Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4960:1989 ISO 6742-2 Xe đạp - Cơ cấu chiếu sáng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4960:1989

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4960:1989 ISO 6742-2 Xe đạp - Cơ cấu chiếu sáng - Yêu cầu về quang học và vật lý - Phần 2: Thiết bị phản quang
Số hiệu:TCVN 4960:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Giao thông
Ngày ban hành:01/01/1989Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4960 : 1989

ISO 6742−2

XE ĐẠP − CƠ CẤU CHIẾU SÁNG − YÊU CẦU VỀ QUANG HỌC VÀ VẬT LÝ PHẦN 2: THIẾT BỊ PHẢN QUANG

Bicycles − Lighting and vetro−reflective devices − Photometric and physical requirements Part 2: Retro− rejective devices

 

Lời nói đầu

TCVN 4960 : 1989 hoàn toàn phù hợp với ISO 6742− 2.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ−CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

XE ĐẠP − CƠ CẤU CHIẾU SÁNG − YÊU CẦU VỀ QUANG HỌC VÀ VẬT LÝ PHẦN 2: THIẾT BỊ PHẢN QUANG

Bicycles − Lighting and vetro−reflective devices − Photometric and physical requirements Part 2: Retro− rejective devices

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về quang học và vật lý cho cơ cấu phản quang được lắp lên xe đạp để đi trên đường công cộng.

1 Định nghĩa

1.1 Cơ cấu phản quang: Một bộ phận lắp hoàn chỉnh gồm một hoặc nhiều chi tiết phản chiếu quang học.

1.2 Cơ cấu phản quang có góc phản chiếu rộng: Cơ cấu có sự phản chiếu qua góc vào trên mặt phẳng ngang không nhỏ hơn 500 về cả hai phía so với trục quang.

1.3 Cơ cấu phản quang thông thường: Cơ cấu có sự phản chiếu ánh sáng qua góc vào trên mặt phẳng ngang không nhỏ hơn 200 về cả hai phía so với trục quang.

2 Các ký hiệu và chi tiết được dùng

A- Diện tích bề mặt phản chiếu có hiệu của cơ cấu phản quang, cm2;

C- tâm quang

NC- trục quang

Rf- bộ thu, cơ cấu quan sát hoặc đo;

Cr- tâm của bộ thu

fr- đường kính của bộ thu Rr, nếu tròn, cm;

Se- nguồn chiếu sáng

Cs- tâm của nguồn chiếu sáng;

fs- đường kính của nguồn chiếu sáng, cm.

De- khoảng cách từ tâm Cs tới tâm C,m.

D’e- khoảng cách từ tâm Cr tới tâm C, m.

Hình 1 Biểu đồ giải thích các ký hiệu được dùng

CHÚ THÍCH De và D’e thường rất gần bằng nhau và trong điều kiện quan sát thông thường có thể coi De = D’e. Tuy nhiên, các khoảng cách này có ảnh hưởng rõ rệt khi sử dụng hệ tia chiếu sáng song đế có được khoảng cách đo được phóng đại.

D- đường kính trung bình của vành phản quang trên lớp xe có gắn phản quang, tính bằng milimét.

α - góc quan sát

β- góc vào. So với đương CSC luôn được xen ở vị trí nằm ngang, góc này có dấu hiệu đứng trước: -(trái),

+(phải), +(trên) hoặc (dưới) tùy theo vị trí của nguồn Se so với trục NC khi nhìn về phía cơ cấu phản quang. Tùy theo phương sẽ có góc, góc thẳng đứng và góc nằm ngang, góc thẳng đứng luôn được sử dụng trước tiên.

g - cung của góc cơ cấu đo Rr nhìn từ điểm C.

δ - cung của góc nguồn sáng Se nhìn từ điểm C.

ε - góc quay. Góc này là + khi chuyển động quay theo chiều kim đồng hồ khi nhìn về phía bề mặt được chiếu sáng. Nếu cơ cấu phản quang được ghi nhãn “TOP”, vị trí được chỉ dẫn như trên là vị trí đúng gốc.

CHÚ THÍCH Tất cả các góc được tính theo độ và phút.

E - độ rọi của cơ cấu phản quang, tính theo lux.

CIL - hệ số cường độ chiếu sáng, tính theo milicanđola trên lux.

3 Các yêu cầu về quang học

3.1 Cơ cấu phản quang

Khi thử theo phương pháp cho trong điều 8, các giá trị của hệ số CIL của cơ cấu phản quang không được nhỏ hơn các giá trị được nhỏ hơn các giá trị được cho trong Bảng 1 hoặc 2.

Bảng 1 áp dụng cho cơ cấu phản quang được lắp ở phía trước, bên cạnh và phía sau. Các giá trị đã cho được dùng cho cơ cấu phản quang màu trắng. Các giá trị CIL cho cơ cấu phản quang.

Hệ số cường độ chiếu sáng CIL cho cơ cấu phản quang màu trắng.

Bảng 1

Góc quan sát

α o

Góc vào, β0

Thẳng đứng: 0

Nằm ngang:0

± 10

0

0

± 20

0

± 30

0

± 40

0

± 50

Hoặc 0012’

hoặc 0020’

2500

1800

1650

1200

850

610

750

540

650

470

550

400

1030’

26

18

11

11

11

11

CHÚ THÍCH

1) Các giá trị của góc vào ± 30, ± 40 và ± 500 không áp dụng cho cơ cấu phản quang thông thường.

2) Màu vàng bằng 5/8 giá trị của CIL cho cơ cấu phản quang màu trắng. Các giá trị CIL cho cơ cấu phản quang màu đỏ bằng 1/4 giá trị CIL cho cơ cấu phản quang màu trắng.

Bảng 2 Áp dụng cho cơ cấu phản quang lắp trên bàn đạp

Hệ số cường độ chiếu sáng CIL cho cơ cấu phản quang màu vàng lắp trên bàn đạp.

Bảng 2

Góc quan sát

α o

Góc vào, β0

Thẳng đứng: 0

Nằm ngang: 0

± 10

0

0

± 20

Hoặc 0012’

hoặc 0020’

450

325

350

250

175

125

1030’

16,5

11,5

7,5

3.2 Lốp xe có gắn phản quang

Khi thử theo phương pháp cho trong mục 9 các giá trị CIL cho lốp có gắn phản quang không được nhỏ hơn các giá trị cho trong Bảng 3. Trong trường hợp khi D nhỏ hơn 420 mm.

Bảng 3 Hệ số cường độ chiếu sáng CIL cho lốp có gắn phản quang

Góc quan sát

α o

Góc vào, β0

- 40

200

400

500

Hoặc 0012’

hoặc 0020’

1,21 D

0,91 D

1,06 D

0,80 D

0,70 D

0,53 D

0,21 D

0,16 D

1030’

0,121 D

0,106 D

0,070 D

0,021 D

Giá trị trắc quang tối thiểu cho mỗi lần quan sát và góc vào sẽ lấy bằng giá trị ứng với D = 420 mm.

4 Các yêu cầu về so màu

Khi xác định theo phương pháp cho trong mục 10, màu sắc của ánh sáng phản chiếu phải nằm trong diện tích được xác định bởi các tọa độ so màu đã cho trong Bảng 4.

CHÚ THÍCH Để chuẩn hóa các diện tích này được chỉ trên đồ thị trong Hình 2.

Bảng 4 x – y các tọa độ màu của các giao điểm của các đường giới hạn màu

Màu

 

Đỏ

x

y

0,665

0,335

0,645

0,335

0,721

0,259

0,735

0,265

 

Vàng

x

y

0,560

0,440

0,546

0,426

0,612

0,382

0,618

0,382

 

Trắng

x

y

0,285

0,332

0,453

0,440

0,500

0,440

0,500

0,382

0,440

0,382

0,285

0,264

Trắng/vàng*)

x

y

0,380

0,408

0,509

0,490

0,618

0,382

0,440

0,382

0,380

0,337

 

CHÚ THÍCH *) Màu trắng/ vàng chỉ dùng cho lốp có gắn phản quang.

