Trang /
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13892-3:2023 Phương tiện giao thông đường sắt - Phần 3
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13892-3:2023
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13892-3:2023 Phương tiện giao thông đường sắt - Phương pháp đo và sai số kích thước toa xe hàng - Phần 3: Toa xe hàng có 2 bộ trục bánh
Số hiệu: | TCVN 13892-3:2023 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Giao thông |
Ngày ban hành: | 15/12/2023 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13892-3:2023
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT - PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ SAI SỐ KÍCH THƯỚC TOA XE HÀNG - PHẦN 3: TOA XE HÀNG CÓ 2 BỘ TRỤC BÁNH
Railway vehicles - Measuring methods and dimension tolerances of freight wagons - Part 3: Freight wagons with 2 wheelsets
Lời nói đầu
TCVN 13892-3:2023 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn BS 13775-3: 2003.
TCVN 13892-3:2023 do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT - PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ SAI SỐ KÍCH THƯỚC TOA XE HÀNG - PHẦN 3: TOA XE HÀNG CÓ 2 BỘ TRỤC BÁNH
Railway vehicles - Measuring methods and dimension tolerances of freight wagons - Part 3: Freight wagons with 2 wheelsets
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về đo các toa xe hàng có 2 bộ trục bánh, đảm bảo các phép đo được áp dụng theo chỉ tiêu thống nhất, áp dụng cho các toa xe hàng có 2 bộ trục bánh mới và hoán cải. Các quy định vượt quá phạm vi của những yêu cầu này nên được thỏa thuận dựa trên cam kết giữa các bên liên quan.
Các phương tiện thuộc phạm vi các kiểm tra kích thước khác nhau sẽ do các yêu cầu của thiết kế của thiết bị lắp trên phương tiện khi không nằm trong các phần của bộ tiêu chuẩn này.
2 Tài liệu viện dẫn
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các tài liệu viện dẫn sau. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi)
TCVN 13892-1, Phương tiện giao thông đường sắt - Phương pháp đo và sai số kích thước toa xe hàng - Phần 1: Nguyên tắc đo
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa đưa ra trong TCVN 13892-1 và các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây:
3.1
Trục chuẩn chính (main reference axis)
Đường thẳng đi qua 2 điểm giao cắt của các cung giao cắt có bán kính r ở 2 đầu của toa xe.
CHÚ THÍCH: Việc xác định tâm của toa xe hàng được minh họa trong quá trình đo 1
3.2
Độ nghiêng lệch (distortion)
Khoảng cách từ các lỗ quang treo tới mặt phẳng chuẩn chạy song song với bệ toa xe hàng.
3.3
Tùy chọn (optional)
Quá trình chỉ được thực hiện nếu được thỏa thuận đặc biệt giữa nhà sản xuất và khách hàng
CHÚ THÍCH: Quá trình nên được đặt hàng riêng biệt
4 Ký hiệu và chữ viết tắt | |
SO: | Đỉnh ray |
1 | Đầu số 1 của phương tiện |
2 | Đầu số 2 của phương tiện |
Lỗ quang treo có đệm | |
Hộp trục có má định vị |
5 Các yêu cầu
5.1 Yêu cầu chung
Các sai lệch giới hạn áp dụng cho các sản phẩm hoàn thiện trong từng trường hợp
Cho phép các sai khác so với tiêu chuẩn này nếu các sai khác đó không gây nguy hiểm cho vận hành. Tuy nhiên, các sai khác phải được thỏa thuận với các bên cam kết liên quan và đơn vị kiểm tra.
5.2 Chuẩn bị các điều kiện
Cần bám theo các nguyên tắc đặt ra trong TCVN 13892-1 để chuẩn bị các điều kiện để thực hiện các quá trình đo như được quy định trong tiêu chuẩn này
5.3 Các quá trình đo
Phải sử dụng dạng mẫu bảng theo dõi để ghi lại các kết quả của quá trình đo được đưa ra trong Phụ lục A
5.3.1 Quá trình đo 1
Xác định và cố định trục chuẩn chính của toa xe hàng
Được thể hiện ở vị trí trục chuẩn chính
Chú dẫn
1 Trục chuẩn chính của toa xe hàng
Hình 1
Tại mỗi đầu của toa xe hàng từ các tâm đối diện nhau của các lỗ quang treo trên xà đầu tương ứng, phải xác định các điểm giao cắt của 2 cung tròn giao cắt có bán kính r. Trục chuẩn chính của toa xe hàng là đường thẳng đi qua hai điểm giao cắt (xem Hình 1). Trục phải được thể hiện bằng nét cố định rõ ràng
5.3.2 Quá trình đo 2
Độ thẳng của các mặt ngoài bệ xe theo phương y
Đo sai lệch với độ thẳng y1 của bệ xe (xem Hình 2)
Dung sai độ thẳng y1: 5 mm
5.3.3 Quá trình đo 3
Sai lệch độ thẳng của các xà dọc theo phương z
Hình 3
Đo sai lệch độ thẳng z1 của các xà dọc ở vị trí vận hành của bệ xe tại các điểm đo 1R, 2R, 3R, 1L, 2L và 3L (xem Hình 3).
Sai lệch giới hạn đối với z1.1 và z1.3: ± 5 mm
Đối với z1,2 cho các toa xe hàng | ≤ 15 m: mm |
| > 15 mm: mm |
Sai lệch theo phương ngang phải không vượt quá các giá trị sau giữa bên phải và bên trái:
|z1.1R - z1.1L| ≤ 5 mm
|z1.3R - z1.3L| ≤ 5 mm
Các giá trị này áp dụng cho các toa xe hàng không có thiết kế độ vồng. Nếu có yêu cầu về thiết kế, phải sử dụng thông tin trên bản vẽ.
5.3.4 Quá trình đo 4
Chiều rộng bệ xe; khoảng cách giữa các mặt ngoài với trục chuẩn chính của toa xe hàng
Hình 4
Đo khoảng cách y2 từ trục chuẩn chính của toa xe hàng tới bề mặt ngoài của bệ xe tại các điểm 1R, 2R, 3R, 1L, 2L và 3L (xem Hình 4)
Sai lệch giới hạn cho y2 : mm
5.3.5 Quá trình đo 5
Độ vuông góc của thành đầu với trục chuẩn chính của toa xe hàng
Hình 5
Đo độ vuông góc của thành đầu x1 với trục chuẩn chính của toa xe hàng trong khoảng không gian giữa tâm giảm chấn c ở cả 2 đầu toa xe hàng (xem Hình 5)
Dung sai độ vuông góc cho x1: ≤ 5 mm tương ứng với C
5.3.6 Quá trình đo 6
Chiều dài qua các thành đầu
Hình 6
Tổng chiều dài x2 của bệ xe qua thành đầu được đo theo trục chuẩn chính của toa xe hàng (xem Hình 6)
Sai lệch giới hạn cho x2: mm
5.3.7 Quá trình đo 7
Vị trí của khung chứa móc nối ở vị trí vận hành
Chú dẫn
1 Mặt phẳng chuẩn nằm ngang
2 Trục chuẩn chính của toa xe hàng
Hình 7
a) Đo sai lệch chiều cao z2 giữa các đầu của khung chứa móc nối và mặt phẳng chuẩn ở từng đầu toa xe hàng (xem Hình 7).
Dung sai Δz2: ≤ 4 mm
b) Đo sai lệch đối xứng giữa khung chứa móc nối và trục chuẩn chính của toa xe hàng (xem Hình 7)
Dung sai đối xứng y3: ≤ 4 mm
5.3.8 Quá trình đo 8
Khung chứa móc nối
Chú dẫn
1 Tâm móc nối tự động
2 Má đấm kéo
3 Trục chuẩn chính của toa xe hàng
4 Mặt tiếp xúc bệ đỡ giảm chấn
5 Má đỡ đấm
Hình 8
a) Đo khoảng cách x3 giữa má đấm kéo và má đỡ đấm; phải xác định x3 từ điểm xa nhất trên má đấm kéo so với mặt tiếp xúc của bệ đỡ giảm chấn đến điểm gần nhất trên má đỡ đấm so với mặt tiếp xúc của bệ đỡ giảm chấn (xem Hình 8),
Sai lệch giới hạn cho x3: mm trong trường hợp má đấm kéo được hàn tích hợp
b) Đo khoảng cách x4 giữa má đấm kéo và mặt tiếp xúc của bệ đỡ giảm chấn (xem Hình 8)
Sai lệch giới hạn cho x4: ± 2 mm
c) Đo khoảng cách x5 giữa dải chặn và má đấm kéo (xem Hình 8)
Sai lệch giới hạn cho x5: ± 2 mm
CHÚ THÍCH: Kích thước này thể hiện vị trí của má đấm kéo. Nhà sản xuất có dung sai nhỏ hơn.
d) Đo khoảng cách x7 giữa mặt tiếp xúc của bệ đỡ giảm chấn và mép của góc mở (xem Hình 8).
Sai lệch giới hạn cho x7: mm
e) Đo độ sâu x8 của khu vực đặt bệ đỡ (xem Hình 8)
Sai lệch giới hạn cho x8: ± 2 mm
f) Đo sai lệch ngang so với độ vuông góc x9 của má đấm kéo hoặc má đỡ đấm đến đường tâm của khung chứa (xem Hình 8)
Dung sai độ vuông góc x9: 1,5 mm
g) Đo sai lệch đứng so với độ vuông góc x10 của má đấm kéo hoặc má đỡ đấm đến đường tâm của khung chứa (xem Hình 8)
Dung sai độ vuông góc x10: 1,5 mm
h) Đo khoảng cách y4 giữa 2 xà dọc (xem Hình 8)
Sai lệch giới hạn cho y4: ±3 mm
i) Đo khoảng cách y5 giữa các má đấm kéo của bệ xe theo phương ngang (xem Hình 8)
Sai lệch giới hạn cho y5: mm
j) Đo chiều rộng bệ lắp móc nối y6 (xem Hình 8)
Sai lệch giới hạn cho y6: mm
k) Đo khoảng cách z3 giữa tâm khung chứa và tấm nắp trước hoặc tấm đệm trước (xem Hình 8)
Sai lệch giới hạn cho z3: mm
l) Đo khoảng cách z4 giữa tâm khung chứa và tấm nắp sau hoặc tấm đệm sau (xem Hình 14)
Sai lệch giới hạn cho z4: mm
5.3.9 Quá trình đo 9
Khoảng cách giữa tâm của khung lỗ khoan lắp giảm chấn và mép dưới của xà dọc
Hình 9
Đo khoảng cách z5 từ tâm của khung lỗ khoan bắt giảm chấn đến mép trước của xà dọc ở các điểm đo 1R, 2R, 1L, 2L (xem Hình 9).
Sai lệch giới hạn cho z5: mm.
5.3.10 Quá trình đo 10
Khoảng cách giữa tâm móc nối và mép dưới của xà dọc
Chú dẫn
1 Lỗ đo
Hình 10
Đo khoảng cách z6 giữa tâm của móc nối đến mép dưới của xà dọc trên mép trước của xà đầu tại các điểm đo 1 và 2 (xem Hình 10).
Sai lệch giới hạn cho z6: mm.
Tâm của móc nối phải được ký hiệu bằng 2 ký hiệu cố định rõ ràng ở bệ móc nối.
5.3.11 Quá trình đo 11
Độ vuông góc của xà đầu
Hình 11
Đo sai lệch độ vuông góc của xà đầu x1 trong khu vực tấm đỡ giảm chấn (G) tương ứng với mép trên của các xà dọc ở các điểm đo 1R, 2R, 1L và 2L Chiều dài đo là chiều cao của tấm đỡ giảm chấn (xem Hình 11).
Sai lệch giới hạn cho độ vuông góc x11 = ≤ 1 mm trên chiều dài G.
5.3.12 Quá trình đo 12
Vị trí của lỗ quang treo để xác định độ nghiêng lệch
Chú dẫn
1 Mặt phẳng cân bằng
Hình 12
Để thực hiện phép đo này, toa xe hàng phải ở trạng thái đỡ 3 điểm không giới hạn, trong đó 1 đầu toa xe hàng phải được đỡ bằng 2 điểm cách trục chuẩn chính đều nhau và đầu còn lại của toa xe được đỡ tại 1 điểm trên trục chuẩn chính của toa xe hàng
Đo khoảng cách zn giữa lỗ quang treo và mặt phẳng cân bằng (xem Hình 12).
Từ phép đo 8 sẽ đưa ra được zn giữa 4 cặp lỗ quang treo, phải xác định mặt phẳng cân bằng trên tâm của bộ phận chạy.
Từ 4 giá trị này, phải tính toán sai lệch z12 so với mặt phẳng cho 1 điểm theo 3 khoảng cách còn lại.
Sai lệch giới hạn cho z12: ≤ 4 mm
Xem Phụ lục B (tham khảo)
5.3.13 Quá trình đo 13
Khoảng cách của các xà dọc có gắn cố định lỗ quang treo so với trục chuẩn chính của toa xe hàng
Hình 13
Đo khoảng cách y8 từ đường tâm của toa xe hàng đến mép trong hoặc ngoài của các xà dọc có gắn cố định các lỗ quang treo ở các điểm đo 1R, 2R, 1L và 2L (xem Hình 13).
