Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7552-1:2005 ISO 1496-1:1990 Công te nơ thông dụng vận chuyển hàng thông thường

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7552-1:2005

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7552-1:2005 ISO 1496-1:1990 Công te nơ vận chuyển loạt 1 - Đặc tính kỹ thuật và thử nghiệm - Phần 1: Công te nơ thông dụng vận chuyển hàng thông thường
Số hiệu:TCVN 7552-1:2005Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Ngày ban hành:17/02/2006Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7552-1 : 2005

ISO 1496-1 : 1990

CÔNG TE NƠ VẬN CHUYỂN LOẠT 1 - ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT VÀ THỬ NGHIỆM PHẦN 1: CÔNG TE NƠ THÔNG DỤNG VẬN CHUYỂN HÀNG THÔNG THƯỜNG

Series 1 freight containers - Specification and testing - Part 1: General cargo container for general purpose

 

 

Lời nói đu

TCVN 7552-1 : 2005 hoàn toàn tương đương ISO 1496-1 : 1990/Amd. 1 : 1993.

TCVN 7552-1 : 2005 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 104 “Công te nơ vận chuyển” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

CÔNG TE NƠ VẬN CHUYN LOẠT 1 - ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT VÀ THỬ NGHIỆM PHẦN 1: CÔNG TE NƠ THÔNG DỤNG VẬN CHUYỂN HÀNG THÔNG THƯỜNG

Series 1 freight containers - Specification and testing - Part 1: General cargo container for general purpose

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính kỹ thuật cơ bản và các yêu cầu về thử nghiệm cho các công te nơ vận chuyển loạt 1 Có kiểu hoàn toàn kín, thông dụng và một số kiểu chuyên dùng (kín, được thông gió hoặc m nắp) thích hợp cho việc trao đổi quốc tế và vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường biển, bao gồm cả sự thay thế lẫn nhau giữa các dạng vận tải.

1.2. Các kiểu công te nơ thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này được giới thiệu trong Bảng 1.

Bảng 1 - Các kiểu công te nơ

Ký hiệu mã của kiểu 1)

Kiểu

00 đến 04

10,11

13, 15, 17

50 đến 53

Kín bao gồm cả mái hở

Kín, thông hơi

Kín được thông gió

Mở nắp

1) Phù hợp với ISO 6346.

Tiêu chuẩn này không bao gồm các yêu cầu đối với các thiết bị thông gió hoặc lỗ thông hơi hoặc thông gió.

1.3. Yêu cầu về ghi nhãn đối với các công te nơ này được nêu trong ISO 6346.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 7553 : 2005 (ISO 668 : 1995), Công te nơ vận chuyển loạt 1 - Phân loại, kích thước và khối lượng danh định.

TCVN 7555 : 2005 (ISO 830 : 1999), Công te nơ vận chuyển - Từ vựng.

TCVN 7554 : 2005 (ISO 1161 : 1984), Công te nơ vận chuyển loạt 1 - Bộ phận định vị ở góc - Đặc tính kỹ thuật.

ISO 6346 : 1984, Freight Container - Coding, identification and marking (Công te nơ vận chuyển - Lập mã, nhận dạng và ghi nhãn.

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 7555 (ISO 830).

4. Kích thước và khối lượng danh định

4.1. Kích thước ngoài

Các kích thước bao (khuôn khổ) bên ngoài và dung sai kích thước của các công te nơ vận chuyển thuộc phạm vi tiêu chuẩn này phải tuân theo các kích thước và dung sai kích thước được quy định trong TCVN 7553 (ISO 668), ngoại trừ các công te nơ mở nắp có thể có chiều cao được giảm đi, nhưng trong trường hợp này các công te nơ phải được ký hiệu 1 AX, 1 BX, 1 CX và 1 DX. Không một bộ phận nào của công te nơ được nhô ra ngoài các kích thước bao bên ngoài đã quy định này.

4.2. Kích thước trong

Các kích thước trong của công te nơ phải càng lớn càng tốt, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào:

- các công te nơ kín kiểu 00 phải tuân theo các yêu cầu đối với chiều dài, chiều rộng và chiều cao bên trong tối thiểu được cho trong 4.3;

- các công te nơ kiểu 02 có lỗ hở một phần ở mặt bên phải tuân theo các yêu cầu đối với chiều dài chiều cao bên trong tối thiểu được cho trong 4.3;

- các công te nơ kiểu 03 có mái hở phải tuân theo các yêu cầu đối với chiều dài chiều rộng bên trong tối thiểu được cho trong 4.3;

- các công te nơ kiểu 01 và 04 có lỗ hở ở mặt bên và/hoặc trên mái phải tuân theo các yêu cầu đối với chiều dài bên trong tối thiểu được cho trong 4.3;

- các công te nơ kín, thông hơi kiểu 10 và 11 phải tuân theo các yêu cầu đối với chiều dài, chiều rộng và chiều cao bên trong tối thiểu được cho trong 4.3;

- các công te nơ kín, được thông gió kiểu 13 phải tuân theo các yêu cầu đối với chiều dài, chiều rộng và chiều cao bên trong tối thiểu được cho trong 4.3.

4.3. Kích thước trong tối thiểu

Các kích thước bên trong tối thiểu đối với các công te nơ ISO vận chuyển hàng thông dụng, loạt 1 được quy định trong Bảng 2.

Các kích thước áp dụng khi được đo ở nhiệt độ 20 °C (68 °F). Các giá trị đo được ở các nhiệt độ khác phải được điều chỉnh cho phù hợp.

Khi một bộ phận định vị ở góc trên đỉnh nhô vào không gian bên trong được quy định trong Bảng 2 thì phần nhô vào công te nơ này không được xem là giảm kích thước của công te nơ.

4.4. Khối lượng danh định

Các giá trị của khối lượng danh định R là khối lượng toàn bộ của công te nơ, được cho trong TCVN 7553 (ISO 668).

5. Các yêu cầu về thiết kế

5.1. Yêu cầu chung

Tất cả các công te nơ phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:

Các yêu cầu về độ bền đối với các công te nơ được cho dưới dạng biểu đồ trong Phụ lục A (các yêu cầu này áp dụng cho tất cả các công te nơ trừ khi có quy định khác). Các yêu cầu áp dụng cho công te nơ như một thiết bị hoàn chỉnh.

Các yêu cầu về độ bền đối với các bộ phận định vị ở góc (xem 5.2) được nêu trong TCVN 7554 (ISO 1161).

Các công te nơ phải có khả năng chịu được các tải và sự chất tải được nêu trong điều 6.

Vì chỉ có thể chất tải gần bằng các tải trọng động xuất hiện trong điều kiện làm việc động lực học, nhưng không được vượt quá, cho nên các tải trọng thử tương ứng mà khả năng của các công te nơ có thể chịu được chỉ ra trong Phụ lục A và được chứng minh bằng thử nghiệm mô tả trong điều 6 là các tải trọng thử không được vượt quá trong bất kỳ chế độ vận hành nào.

Bảng 2 - Kích thước trong ti thiểu

Ký hiệu của công te nơ vận chuyển

Chiều cao tối thiểu

Chiều rộng tối thiểu

Chiều dài tối thiểu

mm

in

mm

it

In

1 AAA

1 AA

1 A

1 BBB

1 BB

1 B

1 CC

1 C

1 D

Chiều cao bên ngoài danh nghĩa của công te nơ trừ đi 241 mm (9 1/2 in)1

2 330

91 3/4

11 998

11 998

11 998

8 931

8 931

8 931

5 867

5 867

2 802

39

39

39

29

29

29

19

19

9

4 3/8

4 3/8

4 3/8

3 5/8

3 5/8

3 5/8

3

3

2 5/16

Bất cứ tấm ngăn nào trong công te nơ, nếu không được kẹp chặt có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm, phải được trang bị hệ thống kẹp chặt đầy đủ có chỉ dẫn ở bên ngoài về sự kẹp chặt tấm ngăn đó ở vị trí làm việc thích hợp.

Đặc biệt là, các cửa phải được giữ chặt cẩn thận ở vị trí mở hoặc đóng.

Các mái và bộ phận của mái có thể tháo ra được phải được trang bị các cơ cấu khóa sao cho một người quan sát trên mặt đất cũng có thể kiểm tra để bảo đảm cho mái được kẹp chặt (khi công te nơ ở trên đường sắt hoặc xe chở hàng trên đường cao tốc).

Tất cả các công te nơ kín và hở có trang bị các nắp che thì các nắp phải được thiết kế để chịu được thời tiết như đã yêu cầu trong phép thử số 13 (xem 6.4).

5.2. Bộ phận định vị ở góc

Tất cả các công te nơ phải được trang bị các bộ phận định vị ở góc trên đỉnh và dưới đáy. Các yêu cầu và sự định vị các bộ phận định vị ở góc được nêu trong TCVN 7554 (ISO 1161). Các mặt trên của các bộ phận định vị ở góc trên đỉnh phải nhô lên trên đỉnh của công te nơ tối thiểu là 6 mm1) (xem 5.3.4). “Đỉnh của công te nơ” là mức cao nhất của nắp che của công te nơ, ví dụ như, mức đỉnh của một nắp che mềm. Tuy nhiên, nếu có các vùng gia cường hoặc các tấm tăng cường để bảo vệ cho mái trong vùng lân cận của các bộ phận định vị ở góc, thì các tấm và dụng cụ kẹp chặt các tấm này không được nhô lên trên mặt trên của bộ phận định vị ở góc trên đỉnh. Các tấm này không được kéo dài quá 750 mm1) từ mỗi đầu mút của công te nơ nhưng có thể kéo dài suốt chiều rộng của công te nơ.

5.3. Cấu trúc đế

5.3.1. Tất cả các công te nơ phải có khả năng tựa được trên các bộ phận định vị ở góc dưới đáy.

5.3.2. Tất cả các công te nơ, khác với kiểu 1 D và 1 DX, cũng phải có khả năng tựa được trên các khu vực chuyển tải trong cấu trúc đế của chúng.

5.3.2.1. Do đó, các công te nơ này phải có các dầm ngang đầu mút và khu vực chuyển tải trung gian (hoặc một mặt phng bên dưới mặt bên) đủ bền để cho phép chuyển tải trọng thẳng đứng cho dầm dọc hoặc từ dầm dọc của xe ch hàng. Các dầm dọc này được giả thiết là nằm trong hai vùng rộng 250 mm1) được xác định bằng các đường nét đứt trên Hình B.1.

5.3.2.2. Các mặt dưới của các khu vực chuyển tải, bao gồm cả mặt dưới của các dầm ngang đầu mút phải nằm trong một mặt phẳng, ở phía trên và cách mặt phẳng của các mặt đáy của các bộ phận định vị ở góc dưới đáy của công te nơ 12,5 mm  mm1). Ngoại trừ các bộ phận định vị ở góc dưới đáy và các ray ở đáy mặt bên, không có bộ phận nào của công te nơ được nhô xuống thấp hơn mặt phẳng này.

Tuy nhiên, có thể có các tấm tăng cường ở lân cận các bộ phận định vị ở góc dưới đáy để bảo vệ cho kết cấu ở bên dưới. Các tấm này không được kéo dài quá 550 mm1) từ mặt mút ngoài và quá 470 mm1) từ mặt bên của các bộ phận định vị ở góc dưới đáy và các mặt dưới của chúng phải ở trên và cách các mặt dưới của các bộ phận định vị ở góc tối thiểu là 5 mm1).

5.3.2.3. Sự chuyển tải giữa các ray mặt bên và thiết bị điều khiển vận hành chỉ xảy ra khi đã có phương tiện phù hợp với 5.8.1 và 5.8.2.

Không thực hiện sự chuyển tải giữ mặt dưới của các ray ở đáy mặt bên và xe chở hàng.

5.3.2.4. Công te nơ có tất cả các dầm ngang trung gian được đặt cách nhau 1000 mm1) hoặc nhỏ hơn (hoặc có một mặt dưới phẳng) phải tuân theo các yêu cầu trong 5.3.2.1.

5.3.2.5 Các yêu cầu đối với công te nơ không có các dầm ngang trung gian đặt cách nhau 1000 mm1) hoặc nhỏ hơn (và không có một mặt dưới phẳng) được nêu trong Phụ lục B.

5.3.3 Đối với các công te nơ 1 D và 1 DX không quy định mức của mặt dưới cấu trúc đế, ngoại trừ trường hợp nêu trong 5.3.4.

5.3.4. Đối với tất cả công te nơ ở điều kiện động lực học hoặc điều kiện tĩnh tương đương với điều kiện động lực học, với công te nơ có tải phân bố đều trên sàn sao cho tổng khối lượng của công te nơ và tải thử bằng 1,8 R, thì không có bộ phận nào của đế công te nơ được võng xuống quá 6 mm1) so với mặt phẳng đế (các mặt đáy của các bộ phận định vị ở góc dưới đáy).

5.3.5. Cấu trúc đế phải được thiết kế để chịu được tất cả các lực, đặc biệt là các lực ngang tạo ra bởi hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Điều này đặc biệt quan trọng khi có phương tiện để kẹp giữ hàng hóa với cấu trúc đế của công te nơ.

5.4. Cấu trúc đầu mút

Đối với tất cả các công te nơ khác với kiểu 1 D và 1 DX, độ lệch ngang của đnh công te nơ so với đáy công te nơ, tại thời điểm công te nơ ở điều kiện thử độ cứng vững ngang không được gây ra tổng lượng thay đổi chiều dài của hai đường chéo vượt quá 60 mm1).

5.5. Cấu trúc mặt bên

Đối với tất cả các công te nơ khác với kiểu 1 D và 1 DX, độ lệch dọc của đỉnh công te nơ so với đáy công te nơ tại thời điểm công te nơ ở điều kiện thử độ cứng vững dọc không được vượt quá 25 mm1).

5.6. Thành

Khi có các lỗ h ở thân mặt đầu hoặc thành bên của công te nơ thì các thành này phải chịu được các phép thử số 5 và số 6.

5.7. Cửa mở

Mỗi công te nơ phải có một cửa mở ra tối thiểu là tại một đầu mút.

Tất cả các cửa và các cửa ở đầu mút phải càng rộng càng tốt. Các công te nơ kiểu kín có ký hiệu 1 A, 1 B, 1 C và 1 D (kiểu 00 và 02) phải có một cửa, có kích thước bằng kích thước mặt cắt ngang bên trong của công te nơ và trong bất kỳ trường hợp nào chiều cao của cửa cũng không được nhỏ hơn 2 134 mm1) và chiều rộng cửa không được nhỏ hơn 2 286 mm1).

Các công te nơ kiểu kín có ký hiệu 1 AAA và 1 BBB (kiểu 00 và 02) phải có một cửa có các kích thước bằng các kích thước mặt cắt ngang bên trong của công te nơ, và trong bất kỳ trường hợp nào chiều cao của cửa cũng không được nhỏ hơn 2 261 mm1) và chiều rộng của cửa không được nhỏ hơn 2 286 mm1).

5.8. Yêu cầu - Các bộ phận tùy chọn

5.8.1. Rãnh chạc nâng

5.8.1.1. Rãnh chạc nâng được sử dụng để nâng vận chuyển các công te nơ 1 CC, 1 C, 1 CX, 1 D và 1 DX ở tình trạng đầy tải hoặc không chất tải là bộ phận tùy chọn.

Không dùng rãnh chạc nâng cho các công te nơ 1 AA, 1 A, 1 AX, 1 BB, 1 B và 1 BX.

5.8.1.2. Khi đã lắp một bộ các rãnh chạc nâng như trong 5.8.1.1, có thể lắp thêm một bộ các rãnh chạc nâng thứ hai trên các công te nơ 1 CC, 1 C, và 1 CX để nâng vận chuyển các công te nơ rỗng (không chất tải).

5.8.1.3. Các rãnh chạc nâng phải đáp ứng các yêu cầu về kích thước quy định trong Phụ lục C và phải xuyên qua hoàn toàn cấu trúc đế của công te nơ sao cho thiết bị nâng có thể gài vào rãnh từ mỗi bên. Không cần thiết phải bố trí đế các rãnh chạc nâng trên toàn bộ chiều rộng của công te nơ nhưng phải bố trí đế các rãnh chạc nâng ở vùng lân cận với mỗi đầu mút của các rãnh.

5.8.2. Rãnh khớp với cổ ngỗng

Có thể tùy chọn các rãnh khớp với cổ ngỗng trong các công te nơ 1 AA, 1 A và 1 AX. Các yêu cầu về kích thước được quy định trong Phụ lục D và ngoài ra, tất cả các chi tiết khác của cấu trúc đế được quy định trong 5.3.

5.8.3. Phương tiện kẹp giữ hàng hóa

Có thể tùy chọn các phương tiện kẹp giữ hàng hóa trong tất cả các công te nơ thông dụng loạt 1. Các yêu cầu đối với các phương tiện này được quy định trong Phụ lục E.

6. Thử nghiệm

6.1. Yêu cầu chung

Nếu không có quy định nào khác, các công te nơ tuân theo các yêu cầu về thiết kế quy định trong điều 5 phải có khả năng chịu được các phép thử quy định trong 6.2 đến 6.13. Công te nơ phải được thử nghiệm trong điều kiện mà nó được thiết kế để hoạt động. Công te nơ được trang bị các kết cấu tháo được phải được thử nghiệm với các kết cấu này ở vị trí lắp. Mặc dù đã được đánh số theo thứ tự quy định, các phép thử có thể được thực hiện theo một trình tự khác nếu điều đó là tối ưu cho sử dụng các thiết bị thử hoặc giải thích các kết quả. Tuy nhiên phải luôn luôn thực hiện phép thử khả năng chịu thời tiết sau khi đã hoàn thành tất cả các phép thử về kết cấu.

6.1.1 Ký hiệu P biểu thị trọng tải lớn nhất của công te nơ được thử, đó là:

P= R - T

Trong đó:

R là khối lượng danh định;

T là khối lượng bì.

CHÚ THÍCH: Theo định nghĩa, R, PT có đơn vị là đơn vị khối lượng. Khi các yêu cầu thử nghiệm dựa trên sở trọng lực được rút ra từ các giá trị này thì đó là các lực quán tính và được biểu thị:

Rg, Pg, Tg

đơn vị của các lực này là Newton hoặc bội số của Newton. Từ “tải khi được sử dụng để mô tả một đại lượng vật thì đơn vị của tải” là đơn vị khối lượng.

Từ “tải trọng ví dụ như “tải trọng bên trong” có đơn vị là đơn vị lực.

6.1.2. Tải trọng thử hoặc chất tải trong công te nơ phải được phân bố đều.

6.1.3. Tải trọng thử hoặc chất tải yêu cầu trong các phép thử sau đây là những yêu cầu tối thiểu.

6.1.4. Các yêu cầu về kích thước sau mỗi phép thử được quy định trong:

a) các điều yêu cầu về kích thước và thiết kế của tiêu chuẩn này;

b) TCVN 7553 (ISO 668);

c) TCVN 7554 (ISO 1161).

6.2. Phép thử số 1 - Xếp thành chồng

6.2.1. Yêu cầu chung

Phép thử này được tiến hành để chứng minh khả năng của một công te nơ đầy tải đỡ được khối lượng chồng lên các công te nơ có tính đến các điều kiện của boong tàu trên biển và độ lệch tâm tương đối giữa các công te nơ được xếp chồng.

Bảng 3 quy định lực tác dụng khi thử mỗi cặp bộ phận định vị ở góc và khối lượng xếp chồng mà lực thử là đại diện.

6.2.2. Quy trình

Công te nơ phải được đặt trên bốn đệm phẳng, ngang bằng nhau, mỗi đệm ở dưới mỗi bộ phận định vị ở góc dưới đáy.

Các đệm phải được đặt đúng tâm dưới các bộ phận định vị ở góc, và phải có các kích thước hình chiếu bằng giống như các bộ phận định vị ở góc. Tải của công te nơ phải được phân bố đều trên sàn sao cho khối lượng phối hợp giữa công te nơ và tải thử bằng 1,8 R.

Công te nơ phải chịu các lực thẳng đứng tác dụng đồng thời vào cả bốn bộ phận định vị ở góc hoặc mỗi cặp bộ phận định vị ở góc tại đầu mút với các giá trị thích hợp của lực được quy định trong Bảng 3. Các lực phải được tác dụng thông qua đồ gá thử được trang bị cùng với các bộ phận định vị ở góc như đã quy định trong TCVN 7554 (IS01161) hoặc các trang bị phụ tương đương có cùng một kết cấu về hình học (nghĩa là có cùng các kích thước bên ngoài, lỗ được vát cạnh và các cạnh được vê tròn) như mặt đáy của bộ phận định vị ở góc dưới đáy được quy định trong TCVN 7554 (ISO 1161). Nếu sử dụng các trang bị phụ tương đương thì chúng phải được thiết kế để tạo ra cùng một tác dụng trên công te nơ chịu các tải thử như khi sử dụng các bộ phận định vị ở góc.

Bảng 3 - Các lực tác dụng trong thử xếp chồng

Ký hiệu của công te nơ

Lực thử cho công te nơ (đồng thời ở cả bốn góc)

Lực thử cho một cặp bộ phận định v ở góc đầu mút

Khối lượng xếp chng được đại diện bởi lực thử

kN

lbf

kN

lbf

kg

Ib

1 A, 1 AA và 1 AX

1 B, 1 BB và 1 BX

1 C, 1 CC và 1 CX

1 D và 1 DX

3 392

3 392

3 392

896

762 550

762 550

762 550

201 600

1 696

1 696

1 696

448

381 275

381 275

381 275

100 800

192 000

192 000

192 000

50 800

423 290

423 290

423 290

112 000

Trong tất cả các trường hợp, các lực phải được tác dụng sao cho các mặt phẳng mà các lực tác dụng đi qua và công te nơ được đỡ trên đó có chuyển động quay là tối thiểu.

Mỗi bộ phận định vị ở góc hoặc trang bị phụ tương đương cho thử nghiệm phải dịch chuyển theo cùng một hướng, theo chiều ngang là 25,4 mm1) và 38 mm1), theo chiều dọc.

6.2.3 Yêu cầu

Khi hoàn thành phép thử, không được xuất hiện biến dạng dư trên công te nơ làm cho công te nơ không thích hợp cho sử dụng hoặc xuất hiện tình trạng không bình thường làm cho công te nơ không thích hợp cho sử dụng và các yêu cầu về kích thước liên quan đến sự nâng vận chuyển, kẹp chặt và tính đổi lẫn phải được đáp ứng.

6.3. Phép thử số 2 - Nâng từ bốn bộ phận định vị ở góc trên đỉnh

6.3.1. Yêu cầu chung

Phép thử này được tiến hành để chng minh khả năng của một công te nơ khác với kiểu 1 D hoặc 1 DX, chịu được sự nâng từ bốn bộ phận định vị ở góc trên đỉnh với các lực nâng tác dụng thẳng đứng, và khả năng của công te nơ kiểu 1 D hoặc 1 DX chịu được sự nâng từ các bộ phận định vị ở góc trên đỉnh với các lực nâng tác dụng theo phương tạo thành một góc bất kỳ vi phương thẳng đứng và góc 60o so với phương nằm ngang, đây là các phương pháp chỉ được công nhận để nâng các công te nơ này bởi bốn bộ phận định vị ở góc trên đỉnh.

Phép thử này cũng được xem là để chứng minh khả năng của sàn và cấu trúc đế chịu được các lực phát sinh do gia tốc của trọng tải có ích trong các thao tác nâng.

6.3.2 Quy trình

Công te nơ phải có tải trọng phân bố đều trên sàn sao cho khối lượng phối hợp của công te nơ và tải thử bằng 2 R và phải nâng công te nơ cẩn thận từ tất cả bốn bộ phận định vị ở góc trên đỉnh sao cho không có sự tác dụng của các lực có gia tốc hoặc gia tốc chậm dần lớn.

Đối với công te nơ khác với kiểu công te nơ 1 D hoặc 1 DX thì các lực nâng phải tác dụng theo phương thẳng đứng.

Đối với công te nơ kiểu 1 D hoặc 1 DX, phải thực hiện việc nâng bằng bộ dây treo, góc của mỗi nhánh dây so với phương nằm ngang là 60°.

Sau khi nâng, công te nơ phải được treo trong thời gian 5 phút và sau đó được hạ thấp xuống mặt đất.

6.3.3 Yêu cầu

Khi hoàn thành phép thử, không được xuất hiện biến dạng dư hoặc tình trạng không bình thường trên công te nơ làm cho công te nơ không thích hợp cho sử dụng, và các yêu cầu về kích thước liên quan đến sự nâng vận chuyển, kẹp chặt và tính đổi lẫn phải được đáp ứng.

6.4. Phép thử số 3 - Nâng từ bốn bộ phận định vị ở góc dưới đáy

6.4.1. Yêu cầu chung

Phép thử này tiến hành để chứng minh khả năng của một công te nơ chịu được sự nâng từ bốn bộ phận định vị ở góc dưới đáy bằng các cơ cấu nâng chỉ tựa trên các bộ phận định vị ở góc dưới đáy và được liên kết với một dầm chống ngang ở giữa, phía trên công te nơ.

6.4.2. Quy trình

Công te nơ phải có tải phân bố đều trên sàn sao cho khối lượng phối hợp của công te nơ và tải thử bằng 2 R và phải nâng công te nơ cẩn thận từ các lỗ bên của tất cả bốn bộ phận định vị ở góc dưới đáy theo cách để không có sự tác dụng của các lực có gia tốc hoặc gia tốc chậm dần lớn.

Các lực nâng phải tác dụng tại:

Góc 30o so với phương nằm ngang đối với các công te nơ 1 AA, 1 A và 1 AX;

Góc 37o so với phương nằm ngang đối với các công te nơ 1 BB, 1 B và 1 BX;

Góc 45o so với phương nằm ngang đối với các công te nơ 1 CC, 1 C và 1 CX;

Góc 60 ° so với phương nằm ngang đối với các công te nơ 1 D và 1 DX.

Trong mỗi trường hợp, đường tác dụng của lực nâng cách mặt ngoài của bộ phận định vị ở góc không lớn hơn 38 mm1). Quá trình nâng phải được thực hiện sao cho cơ cấu nâng chỉ tựa trên bốn bộ phận định vị ở góc dưới đáy.

Công te nơ phải được treo trong thời gian 5 phút và sau đó được hạ thấp xuống mặt đất.

6.4.3. Yêu cầu

Khi hoàn thành phép thử, không được xuất hiện biến dạng dư hoặc tình trạng không bình thường trên công te nơ làm cho công te nơ không thích hợp cho sử dụng, và các yêu cầu về kích thước liên quan đến sự nâng vận chuyển, kẹp cht và tính đổi lẫn phải được đáp ứng.

6.5. Phép thử số 4- Sự nén (dọc)

6.5.1. Yêu cầu chung

Phép thử này được tiến hành để chứng minh khả năng của một công te nơ chịu được sự nén dọc bên ngoài trong các điều kiện động lực học khi vận chuyển trên đường sắt với gia tốc 2 g.

6.5.2. Quy trình

Công te nơ phải có tải phân bố đều trên sàn sao cho khối lượng phối hợp của công te nơ và tải thử bằng R1 và công te nơ phải được kẹp giữ theo chiều dọc với các điểm neo cứng vững qua các lỗ ở đáy của các bộ phận định vị ở góc dưới đáy tại một đầu của công te nơ.

Lực 2 Rg phải tác dụng vào công te nơ theo phương nằm ngang qua các lỗ ở đáy của các bộ phận định vị ở góc dưới đáy khác, trước tiên là về phía các điểm neo và sau đó là ra xa các điểm neo.

6.5.3. Yêu cầu

Khi hoàn thành phép thử, không được xuất hiện biến dạng dư hoặc tình trạng không bình thường trên công te nơ làm cho công te nơ không thích hợp cho sử dụng, và các yêu cầu về kích thước liên quan đến sự nâng vận chuyển, kẹp chặt và tính đổi lẫn phải được đáp ứng.

6.6. Phép thử số 5 - Độ bn của thành ở mặt đầu

6.6.1. Yêu cầu chung

Phép thử này được tiến hành để chứng minh khả năng của một công te nơ chịu được các lực trong các điều kiện động lực học được nêu trong 6.5.1.

6.6.2. Quy trình

Công te nơ phải được thử tại mỗi đầu khi một đầu không có cửa và đầu kia có cửa. Trong trường hợp cấu trúc đối xứng thì chỉ cần thử cho một đầu. Công te nơ phải chịu tải trọng bên trong 0,4 Pg. Tải trọng bên trong phải được phân bố đều trên thành được thử và phải được bố trí để cho phép thành có độ uốn cong tự do.

6.6.3. Yêu cầu

Khi hoàn thành phép thử, không được xuất hiện biến dạng dư hoặc tình trạng không bình thường trên công te nơ làm cho công te nơ không thích hợp cho sử dụng, và các yêu cầu về kích thước liên quan đến sự nâng vận chuyển, kẹp chặt và tính đổi lẫn phải được đáp ứng.

6.7. Phép thử s 6 - Độ bền của thành bên

6.7.1. Yêu cầu chung

Phép thử này được tiến hành để chứng minh khả năng của một công te nơ chịu được các lực do chuyển động của tàu thủy gây ra.

6.7.2. Quy trình

Công te nơ phải được thử đối với mỗi thành bên. Trong trường hợp cấu trúc đối xứng thì chỉ cần thử cho một thành.

Mỗi thành bên của công te nơ phải chịu được tải trọng bên trong 0,6 Pg.

Tải trọng bên trong phải được phân bố đều, tác dụng vào mỗi thành riêng biệt và được bố trí để cho phép thành bên và các dầm dọc của nó có độ uốn cong tự do.

Công te nơ mở nắp có vòm mái (các kiểu 50 đến 53) phải được thử với vòm mái được lắp ở v trí của nó.

6.7.3. Yêu cầu

Khi hoàn thành phép thử, không được xuất hiện biến dạng dư hoặc tình trạng không bình thường trên công te nơ làm cho công te nơ không thích hợp cho sử dụng, và các yêu cầu về kích thước liên quan đến sự nâng vận chuyển, kẹp chặt và tính đổi lẫn phải được đáp ứng.

6.8. Phép thử số 7- Độ bền của mái (nếu có)

6.8.1. Yêu cầu chung

Phép thử này được tiến hành để chứng minh khả năng về độ cứng vững của mái (nếu có) để chịu được các tải do người làm việc trên mái.

6.8.2. Quy trình

Phân bố đều tải 300 kg1) trên diện tích 600 mm x 300 mm1) được bố trí ở khu vực yếu nhất của mái công te nơ.

6.8.3. Yêu cầu

Khi hoàn thành phép thử, không được xuất hiện biến dạng dư hoặc tình trạng không bình thường trên công te nơ làm cho công te nơ không thích hợp cho sử dụng, và các yêu cầu về kích thước liên quan đến sự nâng vận chuyển, kẹp chặt và tính đổi lẫn phải được đáp ứng.

6.9. Phép thử số 8 - Độ bền của sàn

6.9.1. Yêu cầu chung

Phép thử này được tiến hành để chứng minh khả năng của sàn công te nơ chịu được tải trọng động tập trung phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng ô tô tải công nghiệp hoặc các phương tiện giao thông tương tự.

6.9.2. Quy trình

Phép thử được tiến hành khi sử dụng xe thử bánh lốp với tải trên trục 5 460 mm1) (nghĩa là 2 730 kg 1) trên mỗi bánh xe của hai bánh xe). Phải bố trí sao cho tất cả các điểm tiếp xúc giữa mỗi bánh xe và một bề mặt phẳng liên tục nằm trong hình bình hành có các cạnh 185 mm1) (theo hướng song song với trục bánh xe) và 100 mm1), và mỗi bánh xe có diện tích tiếp xúc trong hình bình hành này không lớn hơn 142 cm2 1) Chiều rộng của bánh xe thường là 180 mm1) và khoảng cách giữa các tâm bánh xe thường là 760 mm1). Xe thử phải được vận hành trên toàn bộ diện tích sàn của công te nơ. Tiến hành phép thử với công te nơ được đặt trên bốn giá đỡ ngang bằng bên dưới bốn bộ phận định vị ở góc dưới đáy của công te nơ và với cấu trúc đế được tự do uốn cong.

6.9.3. Yêu cầu

Khi hoàn thành phép thử, không được xuất hiện biến dạng dư hoặc tình trạng không bình thường trên công te nơ làm cho công te nơ không thích hợp cho sử dụng, và các yêu cầu về kích thước liên quan đến sự nâng vận chuyển, kẹp chặt và tính đổi lẫn phải được đáp ứng.

6.10. Phép thử số 9 - Độ cứng vững (ngang)

6.10.1. Yêu cầu chung

Phép thử này được tiến hành để chứng minh khả năng của một công te nơ khác với kiểu công te nơ 1 D hoặc 1 DX để chịu được các lực lắc ngang do chuyển động của tàu thủy gây ra.

6.10.2. Quy trình

Phải đặt công te nơ ở tình trạng khối lượng bì (T) trên bốn giá đỡ ngang bằng bên dưới bốn bộ phận định vị ở góc, và công te nơ phải được ngăn cản để không bị chuyển động ngang và thẳng đứng bằng các dụng cụ neo tác động qua các lỗ ở đáy của các bộ phận định vị ở góc dưới đáy. Sự hãm theo chiều ngang chỉ được thực hiện tại một bộ phận định vị ở góc dưới đáy đối xứng theo đường chéo với một bộ phận định vị ở góc trên đnh trong cùng một khung đầu mút có lực tác dụng. Khi thử hai khung đầu mút tách biệt nhau thì chỉ áp dụng việc hãm theo phương thẳng đứng tại khung đầu mút được thử.

Phải tác dụng các lực 150 kN1) riêng biệt hoặc đồng thi vào mỗi một trong các bộ phận định vị ở góc trên đỉnh trên một mặt bên của công te nơ theo các đường song song với đế và các mặt phẳng của các đầu mút công te nơ. Trước tiên phải tác dụng các lực về phía bộ phận định vị ở góc trên đỉnh và sau đó tác dụng các lực đi ra xa khỏi bộ phận này.

Trong trường hợp công te nơ có các đầu mút giống nhau thì chỉ cn phải thử cho một đầu. Khi một đầu mút không đối xứng so với đường tâm thẳng đứng của nó thì phải tiến hành thử cho cả hai đầu mút.

Độ võng cho phép khi chịu toàn bộ tải trọng thử được nêu trong 5.4.

6.10.3. Yêu cầu

Khi hoàn thành phép thử, không được xuất hiện biến dạng dư hoặc tình trạng không bình thường trên công te nơ làm cho công te nơ không thích hợp cho sử dụng, và các yêu cầu về kích thước liên quan đến sự nâng vận chuyển, kẹp chặt và tính đổi lẫn phải được đáp ứng.

6.11. Phép thử số 10 - Độ cứng vững (dọc)

6.11.1. Yêu cầu chung

Phép thử này được tiến hành để chứng minh khả năng của một công te nơ khác với kiểu công te nơ 1 D hoặc 1 DX để chịu được các lực lắc dọc do chuyển động của tàu thủy gây ra.

6.11.2. Quy trình

Phải đặt công te nơ ở trạng thái khối lượng bì ( T ) trên bốn giá đỡ ngang bằng bên dưới bốn bộ phận định vị ở góc, và công te nơ phải được ngăn cản để không bị chuyển động dọc và thẳng đứng bằng các dụng cụ neo tác động qua các lỗ ở đáy của các bộ phận định vị ở góc dưới đáy. Sự hãm theo chiều dọc chỉ được thực hiện tại một bộ phận định vị ở góc dưới đáy đối xứng theo đường chéo với một bộ phận định vị ở góc trên đnh trong cùng một khung mặt bên có lực tác dụng.

Tác dụng các lực 75 kN1) riêng biệt hoặc đng thời vào mỗi một trong các bộ phận định vị ở góc trên đỉnh trên một đầu mút của công te nơ theo các đường song song với đế công te nơ và với các mặt phẳng của các mặt bên công te nơ. Trước tiên phải tác dụng các lực về phía bộ phận định vị ở góc trên đỉnh và sau đó tác dụng các lực đi ra xa khỏi bộ phận này.

Trong trường hợp công te nơ có các mặt bên giống nhau thì chỉ cần phải thử cho một mặt bên. Khi một mặt bên không đối xứng so với đường tâm thẳng đứng của nó thì phải tiến hành thử cho cả hai đầu mút của mặt bên này.

Độ võng cho phép khi chịu toàn bộ tải trọng thử được nêu trong 5.5.

6.11.3. Yêu cầu

Khi hoàn thành phép thử, không được xuất hiện biến dạng dư hoặc tình trạng không bình thường trên công te nơ làm cho công te nơ không thích hợp cho sử dụng và các yêu cầu về kích thưc liên quan đến sự nâng vận chuyển, kẹp chặt và tính đổi lẫn phải được đáp ứng.

6.12. Phép thử số 11 - Nâng từ các rãnh chạc nâng (nếu được lắp)

6.12.1. Yêu cầu chung

Phép thử này được tiến hành cho các công te nơ kiểu 1 CC, 1 C, 1 CX, 1 D hoặc 1 DX có lắp các rãnh chạc nâng.

6.12.2. Quy trình

6.12.2.1. Các công te nơ kiểu 1 CC, 1 C, 1 CX, 1 D hoặc 1 DX có lắp một bộ rãnh chạc nâng.

Tải phải được phân bố đều trên sàn sao cho khối lượng phối hợp của công te nơ và tải thử bằng 1,6 R và phải đỡ công te nơ trên hai thanh nằm ngang, chiều rộng mỗi thanh 200 mm 1) và xuyên vào các rãnh chạc nâng 1 828 mm ± 3 mm 1) được đo từ mặt ngoài của mặt bên công te nơ. Các thanh phải được định tâm trong các rãnh.

Phải đỡ công te nơ trong thời gian 5 phút và sau đó hạ công te nơ xuống mặt đất.

6.12.2.2. Các công te nơ kiểu 1 CC, 1 C hoặc 1 CX được lắp hai bộ rãnh chạc nâng.

Áp dụng phép thử mô tả trong 6.12.2.1 Cho các rãnh ngoài.

Áp dụng phép thử thứ hai cho các rãnh trong. Quy trình của phép thử thứ hai cũng tương tự như trong 6.12.2.1, ngoại trừ khối lượng phối hợp của công te nơ và tải thử trong trường hợp này bằng 0,625 R và các thanh phải được đặt vào các rãnh trong.

6.12.3. Yêu cầu

Khi hoàn thành phép thử, không được xuất hiện biến dạng dư hoặc tình trạng không bình thường trên công te nơ làm cho công te nơ không thích hợp cho sử dụng, và các yêu cầu về kích thước liên quan đến sự nâng vận chuyển, kẹp chặt và tính đổi lẫn phải được đáp ứng.

6.13. Phép thử số 12 - Chịu thời tiết

Quy trình

Phun nước vào tất cả các mối nối và mối ghép bên ngoài của công te nơ bằng vòi nước có đường kính trong 12,5 mm1) với áp suất nước khoảng 100 kPa1) (tương đương với cột nước 10 m1) ở phía trước vòi phun. Giữ vòi phun ở khoảng cách 1,5 1) với công te nơ được thử và dòng nước phải được phun ngang qua với tốc độ 100 mm/s 1).

Có thể sử dụng quy trình thử với nhiều vòi phun với điều kiện là mỗi mối nối hoặc mối ghép phải chịu nước không nhỏ hơn được tạo ra bởi một vòi thử.

 

Phụ lục A

(qui định)

Biểu đồ về các khả năng thích hợp cho tất cả các kiểu và cỡ kích thước của các công te nơ thông dụng trừ khi có quy định khác

CHÚ THÍCH

1 Các lực tác dụng từ bên ngoài được chỉ dẫn trong bảng dưi đây là các lực tác dụng chỉ cho một đầu mút hoặc một mặt bên. Các tải được ch ra bên trong công te nơ biểu thị các tải bên trong phân bố đều và các tải này là tải của toàn bộ công te nơ.

2 Các số thứ tự trong phụ lục này tương ứng với các phép thử được mô tả trong 6.2 đến 6.13.

3 Đối với các định nghĩa của R, PT, xem 6.1.1

STT

Nâng đầu mút

Xếp thành chng

A.1

Xếp thành chồng

Phép thử số 1

 

 

Không áp dụng cho các công te nơ 1 D và 1 DX

A.1A

Xếp thành chồng

Phép thử số 1

 

Chỉ áp dụng cho các công te nơ 1 D và 1 DX

A.2

Nâng từ đỉnh

A.3

Nâng từ đỉnh

Phép thử số 2

Không áp dụng cho các công te nơ 1 D và 1 DX

A.3A

Nâng từ đỉnh

Phép thử số 2

Chỉ áp dụng cho các công te nơ 1 D và 1 DX

A.4

Nâng từ đáy

Phép thử số 3

A.5

Nén (dọc)

Phép thử số 4

A.6

A.7

 

 

A.8

Chất tải mặt bên

Phép thử số 6

 

A.9

Tải trên mái

Phép thử số 7

Áp dụng khi có mái cứng vững

A.10

Các tải bánh xe

Phép thử số 8

A.11

Độ cứng vững (ngang)

Phép thử số 9

A.12

Độ cứng vững (ngang)

Phép thử số 9

A.13

Gông chặt / kẹp chặt

A.14

A.15

A.16

A.17

Độ cứng vững (dọc)

Phép thử số 10

 

Không áp dng cho các kiểu công te nơ 1 D và 1 DX

A.18

A.19

Gông cht / kẹp chặt

(Không chấp nhn kiểu chất tải này tr khi được áp dụng trong A. 3A)

A.20

Gông chặt / kp chặt

Không áp dụng cho các kiểu công te nơ 1 D và 1 DX

      

Các bộ phận tùy chọn

STT

Nâng ở đu mút

Nâng ở mặt bên

A.21

Rãnh chạc nâng

Phép thử số 11

Áp dụng cho các kiểu công te nơ 1 CC, 1 C, 1 CX, 1 D và 1 DX khi đưc lp một bộ các rãnh chạc nông

A.22

Rãnh chạc nâng

Phép thử số 11

Áp dụng cho các kiểu công te nơ 1 CC, 1 C, và 1 CX khi được lp một bộ rãnh chạc nâng thứ hai

A.23

Cán nâng

Phép thử số 12

Áp dụng cho tất cả các cỡ kích thưc khi có trang bị các v trí đ nâng bằng cán nâng

____________

1) 300kg = 600 Ib

2 x 2 730 = 2 x 6 000 Ib

 

Phụ lục B

(quy định)

Chi tiết về các yêu cầu đối với các khu vực chuyển tải trong cấu trúc đế của công te nơ

B.1 Cấu trúc đế của công te nơ, nghĩa là các dầm ngang ở đầu mút và các dầm trung gian khi được lắp (hoặc mặt dưới phẳng khi được trang bị) để tạo ra các khu vực chuyển tải, phải có khả năng chuyển được tải tới các dầm dọc của xe chở hàng hoặc nhận tải từ các dầm dọc của xe ch hàng, các khu vực chuyển tải này nằm trong hai vùng có chiều rộng 250 mm 1) được xác định (bởi các đường nét đứt) trên Hình B.1.

B.2 Các công te nơ không có các dầm ngang cách nhau 1000 mm 1) hoặc nhỏ hơn (và không có mặt dưới phng) phải có các khu vực chuyển tải như được chỉ ra trên các Hình B.2 đến B.9, đáp ng được các yêu cầu sau:

B.2.1 Mỗi cặp khu vực chuyển tải liên kết với một dầm ngang ở đầu mút phải có khả năng chuyển được các tải không nhỏ hơn 0,5 R, nghĩa là các tải có th xuất hiện khi một công te nơ được đặt trên một xe chở hàng thuộc loại không đỡ công te nơ bằng các bộ phận định vị ở góc của công te nơ.

Hơn nữa, mỗi cặp khu vực chuyển tải trung gian phải có khả năng chuyển tải không nhỏ hơn 1,5 R/n, trong đó n là số các cặp khu vực chuyn tải trung gian, nghĩa là các tải có th xuất hiện trong quá trình vận tải.

Kích thước tính bằng milimét

Hình B.1

B.2.2 S lượng tối thiểu của các cặp khu vực chuyển tải là:

Đối với các công te nơ 1 CC, 1 C và 1 CX

4

Đối với các công te nơ 1 BB, 1 B và 1 BX

5

Đối với các công te nơ 1 AA, 1 A và 1 AX

5

Đối với các công te nơ 1 AA, 1 A và 1 AX có lắp rãnh không liên tục khớp với cổ ngỗng

6

Khi số lượng các cp khu vực chuyển tải lớn hơn thì chúng được bố trí gần như cách đều nhau dọc theo chiều dài công te nơ.

B.2.3 Khoảng cách giữa dầm ngang ở đầu mút và cặp khu vực chuyển tải trung gian gần nhất phải là:

- từ 1700 mm đến 2000 mm 1) đối với công te nơ có số lượng tối thiểu các cặp khu vực chuyển tải cho công te nơ có liên quan;

- từ 1000 mm đến 2000 mm1) đối với công te nơ có số lượng các cặp khu vực chuyển tải nhiều hơn một cặp so với số lượng tối thiểu yêu cầu cho công te nơ có liên quan.

B.2.4 Mỗi khu vực chuyển tải phải có kích thước theo chiều dọc tối thiểu là 25 mm1)

B.3 Các yêu cầu tối thiểu đối với các khu vực chuyển tải trong vùng lân cận của rãnh khớp với cổ ngỗng được nêu trên Hình B.10.

CHÚ THÍCH: Trên các Hình B.2 đến B.9, các khu vực chuyển tải liên kết vi đế công te nơ được thể hiện bằng các nét đen đậm. Các khu vực chuyển tải của rãnh khớp với cổ ngỗng được thể hiện bằng các nét đen đậm trên Hình B.10.

Các công te nơ 1 C, 1 CC hoặc 1 CX

Yêu cầu tối thiểu: 4 cặp khu vực chuyển tải

(1 Cặp tại đầu mút cộng với 2 cặp trung gian)

Kích thước tính bằng milimét1)

Hình B.2

Các yêu cầu áp dụng được nếu lắp 6 cặp khu vực chuyển tải

Kích thước tính bằng milimét1)

Hình B.3

Các công te nơ 1 B, 1 BB, 1 BBB hoặc 1 BX

Yêu cầu tối thiểu: 5 cặp khu vực chuyển tải

(1 Cặp tại mỗi đầu cộng với 3 cặp trung gian)

Kích thước tính bằng milimét1)

Hình B.4

Các yêu cu áp dụng được nếu lắp 6 cặp khu vực chuyển tải:

Kích thước tính bằng milimét1)

Hình B.5

 

Các công te nơ 1 A, 1 AA hoặc 1 AX - Không có rãnh khp với cổ ngỗng

Yêu cầu tối thiểu: 5 cặp khu vực chuyển tải

(1 Cặp tại mỗi đầu cộng với 3 cặp trung gian)

Kích thước tính bằng milimét1)

Hình B.6

Các yêu cầu áp dụng được nếu lắp 6 cặp khu vực chuyển tải

Kích thước tính bằng milimet1)

Hình B.7

 

Các công te nơ 1 A, 1 AA hoặc 1 AX - Có rãnh khớp với cổ ngỗng

(với cấu trúc cục bộ tối thiểu)

Yêu cầu tối thiểu: 6 cặp khu vực chuyển tải

(1 Cặp tại đầu mút cộng với 4 cặp trung gian)

Kích thước tính bằng milimét1)

Hình B.8

Các yêu cầu áp dụng được nếu lắp 7 cặp khu vực chuyển tải

Kích thước tính bằng milimét1)

Hình B.9

(Xem thêm Hình B.10)

Yêu cầu tối thiểu đối với các khu vực chuyển tải ở lân cận rãnh khớp với cổ ngỗng

Kích thước tính bằng milimét1)

(xem nội dung chi tiết của đoạn rãnh trong Phụ lục D)

CHÚ THÍCH: Khi các mặt bên của rãnh là liên tục thì có thể bỏ qua các khu vực chuyển tải được nêu trên hình vẽ nằm giữa khoảng cách từ 3 150 mm đến 3 500 mm đầu mút công te nơ.

Hình B.10

 

Phụ lục C

(quy định)

Các kích thước của rãnh chạc nâng

(xem 5.8.1)

Công te

Kích thước

Rãnh chạc nâng dùng cho công te nơ đẩy ti và không chất tải

Rãnh chc nâng chạc nâng cho công te nơ không chất tải

mm

in

mm

in

A

B

C

D

A

B

C

D

A’

B'

C'

A'

B'

C'

1 CC. 1 C và 1 CX

2050 ±50

355 min.

115 min.

20 min.

81 ± 2

14 min.

4 1/2 min.

0,8 min.

900 ± 50

305 min.

102 min.

351/2 ± 2

12 min.

4 min.

1 D và 1 Dx

900 ±50

305 min.

102 min.

20 min.

351/2 ± 2

12 min.

4 min.

0,8 min.

 

CHÚ THÍCH: C - Khoảng trng

Hình C.1

 

Phụ lục D

(quy định)

Các kích thước của rãnh khớp với cổ ngỗng

(xem 5.8.3)

Không gian cần cho việc tạo thành rãnh khớp với cổ ngỗng để lắp với cổ ngỗng của xe moóc được nêu trên Hình D.1.

 

 

Kích thước

mm

in

Chiều dài

L1

3 150 đến 3 500

124 1/4 đến 137 7/8

D

6

1/4

Chiều rộng

Wt

930 max

36 5/8 max

Xt

1 029

40 1/2

Yt

1 070 min

42 1/2 min

1 130 max

44 1/2 max

Z

25 min

1 min

Chiều cao

Bt

120

4 23/32

bt

35 min

1 3/8 min

70 max

2 3/4 max

C

12,5

1/2

CHÚ THÍCH:

1 Dung sai của Bt phải đưc đo ở phn sau của rãnh trên chiều dài khoảng 600 rim (23 5/8 in).

2 Cấu trúc rãnh có thể được tạo thành bởi các mt liên tục có chiều dài tối thiểu được quy định trong bảng và các kích thước trong được cho đối với các đường nét đệm trên hình v, hoặc là cấu trúc cục b tại các vị trí được chỉ dẫn bởi các vạch đen trên Hình B.10 (xem Phụ lục B).

Hình D.1

 

Phụ lục E

(quy định)

Hệ thống kẹp giữ hàng

(xem 5.8.3)

E.1 Yêu cầu chung

E.1.1 Hệ thống kẹp giữ hàng hóa được thiết kế để ngăn cản dịch chuyển của hàng hóa do tác dụng của các lực động xuất hiện trong quá trình vận tải.

E.1.2 Hệ thống kẹp giữ hàng gồm có:

- các trang thiết bị dỡ hàng, hoặc;

- các phương tiện kẹp giữ hàng, hoặc;

- liên hợp của cả hai loại trên.

E.1.3 Phụ lục này chỉ quy định các phương tiện kẹp giữ hàng. Các phương tiện này thường là các dụng cụ bền lâu dùng để buộc chặt (như dây chão, dây đai, xích, cáp, v.v...)

Các phương tiện này không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác, ví dụ như nâng vận chuyển hoặc kẹp giữ công te nơ.

Các phương tiện này có thể là cố định, được nối bằng khớp xoay hoặc vòng trượt, vòng hoặc thanh.

E.1.3.1 Các điểm neo là các dụng cụ kẹp giữ được đt trong cấu trúc đế của công te nơ.

E.1.3.2 Các điểm buộc là các dụng cụ được đặt tại bất kỳ bộ phận nào của công te nơ khác với cấu trúc đế.

E.2 Yêu cầu về thiết kế

Đối với các công te nơ thông dụng, các phương tiện kẹp giữ là tùy chọn. Tuy nhiên, khi đã được trang bị chúng phải tuân theo các yêu cầu được nêu trong E.2.1 đến E.2.6.

E.2.1 Các phương tiện kẹp giữ không được vi phạm các kích thước bên trong tối thiểu đã quy định trong 4.3.

E.2.2 Số đặc trung N của phương tiện kẹp giữ hàng là

a) đối với các điểm neo:

- với các công te nơ 1 AAA, 1 AA, 1 A và 1 AX, N = 16

- với các công te nơ 1 BBB, 1 BB, 1 B và 1 BX, N = 12

- với các công te nơ 1 CC, 1 C và 1 CX, N = 10

- với các công te nơ 1 D và 1 DX, N = 8

b) đối với các điểm buộc N, không quy định.

E.2.3 Không có điểm neo hoặc điểm buộc chặt nào được cản trở đến các kích thước cửa mở được quy định trong 5.7.

E.2.4 Các phương tiện kẹp giữ hàng phải tạo ra trên tất cả các mặt bên một hành lang không bị cản trở, cách bất kỳ bề mặt cố định nào tối thiểu là 50 mm để cho phép

- luồn dây buộc qua lỗ của phương tiện kẹp giữ hàng, hoặc

- liên kết các dụng cụ kẹp giữ như các móc, vòng siết, vòng kẹp, khóa nối, thanh, v.v...

E.2.5 Mỗi điểm neo như đã quy định trong E.2.2 a và E.2.3 phải được thiết kế và lắp đặt để tạo ra được một tải danh định tối thiểu là 1000 kg tác dụng theo bất kỳ hướng nào.

E.2.6 Mỗi điểm buộc như quy định trong E.2.2 b phải thiết kế và lắp đặt để tạo ra được một tải trọng danh định tối thiểu là 500 kg tác dụng theo bất kỳ hướng nào.

E.3 Thử nghiệm

E.3.1 Để thử kiểm tra các phương tiện kẹp giữ hàng, phải tác dụng lực kéo bằng 1,5 lần tải danh định, thông qua một móc hoặc vòng có đường kính lớn nhất 20 mm, mặt đế khung của công te nơ phải gần như nằm ngang.

Đối với các phương tiện kẹp giữ hàng được bố trí ở trên mặt phẳng sàn dọc theo chiều dài của công te nơ, lực thử này phải được tác dụng trong mặt phẳng ngang và tạo thành góc 45 o với phương nằm ngang (xem Hình E.1).

Đối với các phương tiện kẹp giữ hàng được bố trí trên mặt phẳng sàn ngang qua chiều rộng của phương nằm ngang (xem Hình E.1).

Đối với các phương tiện được lắp đặt ở trên mặt phẳng mái (hoặc ở các độ cao ngoài hiên khác) góc thử phải là 45 o hướng xuống.

E.3.2 Khi công te nơ được lắp các kiểu phương tiện kẹp giữ hàng khác nhau thì phải thử tối thiểu là một phương tiện của mỗi kiểu.

E.3.3 Khi hoàn thành phép thử, không được có biến dạng dư hoặc tình trạng không bình thường đối với các phương tiện kẹp giữ hàng hoặc các mối liên kết của chúng với cấu trúc của công te nơ hoặc của bản thân cấu trúc công te nơ làm cho các phương tiện này không thích hợp cho sử dụng liên tục ở toàn bộ tải danh định.

Hình E.1

 

 

1) 6 mm = 1/4 in

750 mm = 29 1/4 in

1) 250 mm = 10 in

12, 5 mm  mm 1/2 in mm

550 mm = 22 in

470 mm = 18 1/2 in

5 mm = 3/16 in

1 000 mm = 39 3/8 in

 

1) 6 mm = 1/4 in

60 mm = 2 3/8 in

25 mm = 1 in

2 134 mm = 7 ft

2 261 mm = 7 ft 5 in

2 286 mm = 7 ft 6 in

1) 25,4 mm = 1 in

38 mm = 1 1/2 in

1) 38 mm = 1 1/2 in

1) 300 kg = 660 in

600 mm x 300 mm = 24 in x 12 in

1) 5 460 kg = 12 000 in

2 730 kg = 6000 lb

185 mm = 7 1/4 in

100 mm = 4 in

142 cm2 = 22 in2

180 mm = 7 in

760 mm = 30 in

150 kN = 33 700 lbf

1) 75 kN = 16 850 lbf

1) 200 mm = 8 in

1 828 mm ± 3 mm = 72 in ± 1/8 in

12,5 mm = 1/2 in

100 kPa = 14,5 psi

10 m = 33 ft

1,5 m = 5ft

100 mm/s = 4 in/s

1) 250 mm = 10 in

1000 mm = 39 3/8 in

350 mm = 14 in

1) 1 700 mm đến 2 000 mm = 66 15/16 in đến 78 3/4 in

1 000 mm đến 2 000 mm = 39 3/8 in đến 78 3/4 in

25 mm = 1 in

1) 1 700 mm đến 2 000 mm = 66 15/16 in đến 78 3/4 in

1 000 mm đến 2 000 mm = 39 3/8 in đến 78 3/4 in

 1) 1 700 mm đến 2 000 mm = 66 15/16 in đến 78 3/4 in

1 000 mm đến 2 000 mm = 39 3/8 in đến 78 3/4 in

3150 mm đến 3 500 mm = 124 ¼ in đến 137 7/8 in

1) 1 000 mm đến 2 000 mm = 39 3/8 in đến 78 3/4 in

3 150 mm đến 3 500 mm =124 1/4 in đến 137 7/8 in

25 mm = 1 in

250 mm = 10 in

350 mm = 14 in

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi