trọng động phải được thực hiện như sau:

(1) Tính kích thước các cơ cấu của bình chịu áp lực theo -1-2.

(2) Tính toán tải trọng và ứng suất ở vùng đế tựa và liên kết của đế tựa với tôn bao. Phải dùng các tải trọng nêu ở 4.3. Ứng suất ở vùng đế tựa phải không lớn hơn 90% ứng suất chảy hoặc 75% giới hạn bền kéo của vật liệu. Trong các trường hợp đặc biệt Đăng kiểm có thể yêu cầu phân tích đ bền mi.

(3) Nếu Đăng kiểm yêu cầu thì phải xem xét ng suất thứ cấp và ứng suất do biến dạng nhiệt.

4. Với bình chịu áp lực, chiều dày tính theo -1 hoặc chiều dày yêu cầu ở -2 cộng với dự trữ han gỉ, nếu có, phải được coi là chiều dày tối thiểu không có dung sai âm.

5. Với bình chịu áp lực chiều dày tối thiểu của tôn bao và tôn nóc gồm c dự trữ han gỉ sau khi chế tạo phải không nhỏ hơn 5 mi-li-mét nếu là thép cácbon-mangan và thép niken, phải không nhỏ hơn 3 mi-li-mét nếu là thép austenit, và không nhỏ hơn 7 mi-li-mét nếu là hợp kim nhôm.

4.4.7. Két cách nhiệt phía trong

1. Phải xét đến các ảnh hưởng của cả tải trọng tĩnh và tải trọng động để xác định sự phù hợp của két đối với (1) đến (4) như sau:

(1) Phá hủy do mi;

(2) Lan truyền vết nứt ở mặt tự do và mt chịu tải;

(3) Đ bền dính bám và dính kết;

(4) Độ bền nén, kéo và ct.

Phải tiến hành phân tích tải trọng do sóng bằng phương pháp thống kê theo 4.3.4, phân tích bằng phương pháp phần tử hữu hạn hoặc các phương pháp tương tự và phân tích tính gãy hoặc các dạng phân tích tương đương khác.

2. (1) Phải đặc biệt quan tâm đến sức bền chống nứt, biến dạng uốn của thân trong và của kết cấu két rời, tính tương đồng của chúng với các vật liệu cách nhiệt. Phải thực hiện phân ch kết cu ba chiều theo yêu cầu của Đăng kiểm để xác định trị số ứng suất và biến dạng c do thân trong và do kết cấu két rời, có xét đến áp suất bên trong như quy định ở 4.3.2. Nếu két nước dằn kề cận với thân trong tạo thành kết cấu đỡ của két cách nhiệt phía trong thì khi phân tích phải xét đến tải trọng động từ nước dn do ảnh hưởng của chuyển động của tàu.

(2) ng suất cho phép và biến dạng tương ứng của két cách nhiệt phía trong và thân trong hoặc của két rời phải được xác định trong từng trường hợp riêng.

(3) Chiều dày tôn v trong và chiều dày tôn vỏ của két rời ít nhất phải theo tiêu chuẩn được Đăng kiểm công nhn, có kể đến áp suất bên trong như quy định ở 4.3.2. Két cấu tạo bởi những mặt phẳng ít nhất phải thỏa mãn yêu cầu của Chương 12 Phn 2-A.

3. Phải phân tích đầy đủ sự phản hồi của tàu, hàng hóa và nước dằn đối với gia tốc và chuyển động trên sóng bất quy tắc theo yêu cầu của Đăng kiểm trừ khi đã có được sự phân tích như vy đối với tàu tương tự.

4. (1) Đ xác nhận các thiết kế, phải tiến hành thử nghiệm mô hình kết hợp tất cả các phần tử kết cấu dưới tác động tổng hợp của tải trọng tĩnh, tải trọng động và tải trọng do biến dạng nhiệt.

(2) Điều kin thử nghiệm phải phản ánh được điều kiện khai thác khắc nghiệt nht mà hệ thống ngăn hàng sẽ gặp trong quá trình khai thác của tàu, kể cả các chu trình nhit. Muốn vy phải tối thiểu là 400 chu kỳ nhiệt trên 19 hành trình khép kín mỗi năm. Nếu số hành trình khép kín trong mi năm lớn hơn 19 thì cần phải có số lượng chu trình nhiệt lớn hơn. Số 400 chu trình nhiệt này có thể được chia thành 20 chu trình tổng hợp (nhiệt độ hàng hóa lên đến 45 °C) và 380 chu trình thành phần (nhiệt độ hàng hóa có thể đạt ti nhiệt độ đó khi chạy có dằn).

(3) Mô hình phải phản ánh được kết cấu thực, bao gồm các góc, các mối ni, các bệ bơm, kết cấu xuyên qua vách của đường ống và các vùng nguy hiểm khác, phải xét đến sự thay đổi tính chất của vật liệu, chất lượng công nghệ và tiêu chuẩn chất lượng.

(4) Thử kéo kết hợp và thử giới hạn mỏi phải đưc tiến hành để đánh giá tập tính nứt của vật liệu cách nhiệt khi vết nt dài phát triển ở thân trong hoặc ở kết cấu két rời. Trong khi thử nghiệm như vậy, vùng nứt phải chịu áp suất thy tĩnh cực đại của nước dằn.

5. nh hưởng của tải trọng gây mi được xác định theo 4.4.5 (6) hoặc theo mt phương pháp tương đương.

6. Với các két cách nhiệt phía trong, quy trình sửa chữa cho vật liệu cách nhiệt và thân trong hoặc kết cấu két rời phải được hoàn thiện dần trong quá trình thử nghiệm mô hình.

4.5. Ứng suất cho phép và dự trữ han gỉ (IGC Code 4.5)

4.5.1. ng suất cho phép

1. Với két liền ứng suất cho phép phi theo quy định của Đăng kiểm.

2. Với két kiểu màng phi theo yêu cầu ở 4.4.2-5.

3. Với két rời loại A kết cấu chủ yếu hng các mặt phng, các ứng suất ở các cơ cấu khỏe và cơ cấu thường (nẹp, sườn khỏe, sống) nếu được tính toán theo phương pháp phân tích truyền thống thì phải không lớn hơn trị số nh hơn trong các trị số Rm/2,66 hoặc Rc/1,33 đối với thép cácbon mangan và hợp kim nhôm, trong đó Rm và R­c quy định ở -7. Tuy nhiên, nếu các cơ cấu khỏe được tính toán một cách chi tiết thì ứng suất tương đương sc định nghĩa ở -8 có thể được tăng so với trị số nói trên lên đến trị số được Đăng kiểm chấp nhận. Trong tính toán phải xét đến ảnh hưởng của uốn, ct, biến dạng chiều trục và biến dạng xon, cũng như lực tương tác giữa thân tàu và két hàng do biến dạng của đáy đôi và đáy két hàng.

4. Với các két rời loại B có kết cu cơ bản là dạng tròn xoay, ứng suất cho phép phải không lớn hơn:

Trong đó:

với RmRe được nghĩa ở -7; sm, sLsb là các loại ứng suất định nghĩa ở 4.13. Các trị số của A, B, C D ít nhất phải bằng các trị số nhỏ nhất sau đây:

5. Với két rời loại B, kết cấu chủ yếu bằng các mặt phng, Đăng kiểm có thể yêu cầu phải thỏa mãn các tiêu chun ứng suất bổ sung hoặc tác các tiêu chuẩn ứng suất khác.

6. Với két rời loại C, ứng suất cực đại cho phép ở lớp màng dùng trong tính toán theo 4.4.6-1 phải bằng trị số nhỏ hơn trong các trị số Rm/A hoặc Rc/B.

Trong đó RmRc được định nghĩa ở -7. Các trị số của AB ít nhất phải bằng các trị số tối thiểu quy định ở Bảng 8-D/4.1.

Bảng 8-D/4.1 Các trị số của A, B, C D

 

Thép ni ken và thép cácbon- mangan

Thép austenit

Hợp kim nhôm

A

3

3,5

4

B

2

1,6

1,5

C

3

3

3

D

1,5

1,5

1,5

7. Những quy định sau đây được dùng cho -3, -4-6:

(1) Rc: ng suất chy nhỏ nhất ở nhiệt độ trong phòng (N/mm2) Nếu đường cong ứng suất biến dạng không thể hiện ứng suất chảy thì lấy theo giới hạn chảy quy ước 0,2%.

Rm: Độ bền kéo nhỏ nhất ở nhiệt độ trong phòng (N/mm2).

Với các mối nối hàn ở hợp kim nhôm thì các trị số tương ứng của Re hoặc Rm được lấy trong điều kiện .

(2) Các tính chất nói trên tương ứng với các cơ tính quy định tối thiểu của vật liệu theo quy định k c kim loại hàn ở điều kiện chế tạo. Theo yêu cầu riêng của Đăng kiểm có thể xét đến ứng suất chảy tăng cường và độ bền kéo ở nhiệt độ thấp.

8. Ứng suất tương đương  (Von Mises, Huber) được tính bằng:

Trong đó;

9. Nếu ứng suất tĩnh và ứng suất động được tính toán riêng rẽ thì trừ khi có cơ sở chính đáng để áp dụng các phương pháp tính toán khác, ứng suất tổng được tính theo:

Trong đó:

Tất cả đều được xác định riêng rẽ từ các thành phần gia tốc và các thành phần biến dạng của thân tàu do uốn và xoắn.

10. Với các két cách nhiệt phía trong phải theo các yêu cầu ở 4.4.7-2.

11. ng suất cho phép đối với các vật liệu không quy định ở Chương 6 phải được Đăng kiểm xét duyệt trong từng trường hợp cụ thể.

12. ng suất còn bị giới hạn qua phân tích hiện tượng mi, phân tích sự lan truyền vết nứt và tiêu chuẩn ổn định.

4.5.2. Dự trữ han gỉ

1. Nói chung không yêu cầu phải cộng thêm dự trữ han g vào chiều dày xác định từ việc phân tích kết cấu. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát môi trường xung quanh két hàng, thí dụ như làm trơ, hoặc nếu hàng hóa có tính gây han g thì Đăng kiểm có thể yêu cầu dự trữ thích đáng cho han g.

2. Với bình chịu áp lực, nói chung không yêu cầu phải dự trữ han gỉ nếu chất chứa trong bình không phải là chất gây han gỉ và mặt ngoài được bảo vệ bằng môi trường khí trơ hoặc lớp cách nhiệt thích hợp có lớp ngăn hơi. Sơn hoặc các lớp phủ mỏng khác không được coi là có tác dụng bo vệ. Nếu dùng hợp kim đặc biệt có khả năng chống gỉ được chấp nhận thì không yêu cầu phải có dự trữ han gỉ, Nếu các điều kiện nói trên không được thỏa mãn thì các kích thước tính theo 4.4.6 phải được tăng thích đáng.

4.6. Cơ cấu đỡ (IGC Code 4.6)

4.6.1. Quy định chung

Các két ng phải được đỡ bi thân tàu sao cho không bị dịch chuyển như một vật thể dưới tác động của tải trọng tĩnh và tải trọng động nhưng có thể co và dãn khi nhiệt độ thay đổi và khi thân tàu biến dạng mà không phát sinh ứng suất ở két và ở thân tàu.

4.6.2. ng suất cho phép ở két có đế

Két có cơ cấu đ cũng phải được thiết kế sao cho với góc nghiêng tĩnh 30° vẫn không phát sinh ứng suất vượt quá ứng suất cho phép quy định ở 4.5.1.

4.6.3. Pn tích

Cơ cấu đỡ phải được thiết kế với gia tốc ln nhất có thể phát sinh có xét đến ảnh hưởng của chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến. Gia tốc này theo một phương cho trước có thể được xác định như ở Hình 8-D/4.1. Các n trục của "clíp gia tốc" được xác định theo 4.3.4-2.

4.6.4. Độ bền chng va đập

Cn có những cơ cu đỡ thích hợp để chịu được lực va đập tác động vào két tương ứng với 1/2 trọng lượng của két và hàng theo hướng v phía trước và 1/4 trọng lượng của két và hàng theo hướng về phía sau mà không có biến dạng gây nguy hiểm cho kết cấu của két.

4.6.5. Kết hợp tải trọng

Các tải trọng nêu ở 4.6.2 4.6.4 không cần phải được kết hợp với nhau hoặc kết hợp với tải trọng do sóng.

4.6.6. Quy định bổ sung để tránh ảnh hưởng của quay

Với các két ri, nếu cần, các két kiểu màng và két kiểu nửa màng phải có biện pháp cố định két để chống chuyển động quay nêu ở 4.6.3.

4.6.7. Kết cấu chng ni

Các két rời phải có kết cấu đ chống nổi. Kết cấu chống nổi phải thích hợp đ chng lực từ dưới lên do két trống trong khoang tàu bị ngập nước đến chiều chìm trọng tải mùa hè của tàu gây ra, mà kng có biến dạng dẻo nguy hiểm đi với kết cấu thân tàu.

4.7. Vách chắn thứ cấp (IGC Code 4.7)

4.7.1. Quy định chung

Nếu nhiệt độ của hàng hóa ở áp suất khí quyn thấp hơn -10 oC thì phải đặt vách chắn thứ cấp yêu cầu ở 4.7.3 để có tác dụng ngăn tạm thi khi chất lng rò qua vách chắn sơ cấp.

4.7.2. Kết cấu thân tàu tác dụng như một vách chắn th cấp

Nếu nhiệt độ của hàng hóa ở áp suất khí quyển không thấp hơn -55 oC thì thân tàu có thể có tác dụng như một vách chắn thứ tấp. Trong trường hợp đó:

(1) Vật liệu thân tàu phải thích hợp với nhiệt độ của hàng hóa dưới áp suất khí quyển như yêu cầu 4.9.2, và

(2) Phải thiết kế sao cho nhiệt độ đó không gây ra những ứng suất không thể chấp nhận được đối với thân tàu.

4.7.3. Loại két và vách chắn thứ cp

Tùy theo loại két, vách chắn thứ cấp được quy định theo Bảng 8-D/4.2. Với nhng két khác biệt với những loại két cơ bn quy định ở 4.2, những yêu cầu đối với vách chắn thứ cấp phải được Đăng kiểm quy định trong từng trường hợp cụ thể.

4.7.4. Tiêu chuẩn của vách chắn thứ cấp

Vách chắn thứ cấp phải được thiết kế sao cho:

(1) Có thể giữ được hàng lỏng rò r trong thời gian 15 ngày, nếu không có những yêu cầu khác áp dụng cho những chuyến đi đặc biệt, có xét đến phổ tải trọng nêu ở 4.3.4-4.

(2) Có thể tránh được sự hạ nhiệt độ của kết cấu thân tàu xuống mức không an toàn khi vách chắn sơ cấp bị rò rỉ như được nêu ở 4.8.2 ; và

(3) Sự hư hỏng của vách chắn sơ cấp sẽ không gây ra sự hư hỏng của vách chn thứ cấp, và ngược lại.

4.7.5. Chức năng của vách chắn thứ cấp

Vách chắn thứ cấp phải làm được chức năng của chúng ở góc nghiêng tĩnh đến 30°.

Bảng 8-D/4.2 Loại két và vách chắn thứ cấp

Nhiệt độ hàng hóa ở áp suất khí quyển

Bng và lớn hơn
-10 oC

Thấp hơn -10 oC xuống đến -55 oC

Thấp hơn -55 oC

Kiểu két cơ bản

Không yêu cầu vách chắn thứ cấp

Thân tàu tác dụng như vách chắn thứ cấp

Vách chắn thứ cấp riêng biệt nếu yêu cầu

Két lin

Két kiểu màng

Két kiểu nửa màng

Két rời:

Loại A

Loại B

Loại C

 

Kiểu két thường không được cho phép(1)

Vách chắn thứ cấp toàn bộ

Vách chắn thứ cp toàn b(2)

 

Vách chắn thứ cấp toàn bộ

Vách chắn thứ cấp từng phần

Không yêu cầu vách chắn thứ cấp

Két cách nhiệt phía trong

loại 1

loi 2

 

 

Vách chắn thứ cấp toàn bộ

Vách chắn thứ cấp toàn bộ hợp nhất

Chú thích:

(1) Vách chắn thứ cấp toàn bộ thường được yêu cầu nếu hàng hóa ở nhit độ thấp hơn -10 °C dưới áp suất khí quyển được cho phép theo 4.2.1-3.

(2) Vi các két kiểu nửa màng đã thỏa mãn yêu cầu đối với các két rời loại B, trừ kết cấu đỡ, sau khi xem xét đặc biệt, Đăng kiểm có thể chấp nhận vách chắn thứ cấp từng phn.

4.7.6. Vách chắn thứ cp từng phần

1. Nếu yêu cầu phải có vách chắn thứ cấp từng phần thì phạm vi của nó được xác định theo sự rò rỉ của hàng tương ứng với phạm vi hư hại tạo ra bởi phổ tải trọng nêu ở 4.3.4-4, sau khi phát hiện ra rò rỉ sơ cấp. Có thể xét đến sự bốc hơi, tốc đ rò rỉ, công suất bơm và các yếu tố khác. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, ở vùng két hàng, đáy trên phải được bảo vệ chống tác dụng của hàng lỏng.

2. Ở xa vách chắn thứ cấp từng phần phải có cơ cấu chắn để hướng hàng lỏng vào không gian giữa vách chắn sơ cấp và vách chắn th cấp và giữ cho nhiệt đ của kết cấu thân tàu ở mức an toàn.

4.7.7. Kiểm tra chu kỳ vách chắn thứ cấp

Hiệu quả của vách chắn thứ cấp phải có thể kiểm tra chu kỳ được bằng thử áp suất/chân không, bằng mt thường hoặc bằng phương pháp thích hợp khác được Đăng kiểm chấp nhận. Phương pháp kiểm tra phải được trình cho Đăng kiểm xét duyệt.

4.8. Cách nhiệt (IGC Code 4.8)

4.8.1. Bảo vệ kết cấu thân tàu đối với sản phẩm nhiệt độ thấp

Nếu sn phẩm được chuyên chở ở nhiệt độ thấp hơn -10 oC thì phải cách nhiệt thích hợp để bo đm được rằng nhiệt độ của kết cấu thân tàu không xuống thấp hơn nhiệt độ thiết kế cho phép tối thiểu quy định ở Chương 6 cho cấp thép được dùng nêu ở 4.9 khi các két hàng ở nhiệt độ thiết kế và nhiệt độ xung quanh bng 5 oC đối với không khí và bằng 0 oC đối với nước bin. Các điều kiện này được áp dụng rng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, với những tàu có vùng hoạt động hạn chế, Đăng kiểm có thể chấp nhn những trị số cao hơn của nhiệt độ xung quanh. Ngược lại, với những tàu hoạt động không thường xuyên hoc thường xuyên trong những vùng vĩ độ cao. Đăng kim có thể ấn định những trị số thấp hơn của nhiệt độ xung quanh nếu nhiệt độ đó có thể xảy ra trong những tháng mùa đông.

4.8.2. nh toán truyền nhiệt của kết cấu tn tàu

Nếu yêu cầu phi có vách chắn thứ cấp toàn bộ hoặc từng phần thì phải tính toán theo giả định ở 4.8.1 để xác nhn rng nhiệt độ của kết cấu thân tàu không hạ xuống dưới nhiệt độ thiết kế cho phép tối thiểu quy định Chương 6 cho cấp thép được dùng nêu ở 4.9. Vách chắn thứ cấp toàn b hoặc từng phần phải được giả định ở nhiệt độ hàng hóa dưới áp suất khí quyn.

4.8.3. Các điều kiện để tính toán

Các tính toán yêu cầu ở 4.8.1 và 4.8.2 được thực hiện với giả thiết là không khí nh và nước tĩnh và, trừ khi được cho phép ở 4.8.4, không được xét đến các phương tiện sấy nóng. Trong trường hợp nêu ở 4.8.2, nh hưởng của sự hạ nhiệt do hơi bốc từ hàng hóa rò rỉ phải được xét đến khi tính toán truyền nhiệt. Với các cơ cấu liên kết thân trong và thân ngoài của tàu có thể lấy nhiệt độ trung bình để xác định cấp thép.

4.8.4. Phương tiện sấy nóng

Trong các trường hợp nêu 4.8.14.8.2 và với nhiệt độ xung quanh là 5 oC của không khí và 0 oC của nước biển, có thể sử dụng các phương tiện sấy nóng có kiểu được duyệt cho vật liệu của kết cấu ngang của thân tàu đđảm bo rng nhiệt độ của vật liu này không hạ xuống thấp hơn nhiệt độ cho phép tối thiểu. Nếu nhit độ xung quanh được quy định thấp hơn thì phương tiện sấy nóng có kiểu được duyệt có thể được dùng cho vật liu của kết cu dọc của thân tàu, nếu vật liệu này vẫn còn thích hợp với điều kiện nhiệt độ 5 oC của không khí và 0 oC của nước biển khi không sấy nóng. Các phương tiện sy nóng này phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

(1) Phải có đ nhiệt độ để duy trì kết cấu thân tàu ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cho phép tối thiểu trong điều kiện nêu ở 4.8.1 4.8.2.

(2) H thống sấy nóng phải được bố trí sao cho nếu một phần của nó bị hư hại thì phần dự phòng vn có thể duy trì được 100% tải nhiệt lý thuyết.

(3) H thống sấy nóng phải được coi là h thng máy phụ quan trọng.

(4) Việc thiết kế và chế tạo tạo hệ thống sấy nóng phải được Đăng kiểm giám sát.

4.8.5. Chiều dày của lớp cách nhiệt

Khi xác định chiều dày của lớp cách nhiệt phải xét đến lượng bay hơi có thể chấp nhận được cùng với hệ hóa lỏng lại ở trên tàu, máy chính và các hệ thống kiểm soát nhiệt độ khác.

4.9. Vật liệu (IGC Code 4.9)

4.9.1. Tôn bao, tôn boong và nẹp

Tôn bao, tôn boong của tàu và nẹp gia cường phải theo các yêu cầu tương ứng ở Phn 2-A, trừ khi nhiệt độ tính toán của vật liệu trong điều kiện thiết kế thấp hơn -5 oC do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp của hàng hóa thì vật liệu phải lấy theo Bng 8-D/6.5 với gi thiết là nhiệt độ xung quanh của nước biển là 0 °C, của không khí là 5°C. Trong điều kiện thiết kế, vách chắn thứ cấp toàn bộ và từng phần được giả định là ở nhiệt độ của hàng hóa dưới áp suất khí quyển và với những két không có vách chắn thứ cp thì vách chắn sơ cấp được giả định là ở nhiệt độ của hàng hóa.

4.9.2. Vt liệu thân tàu tạo thành vách chắn thứ cấp

Vật liệu thân tàu tạo thành vách chắn thứ cấp phải theo Bảng 8-D/6.2. Vật liệu kim loại dùng làm vách chắn thứ cấp không phải là phần kết cấu thân tàu phải theo Bảng 8-D/6.2 hoặc 8-D/6-3. Vật liệu cách nhiệt làm thành vách chắn thứ cấp phải theo các yêu cầu của 4.9.7. Nếu vách chắn thứ cấp được tạo bởi tôn boong hoặc tôn mạn thì cấp của vật liệu yêu cầu ở Bảng 8-D/6.2 phải đi vào đến tm tôn boong hoặc tôn mạn k cn với phạm vi thích hợp.

4.9.3. Két hàng

Vật liệu dùng trong kết cấu két hàng phải theo Bảng 8-D/6.1, 8-D/6.2 hoặc 8-D/6.3.

4.9.4. Vật liệu thân tàu không tạo thành vách chắn thứ cấp

Những vật liệu không phải là những vật liệu nêu ở 4.9.1, 4.9-2 4.9.3 dùng trong kết cấu thân tàu chịu nhiệt độ giảm do hàng hóa và không tạo thành vách chắn thứ cấp phải theo Bảng 8-D/6.5 với nhiệt độ như giả định 4.8. Các cơ cấu này bao gồm tôn đáy trên, tôn vách dọc, tôn vách ngang, đà ngang đáy, sườn khỏe, sống dọc mạn và các cơ cấu gia cường khác.

4.9.5. Vật liệu cách nhiệt

Vật liệu cách nhiệt phải phù hợp với tải trọng mà các kết cấu kề cận tác động vào.

4.9.6. Bảo vệ lớp cách nhiệt

Do vị trí hoặc điều kiện môi trường vật liệu cách nhiệt phải có tính chịu lửa, chống lan truyền lửa và phải được bảo vệ thích hợp chống sự thâm nhập của hơi nước và phá hủy cơ học.

4.9.7. Các tính chất của vật liệu cách nhiệt

1. Vật liệu cách nhiệt phải được thử nghiệm các tính chất sau đây để bảo đảm rng nó thỏa mãn đầy đủ yêu cầu sử dụng.

(1)

Tính tương đồng với hàng hóa

(2)

Tính hòa tan trong hàng hóa

(3)

Tính hấp thụ của hàng hóa

(4)

Tính co ngót

(5)

Tính lão hóa

(6)

Tính đồng nht

(7)

Tỷ trọng

(8)

Cơ tính

(9)

Tính dãn n vì nhiệt

(10)

Tính mòn

(11)

Tính dính kết

(12)

Tính dn nhiệt

(13)

Tính chống rung

(14)

Tính chịu lửa và chng lan truyền lửa

2. Cùng với việc thỏa mãn các yêu cầu nói trên, những vật liệu cách nhiệt tạo thành một phần của h ngăn hàng như định nghĩa ở 4.2.5 phải được thử nghiệm các tính chất dưới đây sau khi mô phng sự lão hóa và chu trình nhiệt để bảo đảm rằng chúng thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu sử dụng.

(1) Tính liên kết (độ bền dính kết)

(2) Tính chịu áp suất hàng hóa

(3) Tính mỏi và lan truyền vết nt

(4) Tính tương đồng với các thành phần hàng hóa và với các chất có thể tiếp xúc với lớp cách nhiệt trong điều kiện khai thác bình thường

(5) Ảnh hưởng của sự có mt của nước và của áp suất nước đối với các tính chất của chất cách nhiệt

(6) Tính hấp thụ khí

3. Các tính chất nêu trên nên được thử trong phạm vi giữa nhiệt độ cực đại trong khai thác và 5 oC thấp hơn nhiệt độ thiết kế tối thiểu nhưng không cần thấp hơn -196 oC.

4.9.8. Kim tra chất lượng vật liệu cách nhiệt

Quy trình chế tạo, bảo qun, vn chuyển, lp đặt, kiểm tra chất lượng và kiểm tra chống hư hại do ánh sáng mặt trời của vật liệu cách nhiệt phi được Đăng kiểm xét duyệt.

4.9.9. Xét đến kh năng chống rung của vật liệu cách nhiệt

Nếu dùng chất cách nhiệt dạng bt hoặc hạt thì phải có biện pháp đ phòng vật liệu bị nén cht do bị rung. Phải các bin pháp đ bo đm rng vật liệu duy trì được tính nổi đ đảm bảo tính dẫn nhiệt theo yêu cầu và ngăn ngừa được sự tăng áp suất ở hệ thống ngăn hàng.

4.10. Chế tạo và thử nghiệm (IGC Code 4.10)

4.10.1. Két rời

1. Các mối hàn n bao két rời phải là mối hàn giáp mép dạng ngấu hoàn toàn. Với mối hàn vòm với tôn bao Đăng kiểm có th chp nhn dùng mối hàn góc ngấu hoàn toàn. Trừ các kết cấu nh xuyên qua vòm, các mối hàn của ống phải được thiết kế sao cho hàn ngấu được hoàn toàn.

2. Với các két rời loại C, các chi tiết mi nối hàn phải như sau:

(1) Các đường hàn dọc và đường hàn vòng của két chịu áp suất phải là mối hàn giáp mép ngấu hoàn toàn, dạng chữ X hoặc chữ V. Mi hàn giáp mép ngấu hoàn toàn phải được thực hiện bằng hàn hai mặt hoặc hàn có tấm đệm. Nếu dùng tấm đệm thì tấm đệm phải được tháo ra, trừ bình chịu áp lực nh Đăng kiểm có thể chấp nhận cho giữ lại. Đăng kiểm có thể chấp nhận các dạng vát mép khác tùy thuộc vào kết quả thử khi xét duyệt quy trình hàn.

(2) Biện pháp vát p của mối hàn giữa thân với vòm của bình chịu áp lực, giữa vòm với phụ tùng phải được thực hiện theo các yêu cu ở Chương 10 của Phần 3. Các mối hàn ống ni với bình và các kết cấu xuyên qua khác của bình và tất cả các mối hàn nối bình với bình hoặc ống nối phải là ngu hoàn toàn suốt chiều dày của thành bình hoặc thành ng nối, trừ khi được Đăng kiểm chấp nhận đối với những ống nối có đường kính nhỏ.

4.10.2. Trình độ tay nghề

Trình độ tay nghề phải thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm. Việc kiểm tra và thử không phá hủy đối với những két không phải là két ri loại C phải theo các yêu cầu ở 6.3.7.

4.10.3. Két kiểu màng

Đối với các két kiểu màng, các bin pháp bảo đảm chất lượng, chất lượng quy trình hàn, các chi tiết thiết kế, vật liệu, chế tạo, kiểm tra và thử nghiệm các b phn phải theo các tiêu chun được hoàn thiện dần trong quá trình thử nghiệm mẫu.

4.10.4. Két kiểu nửa màng

Đối với các két kiểu nửa màng, các yêu cầu tương ứng ở mục này đối với các két rời hoặc két kiểu màng phải được áp dụng thích hợp.

4.10.5. Két cách nhiệt phía trong

1. Đối với các két cách nhiệt phía trong, để bảo đảm sự đồng đều về mặt chất lượng của vật liệu, quy trình kiểm tra chất lượng kể cả kiểm soát môi trường, chất lượng của quy trình được áp dụng, các góc, các kết cấu xuyên qua và các chi tiết kết cấu khác, các đặc tính của vật liệu, việc kiểm tra tng phần và kiểm tra hoàn chnh các bộ phn phải theo các tiêu chuẩn được hoàn thiện dần trong chương trình thử nghiệm mu.

2. Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng kể cả kích thước cho phép tối đa của các khuyết tt chế tạo, việc thử nghiệm và kiểm tra trong quá trình chế tạo lắp đt và thử nghiệm mẫu ở từng giai đoạn phải thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm.

4.10.6. Két lin

Két liền phải được thử thủy tĩnh và thử nén thủy lực thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm. Việc thử phải cố gắng được tiến hành với ứng suất gần với ứng suất thiết kế và áp suất ở đnh két ít nhất phải tương ứng với MARVS.

4.10.7. Kết cấu thân tàu kề cận với các két kiểu màng và két kiểu nửa màng

những tàu có các két kiểu màng và két kiểu nửa màng, các ngăn cách ly và các không gian chứa chất lỏng và k cận với các kết cấu đ lớp màng phải được th thủy tĩnh và thử nén thủy lực theo các yêu cầu của 2.1.5-1 Phần 1-B. Ngoài ra, các kết cấu đỡ lớp màng trong khoang khác phải được thử kín. Các hầm đường ống và các khoang không thường xuyên chứa chất lỏng khác không cần phải thử thủy tĩnh.

4.10.8. Kết cấu đỡ của các két cách nhiệt phía trong

1. những tàu có két cách nhiệt phía trong mà thân trong là kết cu đỡ, các kết cấu của thân trong phải được thử thủy tĩnh và thử nén thủy lực theo các yêu cầu của 2.1.6-1 Phần 1-B, có xét đến MARVS.

2. những tàu có két cách nhiệt phía trong mà các két rời là kết cấu đỡ, các két rời phải được thử theo 4.10.10(1).

3. Với các két cách nhiệt phía trong mà kết cấu của thân trong hoặc kết cấu của két rời có tác dụng như vách chắn thứ cấp, phải thử tính kín của các kết cấu đó theo phương pháp được Đăng kiểm chấp nhận.

4. Các thử nghiệm này phải được tiến hành trước khi đt những vật liệu tạo thành két cách nhiệt phía trong.

4.10.9. Két rời loại C

Đối với két rời loại C, việc kiểm tra và thử không phá hủy được tiến hành như sau:

(1) Chế tạo và trình độ tay nghề - Dung sai trong chế tạo như độ lượn, độ lệch cục b so với hình dạng đúng, độ thng của đường hàn và độ vát của các tấm tôn có chiều dày khác nhau phải theo các yêu cầu của Chương 11, Phần 3. Dung sai trong phân tích ổn định phải theo 4.4.6-2.

(2) Thử không phá hủy - Tùy theo sự hoàn chnh và phạm vi của thử không phá hủy đường hàn, quá trình thử không phá hủy phải được tiến hành toàn phần hoặc từng phần theo các yêu cầu của Chương 11 Phần 3, nhưng khối lượng kiểm tra phải không ít hơn so với quy định sau đây:

(a) Thử không phá hủy toàn phần theo ở 4.4.6-1 (3)

Chụp ảnh bằng tia phóng xạ:

Đường hàn giáp mép 100%

Phát hiện vết nứt bề mặt:

10% tổng số đường hàn

Vành gia cường quanh l khoét, ống nối,v.v…, 100%

Tuy nhiên, việc kiểm tra bằng siêu âm có thể thay thế một phần cho kiểm tra bằng tia phóng xạ nếu được Đăng kiểm chấp nhn. Ngoài ra, Đăng kiểm có thể yêu cầu kiểm tra toàn phần đường hàn của vành gia cường quanh lỗ khoét, ống nối, v.v..., bằng su âm

(b) Thử không phá hủy từng phần theo 4.4.6.1 (3):

Chụp ảnh bằng tia phóng xạ:

Đường hàn giáp mép: Tấc cả các đường hàn giao nhau và ít nhất là 10% tổng chiều dài tại các vị trí được lựa chọn phân bố đu.

Phát hiện vết nứt b mặt:

Vành gia cường quanh lỗ khoét, ống nối, v.v..., 100%

Kiểm tra bằng siêu âm:

Theo yêu cầu của Đăng kiểm trong từng trường hợp cụ thể.

4.10.10. Thử thủy tĩnh và nén thủy lực đối với các két rời

Mỗi két rời phải được thử thủy tĩnh hoặc thử nén thủy lực như sau:

(1) Đối với các két rời loại A, c gắng thử với ứng suất gần bằng ứng suất thiết kế và áp suất ở đnh két ít nhất phải tương ứng với MARVS. Nếu thử nén thủy lực thì phải cố gắng mô phng được tải trọng thực của két và kết cấu đỡ két.

(2) Đối với các két rời loại B; vic thử nghiệm phải được tiến hành như yêu cầu ở (1) đối với các két rời loại A. Ngoài ra, ứng suất cực đại của lớp màng cơ bản hoặc ứng suất uốn cực đại ở các cơ cấu cơ bản trong điều kiện thử nghiệm phải không lớn hơn 90% giới hạn chảy của vật liệu (khi chế tạo) ở nhiệt độ thử nghiệm. Đ đảm bo điều kiện này được thỏa mãn, khi tính toán nếu thấy rằng ứng suất này lớn hơn 75% gii hạn chy thì khi thử nghiệm mẫu phải dùng thiết bị đo biến dạng hoặc một thiết bị khác.

(3) Két rời loại C phải được thử nghiệm như sau:

(a) Sau khi được chế tạo hoàn chỉnh, mỗi bình chịu áp lực phải được thử nghiệm thủy tĩnh với áp suất ở đỉnh két không nhỏ hơn 1,5 P0 nhưng trong mọi trường hợp trong quá trình thử nghiệm áp suất, ứng suất tính toán ở lớp màng cơ bản tại điểm bất kỳ phải không lớn hơn 90% giới hạn chảy của vật liệu. P0 được định nghĩa ở 4.2.6. Đ đảm bo điều kiện này được thỏa mãn, khi tính toán nếu thấy rng ứng suất này lớn hơn 0,75 giới hạn chảy thì phải dùng thiết bị đo biến dạng hoặc một thiết bị thích hợp khác nếu bình chịu áp lực không phải là hình trụ hoặc hình cầu.

(b) Nhiệt độ của nước dùng đ thử nghiệm ít nhất phải là 30 oC lớn hơn nhiệt độ chuyển dẻo của vật liệu chế tạo.

(c) Áp suất phải được giữ trong vòng 2 giờ cho mỗi 25 mi-li-mét chiều dày nhưng trong mọi trường hợp phải không ít hơn 2 giờ.

(d) Đối với két cha hàng chịu áp suất, nếu cần thiết và được Đăng kiểm chấp nhận, việc thử nghiệm nén thủy lực có thể được tiến hành dưới những điều kiện nêu ở (a), (b) và (c).

(e) Đăng kiểm s xem xét đặc biệt việc thử nghiệm các két ở ứng suất cho phép lớn hơn tùy theo nhiệt độ khai thác. Tuy nhiên, các điu kiện yêu cầu ở (a) phải được tuân thủ hoàn toàn.

(f) Sau khi hoàn chỉnh và lắp đt, mi bình chịu áp lực và các phụ tùng liên quan phải được thử kín thích hợp.

(g) Thử nghiệm bằng khí nén đối với các bình chịu áp lực không phải là két hàng phải được Đăng kiểm xem xét trong từng trường hợp cụ thể. Việc thử nghiệm này chỉ được dùng với những bình không được thiết kếđỡ để có thể an toàn khi chứa đầy nước hoặc những bình không thể làm khô được hoặc không cho phép có bất cứ chất thử nào còn sót lại trong bình khi sử dụng.

4.10.11. Thử kín các két hàng

Các két hàng phải được thử kín kết hợp với thử áp suất nêu ở 4.10.10 hoặc thử riêng r.

4.10.12. Kiểm tra vách chn thứ cp

Các yêu cầu cầu với việc kiểm tra vách chắn thứ cấp được Đăng kiểm quyết định trong từng trường hợp.

4.10.13. Dụng cụ đo ứng suất của các két rời loại B

Ở những tàu có két rời loại B, ít nhất là một két và cơ cấu đỡ của nó phải được đo để xác định trị số ứng suất, trừ trường hợp thiết kế và bố trí cho cỡ tàu đang xét đã qua thực tế sử dụng. Đăng kiểm có thể yêu cầu đo ứng suất tương tự của két rời loại C tùy thuc vào hình dạng của két, bố trí và liên kết của các cơ cấu đỡ.

4.10.14. Thử khí và thử tải hàng hóa

Tổng thể hoàn chnh của hệ thống ngăn hàng phi được kiểm tra về sự phù hợp với các thông số thiết kế trong quá trình làm lnh ban đầu, nhận và trả hàng. Biên bản ghi lại sự hoạt động của các bộ phận và thiết bị chủ yếu để kiểm nghiệm các thông số thiết kế phải được lưu giữ và trình cho Đăng kiểm.

4.10.15. Thử thiết bị sấy nóng

Thiết bị sấy nóng, nếu được đặt theo 4.8.4, phải được thử công suất nhiệt và sự phân bố nhiệt theo yêu cầu.

4.10.16. Kiểm tra đm lạnh

Thân tàu phải được kiểm tra đốm lạnh sau chuyến đi có tải lần thứ nhất.

4.10.17. Vật liệu cách nhiệt của két cách nhiệt phía trong

Vật liệu cách nhiệt của két cách nhiệt phía trong phải được kiểm tra bổ sung để xem xét các điều kiện bề mặt sau chuyến đi có tải lần thứ ba nhưng không muộn hơn 6 tháng khai thác đầu tiên của tàu tính từ khi được đóng hoặc sau khi các két cách nhiệt phía trong được sửa chữa lớn.

4.10.18. Đánh dấu két rời loại C

Với các két rời loại C, việc đánh du bình chịu áp lực phải được làm theo phương pháp không gây ra sự tăng quá mức được của ứng suất cục bộ.

4.11. Khử ứng suất dư đối với các két rời loại C (IGC Code 4.11)

4.11.1. Khử ứng suất dư bng xử lý nhiệt

Đối với các két rời loại C làm bằng thép cácbon và thép cácbon-mangan, phải xử lý nhiệt sau khi hàn nếu nhiệt độ thiết kế thấp hơn -10 °C. Việc xử lý nhiệt sau khi hàn trong các trường hợp khác và đối với các vật liệu khác phải thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm. Nhiệt độ và thời gian xử lý phải được Đăng kiểm chấp thun.

4.11.2. Khử ứng suất dư bằng xử lý cơ

Nếu bình chịu áp lực có kích thước lớn làm bằng thép cacbon hoặc thép cacbon-mangan khó xử lý nhiệt thì thể được Đăng kiểm cho phép dùng phương pháp xử lý cơ thay thế xử lý nhiệt để khử ứng suất dư với các điều kiện sau đây:

(1) Những phần hàn phức tạp của bình chịu áp lực như hố trũng hoặc vòm có ống nối với các tấm tôn kề cận phải được nung nóng trước khi hàn với các phần lớn hơn của bình chịu áp lực.

(2) Quá trình khử ứng suất dư bằng xử lý cơ lý tốt nhất là nên được tiến hành trong thời gian thử áp lực thủy tĩnh quy định ở 4.10.10 (3) (a), bằng cách dùng áp suất lớn hơn áp suất thử quy định ở 4.10.10 (3) (a). Công chất để tạo áp lực phải là nước.

(3) Đối với nhiệt độ của nước, phải áp dụng quy định ở 4.10.10 (3) (b).

(4) Việc khử ứng suất dư phải được thực hiện khi két được đỡ trên giá đỡ dạng yên ngựa hoặc kết cấu đỡ nh, hoặc nếu việc khử ứng suất dư không thể thực hiện được ở trên tàu thì phải theo cách có thể tạo ra được ứng suất và phân bố ứng suất tương t như khi được đỡ trên giá đỡ dạng yên ngựa hoặc kết cấu đỡ.

(5) Áp suất cực đại đkhử ứng suất dư phải được duy trì trong khoảng thời gian là 2 giờ cho mỗi 25 mi-li-mét chiều dày nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 2 giờ.

(6) Gii hạn trên của ứng suất tính toán dùng khi khử ứng suất dư phải được lấy theo các trị số cho ở Bảng 8-D/4.11.2 sau đây:

Bảng 8-D/4.11.2 ng suất lớn nhất dùng khi khử ứng suất dư

Dng ứng suất

Tr số ứng suất lớn nhất

ng suất chung tương đương cơ bản ở lớp màng

0,9 Rc

ng suất tĩnh tương đương *

1,35 Rc

Chú thích: Rc phi lấy theo quy định 4.5.1-7.

(*): Bằng ứng suất chung tương đương cơ bản lớp màng cộng ứng suất uốn tương đương bản hoặc ứng suất cục bộ tương đương bn lớp màng cộng ng suất uốn tương đương cơ bản

(7) Đo biến dạng thường là công việc bắt buộc đ chứng minh rng các giới hạn này đối với ít nhất là két đu tiên của loại két được chế tạo giống hệt nhau diễn biến theo trình tự lôgic. Vị trí đặt các đồng hồ đo biến dạng phải được nêu trong quy trình khử ứng suất dư bằng xử lý cơ được trình duyệt theo quy định ở 4.11.2(14).

(8) Quy trình khử phải chứng minh được rằng sẽ đạt được mi quan hệ tuyến tính giữa ứng suất và biến dạng ở cuối quá trình khử ứng suất dư khi áp suất lại tăng lên đến bằng áp suất thiết kế.

(9) Vùng ứng suất cao ở chỗ có sự gián đoạn hình học như chỗ ống ni và các lỗ khoét khác phải được kim tra vết nứt bằng phương pháp thẩm thấu chỉ thị màu hoặc kiểm tra bằng bột từ tính sau khi khử ứng suất dư bằng xử lý cơ. Ch quan tâm đến vn đề này khi chiều dày n lớn hơn 30 mi-li-mét.

(10) Các thép có t s của ứng suất chy chia cho giới hạn bền kéo cơ bản lớn hơn 0,8 không được khử ứng suất dư bằng xử lý cơ. Tuy nhiên, nếu ứng suất chảy được tăng lên bằng cách nâng cao tính d kéo sợi của thép thì t lệ tăng nh có thể được chấp nhận trên cơ sở xem xét cụ thể.

(11) Việc khử ứng suất dư bằng xử lý cơ có thể không thay thế được cho xử lý nhiệt các phần gia công lạnh của kết nếu nhiệt độ gia công lạnh vượt quá giới hạn mà trên đó yêu cầu phải xử lý nhiệt.

(12) Chiều y của v bao và hai đầu của két phải không được lớn hơn 40 mi-li-mét. Chiều dày lớn hơn có thể được chấp nhận đối với các phần đã được khử ứng suất dư bằng xử lý nhiệt.

(13) n định cục bộ phải được xem xét riêng nếu dùng đầu dạng chỏm cho các két và vòm.

(14) Quy trình khử ứng suất dư phải được trình trước để Đăng kiểm xét duyệt.

4.12. Công thức hướng dẫn để tính toán các thành phần gia tốc (IGC Code 4.12)

4.12.1. Gia tốc của tàu có chiều dài lớn hơn 50 mét

Các công thức sau đây được dùng để tính toán các thành phần gia tốc do chuyển động của tàu tương ứng với mức xác suất 10-8 ở Bc Đại Tây Dương và được áp dụng cho tàu có chiều dài lớn hơn 50 mét.

Gia tốc đứng định nghĩa ở 4.3.4-6

Gia tc ngang định nghĩa ở 4.3.4-6

Gia tốc dọc định nghĩa ở 4.3.4-6

Trong đó :

x: Khoảng cách dọc (m) từ giữa tàu đến trọng tâm của két có hàng, x lấy giá trị dương ở phía trước sườn giữa của tàu và lấy giá trị âm ở phía sau sườn giữa của tàu.

Z: Khoảng cách đứng (m) từ đường nước thực của tàu đến trọng tâm của két có hàng, Z lấy giá trị dương ở phía trên đường nước và lấy giá trị âm ở phía dưới đường nước.

trong đó V là vận tốc khai thác (hải lý/giờ).

K: Nói chung là bằng 1. Đối với các điều kiện tải trọng và hình dạng thân tàu đặc biệt, K có thể cần phải được xác định theo công thức sau đây:

K = 13 GM/B nếu K không nhỏ hơn 1,0 và GM bằng chiều cao tâm nghiêng (m).

ax , ay az: Các gia tốc cực đại không thứ nguyên (nghĩa là trị số tương đối so với gia tốc trọng trường) theo các phương tương ứng. Trong tính toán các gia tốc được coi như tác động riêng rẽ, az không bao gồm thành phần do trọng lượng tĩnh, ay bao gm cả thành phần do trọng lượng tĩnh theo phương ngang do lắc ngang và ax bao gồm cả thành phần do trọng lượng tĩnh theo phương dọc do lắc dọc.

4.13. Các loại ứng suất (IGC Code 4.13)

4.13.1. Các loại ứng suất

Để tính toán ứng suất nêu ở 4.5.1-4, các loại ứng suất được định nghĩa như ở mục này.

(1) Ứng suất pháp là thành phần ứng suất vuông góc với mt phng đang xét;

(2) Ứng suất lớp màng là thành phần của ứng suất pháp phân bố đều và bằng trị số trung bình của ứng suất trên chiều dày của tiết diện đang xét.

(3) ng suất uốn là ứng suất thay đổi trên chiều dày của tiết diện đang xét, sau khi đã trừ đi ứng suất lớp màng.

(4) ng suất ct là thành phần của ứng suất tác dụng trong mặt phẳng đang xét.

(5) ng suất cơ bản là ứng suất phát sinh do tác dụng của hàng và cần thiết để cân bằng với ngoại lực và mô men. Đặc điểm chủ yếu của ứng suất cơ bản là nó không tự giới hạn. ng suất cơ bản rất lớn so với giới hạn cháy sẽ dn đến phá hủy hoặc ít nhất là dẫn đến những biến dạng lớn.

(6) ng suất chung cơ bản ở lớp màng là ứng suất cơ bản ở lớp màng được phân bố trong kết cấu sao cho không xảy ra sự phân b lại tải vì biến dạng chảy.

(7) ng suất cục bộ cơ bản ở lớp màng phát sinh khi mà ứng suất ở lớp màng tạo bởi áp suất hoặc tải trọng cơ học khác và kết hợp với tác dụng ban đầu hoặc tác dụng gián đoạn tạo nên biến dạng quá lớn khi truyn tải trọng đến các phần khác của kết cấu. ng suất như vậy được gọi là ứng suất cục bộ cơ bản ở lớp màng mặc dù rằng nó có đặc trưng của ứng suất thứ yếu. Vùng ứng suất được coi là cục bộ nếu :

Trong đó:

S1: Khoảng cách theo phương kinh tuyến, qua đó ứng suất tương đương lớn hơn 1,1f.

S2 : Khoảng cách theo phương kinh tuyến đến một vùng khác mà ở đó giới hạn đối với ứng suất chung cơ bản ở lớp màng bị vượt quá.

R: Bán kính trung bình của bình.

t: Chiều dày của thành bình tại chỗ mà giới hạn của ứng suất chung cơ bản ở lớp màng bị vượt quá.

f: Trị s cho phép của ứng suất chung cơ bản ở lớp màng.

(8) ng suất thứ yếu là ứng suất pháp hoặc ứng suất cắt, phát sinh do sự chèn ép của các phần k cn hoặc tự chèn ép của cơ cấu. Đặc tính cơ bản của ứng suất thứ yếu là nó tự giới hạn. Sự chảy cc b hoặc những biến dạng nhỏ có thể thỏa mãn các điều kiện phát sinh ứng suất.

 

CHƯƠNG 5 CÁC BÌNH ÁP LỰC XỬ LÝ, HỆ THỐNG ỐNG DẪN KHÍ LỎNG, HƠI VÀ HỆ THỐNG ỐNG ÁP LỰC

5.1. Quy định chung

5.1.1. Các bình áp lực xử lý (IGC Code 5.1.2)

Các yêu cầu đối với các két rời loại CChương 4 cũng có thể áp dụng cho các bình áp lực xử lý nếu Đăng kiểm yêu cầu. Nếu được yêu cầu như vậy thuật ngữ "Bình áp lực" được dùng trong Chương 4 bao hàm cả các két rời loại C và các két áp lực xử lý.

5.2. Đường ng hàng và đường ống xử lý (IGC Code 5.2)

5.2.1. Quy đnh chung

1. Các yêu cầu ở các mục 5.25.3 áp dụng cho ống dẫn sản phẩm và đường ống xử lý bao gồm đường ống dn hơi và các đường ống thông hơi của các van an toàn hoặc đường ống tương tự. Đường ống khí cụ đo không chứa hàng được miễn áp dụng các yêu cầu này.

2. Phải dự phòng bằng cách sử dụng các ống nối dãn nở cơ học kiểu bù trừ, kiểu vòng, kiểu uốn cong như ống xếp. khớp trượt, khớp cầu hoặc các phương tiện thích hợp tương tự để bảo vệ đường ống, các bộ phận của hệ thống ng và các két hàng khỏi ứng suất quá mức do chuyển động vì nhiệt và do chuyển động của két và kết cấu thân tàu. Khi dùng các mối nối dãn nở cơ học trong đường ống, chúng phải được hạn chế đến mức tối thiểu và nếu chúng được đt bên ngoài các két hàng thì phải là kiểu ng xếp.

3. Đường ống nhiệt độ thấp phải được cách nhiệt với kết cấu thân tàu kề cận, khi cần thiết, để tránh nhiệt độ của thân tàu bị hạ thấp xuống dưới nhiệt độ tính toán của vật liệu thân tàu. Khi đường ống cht lỏng được tháo dỡ định kỳ hoặc khi sự rò lọt chất lỏng có thể được phát hiện sớm, như tại chỗ đầu nối bờ và tại cửa van của bơm phải có biện pháp bảo vệ thân tàu ở bên dưới.

4. Khi các két hoặc đường ống được cách biệt bằng cách nhiệt khỏi kết cấu tàu, phải tiếp đất về điện cho cả đường ống và các két. Tất cả các mối nối ống có đệm và khớp nối ống mềm phải được tiếp đất về điện.

5. Phải trang bị các phương tiện thích hợp để giảm áp và dồn chất lỏng từ các khuỷu dẫn khi nạp và xả hàng từ các ng mềm dn hàng về két hàng hoặc tới nơi thích hợp khác trước khi tháo các ống mềm dẫn hàng.

6. Mọi đường ống của các bộ phận có thể được cách nhiệt trong trạng thái đầy chất lỏng phải có các van an toàn.

7. Các van an toàn xả hàng lỏng khỏi hệ thống đường ống phải dẫn vào các két hàng, hoặc chúng có thể dẫn vào ng thông hơi hàng, nếu có, để phát hiện và ứng phó khi hàng lỏng tràn vào hệ thống thông hơi. Các van an toàn trên các bơm hàng phải được dẫn về cửa hút của bơm.

5.2.2. Kích thước ống theo áp suất bên trong

Tùy theo các điều kiện được nêu ở 5.2.4, chiều dày thành ống không được nhỏ hơn:

Trong đó:

t0: Chiều dày lý thuyết.

t0 = PD/ (2Ke + P)  (mm)

Trong đó:

P: Áp suất tính toán (MPa) được cho ở 5.2.3.

D: Đường kính ngoài (mm).

K: Ứng suất cho phép (N/mm2) được cho ở 5.2.4.

e: Hệ số hiệu suất bằng 1,0 đối với các ống liền, và các ống hàn theo chiều dài hoặc xon ốc được sản xuất bởi nhà chế tạo ống hàn đã được chứng nhận. Các ống này được xem là tương đương với các ống lin nếu việc thử không phá hủy các mi hàn được tiến hành thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm. Trong các trường hợp khác, giá trị của hệ số phụ thuộc vào phương pháp chế tạo có thể được Đăng kiểm xác định.

b: Đ uốn cho phép (mm). Giá trị của b phi được chọn sao cho ứng suất tính toán khi uốn chỉ do áp suất bên trong không vượt quá ứng suất cho pp. Nếu không xác định được theo cách như vậy thì b phải bằng:

Trong đó:

r: Bán kính uốn trung bình (mm).

c: Độ ăn mòn cho phép (mm). Nếu có hiện tượng ăn mòn và mài mòn, chiều dày của ống phải được tăng thêm so với chiều dày quy định bởi các yêu cầu thiết kế khác. Trị s này phải phù hợp với thời gian sử dụng dự kiến của đường ống.

a: Dung sai âm khi chế tạo của chiều dày (%).

5.2.3. Áp suất tính toán

1. Áp suất tính toán P trong công thức tính t05.2.2 là áp suất lớn nhất trên đồng hồ mà hệ thống có thể phải chịu trong khai thác.

2. Phải áp dụng các điều kiện tính toán lớn hơn các điều kin tính toán sau đây đối với đường ng, hệ thống đường ng và các bộ phn khi thích hợp.

(1) Đi với hệ thống đường ống dẫn hơi hoặc các hộ phận có thể tách biệt với các van an toàn trên đó và có chứa một lượng chất lng thì áp suất hơi bão hòa ở 45 oC hoặc cao hoặc thấp hơn nếu được Đăng kiểm chấp nhận (xem 4.2.6-2)

(2) Đối với các hệ thống hoặc b phn có thể tách biệt với các van an toàn trên đó và luôn ch cha hơi thì áp suất hơi quá nhiệt ở 45°C hoặc cao hoặc thấp hơn nếu được Đăng kiểm chấp nhận (xem 4.2.6-2) với giả thiết là điều kiện ban đầu của hơi bão hòa trong hệ thống ở áp suất và nhiệt độ vận hành của hệ thống; hoặc

(3) Áp suất đặt van an toàn cho phép lớn nhất (MARVS) của các két hàng và các hệ thống xử lý hàng; hoặc

(4) Áp suất đặt của van an toàn kiểu xả của bơm hoặc máy nén có liên quan; hoặc

(5) Cột áp xả hoặc nạp hàng tổng cộng ln nhất của h thống đường ống hàng; hoặc

(6)  Áp suất đặt của của van an toàn trên h thống đường ống.

3. Áp suất tính toán không được nhỏ hơn 1MPa trên đồng hồ, riêng trường hợp đối với các đường ống hở đầu kng được nhỏ hơn 0,5 MPa.

5.2.4. ng suất cho phép

1. Đối với các ống, ứng suất cho phép được xét trong công thức tính t 5.2.2 là giá trị nhỏ hơn trong các giá trị sau:

Trong đó:

Rm: Giới hạn bền kéo nhỏ nhất ở nhiệt độ phòng theo quy định (N/mm2).

Re. Giới hạn chảy nhỏ nhất ở nhiệt độ phòng theo quy định (N/mm2).

Nếu trên đường cong ứng suất biến dạng không ch ra được một giới hạn chảy rõ ràng, thì dùng giới hạn chảy quy ước 0,2%.

Các giá trị của A và B phải ít nhất là: A = 2,7 và B = 1,8

2. Chiều dày tối thiểu của thành ống phải thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm.

3. Khi cần có độ bền cơ học để tránh hư hỏng, gãy đổ, chùng quá mức hoặc mất ổn định cho ống do phải cộng thêm tải trọng từ cơ cấu đỡ, do biến dạng của thân tàu hoặc các nguyên nhân khác, chiều dày của thành ống phải được tăng lên so với chiều dày yêu cầu ở 5.2.2; hoặc nếu điều này không thể thc hiện được hoặc sẽ gây ra ứng suất cục b quá mc thì các tải trọng này phải được giảm, được bảo v chống lại hoặc loại trừ bằng các phương pháp thiết kế khác.

4. Các mặt bích, van và các phụ tùng khác phải thỏa mãn tiêu chuẩn được Đăng kiểm chấp nhận có kể đến áp suất tính toán được quy định ở 5.2.2. Đối với các mối nối dãn nở kiểu ống xếp dùng trong vận chuyển hơi, Đăng kiểm có thể chp nhận giá trị thấp hơn của áp suất tính toán.

5. Đối với các bích không thỏa mãn tiêu chuẩn, kích thước của các bích và các bu lông đi kèm phải thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm.

5.2.5. Phân tích ứng suất

Khi nhiệt độ tính toán thấp hơn hoặc bằng -110 °C , phải trình Đăng kiểm kết quả phân tích ứng suất toàn bộ có xét đến tất cả các thành phần ứng suất do trọng lượng ống, bao gồm cả tải trọng do có gia tốc nếu đáng kể, do áp suất bên trong, do biến dạng nhiệt và do các tải trọng phát sinh khi thân tàu bị uốn vồng lên và võng xuống cho mỗi nhánh của hệ thống đường ống. Đối với nhiệt độ trên -110 °C, Đăng kiểm có thể yêu cầu phải phân tích ứng suất liên quan đến các vấn đề như kết cấu hoặc độ cứng của hệ thống đường ống và việc lựa chọn vật liệu. Trong mọi trường hợp, phải xét đến các ứng suất nhiệt dù không phải trình các tính toán. Đăng kiểm có thể chấp nhận sự phân tích được tiến hành theo quy tắc thông thường.

5.2.6. Vật liệu

1. Việc chọn và thử các vật liệu dùng trong các hệ thống đường ống phải thỏa mãn các yêu cầu của Chương 6 có xét đến nhiệt độ nh toán nhỏ nhất. Tuy nhiên, có thể cho phép một số min giảm đối với chất lượng vật liệu của đường ống thông hơi hở đầu, nếu nhiệt độ của hàng ở áp suất đt van an toàn là -55 °C hoặc lớn hơn và với điều kiện không thể xảy ra sự xả chất lỏng vào đường ống thông hơi. thể cho phép các miễn giảm tương tự ở cùng điều kiện nhiệt độ đối với đường ống hở đầu phía trong các két, không kể đường ống xả và tất cả đường ng bên trong các két kiểu màng và nửa màng.

2. Các vật liệu có nhiệt độ nóng chảy dưới 925 °C không được dùng cho đường ống bên ngoài các két hàng trừ đối với các đoạn ống ngn được gn vào các két hàng trong trường hợp có cách nhiệt chống cháy.

5.3. Thử nghiệm mẫu các phụ tùng đường ống (IGC Code 5.3)

5.3.1. Các yêu cầu đối với việc thử nghiệm mẫu

Mỗi loại của phụ tùng đường ống phải được thử nghiệm mẫu như sau:

(1) Mỗi c và kiểu của van định dùng ở nhiệt độ làm việc thp hơn -55°C phải được thử kín tới nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ tính toán tối thiểu, và tới áp suất không thp hơn áp suất tính toán của van. Trong thời gian thử các van phải hoạt động an toàn và tin cậy.

(2) Phải tiến hành thử các mẫu sau đây với mi kiểu ống xếp dãn n dùng ở đường ống hàng phía ngoài két hàng và, khi cần, phải thực hiện với các ống xếp dãn nở lắp trong phạm vi két hàng.

(a) Một đoạn mẫu của ống xếp không được nén trước, phải được thử ở áp suất không nhỏ hơn 5 lần áp suất tính toán mà không bị nổ. Thời gian thử không được ít hơn 5 phút.

(b) Phải tiến hành thử như trên cho mt mi ni dãn nở mẫu với tất cả phụ tùng như bích, trụ chống và thanh nối ở áp suất bằng hai ln áp suất tính toán điều kin dịch chuyn xa nhất do nhà chế tạo đề nghị mà không có biến dạng vĩnh cửu. Tùy thuộc vào vật liệu được dùng, Đăng kiểm có thể yêu cầu thử ở nhiệt độ tính toán nhỏ nhất.

(c) Thử chu trình (chuyển động nhiệt) phải được thực hiện trên mi nối dãn n hoàn toàn mà chịu đựng được ít nhất là nhiều chu kỳ dưới các điều kiện áp suất, nhiệt độ, chuyển động dọc, chuyn động quay và chuyển động ngang như s gặp trong vận hành thực tế. Cho phép thử nhiệt độ môi trường khi việc thử này ít nht có mức độ nguy him như khi thử ở nhiệt độ làm việc.

(d) Thử độ bn mi chu kỳ (biến dạng của tàu) phải được thực hiện trên mi nối dãn n hoàn toàn không có áp lực bên trong, bằng sự mô phng chuyn động của ống xếp tương đương với chiều dài ống được bù trừ, với ít nhất 2.000.000 chu kỳ ở tần số không cao hơn 5 chu kỳ/giây. Ch yêu cầu thử nghiệm này nếu do bố trí đường ống thực tế sẽ phát sinh tải trọng biến dạng thân tàu.

(c) Đăng kiểm có thể không yêu cầu các thử nghiệm nêu ở mục này nếu có đầy đ tài liệu đ chứng minh rng các mối nối dãn nở phù hợp với điều kiện làm vic dự tính. Khi áp suất bên trong lớn nht vượt quá 0,1 MPa trong tài liệu này phải có đ số liệu thử để chứng minh được rng phương pháp theo thiết kế đã được đúc rút từ sự liên hệ giữa tính toán và kết qu thử.

5.4. Chế tạo đường ống và các chi tiết nối (IGC Code 5.4)

5.4.1. Phạm vi áp dụng

Những quy định ở mục này áp dụng cho đường ống ở bên trong và bên ngoài két hàng. Tuy nhiên, Đăng kiểm có thể chấp nhận một số min giảm đối với những quy định này với đường ống ở bên trong két hàng và đường ống hở đầu.

5.4.2. Nối ng không có bích

Các kiểu nối trực tiếp các đoạn ống không có bích sau đây có thể được xem xét:

(1) Mối hàn giáp mép ngấu hoàn toàn có thể dùng trong mọi trường hợp. Nếu nhiệt độ tính toán thấp hơn -10 oC thì mối hàn giáp mép phải được hàn hai phía hoặc tương đương với mối nối giáp mép được hàn hai phía. Điều này có th được thực hiện bằng cách dùng tấm đệm ở mặt sau, chèn thêm vật liệu hàn hoặc dùng khí trơ ngược lên ở lớp hàn đầu tiên. Nếu áp suất tính toán vượt quá 1 MPa và nhiệt độ tính toán bằng hoc nhỏ hơn -10 oC thì các tm đệm ở mt sau phải được tẩy đi.

(2) c mối nối hàn lồng vào với các ống lót và công việc hàn có liên quan theo các kích thước thỏa mãn yêu cầu Đăng kiểm ch được dùng cho đường ống h đầu có đường kính ngoài bằng hoặc nhỏ hơn 50 mi-li-métnhiệt độ tính toán kng thấp hơn -55 oC.

(3) Các khớp nối ren được Đăng kiểm công nhn ch được dùng cho các đường ống phụ và các đường ống dẫn đến dụng cụ đo có đường kính ngoài bng hoặc nhỏ hơn 25 mi-li-mét.

5.4.3. Nối bng bích

1. Các mt bích trong nối bích phải là dạng cổ hàn, ng lồng hoặc hàn lồng.

2. Các mặt bích phải thỏa mãn các tiêu chuẩn về dạng, chế tạo và thử được Đăng kiểm công nhận. Đặc biệt đi với tất cả đường ống trừ ống hở đầu, được áp dụng các hạn chế sau:

(1) Với nhiệt độ tính toán thấp hơn -55 oC, ch được dùng các bích cổ hàn.

(2) Với nhiệt độ tính toán thấp hơn -10 oC, không được dùng bích ống lồng khi ở kích thước danh nghĩa vượt quá 100 mi-li-mét và không được dùng bích hàn hốc ở kích thước danh nghĩa quá 50 mi-li-mét.

5.4.4. Đu nối

Các đầu nối ống chưa được nêu ở 5.4.25.4.3thể được Đăng kiểm chấp nhận trong tng trường hợp cụ thể.

5.4.5. ng xếp và mối nối dãn nở

Các ng xếp và mối nối dãn nở phải được trang bị để cho phép dãn nở đường ống.

(1) Nếu cần thiết thì các ống xếp phải được bảo vệ chống băng hóa.

(2) Mối nối ống lồng không được sử dụng, trừ ở trong các két hàng

5.4.6. Hàn, xử lý nhiệt sau hàn và thử không phá hủy

1. Công việc hàn phải được tiến hành theo 6.3.

2. Việc xử lý nhiệt sau hàn bt buộc phải thực hiện đối với tất cả mối hàn giáp mép của tất cả các ống làm bằng thép các bon, thép cácbon-mangan và thép hợp kim thấp. Đăng kiểm có thể min giảm yêu cầu này đối với việc làm giảm ứng suất nhiệt của các ống có chiều dày nhỏ hơn 10 mi-li-mét tương ứng với nhiệt độ và áp suất tính toán của hệ đường ống liên quan.

3. Cùng với các kiểm tra thông thường trước và trong khi hàn, kiểm tra bằng mt thưng mi hàn đã hoàn thành, nếu cần chứng minh rằng công việc hàn đã được tiến hành chính xác và theo đúng các yêu cầu của mục này phải tiến hành các thử nghiệm sau đây:

(1) Kiểm tra bằng chụp tia phóng xạ 100% mối hàn giáp mép đối với các hệ thống ống có nhiệt độ tính toán thấp hơn -10 °C và có đường nh trong lớn hơn 75 mi-li-mét hoặc chiều dày ống lớn hơn 10 mi-li-mét. Khi các mối nối hàn giáp mép của các đoạn ống như vậy được tiến hành bằng quy trình hàn tự động trong xưởng sản xuất ống, theo sự chấp nhận đặc biệt của Đăng kiểm, mức đ kiểm tra bằng chụp tia phóng xạ có thể được giảm nhưng không nhỏ hơn 10% của mi mi nối. Nếu phát hiện thấy khuyết tt, thì mức độ kiểm tra phải tăng đến 100% và phải kiểm tra tất cả các mối hàn đã được chp nhận trước đó.

(2) Với các mối hàn giáp mép của các ống khác ngoài trường hợp được nêu (1) trên đây, phải tiến hành kiểm tra bằng chụp tia phóng xạ theo điểm hoặc kiểm tra không phá hủy khác tùy theo yêu cầu của Đăng kiểm phụ thuộc vào vị trí và vật liệu. Nói chung phải kiểm tra bằng tia phóng xạ ít nhất 10% mối hàn giáp mép của các ống.

5.5. Thử đường ống (IGC Code 5.5)

5.5.1. Phạm vi áp dụng

Những quy định ở mục này áp dụng cho đường ống ở bên trong và bên ngoài các két hàng. Tuy nhiên, Đăng kiểm có thể chấp nhận miễn giảm so với những quy định này đối với đường ống ở bên trong các két hàng và đường ống hở đầu.

5.5.2. Thử thủy lực

Sau khi lắp ráp, tất cả các đường ống hàng và đường ống xử lý phải được thử thủy lực đến ít nhất là 1,5 ln áp suất tính toán. Khi các hệ thống đường ống hoặc các phần của hệ thống được chế tạo đồng bộ và được trang bị kèm theo tất cả các phụ tùng, có thể tiến hành thử thủy lực trước khi lắp xuống tàu. Các mối nối được hàn trên tàu phải qua thử thủy lực đến ít nhất bằng 1,5 lần áp suất tính toán. Khi không thể chấp nhận có nước ở đường ống và đường ống không thể làm khô được trước khi đưa hệ thống vào sử dụng, thì việc dùng chất lỏng hoc phương pháp thử khác phải tnh Đăng kiểm xét duyệt.

5.5.3. Thử rò

Sau khi lắp xuống tàu, mỗi hệ thống đường ống hàng và đường ống xử lý phải được thử rò bằng không khí, hợp chất gốc halogen hoặc các chất thích hợp khác ti áp suất tùy thuộc vào phương pháp phát hiện rò được áp dụng.

5.5.4. Thử ở trạng thái hoạt động

Tất cả các hệ thống đường ống gồm các van, phụ tùng và các thiết bị liên quan để làm hàng hoặc xử lý hơi phải được thử ở trạng thái hoạt động bình thường trước khi thao tác nạp hàng lần đầu.

5.6. Yêu cầu về van của hệ thống hàng (IGC Code 5.6)

5.6.1. Van chn

Mỗi h thống đường ống hàng và két hàng phải được trang bị các van sau:

(1) Đối với các két hàng có áp suất đt van an toàn cho phép lớn nhất không vượt quá áp suất 0,07 MPa, tất c các ống dẫn chất lỏng và hơi trừ các van an toàn và thiết bị đo mức chất lỏng, phải có các van chn được đặt càng gn với két càng tốt. Các van này có thể được điều khiển từ xa nhưng phải điều khiển bằng tay được tại ch và phi đóng kín hoàn toàn. Một hoặc nhiều van ngắt sự cố điều khiển từ xa phải được trang bị trên tàu để ngừng chuyển hàng lỏng hoặc hơi giữa tàu và bờ. c van này có thể được bố trí phù hợp với thiết kế của tàu và có thể là van tương tự như được yêu cầu ở 5.6.3 và phi thỏa mãn các yêu cầu ở 5.6.4.

(2) Đối với các két hàng có áp suất đặt van an toàn cho phép lớn nhất vượt quá 0,07 MPa, tất cả đầu nối của ống dẫn chất lỏng và hơi, trừ các van an toàn và thiết bị đo mực chất lng, phải trang bị một van ngắt điều khiển bằng tay và một van ngt sự cố điều khiển từ xa. Các van này phải c gắng đặt gần két. Khi đường kính ống không quá 50 mi-li-mét có thể dùng van quá dòng thay cho van ngt sự cố. Một van có thể thay thế hai van tách biệt với điều kiện là van này thỏa mãn các yêu cầu ở 5.6.4 phải điều khiển tại chỗ bằng tay được và bảo đảm đóng kín hoàn toàn đường ống.

(3) Các bơm và các máy nén hàng phải được b trí để ngắt tự đng được nếu các van chặn sự cố yêu cầu ở (1) và (2) được đóng kín bằng hệ thống ngắt sự c yêu cầu ở 5.6.4.

5.6.2. Đầu nối để đo ca két hàng

Các đầu nối của két hàng đ đo hoặc cho các thiết bị đo không cần trang bị các van quá dòng hoặc ngắt sự c với điều kiện các thiết bị này được kết cấu sao cho lượng tràn ra khi két không th vượt quá dòng chảy qua một lỗ tròn đường kính 1,5 mi-li-mét.

5.6.3. Đu ni của ống mm dn hàng

Phi trang bị một van ngắt sự c điều khiển từ xa mỗi đầu nối ống mm dn hàng được dùng. Các đầu nối không dùng khi chuyển hàng có thể bịt kín bằng các bích kín thay cho các van.

5.6.4. Van ngt sự c

Hệ thống điều khiển cho tt c các van ngắt sự cố theo yêu cầu phải được b trí sao cho tất cả các van này có thể hoạt động được nh các thiết bị điều khiển đơn gin đặt ở ít nhất hai vị trí điều khiển từ xa trên tàu. Một trong các vị trí này phải là vị trí điều khiển được yêu cầu ở 13.1.3 hoặc buồng kiểm soát hàng. Hệ thống điều khiển cũng phải có các phần tử nóng chảy được tính toán sao cho nóng chảy ở nhiệt độ giữa 98 °C và 104 oC để làm cho các van ngắt sự cố đóng trong trường hợp hỏa hoạn. Vị trí đt các phần tử nóng chảy phải ở các vòm két và các trạm nạp hàng. Các van ngắt sự cố phải thuộc loại đóng khi có hư hỏng (được đóng khi mất năng lượng) và phải có thể đóng bằng tay tại chỗ. Van ngắt sự cố ở đường ống cht lỏng phải đóng hoàn toàn ở mọi điều kin hoạt động trong vòng 30 giây sau khi phát đng. Thông tin về thời gian đóng của các van này và đặc tính hoạt động của chúng phải sn có trên tàu và thời gian đóng này phải được kiểm tra và điều chnh lại thường xuyên. Các van này phải đóng êm.

5.6.5. Các yêu cầu bổ sung của van ngắt sự c

Thi gian 30 giây để đóng các van ngắt sự cố nêu ở 5.6.4 được xác định từ thời gian bt đầu đóng van bằng tay hoặc đóng tự động đến khi kết thúc đóng van. Bao gm toàn bộ thời gian đóng, thời gian tiếp nhận các tín hiệu và thời gian đóng van. Thời gian đóng van phải đảm bảo sao cho tránh áp suất tăng vọt trong đường ống. Các van này phải được đóng theo cách ngắt dòng từ từ.

5.6.6. Các van quá dòng

Các van quá dòng phải đóng tự động ở dòng đóng định mức của hơi hoặc chất lỏng như nhà sản xuất đã quy định. Đương ống bao gồm phụ tùng, van và thiết bị dự phòng phải được bảo vệ bởi một van quá dòng có lưu lượng lớn hơn dòng đóng định mức của van quá dòng. Các van quá dòng có thể được thiết kế với đường kính lưu thông không vượt quá diện tích lỗ tròn đường nh 1,0 mi-li-mét để cho áp suất không thay đổi sau khi thao tác ngắt.

5.7. Ống mềm dẫn hàng của tàu (IGC Code 5.7)

5.7.1. Quy định chung

Các ng mềm dùng để chuyển chất lỏng và hơi phải phù hợp với hàng và nhiệt độ của hàng.

5.7.2. Áp suất tính toán

Các ng mềm chịu áp lực két hoặc áp suất đẩy của bơm hoặc máy nén hơi phải được tính toán với áp suất v không nhỏ hơn 5 lần áp suất lớn nhất mà ống mềm sẽ phải chịu trong khi vận chuyển hàng.

5.7.3. Thử nghiệm mu

Mi dạng ống mm dẫn hàng mới đồng b với phụ tùng nối ở đầu phải được thử nghiệm mẫu tại nhiệt độ môi trường thông thường với chu kỳ áp suất 200 lần từ không đến ít nhất hai lần áp suất làm việc lớn nhất quy định. Sau khi thực hiện thử áp suất chu kỳ, mu thử này phải được thử áp suất vỡ tối thiểu bằng 5 lần áp suất làm việc lớn nhất theo quy định tại nhiệt độ làm việc cực đại dự kiến. Các ống mềm dùng để thử nghiệm mẫu không được dùng cho khai thác hàng. Sau đó, trước khi được đưa vào sử dụng, mỗi đoạn mới của ống mềm dẫn hàng đã chế tạo phải được thử thủy tĩnh ở nhiệt độ môi trường tới áp suất không nhỏ hơn 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất theo quy định nhưng không lớn hơn 2/5 áp suất vỡ của nó. ng mm phải được in bằng khuôn hoặc được đánh dấu bằng cách ghi ngày thử, áp suất làm việc lớn nhất theo quy định và nếu được sử dụng ở điều kiện khác với nhiệt độ môi trường thì phải in bằng khuôn hoặc ghi nhiệt độ khai thác lớn nhất hoặc nhỏ nhất hoặc cả hai. Áp suất làm việc lớn nhất theo quy định không được nhỏ hơn 1 MPa.

5.8. Phương pháp chuyển hàng (IGC Code 5.8)

5.8.1. Phương tiện chuyển hàng

Nếu việc chuyển hàng được thực hiện nhờ các bơm hàng không tiếp cn được để sửa khi các két đang phục vụ thì phải trang bị ít nhất hai phương tiện độc lập để chuyển hàng ra khi mi két hàng và phải thiết kế sao cho khi bơm hàng hoặc phương tiện chuyển hàng bị hng sẽ không gây cn trở việc chuyển hàng bằng cách sử dụng các bơm khác hoặc phương tiện chuyển hàng khác.

5.8.2. Chuyển ng bằng áp lực cao của khí

Quy trình để chuyển hàng bằng áp lực cao của khí phải không làm nâng van an toàn trong thời gian chuyển hàng. Việc duy trì áp lực cao của khí có thể chấp nhận là một biện pháp chuyển hàng cho các két được tính toán nếu h số an toàn thiết kế không bị giảm ở điều kiện phổ biến trong suốt thời gian thao tác chuyển hàng.

5.9. Đầu nối hồi hơi

5.9.1. Đu nối hồi hơi

Phải trang bị các đầu nối cho đường hồi hơi v các thiết bị trên bờ.

 

CHƯƠNG 6 VẬT LIỆU CHẾ TẠO

6.1. Quy định chung

6.1.1. Quy định chung (Theo IGC Code 6.1.2)

Chương này đưa ra các yêu cầu đối với vật liệu dạng tấm, dạng định hình, dạng ống, các sản phẩm rèn, đúc và kết cấu hàn dùng để chế tạo các két hàng, các bình áp lực xử lý hàng, đường ống hàng và xử lý, vách chn thứ cấp và các kết cấu v liên quan đến vn chuyển các sản phẩm.

6.1.2. Vật liệu và hàn (Theo IGC Code 6.1.2)

Các yêu cầu đối với các vật liệu cán, sản phẩm rèn, sản phẩm đúc như quy định ở 6.1.1 được cho ở 6.2 và ở từ Bảng 8-D/6.1 đến Bảng 8-D/6.5. Các yêu cầu đối với hàn được quy định ở 6.3.

6.1.3. Sản xuất, thử nghiệm, kiểm tra và lập h(IGC Code 6.1.4)

Việc sản xuất, thử nghiệm, kiểm tra và lp hồ sơ phải phù hợp với những yêu cầu ca các Phần có liên quan và các yêu cầu riêng quy định ở Phần này.

6.1.4. Thử độ dai va đập (IGC Code 6.1.4)

1. Nếu không có quy định nào khác của Đăng kiểm, công việc thử nghim đ công nhn vật liệu phải bao gồm thđộ dai va đập có rãnh khía chữ V kiểu Charpy. Thông số để đánh giá việc thử độ dai va đập có rãnh ka chữ V kiểu Charpy là các trị số năng lượng trung bình tối thiểu đối với ba mẫu thử có đủ kích thước (10 x 10 mm) và trị số năng lượng tối thiểu đối với các mỗi mẫu thử. Các kích thước và dung sai của các mẫu thử có rãnh khía chữ V kiểu Charpy phải theo các yêu cầu của Phần 7-A. Việc thử và các yêu cầu đối với các mẫu thử có kích thước nhỏ hơn 5,0 mi-li-mét phải thỏa mãn các tiêu chuẩn đã được công nhận. Các giá trị năng lượng trung bình ti thiu đối với các mẫu th có kích thước nhỏ hơn phải phù hợp với Bảng 8-D/6.6.

Bảng 8-D/6.6

Kích thước mu thử độ dai va đập có rãnh khía chữ V - Charpy

Năng lượng trung bình tối thiểu của ba mu thử

10 x 10 mm

E

10 x 7,5 mm

5/6E

10 x 5,0 mm

2/3E

E: Các trị s năng lượng (J) được xác định tBảng 8-D/6.1 đến 8-D/6.4.

Chỉ có giá trị riêng lthể thấp hơn giá trị trung bình đã được xác định miễn là nó không nhỏ hơn 70% giá trị đó.

2. Trong mọi trường hợp các mu thử Charpy có kích thước lớn nhất theo chiều dày vật liệu phải cố gng được cắt sao cho mẫu thử nằm gn khong giữa mặt ngoàitâm chiều dày của vật liệu và rãnh khía phải vuông góc với mặt ngoài của vật liệu (xem Hình 8-D/6.1).

Nếu giá trị năng lượng trung bình của ba mẫu thử độ dai va đập có rãnh khía chữ V Charpy ban đầu không thỏa mãn các yêu cầu đã nêu, hoặc giá trị năng lượng tối thiu của từ hai mẫu thử trở lên nhỏ hơn giá trị năng lượng trung bình theo quy định hoặc giá trị năng lượng tối thiểu của một mu thử nhỏ hơn trị s năng lượng tối thiểu cho phép đối với một mẫu thử, thì phải thử thêm ba vật thử lấy từ cùng vật liệu và kết hợp các kết quả có được với các kết quả trước đ định ra giá trị năng lượng trung bình mới. Nếu trị số năng lượng trung bình mới này thỏa mãn quy định và nếu kng có nhiều hơn hai kết quả thử đơn lẻ thấp hơn trị số trung bình theo yêu cầu và không có nhiều hơn một kết quả thử thp hơn giá trị yêu cầu đối với mi mẫu thử thì vật mẫu hoc cả lô vật liệu có thể được chấp nhận. Theo sự thỏa thuận với Đăng kiểm, các dạng thử độ dai va đập khác, như thử bằng thả rơi trọng vật. Dạng thử này có thể dùng kết hợp hoặc thay cho thử độ dai va đập có rãnh khía chữ V kiểu Charpy.

6.1.5. Cơ tính (IGC Code 6.1.5)

Độ bn kéo, giới hạn chảy và độ giãn dài của vật liệu phải thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm. Đối với thép cacbon-mangan và các vật liệu có các giới hạn chảy xác định khác, phải xét đến giới hạn của tỷ số giới hạn chy trên lực kéo.

6.1.6. Thử uốn (IGC Code 6.1.6)

Thử uốn có thể được min khi thử để công nhn vật liệu, nhưng với mi hàn bắt buộc phải thử uốn.

6.1.7. Vật liệu thay thế (IGC Code 6.1.7)

Đăng kiểm có thể chấp nhận vật liệu thay thế có thành phần hóa học hoặc cơ tính tương đương.

6.1.8. Tính chất sau khi xử lý nhiệt sau hàn (IGC Code 6.1.8)

Nếu việc xử lý nhiệt sau hàn được định ra hoặc bt buộc thì các tính chất của vật liệu cơ bản ở trạng thái sau xử lý nhiệt phải được xác định phù hợp với bảng có liên quan của Chương này và các tính cht mối hàn ở trạng thái sau xử lý nhiệt phải được xác định phù hợp với 6.3. Trường hợp áp dụng xử lý nhit sau hàn, các yêu cầu thử có thể được thay đổi theo thỏa thuận với Đăng kiểm.

6.1.9. Thép dùng làm cơ cấu thân tàu (Theo IGC Code 6.1.9)

Trong Chương này, nếu dùng các thép kết cấu thân tàu có ký hiệu A, B, D, E, AH, DHEH thì cấp của các loại thép này là như sau:

A : A ; B : B ; D : D ; E : E ; AH : A 32, A 36 ; DH : D 32, D 36 ; EH : E 32, E 36

6.2. Các yêu cầu đối với vật liệu (IGC Code 6.2)

6.2.1. Áp dụng các vật liệu

Các yêu cầu đối với vật liệu chế tạo được cho trong các bng như sau:

(1) Bảng 8-D/6.1: Tấm, ống (ống liền và ống hàn), định hình và sản phẩm rèn dùng cho các két hàng và các bình áp lực xử lý có nhiệt độ thiết kế không dưới 0 °C.

(2) Bảng 8-D/6.2: Tấm, định hình và sản phẩm rèn dùng cho các két hàng, vách chắn thứ cấp và các bình áp lực xử lý có nhiệt đ thiết kế từ dưới 0 °C cho đến -55 °C.

(3) Bảng 8-D/6.3: Tấm, định hình và sản phẩm rèn dùng cho các két hàng, vách chắn thứ cấp và các bình áp lực xử lý có nhiệt độ thiết kế từ dưới - 55 °C đến - 165 °C.

(4) Bảng 8-D/6.4: ng (ống liền và ống hàn), sản phẩm rèn và thép đúc dùng cho đường ống hàng và ống xử lý đi có nhiệt độ thiết kế từ dưới 0 °C đến - 165 °C.

(5) Bảng 8-D/6.5: Tm và định hình dùng cho các kết cấu vỏ theo yêu cầu của 4.9.14.9.4.

Bảng 8-D/6.1

TẤM, ỐNG (ỐNG LIN VÀ ỐNG HÀN)(1), ĐỊNH HÌNH VÀ SN PHẨM RÈN DÙNG CHO CÁC KÉT HÀNG VÀ CÁC BÌNH ÁP LC XỬ LÝ CÓ NHIỆT ĐỘ THIẾT KẾ KHÔNG DƯỚI 0 °C.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ NHIỆT LUYỆN

THÉP CACBON - MANGAN lắng hoàn toàn

Thép lắng hạt mịn chiều dày lớn hơn 20 mm

Bổ sung một lượng nhỏ các nguyên tố hợp kim theo thỏa thuận với Đăng kim

Các giới hạn về thành phần phải được Đăng kiểm chấp thuận

Được thường hóa, hoặc tôi và ram (2)

CÁC YÊU CẦU THỬ KÉO VÀ THỬ ĐỘ DAI VA ĐẬP

TẤM

ĐỊNH HÌNH VÀ SẢN PHẨM RÈN

TÍNH KÉO

TH ĐỘ DAI VA ĐẬP CÓ RÃNH KHÍA CHỮ V KIU CHARPY CHO TẤM

ĐỊNH HÌNH VÀ SẢN PHẨM RÈN

Phải th từng tấm

Thử c lô

 

Ứng suất chảy tối thiểu quy định không quá 410 N/mm2(3)

 

Lấy mu thử theo chiều ngang. Năng lượng trung bình tối thiểu là (E) 27J.

Ly mu thử theo chiều ngang. Năng lượng trung bình tối thiểu là (E)41J.

NHIỆT ĐỘ THỬ

Chiều dày t(mm)

t ≤ 20

20 < t ≤ 40

Nhiệt độ  thử (°C)

0

-20

Chú thích:

(1) Áp dụng các yêu cầu ở Phần 7-A đối với các ng liền và phụ tùng. Việc s dụng các ống hàn theo chiều dọc và xoắn ốc phải được Đăng kiểm chấp nhận đặc biệt.

(2) Dùng quy trình cán có kim soát thay cho thường hóa hoặc tôi và ram phải được Đăng kiểm chấp nhận đặc biệt.

(3) Vật liệu có ứng sut chy tối thiểu lớn hơn 410 N/mm2 có thể được Đăng kiểm chấp nhận đặc biệt. Đối với các vật liệu này, phải quan tâm đặc biệt đến độ cng của mi hàn và vùng ảnh hưởng nhit.

Bảng 8-D/6.2

TẤM, ĐỊNH HÌNH VÀ SN PHẨM RÈN DÙNG CHO CÁC KÉT HÀNG, VÁCH CHN THỨ CP VÀ CÁC BÌNH ÁP LC XỬ LÝ CÓ NHIỆT ĐỘ THIẾT KẾ TỪ DƯỚI 0°C ĐẾN -55°C

Chiều dày tối đa 25 mm (2)

THÀNH PHN HÓA HỌC VÀ NHIỆT LUYỆN

THÉP CACBON - MANGAN

lắng hoàn toàn
Thành phần hóa học (phân tích theo mẻ)

thép lắng hạt mịn xử lý bằng nhiệt nhôm

C

≤ 0,16 %max(3)

Mn

0,7 - 1,60%

Si

0,10-0,50%

S

≤ 0,035% max

P

≤ 0,035% max

Bổ sung tùy chọn

Các nguyên tố hợp kim và nguyên tố làm mịn hạt nói chung có thể theo quy định sau:

Ni

≤ 0,80% max

Cr

≤ 0,25% max

Mo

≤ 0,08% max

Cu

≤ 0,35% max

Nb

≤ 0,05% max

V

≤ 0,10% max

YÊU CU V THỬ KÉO VÀ THỬ ĐỘ DAI VA ĐẬP

TẤM

ĐỊNH HÌNH VÀ
SN PHẨM N

THỬ Đ DAI VA ĐẬP CÓ
RÃNH KHÍA CHỮ V KIỂU CHARPY

TM ĐỊNH HÌNH VÀ RÈN(1)

Phải thử từng tm

Thử cả lô

 

Nhiệt độ thử thấp hơn nhiệt độ thiết kế 5°C hoặc - 20°C, lấy trị số nhỏ hơn

Mẫu thử ly theo chiều ngang. Năng lượng trung bình tối thiểu (E) 27J.

Miếng thử lấy theo chiều dọc. Năng lượng trung bình tối thiểu là (E) 41J.

             

Chú thích:

(1) Các yêu cầu đối với thử độ dai va đập có rãnh khía chữ V kiểu Charpy và thành phần hóa học dùng cho các sản phẩm rèn có thể được Đăng kiểm xét rng.

(2) Đi với vật liệu có chiều dày lớn hơn 25 mi-li-mét, việc thử độ dai va đập có rãnh khía chữ V kiểu Charpy phải được tiến hành như sau:

Chiều dày vt liệu (mm)

25 < t ≤ 30

30 < t ≤ 35

35 < t ≤ 40

Nhiệt độ thử (°C)

 

Thấp hơn nhiệt độ thiết kế 10° hoặc -20°, lấy trị số nào nhỏ hơn

Thấp hơn nhiệt độ thiết kế 15° hoặc -20°, ly trị số nào nhỏ hơn

Thấp hơn nhiệt độ thiết kế 20°

Năng lượng va đập phải phù hợp với bảng dùng cho kiểu mẫu thử tương ng. Đối với chiều dày vật liệu ln hơn 40 mi-li-mét, các giá trị này phải được xét riêng.

Vật liệu dùng cho két và các bộ phận của két được khử ứng suất nhiệt hoàn toàn sau khi hàn có th được thử với giá trị nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thiết kế 5°C hoặc -20°C, lấy giá trị nhỏ hơn.

Đối với các kết cấu gia cường đã được khử ứng suất nhiệt và các bộ phận khác, nhiệt độ thử phải ly bằng nhiệt độ yêu cầu đối với chiều dày v két k cận.

(3) Theo thỏa thuận đc biệt với Đăng kiểm, lượng cacbon có thể được tăng lên tối đa là 0,18% với điều kiện nhiệt độ thiết kế không thấp hơn -40°C.

(4) Có th áp dụng quy trình cán có kiểm soát thay cho thường hóa hoặc tôi và ram, nhưng phải được Đăng kiểm chấp nhận đặc biệt.

Hướng dn:

Đối với vật liệu có chiều dày lớn hơn 25 mi-li-mét tương ứng với nhiệt độ thử là -60°C hoặc thấp hơn, cần sử dụng các thép đã được xử lý đặc biệt hoặc các thép phù hợp với Bảng 8-D/6.3.

Bảng 8-D/6.3

TM, ĐỊNH HÌNH VÀ SẢN PHM RÈN DÙNG CHO CÁC KÉT HÀNG, VÁCH CHẮN THỨ CẤP VÀ CÁC BÌNH ÁP LC XỬ LÝ CÓ NHIỆT Đ THIẾT KẾ TỪ DƯỚI -55°C ĐẾN - 165 oC(2)

Chiều dày tối đa 25 mm (3)

Nhiệt độ thiết kế nhỏ nhất (oC)

Thành phần hóa học (4)
nhiệt luyện

Nhiệt độ thử độ dai va đập (oC)

- 60

Thép niken 1,5% - thường hóa

- 65

- 65

Thép niken 2,25% - thường hóa hoặc thường hóa  và ram (5)

- 70

- 90

Thép niken 3,5% - thường hóa hoặc thường hóa  và ram (5)

- 95

- 105

Thép niken 5% - thường hóa hoặc thường hóa  và ram (5)(6)

- 110

- 165

Thép niken 9% - thường hóa hai lần và ram, hoặc tôi và ram

- 196

- 165

Các thép ôstenit, như loại 304, 304L, 316, 316L, 321 và 347 được ủ khuyếch tán (7)

- 196

- 165

Các hợp kim nhôm như loại 5083 đã được ủ

Không yêu cầu

- 165

Hợp kim Fe-Ni ôstenit (36% niken)
Nhiệt luyện theo yêu cầu

Không yêu  cầu

YÊU CU ĐỐI VỚI THỬ KÉO VÀ THỬ ĐỘ DAI VA ĐẬP

TM, ĐỊNH HÌNH VÀ SẢN PHM RÈN

 

Phải thử riêng từng tm

Thử theo lô

THỬ CÓ RÃNH KHÍA CHỮ V KIỂU CHARPY

 

TẤM, ĐỊNH HÌNH VÀ SẢN PHẨM RÈN

Cắt mẫu thử theo chiều ngang. Năng lượng trung bình tối thiểu (E) 27J

 

Cắt mẫu thử theo chiều dọc, Năng lượng trung bình tối thiểu (E) 41J

     

Chú thích:

(1) Thử độ dai va đập được yêu cầu đối với sản phẩm rèn áp dụng trong các trường hợp tới hạn phải được Đăng kim xem xét đặc biệt.

(2) Yêu cầu đối với nhiệt độ thiết kế dưới -165 oC phải được Đăng kiểm chấp nhận đặc biệt.

(3) Đối với các vật liệu 1,5% Ni, 2,25% Ni, 3,5% Ni và 5% Ni có chiều dày lớn hơn 25 mi-li-mét, việc th độ dai va đập phải được tiến hành như sau:

Chiều dày vt liệu (mm)

25 < t ≤ 30

30 < t ≤ 35

35 < t ≤ 40

Nhiệt độ thử (°C)

Thấp hơn nhiệt độ thiết kế 10°

Thấp hơn nhiệt độ thiết kế 15°

Thấp hơn nhiệt độ thiết kế 20°

Trong mọi trường hợp, nhiệt độ thử không được lớn hơn nhiệt độ quy định trong Bảng.

Giá trị năng lượng phải lấy theo bng dùng cho kiểu mẫu thử tương ứng. Đối với vật liệu có chiều dày lớn hơn 40 mi-li-mét, các giá trị có rãnh khía chữ V kiểu Charpy phải được xét riêng.

Đối với các thép 9% Ni, thép ôstenit không g và các hợp kim nhôm chiều dày lớn hơn 25 mi-li-mét các trị số trên có thể được Đăng kiểm xem xét riêng.

(4) Các gii hạn thành phần hóa học phi được Đăng kiểm chấp nhận.

(5) Nhiệt độ thiết kế nhỏ nhất thp để thử các thép được tôi và ram có th giảm nếu được Đăng kiểm chấp nhận đặc biệt.

(6) Thép 5% niken được nhiệt luyện đặc biệt ví dụ: thép 5% Niken nhiệt luyện ba lần có th được thử ở nhiệt độ xuống tới -165 oC nếu được Đăng kiểm chấp nhận đặc biệt, với điều kiện việc thử độ dai va đập phải được thực hiện ở - 196 oC.

(7) Thử độ dai va đập có thể được miễn nếu được Đăng kiểm chấp nhận.

Bảng 8-D/6.4

NG (NG LIN VÀ NG HÀN)(1) SẢN PHM RÈN VÀ ĐÚC(2) DÙNG CHO ĐƯỜNG NG HÀNG VÀ ĐƯỜNG ỐNG XỬ LÝ CÓ NHIỆT ĐỘ THIT KẾ TỪ DƯI 0 °C ĐN -165 °C(3)
Chiều dày tối đa 25 mm

Nhiệt độ thiết kế nh nhất (0°C)

Thành phần hóa học(5) và nhit luyện

Thử độ dai va đp

Nhit độ thử (oC)

Năng lượng trung bình tối thiểu (E) (J)

- 55

Thép các bon - mangan

Lắng hoàn toàn hạt mịn

Thường hóa hoặc theo yêu cầu(6)

(4)

27

- 65

Thép niken 2,25%. Thường hóa hoặc thường hóa và ram(6)

- 70

34

- 90

Thép niken 3,5%. Thường hóa hoặc thường hóa và ram(6)

- 95

34

- 165

Thép niken 9%(7). Thường hóa hai lần và ram hoặc tôi và ram

- 196

41

Các thép ôsterit như loại 304, 304L, 316, 316L, 321 và 347. khuyếch tán(8)

-196

41

 

Các hp kim nhôm, như loi 5038 đã được ủ

 

Không yêu cầu

YÊU CU ĐỐI VỚI THỬ KÉO VÀ THỬ ĐỘ DAI VA ĐẬP

Phải thử riêng từng lô

THĐỘ DAI VA ĐẬP - Lấy mẫu thử theo chiều dọc

Chú thích:

(1) Các trị số dùng cho các ống hàn dọc hoặc hàn theo đường xon ốc phải được Đăng kiểm chấp nhận riêng.

(2) Các yêu cu đối với sn phẩm rèn và đúc có thể được Đăng kiểm xem xét riêng.

(3) Các yêu cầu đối với nhiệt độ thiết kế dưới -165 oC phải được Đăng kiểm chấp nhận riêng.

(4) Nhiệt độ thử phải lấy thấp hơn nhiệt độ thiết kế 5 oC hoc bằng -20 °C, lấy trị số nào nhỏ hơn.

(5) Các giới hạn v thành phần phải được Đăng kiểm chấp thuận.

(6) Nhiệt độ thiết kế thấp hơn có thể được Đăng kiểm chấp nhận đặc biệt đối với các vật liệu đã đưc tôi và ram.

(7) Thành phần hóa học này không thích hp đối với các sản phẩm đúc.

(8) Việc thử độ dai va đập có thể được miễn nếu được Đăng kiểm chấp nhận.

Bảng 8-D/6.5

TẤM VÀ ĐỊNH HÌNH DÙNG CHO KẾT CẤU THÂN TÀU THEO YÊU CẦU 4.9.1 4.9.4

Nhiệt độ thiết kế nhỏ nhất của kết cấu v (°C)

Chiều dày tối đa (mm) đối với các cấp thép phù hợp với 6.1.9

A

B

D

E

AH

DH

EH

0 tr lên(1)

- 5 trở lên(2)

Thực tế bình thường

Xuống đến - 5

15

25

30

50

25

45

50

Xuống đến -10

X

20

25

50

20

40

50

Xuống đến - 20

X

X

20

50

X

20

50

Xuống đến - 30

X

X

X

40

X

20

40

Dưới -30

Theo Bảng 8-D/6.2 trừ giới hạn chiều dày cho ở Bảng 8-D/6.2 và ở ghi chú(2) của bảng đó không áp dụng

              

Chú thích :

“x": Ch cấp thép không được dùng

(1) Dùng cho 4.9.4,

(2) Dùng cho 4.9.1.

6.3. Hàn và thử không phá hủy (IGC Code 6.3)

6.3.1. Quy định chung

Các yêu cu ở mục này không áp dụng cho thép cacbon, thép cacbon mangan, thép hợp kim niken và thép không gỉ và có thể là cơ sở để thử nghiệm công nhn một vật liệu khác. Theo sự thỏa thuận với Đăng kiểm, th độ dai va đập các mối hàn của thép không g và hợp kim nhôm có thể được min và các thử nghiệm khác đối với vật liệu bất k cũng có thể được yêu cầu.

6.3.2. Vt liệu hàn

Tr khi có sự thỏa thuận khác với Đăng kiểm, vật liu hàn dùng đ hàn các két hàng phải theo các yêu cầu ở Chương 6 của Phần 6. Tất cả các vật liệu hàn phải chịu các thử nghiệm kim loại hàn đắp và thử nghiệm kim loại mi hàn, trừ khi có thỏa thuận đặc biệt với Đăng kiểm. Các kết quả thử kéo và thử dữ dai va đập có rãnh khía chữ V kiểu Charpy phải thỏa mãn các yêu cầu Chương 6 của Phần 6. Thành phần hóa học của kim loại kim loại hàn đắp phải được ghi lại để thông báo và duyệt.

6.3.3. Kim tra quy trình trình hàn két hàng và bình áp lực xử lý

1. Kim tra quy trình hàn két hàngbình áp lực xử lý được yêu cầu đối với tất cả các mối hàn giáp mép. Các vật thử phải đại diện cho:

(1) Mỗi vật liệu cơ bn

(2) Mỗi loại vật liệu hàn và quy trình hàn

(3) Mỗi vị trí hàn.

Đi với hàn giáp mép các tấm, các vật thử phải được lấy sao cho hướng cán song song với hướng hàn. Giới hạn chiều dày đối với mi quy trình hàn, phải theo các yêu cầu ở Chương 11 của Phn 3 và Chương 4 của Phn 6. Có thể kiểm tra bằng tia phóng xạ hoặc su âm tùy theo sự lựa chọn của Đăng kiểm. Việc kiểm tra quy trình hàn mối hàn góc phải theo yêu cầu Chương 11 của Phần 3 và Chương 4 của Phần 6. Trong các trường hợp này, phải lựa chọn vật liệu hànđộ dai va đập thỏa mãn.

2. Phải kiểm tra quy trình hàn theo các yêu cầu sau đây đối với két hàng và bình áp lực xử lý từ mỗi bộ vật thử.

(1) Thử kéo ngang mối hàn

(2) Thử uốn ngang có thể là uốn mặt, chân hoặc cạnh theo yêu cầu của Đăng kiểm. Tuy vậy, th uốn dọc có thể được yêu cu thay cho thử uốn ngang trong trường hợp vật liệu cơ bản và kim loại đắp có độ bn khác nhau.

(3) Một bộ gồm ba mẫu thử độ dai va đập có rãnh khía chữ V kiểu Charpy theo quy định ở các vị trí sau, xem Hình 8-D/6.1.

Đường tâm của mối hàn

Đường hn hợp nóng thảy (F.L)

Cách đường F.L 1 mi-li-mét

Cách đường F.L 3 mi-li-mét

Cách đường F.L 5 mi-li-mét

(4) Đăng kiểm có thể yêu cu kiểm tra cấu trúc vĩ mô, cấu trúc vi mô và độ cứng.

6.3.4. Các yêu cầu kiểm tra

1. Thử kéo: Theo quy định chung, độ bền kéo phải không nhỏ hơn độ bền kéo tối thiểu của vật liệu cơ bản tương ứng. Đăng kiểm cũng có thể yêu cầu đ bền kéo ngang của mối hàn không được nhỏ hơn độ bền kéo tối thiểu của kim loại hàn đắp, nếu kim loại hàn đp có độ bền kéo thấp hơn kim loại cơ bản. Trong mọi trường hợp, phải thông báo vị trí bị gẫy.

2. Thử uốn: Kng có sự gy nào được chấp nhận sau khi uốn hết 180o qua một chày ép có đường kính bằng bốn lần chiều dày mu thử, trừ khi được yêu cầu riêng hoặc có sự thỏa thuận với Đăng kiểm.

3. Thử độ dai va đập có rãnh khía chữ V kiểu Charpy: Thử Charpy phải được tiến hành ở nhiệt độ được quy định đối với vật liệu cơ bản được ghép. Kết quả của thử độ dai va đập kim loại hàn đắp, năng lượng trung bình tối thiểu (E), phải không được nhỏ hơn 27J. Các yêu cầu đối với các mẫu thử có kích thước nhỏ hơn của kim loại hàn đắp và mỗi giá trị năng lượng phải phù hợp với 6.1.4. Kết quả thử độ dai va đập mẫu thử ở vùng đường kim loại nóng chảy và vùng bị ảnh hưởng nhiệt phải cho năng lượng trung bình tối thiểu (E) phù hợp với các yêu cầu thử theo chiều ngang hoặc dọc của vật liệu cơ bản, lấy giá trị thích hợp, còn đối với các mẫu thử có kích thước nhỏ hơn, năng lượng trung bình tối thiểu (E) phải phù hợp với 6.1.4. Nếu chiều dày vật liệu không cho phép gia công mẫu thử đủ kích thước hoặc mẫu kích thước nhỏ hơn theo tiêu chun thì quy trình thử và các tiêu chuẩn chấp nhận phải thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm.

6.3.5. Kiểm tra quy trình hàn cho đường ống

Phải thực hiện kiểm tra quy trình hàn cho đương ống một cách chi tiết như đối với các két hàng nêu ở 6.3.3. Nếu Đăng kim không có quy định nào khác, các yêu cầu thử phải phù hợp với 6.3.4.

6.3.6. Kim tra hàn trên sản phẩm

1. Đối với tt cả các két hàng và các bình áp lực x lý trừ các két liền và các két kiểu màng, phải tiến hành kiểm tra đường hàn trên sản phẩm trên mi 50 mét của mối hàn giáp mép và việc kiểm tra phải đại diện cho mỗi vị trí hàn. Đối với các vách chắn thứ cấp, cũng phải kiểm tra sản phẩm như yêu cầu đối với các vách chắn sơ cấp, khối lượng kiểm tra có thể được giảm theo sự thỏa thuận với Đăng kiểm. Các kiểm tra chưa được quy định ở -2, -3 -4 có thể được yêu cầu đối với các két hàng hoặc vách chắn thứ cấp nếu Đăng kiểm thấy cần thiết.

2. Việc kiểm tra trên sản phẩm đối với các két rời loại A, B và các két kiểu nửa màng phải bao gồm như sau:

(1) Thử uốn, và nếu là bắt buộc đối với kiểm tra quy trình thì phải thử độ dai va đập cho một bộ gồm ba mẫu thử có rãnh chữ V kiểu Charpy cho mi 50 mét đường hàn. Việc thử độ dai va đập có rãnh khía chữ V kiểu Charpy phải được thực hiện trên các mẫu thử có rãnh khía nằm kế tiếp ở tâm mối hàn và vùng bị ảnh hưởng nhiệt (vị trí nguy hiểm nhất được lấy dựa trên kết quả kiểm tra chất lượng quy trình hàn). Đối với thép không g ôstenit, tất cả các rãnh khía phải nằm ở tâm mối hàn.

(2) Các yêu cầu thử như được nêu ở 6.3.4, riêng đối với trường hợp khi kết quả thử độ dai va đập không thỏa mãn các yêu cầu về năng lượng theo quy định vn có thể được chấp nhận nếu được Đăng kiểm xem xét riêng qua thử rơi trọng vật. Trong trường hợp như vậy, phải thử rơi trọng vật hai lần cho mỗi bộ mẫu thử Charpy không đạt và cả hai lần mẫu phải không bị gẫy ở nhiệt độ thử.

3. Ngoài các yêu cầu thử nêu ở -2 (1) đối với các rời loại C và các két áp lực xử lý, buộc phải thử kéo ngang mối hàn. Các yêu cầu thử được nêu 6.3.4, riêng trường hợp kết quả thử độ dai va đập không thỏa mãn các yêu cầu về năng lượng theo quy định vn có thể được chấp nhận phụ nếu được Đăng kiểm xem xét riêng qua thử rơi trọng vật. Trong trường hợp như vy, phải thử rơi trọng vật hai lần cho mi bộ mẫu thử Charpy không đạt và cả hai lần mẫu phải không bị gẫy ở nhiệt độ thử.

4. Việc kiểm tra trên sản phẩm đối với các két liền và các két kiểu màng phải thỏa mãn yêu cầu Đăng kiểm.

6.3.7. Thử không phá hủy

1. Đối với các két rời loại A và các két kiểu nửa màng, nếu nhiệt độ thiết kế bằng -20 °C hoặc thấp hơn, và đối với các két rời loại B không kể nhiệt độ thiết kế, tất cả các mối hàn giáp mép ngu hoàn toàn của tôn vt hàng phải được kiểm tra bằng tia phóng xạ 100%.

(1) Khi nhiệt độ thiết kế cao hơn -20°C, tất cả các mối hàn giáp mép ngấu hoàn toàn gần chỗ giao nhau và ít nhất 10% phần còn lại của các mối hàn giáp mép ngấu hoàn toàn của kết cấu két phải được kiểm tra bằng tia phóng xạ.

(2) Trong mỗi trường hợp, kết cấu két còn lại bao gm cả mối hàn của các nẹp, các phụ tùng và chi tiết lắp ghép khác phải được kiểm tra bằng bột từ tính hoặc các phương pháp thẩm thấu chỉ thị màu nếu Đăng kiểm thấy cn thiết.

(3) Tất c các quy trình kim tra và tiêu chuẩn công nhận phải phù hợp với các tiêu chuẩn đã được công nhn. Đăng kiểm có thể chấp nhận quy trình kiểm tra siêu âm đã được công nhn thay cho kiểm tra bằng tia phóng xạ nhưng có thể yêu cầu kiểm tra bổ sung bng tia phóng xạ ở các vị trí lựa chọn. Ngoài ra, Đăng kiểm có thể yêu cầu kiểm tra bằng siêu âm bổ sung cho kiểm tra bằng tia phóng xạ đã yêu cầu.

2. Phải thực hiện kiểm tra các két rời loại C và các hình áp lực xử lý p hợp với 4.10.9.

3. Đối với các két liền và các két kiểu màng, quy trình kiểm tra hàn và tiêu chuẩn công nhận riêng phải thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm.

4. Khi kiểm tra và thử không phá hủy vỏ trong hoặc các kết cấu của két rời đỡ các két cách nhiệt bên trong phải xét đến các tiêu chun thiết kế cho ở 4.4.7. Quy trình kiểm tra và thử không phá hủy phải thỏa mãn yêu cu của Đăng kim.

5. Phải thực hiện kiểm tra đường ống theo các yêu cầu của Chương 5.

6. Phải kiểm tra bằng tia phóng xạ vách chắn thứ cấp nếu Đăng kiểm thấy cần thiết. Khi v ngoài của thân tàu là một phần của vách chắn thứ cấp thì tt c các mối hàn của dải tôn mép mạn và các chỗ giao nhau của tất cả các mối hàn giáp mép và đường hàn dọc ở tôn mạn phải được kiểm tra bằng tia phóng xạ.

Vị trí vạch rãnh

1 Tâm đường hàn

2 Trên đường kim loại nóng chảy

3 Ở trong HAZ, cách đường kim loại nóng chảy 1 mm

 

4 Ở trong HAZ, cách đường kim loại nóng chảy 3 mm

5 Ở trong HAZ, cách đường kim loại nóng chảy 5 mm

HAZ: Vùng bị ảnh hưởng nhiệt

Các mẫu thử Charpy có kích thước lớn nhất lấy theo chiều dày vật liệu phải cố gng cắt sao cho tâm của mu nm ở khoảng giữa giữa của mặt ngoài và tâm chiều dày. Trong mọi trường hợp, khoảng cách từ mặt ngoài vt liệu tới mép của mu thử phải bằng khoảng 1 mm hoặc lớn hơn. Đi với mi hàn giáp mép hai mặt dạng chữ V đôi, các mu thử phải c gắng được cắt gần mặt ngoài ở mặt hàn thứ hai.

Hình 8-D/6.1 V trí của mẫu thử mối hàn

 

CHƯƠNG 7 ĐIỀU CHỈNH ÁP SUẤT/NHIỆT ĐỘ HÀNG

7.1. Quy định chung

7.1.1. Phương tiện điều chỉnh (Theo IGC Code 7.1.1.1-4)

Trừ khi toàn bộ hệ thống hàng được thiết kế đ chịu được áp suất toàn phần đo được của hơi hàng ở giới hạn trên của hơn nhiệt độ môi trường thiết kế, nếu không có quy định nào khác trong mục này, phải duy trì áp suất két hàng thấp hơn MARVS bằng một hoặc một số phương tiện nêu dưới đây:

(1) Hệ thống điều chỉnh áp suất trong các két hàng bằng làm lạnh cưỡng bức;

(2) Hệ thống tn dụng hơi hàng làm nhiên liệu để sử dụng trên tàu hoặc hệ thống tận dụng nhiệt thừa quy định ở Chương 16. Có thể dùng hệ thống này vào mọi lúc, kể c khi cập cảng hoặc điều động, nếu tàu được trang bị phương tiện xử lý năng lượng thừa, ví dụ như hệ thống thải rác bằng hơi nước thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm ;

(3) Hệ thống cho phép hâm nóng và tăng áp suất sản phẩm. Cách nhiệt hoặc áp suất tính toán của két hàng hoặc cả hai phải tương xứng đđảm bảo một khoảng dự trữ thích hợp cho thời gian khai thác và các nhiệt độ liên quan. Trong mỗi trường hợp, hệ thống phải được Đăng kiểm chấp nhn;

(4) Các hệ thống được Đăng kiểm công nhận khác.

7.1.2. Yêu cầu thiết kế các hệ thống (IGC Code 7.1.2)

Các hệ thống theo yêu cầu ở 7.1.1 phải được kết cấu, lắp đt và thử thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm. Vật liệu dùng trong kết cấu của hệ thống phải thích hợp với hàng hóa chuyên chở. Đối với vùng hoạt động bình thường, giới hạn trên của nhiệt độ môi trường thiết kế phải là:

Biển 32 °C

Không khí 45 °C

Khi tàu hoạt động ở các vùng đặc biệt nóng hoặc lạnh, nhiệt độ tính toán này phải được tăng hoặc giảm thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm.

7.1.3. Các yêu cầu thiết kế đối với các hàng nguy hiểm (GC Code 7.1.3)

Đối với một số hàng nhất định có mức độ nguy hiểm cao được nêu ở Chương 17, Hệ thống ngăn hàng phải có khả năng chịu được áp suất hơi toàn phần của hàng ở giới hạn trên của nhiệt đ môi trường thiết kế với hệ thống bất kỳ được trang bị để xử lý hơi thoát ra.

7.2. Các hệ thống làm lạnh (IGC Code 7.2)

7.2.1. Bộ phận dự phòng và thiết bị trao nhiệt

Một hệ thống làm lạnh phải có một hoặc vài b phận có khả năng duy trì được áp suất nhiệt độ hàng theo yêu cầu ở điều kiện giới hạn trên của nhiệt độ môi trường theo thiết kế. Trừ khi có trang bị một phương tiện khác để điều chỉnh áp suất/nhit độ hàng thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm, phải bố trí một (hoặc nhiều) bộ phận dự phòng có khả năng thay thế ít nhất bằng một bộ phận làm lạnh lớn nht theo yêu cầu. Một bộ phn dự phòng phải gồm một máy nén có động cơ lai riêng, hệ thống điều khiển và các phụ kiện cn thiết cho phép bộ phn làm việc độc lập ở điều kiện hoạt động bình thường. Phải trang bị thiết bị trao nhit dự phòng trừ khi thiết bị trao nhiệt bình thường cho bộ phn lạnh có sản lượng vượt sản lượng lớn nhất theo yêu cầu ít nhất 25%. Không yêu cầu các hệ thống đường ống tách riêng.

7.2.2. Yêu cầu khi chở các hàng có phn ứng hóa học đng thi

1. Khi có từ hai loại hàng trở n được làm lạnh mà có thể xảy ra phản ứng hóa học với nhau sẽ nguy hiểm được chở đồng thời thì phi quan m đc biệt đến các hệ thống làm lạnh đ tránh khả năng các hàng hóa đó ln vào nhau. Khi ch các hàng như vậy, phải trang bị cho mi loại hàng hệ thống lạnh riêng kèm theo bộ phn dự phòng như được nêu ở 7.2.1. Tuy nhiên, nếu có trang bị hệ thống làm mát gián tiếp hoặc kết hợp và tổn thất trong các b trao nhiệt không gây ra sự hòa trộn của các hàng ở bt kỳ điều kiện dự tính nào thì không cần lắp các b phận làm lạnh tách riêng.

2. Khi có từ hai loại hàng trở lên được làm lạnh không hòa trộn với nhau ở điều kiện vận chuyển, mà áp suất hơi có thể bị tăng thêm khi hòa trộn, phải quan tâm đặc biệt đến các hệ thống làm lạnh để tránh khả năng hòa trộn các hàng.

7.2.3. Nước làm mát

Khi cn nước làm mát trong các h thống làm lạnh, phải cung cấp đủ lượng nước bằng một hoặc nhiều bơm dùng rng cho h thống này. Bơm hoặc các bơm này phải có ít nhất hai đường ống hút nước biển, nếu có thể, dn từ các hộp van thông biển, một ở mạn trái và một ở mạn phải. Phải trang bị một bơm dự phòng có đlưu lượng,thể là bơm dùng cho các công việc khác nếu việc sử dụng làm mát của nó không ảnh hưởng đến công việc chính khác.

7.2.4. Kiểu hệ thống làm lạnh

Có thể bố trí hệ thống làm lạnh theo một trong các cách sau:

(1) H thống trực tiếp nếu là hàng bị hóa hơi được nén, làm ngưng tụ và đưa trở lại các két hàng. Đối với một số hàng nht định được nêu ở Chương 17, không được dùng hệ thống này;

(2) Hệ thống gián tiếp nếu hàng hoặc hàng bị hóa hơi được làm mát hoặc ngưng tụ bằng công chất lạnh mà không cần phải nén;

(3) Hệ thống kết hợp nếu hàng bị bay hơi được nén và làm ngưng tụ trong thiết bị trao nhiệt hàng/công chất lạnh và được đưa tr về các két hàng. Đối với một số hàng nhất định được nêu ở Chương 17 không được dùng hệ thống này.

7.2.5. Trao đổi nhiệt

Tất cả các công chất lạnh chính và thứ cấp phải tương hợp với nhau và với hàng mà chúng tiếp xúc. Sự trao nhiệt có thể diễn ra hoặc ở xa két hàng hoặc bằng các ống cuộn làm mát lắp bên trong hoặc bên ngoài két hàng.

7.3. Các yêu cầu vận hành

7.3.1. Phạm vi áp dụng

Các quy định ở 7.3 không phải các điều kin để duy trì cấp nhưng là các điều kiện mà chủ tàu, thuyn trưởng và những người có thể liên quan đến vn hành tàu phải tuân theo.

7.3.2. Điều chnh áp suất (Theo IGC Code 7.1.1.5)

Ngoài các phương tiện nêu ở 7.1.1, chính quyn có thể cho phép điều chnh một số hàng nhất định bằng thông hơi hàng ra khí quyn ở trên biển. Điều này cũng có thể được phép ở trong cảng nếu được phép của chính quyền Cảng.

 

CHƯƠNG 8 HỆ THỐNG THÔNG HƠI KÉT HÀNG

8.1. Quy định chung

8.1.1. Quy định chung (IGC Code 8.1)

Tất cả các két hàng phải được trang bị hệ thống giảm áp phù hợp với thiết kế của hệ thống chứa hàng và hàng được chở. Các khoang hàng, các khoang giữa các vách chắn và đường ống hàng có thể phải chịu áp suất vượt quá khả năng theo thiết kế của chúng cũng phải được trang bị một hệ thống giảm áp. Hệ thống giảm áp phải nối với hệ thống đường ống thông hơi và được thiết kế sao cho giảm đến mức tối thiểu khả năng hơi hàng tích tụ trên các boong hoặc đi vào các buồng ở, buồng phục vụ, các trạm điều khiển và buồng máy, hoặc vào các buồng khác mà ở đó nó có thể gây ra tình trạng nguy hiểm. Các hệ thống điều chnh áp suất được nêu ở Chương 17 phải độc lập với các van giảm áp.

8.2. Các hệ thống giảm áp

8.2.1. Quy định chung (IGC Code 8.2.1)

Phải lắp cho mỗi két hàng có thể ch hơn 20 m3 ít nhất hai van giảm áp có lưu lượng xấp xỉ nhau, được thiết kế và chế tạo phù hợp với công việc được quy định. Đối với các két có thể tích không quá 20 m3, có thể lắp một van giảm áp đơn.

8.2.2. Hệ thống giảm áp cho các khoang giữa các vách chắn (IGC Code 8.2.2)

Phi trang bị các thiết bị giảm áp cho các khoang giữa cách vách chắn thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm.

8.2.3. Áp suất đt của các hệ thống giảm áp (IGC Code 8.2.3)

Thông thường, áp suất đt của các van giảm áp không được cao hơn áp suất hơi đã được dùng trong thiết kế két. Tuy nhiên, nếu đặt từ hai van giảm áp trở lên thì các van bao gồm này không được lớn hơn 50% tổng số thể tích xả có thể đặt với áp suất tới 105% sự điều chnh van an toàn ở vị trí cho phép lớn nhất của két MARVS.

8.2.4. B trí các van giảm áp (IGC Code 8.2.4)

Các van giảm áp phải được nối với phần cao nhất của két hàng ở phía trên boong. Các van giảm áp trên các két hàng có nhiệt độ thiết kế dưới 0 °C phải được bố trí sao cho hiện tượng băng hóa không gây cản trở hoạt động của van khi đóng. Phải xét đến kết cấu và bố trí các van giảm áp ở các két hàng chịu nhiệt độ môi trường thấp.

8.2.5. Lưu lượng của các van giảm áp (Theo IGC Code 8.2.5)

Các van giảm áp phải được thử nghiệm mẫu để bảo đảm rằng chúng có lưu lượng theo quy định. Phải thử từng van để đảm bảo rằng van mở ở áp suất đt quy định với dung sai không quá ± 10% đối với áp suất đặt từ 0 đến 0,15 MPa, ± 6% đối với áp suất đt từ 0,15 đến 0,3 MPa, ± 3% đối với áp suất đạt từ 0,3 MPa trở lên. Các van giảm áp phải được người do Đăng kiểm y quyền đặt và làm kín.

8.2.6. Thay đổi áp suất đt của các van giảm áp (IGC Code 8.2.6)

Trong trường hp các két hàng được phép có từ hai áp suất đặt van giảm áp tr n thì có thể thực hiện bằng cách:

(1) Lp từ hai van trở lên, cát van được đặt và làm kín thích hợp và trang bị các phương tiện cần thiết để cách ly các van không sử dụng với két hàng; hoặc

(2) Lắp các van giảm áp mà các áp suất đặt của chúng có thể thay đổi được nhờ chèn vào các miếng đệm đã được chấp nhận trước, bằng các lò xo hoặc bằng các phương tiện tương tự khác mà không yêu cầu thử áp lực để hiệu chuẩn áp suất đt mới. Mọi sự điều chỉnh van khác phải được làm kín.

8.2.7. Quy trình thay đổi áp sut đt (Theo IGC Code 8.2.7)

Quy trình thay đổi áp suất đặt theo quy định ở 8.2.6 và phải phù hợp với 13.4.1 phải được nêu trong Bản hướng dẫn vận hành tàu.

8.2.8. Các van chn ở giữa két và giảm áp (IGC Code 8.2.8)

Không được lắp các van chặn hoặc các phương tin bịt ống khác ở giữa két và van giảm áp để tiện lợi cho việc bảo qun, trừ khi tất cả các thiết bị sau đây được trang bị:

(1) Các thiết bị thích hợp để ngăn ngừa trường hợp hai van gim áp trở lên không làm việc đng thời;

(2) Một thiết bị tđộng và có thể nhìn thấy ch rõ van giảm áp nào không làm việc; và

(3) Lưu lượng của van giảm áp phải sao cho khi một van không làm việc thì các van còn lại có lưu lượng xả kết hợp thỏa mãn yêu cầu của 8.5. Tuy nhiên, lưu lượng này có thể được bảo đảm nhờ lưu lượng kết hợp của tất cả các van nếu có một van dự phòng được bảo dưỡng thích hợp trên tàu.

8.2.9. Các hệ thống thông hơi (IGC Code 8.2.9)

Mi van gim áp được thử đặt trên két hàng phải được ni với mi h thống thông hơi, ống thông hơi này phi được kết cấu sao cho khí x hướng lên trên và được bố trí sao cho khả năng nước hoặc tuyết lọt vào hệ thống thông hơi là ít nhất. Chiều cao đầu ra của ống thông hơi phải cao hơn boong thời tiết ít nhất bằng B/3 hoặc 6 mét, ly giá trị nào ln hơn và cao hơn khu vực làm việc và cầu dẫn ở mũi và đuôi, két dự trữ trên boong và h thống đường ống hàng lỏng là 6 mét.

8.2.10. Bố trí của thoát hơi (IGC Code 8.2.10)

Các cửa thoát hơi của van giảm áp của két hàng phải được bố trí cách ca hút gió gần nhất hoặc cửa thông với các buồng ở, buồng phục vụ và các trạm điều khiển hoặc các buồng an toàn về khí khác ít nhất bằng giá trị nhhơn giữa B và 25 mét. Đăng kiểm th cho phép mt khoảng cách nhỏ hơn đối với các tàu có chiều dài (Lf) nhỏ hơn 90 mét. Tất cả các của thoát khác nối với hệ thống chứa hàng phải bố trí cách ca hút gió gần nhất hoặc ca vào các buồng , buồng phục vụ và các trạm điều khiển hay các buồng quy định có khí an toàn ít nhất 10 mét.

8.2.11. Bố trí của tất cả các cửa thoát hơi hàng khác (IGC Code 8.2.11)

Tất cả các đu ra của ống thông hơi hàng khác chưa được quy định ở các Chương khác phải được bố trí phù hợp với 8.2.9 8.2.10.

8.2.12. Hệ thống giảm áp khi chở đồng thời các hàng có phản ng nguy hiểm (IGC Code 8.2.12)

Khi các hàng hóa có gây nguy hiểm khi phản ứng với nhau được chở đồng thời thì phải lắp hệ thống giảm áp riêng cho mỗi loại hàng.

8.2.13. Phương tiện tiêu nước (IGC Code 8.2.13)

Trong hệ thống thông hơi phải có các phương tiện để tháo khô chất lỏng ở các chỗ có thể tích tụ. Các van giảm áp và đường ống phải được bố trí sao cho ở bất kỳ điều kiện nào chất lỏng cũng không tích tụ ở trong và gn các van giảm áp.

8.2.14. Các tm chắn bảo vệ trên đầu ra của ng thông hơi (IGC Code 8.2.14)

Phải lắp các tấm chn bảo v phù hợp ở các đầu ra của ống thông hơi để ngăn chn các vật lạ lọt vào.

8.2.15. Thiết kế đường ống thông hơi (IGC Code 8.2.15)

Tất cả đường ống thông hơi phải được thiết kế và bố trí để không bị hư hỏng do thay đổi nhiệt độ mà nó có thể phải chịu hoặc do các chuyển động của tàu.

8.2.16. Áp suất ngược trong các đường ống thông hơi (IGC Code 8.2.16)

Trong tính toán lưu lượng dòng chảy yêu cầu ở 8.5, phải xét đến áp suất ngược trong các đường ống thông hơi từ các van giảm áp. Sự tụt áp trong đường ống thông hơi từ két hàng đến đầu vào van giảm áp không được vượt quá 3% áp suất đặt van. Đối với van giảm áp không cân bằng, áp suất ngược tại ống xả không được vượt quá 10% áp suất đo tại đu van xả của ống thông gió thấp hơn hơi gây cháy nổ quy định ở 8.5.1(2).

8.2.17. V trí của các van giảm áp (IGC Code 8.2.17)

Phải đặt các van giảm áp trên két hàng sao cho chúng vẫn duy trì ở pha hơi trong điều kiện nghiêng ngang 15° và độ chúi là 0,015 Lf tại giới hạn nạp đầy cho phép lớn nhất (FL) của két hàng.

8.2.18. Phù hợp của hệ thống thông gió (IGC Code 8.2.18)

Sự phù hợp của bệ thống thông gió lắp đặt trên các két hàng phải được Đăng kiểm chấp nhận, liên quan đến tính toán giới hạn nạp đầy quy định ở 15.1.2, nếu nhiệt độ liên quan, là nhiệt độ lớn nhất của hàng hóa trong khi nhận hàng, vận chuyển hàng hoặc trả hàng quy định ở 15.1.4(1). mục này, hệ thống thông gió là:

1- Đầu ra của két chứa hàng và đưng ống dn tới van giảm áp

2- Van giảm áp.

3- Đường ống xả từ van giảm áp đến vùng xả ra khí quyn bao gồm các ống nối và đường ống được nối với két hàng khác

8.3. Hệ thống giảm áp bổ sung để kiểm soát mực chất lỏng (IGC Code 8.3)

8.3.1. Yêu cầu của các hệ thống giảm áp bổ sung

Khi có yêu cầu ở 15.1.3 (2), phải lắp cho mỗi két một hệ giảm áp bổ sung để tránh cho két bị đầy chất lỏng ở bất kỳ thời gian nào trong khi xả ở trạng thái bị hỏa hoạn được nêu ở 8.5. Hệ thống giảm áp này phải gồm có:

(1) Một hoặc nhiều van an toàn đặt ở áp suất tương ứng với áp suất hơi của hàng ở nhiệt độ liên quan được xác định ở 15.1.4 (2), và

(2) Mt hệ thống ưu tiên luôn luôn bảo v sự làm việc bình thường của nó. Hệ thống này phải có các chi tiết d nóng chảy được thiết kế để nóng chảy ở các nhiệt đ trong khoảng từ 98 °C đến 104 °C và làm cho các van an toàn được quy định ở (1) hoạt động. Đặc biệt. các chi tiết d nóng chảy phải được đặt gần các van an toàn. Hệ thống này phải hoạt động ngay cả khi hệ thống bị mất điện. Hệ thống ưu tiên phải không được phụ thuộc vào bất kỳ nguồn điện nào của tàu.

8.3.2. Lưu lượng của các hệ thng giảm áp bổ sung

Lưu lượng xả tổng cộng của hệ thống giảm áp bổ sung ở áp suất nêu trong 8.3.1(1) phải không được nhỏ hơn:

Trong đó

Q': Tốc độ xả yêu cầu tối thiểu của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn 272oK và 0,1013 MPa.

Trong đó:

Pr: T trọng tương đối của pha lỏng của sản phẩm ở điều kiện xả (rr, = 1,0 đối với nước ngọt).

m: -di/dpr = gradien giảm entanpi pha lỏng đối với sự tăng pha lỏng (kj/kg) ở điều kiện x. Đối với các áp suất đặt không quá 0,2 MPa có th sử dụng các giá trị trong Bảng 8-D/8.1. Đối với các sản phẩm không được liệt kê trong Bảng và đối với các áp suất đặt cao hơn, phải tính giá trị m, dựa vào số liệu nhiệt động học của bn thân sản phẩm.

i: Entanpi của chất lỏng (KJ/kg).

T: Nhiệt độ Kelvin (K) ở điều kiện xả, tức là ở áp suất đặt của hệ thống giảm áp bổ sung.

F, A, Lh, C, Z M: Được quy định 8.5.2 (2).

8.3.3. Thay đổi áp suất đặt của các van giám áp bổ sung

Để thỏa mãn yêu cầu ở 8.3.1 (1) phải thay đổi áp suất đặt cho các van giảm áp được trang bị theo mục này. Điều này phải được thực hiện theo các yêu cầu ở 8.2.68.2.7.

8.3.4. Các van an toàn và các van giảm áp ở 8.2

Các van an toàn nêu ở 8.3.1 (1) trên có thể là các van giảm áp nêu ở 8.2, min là áp suất đặt và lưu lượng xphù hợp với các yêu cầu của mục này.

8.3.5. Sự x của các van giảm áp b sung

Khí x của các van gim áp này có thể được dẫn đến hệ thống thông hơi nêu ở 8.2.9. Nếu có các h thống thông hơi riêng, chúng phải thỏa mãn các yêu cu ở t8.2.9 đến 8.2.15.

Bảng 8-D/8.1 Hệ số m

Sn phẩm

m = - di/dpr(kJ/kg)

Anioniac, khan

Butađien

Butan

Butylen

Etan

Etylen

Metan

Metyl clorua

Nitrogen

Propan

Propylen

Propylen oxit

Vinyl clorua

3.400

1.800

2.000

1.900

2.100

1.500

2.300

816

400

2.000

1.600

1.550

900

Chú thích: Các trị số trong bng này chỉ có thể ng cho áp suất đặt không quá 0,2 MPa

8.4. Hệ thống chống chân không (IGC Code 8.4)

8.4.1. Min trừ hệ thống chống chân không

Không cần phải có các hệ thống chống chân không khi các két hàng được thiết kế chịu được độ chênh áp bên ngoài lớn nhất vượt quá 0,025 MPa, và có khả năng chịu được đ chênh áp bên ngoài lớn nhất có thể xảy ra ở tốc độ xả hàng lớn nht mà không có hơi quay về các két hàng hoặc do sự hoạt động của hệ thống làm lạnh hàng.

8.4.2. Lắp các hệ thống chống chân không

Các két hàng được thiết kế chịu độ chênh áp ngoài lớn nhất không quá 0,025 MPa hoặc các két không thể chịu được độ chênh áp ngoài lớn nhất có thể xảy ra ở tốc độ xả hàng lớn nhất mà không có hơi quay v các két hàng, hoặc do sự hoạt động của hệ thống làm lạnh hàng, hoặc do đưa hơi bay ra đến các buồng máy, phải lp:

(1) Hai công tc áp suất độc lập để báo động liên tiếp và sau đó dừng mọi sự hút chất lỏng hàng hoặc hơi từ két hàng, và dừng thiết bị làm lạnh nếu được trang bị, bằng các phương tiện thích hợp khi áp suất đ thấp so với đ chênh áp thiết kế lớn nhất của két hàng; hoặc

(2) Các van xả chân không có lưu lượng dòng khí ít nhất bằng tốc độ xả hàng lớn nhất của mi két hàng, được đặt để m ở áp suất đ thấp so với độ chênh áp thiết kế với bên ngoài của két hàng; hoặc

(3) Các hệ thống bo vệ chống chân không khác được Đăng kiểm chấp nhận.

8.4.3. Các yêu cầu của hệ thống chống chân không

Theo quy định ở Chương 17, các van xả chân không phải nhận khí trơ, hơi hàng hoặc không khí đến két hàng và phải được bố trí để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng nước hay tuyết vào khoang. Nếu hơi hàng được đưa vào, hơi phải được lấy từ một nguồn không phải ở các đường ống hơi hàng.

8.4.4. Thử các hệ thống chống chân không

Hệ thống chống chân không phải có khả năng thử được để bảo đảm đó làm việc ở áp suất quy định.

8.5. Kích thước các van (IGC Code 8.5)

8.5.1. Kích thước các van

Các van giảm áp phải có lưu lượng xả kết hợp cho mỗi két hàng để xả sản lượng lớn nhất trong các sản lượng dưới đây mà không để áp suất két hàng tăng quá MARVS 20%.

(1) Sản lượng lớn nhất của hệ thống làm trơ két hàng nếu áp suất làm việc có thể đạt tới mức lớn nhất của hệ thống làm trơ các két hàng vượt quá MARVS của các két hàng; hoặc

(2) Hơi sinh ra cháy nổ được tính theo công thức sau:

Q = FGA0,82  (m3/s)

Trong đó:

Q: Tốc độ xả yêu cầu tối thiểu của không khí ở điều kiện chuẩn là 273 K và 0,101 MPa.

F: Hệ số bị ảnh hưởng cháy nổ cho các kiểu két khác nhau.

F = 1,0 Cho các két không có cách nhiệt đt trên boong.

F = 0,5 Cho các két trên boong có cách nhiệt được Đăng kiểm chp nhận (chấp nhận trên cơ sdùng vật liệu chịu lửa được chấp nhận, độ dn nhiệt của chất cách nhiệt, sự ổn định của nó dưới tác dụng của lửa);

F = 0,5 Cho các két rời không được cách nhiệt nm trong các khoang

F = 0,2 Cho các két rời được cách nhiệt nằm trong các khoang (hoặc các két rời không được cách nhiệt nằm trong các khoang được cách nhiệt);

F = 0,1 Cho các két rời được cách nhiệt nằm trong các khoang được làm trơ (hoặc các két rời không được cách nhit nm trong các khoang được làm trơ và cách nhiệt);

F = 0,1 Cho các két kiểu màng và nửa màng.

Đối với các két rời một phần nhô qua boong hở, h số chịu ảnh hưởng bi lửa phải được xác định dựa vào các diện tích bề mt ở trên và dưới boong.

G: H số khí.

Trong đó:

T: Nhiệt độ Kenvin (K) ở trạng thái xả, tức là 120% áp suất đặt của van giảm áp.

Lh: n nhiệt của chất bị bốc hơi ở trạng thái xả, kj/kg;

C: Hng số phụ thuộc vào nhiệt dung riêng k được cho trong Bảng 8-D/8.2; nếu kng xác định được k, thì lấy C = 0,606. Hằng số C cũng có thể tính bằng ng thức sau:

Z: H số chịu nén của khí ở điều kin xả: nếu không xác định được thì lấy Z = 1,0.

M: Phân tử lượng của sản phẩm.

A: Diện tích b mt ngoài của két (m2) đối với các kiểu két khác nhau:

Đối với các két kiểu tròn xoay:

A: Diện tích mặt ngoài;

Đối với các két không tròn xoay:

A: Diện tích mặt ngoài trừ đi diện tích hình chiếu mt đáy;

Đối với các két có một dãy bình áp lực:

Có cách nhiệt trong kết cấu tàu:

A: Diện tích mt ngoài của khoang hàng trừ đi din tích hình chiếu đáy.

Có cách nhiệt trong kết cấu két hàng:

A: Diện tích mặt ngoài có một dãy bình chịu áp lực bao gm cách nhiệt trừ đi diện tích hình chiếu đáy như ch ra Hình 8-D/8.1

Hình 8-D/8.1

Bảng 8-D/ 8.2 Hằng số C

k

C

k

C

1,00

0,606

1,52

0,704

1,02

0,611

1,54

0,707

1,04

0,615

1,56

0,710

1,06

0,620

1,58

0,713

1,08

0,624

1,60

0,716

1,10

0,628

1,62

0,719

1,12

0,633

164

0,722

1,14

0,637

1,66

0,725

1,16

0,641

1,68

0,728

1,18

0,645

1,70

0,731

1,20

0,649

1,72

0,734

1,22

0,652

1,74

0,736

1,24

0,656

176

0,739

1,26

0,660

1 78

0,742

1,28

0,664

1,80

0,745

1,30

0,667

1,82

0,747

1,32

0,671

1,84

0,750

1,34

0,674

1,86

0,752

1,36

0,677

1,88

0,755

138

0,681

1,90

0,758

1,40

0,685

1,92

0,760

1,42

0,688

1,94

0,763

1,44

0,691

1,96

0,765

1,46

0,695

1,98

0,767

1,48

0,698

2,00

0,770

1,50

0,701

2,02

0,772

 

 

2,20

0,792

8.6. Yêu cầu vận hành

8.6.1. Phạm vi áp dụng

Các quy định ở 8.6 không phải là các điều kiện duy trì cấp nhưng là các quy định mà chủ tàu, thuyền trưng hay những người có liên quan đến vận hành tàu phải tuân theo.

8.6.2. Các van giảm áp (Theo IGC Code 8.2.5)

Phải giữ trên tàu tài liu về số liệu quy định ở 8.2.5, kể cả các van áp suất đt.

8.6.3. Quy trình thay đổi áp suất đt (Theo IGC Code 8.2.7)

Sự thay đổi áp suất đặt theo quy định ở 8.2.6, và việc đặt lại hệ thống báo động quy định ở 13.4.1 phải được thực hiện dưới sự giám sát của người ch huy theo quy trình đã được Chính quyn hành chính phê duyệt và được ch rõ trong Bản hướng dẫn vận hành tàu.

 

CHƯƠNG 9 KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG

(IGC Code Chương 9)

9.1. Kiểm soát môi trường trong phạm vi các két hàng và hệ thống ống hàng

9.1.1. Hệ thống thoát khí và làm sạch các két hàng

Phải trang bị hệ thống đường ng đ mỗi két hàng đều có khả năng thoát khí và làm sạch hơi hàng một cách an toàn từ điều kiện x. Hệ thống phi được b trí sao cho hạn chế tới mức tối thiểu khả năng còn các túi hơi hàng hoặc không khí sau khi x hoặc làm sạch hơi hàng.

9.1.2. Giám sát việc thoát khí và làm sạch hơi hàng

Phải có đủ số lượng các điểm lấy mu khí cho mi két hàng để giám sát toàn b quá trình làm sạch và thoát i hàng. Các đường ống nối để lấy mu khí phải có van và np đậy ở trên boong chính.

9.1.3. Làm trơ các két hàng

Đối với các k d cháy, hệ thống phải được bố trí sao cho hạn chế tới mức tối thiểu khả năng tồn tại hn hợp d cháy trong két hàng ở bất kỳ giai đoạn thoát khí nào bằng cách sử dụng môi chất làm trơ như một bước trung gian. Ngoài ra, hệ thống phải làm sạch được két hàng bằng môi chất làm trơ trước khi nạp đầy hơi hoặc hàng lỏng mà không để tồn tại hỗn hợp d cháy trong phạm vi két hàng vào bất cứ lúc nào.

9.1.4. Thoát hơi hàng và làm sạch hệ thng đường ống

Các hệ thống đường ng có thể còn hàng phải có khả năng thoát và làm sạch được hơi hàng như quy định ở 9.1.1 9.1.3.

9.1.5. Cung cp khí trơ

Khí trơ được dùng trong các quá trình này có thể được cấp từ bờ hoặc từ tàu.

9.2. Kiểm soát môi trường trong phạm vi các khoang hàng

(Các hệ thống chứa hàng không phải là các két rời loại C)

9.2.1. Kiểm soát môi trường khi yêu cầu phi có vách chắn thứ cp toàn phn

Khoang giữa các vách chắn và khoang hàng lin với h thng ngăn hàng dùng cho các khí d cháy yêu cầu các vách chắn thứ cấp toàn phn phải được làm trơ bằng khí trơ khô thích hợp và duy trì trạng thái trơ nhờ khí trơ được cấp bởi hệ thống sinh khí trơ trên tàu hoặc t kho trên tàu đủ dùng bình thường trong vòng ít nhất 30 ngày.

9.2.2. Kiểm soát môi trường khi yêu cầu phải có vách chắn thứ cp từng phn

1. Khoang giữa các vách chắn và khoang hàng liền với hệ thống ngăn hàng dùng cho các khí d cháy yêu cầu các vách chn thứ cấp từng phần phải được làm trơ bằng k trơ khô thích hợp và được duy trì trạng thái trơ nh khí trơ được cấp bi hệ thống sinh khí trơ trên tàu hoặc từ kho tàu đủ dùng bình thường trong ít nhất 30 ngày.

2. Theo các hạn chế quy định ở Chương 17, Đăng kiểm có thể cho phép các khoang ch dẫn ở -1 được nạp đầy bằng không khí khô với điều kiện là tàu có lượng dự trữ khí trơ hoặc có hệ thống sinh khí trơ đủ làm trơ khoang lớn nhất trong số các khoang này; và với điều kiện hình dáng của các khoang và hệ thống phát hiện hơi có liên quan cùng với năng lực của hệ thống làm trơ bảo đảm rằng mọi rò rỉ từ các két hàng sẽ nhanh chóng được phát hin và làm trơ hữu hiệu trước khi nguy hiểm có thể phát triển. Phải có thiết bị để cấp đủ không khí khô có chất lượng thích hợp đáp ứng thỏa mãn yêu cầu đặt ra.

9.2.3. Kiểm soát môi trường có khí không cháy

Đối với các khí không cháy, các khoang quy định 9.2.19.2.2 -1 có thể được duy trì bằng không khí khô thích hợp hoặc môi trường khí trơ.

9.2.4. Kiểm soát môi trường của két cách nhiệt bên trong

Đối với các két cách nhiệt bên trong, không yêu cầu các hệ thống kiểm soát môi trường đối với các khoang giữa các vách chắn, các khoang giữa vách chắn thứ cấp và v trong hoặc các kết cấu két rời được điền đầy hoàn toàn bằng vật liệu cách nhiệt thỏa mãn yêu cầu ở 4.9.7-2.

9.3. Kiểm soát môi trường các khoang xung quanh các két rời loại C

9.3.1. Kiểm soát môi trường các khoang xung quanh két rời loại C

Các khoang xung quanh các két hàng được làm lạnh mà không có vách chắn thứ cấp phải điền đầy thích hợp bằng khí trơ khô hoặc không khí khô và phải duy trì được ở điều kiện này nhờ khí trơ được cấp bởi hệ thống sinh khí trơ, kho khí trơ trên tàu hoặc nhờ không khí khô được cấp bởi thiết bị làm khô không khí thích hợp.

9.4. Làm trơ

9.4.1. Các tính chất của khí trơ và ngun cp

Khi làm trơ trong quá trình bảo đảm môi trường không cháy bằng cách thêm vào các khí có khả năng tương hợp thì các khí này có thể được chứa trong các bình, điều chế trên tàu hoặc cấp từ bờ. Các khí trơ phải có khả năng tương hợp v mặt hóa học và về mặt vận hành với vật liệu kết cấu của các khoang và hàng ở mọi nhiệt độ có thể xảy ra trong phạm vi các khoang được làm trơ. Phải xét đến điểm hóa sương của các khí.

9.4.2. Khí trơ để chữa cháy

Khi được dự trữ để chữa cháy thì khí trơ phải được chứa trong các bình chứa riêng và không được dùng cho các công việc phục vụ cho hàng.

9.4.3. Dự trữ khí trơ ở nhiệt độ thp

Khi khí trơ được dự trữ ở nhiệt độ dưới 0 °C ở trạng thái lỏng hoặc hơi, hệ thống dự trữ và cung cấp phải được thiết kế sao cho nhiệt độ của kết cấu tàu không giảm xuống quá các giá trị giới hạn quy định cho nó.

9.4.4. Ngăn ngừa dòng ngược của hơi hàng

Phải bố trí các hệ thống thích hợp đối với hàng được ch để ngăn ngừa dòng ngược của hơi hàng vào trong hệ thống khí trơ.

9.4.5. Cách ly các khoang đang được làm trơ

Các hệ thống phải được bố trí sao cho khoang đang được làm trơ có thể được cách ly và các phương tiện điều chỉnh cần thiết và các van an toàn, v.v…, phải được trang bị để điều chnh áp suất trong các khoang này.

9.5. Sản xuất khí trơ trên tàu

9.5.1. Thiết bị sản xuất khí trơ

Thiết bị phi có khả năng sn xuất khí trơ có hàm lượng oxy không lúc nào vượt quá 5% thể tích và thỏa mãn yêu cầu riêng ở Chương 17. Đng hồ đo hàm lượng oxy hoạt động ln tục phải được lắp vào nguồn cấp khí trơ từ thiết bị tạo khí trơ với điểm báo động đặt ở hàm lượng oxy tối đa là 5% thể tích và thỏa mãn yêu cầu ở Chương 17. Ngoài ra, khi điều chế khí trơ bằng quá trình chưng cất phân đoạn không khí ở trên tàu, yêu cầu phải bảo quản nitơ hóa lng nhiệt độ thấp để gii phóng ra khi cần. Khi nạp khí hóa lỏng vào các bình dự trữ, phải kiểm tra hàm lượng oxy để tránh khả năng giàu oxy cao ban đầu của khí khi được giải phóng.

9.5.2. Kim soát áp sut

Một hệ thống khí trơ phảithiết bị kiểm soát và chỉ báo áp suất thích hợp với hệ thống ngân hàng. Phải có một phương tiện được Đăng kim chấp nhận, đặt trong khu vực hàng hóa, để ngăn ngừa dòng ngược của hơi hàng.

9.5.3. Buồng đặt hệ thống sinh khí trơ

Các buồng đặt hệ thống sinh khí trơ không được có lối đi dẫn trực liếp đến các buồng ở, buồng phục vụ hoặc trạm điều khiển, nhưng có thể nằm ở trong các buồng máy. Nếu các hệ thống đó được đặt trong các buồng máy hoặc các buồng khác ngoài khu vực ng hóa thì phải lắp hai van một chiều hoặc các thiết bị tương đương trong đường ống khí trơ chính khu vực hàng như yêu cầu ở 9.5.2. Đường ống khí trơ không được đi qua các buồng ở, buồng phục vụ hoặc các trạm điều khiển. Nếu không sử dụng thì hệ thống khí trơ phải được tách khỏi hệ thống hàng trong khu vực hàng hóa trừ khi có các đầu ni với khoang hàng hoặc khoang giữa các vách chắn

9.5.4. Thiết bị đốt lửa dùng đ sinh khí trơ

Thiết bị đốt lửa dùng để sinh khí trơ kng được đặt trong khu vực hàng hóa. Phải quan tâm đặc biệt tới vị trí đặt thiết bị sinh khí trơ bằng quá trình cháy có xúc tác.

 

CHƯƠNG 10 TRANG THIẾT B ĐIỆN

10.1. Quy định chung

10.1.1. Phạm vi áp dụng (IGC Code 10.1.1)

Những quy định ở Chương này áp dụng cho các tàu chở các sản phẩm dễ cháy.

10.1.2. Hạn chế tối thiểu nguy cơ cháy và nổ (Theo IGC Code 10.1.2)

Các trang bị điện phải sao cho hạn chế tối thiểu được nguy cơ cháy và nổ do các sản phẩm dễ cháy.

10.1.3. B trí (Theo IGC Code 10.1.2)

Các trang bị điện thỏa mãn yêu cầu ở Chương này không được coi là nguồn phát lửa quy định ở Chương 3.

10.1.4. Thiết bị điện trong các buồng nguy hiểm v khí (IGC Code 10.1.4)

Thiết bị đin hoặc dây dn không được lắp đặt trong các buồng hoc khu vực nguy hiểm v khí nếu không cần thiết cho mục đích vận hành. Ch cho phép các trường hợp ngoại lệ như liệt kê ở 10.2.

10.1.5. Thiết bị có kiểu an toàn đã được chứng nhận (IGC Code 10.1.5)

Khi lp đt thiết bị điện ở các buồng hoặc khu vực nguy hiểm về khí như quy định ở 10.1.4, thì các thiết bị này phải thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm đối với vận hành môi trường dễ cháy có liên quan và thiết bị phải có kiu an toàn đã được chứng nhận.

10.2. Các kiểu thiết bị (IGC Code 10.2)

10.2.1. Các buồng và khu vực nguy hiểm về khí

Thiết bị điện và dây dẫn an toàn v bn chất có thể được lắp trong tất cả các buồng và khu vực nguy hiểm về khí.

10.2.2. Các hệ thống ngăn hàng

Các động cơ điện của bơm hàng kiểu chìm và các đường cáp dn điện của chúng có thể được lắp trong các hệ thống ngăn hàng. Phải có các hệ thống tự ngắt cho các động cơ trong trường hợp mực chất lỏng thp. Điều này có thể thực hiện nhờ cảm biến áp suất thấp ở đầu ra của bơm, dòng điện của động cơ nhỏ hoặc mực cht lỏng thấp. Sự ngắt này phải được báo động lên trạm kiểm soát hàng. Các động cơ điện của bơm hàng phải có khả năng được ngắt ra khi nguồn cấp điện của chúng trong thời gian thao tác xả khí.

10.2.3. Các khoang hàng và một số buồng nhất định khác

1. Trong các khoang mà hàng được chứa trong hệ thống ngăn hàng yêu cầu có vách chắn thứ cấp, có thể cho phép đt các đường cáp dẫn điện cho các đng cơ bơm hàng kiểu chìm.

2. Trong các khoang mà hàng được chứa trong hệ thống ngăn hàng không yêu cầu vách chắn thứ cp, và trong các buồng được nêu ở 1.1.5 (15) (e), có thể cho phép đặt:

(1) Đường cáp chạy qua;

(2) Các thiết bị chiếu sáng có v bọc được nén áp suất hoặc có kiểu phòng tia lửa. Hệ thống chiếu sáng phải được phân thành ít nhất hai mạch nhánh. Tt c các công tác và thiết bị bảo v phải ngắt được tất c các cực hoặc các pha và phải đt ở một buồng an toàn v khí; và

(3) Các thiết bị đo độ sâu hoặc tốc đ kiểu điện và các a nốt hoặc các điện cực của hệ thống bảo vệ dòng catot tích cực. Các thiết bị này phải đặt trong hộp có vỏ bọc kín khí và chỉ đặt trong các buồng được nêu 1.1.5 (15)(c);

(4) Các động cơ điện kiu png tia la vận hành van của h thống hàng hóa hoặc dn; và

(5) Các bộ ch báo bằng âm thanh báo động chung phòng tia lửa.

10.2.4. Các buồng bơm hàng và buồng máy nén hàng

1. Các thiết bị thiếu sáng phải là kiểu có vỏ bọc được nén áp suất dư hoặc phòng tia lửa. H thống chiếu sáng phải được phân thành ít nhất hai mạch nhánh. Tất cả các công tắc và thiết bị bảo vệ phải ngắt được tất cả các cực hoặc các pha và phải nằm ở buồng an toàn v khí.

2. Các động cơ dẫn động các bơm hàng hoặc máy nén hàng phải được cách ly khỏi các buồng này bằng vách ngăn hoặc boong kín khí. Các khớp ni mm hoặc các phương tiện duy trì đồng tâm khác phải được lắp vào các đoạn trục gia thiết bị được dẫn động và động cơ lai. Ngoài ra, phải có đệm kín thích hợp ở ch các trục xuyên qua vách ngăn hay boong kín khí. Các động cơ điện như vậy và thiết bị kèm theo phải được đặt trong buồng thỏa mãn yêu cu ở Chương 12.

3. Khi do yêu cầu v vn hành và kết cu mà không thể thỏa mãn được biện pháp yêu cầu ở -2, có thể cho phép lắp các động cơ an toàn có kiểu được chứng nhn sau:

(1) Kiu tăng nh an toàn có v bọc phòng tia lửa;

(2) Kiểu có v được nén áp suất dư.

4. Các bộ chỉ báo bằng âm thanh báo động chung phải được đặt trong hộp kín kiểu phòng tia lửa.

10.2.5. Các khu vực trên các boong hở, các không gian không phải khoang hàng

1. Ở các khu vực trên boong hở, các buồng không kín trên boong hở, trong phạm vi 3 mét từ bất kỳ ca ra của két hàng, của thoát khí hoặc hơi, bích nối ống hàng, các van hàng hoặc lối vào và các cửa thông hơi của buồng bơm hàng và các buồng máy nén hàng, các khu vực trên boong h về phía trên khu vực hàng và 3 mét về phía trước và sau khu vực hàng và tới chiều cao 2,4 mét phía trên boong, trong phạm vi 2,4 mét từ mặt ngoài của hệ thống ngăn hàng khi bề mặt đó l ra ngoài trời, có thể được phép lp đặt:

(1) Thiết bị an toàn có kiểu được chứng nhận; và

(2) Cáp chạy qua.

2. Trong các buồng kín hoặc nửa kín trong đó có đặt các ống chứa hàng và ở các buồng chứa các ống mềm dẫn hàng, có thể cho phép lắp đặt:

(1) Các thiết bị chiếu sáng có v bọc được nén áp suất dư hoặc kiểu phòng tia lửa. H thống chiếu sáng phải được phân thành nhất hai mạch nhánh. Tất c các công tắc và thiết bị bo v phải ngắt được tất cả các cực hoặc các pha và phải được đặt ở khoang an toàn về khí.

(2) Cáp chạy qua.

3. Trong các buồng kín hoặc na kín dn trực tiếp vào bất kỳ buồng hoặc khu vực nguy hiểm về khí, phải được lắp các thiết bị điện thỏa mãn các yêu cầu đối với buồng và khu vực mà nó dẫn vào.

4. Thiết bị điện trong các buồng được bảo vệ bằng các ngăn đệm kín khí phải có kiểu an toàn được chứng nhn, trừ khi được lắp để ngắt điện bằng các biện pháp quy định ở 3.6.4

CHƯƠNG 11 PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

11.1. Yêu cầu về an toàn phòng cháy (IGC Code 11.1)

11.1.1. Quy định chung

Các yêu cầu đối với tàu dầu ở Phần 5 "Phòng, phát hiện và chữa cháy" - TCVN 6259 -5:2003, không kể những tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 500(GT), trừ các yêu cầu nêu ở từ (1) đến (3) dưới đây. Nếu có thay thế hoặc bổ sung hệ thống được Đăng kiểm chấp nhận thì các quy định trong Phần 5 không phải áp dụng cho các tàu nêu ở Phần này. Nếu có trang bị hệ thống thay thế cho hệ thống khí trơ của các tàu nêu ở Phần này thì được miễn áp dụng các yêu cầu nêu ở 4.5.5-1 của Phần 5 cho các tàu ấy, ngay cả khi chúng chở dầu thô và các sản phẩm dầu nhiên liệu có nhiệt độ bt cháy không quá 60 °C cũng như các hàng lỏng sản phẩm có mức đ nguy hiểm về cháy tương t khác.

(1) Không áp dụng quy định 1.1.1 ( trừ 1.1.1-2 ), và 4.5.1-6 của Phần 5.

(2) 10.2 (trừ 10.2.1-7), 10.4.4 10.5 (trừ 10.5.5) của Phần 5 áp dụng cho các tàu dầu có tổng dung tích (GT) bằng 2.000 hoặc lớn hơn.

(3) Các yêu cầu của các Phần khác liên quan đến tàu dầu được miễn áp dụng và thay bằng các Chương và mục của Phần này được ch ra ở Bảng 8-D/11.1

Bảng 8-D/11.1

Các yêu cầu

Thay bằng

10.10 của Phần 5

11.6

4.5.1-14.5.1-2 của Phần 5

Chương 3

4.5.510.8 của Phần 5

11.3 và 11.4

10.9 Phần 5

11.5

11.1.2. Loại trừ nguồn gây lửa

Nếu không có quy định nào khác ở Chương 10 và 16, mọi nguồn phát sinh ra lửa phải được loại trừ khi các buồng có thể có hơi d cháy.

11.1.3. Phạm vi áp dụng

Các quy định của mục này được áp dụng kết hợp với các quy định Chương 3.

11.1.4. Yêu cầu đối với khu vực hàng hóa

Để đảm bảo chống cháy, mọi khu vực boong hở bên trên các khoang cách ly, khoang dn hoặc khoang trống ở phía sau của khoang hàng tận cùng phía lái hoặc ở phía trước của khoang hàng tận cùng phía mũi phải bao gồm trong khu vực hàng hóa.

11.2. Thiết bị chữa cháy chính bằng nước

11.2.1. Bơm chữa cháy và đường ống chữa cháy chính

Tất cả các tàu, bất kể kích thước, chở các sản phẩm quy định ở Phần này phải thỏa mãn các yêu cầu ở từ 10.2 đến 10.5 của Phần 5 trừ khi lưu lượng theo yêu cầu của bơm chữa cháy, đường kính của đường ống chữa cháy chính và ống nước phục vụ không bị giới hạn bởi những quy định ở 10.2.1-310.2.2-4(1) của Phần 5 m chữa cháy và đường ng chữa cháy chính được dùng làm một bộ phận của hệ thống phun sương như được cho phép ở 11-3.3. Ngoài ra, phải thỏa mãn yêu cu ở 10.2.1-6(1) của Phần 5 ở áp suất ít nhất bằng 0,5 MPa.

11.2.2. B trí các họng chữa cháy

Phi bố trí sao cho có ít nhất hai vòi nước có thể tới bất kỳ phần nào của boong trong khu vực hàng hóa, các phn boong của hệ thống chứa hàng và các np của két hàng nằm trên mặt boong. Phải bố trí một số lượng cần thiết các hng chữa cháy kèm theo các đoạn ống mềm có chiều dài không quá 33 mét ở nơi đáp ứng được yêu cầu ở trên và phải thỏa mãn yêu cầu ở 10.2.1-5 10.2.3-3 của Phn 5.

11.2.3. Van chn

Phải lắp các van chn ở mọi khuỷu nối ng và ở đường ống cứu hỏa chính hoặc các đường ống chính ở phía trước thượng tầng đuôi và theo các khong cách không quá 40 mét giữa các họng chữa cháy trên boong trong khu vực hàng hóa để tách rời các phần bị hng của đường ng chính.

11.2.4. Vòi phun

Tt cả các ống, van, vòi phun và các phụ tùng khác của h thống chữa cháy phải chống được sự ăn mòn của nước, và phải chịu được tác dụng của lửa.

11.2.5. Điều khiển txa

Nếu buồng máy của tàu không có người trực thì hệ thống phi khi đng và ni được ít nhất một bơm chữa cháy với đường ống chữa cháy chính bằng h thống điều khin từ xa ở buồng lái hoặc trạm điều khiển khác nằm ngoài khu vực hàng hóa.

11.3. Hệ thống phun nước thành sương (IGC Code 11.3)

11.3.1. Khu vực phải bao phủ được

Trên tàu chở các sản phẩm d cháy hoặc độc hại hoặc cả hai phải trang bị một hệ thống phun nước thành sương để làm mát, phòng cháy, bảo v thuyền viên và phải bao phủ được:

(1) Các vòm l của két hàng và các phần lộ của két hàng;

(2) Các bình chứa các sản phẩm d cháy hoặc độc lộ trên boong;

(3) Đường ống nhận và tr hàng dạng lỏng và khí, vùng đặt các van khống chế, vùng đặt các van điều khiển bất kỳ khác và ít nhất phải bằng diện tích của các khay hứng; và

(4) Vách bn của các thượng tầng và lầu thường xuyên có người, buồng máy nén hàng, buồng bơm hàng, buồng kho chứa các đồ vật có nguy cơ cháy cao, buồng kiểm soát hàng và tất cả các vùng đối diện với khu vực hàng hóa. Vách biên của thượng tầng mũi không thường xuyên có người không chứa các đồ vật có nguy cơ cháy cao hoặc thiết bị không cần phải bảo vệ bằng nước phun sương.

11.3.2. Bố trí và lưu lượng

H thống phải bao phủ được tất cả các khu vực nêu ở 11.3.1 có lượng sương phân bố đu ít nhất là 10 l/m2 trong một phút trên b mặt diện tích hình chiếu bằng và 4 l/m2 trong một phút trên b một diện tích hình chiếu đứng. Đối với các cấu trúc có các bề mt nằm ngang và thẳng đứng được xác định rõ ràng, lưu lượng của h thống phun sương phải có giá trị lớn hơn trong các giá trị sau:

(1) Diện tích b mặt hình chiếu bằng nhân với 10 l/m2 trong 1 phút, hoặc

(2) Din tích bề mặt thực tế nhân với 4 l/m2 trong 1 phút.

Trên các b mặt thẳng đứng, việc định khoảng cách các vòi phun bảo v các khu vực phía dưới có thể xét đến lượng nước chảy xuống từ khu vực cao hơn. Các van chặn phải được lắp rải rác trên đường ống phun sương chính để tách rời các phần bị hỏng. Cũng có thể chia hệ thống thành hai hoặc nhiều hơn các phần có thể vận hành độc lập với điều kiện là thiết bị điều khiển cần thiết đt ở cùng vị trí, phía sau khu vực hàng hóa. Phn bảo vệ khu vực bất kỳ nào nêu ở 11.3.1 (1) và (2) phải bao phủ được toàn bộ nhóm két theo chiều ngang tàu thuộc khu vực đó.

11.3.3. Lưu lượng của các bơm phun nước thành sương

Lưu lượng của các bơm phun nước thành sương phải đủ để cấp đồng thời một lượng nước theo yêu cầu tới tất cả các khu vực hoặc khi hệ thống được chia thành các phần, thì việc bố trí và lưu lượng phải sao cho cấp nước được đồng thời tới bất kỳ phần nào và tới các bề mặt nêu ở 11.3.1 (3) và (4). Cũng có thể dùng các bơm chữa cháy chính cho công việc này nếu tăng lưu lượng tổng cộng của chúng lên một lượng cần thiết cho hệ thống phun nước thành sương. Trong trường hợp sau, phải đặt một van chn giữa đường ống cứu ha chính và đường ng phun sương chính ở bên ngoài khu vực hàng.

11.3.4. Sử dụng cho công việc khác

Theo sự thỏa thuận với Đăng kiểm, các bơm nước bình thường dùng cho các công việc khác có thể được dùng để cấp nước cho hệ thống phun nước thành sương.

11.3.5. ng, van, vòi phun và các phụ tùng khác

Tất cả các ống, van, vòi phun và các phụ tùng khác trong các hệ thống phun nước thành sương phải chống được sự ăn mòn của nước biển, ví dụ có thể dùng ống mạ, và chịu được tác dụng của la.

11.3.6. Vị trí hệ thống điều khiển từ xa các bơm và van

Thiết bị khởi động từ xa các bơm cấp cho hệ thống phun nước thành sương và thiết bị điều khiển từ xa các van bình thường đóng trong hệ thống phải được bố trí ở các vị trí thích hợp bên ngoài khu vực hàng hóa, kề với các buồng ở, d tiếp cận và vận hành được trong trường hợp cháy ở các khu vực được bảo vệ.

11.4. Hệ thống chữa cháy bằng bột hóa chất khô

11.4.1. Quy định chung

Trên tàu chở các sản phẩm d cháy phải có hệ thống chữa cháy bằng bt hóa chất khô cố định để chữa cháy trên boong ở khu vực hàng và các khu vực làm hàng ở mũi và lái, nếu có thể. H thống và bột hóa chất khô phải đạt được mục đích này và được Đăng kiểm chấp nhận.

11.4.2. Cấu tạo của hệ thống

Hệ thống phải có kh năng cung cấp bt từ ít nhất từ hai đường ống mềm cầm tay hoặc kết hợp súng phun/vòi mm cầm tay tới mọi phần của khu vực hàng lộ trên boong, kể cả đường ống hàng trên boong. H thống phải được phát động nhờ khí trơ như Nitơ dùng riêng cho mục đích này và dự trữ trong các bình áp lực kề với các bình chứa bột.

11.4.3. Các súng phun và đường ống mềm cầm tay

Hệ thống để dùng trong khu vực hàng phải gồm có ít nhất hai bộ phận bt hóa học khô đc lập kèm theo các phương tiện điều khiển có liên quan, đường ống cố định của môi chất tạo áp suất cao, các súng phun và đường ng mm cầm tay. Đối với các tàu có dung tích hàng nhỏ hơn 1.000 m3 chi cần lắp một b phận như vậy nếu được Đăng kiểm chấp nhận. Phải trang bị một súng phun và bố trí sao cho bảo vệ được các khu vực đường ng nhận và trả hàng và phải có khả năng khi đng và xả tại chỗ hoặc từ xa. Súng phun không cần phải phun được xa nếu có thể cấp bột cần thiết tới tất cả các khu vực cần bảo vệ theo yêu cầu từ một vị trí. Tất cả các đường ng mềm xách tay và súng phun phải có kh năng khởi động ở cuộn giữ ống mềm hoặc ở súng phun. ít nht một đường ống mềm hoặc súng phun bằng tay phải được đ phía sau của khu vực hàng hóa.

11.4.4. Bộ phận chữa cháy

Một b phn chữa cháy có hai hoặc nhiều súng phun, các ống mềm xách tay hoặc kết hợp giữa chúng, phải có các ống ra độc lập tương ng ở bình chứa bột, trừ khi có phương tiện thay thế thích hợp đm bảo sự làm việc được Đăng kiểm chấp nhận. Khi có hai hoặc nhiều ống nối vào cùng một bộ phận thì phải bố trí sao cho bất kỳ súng phun và đường ng mềm cầm tay nào hoặc tất cả các súng phun và đường ống mềm cầm tay đu có khả năng làm việc đng thời hoặc nối tiếp nhau với lưu lượng theo quy định của chúng.

11.4.5. Lưu lượng của súng phun và đường ống mm cầm tay

Lưu lượng của một súng phun không được nhỏ hơn 10 kg/s. Các ống mm cầm tay phải không bị tht nút và được lp với một vòi phun có khả năng mở/đóng và xả với tc độ không nhỏ hơn 3,5 kg/s. Tốc độ xả tối đa phải sao cho một người vận hành được. Chiều dài của ống mềm cầm tay không được quá 33 mét. Khi có đường ống cố định lp giữa bình chứa bột và mt ống mềm cầm tay hoặc súng phun, chiu dài của đường ống không được quá chiều dài có thể duy trì được bột ở trạng thái lưu động trong thời gian sử dụng liên lục kéo dài hoặc gián đoạn, và có thể thi được hết bột ra khi hệ thống ngừng làm việc. Các ống mềm cầm tay và vòi phun phải có cấu tạo chịu được thời tiết hoặc được bảo qun trong vỏ chịu thời tiết hoặc nắp che và d lấy.

11.4.6. Lưu lượng bột a chất khô

Một lượng đủ bột hóa hc k phi được dự trữ trong mt bình chứa bảo đảm thời gian xả tối thiểu 45 giây cho tất cả các súng phun và ống mềm cầm tay nối với mỗi bộ phận bột. Vùng bao ph của các súng phun cố định phi phù hợp với các yêu cu sau:

Lưu lượng mỗi súng phun cố định (kg/s)

10 

25 

45

Khoảng cách bao phủ cực đại (m)

10

30

40

Các ứng mềm phi được xem là có khoảng cách bao ph hữu hiệu ti đa bằng chiều dài ống. Phải quan tâm đặc biệt đến các vùng được bo v nằm cao hơn nhiều so với vị trí súng phun hoặc vị trí cuộn cất ống mềm cầm tay.

11.4.7. Bộ phận chữa cháy bổ sung

Các tàu được trang bị để nhn và trả hàng ở mũi hoặc lái phải được trang bị một bộ phận bột hóa học khô hoàn chnh bổ sung có ít nhất một súng phun và một đường ống mềm cầm tay thỏa mãn yêu cầu ở t11.4.1 đến 11.4.6. B phân b sung này phải được đặt để bảo vệ các thiết bị dùng đ nhận và trả hàng ở mũi và lái. Khu vực đường ống hàng v phía trước và sau khu vực hàng phi được bảo v bằng các ống mềm cm tay.

11.5. Buồng bơm và máy nén hàng (IGC Code 11.5)

11.5.1. Thiết bị chữa cháy của buồng bơm và buồng máy nén hàng (IGC Code 11.5)

Các buồng máy nén bơm hàng của tất cả các tàu phải được trang bị một hệ thống dioxit cacbon theo quy định ở 25.2.125.2.2 Phn 5. Phải có thông báo ở các thiết bị điều khiển ghi rõ ràng hệ thống ch được sử dụng cho mục đích chữa cháy không dùng để làm trơ tránh trường hợp nguy hiểm vì cháy do tĩnh đin. Các thiết bị báo động theo yêu cầu 25.2.1-3(2) của Phần 5 phải an toàn khi sử dụng trong một hn hợp hơi không khí dễ cháy. Đ đạt được yêu cầu này, phải trang bị một h thống dập lửa thích hợp với các buồng máy. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp lượng khí dioxit cacbon phải đủ đ tạo ra một lượng khí tự do bằng 45% thể tích tổng cộng của các buồng máy nén và bơm hàng trong tất cả các trường hợp.

11.5.2. Hệ thng chữa cháy cho các tàu chuyên ch một lượng hạn chế các loại hàng

Phải bo v các buồng máy nén hàng và buồng bơm hàng của tàu dùng đ chở một lượng hạn chế các loại hàng bằng một h thống chữa cháy thích hợp được Đăng kiểm chấp nhận.

11.6. Trang bị chữa cháy cá nhân

11.6.1. S lượng trang b chữa cháy cá nhân (IGC Code 11.6.1)

Mỗi tàu chở các sản phẩm d