Sai lệch giới hạn cho y8: mm.
5.3.14 Quá trình đo 14
Vị trí của các mặt đầu lỗ quang treo.
Chú dẫn
1 Mặt phẳng chuẩn
2 Trục chuẩn chính của toa xe hàng
Hình 14
Đo sai lệch y9 của hai mặt ngoài của các lỗ quang treo bên trong so với các mặt ngoài của lỗ treo phía ngoài (xem Hình 14).
Sai lệch giới hạn cho y9: ±2 mm
5.3.15 Quá trình đo 15
Đường chéo giữa các đôi quang treo
Đo đường chéo x12 nối các điểm tâm giữa các lô quang treo tương ứng (xem Hình 15).
Sai lệch cho phép Δx12: ≤ 5 mm
5.3.16 Quá trình đo 16
Đo khoảng cách giữa các đôi quang treo
1) Các quang treo có thể không đối xứng nếu sử dụng van hãm phụ thuộc vào tải.
Hình 16
Đo khoảng cách xu tại các điểm đo x13R và x13L (xem Hình 16).
Sai lệch giới hạn Δx13: ± 4 mm
5.3.17 Quá trình đo 17
Khoảng cách giữa các lỗ quang treo
Hình 17
Đo khoảng cách x14 tại các điểm đo 1R, 2R, 1L và 2L (xem Hình 17).
Sai lệch giới hạn x14: mm
5.3.18 Quá trình đo18
Khoảng cách dọc của cơ cấu định vị hộp trục ở điểm hẹp nhất theo phương thẳng đứng
Hình 18
Đo khoảng cách x15 của cơ cấu định vị hộp trục (xem Hình 18).
Sai lệch giới hạn Δx15: ± 1,5 mm
5.3.19 Quá trình đo 19
Độ đối xứng của cơ cấu định vị hộp trục
Hình 19
Đo sai lệch đối xứng x16 của cơ cấu định vị hộp trục tương ứng với lỗ quang treo (xem Hình 19).
Sai lệch giới hạn x16: 3 mm
5.3.20 Quá trình đo 20
Độ vuông góc của cơ cấu định vị hộp trục theo phương dọc
Hình 20
Đo sai lệch vuông góc x17 của cơ cấu định vị hộp trục tương ứng theo lỗ trong cụm lỗ quang treo. Chiều dài đo là chiều dài của cơ cấu định vị hộp trục (xem Hình 20).
Dung sai độ vuông góc x17: 1,5 mm trên chiều dài R
5.3.21 Quá trình đo 21
Khoảng cách từ mặt trước cơ cấu định vị hộp trục tới phía trước đệm quang treo
Hình 21
Đo khoảng cách y10 của mặt trước cơ cấu định vị hộp trục từ phía trước đệm quang treo (xem Hình 21). Phải tiến hành đo trên từng đôi quang treo
Sai lệch giới hạn y10: ± 2 mm
5.3.22 Quá trình đo 22
Khoảng cách giữa các đôi cơ cấu định vị hộp trục
Hình 22
Đo khoảng cách y11 giữa các mặt trước của các đôi cơ cấu định vị hộp trục đối diện nhau (xem Hình 22).
Sai lệch giới hạn y11: ±2 mm
5.3.23 Quá trình đo 23
Độ vuông góc của cơ cấu định vị hộp trục
Hình 23
Đo sai lệch độ vuông góc y12 giữa các mặt trước của các đôi cơ cấu định vị hộp trục theo trục chuẩn (G-H) tạo thành từ đường kết nối từng đôi lỗ quang treo đối diện nhau (xem Hình 23).
Chiều dài đo là chiều dài của cơ cấu định vị hộp trục. Thực hiện phép đo trên từng cơ cấu định vị R.
Dung sai độ vuông góc y12: 1,5 mm cho chiều dài R
5.3.24 Quá trình đo 24
Chiều cao quang treo
Hình 24
Đo chiều cao của từng quang treo z7 từ tâm lỗ quang treo đến mặt dưới của xà dọc (xem Hình 24).
Sai lệch giới hạn z7: mm
5.3.25 Quá trình đo 25 - Tùy chọn
Đo thân xe khi không có bộ phận chạy theo chiều cao giới hạn và kích thước chiều rộng so với tính toán giảm khổ giới hạn
CHÚ DẪN
1 Trục chuẩn chính của toa xe hàng
Hình 25
Đo các chiều cao giới hạn và chiều rộng liên quan y13 của thân xe Phải xác định các điểm này từ tính toán giảm khổ giới hạn (xem Hình 25).
Sai lệch giới hạn cho y13: mm
CHÚ THÍCH: Phương tiện không nên vượt quá khổ giới hạn được thiết kế
5.3.26 Quá trình đo 26
Chiều cao của tâm giảm chấn trên mặt ray (SO)
Hình 26
Đo các khoảng cách z8 giữa tâm các giảm chấn và mặt ray (SO) (xem Hình 26). z8 được đo trên đường thẳng gần với đầu giảm chấn
Sai lệch giới hạn cho z8: mm
5.3.27 Quá trình đo 27
Chiều cao của tâm móc nối trên mặt ray (SO)
CHÚ DẪN
1 Lỗ đo
Hình 27
Đo các khoảng cách z9 của tâm móc nối trên mặt ray (SO) (xem Hình 27). Z9 được đo trên đường thẳng với ký hiệu cố định nhìn thấy rõ ràng
Sai lệch giới hạn cho z9: mm
5.3.28 Quá trình đo 28
Đo thân xe khi có bộ phận chạy theo chiều cao giới hạn và kích thước chiều rộng so với tính toán giảm khổ giới hạn
CHÚ DẪN
1 Trục chuẩn chính của toa xe hàng
Hình 28
Đo các chiều cao giới hạn và chiều rộng liên quan y14 của thân xe Phải xác định các điểm này từ tính toán giảm khổ giới hạn (xem Hình 28).
Sai lệch giới hạn cho y14 : mm
CHÚ THÍCH: Phương tiện không nên vượt quá khổ giới hạn được thiết kế
Phụ lục A
(Quy định)
Mẫu bảng kiểm soát
Phụ lục A đưa ra mẫu bảng kiểm soát theo các quá trình đo độc lập. Cấu trúc của mẫu bảng kiểm soát dựa trên kinh nghiệm thực tế. Mẫu này phải được sử dụng làm mẫu chung để ghi lại các kết quả đo. Bảng A.1 “mẫu bảng kiểm soát” có các đường nét đứt trong cột “Kích thước danh nghĩa điểm đo/Sai lệch hoặc dung sai giới hạn” để ghi lại các kích thước danh nghĩa của bảng vẽ. Trong cột “Sai lệch hoặc dung sai giới hạn thực tế tại các điểm đo chỉ định”, có khoảng trống để ghi lại các sai lệch giới hạn hoặc dung sai thực tế. Việc này giúp cho quá trình đánh giá theo thống kê có tính khả thi.
Bảng A.1 Mẫu bảng kiểm soát
Quá trình đo | Các kích thước tính bằng mm | Sai lệch hoặc dung sai giới hạn thực tế tại các điểm đo chỉ định | Ghi chú | ||||||||
Kích thước danh nghĩa điểm đo | Sai lệch hoặc dung sai giới hạn |
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
| ||
2 | Độ thẳng của các mặt ngoài bệ xe theo phương y | y1 | 5 | R |
|
|
|
|
|
|
|
L |
|
|
|
|
|
| |||||
3 | 3.1 Sai lệch độ thẳng của các xà dọc theo phương z tại các đầu toa xe hàng | z1,1 z1,3 | ± 5 | R |
|
|
|
|
|
|
|
L |
|
| |||||||||
| 3.2 Sai lệch độ thẳng của các xà dọc theo phương z tại một nửa chiều dài xà dọc | z1 ≤ 15 m z1 > 15 m | R |
|
|
|
|
|
|
| |
L |
| ||||||||||
4 | Chiều rộng bệ xe; khoảng cách giữa các mặt ngoài với trục chuẩn chính của toa xe hàng | y2 ... | R |
|
|
|
|
|
|
| |
L |
|
| |||||||||
5 | Độ vuông góc của thành đầu với trục chuẩn chính của toa xe hàng | x1 | ≤ 5 mm tương ứng với C | R |
|
|
|
|
|
|
|
L |
|
| |||||||||
6 | Chiều dài qua các thành đầu | x2 ... |
|
|
|
|
|
|
|
| |
7 | a) Sai lệch chiều cao giữa các đầu của khung chứa và mặt phẳng chuẩn ở từng đầu toa xe hàng | z2 | ≤ 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Sai lệch đối xứng giữa khung chứa và trục chính của toa xe hàng | y3 ... | ≤ 4 |
|
|
|
|
|
|
|
| |
8 | a) Khoảng cách x3 giữa má đấm kéo và má đỡ đấm | x3 ... |
|
|
|
|
|
|
|
| |
b) Khoảng cách x4 giữa má đấm kéo và mặt tiếp xúc của bệ đỡ giảm chấn | x4 ... | ± 2 |
|
|
|
|
|
|
|
| |
c) Khoảng cách x5 giữa dải chặn và má đấm kéo | x5 ... | ±2 |
|
|
|
|
|
|
|
| |
d) Khoảng cách x7 giữa mặt tiếp xúc của bệ đỡ giảm chấn và mép của góc mở | x7 ... |
|
|
|
|
|
|
|
| ||
e) Độ sâu x8 của khu vực đặt bệ đỡ | x8 ... | ± 2 |
|
|
|
|
|
|
|
| |
f) Sai lệch ngang so với độ vuông góc x9 của má đấm kéo hoặc má đỡ đấm đến đường tâm của khung chứa | x9 | 1,5 |
|
|
|
|
|
|
|
| |
g) Sai lệch đứng so với độ vuông góc x10 của má đấm kéo hoặc má đỡ đấm đến đường tâm của khung chứa | x10 | 1,5 |
|
|
|
|
|
|
|
| |
h) Khoảng cách y4 giữa 2 xà dọc giữa | y4 ... | ± 3 |
|
|
|
|
|
|
|
| |
i) Khoảng cách y5 giữa các má đấm kéo của bệ xe theo phương ngang | y5 ... |
|
|
|
|
|
|
|
| ||
j) Chiều rộng bệ lắp móc nối y6 | y6 ... |
|
|
|
|
|
|
|
| ||
| k) Khoảng cách z3 giữa tâm khung chứa và tấm nắp trước hoặc tấm đệm trước | z3 ... |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| l) khoảng cách z4 giữa tâm khung chứa và tấm nắp sau hoặc tấm đệm sau | z4 ... |
|
|
|
|
|
|
|
| |
9 | Khoảng cách giữa tâm của khung lỗ khoan lắp giảm chấn và mép dưới của xà dọc | z5 ... | R |
|
|
|
|
|
|
| |
L |
|
|
|
|
|
| |||||
10 | Khoảng cách giữa tâm móc nối và mép dưới của xà dọc | z6 ... |
|
|
|
|
|
|
|
| |
11 | Độ vuông góc của xà đầu | x11 | ≤ 1 mm trên chiều dài G | R |
|
|
|
|
|
|
|
L |
|
| |||||||||
12 | Vị trí của lỗ quang treo để xác định độ nghiêng lệch | zn (z12) ... | 4 | R |
|
|
|
|
|
|
|
L |
|
|
|
| |||||||
13 | Khoảng cách của các xà dọc có gắn cố định lỗ quang treo so với trục chuẩn chính của toa xe hàng | y8 ... | R |
|
|
|
|
|
|
| |
L |
|
|
| ||||||||
14 | Vị trí của các mặt đầu lỗ | y9 ... | ± 2 | R |
|
|
|
|
|
|
|
L |
|
|
|
| |||||||
15 | Đường chéo giữa các đôi quang treo | x12 ... | ≤ 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
16 | Đo khoảng cách giữa các đôi quang treo | x13 ... | ± 4 | R |
|
|
|
|
|
|
|
L |
| ||||||||||
17 | Khoảng cách giữa các lỗ quang treo | x14 ... | R |
|
|
|
|
|
|
| |
L |
|
|
|
| |||||||
18 | Khoảng cách dọc của cơ cấu định vụ hộp trục ở điểm hẹp nhất theo phương thẳng đứng | x15 ... | ± 1,5 | R |
|
|
|
|
|
|
|
L |
|
| |||||||||
19 | Độ đối xứng của cơ cấu định vị hộp trục | x16 | 3 | R |
|
|
|
|
|
|
|
L |
|
| |||||||||
20 | Độ vuông góc của cơ cấu định vị hộp trục theo phương dọc | x17 | 1,5 trên chiều dài R | R |
|
|
|
|
|
|
|
L |
|
| |||||||||
21 | Khoảng cách mặt trước cơ cấu định vị hộp trục từ phía trước đệm quang treo | y10 ... | ± 2 | R |
|
|
|
|
|
|
|
L |
|
| |||||||||
22 | Khoảng cách giữa các đôi cơ cấu định vị hộp trục | y11 ... | ± 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
23 | Độ vuông góc của cơ cấu định vị hộp trục | y12 | 1,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
24 | Chiều cao quang treo | z13 ... | R |
|
|
|
|
|
|
| |
L |
|
|
|
| |||||||
25 | Đo thân xe khi không có giá chuyển hướng theo chiều cao giới hạn và kích thước chiều rộng so với tính toán giảm khổ giới hạn | y13 ... | R |
|
|
|
|
|
|
| |
L |
|
|
| ||||||||
26 | Chiều cao của tâm giảm chấn trên mặt ray (SO) | z8 ... | R |
|
|
|
|
|
|
| |
L |
|
|
|
| |||||||
27 | Chiều cao của tâm móc nối trên mặt ray (SO) | z9 ... |
|
|
|
|
|
|
|
| |
28 | Đo thân xe khi có giá chuyển hướng theo chiều cao giới hạn và kích thước chiều rộng so với tính toán giảm khổ giới hạn | y14 ... | R |
|
|
|
|
|
|
| |
L |
|
|
|
Công ty: | Khách hàng: | Bệ xe số: | Toa xe hàng số: | |||
| Ngày: | Tên | Ngày | Tên | ||
Đơn hàng | Nghiệm thu |
|
|
|
| |
Bảng số: | Bản vẽ số: | Phê duyệt |
|
|
|
|
Phụ lục B
(Tham khảo)
Quá trình đo trên bộ phận chạy
Ví dụ về quá trình đo trên bộ phận chạy
Ví dụ về quá trình đo 12
Vị trí của lỗ quang treo
Vị trí đo quang treo | Giá trị đo được | Giá trị trung bình | Sai lệch miền giá trị trung bình | Miền cặp quang treo |
1L | 144 | 142 | 0 | E1 |
2L | 140 | |||
1R | 144,5 | 142,5 | 0,5 | E2 |
2R | 140,5 | |||
3R | 144 | 144,5 | 2,5 | E3 |
4R | 145 | |||
3L | 145 | 146 | 4 | E4 |
4L | 147 |
Độ nghiêng lệch = (E1 - E2) - (E4 - E3) = (0 - 0,5) - (4,0 - 2,5) = -2
Tại E4, bệ xe có độ nghiêng lệch là 2 mm
Bệ xe số |
| Bệ xe số | ||||||||
3L |
|
|
|
| 3L |
|
|
|
| |
4L |
| 4L |
| |||||||
3R |
|
|
|
| 3R |
|
|
|
| |
4R |
| 4R |
| |||||||
1L |
|
|
|
| 1L |
|
|
|
| |
2L |
| 2L |
| |||||||
1R |
|
|
|
| 1R |
|
|
|
| |
2R |
| 2R |
| |||||||
Tại E..., bệ xe có độ nghiêng lệch là ... mm | Tại E..., bệ xe có độ nghiêng lệch là ... mm | |||||||||
Bệ xe số | Bệ xe số | |||||||||
3L |
|
|
|
| 2R |
|
|
|
| |
4L |
| 3R |
| |||||||
3R |
|
|
|
| 3R |
|
|
|
| |
4R |
| 4R |
| |||||||
1L |
|
|
|
| 1L |
|
|
|
| |
2L |
| 2L |
| |||||||
1R |
|
|
|
| 1R |
|
|
|
| |
2R |
| 2R |
| |||||||
Tại E..., bệ xe có độ nghiêng lệch là ... mm | Tại E..., bệ xe có độ nghiêng lệch là ... mm | |||||||||
Bệ xe số | Bệ xe số | |||||||||
3L |
|
|
|
| 3L |
|
|
|
| |
4L |
| 4L |
| |||||||
3R |
|
|
|
| 3R |
|
|
|
| |
4R |
| 4R |
| |||||||
1L |
|
|
|
| 1L |
|
|
|
| |
2L |
| 2L |
| |||||||
1R |
|
|
|
| 1R |
|
|
|
| |
2R |
| 2R |
| |||||||
Tại E..., bệ xe có độ nghiêng lệch là ... mm | Tại E..., bệ xe có độ nghiêng lệch là ... mm |
Để tránh việc phải sắp xếp các đôi quang treo chính xác theo mặt phẳng nằm ngang, một mặt phẳng phụ được xác định bằng cách tính các giá trị đo được sau khi đã sắp xếp cứng.
Các giá trị trung bình sau so với mặt phẳng nằm ngang sẽ tạo ra các cặp đôi quang treo tương ứng từ các ví dụ số học:
1L - 2L | 142,00 mm | 3L - 4L | 146 mm |
1R - 2R | 142,5mm | 3R - 4R | 144,5 mm |
Mặt phẳng phụ tạo nên đi qua tâm của các cặp đôi quan treo 1L - 2L, 1R - 2R và 3R - 4R cho giá trị sai lệch z12 với đôi quang treo 3L - 4L (ở ví dụ giá trị trên, đối với 3L -4L, sai lệch 2 mm sẽ tìm ra được z12). Vị trí của mặt phẳng phụ tương ứng mặt phẳng nằm ngang có thể thấy được qua sơ đồ dưới đây
Thể hiện ở vị trí chịu lực chính
Chú dẫn
1 Mặt phẳng nằm ngang
2 Mặt phẳng phụ
3 Sai lệch z12
Hình B.1 - Vị trí của mặt phẳng phụ tương ứng theo mặt phẳng nằm ngang (ví dụ)
Phụ lục C
(Tham khảo)
Thuật ngữ
Tiếng Anh | Tiếng Việt |
Coupler | Móc nối |
Axleguard hornblock liner | Cơ cấu định vị hộp trục |
Backbone position | Vị trí chịu lực chính |
Body | Thân xe |
Buffer support plate | Tấm đỡ bàn trượt |
Camber | Độ vồng |
Centre line of wagon | Đường tâm toa xe hàng |
Centre longitudinal member | Xà dọc giữa |
Contace face of buffer mounting | Mặt tiếp xúc lắp giảm chấn |
Distortion | Độ nghiêng lệch |
Drilling pattern | Khung lỗ khoan |
Friction plate | Mặt ma sát |
Gauge reduction calculation | Tính toán giảm khổ giới hạn |
Headstock | Xà đầu |
Impact stop | Má đỡ đấm |
Longitudinal member | Xà dọc |
Lower edge | Mép dưới |
Lower surface | Mặt dưới |
Main reference axis | Trục chuẩn chính |
Mean value | Giá trị trung bình |
Meassured valude | Giá trị đo được |
Outer edge | Mép ngoài |
Running gear | Bộ phận chạy |
Solebar | Xà |
Squareness | Độ vuông góc |
Suspension bracker | Quang treo |
Suspension bracker bore | Lỗ quang treo |
Suspension bracker bushing front | Mặt trước đệm quang treo |
Suspension bracker front | Mặt trước quang treo |
Suspension bracker pair | Đôi quang treo |
Top of rail | Mặt trên ray |
Traction stop | Má đấm kéo |
Unrestrained | Không hạn chế |
Vehicle end | Đầu phương tiện |
Thư mục tài liệu tham khảo
TCVN 13892-1:2023, Phương tiện giao thông đường sắt - Phương pháp đo và sai số kích thước toa xe hàng - Phần 1: Nguyên tắc đo.
TCVN 13892-2:2023, Phương tiện giao thông đường sắt - Phương pháp đo và sai số kích thước toa xe hàng - Phần 2: Toa xe hàng có giá chuyển hướng.
TCVN 13892-4:2023, Phương tiện giao thông đường sắt - Phương pháp đo và sai số kích thước toa xe hàng - Phần 4: Giá chuyển hướng có 2 bộ trục bánh.
TCVN 13892-5:2023, Phương tiện giao thông đường sắt - Phương pháp đo và sai số kích thước toa xe hàng - Phần 5: Giá chuyển hướng có 3 bộ trục bánh.
TCVN 13892-6:2023, Phương tiện giao thông đường sắt - Phương pháp đo và sai số kích thước toa xe hàng - Phần 6: Toa xe hàng đa nguyên và ghép giá chuyển hướng.
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Ký hiệu và chữ viết tắt
5 Các yêu cầu
5.1 Yêu cầu chung
5.2 Chuẩn bị các điều kiện
5.3 Các quá trình đo
Phụ lục A (Quy định): Mẫu bảng kiểm soát
Phụ lục B (Tham khảo): Quá trình đo trên bộ phận chạy
Phụ lục C (Tham khảo): Thuật ngữ
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.