Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13879:2023 Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam – Đài thông tin duyên hải

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13879:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13879:2023 Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam – Đài thông tin duyên hải – Tiêu chí phân loại
Số hiệu:TCVN 13879:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông, Thông tin-Truyền thông
Ngày ban hành:31/08/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13879:2023

HỆ THỐNG THÔNG TIN DUYÊN HẢI VIỆT NAM - ĐÀI THÔNG TIN DUYÊN HẢI - TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI

Vietnam Coastal Radio Station System - Coast Radio station - Criteria Classification

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

3.2  Từ viết tắt

4  Yêu cầu về phân loại Đài TTDH

5  Yêu cầu chung

5.1  Yêu cầu về dịch vụ cung cấp

5.2  Yêu cầu về vùng dịch vụ

5.3  Yêu cầu về giờ hoạt động

5.4  Yêu cầu về ngôn ngữ sử dụng

5.5  Yêu cầu về đăng ký quốc tế

5.6  Yêu cầu về băng tần hoạt động

5.7  Yêu cầu về công suất

5.8  Yêu cầu về loại phát xạ

5.9  Yêu cầu về bố trí Trạm phát, Trạm thu, Trạm thu-phát MF/HF, Trung tâm điều khiển và Trạm VHF cho các Đài TTDH

6  Tiêu chí xác định loại Đài TTDH

6.1  Tiêu chí xác định Đài TTDH loại I

6.2  Tiêu chí xác định Đài TTDH loại II

6.3  Tiêu chí xác định Đài TTDH loại III

6.4  Tiêu chí xác định Đài TTDH loại IV

Phụ lục A_(Quy định)_Bảng tần số cấp cu, an toàn, tìm kiếm, cứu nạn trên biển theo quốc tế và quốc gia

Phụ lục B_(Quy định)_Các loại phát xạ theo quốc tế

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Lời nói đầu

TCVN 13879:2023 do Cục Hàng hải Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HỆ THỐNG THÔNG TIN DUYÊN HẢI VIỆT NAM - ĐÀI THÔNG TIN DUYÊN HẢI - TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI

Vietnam Coastal Radio Station System - Coast Radio Station - Criteria Classification

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các tiêu chí để phân loại các Đài thông tin duyên hải phục vụ công tác thiết lập, quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì các Đài thông tin duyên hải trong Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi):

- TCVN 9805-3, Thông tin duyên hải theo chuẩn GMDSS - Phần 3: Dịch vụ trực canh cp cứu DSC.

- TCVN 9805-4, Thông tin duyên hải theo chuẩn GMDSS - Phần 4: Dịch vụ trực canh cấp cứu RTP.

- TCVN 9805-5, Thông tin duyên hải theo chuẩn GMDSS - Phần 5: Dịch vụ phát MSI RTP.

- TCVN 9805-7, Thông tin duyên hải theo chuẩn GMDSS - Phần 7; Dịch vụ phát MSI NAVTEX.

3  Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1.1

Báo động cấp cứu DSC (DSC Distress alert)

Cuộc gọi chọn số (DSC) sử dụng định dạng cuộc gọi cấp cứu trên các băng tần sử dụng sóng mặt đất.

3.1.2

Cuộc gọi cấp cứu RTP (RTP Distress call)

Cuộc gọi cấp cứu bằng phương thức thoại vô tuyến trên các băng tần sử dụng sóng mặt đất.

3.1.3

Dịch vụ trực canh cấp cứu DSC (DSC Distress Watch-keeping Service)

Dịch vụ do Đài thông tin duyên hải cung cấp để trực canh tiếp nhận các báo động cấp cứu DSC trên băng tần VHF, MF, HF từ phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp tới cơ quan chủ trì, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ về mặt kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác.

3.1.4

Dịch vụ trực canh cấp cứu RTP (RTP Distress Watch-keeping Service)

Dịch vụ do Đài thông tin duyên hải cung cấp để trực canh tiếp nhận các cuộc gọi cấp cứu RTP trên kênh 16 VHF từ phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp tới cơ quan chủ trì, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ về mặt kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác.

3.1.5

Dịch vụ phát quảng MSI NAVTEX (sau đây gọi là Dịch vụ phát MSI NAVTEX) (MSI Broadcasting Service via NAVTEX)

Dịch vụ do Đài thông tin duyên hải cung cấp để phát quảng bá cho các phương tiện trên biển bằng phương thức điện báo in trực tiếp băng hẹp trên các tần số 518 kHz, 490 kHz và 4 209,5 kHz các thông tin sau:

- Cảnh báo hành hải (gồm các thông báo hàng hải về hoạt động của báo hiệu hàng hải, độ sâu luồng, chướng ngại vật nguy hiểm, tập trận bắn đạn thật trên biển, ...);

- Cảnh báo khí tượng (gồm các tin bão, áp thấp nhiệt đới, thời tiết nguy hiểm,...);

- Dự báo thời tiết biển;

- Thông tin tìm kiếm, cứu nạn cảnh báo cướp biển/tấn công có vũ trang; cảnh báo sóng thần và các hiện tượng thiên tai khác;

- Thông tin liên quan đến an toàn hàng hải khác.

3.1.6

Dịch vụ phát quảng bá MSI RTP (sau đây gọi là Dịch vụ phát MSI RTP) (MSI Broadcasting Service on RTP)

Dịch vụ do Đài thông tin duyên hải cung cấp để phát quảng bá cho các phương tiện trên biển bằng phương thức thoại vô tuyến RTP trên kênh 16 VHF các thông tin sau:

- Cảnh báo hành hải (gồm các thông báo hàng hải về hoạt động của báo hiệu hàng hải, độ sâu luồng, chướng ngại vật nguy hiểm, tập trận bắn đạn thật trên biển, ...);

- Cảnh báo khí tượng (gồm các tin bão, áp thấp nhiệt đới, thời tiết nguy hiểm,...);

- Dự báo thời tiết biển;

- Thông tin tìm kiếm, cứu nạn và cảnh báo cướp biển/tấn công có vũ trang; cảnh báo sóng thần và các hiện tượng thiên tai khác;

- Thông tin liên quan đến an toàn hàng hải khác.

3.1.7

Đài thông tin duyên hải (Coast station/Coast Radio station)

Đài bờ mặt đất dùng trong nghiệp vụ Di động hàng hải thuộc Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam cung cấp dịch vụ trực canh cấp cứu DSC, dịch vụ trực canh cấp cứu RTP, dịch vụ phát MSI NAVTEX, dịch vụ phát MSI RTP và các dịch vụ khác trên các băng tần, phương thức sử dụng sóng mặt đất. Đài thông tin duyên hải bao gồm một số thành phần trong các thành phần sau: Trạm phát, Trạm thu, Trạm thu-phát MF/HF, Trung tâm điều khiển, Trạm VHF.

3.1.8

Đài tàu (Ship station)

Đài di động thuộc nghiệp vụ Di động hàng hải được đặt trên tàu mà không thường xuyên thả neo, không phải đài tàu cứu sinh.

3.1.9

Đài tàu cứu sinh (Survival craft station)

Đài di động trong nghiệp vụ Di động hàng hải hoặc Di động hàng không chỉ sử dụng cho mục đích cứu sinh và được đặt trên xuồng cứu sinh, bè cứu sinh hoặc các phương tiện cứu sinh khác.

3.1.10

F1B

Loại phát xạ điện báo điều tần với thông tin lượng tử hóa hoặc kỹ thuật số mà không cần sử dụng điều chế sóng mang phụ.

3.1.11

G2B

Loại phát xạ điện báo điều pha với thông tin số hóa hoặc thông tin kỹ thuật số với việc sử dụng điều chế sóng mang phụ.

3.1.12

G3E

Loại phát xạ thoại điều pha với thông tin tương tự.

3.1.13

J3E

Loại phát xạ thoại đơn biên triệt tiêu sóng mang với thông tin tương tự.

3.1.14

Giờ hoạt động (Working hours)

Giờ mà Đài thông tin duyên hải cung cấp các dịch vụ trực canh cấp cứu, dịch vụ phát MSI và các dịch vụ khác phục vụ các phương tiện hoạt động trên biển.

3.1.15

Gọi chọn số (Digital selective calling)

Kỹ thuật sử dụng các mã kỹ thuật số cho phép một trạm vô tuyến điện có khả năng thiết lập để liên lạc và truyền thông tin với một trạm hoặc nhóm các trạm khác và phù hợp với các khuyến nghị liên quan của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU).

3.1.16

Hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu (Global Maritime Distress and Safety System)

Hệ thống thông tin toàn cầu dựa trên hệ thống tự động, bao gồm vệ tinh và mặt đất, cung cấp báo động cấp cứu và phát Thông tin an toàn hàng hải cho người đi biển.

3.1.17

Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam (Vietnam Coastal Radio Station System)

Hệ thống thông tin liên lạc trên bờ theo chuẩn GMDSS, cung cấp dịch vụ thông tin duyên hải phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn, an toàn - an ninh trên biển, bảo vệ môi trường biển và các dịch vụ thông tin khác. Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam hoạt động phù hợp với các quy định quốc tế và pháp luật Việt Nam.

3.1.18

Kênh tần số 70 VHF (sau đây gọi là Kênh 70 VHF) (Channel 70 VHF)

Kênh tần số cấp cứu và an toàn hàng hải sử dụng phương thức gọi chọn số trên tần số 156,525 MHz.

3.1.19

Kênh tần số 16 VHF (sau đây gọi là Kênh 16 VHF) (Channel 16 VHF)

Kênh tần số thông tin liên lạc được sử dụng để thu phát các thông tin cấp cứu, khẩn cấp, an toàn và an ninh hàng hải bằng phương thức thoại vô tuyến trên tần số 156,800 MHz.

3.1.20

Loại phát xạ (Class of emission)

Tập hợp các đặc tính của một phát xạ, được quy ước bằng những ký hiệu tiêu chuẩn, chẳng hạn như kiểu điều chế sóng mang chính, tín hiệu điều chế, loại tin tức được truyền đi và có thể kèm theo các đặc tính bổ sung của tín hiệu.

3.1.21

NAVTEX (Navigational Telex)

Hệ thống phát và thu tự động Thông tin an toàn hàng hải bằng phương thức điện báo in trực tiếp băng hẹp.

3.1.22

Nghiệp vụ di động (Mobile Service)

Nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện giữa các đài di động và các đài mặt đất, hoặc giữa các đài di động với nhau.

3.1.23

Nghiệp vụ di động hàng hải (Maritime Mobile Service)

Nghiệp vụ di động giữa các đài bờ và các đài tàu, hoặc giữa các đài tàu với nhau, hoặc giữa các đài thông tin trên tàu. Các đài tàu cứu sinh và các đài phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp cũng có thể thuộc nghiệp vụ này.

3.1.24

Ngôn ngữ trực canh (Watch-keeping language)

Ngôn ngữ mà Đài thông tin duyên hải thể sử dụng để tiếp nhận, xử lý các thông tin báo động cấp cứu DSC, các cuộc gọi cấp cứu RTP từ phương tiện bị nạn.

3.1.25

Ngôn ngữ phát quảng bá (sau đây gọi là Ngôn ngữ phát) (Broadcasting Language)

Ngôn ngữ mà Đài thông tin duyên hải có thể sử dụng để phát các bản tin MSI NAVTEX, bản tin MSI RTP.

3.1.26

Phương thức thoại vô tuyến RTP (Radiotelephony)

Phương thức truyền âm thanh/giọng nói qua sóng vô tuyến.

3.1.27

Tần số cao HF (High frequency)

Tần số vô tuyến điện sử dụng trong nghiệp vụ di động hàng hải có phạm vi từ 3 MHz đến 30 MHz.

3.1.28

Tần số rất cao VHF (Very high frequency)

Tần số vô tuyến điện sử dụng trong nghiệp vụ di động hàng hải có phạm vi từ 156 MHz đến 174 MHz.

3.1.29

Tần số trung MF (Medium frequency)

Tần số vô tuyến điện sử dụng trong nghiệp vụ di động hàng hải có phạm vi từ 415 kHz đến 3 MHz.

3.1.30

Vùng biển A1 (Sea area A1)

Vùng nằm trong phạm vi phủ sóng thoại vô tuyến của ít nhất một Đài thông tin duyên hải dùng sóng vô tuyến VHF, mà ở đó có khả năng duy trì báo động cấp cứu DSC liên tục. Vùng này có bán kính cách Đài thông tin duyên hải khoảng 30 hải lý.

3.1.31

Vùng biển A2 (Sea area A2)

Vùng, trừ vùng biển A1, nằm trong phạm vi phủ sóng thoại vô tuyến của ít nhất một Đài thông tin duyên hải dùng sóng vô tuyến MF, mà ở đó có khả năng duy trì báo động cấp cứu DSC liên tục. Vùng này có bán kính cách Đài thông tin duyên hải khoảng 250 hải lý.

3.1.32

Vùng biển A3 (Sea area A3)

Vùng, trừ vùng biển A1 và A2, nằm trong phạm vi phủ sóng của vệ tinh địa tĩnh INMARSAT, mà ở đó có khả năng duy trì báo động cấp cứu liên tục. Vùng này có phạm vi từ vĩ tuyến 70° Bắc đến vĩ tuyến 70° Nam.

3.1.33

Vùng biển A4 (Sea area A4)

Vùng nằm ngoài các vùng biển A1, A2, A3. Bản chất là các vùng cực của Trái đất từ vĩ tuyến 70° Bắc đến cực Bắc và từ vĩ tuyến 70° Nam đến cực Nam nhưng không gồm bất kỳ các vùng khác.

3.1.34

Vùng dịch vụ trực canh cấp cứu (Distress Watch-keeping service area)

Vùng biển mà phương tiện bị nạn có thể sử dụng dịch vụ trực canh cấp cứu DSC, dịch vụ trực canh cấp cứu RTP.

3.1.35

Vùng dịch vụ phát quảng bá MSI (sau đây gọi là Vùng dịch vụ phát MSI) (MSI Broadcasting Service area)

Vùng biển mà một đài tàu có thể sử dụng dịch vụ phát MSI NAVTEX, dịch vụ phát MSI RTP.

3.1.36

Trạm phát MF/HF (sau đây gọi là Trạm phát) (MF/HF Transmitting station)

Nơi bố trí các thiết bị/máy phát vô tuyến điện MF/HF, các ăng ten phát và các thiết bị kết nối điều khiển,...Trạm phát được bố trí vị trí phù hợp, tránh gây can nhiễu cho các thiết bị thu phát vô tuyến khác và phải có đủ diện tích để lắp đặt hệ thống các ăng ten phát phù hợp.

3.1.37

Trạm thu MF/HF (sau đây gọi là Trạm thu) (MF/HF Receiving station)

Nơi bố trí các thiết bị/máy thu vô tuyến điện MF/HF, các ăng ten thu và các thiết bị kết nối điều khiển,...để thu nhận và xử lý tín hiệu, truyền về Trung tâm điều khiển. Trạm thu được bố trí ở vị trí phù hợp, cách xa các nguồn nhiễu và phải có đủ diện tích để lắp đặt hệ thống các ăng ten thu phù hợp.

3.1.38

Trạm thu-phát MF/HF (MF/HF Transceiving Station)

Nơi bố trí các thiết bị/máy thu-phát vô tuyến điện MF/HF, các ăng ten thu, phát và các thiết bị kết nối điều khiển,...để thu phát và xử lý tín hiệu, truyền về Trung tâm điều khiển. Trạm thu-phát MF/HF được bố trí ở vị trí phù hợp, cách xa các nguồn nhiễu và phải có đủ diện tích để lắp đặt hệ thống các ăng ten thu, phát phù hợp.

3.1.39

Trung tâm điều khiển (Operation Centre)

Nơi bố trí các thiết bị điều khiển, vận hành, giám sát hoạt động, xử lý tín hiệu, kết nối với các mạng viễn thông công cộng để phục vụ cho hoạt động khai thác, xử lý và kết nối thông tin 24/7. Trung tâm điều khiển phải được bố trí ở vị trí thuận tiện cho các hoạt động này.

3.1.40

Trạm VHF (VHF Station)

Nơi bố trí các thiết bị/máy thu-phát vô tuyến điện VHF, các ăng ten thu, phát và các thiết bị kết nối điều khiển,...để thu phát và xử lý tín hiệu, truyền về Trung tâm điều khiển. Trạm VHF phải được bố trí ở vị trí phù hợp để bảo đảm vùng dịch vụ.

3.1.41

24/7

Chế độ hoạt động liên tục 24 h/ngày, 7 ngày/tuần.

3.2  Từ viết tắt

3.2.1  Từ viết tắt tiếng Anh

DSC

Phương thức gọi chọn số

Digital Selective Calling

GMDSS

Hệ thống cấp cứu và An toàn Hàng hải toàn cầu

Global Maritime Distress and Safety System

HF

Tần số cao

High frequency

IMO

Tổ chức Hàng hải Quốc tế

International Maritime Organization

ITU

Liên minh Viễn thông Quốc tế

International Telecommunication Union

MSI

Thông tin an toàn hàng hải

Maritime safety information

MF

Tần số trung

Medium frequency

NAVTEX

Hệ thống phát và thu tự động Thông tin an toàn hàng hải bằng phương thức điện báo in trực tiếp băng hẹp

Navigational Telex

NBDP

Phương thức điện báo in trực tiếp băng hẹp

Narrow Band Direct Printing

OPC

Trung tâm điều khiển

Operation Centre

RTP

Phương thức thoại vô tuyến

Radiotelephony

SAR

Tìm kiếm và cứu nạn

Search and rescue

VHF

Tần số rất cao

Very high frequency

3.2.2  Từ viết tắt tiếng Việt

 

TTDH

Thông tin duyên hải

 

4  Yêu cầu về phân loại Đài TTDH

Các Đài TTDH được phân thành 4 loại như sau:

- Đài thông tin duyên hải loại I (Đài TTDH loại I).

- Đài thông tin duyên hải loại II (Đài TTDH loại II).

- Đài thông tin duyên hải loại III (Đài TTDH loại III).

- Đài thông tin duyên hải loại IV (Đài TTDH loại IV).

5  Yêu cầu chung

5.1  Yêu cầu về dịch vụ cung cấp

Các Đài TTDH được thiết kế đảm bảo các yêu cầu về dịch vụ cung cấp bao gồm: dịch vụ trực canh cấp cứu và dịch vụ phát MSI.

5.1.1  Dịch vụ trực canh cấp cứu

Đài TTDH cung cấp dịch vụ trực canh cấp cứu DSC, dịch vụ trực canh cấp cứu RTP cho các phương tiện hoạt động trên biển. Bao gồm:

a) Dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên băng tần VHF (Kênh 70 VHF);

b) Dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên băng tần MF (2 MHz);

c) Dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên băng tần HF (4 MHz, 6 MHz, 8 MHz, 12 MHz, 16 MHz);

d) Dịch vụ trực canh cấp cứu RTP trên băng tần VHF (Kênh 16 VHF).

Đài TTDH thực hiện cung cấp dịch vụ trực canh cấp cứu bằng phương thức và trên băng tần khác nhau tùy từng loại Đài TTDH.

5.1.2  Dịch vụ phát MSI

Đài TTDH cung cấp dịch vụ phát MSI NAVTEX, dịch vụ phát MSI RTP cho các phương tiện hoạt động trên biển. Bao gồm:

a) Dịch vụ phát MSI NAVTEX trên một hoặc các tần số: 518 kHz, 490 kHz, 4 209,5 kHz;

b) Dịch vụ phát MSI RTP trên kênh 16 VHF.

Đài TTDH thực hiện cung cấp dịch vụ phát MSI bằng phương thức và trên tần số khác nhau tùy từng loại Đài TTDH.

5.2  Yêu cầu về vùng dịch vụ

5.2.1  Vùng dịch vụ trực canh cấp cứu

a) Vùng biển A1: Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên băng tần VHF (Kênh 70 VHF);

b) Vùng biển A2: Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên băng tần MF (2 MHz);

c) Vùng biển A3 và A4: Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên băng tần HF (4 MHz, 6 MHz, 8 MHz, 12 MHz, 16 MHz);

d) Vùng biển A1: Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu RTP trên băng tần VHF (Kênh 16 VHF). Vùng dịch vụ trực canh cấp cứu khác nhau tùy từng loại Đài TTDH.

5.2.2  Vùng dịch vụ phát MSI

a) Trong khu vực biển có bán kính 250 hải lý từ Đài TTDH: Đối với dịch vụ phát MSI NAVTEX.

b) Vùng biển A1: Đối với dịch vụ phát MSI RTP.

Vùng dịch vụ phát MSI khác nhau tùy từng loại Đài TTDH.

5.3  Yêu cầu về giờ hoạt động

Giờ hoạt động: 24/7.

5.4  Yêu cầu về ngôn ngữ sử dụng

5.4.1  Ngôn ngữ trực canh cấp cứu

a) Tiếng Anh: Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu DSC.

b) Tiếng Anh, tiếng Việt: Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu RTP.

5.4.2  Ngôn ngữ phát MSI

Đài TTDH sử dụng một hoặc các ngôn ngữ sau:

a) Tiếng Anh: Đối với dịch vụ phát MSI NAVTEX tần số 518 kHz; hoặc

b) Tiếng Việt không dấu: Đối với dịch vụ phát MSI NAVTEX tần số 490 kHz; hoặc

c) Tiếng Anh, Tiếng Việt không dấu: Đối với dịch vụ phát MSI NAVTEX tần số 4 209,5 kHz.

d) Tiếng Việt, Tiếng Anh: Đối với dịch vụ phát MSI RTP kênh 16 VHF.

Đài TTDH sử dụng ngôn ngữ khác nhau tùy theo tần số, phương thức của từng loại Đài TTDH.

5.5  Yêu cầu về đăng ký quốc tế

5.5.1  Đăng ký IMO

Đài TTDH được đăng ký vào Kế hoạch Tổng thể GMDSS (GMDSS Master Plan) của IMO.

5.5.2  Đăng ký ITU

Đài TTDH được đăng ký vào Danh bạ Đài duyên hải và Đài nghiệp vụ đặc biệt (List of Coast Stations and Special Service Stations (List IV) của ITU.

5.6  Yêu cầu về băng tần hoạt động

Băng tần hoạt động được nêu trong Phụ lục A (Quy định) Bảng tần số cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu nạn trên biển theo quốc tế và quốc gia.

- Băng tần VHF: từ 156 MHz đến 174 MHz;

- Băng tần MF/HF: từ 415 kHz đến 535 kHz; từ 1 605 kHz đến 4 000 kHz; từ 4 000 kHz đến 27 500 kHz.

Băng tần hoạt động của các Đài TTDH khác nhau tùy từng loại Đài TTDH.

5.7  Yêu cầu về công suất

- Băng tần VHF: P 50 W;

- Băng tần MF/HF: P 15 kW.

Công suất của các Đài TTDH khác nhau tùy từng loại Đài TTDH.

5.8  Yêu cầu về loại phát xạ

5.8.1  Loại phát xạ cho dịch vụ trực canh cấp cứu

a) G2B: Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên băng tần VHF.

b) G3E: Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu RTP trên băng tần VHF; Đối với phương thức liên lạc tiếp theo bằng RTP của dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên băng tần VHF.

c) J3E: Đối với phương thức liên lạc tiếp theo bằng RTP của dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên băng tần MF/HF.

d) F1B: Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên băng tần MF/HF; Đối với phương thức liên lạc tiếp theo bằng NBDP của dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên băng tần MF/HF.

5.8.2  Loại phát xạ cho dịch vụ phát MSI

a) G3E: Đối với dịch vụ phát MSI RTP trên băng tần VHF.

b) F1B: Đối với dịch vụ phát MSI NAVTEX trên băng tần MF/HF.

Loại phát xạ tương ứng với dịch vụ cung cấp của từng loại Đài TTDH. Phụ lục B đưa ra quy định về phân loại và ký hiệu của các phát xạ.

5.9  Yêu cầu về bố trí Trạm phát, Trạm thu, Trạm thu-phát MF/HF, Trung tâm điều khiển và Trạm VHF cho các Đài TTDH

Yêu cầu bố trí Trạm phát, Trạm thu, Trạm thu-phát MF/HF, Trung tâm điều khiển và Trạm VHF đối với các Đài TTDH như sau:

5.9.1  Trạm phát máy phát vô tuyến điện công suất từ 1 kW trở lên đối với băng tần MF/HF phải được bố trí tách biệt vị trí với Trạm thu và Trung tâm điều khiển. Trạm phát phải đáp ứng 3.1.36.

5.9.2  Trạm thu phải đáp ứng 3.1.37.

5.9.3  Trung tâm điều khiển phải đáp ứng 3.1.39.

5.9.4  Trung tâm điều khiển có thể được bố trí tách biệt hoặc có thể được bố trí chung vị trí với Trạm thu.

5.9.5  Trạm thu-phát MF/HF phải đáp ứng 3.1.38. Trạm thu-phát MF/HF có thể được bố trí tách biệt hoặc có thể được bố trí chung vị trí với Trung tâm điều khiển.

5.9.6  Trạm VFIF phải đáp ứng 3.1.40.

5.9.7  Trạm VHF có thể được bố trí tách biệt hoặc có thể được bố trí chung vị trí với Trung tâm điều khiển, Trạm thu.

5.9.8  Trạm VHF có thể được bố trí tách biệt hoặc có thể được bố trí chung vị trí với Trung tâm điều khiển, Trạm thu-phát MF/HF.

5.9.9  Trạm VHF có thể được bố trí tách biệt hoặc có thể được bố trí chung vị trí với Trung tâm điều khiển.

Việc bố trí Trạm phát, Trạm thu, Trạm thu-phát MF/HF, Trung tâm điều khiển và Trạm VHF của từng loại Đài TTDH phụ thuộc vào công suất, băng tần và điều kiện hạ tầng đảm bảo dịch vụ của Đài TTDH đó.

6  Tiêu chí xác định loại Đài TTDH

6.1  Tiêu chí xác định Đài TTDH loại I

6.1.1  Dịch vụ cung cấp

Đáp ứng theo 5.1.1 và 5.1.2.

6.1.2  Vùng dịch vụ

Đáp ứng theo 5.2.1 và 5.2.2.

6.1.3  Giờ hoạt động

Đáp ứng theo 5.3.

6.1.4  Ngôn ngữ sử dụng

Đáp ứng theo 5.4.1 và 5.4.2.

6.1.5  Đăng ký quốc tế

Đáp ứng theo 5.5.1 và 5.5.2.

6.1.6  Băng tần hoạt động

Đáp ứng theo 5.6.

6.1.7  Công suất

a) Băng tần VHF: P 50 W;

b) Băng tần MF/HF: 1 kW P 15 kW.

6.1.8  Loại phát xạ

Đáp ứng theo 5.8.1 và 5.8.2.

6.1.9  Bố trí Trạm phát, Trạm thu, Trung tâm điều khiển và Trạm VHF cho Đài TTDH loại I

Đài TTDH loại I bao gồm: Trạm phát, Trạm thu, Trung tâm điều khiển và Trạm VHF được bố trí đáp ứng theo 5.9.1, 5.9.2, 5.9.3, 5.9.4, 5.9.6 và 5.9.7.

6.2  Tiêu chí xác định Đài TTDH loại II

6.2.1  Dịch vụ cung cấp

a) Dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên các băng tần VHF (Kênh 70 VHF), MF (2 MHz) và HF (4 MHz, 6 MHz, 8 MHz).

b) Dịch vụ trực canh cấp cứu RTP trên băng tần VHF (Kênh 16 VHF).

c) Dịch vụ phát MSI NAVTEX trên một hoặc các tần số sau: 518 kHz, 490 kHz, 4 209,5 kHz.

d) Dịch vụ phát MSI RTP trên kênh 16 VHF.

6.2.2  Vùng dịch vụ

a) Vùng dịch vụ trực canh cấp cứu:

- Vùng biển A1: Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên băng tần VHF (Kênh 70 VHF), dịch vụ trực canh cấp cứu RTP trên băng tần VHF (Kênh 16 VHF).

- Vùng biển A2: Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên băng tần MF (2 MHz).

- Vùng biển A3: Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên băng tần HF (4 MHz, 6 MHz, 8 MHz),

b) Vùng dịch vụ phát MSI: Đáp ứng theo 5.2.2.

6.2.3  Giờ hoạt động

Đáp ứng theo 5.3.

6.2.4  Ngôn ngữ sử dụng

 Đáp ứng theo 5.4.1 và 5.4.2.

6.2.5  Đăng ký quốc tế

Đáp ứng theo 5.5.1 và 5.5.2.

6.2.6  Băng tần hoạt động

Đáp ứng theo 5.6.

6.2.7  Công suất

a) Băng tần VHF: P50 W;

b) Băng tần MF/HF: 1 kW P 10 kW.

6.2.8  Loại phát xạ

Đáp ứng theo 5.8.1 và 5.8.2.

6.2.9  Bố trí Trạm phát, Trạm thu, Trung tâm điều khiển và Trạm VHF cho Đài TTDH loại II

Đài TTDH loại II bao gồm: Trạm phát, Trạm thu, Trung tâm điều khiển và Trạm VHF được bố trí đáp ứng theo 5.9.1, 5.9.2, 5.9.3, 5.9.4, 5.9.6 và 5.9.7.

6.3  Tiêu chí xác định Đài TTDH loại III

6.3.1  Dịch vụ cung cấp

a) Dịch vụ trực canh cấp cứu DSC trên các băng tần VHF (Kênh 70 VHF), MF (2 MHz).

b) Dịch vụ trực canh cấp cứu RTP trên băng tần VHF (Kênh 16 VHF).

c) Dịch vụ phát MSI RTP trên kênh 16 VHF.

6.3.2  Vùng dịch vụ

a) Vùng dịch vụ trực canh cấp cứu: Đáp ứng theo 5.2.1.a, 5.2.1.b và 5.2.1.d.

b) Vùng dịch vụ phát MSI: Đáp ứng theo 5.2.2.b.

6.3.3  Giờ hoạt động

Đáp ứng theo 5.3.

6.3.4  Ngôn ngữ sử dụng

a) Ngôn ngữ trực canh cấp cứu: Đáp ứng theo 5.4.1.

b) Ngôn ngữ phát MSI: Đáp ứng theo 5.4.2.d.

6.3.5  Đăng ký quốc tế

Đáp ứng theo 5.5.1 và 5.5.2.

6.3.6  Băng tần hoạt động

Hoạt động trên các băng tần:

a) Băng tần VHF: từ 156 MHz đến 174 MHz.

b) Băng tần MF/HF: từ 1 605 kHz đến 4 000 kHz.

6.3.7  Công suất

a) Băng tần VHF: P 50 W;

b) Băng tần MF/HF: P < 1 kW.

6.3.8  Loại phát xạ

a) Loại phát xạ cho dịch vụ trực canh cấp cứu: Đáp ứng theo 5.8.1

b) Loại phát xạ cho dịch vụ phát MSI: Đáp ứng theo 5.8.2.a.

6.3.9  Bố trí Trạm thu-phát MF/HF, Trung tâm điều khiển và Trạm VHF cho Đài TTDH loại III

Đài TTDH loại III bao gồm: Trạm thu-phát MF/HF, Trung tâm điều khiển và Trạm VHF được bố trí đáp ứng theo 5.9.3, 5.9.5, 5.9.6 và 5.9.8.

6.4  Tiêu chí xác định Đài TTDH loại IV

6.4.1  Dịch vụ cung cấp

Đáp ứng theo 5.1.1.a, 5.1.1.d và 5.1.2.b.

6.4.2  Vùng dịch vụ

a) Vùng dịch vụ trực canh cấp cứu: Đáp ứng theo 5.2.1.a và 5.2.1.d.

b) Vùng dịch vụ phát MSI: Đáp ứng theo 5.2.2.b.

6.4.3  Giờ hoạt động

Đáp ứng theo 5.3.

6.4.4  Ngôn ngữ sử dụng

a) Ngôn ngữ trực canh cấp cứu: Đáp ứng theo 5.4.1.

b) Ngôn ngữ phát MSI: Đáp ứng theo 5.4.2.d.

6.4.5  Đăng ký quốc tế

Đáp ứng theo 5.5.1 và 5.5.2.

6.4.6  Băng tần hoạt động

Hoạt động trên băng tần VHF: từ 156 MHz đến 174 MHz.

6.4.7  Công suất

Băng tần VHF: P50 W.

6.4.8  Loại phát xạ

a) Loại phát xạ cho dịch vụ trực canh cấp cứu: Đáp ứng theo 5.8.1.a và 5.8.1.b.

b) Loại phát xạ cho dịch vụ phát MSI: Đáp ứng theo 5.8.2.a.

6.4.9  Bố trí Trung tâm điều khiển và Trạm VHF cho Đài TTDH loại IV

Đài TTDH loại IV bao gồm: Trung tâm điều khiển và Trạm VHF được bố trí đáp ứng theo 5 9.3, 5.9.6 và 5.9.9.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Bảng tần số cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu nạn trên biển theo quốc tế và quốc gia

Băng tần

Dịch vụ, Phương thức

Ghi chú

Trực canh cấp cứu

Phát MSI

DSC

RTP

NBDP

NAVTEX

RTP

VHF

156-174 MHz

Kênh 70 VHF (Tần số 156,525 MHz)

Kênh 16 VHF (Tần số 156,800 MHz)

 

 

Kênh 16 VHF (Tần số 156,800 MHz)

 

MF/HF

415-535 kHz

 

 

 

490 kHz
518 kHz

 

 

1 605-4 000 kHz

2 187,5 kHz

2 182 kHz

2 174,5 kHz

 

 

2 MHz

4 000-27 500 kHz

4 207,5 kHz

4 125 kHz

4 177,5 kHz

4 209,5 kHz

 

4 MHz

6 312 kHz

6 215 kHz

6 268 kHz

 

 

6 MHz

8 414,5 kHz

8 291 kHz

8 376,5 kHz

 

 

8 MHz

12 577 kHz

12 290 kHz

12 520 kHz

 

 

12 MHz

16 804,5 kHz

16 420 kHz

16 695 kHz

 

 

16 MHz

 

Phụ lục B

(Quy định)

Các loại phát xạ theo quốc tế

Ký tự (Symbol)

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1. First symbol - Type of modulation of the main carrier

1. Ký tự thứ nhất - Kiểu điều chế sóng mang chính

H

Single-sideband, full carrier

Đơn biên, đầy đủ sóng mang

R

Single-sideband, reduced or variable level carrier

Đơn biên, suy giảm hoặc thay đổi mức sóng mang

J

Single-sideband, suppressed carrier

Đơn biên, triệt tiêu sóng mang

F

Frequency modulation

Điều chế tần số

G

Phase modulation

Điều chế pha

2. Second symbol - Nature of signal(s) modulating the main carrier

2. Ký tự thứ hai - Đặc tính tín hiệu điều chế sóng mang chính

0

No modulating signal

Tín hiệu không điều chế

1

A single channel containing quantized or digital information without the use of a modulating sub-carrier

Một kênh đơn chứa thông tin lượng tử hóa hoặc kỹ thuật số mà không cần sử dụng điều chế sóng mang phụ

2

A single channel containing quantized or digital information with the use of a modulating sub-carrier

Một kênh đơn chứa thông tin số hóa hoặc thông tin kỹ thuật số với việc sử dụng điều chế sóng mang phụ

3

A single channel containing analogue information

Một kênh đơn chứa thông tin tương tự

3. Third symbol - Type of information to be transmitted

3. Ký tự thứ ba - Loại thông tin được phát đi

N

No information transmitted

Không có thông tin nào được phát đi

A

Telegraphy - for aural reception

Điện báo - nhận thủ công

B

Telegraphy - for automatic reception

Điện báo - nhận tự động

E

Telephony (including sound broadcasting)

Thoại vô tuyến (bao gồm phát quảng bá âm thanh)

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] The International Convention for the Safety of Life at Sea, 1974, IMO.

[2] GMDSS manual, IMO.

[3] MSC.1/Circ.1403/Rev.1 Amendments to the revised NAVTEX manual, IMO.

[4] GMDSS.1/Circ.23 Master plan of shore-based facilities for the Global Maritime distress and safety system (GMDSS MASTER PLAN), IMO.

[5] Radio Regulations, ITU.

[6] Recommendation ITU-R M. 1084-5 Interim solutions for improved efficiency in the use of the band 156-174 MHz by stations in the maritime mobile service, ITU.

[7] Recommendation ITU-R F.1610 Planning, design and implementation of HF fixed service radio systems, ITU.

[8] Luật Tần số vô tuyến điện.

[9] Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/05/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

[10] Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển.

[11] Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.

[12] Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia.

[13] Quyết định số 38/2021/QĐ-TTg ngày 29/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia được sửa đổi, bổ sung một số điều theo quyết định số 02/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

[14] Thông tư số 19/2013/TT-BTTTT ngày 02/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định tần số cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu nạn trên biển và hàng không dân dụng.

[15] Thông tư số 05/2019/TT-BGTVT ngày 29/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu dịch vụ công ích thông tin duyên hải.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi