Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13858-1:2023 Đường sắt - Đá ba lát - Phần 1

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13858-1:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13858-1:2023 Đường sắt - Đá ba lát - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 13858-1:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng, Giao thông
Ngày ban hành:13/11/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13858-1:2023

ĐƯỜNG SẮT - ĐÁ BA LÁT - PHẦN 1: YÊU CẦU KỸ THUẬT

Railway- ballast - part 1: Technical requirements

 

Lời nói đầu

TCVN 13858-1:2023 được biên soạn trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn BS EN 13450:2013.

TCVN 13858-1:2023 do Cục Đường sắt Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐƯỜNG SẮT - ĐÁ BA LÁT - PHN 1: YÊU CU KỸ THUẬT

Railway- ballast - part 1: Technical requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với đá ba lát sử dụng trong xây dựng và bảo trì kết cấu tầng trên đường sắt.

Đá ba lát quy định trong tiêu chuẩn được sản xuất từ vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, được xay nghiền từ đá tảng, không bị phong hóa.

CHÚ THÍCH 1: Đá ba lát theo tiêu chuẩn này có thể được sử dụng để thay thế cho đá cũ trên các tuyến đường sắt nhưng Không được pha trộn với đá ba lát cũ đang sử dụng trên các tuyến này.

CHÚ THÍCH 2: Đá ba lát đường sắt tái sử dụng: Đá ba lát đường sắt từ đá ba lát đã sử dụng trước đó tại công trường và không đưa ra thị trường không thuộc phạm vi điều chỉnh của Tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này cũng bao gồm yêu cầu đá ba lát đường sắt không được giải phóng bất kỳ chất nguy hại nào vượt quá mức tối đa cho phép được quy định trong các tiêu chuẩn vật liệu có liên quan ở Việt Nam.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đi, bổ sung (nếu có).

EN 932-1:1996, Tests for general properties of aggregates - Part 1: Methods for sampling; (EN 932-1: 1996, Các thử nghiệm đối với các đặc tính chung của cốt liệu - Phần 1: Phương pháp lấy mẫu);

EN 932-3, Tests for general properties of aggregates - Part 3: Procedure and terminology for simplified petrographic description ; (Các thử nghiệm đối với các đặc tính chung của cốt liệu - Phần 3: Quy trình và thuật ngữ để mô tả thạch học đơn giản);

EN 933-1, Tests for geometrical properties of aggregates - Part 1: Determination of particle size distribution - Sieving method; (Các thử nghiệm đối với các đặc trưng hình học của cốt liệu - Phần 1: Xác định thành phần hạt - Phương pháp sàng);

EN 933-3, Tests for geometrical properties of aggregates - Part 3: Determination of particle shape - Flakiness index ; (Các thử nghiệm đối với các đặc trưng hình học của cốt liệu - Phần 3: Xác định hình dạng hạt - Chỉ số dẹt);

EN 933-4, Tests for geometrical properties of aggregates - Part 4: Determination of particle shape - Shape index; (Các thử nghiệm đối với các đặc trưng hình học của cốt liệu - Phần 4: Xác định hình dạng hạt - Chỉ số hình dạng);

EN 1097-1, Tests for mechanical and physical properties of aggregates - Part 1: Determination of the resistance to wear (micro-Deval); (Các thử nghiệm đối với các tính chất cơ lý của cốt liệu - Phần 1: Xác định độ bền chống mài mòn bằng thử nghiệm micro-Deval);

EN 1097-2, Tests for mechanical and physical properties of aggregates - Part 2: Methods for the determination of resistance to fragmentation; (Các thử nghiệm đối với các tính chất cơ lý của cốt liệu - Phần 2: Phương pháp xác định độ bền chống va đập);

EN 1097-6, Tests for mechanical and physical properties of aggregates - Part 6: Determination of particle density and water absorption; (Các thử nghiệm đối với các tính chất cơ lý của cốt liệu - Phần 6: Xác định khối lượng riêng và độ hấp thụ nước);

EN 1367-1:2007, Tests for thermal and weathering properties of aggregates - Part 1: Determination of resistance to freezing and thawing; (Các thử nghiệm đối với các đặc tính nhiệt và phong hóa của cốt liệu - Phần 1: Xác định độ bền dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng);

EN 1367-2:2009, Tests for thermal and weathering properties of aggregates - Part 2: Magnesium sulfate test; (Các thử nghiệm đối với các đặc tính nhiệt và phong hóa của cốt liệu - Phần 2: Thử nghiệm magie sunfat);

EN 1367-3, Tests for thermal and weathering properties of aggregates - Part 3: Boiling test for “Sonnenbrand basalt”; (Các thử nghiệm đối với các đặc tính nhiệt và phong hóa của cốt liệu - Phần 3: Thử nghiệm sôi đối với “hiện tượng phong hóa do nắng của đá bazan”);

EN 1367-6, Tests for thermal and weathering properties of aggregates - Part 6: Determination of resistance to freezing and thawing in the presence of salt (NaCl) ; (Các thử nghiệm đối với các đặc tính nhiệt và phong hóa của cốt liệu - Phần 6: Xác định độ bền dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng khi có muối (NaCl)).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Cốt liệu (aggregate)

Vật liệu dạng hạt được sử dụng trong xây dựng.

3.2

Đá ba lát đường sắt (railway ballast)

Cốt liệu trong độ 100 % các hạt được tạo thành do xay nghiền từ đá tảng không bị phong hóa, được sử dụng trong việc xây dựng và bảo trì kết cấu tầng trên đường sắt.

3.3

Kích cỡ đá ba lát đường sắt (railway ballast size)

Sự định danh của đá ba lát đường sắt theo kích thước sàng dưới (d) và trên (D) được biểu thị bằng d/D, ví dụ 22/40 mm, 31,5/50 mm hoặc 31,5/63 mm

CHÚ THÍCH: Sự định danh này chấp nhận sự có mặt của một số hạt được giữ lại trên sàng trên (kích thước lớn hơn) và một số hạt lọt qua sàng dưới (kích thước nhỏ hơn).

3.4

Đá ba lát đường sắt tự nhiên (natural railway ballast)

Cốt liệu cho đá ba lát đường sắt từ các nguồn khoáng vật được sản xuất chỉ thông qua quá trình gia công cơ học.

CHÚ THÍCH: Vật liệu đá ba lát đường sắt tự nhiên phải được sản xuất mà không pha trộn với vật liệu từ các nguồn gốc địa chất khác.

3.5

Hạt nhỏ (fine particles)

Phần cỡ hạt của đá ba lát đường sắt lọt qua sàng 0,5 mm

3.6

Hạt mịn (fines)

Phần cỡ hạt của đá ba lát đường sắt lọt qua sàng 0,063 mm

4  Yêu cầu về hình học

4.1  Quy định chung

Sự cần thiết của việc kiểm tra và khai báo tất cả các đặc tính quy định trong điều này sẽ được giới hạn tùy theo mục đích sử dụng cụ thể hoặc nguồn gốc của đá ba lát đường sắt. Khi được yêu cầu, các thử nghiệm trong Điều 4 quy định phải được thực hiện để xác định các đặc tính hình học thích hợp.

Khi giá trị của một thuộc tính là bắt buộc nhưng không được xác định bởi các giới hạn cụ thể, giá trị của thuộc tính cần phải được công bố dưới dạng THUỘC TÍNH_Giá trị công bố, ví dụ trong Bảng 4, giá trị chỉ số dẹt là 40 tương ứng với Fl 40 (giá trị được công bố).

CHÚ THÍCH 1: Khi một thuộc tính không được yêu cầu, có thể sử dụng loại “Không yêu cầu”

CHÚ THÍCH 2: Hướng dẫn lựa chọn các loại phù hợp cho các mục đích sử dụng cụ thể có thể được tìm thấy trong các quy định của tiêu chun quốc gia khác về đá ba lát đường sắt.

Việc lấy mẫu phải được thực hiện theo EN 932-1.

CHÚ THÍCH 4: Hướng dẫn lấy mẫu từ toa xe hoặc ngoài hiện trường được nêu trong Phụ lục A

CHÚ THÍCH 5: Hướng dẫn giải thích kết quả khi lấy mẫu đá ba lát đường sắt từ toa xe hoặc ngoài hiện trường được nêu trong Phụ lục B.

4.2  Kích cỡ đá ba lát đường sắt

Kích cỡ đá ba lát đường sắt phải được xác định bằng cách sử dụng một cặp kích thước sàng tính bằng mm với d là cỡ sàng dưới và D là cỡ sàng trên mà phần lớn phân bố cỡ hạt nằm trong đó.

4.3  Cấp phối

Cấp phổi đá ba lát đường sắt phải được xác định theo EN 933-1 và kết quả được công bố phù hợp với loại liên quan quy định trong Bảng 1.

Kích thước khi cung cấp được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Phân loại đá ba lát theo cp phối

Kích thước sàng mm

Kích cỡ đá ba lát từ 31,5 mm đến 50 mm

Kích cỡ đá ba lát từ 31,5 mm đến 63 mm

Kích cỡ đá ba lát từ 22 mm đến 40 mm

 

Tỷ lệ phần trăm khối lượng lọt sàng

 

Loại cấp phối

 

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

Loại E

80

100

100

100

100

-

63

100

95 đến 100

95 đến 100

93 đến 100

-

50

70 đến 99

65 đến 99

55 đến 99

45 đến 70

100

40

30 đến 65

30 đến 65

25 đến 75

15 đến 40

90 đến 100

31,5

1 đến 25

1 đến 25

1 đến 25

0 đến 7

60 đến 98

22,4

0 đến 3

0 đến 3

0 đến 3

0 đến 7

15 đến 60

16

-

-

-

-

0 đến 15

8

-

-

-

-

0-2

31,5-50

50

-

-

-

-

31,5-63

-

50

50

85

-

CHÚ THÍCH: Yêu cầu lọt qua sàng 22,4 mm áp dụng cho đá ba lát được lấy mẫu tại nơi sản xut.

Trong một số trường hợp nhất định, sàng 25 mm có thể được sử dụng thay thế cho sàng 22,4 mm, khi áp dụng dung sai từ 0 đến 5.

4.4  Hàm lượng hạt nhỏ

Hàm lượng của các hạt nhỏ phải được xác định theo EN 933-1 và các kết quả được công bố phù hợp với loại liên quan quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Phân loại đá ba lát theo tỷ lệ hạt nhỏ

Kích cỡ sàng mm

Tỷ lệ phần trăm khối lượng lọt sàng lớn nhất

Các loại tỷ lệ hạt nhỏ

Loại A

Loại B

Loại công bố

Loại C

0,5

0,6

1,0

> 1

Không yêu cầu

CHÚ THÍCH: Yêu cầu áp dụng đối với đá ba lát đường st được ly mẫu tại nơi sản xuất.

4.5  Hàm lượng hạt mịn

Hàm lượng hạt mịn phải được xác định theo EN 933-1 và kết quả được công bố phù hợp với loại liên quan quy định trong Bảng 3.

Khi được yêu cầu, độ sạch được đánh giá từ hàm lượng hạt mịn. Thành phần hạt mịn sẽ được coi là không có hại nếu tổng tỷ lệ hạt mịn nhỏ hơn giá trị tương ứng với phân loại được nêu trong Bảng 3 phù hợp với các điều khoản có hiệu lực tại nơi sử dụng.

Bảng 3 - Phân loại đá ba lát theo tỷ lệ hạt mịn

Kích cỡ sàng mm

Tỷ lệ phần trăm khối lượng lọt sàng lớn nhất

Các loại tỷ lệ hạt mịn

Loại A

Loại B

Loại C

Loại công bố

Loại D

0,063

0,5

1,0

1,5

> 1,5

Không yêu cầu

CHÚ THÍCH: Yêu cầu áp dụng đối với ba lát đường sắt được ly mẫu tại nơi sản xuất.

4.6  Hình dạng hạt - Chỉ số dẹt và chỉ số hình dạng

Khi được yêu cầu, hình dạng hạt của ba lát đường sắt phải được xác định theo EN 933-3 về chỉ số dẹt và các kết quả được công b phù hợp với loại liên quan quy định trong Bảng 4.

Ch số dẹt sẽ là thử nghiệm tham chiếu để xác định hình dạng.

Bảng 4 - Phân loại đá ba lát theo các giá trị tối đa của chỉ số dt

Chỉ số dẹt

Phân loại - Fl

≤ 15

Fl 15

20

FI 20

< 25

Fl 25

4 - 25

Fl 4/25

> 25

Fl công bố

Không yêu cầu

Fl không yêu cầu

Khi được yêu cầu, chỉ số hình dạng của ba lát đường sắt phải được xác định theo EN 933-4 và các kết quả được công bố phù hợp với loại liên quan quy định trong Bảng 5.

Bảng 5 - Phân loại đá ba lát theo các giá trị tối đa của chsố hình dạng

Chỉ số hình dạng

Phân loại - SI

10

SI 10

20

SI 20

30

SI 30

5 - 30

SI 5/30

> 30

SI công bố

Không yêu cầu

SI không yêu cầu

CHÚ THÍCH: Chỉ số hình dạng còn được gọi là hàm lượng hạt thoi dẹt.

4.7  Chiều dài hạt

Chiều dài hạt của đá ba lát đường sắt phải được đánh giá bằng cách đo bằng thước hoặc thước cặp thích hợp.

Khi được yêu cầu, chiều dài hạt của đá ba lát đường sắt phải được xác định và các kết quả được công bố phù hợp với loại liên quan quy định trong Bảng 6.

Bảng 6 - Phân loại đá ba lát theo các giá trị lớn nhất của chiều dài hạt

Phần trăm khối lượng có chiều dài ≥100 mm trong mẫu lớn hơn 40 kg

 

 

Phân loại theo chiều dài hạt

 

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

Loại công bố

Loại E

4

6

8

12

> 12

Không yêu cầu

5  Yêu cầu về tính chất cơ lý

5.1  Quy định chung

Sự cần thiết của việc kiểm tra và công bố tất cả các đặc tính quy định trong điều này sẽ được giới hạn tùy theo mục đích sử dụng hoặc nguồn gốc của đá ba lát đường sắt. Khi có yêu cầu, các thử nghiệm quy định trong Điều 5 phải được thực hiện đ xác định các đặc tính vật lý thích hợp.

Khi giá trị của một thuộc tính là bắt buộc nhưng không được xác định bởi các giới hạn cụ thể, giá trị của thuộc tính phải được công bố dưới dạng THUỘC TÍNH_Giá trị công bố, ví dụ: trong Bảng 7, hệ số Los Angeles là 30 tương ứng với LA 30 (Giá trị được công bố).

CHÚ THÍCH 1: Khi một thuộc tính không được yêu cầu, có thể sử dụng loại “Không yêu cầu”.

CHÚ THÍCH 2: Hướng dẫn lựa chọn các loại phù hợp cho các mục đích sử dụng cụ thể có thể được tìm thấy trong các quy định của tiêu chuẩn quốc gia khác về đá ba lát đường sắt.

5.2  Độ bền chống phân mảnh của đá ba lát đường sắt

5.2.1  Chỉ số Los Angeles

Khi được yêu cầu, độ bền chống phân mảnh của đá ba lát đường sắt phải được xác định theo ch số Los Angeles như quy định trong EN 1097-2, sử dụng các điều kiện như quy định trong Phụ lục A, và các kết quả được công bố phù hợp với loại liên quan quy định trong Bảng 7.

Bảng 7 - Phân loại đá ba lát theo các giá trị lớn nhất của chsố Los Angeles

Ch số Los Angeles

Phân loại - LA

≤ 12

LA 12

14

LA 14

16

LA 16

20

LA 20

22

LA 22

24

LA 24

> 24

LA công bố

Không yêu cầu

LA không yêu cầu

5.2.2  Độ bền chống va đập

Khi được yêu cầu, trị số va đập của đá ba lát đường sắt phải được xác định theo EN 1097-2, sử dụng các điều kiện như quy định trong Phụ lục A và các kết quả được công bố phù hợp với loại liên quan quy định trong Bảng 8.

Bảng 8 - Phân loại đá ba lát theo các giá trị lớn nht của trị số va đập

Trị số va đập - %

Phân loại - SZ

≤ 14

SZ 14

≤ 18

SZ 18

20

SZ 20

22

SZ 22

> 22

SZ công bố

Không yêu cầu

SZ không yêu cầu

5.3  Độ bền chống mài mòn của đá ba lát đường sắt

Khi được yêu cầu, độ bền chống mài mòn của đá ba lát đường sắt phải được xác định theo EN 1097-1, sử dụng các điều kiện như quy định trong Phụ lục A và các kết quả được công bố phù hợp với loại liên quan quy định trong Bảng 9.

Bảng 9 - Phân loại đá ba lát theo các giá trị ln nhất của độ bền chống mài mòn

Hệ số Micro-Deval

Phân loại - Mde

5

MDE 5

7

MDE 7

9

MDE 9

11

MDE 11

13

MDE 13

≤ 15

MDE 15

> 15

MDE công bố

Không yêu cầu

MDE không yêu cầu

5.4  Khối lượng riêng và độ hấp thụ nước

5.4.1  Khối lượng riêng

Khi được yêu cầu, khối lượng riêng phải được xác định phù hợp với EN 1097-6 (khối lượng riêng biểu kiến) và các kết quả đã công bố.

5.4.2  Độ hấp thụ nước

Khi được yêu cầu, độ hấp thụ nước phải được xác định theo EN 1097-6 tùy thuộc vào kích thước của đá ba lát đường sắt và các kết quả đã công bố.

6  Yêu cầu hóa học

6.1  Quy định chung

Đá ba lát đường sắt không được chứa các thành phần hoặc vật chất khác ngoài quy định trong tiêu chuẩn này.

6.2  Mô tả thạch học

Khi được yêu cầu, mô tả thạch học của đá ba lát đường sắt phải được xác định và mô tả phù hợp với EN 932-3 và các kết quả đã công bố.

7  Độ bền

7.1  Quy định chung

Sự cn thiết của việc kiểm tra và công bố tất c các đặc tính quy định trong điều này sẽ được giới hạn tùy theo mục đích sử dụng hoặc nguồn gốc của đá ba lát đường sắt. Khi có yêu cầu, các thử nghiệm quy định tại Điều 7 phải được thực hiện để xác định các đặc tính thích hợp đối với độ bền của đá ba lát đường sắt.

7.2  Độ bền magie sulfat (MgSO4)

Khi được yêu cầu, độ bền chống phong hóa của đá ba lát đường sắt phải được xác định theo thử nghiệm độ bền magie sultat trong EN 1367-2, sử dụng các điều kiện như quy định trong Phụ lục C và các kết quả được công bố phù hợp với loại liên quan quy định trong Bảng 10.

Bảng 10 - Phân loại đá ba lát theo giá trị tối đa độ bền magie sulfat

Giá trị độ bền magie sulfat

T lệ phần trăm mất khối lượng

Phân loại

MS

3

MS 3

6

MS 6

> 6

MS công bố

Không yêu cầu

MS không yêu cầu

7.3  Độ bền dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng

CHÚ THÍCH: Thử nghiệm này chỉ được yêu cầu khi xây dựng đường sắt tại những vùng có thời tiết băng giá, thường xuyên xảy ra chu trình đóng băng và tan băng.

7.3.1  Độ hấp thụ nước

Độ hấp thụ nước là thử nghiệm đơn gin để đánh giá về độ bền dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng.

Khi được yêu cầu, thử nghiệm độ hấp thụ nước phải được xác định theo các quy trình quy định trong EN 1097-6 và các kết quả đã công bố.

Nếu độ hp thụ nước, được xác định theo EN 1097-6 (độ hấp thụ nước của ba lát đường sắt bão hòa đến khối lượng không đổi), không lớn hơn 0,5 thì đá ba lát đường sắt được coi là có độ bền dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng.

Nếu độ hấp thụ nước, được xác định theo EN 1097-6 (độ hấp thụ nước của ba lát đường sắt bão hòa đến khối lượng không đổi), lớn hơn 0,5 thì độ bền dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng phải được xác định theo 7.3.2 hoặc 7.3.3.

CHÚ THÍCH: Với một số loại đá ba lát đường sắt có chứa một tỷ lệ nguồn cốt liệu đá lửa xốp, sự phân biệt giữa thỏa mãn và không thỏa mãn yêu cầu về độ bền dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng có thể được đánh giá tốt hơn bằng các phép đo tỷ trọng so với độ hấp thụ nước.

7.3.2  Độ bền dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng

Khi được yêu cầu, độ bền dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng phải được xác định theo EN 1367-1, sử dụng các điều kiện như quy định trong Phụ lục D, và các kết quả được công bố phù hợp với loại liên quan quy định trong Bảng 11.

Bảng 11 - Phân loại đá ba lát theo giá trị độ bền tối đa dưới nh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng

Đóng băng - tan băng

Tỷ lệ phần trăm mất khối lượng

Phân loại

F

≤ 1

F 1

2

F 2

4

F 4

> 4

F công bố

Không yêu cầu

F không yêu cầu

7.3.3  Độ bền dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng khi có muối (các điều kiện đặc biệt)

Khi được yêu cầu (xem chú thích bên dưới), độ bền dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng phải được xác định theo EN 1367-6 và các kết quả được công bố phù hợp với nhóm liên quan quy đnh trong Bảng 12. Trong trường hợp này, độ bền dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng (xem 7.3.2.) sẽ không được xác định.

CHÚ THÍCH: Các kết quả của thử nghiệm này cung cấp một phương pháp để đánh giá độ bền của cốt liệu đối với thời tiết băng giá, ở các khu vực thường xuyên xảy ra chu trình đóng băng và tan băng cùng với các vòi phun nước mặn hoặc các điều kiện khử băng khác, và trong điều kiện này các giá trị kết quả của phương pháp thử EN 1367-1 không mô tả một cách chính xác đặc trưng của cốt liệu trong điều kiện khắc nghiệt.

Thử nghiệm này được chứng minh là phù hợp với một số loại thạch học nhất định của cốt liệu (ví dụ đá bazan) trong các điều kiện sử dụng khắc nghiệt và có thể không áp dụng được cho tất cả các loại đá.

Bảng 12 - Phân loại đá ba lát theo giá trị độ bền tối đa dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng khi có mui

Đóng băng - tan băng

Tỷ lệ phần trăm mất khối lượng

Phân loại

FEC

2

FEC 2

4

FEC 4

5

FEC 5

6

FEC 6

8

FEC 8

> 8

FEC công bố

Không yêu cầu

Fec không yêu cầu

CHÚ THÍCH: Khi các thử nghiệm sử dụng các dung dịch khử băng không phải là NaCl, các giới hạn của Bảng 12 sẽ không áp dụng.

7.4  Tính dẫn điện

Khi được yêu cầu, độ dẫn điện của đá ba lát đường sắt phải được xác định.

Các yêu cầu về việc công bố mức độ dẫn điện của đá ba lát đường sắt hiện đang được phát triển. Khi những yêu cầu này được hoàn thành, cần chú ý đến các yêu cầu tại nơi sử dụng.

7.5  Hiện tượng phong hóa do nắng

Các dấu hiệu của “Hiện tượng phong hóa do nắng” được nhận biết thông qua sự mất khối lượng và độ bền chống phân mảnh, chúng được xác định theo EN 1367-3 và EN 1097-2.

CHÚ THÍCH: “Hiện tượng phong hóa do nắng” là một dạng phân rã đá có thể xuất hiện trong một số đá bazan và tự diễn biến dưới ảnh hưởng của các điều kiện khí quyển. Nó bắt đầu với sự xuất hiện của các đốm màu xám/trng. Thông thường, các vết nứt vi mô được tạo ra từ các đốm và kết nối chúng với nhau. Điều này làm giảm độ bền của cấu trúc khoáng, và kết qu là đá bị phân hủy thành các hạt nh. Tùy thuộc vào nguồn gốc, quá trình này có thể diễn ra trong vòng vài tháng sau khi khai thác hoặc kéo dài trong vài thập kỷ. Trong một số trường hợp đặc biệt, sự phân rã nhanh chóng dẫn đến việc hình thành các vết nứt lớn và phá vỡ các hạt cốt liệu.

Sau khi hoàn thành thử nghiệm sôi, sự mất khối lượng và độ bền chống phân mnh (SB SZ hoặc SB LA) phải được công bố phù hợp với loại liên quan quy định trong Bảng 13.

Bảng 13 - Phân loại theo giá trị tối đa của độ bền chống phong hóa do cháy nắng

Phương pháp thử nghiệm

Kết quả

Giá trị

Phân loại SBRB

Thử nghim sôi

Kèm theo:

Mất khối lượng sau khi đun sôi

≤ 1

 

a) Thử nghiệm va đập hoặc là

Tăng trị số va đập sau khi đun sôi

3

SB SZ

b) Thử nghiệm Los Angeles

Tăng chỉ số Los Angeles sau khi đun sôi

5

SB LA

Thử nghiệm sôi

Kèm theo:

Mất khối lượng sau khi đun sôi

> 1

 

a) Thử nghiệm va đập hoặc là

Tăng trị số va đập sau khi đun sôi

> 3

SB SZ công bố

b) Thử nghiệm Los Angeles

Tăng chỉ số Los Angeles sau khi đun sôi

> 5

SB LA công bố

Không yêu cầu

SB không yêu cầu

8  Phương pháp thử

8.1  Phương pháp lấy mẫu

Thực hiện theo tiêu chuẩn EN 932-1:1996

8.2  Quy trình và thuật ngữ để mô tả thạch học đơn giản

Thực hiện theo tiêu chuẩn EN 932-3

8.3  Xác định thành phần hạt - Phương pháp sàng

Thực hiện theo tiêu chuẩn EN 933-1

8.4  Xác định hình dạng hạt - Chỉ số dẹt

Thực hiện theo tiêu chuẩn EN 933-3

8.5  Xác định hình dạng hạt - Chỉ số hình dạng

Thực hiện theo tiêu chuẩn EN 933-4

8.6  Xác định độ bền chống mài mòn của đá ba lát bằng thử nghiệm micro-Deval

Thực hiện theo tiêu chuẩn EN 1097-1

8.7  Xác định độ bền chống phân mảnh của đá ba lát

Thực hiện theo tiêu chuẩn EN 1097-2

8.8  Xác định khối lượng riêng và độ hấp thụ nước

Thực hiện theo tiêu chuẩn EN 1097-6

8.9  Thử nghiệm sôi đối với hiện tượng phong hóa do nắng của đá bazan

Thực hiện theo tiêu chuẩn EN 1367-3

8.10  Thử nghiệm xác định độ bền magie sunfat

Thực hiện theo tiêu chuẩn EN 1367-2:2009

8.11  Thử nghiệm xác định độ bền dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng

Thực hiện theo tiêu chuẩn EN 1367-1:2007

8.12  Thử nghiệm xác định độ bền dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng khi có muối (các điều kiện đặc biệt)

Thực hiện theo tiêu chuẩn EN 1367-6

9  Định danh

9.1  Định danh và mô tả

Đá ba lát đường sắt phải được xác định theo các thông tin cơ bản sau:

a) Nguồn vật liệu và nhà sản xuất.

b) Chỉ dẫn đơn giản về loại thạch học (xem EN 932-3);

c) Kích cỡ đá ba lát đường sắt.

9.2  Thông tin bổ sung cho mô tả đá ba lát đường sắt

Sự cần thiết của các thông tin khác tùy thuộc vào tình hung và mục đích sử dụng, ví dụ:

a) Một mã để liên kết định danh với mô tả;

b) Bất kỳ thông tin bổ sung nào khác cần thiết để xác định cụ thể đá ba lát đường sắt.

Nhà sản xuất phải được thông báo tại thời điểm đặt hàng về bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào liên quan đến mục đích sử dụng cụ thể và các yêu cầu về thông tin bổ sung.

10  Điều kiện xuất xưởng đá ba lát đường sắt

Đơn vị sản xuất phải tổ chức nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ, chỉ được xuất xưởng đá đã được nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định.

Việc nghiệm thu thực hiện theo lô, mỗi lô nghiệm thu có khối lượng 300 tn (hoặc 200m3), trường hợp nhỏ hơn 300 tn (hoặc 200m3) cũng được xem như một lô. Mỗi lô phải kiểm tra nghiệm thu các chỉ tiêu : kích cỡ đá và hàm lượng thoi dẹt.

Lô đá đạt yêu cầu nếu kết quả kiểm tra phù hợp với quy định.

Một năm các đơn vị sản xuất phải lấy mẫu đưa đi thử nghiệm tại đơn vị thử nghiệm có chức năng ít nhất 01 lần đ xác định các chỉ tiêu quy định.

Khi xuất xưng đơn vị sản xuất phải cấp kèm theo chứng nhận chất lượng của từng lô cho khách hàng trong đó ghi rõ:

a) Định danh;

b) Số thứ tự lô và thời gian sản xuất;

c) Kết quả kiểm tra kích cỡ và hàm lượng hạt thoi dẹt;

d) Kết quả thử nghiệm tại cơ quan thử nghiệm.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Lấy mẫu đá ba lát đường sắt tại nơi sản xuất hoặc từ toa xe hoặc từ đường ray (ngoài hiện trường)

A.1  Giới thiệu

Để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đá ba lát đường sắt nên được lấy mẫu tại nơi sản xuất. Các giới hạn quy định trong tiêu chuẩn này dựa trên việc thử nghiệm các mẫu được lấy tại địa điểm này. Phương pháp lấy mẫu được quy định trong EN 932-1.

Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp cần thiết phải lấy mẫu đá ba lát đường sắt tại thời điểm giao hàng hoặc từ đường ray. Lý do có thể là để kiểm tra xem có bị xuống cấp trong quá trình vận chuyển hay không hoặc để điều tra một vấn đề cụ thể của đường sắt. Trong những trường hợp như vậy, một trong các quy trình lấy mẫu sau đây được áp dụng.

A.2  Lấy mẫu đá ba lát tại nơi sản xuất

A.2.1  Việc lấy mẫu đá ba lát đường sắt tại nơi sản xuất phải được thực hiện theo các nguyên tắc và định nghĩa quy định trong EN 932-1.

A.3  Lấy mẫu đá ba lát đường sắt từ toa xe

A.3.1  Chỉ nên thực hiện việc lấy mẫu từ một toa xe đã chất đầy tải bằng cách sử dụng hộp lấy mẫu (xem EN 932-1, Hình 5) có kích thước bên trong dài 700 mm, rộng 450 mm và cao 250 mm.

A.3.2  Tất cả các lần lấy mẫu cho một mẫu chung phải được lấy từ một toa xe và từ một lỗ xả (rãnh trượt hoặc băng tải) của toa xe đó.

A.3.3  Phải lấy tối thiểu bốn lần trở lên.

A.3.4  Lần lấy đầu tiên phải được thực hiện khoảng 10 s sau khi bắt đầu xả đá, lần lấy cuối cùng khoảng 10 s trước khi kết thúc việc xả đá và các lần lấy trung gian đều đặn trong khoảng giữa lần đầu và lần cuối.

A.3.5  Cửa xphải mở hoàn toàn tại thời điểm lấy mẫu.

A.3.6  Toa xe phải di chuyển với tốc độ đi bộ (khoảng 3 km/h) qua hộp lấy mẫu.

A.3.7  Khối lượng của một hộp mẫu phải xác định cho mỗi lần lấy.

A.3.8  Các lần lấy mẫu phải được trộn với nhau để tạo thành một mẫu chung trên bề mặt phẳng, sạch hoặc trên tấm nhựa dày chống rách.

A.3.9  Mẫu chung phải được chia thành số lượng mẫu phụ cần thiết phù hợp với EN 932-1.

A.4  Lấy mẫu đá ba lát đường sắt từ đường ray mà không sử dụng khung thép

A.4.1  Mẫu chung phải lấy từ một hoặc nhiều khoang giữa các tà vẹt.

A.4.2  Nếu bắt buộc phải lấy mẫu đá ba lát đường sắt từ nhiều hơn một khoang giữa các tà vẹt thì phải lấy mẫu ở khoang thứ nhất, thứ tư và sau đó là ở mỗi khoang thứ 3 tiếp theo.

A.4.3  Trước tiên đá ba lát phải được lấy ra hoàn toàn bằng cách sử dụng nĩa cào đá ba lát và sau đó là dùng xẻng nhỏ hoặc dụng cụ tương tự.

A.4.4  Đá ba lát đường sắt phải được lấy xuống tận dưới cùng của lớp đá. Cần cẩn thận để không gây ra bất kỳ sự phá hoại nào đối với nền đường hoặc lớp bảo vệ và để không có các thành phần từ nền đường hoặc lớp bảo vệ lẫn vào trong mẫu.

A.4.5  Các lần lấy mẫu phải được trộn với nhau để tạo thành một mẫu chung trên bề mặt phẳng, sạch hoặc trên tấm nhựa dày chống rách.

A.4.6  Mẫu chung phải được chia thành số lượng mẫu phụ cần thiết phù hợp với EN 932-1.

A.5  Lấy mẫu ba lát từ đường ray bằng khung thép

A.5.1  Khung thép có răng cưa ở mép dưới của nó, như thể hiện trong Hình A.1, có thể được sử dụng để lấy mẫu ba lát từ đường ray.

Kích thước tính bằng milimét

Hình A.1 - Khung lấy mẫu đá ba lát đường sắt

1 - Đường hàn ; 2 - Tấm thép

A.5.2  Quy trình lấy mẫu phải được mô tả trong A.3 ngoại trừ việc tại mỗi khoảng trng giữa tà vẹt mà từ đó cần lấy mẫu, khung thép phải được đưa vào nền đá ba lát bằng búa tạ. Khung thép phải được đóng vào khoảng giữa tà vẹt bê tông mà không làm hỏng tà vẹt.

A.5.3  Trước tiên đá ba lát được lấy ra bằng một nĩa cào đá ba lát và sau đó khung thép được dẫn sâu hơn vào lớp đá. Việc lấy lớp dưới cùng của đá ba lát đường sắt phải được thực hiện bằng một cái xng nhỏ hoặc dụng cụ tương tự. Cần cẩn thận để không gây ra bất kỳ sự phá hoại nào đối với nền đường hoặc lớp bảo vệ và để không có các thành phần từ nền đường hoặc lớp bảo vệ lẫn vào trong mẫu.

A.5.4  Các lần lấy mẫu phải được trộn với nhau để tạo thành một mẫu chung trên bề mặt phẳng, sạch hoặc tấm nhựa dày chống rách.

A.5.5  Mẫu chung phải được chia thành số lượng mẫu phụ cần thiết, phù hợp với EN 932-1

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Hướng dẫn giải thích kết quả khi lấy mẫu đá ba lát đường sắt từ toa xe hoặc từ đường ray

B.1  Để đánh giá sự phù hợp với đặc tính kỹ thuật, các mẫu phải được lấy tại nơi sản xuất phù hợp với EN 932-1, được thử nghiệm theo các phương pháp được nêu trong tiêu chuẩn này và so sánh với các giá trị quy định thích hợp.

B.2  Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp khi mẫu được lấy từ toa xe hoặc từ đường ray. Trong những trường hợp này, cùng các phương pháp thử nghiệm và cùng các giá trị quy định thích hợp phải được áp dụng ngoại trừ một số phương pháp thử nghiệm có thể được sử dụng để đánh giá xem có xảy ra sự xuống cấp của đá ba lát đường sắt trong vận chuyển hay không.

B.3  Đối với các thử nghiệm này, các kết quả thu được từ các mẫu lấy từ toa xe hoặc từ đường ray phải được so sánh với các giới hạn cho trong Bảng B.1 và miễn là các kết quả này không vượt quá các giới hạn xuống cấp của đá ba lát đường sắt trong quá trình vận chuyn hoặc do tiêu hao có thể được xem xét thì có thể chấp nhận được.

B.4  Các kết quả của mẫu được lấy từ đường ray trước khi đầm nén, nhằm mục đích thông tin và tạo cơ sở cho sự thảo luận giữa nhà cung cấp và khách hàng.

Bảng B.1 - Sự xuống cấp của đá ba lát đường sắt trong quá trình vận chuyển

Điều khoản kiểm tra

Mô tả

 

Phân loại

A

B

C

6.2

Phần trăm khối lượng lớn nhất lọt qua sàng 22,4 mm

5

7

Không yêu cầu

6.2

Phần trăm khối lượng lớn nhất lọt qua sàng 25 mm

6

8

Không yêu cầu

 

Phụ lục C

(Quy định)

Các điều kiện áp dụng cho quy trình thử nghiệm quy định trong EN 1367-2 để xác định độ bền của đá ba lát đường sắt đối với thử nghiệm magie sunfat (xem 7.2)

C.1  Yêu cầu chung

Thử nghiệm phải được thực hiện như quy định trong EN 1367-2 để đánh giá ứng xử của đá ba lát đường sắt khi chịu thử nghiệm magie sunfat cùng với các điều kiện sau đây được áp dụng cho các quy trình.

C.2  Thiết bị

Trong EN 1367-2: 2009, Điều 6:

a) Mục 6.1, các cỡ sàng 10 mm và 14 mm được thay thế bằng các cỡ sàng 22,4 mm, 31,5 mm, 40 mm và 50 mm;

b) Mục 6.2, loại cân 2 kg, chính xác đến 0,1 g, được thay thế bằng 20 kg, chính xác đến 1 g;

c) Mục 6.3 và Hình 1, giỏ phải có kích thước mắt lưới là 4 mm và kích thước theo chiều sâu của nó là 260 mm với đường kính là 230 mm.

C.3  Thuốc thử

Trong EN 1367-2: 2009, Điều 7, 12 lít dung dịch bão hòa magie sulfat được yêu cầu cho mỗi phép thử.

C.4  Chuẩn bị mẫu thử

Trong EN 1367-2: 2009, Điều 8, hai mẫu thử được yêu cầu, mỗi mẫu phải có khối lượng (10 000 ± 100) g bao gồm (5000 ± 50) g của cỡ cốt liệu 31,5mm đến 40 mm và (5000 ± 50) g của cỡ cốt liệu 40 mm đến 50 mm.

Trong EN 1367-2: 2009, 8.3, mỗi mẫu thử phải được sàng trên sàng 22,4 mm.

C.5  Quy trình

Trong EN 1367-2: 2009, Điều 9:

a) Mục 9.4, quy trình phải được lặp lại trong 10 chu kỳ;

b) Mục 9.6, sàng tay trên sàng 22,4 mm.

C.6  Tính toán và biểu thị kết quả

Trong EN 1367-2. 2009, Điều 10, M2 là khi lượng còn lại trên sàng 22,4 mm, chính xác đến 1g.

C.7  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo rằng quy trình thử nghiệm được thực hiện theo EN 1367-2, áp dụng các điều kiện sử dụng như quy định trong phụ lục này.

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Các điều kiện áp dụng cho quy trình thử nghiệm quy định trong EN 1367-1 để xác định độ bền của đá ba lát đường sắt dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng (xem 7.3.2)

D.1  Yêu cầu chung

Thử nghiệm phải được thực hiện như quy định trong EN 1367-1 để xác định độ bền của đá ba lát dưới ảnh hưởng của chu trình đóng băng và tan băng cùng với các điều kiện sau đây được áp dụng cho các quy trình.

D.2  Thực hiện đóng băng trong nước

Trong EN 1367-1: 2007, 8.2 đặt các mẫu trong tủ vào một chuỗi 20 chu kỳ đóng băng và tan băng, thay vì 10 chu kỳ đóng băng và tan băng.

D.3  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo rằng quy trình thử nghiệm được thực hiện theo EN 1367-1, áp dụng các điều kiện sử dụng như quy định trong phụ lục này.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi