Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10471:2014 Ô tô con - Phân bố khối lượng
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10471:2014
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10471:2014 ISO 2416:1992 Ô tô con - Phân bố khối lượng
Số hiệu: | TCVN 10471:2014 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Giao thông |
Ngày ban hành: | 31/12/2014 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10471:2014
ISO 2416:1992
Ô TÔ CON – PHÂN BỐ KHỐI LƯỢNG
Passenger cars - Mass distribution
Lời nói đầu
TCVN 10471:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 2416:1992.
TCVN 10471:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Ô TÔ CON – PHÂN BỐ KHỐI LƯỢNG
Passenger cars - Mass distribution
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định sự phân bố khối lượng vận chuyển của các ô tô con và quy định
– khối lượng trung bình quy ước cho người trên xe, và
– khối lượng quy ước cho hành lý.
Tổng các khối lượng được quy định này biểu thị khối lượng chất tải thiết kế danh nghĩa theo thiết kế đối với một ô tô con đã cho.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các ô tô con đã được định nghĩa trong TCVN 6211 (ISO 3833).
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6211:2003 (ISO 3833:1977), Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 7478:2005 (ISO 6549:1999), Phương tiện giao thông đường bộ – Quy trình xác định điểm H và điểm R.
ISO 3832:1991, Passenger cars – Luggage compartments – Method of measuring reference volume, (Ô tô con – Khoang hành lý – Phương pháp đo dung tích chuẩn).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Khối lượng quy ước người trên xe (conventional mass of passenger) mp
Khối lượng quy ước của một người không có hành lý được quy ước là mp = 68kg.
3.2. Khối lượng quy ước của hành lý (conventional mass of luggage) mb
Khối lượng quy ước của hành lý cho mỗi hành khách được quy định là mb = 7kg
3.3. Khối lượng chất tải thiết kế danh nghĩa (nominal design pay mass) mt
Khối lượng chất tải thiết kế danh nghĩa, mt phải đáp ứng bất đẳng thức sau:
mt ³ (mp + mb) x n
Trong đó n là số lượng chỗ ngồi do nhà sản xuất quy định.
3.4. Khối lượng danh nghĩa theo thiết kế của hàng hóa vận chuyển (nominal mass design of transportable goods) mtr
Khối lượng danh nghĩa của hàng hóa vận chuyển, mtr được xác định theo công thức thức sau:
mtr = mt - mp x n0
Trong đó
n0 là số lượng các chỗ ngồi;
mt là khối lượng như đã quy định trong 3.3;
mp là khối lượng như đã quy định trong 3.1.
4. Phân bố khối lượng
4.1. Yêu cầu chung
Các tải trọng cho phép trên trục không được vượt quá giá trị quy định.
4.2. Ô tô con có dung tích khoang chứa hành lý không thay đổi
4.2.1. Người
Tâm của các khối lượng tương ứng được bố trí phù hợp với TCVN 7478 (ISO 6549) như đã quy định trong a) hoặc b).
a) Ghế ngồi không điều chỉnh được: Theo phương thẳng đứng qua một điểm được định vị ở phía trước cách điểm R của chỗ ngồi tương ứng 50 mm.
b) Ghế ngồi điều chỉnh được: Theo phương thẳng đứng qua một điểm được định vị ở phía trước cách điểm R của chỗ ngồi tương ứng 100 mm hoặc ở vị trí được khóa gần nhất.
4.2.2. Hành lý
Tâm của khối lượng quy ước của hành lý được bố trí trên đường thẳng đứng đi qua điểm giữa của hình chiếu trên một mặt phẳng nằm ngang của chiều dài lớn nhất có thể sử dụng được của khoang hành lý được bố trí trong mặt phẳng trung bình dọc của xe. Xem Hình 1.
4.3. Ô tô con có dung tích khoang chứa hành lý thay đổi
Trong trường hợp ô tô con có các ghế ngồi phía sau gập lại được làm cho dung tích của khoang chứa hành lý tăng lên, tâm của các khối lượng vận chuyển được bố trí như đã nêu trong 4.3.1 và 4.3.2.
4.3.1. Người
Tâm của các khối lượng của người được định vị phù hợp với 4.2.1.
4.3.2. Hàng hóa vận chuyển
Vị trí của các tâm khối lượng của hàng hóa vận chuyển với các ghế ngồi phía sau gập lại được và không gập lại được do nhà sản xuất quy định.
CHÚ DẪN
P1 = mặt phẳng trung bình dọc của xe;
P2 = mặt phẳng nằm ngang của hình chiếu;
L1 = chiều dài lớn nhất có thể sử dụng được của khoang hành lý (khoang này được giới hạn tới dung tích chuẩn như đã quy định trong ISO 3832);
L = chiều dài của hình chiếu trên mặt phẳng nằm ngang.
Hình 1
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.