Hình 2 Các đường giới hạn của các diện tích màu cho các cơ cấu phản quang

5 Các yêu cầu về vật lý

5.1 Cơ cấu phản quang

5.1.1 Kết cấu

Cơ cấu phản quang phải được phối hợp với nhau theo phương pháp thích hợp để đảm bảo cho cơ cấu phản quang được lắp theo hướng đã định đối với xe đạp.

5.1.2 Phép thử

5.1.2.1 Yêu cầu chung

Cơ cấu phản quang phải phù hợp với các yêu cầu về trắc quang và so màu của mục 3.1 và 4 và không có sự tháo lỏng tại các chỗ lắp ráp hoặc sự méo mó của khung vỏ ảnh hưởng tới chất lượng của cơ cấu phản quang sau một hoặc tất cả các phép thử được cho trong từ 5.1.2.2 đến 5.1.2.6.

5.1.2.2 Thử chịu nhiệt độ

Khi thử theo phương pháp dưới đây, cơ cấu phản quang không xuất hiện các khuyết tật có thể nhận thấy được;

Đặt cơ cấu phản quang trong một lò được đốt nóng trước trong thời gian ít nhất là 1 h nhiệt độ 50  oC

CHÚ THÍCH Cơ cấu phản quang lắp trên bàn đạp có thể được thử toàn bộ cùng với bàn đạp.

5.1.2.3 Thử va chạm

Khi cơ cấu phản quang được thử bằng phương pháp cho rơi ở nhiệt độ trong phòng, mặt quang (thấu kính) không được có vết rạn nứt.

Lắp cơ cấu phản quang theo cách tương tự như khi lắp lên xe đạp nhưng mặt quang được đặt nằm ngang và hướng từ dưới lên trên.

Cho một viên bi thép được mài nhẵn, đường kính 13 mm rơi theo phương thẳng đứng từ chiều cao 0,76 mm vào phần giữa của mặt quang. Viên bi có thể được dẫn hướng nhưng không cản trở quá trình rơi tự do của nó.

CHÚ THÍCH: Cơ cấu phản quang lắp trên bàn đạp được miễn trừ yêu cầu này.

5.1.2.4 Thử chống ẩm

Theo tất cả các chi tiết có thể tháo được của cơ cấu phản quang, có đòn hoặc không và nhúng vào trong nước có nhiệt độ (50 ± 5) oC trong 10 phút, điểm cao nhất của mặt trên của mặt phản quang cách mặt nước 20 mm. Lặp lại phép thử này sau khi đã quay cơ cấu phản quang 1800 để cho mặt phản quang ở dưới đáy và mặt sau được phủ một lớp nước 20 mm. Sau đó nhúng tức thời có cấu phản quang vào nước có nhiệt độ (25 ± 5) oC với cùng một điều kiện như trên.

5.1.2.5 Thử độ thẳng và phẳng của khung cơ cấu phản quang

Khi thử theo phương pháp sau đây, trục quang của cơ cấu phản quang (trừ cơ cấu phản quang lắp trên bàn đạp hoặc cơ cấu phản quang lắp trên nan hoa) không được lệch quá 150 trong quá trình thử và không có sự dịch chuyển vĩnh viễn lớn hơn 50 sau khi thử.

Cơ cấu phản quang và khung của nó được lắp trên chi tiết cứng vững hoặc một chi tiết của khung định dùng để lắp cơ cấu phản quang (trên một xe đạp được lắp vững chắc). Tác dụng một lực 90 N vào cơ cấu phản quang ít nhất theo 3 phương dễ gây ảnh hưởng tới độ thẳng và phẳng của cơ cấu.

5.1.2.6 Thử chịu ăn mòn

Sau khi thử theo phương pháp được cho trong ISO 3786, cơ cấu phản quang không được xuất hiện ở bất kỳ dấu hiệu nào có thể nhìn thấy được sự ăn mòn có ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của khung hoặc vỏ của cơ cấu.

Thời gian là 50 h gồm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn 24 h, giữa hai giai đoạn có một khoảng thời gian trung gian 2 h để cho mẫu thử được khô.

5.1.2.7 Thử chịu nhiên liệu

Nhúng bề mặt ngoài của cơ cấu phản quang vào hỗn hợp gồm 70 % hep ten-n và 30 % toluen (theo thể tích). Sau 5 phút làm sạch bề mặt bằng rửa trong dung dịch làm sạch và súc rửa trong nước sạch.

5.1.2.8 Thể chịu đàn bôi trơn

Lau nhẹ bề mặt ngoài của cơ cấu phản quang bằng bông có nhúng dầu bôi trơn. Sau 5 phút làm sạch bề mặt bằng rửa trong dung dịch làm sạch và rửa trong nước sạch.

5.2 Lốp xe gắn vành phản quang

5.2.1 Hình dáng và vị trí

Dải phản quang phải có hình dạng là một vành tròn liên tục các chất phản quang được gắn ở hai mặt bên của lớp.

5.2.2 Phép thử

5.2.2.1 Yêu cầu chung

Khi thực hiện các phép thử theo các mục từ 5.2.2.2 đến 5.2.2.9. Vật liệu phản quang trên lốp xe phải phù hợp với các yêu cầu về trắc quang của mục 5.2 đối với = 0012’ hoặc 0020’ và β= − 40 và phù hợp với các yêu cầu về so màu của điều 4 như đã cho trong Bảng 5.

Trong bảng cũng chỉ rõ khi nào có thể dùng mẫu thử là một phần của lốp thay cho cả lốp xe. Mẫu thử là một phần được cắt ra từ lốp, trước hết không dùng cho thử tính chất vật lý theo tiêu chuẩn này các yêu cầu của điều 3.2 và 4 cũng không áp dụng mẫu thử là một phần cắt được cắt ra từ lốp.

Bảng 5 Khả năng áp dụng các mẫu thử cho các yêu cầu về trắc quang và so màu

Thử theo điều

Lốp hoặc một phần lốp được dùng

Áp dụng các yêu cầu về trắc quang

Áp dụng các yêu cầu về so màu

5.2.2.2

5.2.2.3

5.2.2.4

5.2.2.5

5.2.2.6

5.2.2.7

5.2.2.8

5.2.2.9

Lốp

Một phần lốp

nt

nt

Lốp

nt

nt

nt

Có, như Bảng 3

Không

Không

Không

Có, xem 5.2.2.6

Có, như Bảng 3

nt

Có, xem 5.2.2.9

Không

Không

Không

5.2.2.2 Thử chịu nhiệt

Khi thử theo phương pháp sau đây sẽ không được xuất hiện sự rạn nứt, bong tróc hoặc phồng rộp của vật liệu phản quang có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng sử dụng của cơ cấu.

Tiến hành thử mẫu trong điều kiện sau:

a) 12 h liên tục ở nhiệt độ (65 ± 50) oC với độ ẩm tương đối 10 % ± 5 %.

b) ít nhất là 1 h ở nhiệt độ (23 ± 5) oC và độ ẩm tương đối 50 % ± 10 %.

c) 15 h liên tục ở nhiệt độ (-20 ± 5) oC.

5.2.2.3 Thử bản dính

Vật liệu phản quang phải bám dính với lốp sao cho khi thử theo điều kiện được mô tả, một lực lớn hơn lực cần thiết để tách lớp phản quang ra khỏi vật liệu nền của lốp được tác động sẽ làm cho lớp phản quang bong ra hoặc bị đứt.

Điều kiện: mẫu thử được đưa vào nhiệt độ (50 ± 5) oC trong 30 phút sau đó được đưa vào nhiệt độ (23 ± 5) oC trong 30 phút.

Dùng dao nhọn tách lớp phản quang khỏi lốp.

Tác dụng lực 1 N trên 1 milimét chiều rộng của lớp phản quang theo hướng vuông góc với lớp này để thử tách lớp phản quang ra khỏi lớp.

5.2.2.4 Thử chịu cọ sát

Vật liệu phản quang phải chịu được cọ sát tương tự như vật liệu của lốp sao cho khi cọ sát với một bàn chải thép ướt, vật liệu phản quang bị tách khỏi lớp đã bơm căng và vật liệu làm lốp cũng sẽ bị tách ra cùng với vật liệu phản quang.

5.2.2.5 Thử chịu va chạm

Khi thử theo phương pháp sau đây vật liệu phản quang không được rạn nứt hoặc bị bong khỏi mặt ngoài của lớp trên khoảng chiều dài bằng một nửa chiều rộng của vật liệu phản quang tính từ điểm va chạm.

Điều kiện: mẫu thử được đưa vào nhiệt độ (-20 ± 5) oC trong 1 h. Ngay sau khi được đưa ra khỏi buồng lạnh, đặt mẫu trên một đế đỡ cứng rồi cho vào một viên bi thép đường kính 25mm rơi từ chiều cao 2 m xuống bề mặt lớp phản quang.

5.2.2.6 Thử chịu ăn mòn

Sau khi thử theo phương pháp thử phun dung dịch muối vật liệu phản quang không được có sự ăn mòn rõ rệt để có thể làm hư hỏng tới 75 % giá trị của hệ số CIL trong Bảng 3 tại α = 0012’ hoặc 0o20’ và β= − 4 0.

Thời gian thử là 50 h, gồm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn 24 h, giữa hai giai đoạn có khoảng thời gian trung gian 2 h để cho mẫu khô.

5.2.2.7 Thử chịu nhiên liệu

Xát nhẹ vào mặt phản quang của mẫu thử bằng miếng vải bông được nhúng vào nhiên liệu thử gồm 70 % n-heptane và 30 % toluen (theo thể tích).

Sau 5 phút, làm sạch mặt phản quang bằng cách rửa trong dung dịch làm sạch rồi xúc rửa trong nước sạch.

5.2.2.8 Thử chịu dầu bôi trơn

Xát nhẹ vào mặt phản quang của mẫu thử bằng miếng vải bông được nhúng vào dầu bôi trơn, sau 5 phút, xoa nhẹ vào bề mặt để làm sạch bằng dung dịch chất béo nhẹ như heptan, sau đó rửa bằng dung dịch trung hòa rồi xúc rửa trong nước sạch.

5.2.2.9 Thử nước

Nhúng mẫu thử vào nước ở nhiệt độ (23 ± 5) oC trong 1 phút 30 giây sau khi lấy mẫu thử ra, tiến hành đo giá trị CIL đối với α = 0012’ hoặc 0020’ và β= −40. Giá trị CIL không được nhỏ hơn 50 % so với giá trị nhỏ nhất trong 1.2.

6 Thử trắc quang cho cơ cấu phản quang

6.1 Nguyên tắc

Hệ số cường độ chiếu sáng, CIL được xác định bằng cách đo độ rọi tại chi tiết thử và cường độ chiếu sáng theo phương được đặt thiết bị đo ánh sáng.

6.2 Sự sắp xếp dụng cụ

Để đo cơ cấu phản quang, sự sắp xếp thông thường các dụng cụ được chỉ dẫn trên Hình 3 với bộ phận thu được đặt thẳng đứng ở phía trên nguồn sáng.

Tuy nhiên để đo chất lượng quang học của cơ cấu phản quang (có vân cầu) bộ phận theo cần được bố trí luân phiên kề liền với nguồn sáng trong cùng một mặt phẳng ngang.

Hình 3 Sự sắp xếp dụng cụ thử cơ cấu phản quang

6.3 Nguồn chiếu sáng

6.3.1 Nguồn chiếu sáng phải phù hợp với các tài liệu kỹ thuật đã được xét duyệt.

6.3.2 Hình dáng và kích thước của lỗ phải được lựa chọn phù hợp với lỗ bộ phận thu khoảng cách quan sát và loại cơ cấu phản quang được thử.

Góc lỗ của nguồn được nhìn từ tâm quang của cơ cấu phản quang lớn nhất là 10’.

6.4 Bộ phận thu

6.4.1 Bộ phận thu phải đáp ứng được các yêu cầu về quang phổ của một bộ phận quan trắc màu.

6.4.2 Góc lỗ của bộ phận thu được nhìn từ tâm quang của cơ cấu phản quang lớn nhất là 10’.

6.5 Khoảng cách quan sát

Khoảng cách quan sát tối thiểu phải là 10 m hoặc khoảng cách nhìn tương đương.

6.6 Giá lắp cơ cấu phản quang.

6.6.1 Khi thử, cơ cấu phản quang phải được lắp trên một máy đo góc hoặc giá đỡ khác thích hợp để bảo đảm góc vào theo yêu cầu.

Giá đỡ cơ cấu phản quang phải đảm bảo sao cho có thể tạo được góc vào nằm ngang bằng cách quay cơ cấu phản quang xung quanh một trục thẳng đứng động; góc và thẳng đứng – bằng cách quay xung quanh một trục nằm ngang cố định.

6.6.2 Tâm của diện tích phản chiếu sẽ là tâm quay và sẽ nằm trên trục đi qua tâm của nguồn sáng khi β = %

6.7 Diện tích thử của cơ cấu phản chiếu

Để đo ánh sáng, diện tích lớn nhất của mặt cơ cấu phản quang được chiếu trên mặt phẳng góc vuông với trục quang của nó phải là 80 cm2 và nằm trong vòng tròn có đường kính 250 mm.

6.8 Độ rọi của cơ cấu phản quang

Độ rọi của cơ cấu phản quang phải đồng nhất với sai số 5 % trên toàn bề mặt của cơ cấu phản quang.

6.9 Sự định hướng của cơ cấu phản quang

6.9.1 Cơ cấu phản quang phải được thử về tính định hướng sẽ được dự kiến sử dụng.

Cơ cấu phản quang gắn trên nan hoa phải được thử tính định hướng đơn giản sao cho đảm bảo được chất lượng làm việc tốt nhất.

6.9.2 Khi sự phản chiếu ánh sáng không màu từ bề mặt trước gây trở ngại cho việc trắc quang tại một điểm thử nào đó, cơ cấu phản quang có thể được quay xung quanh trục thẳng đứng hoặc nằm ngang của nó một góc không vượt quá 40.

7 Thử trắc quang cho lớp có gắn lớp phản quang

7.1 Sự sắp xếp dụng cụ

Sự sắp xếp chung về dụng cụ như đã chỉ trên Hình 3 trừ bộ phận thu có thể được bố trí liền kề với nguồn sáng trong cùng một mặt phẳng ngang.

7.2 Nguồn chiếu sáng

7.2.1 Nguồn chiếu sáng phải giống như vật chiếu sáng A được quy định trong công bố (xuất bản phẩm) No15 và phải ổn định.

7.2.2 Đường kính của dải (phản quang) không vượt quá De/500, ở đây De là khoảng cách từ nguồn sáng tới cơ cấu phản quang.

7.3 Bộ phận thu

7.3.1 Bộ phận thu phải đáp ứng được các yêu cầu về quang phổ của một bộ phận quang trắc màu.

7.3.2 Các kích thước của diện tích làm việc của bộ phận thu phải đảm bảo sao cho không có điểm nào trên chu vi của bộ phận thu lớn hơn De/1000 kể từ tâm của nó, ở đây De là khoảng cách từ nguồn ánh sáng tới cơ cấu phản quang.

7.4 Độ rọi và khoảng cách quan sát

Khoảng cách giữa nguồn sáng và tâm của bánh xe và giữa bộ phận thu và tâm của bánh xe không được nhỏ hơn 10 m.

7.5 Độ rọi tại cơ cấu phản quang

Đo độ rọi vốn có trên vành phản quang tại các khoảng cách như nhau không lớn hơn 450 xung quanh bánh xe với bộ phận thu được định hướng theo phương của tia bức xạ tới. Trị số trung bình của các số dọc sẽ là độ rọi trung bình của mẫu thử, nếu một trong các số dọc khác lớn hơn 10 % so với độ rọi trung bình thì nên dùng nguồn sáng đồng nhất hơn.

7.6 Phương pháp thử

7.6.1 Để thử vật liệu phản quang trên lốp, lốp được lắp trên một bánh xe và được bơm căng tới áp suất do cơ sở sản xuất quy định.

7.6.2 Tiến hành thử cho vành phản quang trên mỗi mặt bên của lốp.

7.6.3 Đo độ rọi của bộ phận thu do sự phản chiếu theo góc vào và góc quan sát được cho trong Bảng 3.

CHÚ THÍCH Góc vào tương ứng với trường hợp đường quan sát của bộ phận thu nằm giữa đường tới và trục quang của vành phản quang, và góc vào âm ứng với trường hợp đường tới nằm giữa đường quan sát của bộ phận thu va trục quang của vảnh phản quang.

8 Thử so màu

8.1 Đo và dụng cụ

Các tọa độ màu được xác định trong điều kiện α = 0020’ và β = 50 bằng dụng cụ đo ảnh phổ hoặc dụng cụ so màu. Mẫu thử được chiếu sáng bởi một nguồn của vật chiếu sáng A theo CIL. Thực hiện sự hiệu chuẩn hợp lý và quan sát cẩn thận. Đặc biệt, nếu dùng dụng cụ so màu, cần hiệu chỉnh dụng cụ với nguồn sáng có màu tiêu chuẩn mà đặc tính phổ của nó có liên quan gần gũi với đặc tính phổ của mẫu thử. Nếu sử dụng các bề mặt màu tiêu chuẩn có bề mặt bóng láng hoặc có bề mặt phản quang, chóng phải được hiệu chuẩn với cùng một phương pháp và dụng cụ.

8.2 So sánh bằng mắt

Màu của mẫu thử được chiếu sáng như trong 10.1 phải được so sánh với một trong các điều kiện sau:

a) một cơ cấu phản quang chấp nhận đã được chiếu sáng và quan sát trong những điều kiện như nhau;

b) một nguồn tự phát sáng có độ rọi tương tự mà tọa độ màu của nó nằm trong diện tích đã cho trong Bảng 4.

Diện tích quan sát được bao che bởi ánh sáng bên ngoài. Phía sau và xung quanh vùng quan sát sẽ có bề mặt trung gian mờ tối. Mẫu thử và chi tiết so sánh phải đặt kề nhau.

8.3 Việc sử dụng các phương pháp

Do bằng dụng cụ được dùng để kiểm các mẫu các kiểm tra và mẫu so sánh, để chấp nhận các sản phẩm mới. Phương pháp so sánh bằng mắt chỉ giới hạn cho một lô mẫu thử.

9 Ghi nhãn

Mỗi cơ cấu phản quang phải được ghi nhãn với các nội dung:

a) số hiệu của tiêu chuẩn này;

b) tên hoặc nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất.

Nội dung a phải được ghi ở phía trước của mặt chiếu sáng hoặc trên một trong các mặt chiếu sáng, chiều cao của chữ và số không nhỏ hơn 1 mm.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi