Tiêu chuẩn ngành 22TCN 317:2003 Đệm tựa đầu sử dụng trên ô tô

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 317:2003

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 317:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đệm tựa đầu sử dụng trên ô tô - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Số hiệu:22TCN 317:2003Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiLĩnh vực: Giao thông
Ngày ban hành:10/10/2003Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 22TCN 317:2003

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 317:2003

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐỆM TỰA ĐẦU SỬ DỤNG TRÊN Ô TÔ - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

HÀ NỘI 2003

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn 22 TCN 317 - 03 được biên soạn trên cơ sở Quy định ECE 25-04

Cơ quan đề nghị và biên soạn: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Bộ Giao thông vận tải

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với đệm tựa đầu sử dụng trên ô tô và được áp dụng trong kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật kiểu loại xe cơ giới (kiểm tra chứng nhận kiểu loại xe).

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với đệm tựa đầu của ghế gập, ghế có mặt ghế hướng về phía sau hoặc hướng sang bên cạnh.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với đệm tựa đầu sử dụng cho loại xe M1 (như định nghĩa tại mục 4.2, TCVN 6552-1999) đã được kiểm tra chứng nhận kiểu loại theo 22 TCN 316 - 03.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

- TCVN 6552 - 1999 (ISO 00362 : 1998) Âm học - Đo tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ - Phương pháp kỹ thuật

- TCVN 6758 - 2000 Phương tiện giao thông đường bộ - Kính an toàn và vật liệu kính an toàn - Yêu cầu và phương pháp thử trong công nhận kiểu

- ISO 6487 - 1987 Road Vehicles - Measurement techniques in impact test – Instrumentation (Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo trong thử va chạm - Dụng cụ đo)

- 22 TCN 316 – 03 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Ghế, cơ cấu lắp đặt ghế và đệm tựa đầu trên ô tô con - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ áp dụng trong phạm vi Tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:

3.1. Kiểu loại xe (Vehicle type): Các xe cùng kiểu loại trong Tiêu chuẩn này là các xe có cùng các đặc điểm chủ yếu sau đây:

3.1.1. dây chuyền công nghệ chế tạo và kích thước trong của thân xe cấu tạo thành khoang chở người,

3.1.2. kiểu loại và kích thước của ghế,

3.1.3. kiểu loại và kích thước của đệm tựa đầu hoặc của các phần kết cấu xe có liên quan trong trường hợp đệm tựa đầu được lắp trực tiếp vào kết cấu của xe.

3.2. Đệm tựa đầu (Head restraint): cơ cấu có chức năng hạn chế sự chuyển dịch về phía sau của đầu so với thân người để giảm mức độ nguy hiểm các chấn thương cho các đốt sống của người ngồi trên xe khi xảy ra tai nạn.

3.2.1. Đệm tựa đầu liền (Integrated head restraint): đệm tựa đầu được tạo thành bởi phần trên của đệm tựa lưng của ghế (sau đây gọi là đệm tựa lưng). Loại đệm tựa đầu phù hợp với định nghĩa tại các mục 3.2.2 và 3.2.3 nhưng nếu muốn tháo khỏi ghế hoặc kết cấu của xe phải dùng các dụng cụ hoặc phải tháo cả các bộ phận của ghế cũng được coi là đệm tựa đầu liền.

3.2.2. Đệm tựa đầu tháo được (Removable head restraint): đệm tựa đầu được tạo bởi một bộ phận có thể tháo rời khỏi ghế, được thiết kế để lồng vào và/hoặc định vị vào kết cấu đệm tựa lưng.

3.2.3. Đệm tựa đầu riêng biệt (Separate head restraint): đệm tựa đầu được tạo thành bởi một bộ phận tách rời với ghế, được thiết kế để lồng vào và/hoặc định vị vào kết cấu của xe.

3.3. Kiểu loại ghế (Type of seat): các ghế cùng kiểu loại là các ghế giống nhau về kích thước, xương ghế, phần đệm nhưng có thể khác nhau về hình thức và màu sắc.

3.4. Kiểu loại đệm tựa đầu (Type of head restraint): các đệm tựa đầu cùng kiểu loại là các đệm tựa đầu giống nhau về các đặc điểm cơ bản như kích thước, xương hoặc phần đệm nhưng có thể khác nhau về hình thức, màu sắc, và loại vỏ của đệm tựa đầu.

3.5. Điểm chuẩn H (Reference point - “H” po i nt): giao điểm giữa mặt phẳng trung tuyến dọc của ghế với trục quay lý thuyết giữa chân và thân của người được mô phỏng bằng một ma-nơ-canh (xem phụ lục 1).

3.6. Đường chuẩn (Reference line): đường thẳng đi qua điểm nối giữa chân với xương chậu và điểm nối giữa cổ với ngực của ma-nơ-canh có trọng lượng và kích thước bằng 50% người thật hoặc ma-nơ-canh có các đặc tính quy định. Trên ma-nơ-canh dùng để xác định điểm H như mô tả tại phụ lục 1.1, đường chuẩn được chỉ rõ trong hình 1.

3.7. Đường đầu (Head line): đường thẳng đi qua trọng tâm của đầu và điểm nối giữa cổ và ngực. Khi đầu ở trạng thái tựa vào đệm tựa đầu thì đường đầu là phần kéo dài của đường chuẩn.

3.8. Ghế gập (Folding seat): Ghế phụ không sử dụng thường xuyên và thường được gập lại.

3.9. Cơ cấu điều chỉnh (Adjustment system): cơ cấu cho phép điều chỉnh ghế hoặc các bộ phận của ghế cho phù hợp với người ngồi. Cơ cấu này cho phép:

3.9.1. dịch chuyển theo chiều dọc của xe,

3.9.2. dịch chuyển theo chiều cao,

3.9.3. thay đổi góc ngồi.

3.10. Cơ cấu dịch chuyển (Displacement system): Cơ cấu cho phép ghế hoặc một trong các bộ phận của ghế có thể dịch chuyển và/ hoặc xoay (không có vị trí trung gian cố định) để dễ dàng đi vào phía sau ghế đó.

4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử

4.1. Tài liệu kỹ thuật

4.1.1. Tài liệu mô tả chi tiết về đệm tựa đầu trong đó ghi rõ vật liệu làm đệm, xác định rõ vị trí và các thông số kỹ thuật của các thanh giằng, thanh đỡ và các chi tiết lắp đặt (nếu có) đối với các kiểu loại ghế lắp loại đệm tựa đầu để kiểm tra chứng nhận kiểu loại.

4.1.2. Đối với kiểu loại đệm tựa đầu tháo được:

4.1.2.1. Tài liệu mô tả kiểu loại ghế lắp loại đệm tựa đầu để kiểm tra chứng nhận, số nhận dạng kiểu loại xe sử dụng được loại đệm tựa đầu này

4.1.3. Đối với kiểu loại đệm tựa đầu riêng biệt:

4.1.3.1. Tài liệu mô tả chi tiết phần kết cấu được thiết kế để lắp đệm tựa đầu, trong đó ghi rõ kiểu loại xe lắp loại đệm tựa đầu này.

4.1.3.2. Các bản vẽ kích thước của các phần cơ bản của kết cấu và của đệm tựa đầu, trong đó phải chỉ rõ vị trí đóng dấu chứng nhận nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

4.1.4. Các bản vẽ kích thước của các phần cơ bản của ghế và đệm tựa đầu, trong đó phải chỉ rõ vị trí đóng dấu chứng nhận nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

4.2. Mẫu thử

4.2.1. Đối với đệm tựa đầu liền: bốn ghế mẫu hoàn chỉnh.

4.2.2. Đối với loại đệm tựa đầu tháo được:

+ hai ghế mẫu cho mỗi kiểu loại ghế có lắp đệm tựa đầu này,

+ (4+ 2n) đệm tựa đầu, trong đó n là số lượng kiểu loại ghế có lắp đệm tựa đầu.

4.2.. Đối với loại đệm tựa đầu riêng biệt: Ba đệm tựa đầu và các kết cấu có liên quan của xe hoặc một xe hoàn chỉnh.

4.2.4. Mẫu thử phải:

+ ghi tên thương mại hoặc nhãn hiệu rõ ràng và không thể xoá được;

+ có khoảng trống đủ lớn để đóng dấu chứng nhận, khoảng trống này phải đúng như mô tả trong bản vẽ được nêu tại các mục 4.1.3.2 và 4.1.4.

+ đối với loại đệm tựa đầu liền hoặc tháo được thì các yêu cầu nêu trên có thể được tạo ra trên các nhãn đặt ở vị trí chỉ ra trong bản vẽ nêu tại mục 4.1.4 ở trên.

5. Yêu cầu kỹ thuật chung

5.1. Đệm tựa đầu không được gây thêm nguy hiểm cho người ngồi. Cụ thể là ở tất cả các vị trí sử dụng, đệm tựa đầu không được có vấu nhọn và cạnh sắc nguy hiểm nào có thể làm tăng sự rủi ro hoặc tăng sự trầm trọng của chấn thương cho người ngồi. Các bộ phận của đệm tựa đầu nằm trong vùng va chạm được định nghĩa dưới đây phải có khả năng hấp thụ năng lượng khi thử theo phương pháp đã nêu trong phụ lục 4.

5.1.1. Vùng va chạm là vùng được giới hạn bởi hai mặt phẳng dọc thẳng đứng ở hai bên của mặt phẳng trung tuyến dọc của chỗ ngồi đang xét và cách mặt phẳng này một khoảng bằng 70mm.

5.1.2. Vùng va chạm trên đệm tựa đầu phải nằm dưới mặt phẳng vuông góc với đường chuẩn r và cách điểm H về phía trên một khoảng bằng 635mm.

5.1.3. Các yêu cầu liên quan tới việc hấp thụ năng lượng va chạm nêu trên không áp dụng đối với mặt sau của đệm tựa đầu của ghế hàng sau cùng.

5.2. Những phần thuộc mặt trước và mặt sau của đệm tựa đầu (không kể những phần phía sau của đệm tựa đầu của ghế hàng sau cùng) ở bên ngoài các mặt phẳng dọc được xác định tại 5.1.1. phải có đệm để ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp của đầu người với những bộ phận của kết cấu, đồng thời những phần nằm trong khu vực tiếp xúc với qu cầu đường kính 165mm phải có bán kính cong không nhỏ hơn 5mm.

Mặt khác, những bộ phận này có thể được coi là thoả mãn yêu cầu nếu như chúng đáp ứng được các yêu cầu trong thử nghiệm hấp thụ năng lượng va chạm được quy định tại phụ lục 4. Nếu các chi tiết của đệm tựa đầu và các phần phụ trợ được bọc vỏ bằng vật liệu mềm có độ cứng nhỏ hơn 50 Shore (A), thì yêu cầu của mục này chỉ áp dụng cho những chi tiết cứng (trừ khi những yêu cầu có liên quan đến sự hấp thụ năng lượng va chạm quy định tại phụ lục 4).

5.3. Đệm tựa đầu phải được lắp chắc chắn vào ghế hoặc vào kết cấu của xe mà không có chi tiết cứng và nguy hiểm nào nhô ra khỏi phần đệm của đệm tựa đầu, nhô ra khỏi cơ cấu lắp đặt của đệm tựa đầu hoặc đệm tựa lưng có thể tác động tới đầu người trong quá trình thử nghiệm.

5.4. Chiều cao của đệm tựa đầu phải thoả mãn các yêu cầu sau:

5.4.1. Chiều cao của đệm tựa đầu được xác định theo mục 6.2.

5.4.2. Đối với đệm tựa đầu không điều chỉnh được chiều cao thì chiều cao đệm tựa đầu của các ghế thuộc hàng ghế đầu tiên (sau đây gọi là ghế trước) không được nhỏ hơn 800mm, chiều cao đệm tự đầu của các ghế không thuộc hàng ghế đầu tiên (sau đây gọi là ghế sau) không nhỏ hơn 750mm.

5.4.3. Đối với đệm tựa đầu có thể điều chỉnh được chiều cao:

5.4.3.1. Chiều cao của đệm tựa đầu tại vị trí giữa vị trí cao nhất và vị trí thấp nhất có thể điều chỉnh được không được nhỏ hơn 800mm đối với ghế trước và 750mm đối với ghế sau;

5.4.3.2. Không có vị trí sử dụng nào của đệm tựa đầu có chiều cao nhỏ hơn 750mm;

5.4.3.3. Đối với ghế sau, có thể cho phép điều chỉnh đệm tựa đầu tới vị trí có chiều cao nhỏ hơn 750mm với điều kiện người ngồi vị trí này phải được cảnh báo một cách rõ ràng;

5.4.3.4.Đối với đệm tựa đầu của ghế trước có khả năng tự động thay đổi vi trí thì chiều cao của đệm tựa đầu khi không có người ngồi có thể nhỏ hơn 750mm miễn là chúng phải tự động trở lại vị trí sử dụng khi có người ngồi.

5.4.3.5.Các kích thước được quy định tại mục 5.4.2 và 5.4.3.1 có thể nhỏ hơn 800mm đối với ghế trước và 750mm đối với ghế sau để có được khoảng trống phù hợp giữa đệm tựa đầu và trần xe, các cửa sổ hay các chi tiết khác của xe; tuy nhiên, khoảng trống này không được lớn hơn 25mm. Trong trường hợp các ghế có lắp cơ cấu dịch chuyển và/hoặc cơ cấu điều chỉnh thì yêu cầu này phải áp dụng cho tất cả các vị trí ngồi. Ngoài ra, không được có vị trí sử dụng nào của đệm tựa đầu có chiều cao nhỏ hơn 700mm.

5.4.4. Đối các ghế hoặc chỗ ngồi ở giữa, phía sau yêu cầu về chiều cao tại các mục 5.4.2 và

5.4.3.1. được giảm xuống còn 700mm.

5.5. Chiều cao của phần đệm tựa đầu mà đầu người tựa vào (được xác định theo phương pháp quy định tại mục 6.2), trong trường hợp đệm tựa đầu điều chỉnh được chiều cao, không được nhỏ hơn 100mm.

5.6. Trong trường hợp đệm tựa đầu không điều chỉnh được chiều cao, khe hở giữa đệm tựa lưng và đệm tựa đầu không được lớn hơn 60mm.

5.6.1. Khoảng hở giữa đệm tựa lưng và đệm tựa đầu không được lớn hơn 25mm đối với loại đệm tựa đầu có thể điều chỉnh được chiều cao (khoảng hở này được đo tại vị trí thấp nhất mà đệm tựa đầu có thể điều chỉnh được).

5.6.2. Đối với loại đệm tựa đầu không điều chỉnh được chiều cao thì khu vực được xét đến là:

5.6.2.1. Mặt phẳng vuông góc với đường chuẩn cách điểm R một khoảng bằng 540mm;

5.6.2.2. Giữa hai mặt phẳng dọc thẳng đứng cách đường chuẩn 85mm.

Trong khu vực này cho phép có một hoặc nhiều lỗ hổng (bất kể hình dạng nào) đạt được khoảng

“a” được đo như mô tả tại mục 6.5 lớn hơn 60mm với điều kiện sau khi thử bổ sung theo mục

6.4.2.4. các yêu cầu tại mục 6.4.2.6 vẫn được thoả mãn.

5.6.3. Trong trường hợp đệm tựa đầu có thể điều chỉnh được chiều cao, cho phép có một hoặc nhiều lỗ hổng (bất kể hình dạng nào) đạt được khoảng “a” được đo như mô tả tại mục 6.5. lớn hơn 60mm miễn là sau khi thử bổ sung theo mục 6.4.2.4 các yêu cầu tại mục 6.4.2.6 vẫn được thoả mãn.

5.7. Chiều rộng của đệm tựa đầu phải phù hợp đối với người ngồi một cách bình thường. Trong mặt phẳng đo chiều rộng được định nghĩa như mục 6.3 dưới đây, đệm tựa đầu phải chứa được một khu vực không nhỏ hơn 85mm cho mỗi bên so với mặt phẳng trung tuyến dọc của ghế, khoảng cách đó được xác định như mô tả tại 6.3.

5.8. Đệm tựa đầu và các cơ cấu giữ của nó phải đảm bảo khoảng dịch chuyển về phía sau của đầu người nhỏ hơn 102mm khi tựa vào đệm tựa đầu ở điều kiện tĩnh như mô tả tại 6.4 dưới đây.

5.9. Đệm tựa đầu và các cơ cấu lắp đặt của nó phải đủ bền để chịu được tác động của ma-nơ- canh như mô tả tại 6.4.2.7 mà không bị hư hỏng.

5.10. Đối với đệm tựa đầu là loại điều chỉnh được, khoảng điều chỉnh chiều cao của tựa đầu phải không được vượt quá chiều cao sử dụng tối đa cho phép khi không có sự tác động của người ngồi.

6. Phương pháp thử

6.1. Xác định điểm chuẩn của ghế lắp đệm tựa đầu (điểm H): Điểm này được xác định theo các yêu cầu tại phụ lục 1.

6.2. Xác định chiều cao của đệm tựa đầu

6.2.1. Tất cả các đường phải được vẽ trong mặt phẳng trung tuyến dọc của ghế, giao tuyến của mặt phẳng này với ghế xác định đường bao của đệm tựa đầu và đệm tựa lưng (xem hình 1, phụ lục 2).

6.2.2. Đặt ma-nơ-canh có kích thước bằng 50% kích thước của người lớn hoặc ma-nơ-canh được nói đến ở phụ lục 1 tại vị trí bình thường của ghế. Đối với ghế có thể ngả được, đệm tựa lưng phải được khoá tại vị trí sao cho đường chuẩn của thân ma-nơ-canh ngả về phía sau khoảng 250 (càng xấp xỉ 250 càng tốt) so với mặt phẳng thẳng đứng.

6.2.3. Trong mặt phẳng nêu tại mục 6.2.1, vẽ đoạn kéo dài của đường chuẩn của ma-nơ-canh. Vẽ tiếp tuyến S với đỉnh đệm tựa đầu vuông góc với đường chuẩn.

6.2.4. Khoảng cách h từ điểm H tới tiếp tuyến S là chiều cao được xét đến khi thực hiện các yêu cầu tại mục 5.4.

6.3. Xác định chiều rộng của đệm tựa đầu (xem hình 2, phụ lục 2).

6.3.1. Mặt phẳng S1 vuông góc với đường chuẩn, nằm phía dưới đường tiếp tuyến S và cách đường này 65mm tạo thành trên đệm tựa đầu một mặt cắt C. Phương của đường thẳng tiếp tuyến với C tạo thành vết trên mặt phẳng S1 với giao của mặt S1 với 2 mặt phẳng thẳng đứng (P và P’) song song với mặt phẳng trung tuyến dọc của ghế.

6.3.2. Khoảng cách L giữa vết trên mặt phẳng S1 của mặt P và P’ được lấy làm chiều rộng của đệm tựa đầu trong việc thực hiện yêu cầu tại 5.7.

6.3.3. Chiều rộng của đệm tựa đầu (nếu cần) có thể xác định tại một vị trí trên đường chuẩn nằm phía trên điểm H và cách điểm này một khoảng bằng 635mm .

6.4. Xác định hiệu quả của đệm tựa đầu

Hiệu quả của đệm tựa đầu được kiểm tra bằng phương pháp thử tĩnh như mô tả dưới đây.

6.4.1. Chuẩn bị thử

6.4.1.1. Đối với đệm tựa đầu loại điều chỉnh được thì đệm tựa đầu phải ở vị trí cao nhất.

6.4.1.2. Đối với loại ghế băng mà một hoặc tất cả các bộ phận kết cấu khung xương của nó (bao gồm cả đệm tựa đầu) dùng chung cho một số chỗ ngồi thì việc thử nghiệm phải thực hiện đồng thời cho tất cả các chỗ ngồi.

6.4.1.3. Nếu ghế hoặc đệm tựa lưng có thể điều chỉnh được liên quan tới đệm tựa đầu được bắt vào kết cấu của xe thì nó phải đặt ở vị trí không thuận lợi nhất theo yêu cầu của phòng thử nghiệm.

6.4.2. Thử nghiệm

6.4.2.1. Tất cả các đường phải được thể hiện trên mặt phẳng trung tuyến dọc của ghế (xem phụ lục 3).

6.4.2.2. Đoạn kéo dài của đường chuẩn r phải thể hiện trên mặt phẳng được nêu tại 6.4.2.1.

6.4.2.3. Đường chuẩn thay thế r1 được xác định bằng cách đặt vào phần hợp lý của lưng của ma- nơ-canh một mô men ban đầu quanh điểm H về phía sau có giá trị bằng 37,3 daNm.

6.4.2.4. Dùng đầu giả hình cầu có đường kính 165 mm tạo một lực ban đầu sinh ra mômen 37,3 daNm quanh điểm H, lực này vuông góc với đường chuẩn thay thế r1 tại vị trí cách đỉnh của đệm tựa đầu 65 mm về phía dưới, đường chuẩn r lúc này được giữ ở vị trí đường chuẩn thay thế r1 được xác định tại mục 6.4.2.3.

6.4.2.4.1. Nếu đệm tựa đầu có lỗ hổng gây ảnh hưởng đến việc đặt lực như đã nêu tại 6.4.3.3, thì khoảng cách 65mm nêu trên có thể được giảm xuống sao cho trục của lực đi qua đường tâm của phần khung gần lỗ hổng nhất.

6.4.2.4.2. Trong trường hợp mô tả tại 5.6.2 và 5.6.3, thử nghiệm phải được lặp lại cho mỗi lỗ hổng bằng qu cầu đường kính 165mm và một lực: đi qua trọng tâm của phần nhỏ nhất của lỗ hổng và dọc theo mặt phẳng ngang song song với đường chuẩn tạo ra một mô men bằng 37,3 daNm quanh điểm R.

6.4.2.5. Vẽ tiếp tuyến Y với đầu quả cầu song song với đường chuẩn thay thế r1

6.4.2.6. Đo khoảng cách x giữa tiếp tuyến Y và đường chuẩn thay thế r1. Yêu cầu của mục 5.8 được thỏa mãn nếu khoảng cách x nhỏ hơn 102mm.

6.4.2.7. Trong trường hợp khi lực như mô tả tại 6.4.2.4 tác dụng tại điểm cách đỉnh đệm tựa đầu về phía dưới một khoảng không lớn hơn 65mm, mô men lực này phải được tăng lên tới 89daNm, trừ khi ghế hoặc đệm tựa lưng bị gãy trước.

6.5. Xác định khoảng cách a của lỗ hổng của đệm tựa đầu (xem phụ lục 5 )

6.5.1. Xác định khoảng cách a cho mỗi lỗ hổng mặt trước của đệm tựa đầu bằng quả cầu có đường kính 165mm;

6.5.2. Quả cầu được đặt cho tiếp xúc với lỗ hổng tại điểm trong khu vực lỗ hổng mà tại đó cho phép sự tiếp xúc tối đa của quả cầu khi không tác động ngoại lực;

6.5.3. Khoảng cách “a” là khoảng cách giữa hai điểm tiếp xúc của quả cầu với lỗ hổng dùng để tính toán theo các quy định tại 5.6.2 và 5.6.3.

7. Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm cùng kiểu loại trong sản xuất

7.1. Tất cả các đệm tựa đầu hoặc ghế thuộc kiểu loại được cấp chứng nhận được sản xuất tiếp theo phải phù hợp với các yêu cầu tại mục 5 và mục 6.

7.2. Để kiểm tra sự phù hợp nêu tại mục 7.1, phải thực hiện kiểm tra xác suất với số lượng phù hợp cho mỗi loạt sản phẩm đệm tựa đầu được sản xuất.

7.3. Những đệm tựa đầu được chọn để kiểm tra phải qua các thử nghiệm theo các phương pháp nêu tại mục 6.

8. Yêu cầu kỹ thuật đối với kiểu loại đệm tựa đầu sửa đổi

Mọi sửa đổi về kiểu loại đệm tựa đầu không được gây ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả của đệm tựa đầu. Trong mọi trường hợp, đệm tựa đầu vẫn phải thoả mãn các yêu cầu của Tiêu chuẩn này.

PHỤ LỤC 1

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM H VÀ GÓC THÂN NGƯỜI THỰC TẾ CHO CHỖ NGỒI TRÊN XE

1. Phương pháp mô tả trong phụ lục này được sử dụng để xác định vị trí điểm H và góc thân người thực tế của một hoặc nhiều chỗ ngồi trên xe và để kiểm tra mối liên hệ giữa giá trị đo được với thông số thiết kế của nhà sản xuất xe(1).

Chú thích: (1) Tại bất kỳ chỗ ngồi nào không phải là chỗ ngồi phía trước mà tại đó không thể dùng máy 3DH hoặc phương pháp khác để xác định điểm H thì có thể lấy điểm R do nhà sản xuất xe xác định để tham khảo với sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

2. Định nghĩa áp dụng cho phụ lục này:

2.1. Số liệu chuẩn (Reference data): một hoặc nhiều thông số của chỗ ngồi dưới đây:

- điểm H và điểm R, mối liên hệ giữa chúng.

- góc thân người thực tế và góc thân người thiết kế, mối liên hệ giữa chúng.

2.2. Máy đo điểm H ba chiều (gọi tắt là máy 3DH) (Three-dimensional H-point machine): máy được sử dụng để xác định điểm H và góc thân người thực tế. Máy này được mô tả trong phụ lục 1.1.

2.3. Điểm H (H point): giao điểm của trục quay lý thuyết giữa hông và thân người được mô phỏng bởi ma-nơ-canh mô tả và thiết lập trong phụ lục 1.1 với mặt phẳng thẳng đứng. Điểm này thể hiện vị trí của người ngồi trong khoang chở người và được xác định theo phương pháp nêu trong phụ lục này.

2.4. Điểm R hay điểm ngồi chuẩn (R point or seating reference point): điểm thiết kế do nhà sản xuất xe quy định cho từng chỗ ngồi và được thiết lập trong hệ toạ độ ba chiều.

2.5. Đường thân người (Torso line): đường tâm của trục máy 3DH khi trục này ở vị trí ngả hết về phía sau.

2.6. Góc thân người thực tế (Actual torso angle): góc giữa đường thẳng đứng đi qua điểm H và đường thân người. Góc này được đo bởi thước đo góc lưng của máy 3DH như mô tả trong phụ lục 1.1.

Về lý thuyết góc thân người thực tế bằng góc thân người thiết kế (các giá trị sai lệch xem mục 2.2.2 của phụ lục này).

2.7. Góc thân người thiết kế (Design torso angle): góc giữa đường thẳng đứng đi qua điểm R và đường thân người ở vị trí tương ứng với vị trí thiết kế của đệm tựa lưng do nhà sản xuất xe quy định.

2.8. Mặt phẳng đối xứng của người ngồi (Centre plane of occupant - CPO): mặt phẳng đối xứng của máy 3DH đặt trên từng chỗ ngồi quy định; mặt phẳng này được xác định bởi toạ độ của điểm H theo trục Y. Đối với các ghế có một chỗ ngồi, CPO trùng với mặt phẳng dọc trung tuyến của ghế. Đối với các ghế khác, CPO do nhà sản xuất xe quy định.

2.9. Hệ toạ độ ba chiều: hệ toạ độ được mô tả trong hình 1.3 của phụ lục 1.1.

2.10. Dấu chuẩn cơ sở (Primary reference marks): các lỗ, các bề mặt, các dấu và các ký hiệu nhận dạng trên thân xe. Loại dấu chuẩn được sử dụng và vị trí của từng dấu theo các toạ độ X, Y, Z của hệ toạ độ ba chiều và theo mặt đỗ xe do nhà sản xuất xe quy định. Các dấu này có thể là các điểm để kiểm tra điều chỉnh được sử dụng khi lắp ráp thân xe.

2.11. Vị trí đo của xe (Vehicle measuring attitude): vị trí của xe được xác định theo các tọa độ của các dấu chuẩn trong hệ toạ độ ba chiều.

3. Yêu cầu

3.1. Trình bày số liệu

Đối với từng chỗ ngồi cần có số liệu chuẩn để chứng minh sự phù hợp với các qui định của Tiêu chuẩn này, tất cả hoặc một phần các số liệu dưới đây phải được trình bày theo mẫu trong phụ lục 1.2:

3.1.1. các tọa độ của điểm R trong hệ toạ độ ba chiều;

3.1.2. góc thân người thiết kế;

3.1.3. tất cả các thông số cần thiết để điều chỉnh ghế (đối với ghế điều chỉnh được) tới vị trí đo nêu tại 3.3 của phụ lục này.

3.2. Mối liên hệ giữa số liệu đo được và thông số thiết kế

3.2.1. Tọa độ của điểm H và giá trị của góc thân người thực tế đo được theo phương pháp mô tả tại mục 3 dưới đây phải được đối chiếu lần lượt với tọa độ của điểm R và giá trị của góc thân người thiết kế do nhà sản xuất xe quy định.

3.2.2. Các vị trí tương đối của điểm R và điểm H và mối liên hệ giữa góc thân người thiết kế với góc thân người thực tế của chỗ ngồi đang xét được coi như thỏa mãn nếu điểm H (được xác định bởi các toạ độ của nó) nằm trong hình vuông có các cạnh bằng 50mm và có 2 đường chéo cắt nhau tại điểm R và nếu sai lệch giữa góc thân người thực tế với góc thân người thiết kế không lớn hơn 50.

3.2.3. Nếu các điều kiện trên được thỏa mãn, điểm R và góc thân người thiết kế phải được sử dụng để chứng minh sự phù hợp với các qui định của Tiêu chuẩn này.

3.2.4. Nếu điểm H hoặc góc thân người thực tế không thỏa mãn các yêu cầu của mục 2.2.2 thì chúng phải được xác định thêm 2 lần nữa (tất cả 3 lần). Nếu kết quả của 2 trong 3 lần xác định trên thỏa mãn yêu cầu của mục 2.2.2, điều kiện của mục 2.2.3 trên phải được áp dụng.

3.2.5. Nếu kết quả của ít nhất 2 lần trong 3 lần xác định theo mục 3.2.4 không thoả mãn yêu cầu của mục 2.2.2, hoặc nếu việc kiểm tra không thể thực hiện được do nhà sản xuất xe không cung cấp được thông tin về vị trí điểm R hoặc về góc thân người thiết kế thì trọng tâm của 3 điểm đo hoặc giá trị trung bình đo được của 3 góc phải được sử dụng và được coi như có thể áp dụng trong tất cả các trường hợp mà điểm R hoặc góc thân người thiết kế thoả mãn Tiêu chuẩn này.

4. Phương pháp xác định điểm H và góc thân người thực tế

4.1. Trước khi thử, xe phải được đặt trong điều kiện do nhà sản xuất xe quy định với nhiệt độ môi trường bằng 200C ± 100C để bảo đảm vật liệu của ghế đạt nhiệt độ phòng. Nếu ghế chưa bao giờ có người ngồi, phải cho một người hoặc một thiết bị nặng từ 70 đến 80 kg ngồi lên ghế 2 lần/phút cho đến khi lớp đệm và lưng ghế được làm cong. Theo yêu cầu của nhà sản xuất xe, tất cả các ghế phải chưa được chất tải trong khoảng thời gian ít nhất là 30 phút trước khi lắp đặt máy 3DH.

4.2. Xe phải được đặt ở vị trí đo định nghĩa tại mục 3.23 của Tiêu chuẩn này.

4.3. Ghế điều chỉnh được trước hết phải được điều chỉnh tới vị trí ngồi hoặc vị trí lái thông thường sau cùng theo quy định của nhà sản xuất xe, trừ ghế di động sử dụng cho mục đích khác với chỗ ngồi hoặc lái thông thường. Nếu ghế có thể điều chỉnh theo cách khác (thay đổi độ cao, thay đổi góc ngồi, đệm tựa của ghế, v.v...) thì việc điều chỉnh tới các vị trí này phải được thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất xe. Đối với các ghế có giảm xóc, độ cao phải được cố định tương ứng với vị trí lái thông thường theo quy định của nhà sản xuất xe.

4.4. Vùng chỗ ngồi để đặt máy 3DH phải được phủ bằng một lớp vải bông mỏng, đủ kích thước và kết cấu bề mặt thích hợp, như vải bông thô có mật độ 18,9 sợi/cm2 và nặng 0,228 kg/m2, hoặc bằng vải đan hoặc dệt có đặc tính tương đương.

Nếu phép thử được thực hiện trên ghế không được lắp vào xe, sàn mà trên đó ghế được đặt lên phải có cùng đặc tính cơ bản(1) như sàn của xe sử dụng ghế đó.

Chú thích: (1) Góc nghiêng của khung ghế, kết cấu bề mặt, chênh lệch độ cao v.v...

4.5. Đặt cụm mông và lưng của máy 3DH sao cho CPO trùng với mặt phẳng tâm của máy 3DH. Theo yêu cầu của nhà sản xuất xe, nếu máy được đặt bên ngoài quá xa đến mức mép ghế không cho phép cân bằng máy 3DH thì có thể di chuyển máy 3DH vào phía trong so với CPO.

4.6. Gắn các cụm bàn chân và cẳng chân dưới vào cụm mông một cách riêng biệt hoặc bằng cách sử dụng thanh chữ T và cụm cẳng chân dưới. Đường thẳng đi qua nút ngắm của điểm H phải song song với mặt đỗ xe (mặt đất...) và vuông góc với mặt phẳng trung tuyến dọc của ghế.

4.7. Điều chỉnh vị trí của bàn chân và cẳng chân của máy 3DH

4.7.1. Chỗ ngồi của người lái và chỗ ngồi bên ngoài của người cùng đi ở dãy ghế trước

4.7.1.1.Cả cụm bàn chân và cẳng chân phải được di chuyển về phía trước sao cho hai bàn chân đặt tự nhiên trên sàn và ở giữa các bàn đạp điều khiển (nếu cần). Nếu có thể, phải đặt bàn chân phải và bàn chân trái cách đều (hoặc hầu như cách đều) mặt phẳng tâm của máy 3DH. Ni vô (ống thuỷ chuẩn) để kiểm tra sự cân bằng theo phương ngang xe của máy 3DH được đưa về phương nằm ngang bằng cách điều chỉnh lại mông máy 3DH (nếu cần) hoặc bằng cách điều chỉnh các cụm cẳng chân và bàn chân về phía sau. Đường thẳng qua nút ngắm của điểm H phải luôn vuông góc với mặt phẳng trung tuyến dọc của ghế.

4.7.1.2.Nếu không thể giữ cẳng chân trái song song với cẳng chân phải và bàn chân trái không được đỡ bởi kết cấu thì phải dịch chuyển bàn chân trái đến vị trí được đỡ bởi kết cấu. Phải luôn điều chỉnh thẳng nút ngắm.

4.7.2. Chỗ ngồi bên ngoài của dãy ghế sau

Đối với các ghế sau hoặc ghế phụ, cẳng chân được đặt theo quy định của nhà sản xuất. Nếu các bàn chân vẫn để trên các bộ phận của sàn có độ cao khác nhau thì bàn chân đầu tiên tiếp xúc với ghế phía trước được coi là chuẩn và bàn chân khác phải được bố trí sao cho ni vô cân bằng ngang của mông máy 3DH được đưa về phương nằm ngang.

4.7.3. Các chỗ ngồi khác

Phương pháp chung được nêu tại mục 3.7.1 ở trên phải được tuân thủ, trừ khi các bàn chân được đặt theo quy định của nhà sản xuất xe.

4.8. Gắn các gia trọng của cẳng chân và đùi và làm cân bằng máy 3DH.

4.9. Làm nghiêng lưng về phía trước tựa vào vấu hạn chế phía trước và kéo máy 3DH ra khỏi đệm tựa bằng cách sử dụng thanh chữ T. Đặt lại vị trí máy 3DH trên ghế bằng một trong các cách sau:

4.9.1. Nếu máy 3DH có xu hướng trượt về phía sau, cho máy 3DH trượt về phía sau cho đến khi không cần tác dụng lực vào thanh chữ T để giữ cân bằng nằm ngang về phía trước nữa, tức là cho đến khi lưng máy tiếp xúc với đệm tựa. Nếu cần thiết, đặt lại vị trí cẳng chân.

4.9.2. Nếu máy 3DH không có xu hướng trượt về phía sau, trượt máy 3DH về phía sau bằng cách đặt

tải trọng hướng về phía sau nằm ngang vào thanh chữ T cho đến khi lưng máy tiếp xúc với đệm tựa (xem hình 1.2 của phụ lục 1.1).

4.10. Gắn một gia trọng bằng 100 ± 10 N vào cụm lưng máy 3DH tại giao điểm của thước đo góc bên hông và vỏ bọc thanh chữ T. Hướng tác dụng của tải trọng phải được duy trì theo đường thẳng đi qua giao điểm nêu trên tới một điểm ở ngay phía trên vỏ bọc thanh đùi (xem hình 2.2 của phụ lục 1.1). Sau đó trả lưng máy về tiếp xúc với đệm tựa một cách cẩn thận. Sự cẩn thận phải được duy trì trong suốt phần còn lại của quy trình để tránh cho máy 3DH khỏi trượt về phía trước.

4.11. Lắp đặt gia trọng mông bên phải và trái và sau đó lắp 8 gia trọng thân người. Duy trì sự cân bằng máy 3DH.

4.12. Nghiêng lưng máy về phía trước để khử ứng suất lên đệm tựa. Lắc máy 3DH về hai phía trong phạm vi 100 đối xứng qua mặt phẳng tâm thẳng đứng của máy (50 về mỗi phía) 3 chu kỳ để khử ma sát tích luỹ giữa máy 3DH và ghế ngồi.

Trong khi lắc máy 3DH, thanh chữ T của máy có thể làm lệch việc điều chỉnh thẳng đứng và nằm ngang quy định. Vì vậy thanh chữ T phải được giữ bằng cách đặt một lực bên hợp lý phương ngang trong suốt quá trình lắc này. Sự cẩn thận phải được duy trì trong khi giữ thanh chữ T và lắc máy 3DH để đảm bảo không bị một lực bên ngoài vô ý nào đó tác dụng theo phương thẳng đứng hoặc phía trước và phía sau.

Các bàn chân của máy 3DH không bị chặn hoặc bị giữ lại trong khi thực hiện bước này. Nếu vị trí các bàn chân thay đổi, chúng phải được trả về vị trí cũ ngay sau đó.

Trả lưng máy trở về tiếp xúc với đệm tựa một cách cẩn thận và kiểm tra hai ni vô cho về mức cân bằng. Nếu có bàn chân nào đó bị dịch chuyển trong khi lắc máy 3DH, chúng phải được đặt lại vị trí như sau:

Lần lượt nâng từng bàn chân lên khỏi sàn với một khoảng cách tối thiểu cần thiết cho đến khi bàn chân không bị dịch chuyển nữa. Khi nâng bàn chân, các bàn chân phải có thể quay tự do; không được đặt các tải trọng phía trước hoặc phía bên. Khi mỗi bàn chân được đặt trở về vị trí phía dưới, phải cho gót chân tiếp xúc được với kết cấu đã định theo thiết kế.

Kiểm tra ni vô phía bên cho về mức cân bằng; nếu cần thiết, đặt tải trọng phía bên vào đỉnh của toàn bộ lưng máy sao cho để làm mông của máy 3DH ngang bằng trên ghế ngồi.

4.13. Giữ thanh chữ T để máy 3DH trên đệm ghế không bị trượt về phía trước, tiếp tục thực hiện như sau:

a) Trả lưng máy về tiếp xúc với đệm tựa.

b) Lần lượt tác dụng và thôi tác dụng lực nằm ngang (không vượt quá 25 N) hướng về phía sau lên thanh đo góc lưng ở độ cao xấp xỉ với độ cao trọng tâm của thân người cho đến khi thước đo góc của hông chỉ ra rằng đã đạt được vị trí ổn định sau khi thôi tác dụng lực. Phải thận trọng trong khi thực hiện để đảm bảo rằng không có các lực bên ngoài hướng xuống dưới hoặc phía bên tác dụng vào máy 3DH. Nếu cần phải điều chỉnh tới mức cân bằng khác, quay phần lưng máy về phía trước, điều chỉnh lại mức cân bằng và lặp lại các bước từ mục 3.12.

4.14.Thực hiện tất cả các phép đo

4.14.1. Tọa độ của điểm H được đo theo hệ toạ độ ba chiều.

4.14.2. Góc thân người thực tế được đọc trên thước đo góc lưng máy 3DH với trục máy ngả hết về phía sau.

4.15. Nếu có yêu cầu lặp lại việc lắp đặt của máy 3DH, ghế ngồi phải được đưa trở lại trạng thái không tải với khoảng thời gian ít nhất 30 phút trước khi lắp đặt lại. Không được đặt gia trọng cho máy 3DH lên ghế ngồi lâu hơn thời gian yêu cầu để thực hiện thử nghiệm.

4.16. Nếu các ghế ngồi trong cùng một dãy có thể được coi là giống nhau (ghế băng, các ghế giống nhau v.v..), chỉ cần xác định một điểm H và một góc thân người thực tế cho mỗi một dãy ghế, máy 3DH được đặt ở chỗ ngồi đại diện cho dãy ghế này.

Chỗ ngồi đại diện phải là:

- đối với dãy ghế phía trước: chỗ ngồi của người lái;

- đối với các dãy ghế phía sau: chỗ ngồi ngoài cùng.

PHỤ LỤC 1.1

MÔ TẢ MÁY ĐO ĐIỂM H BA CHIỀU (MÁY 3DH) VÀ MA-NƠ-CANH

 

1. Mô tả máy 3 DH

1.1. Mông và lưng

Mông và lưng máy được làm bằng thép và chất dẻo chịu lực; chúng mô phỏng đùi và thân người và lắp với nhau bằng khớp bản lề tại điểm H. Thước đo góc được cố định với trục máy có khớp bản lề tại điểm H để đo góc thân người thực tế. Thanh đùi có thể điều chỉnh, được gắn chặt với mông, tạo thành đường tâm của đùi và sử dụng làm đường cơ sở cho thước đo góc hông.

1.2. Thành phần cẳng chân và thân người

Các cẳng chân phía dưới được nối với cụm mông tại thanh chữ T nối các đầu gối, thanh chữ T là phần kéo dài ra hai phía bên của thanh đùi điều chỉnh được. Các thước đo góc được kết hợp với các cẳng chân phía dưới để đo các góc của đầu gối. Cụm bàn chân phải được hiệu chuẩn để đo góc bàn chân. Hai ni vô định hướng thiết bị trong không gian. Các khối lượng thành phần thân người được đặt ở vị trí tương ứng với trọng tâm để tạo ra khối lượng giống như một người nặng 76 kg trên ghế. Tất cả các khớp nối của máy 3DH phải được kiểm tra để đảm bảo dịch chuyển tự do, nhẹ nhàng với ma sát rất nhỏ.

2. Mô tả ma-nơ-canh

2.1. Phải sử dụng một ma-nơ- canh ba chiều có khối lượng và hình dáng tương ứng với khối lượng và hình dáng của một người lớn có chiều cao trung bình như được mô tả trong hình 1.1 và hình 1.2.

2.2. Ma-nơ-canh phải bao gồm các bộ phận sau đây:

2.2.1. Hai bộ phận, một bộ phận mô phỏng lưng và một bộ phận mô phỏng mông, quay quanh một trục mô phỏng trục quay giữa thân người và đùi. Giao điểm của trục này với mặt phẳng trung tuyến dọc thẳng đứng của chỗ ngồi chính là điểm H.

2.2.2. Hai bộ phận mô phỏng các cẳng chân và được lắp bằng chốt với bộ phận mô phỏng mông.

2.2.3. Hai bộ phận mô phỏng các bàn chân và được lắp với cẳng chân bằng các khớp bản lề mô phỏng mắt cá chân.

2.2.4. Bộ phận mô phỏng mông phải được trang bị thêm một ni vô để kiểm tra cân bằng theo phương ngang của mông.

2.2.5. Các gia trọng của các bộ phận của thân phải được gắn vào các điểm thích hợp tương ứng với các trọng tâm của chúng sao cho tổng khối lượng của ma-nơ-canh bằng 75 kg ± 1%. Các khối lượng của các gia trọng được nêu tại chú thích (1) của hình 1.2.

2.2.6. Đường thân người chuẩn của ma-nơ-canh được thể hiện bởi một đường thẳng đi qua khớp nối giữa đùi với thân người và khớp nối lý thuyết giữa cổ với ngực (xem hình 1.1).

3. Xác định các điểm H và góc đệm tựa thực tế

3.1. Điểm H và góc đệm tựa phải được xác định cho từng chỗ ngồi do nhà sản xuất quy định. Nếu các chỗ ngồi cùng dãy có thể được coi là giống nhau (ghế băng, các ghế giống nhau...), mỗi dãy ghế chỉ cần xác định một điểm H và một góc đệm tựa, ma-nơ-canh được mô tả tại mục 2 được lắp trên một chỗ ngồi đại diện cho cả dãy ghế. Đối với dẫy ghế phía trước, chỗ ngồi đại diện phải là ghế người lái. Các dãy còn lại, ghế đại diện phải là ghế ngoài cùng của dãy đó.

3.2. Khi xác định điểm H và góc đệm tựa thực tế, ghế đang xét phải được đặt ở vị trí lái hoặc vị trí sử dụng thông thường sau cùng thấp nhất do nhà sản xuất quy định. Đệm tựa lưng của ghế điều chỉnh được độ nghiêng phải được khoá hãm theo quy định của nhà sản xuất hoặc ở vị trí tương ứng với góc đệm tựa thực càng gần bằng 25o càng tốt.

4. Lắp đặt ma-nơ-canh trên ghế

4.1. Xe phải được đặt trên mặt đỗ xe nằm ngang. Các ghế phải được điều chỉnh theo quy định tại mục 3.2.

4.2. Ghế để thử phải được phủ bằng một tấm vải để hiệu chỉnh ma-nơ-canh được dễ dàng.

4.3. Ma-nơ-canh phải được đặt lên ghế đang xét sao cho trục quay của nó vuông góc với mặt phẳng trung tuyến dọc xe.

4.4. Các bàn chân của ma-nơ-canh phải được đặt như sau:

4.4.1. Đối với các ghế trước, các bàn chân phải được đặt sao cho ni vô kiểm tra cân bằng theo phương ngang của mông ma-nơ-canh được đưa về phương nằm ngang.

4.4.2. Đối với các ghế sau, các bàn chân phải được đặt xa hết mức sao cho chúng tiếp xúc với ghế trước. Nếu các bàn chân vẫn để trên các bộ phận của sàn có độ cao khác nhau thì bàn chân đầu tiên tiếp xúc với ghế phía trước được lấy làm chuẩn và bàn chân kia phải được bố trí sao cho ni vô cân bằng ngang của mông ma-nơ-canh được đưa về phương nằm ngang.

4.4.3. Nếu điểm H đang được xác định thuộc một ghế giữa, mỗi bàn chân phải được đặt ở mỗi bên của đường hầm(1).

Chú thích: (1) Một số xe có bố trí thiết bị sưởi nằm trong kết cấu kín ở giữa sàn xe có dạng giống như một đường hầm.

4.5. Các gia trọng phải được đặt lên các cẳng chân, ni vô cân bằng ngang của mông ma-nơ-canh được đưa về phương nằm ngang, và các gia trọng đùi phải được đặt vào bộ phận mô phỏng mông của ma-nơ-canh.

4.6. Ma-nơ-canh phải được dịch ra khỏi đệm tựa lưng bằng cách quay lưng thanh chữ T nối các đầu gối của ma-nơ-canh về phía trước. Sau đó ma-nơ-canh phải được đặt lại lên ghế bằng cách trượt mông của nó về phía sau cho đến khi có lực cản lại, lúc này lưng của ma-nơ-canh thay cho đệm tựa lưng của ghế.

4.7. Phải đặt một lực nằm ngang bằng 100 ± 10 N vào ma-nơ-canh hai lần. Hướng và điểm đặt lực được mô tả bằng một mũi tên trong hình 1.2.

4.8. Các gia trọng mông phải được lắp vào bên trái và bên phải, các gia trọng thân người phải được đặt vào đúng vị trí. Ni vô cân bằng ngang của ma-nơ-canh phải được giữ theo phương nằm ngang.

4.9. Ni-vô cân bằng ngang của ma-nơ-canh được đưa về phương nằm ngang, lưng của ma-nơ-canh phải được xoay về phía trước cho đến khi các gia trọng thân người nằm phía trên điểm H để khử các ma sát giữa ma-nơ-canh với đệm tựa lưng của ghế.

4.10. Lưng của ma-nơ-canh phải được dịch chuyển nhẹ nhàng về phía sau để hoàn thành việc lắp đặt ma-nơ-canh lên ghế. Ni-vô cân bằng ngang của ma-nơ-canh phải được đưa về phương nằm ngang. Nếu chưa thoả mãn yêu cầu này, phải lặp lại quy trình nêu trên.

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 317:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đệm tựa đầu sử dụng trên ô tô - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

1. Lưng máy (ma-nơ-canh)

7. Thanh chữ T nối các đầu gối

13. Thanh đùi

2. Giá treo gia trọng thân người

8. Trục máy

14. Thước đo góc đầu gối

3. Ni vô cân bằng ngang góc lưng

9. Thước đo góc lưng

15. Cẳng chân

4. Thước đo góc hông

10. Nút ngắm của điểm H

16. Thước đo góc bàn chân

5. Mông máy (ma-nơ-canh)

11. Trục quay của điểm H

 

6. Miếng đệm gia trọng thanh đùi

12. Ni vô cân bằng phía bên

 

 

Hình 1.1. Các thành phần của máy 3DH

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 317:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đệm tựa đầu sử dụng trên ô tô - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Hình 1.2. Các kích thước cơ bản của các bộ phận và phân bố tải trọng máy 3DH(1) (Ma-nơ-canh)

 (1) Khi mô phỏng ma-nơ-canh máy 3DH được đặt các gia trọng có khối lượng tương ứng như sau:

Bộ phận mô phỏng lưng và mông

16 kg

Gia trọng đùi

7 kg

Gia trọng thân người

31 kg

Gia trọng cẳng chân

13 kg

Gia trọng mông

8 kg

 

 

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 317:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đệm tựa đầu sử dụng trên ô tô - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Hình 1.3. Hệ tọa độ 3 chiều

PHỤ LỤC 1.2

SỐ LIỆU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN CHỖ NGỒI

1. Mã số của số liệu chuẩn

Số liệu chuẩn được liệt kê liên tục cho từng chỗ ngồi. Các chỗ ngồi được xác định bằng một mã gồm hai ký tự. Ký tự đầu là số ả rập chỉ số dãy ghế, theo thứ tự từ đầu xe đến cuối xe. Ký tự thứ hai là chữ hoa chỉ vị trí của ghế ngồi trong dẫy ghế, nhìn theo hướng chuyển động về phía trước của xe. Các chữ hoa dưới đây được sử dụng

L = bên trái

R = bên phải

C = ở giữa

2. Mô tả trạng thái của xe khi đo

2.1. Tọa độ của các dấu chuẩn

X ............................

Y ............................

Z ............................

3. Danh mục số liệu chuẩn

3.1. Chỗ ngồi: .............................

3.1.1. Toạ độ của điểm R

X ............................

Y ............................

Z ............................

3.1.2. Góc thân người thiết kế: ...........................

3.1.3. Thông số kỹ thuật để điều chỉnh chỗ ngồi(1)

Điều chỉnh theo phương nằm ngang :............

Điều chỉnh theo phương thẳng đứng :.............

Điều chỉnh góc nghiêng:............ Góc thân người            :............

(1) Xóa phần không có

PHỤ LỤC 2

XÁC ĐỊNH CHIỀU CAO VÀ CHIỀU RỘNG CỦA TỰA ĐẦU

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 317:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đệm tựa đầu sử dụng trên ô tô - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Hình 1. Chiều cao của tựa đầu

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 317:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đệm tựa đầu sử dụng trên ô tô - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Hình 2 . Chiều rộng của tựa đầu

PHỤ LỤC 3

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 317:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đệm tựa đầu sử dụng trên ô tô - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Hình 1. Vị trí khi thử

PHỤ LỤC 4

KIỂM TRA SỰ HẤP THỤ NĂNG LƯỢNG

1. Chuẩn bị

1.1. Lắp đặt

Đệm tựa đầu được bọc vật liệu hấp thụ năng lượng và được gắn chắc chắn trên ghế hoặc kết cấu của xe thử nghiệm. Phần kết cấu của đệm tựa đầu được gắn chắc vào ghế thử nghiệm để đảm bảo giữ nguyên vị trí khi có va đập và phần tựa của nó. Đệm tựa lưng điều chỉnh được phải được bắt chặt ở vị trí như mô tả ở mục 6.2.2 của tiêu chuẩn này.

Đệm tựa đầu có thể được lồng vào đệm tựa lưng như khi được lắp trên xe. Đệm tựa đầu rời phải được lắp chặt vào kết cấu của xe.

Đệm tựa đầu điều chỉnh được phải được đặt ở vị trí không thuận lợi nhất trong phạm vi điều chỉnh được.

1.2. Dụng cụ đo

1.2.1. Dụng cụ đo này bao gồm một con lắc có trục quay là khớp cầu và khối lượng thực tại tâm va đập của con lắc là 6,8 kg (*). Đầu dưới của con lắc gồm một đầu cứng hình quả cầu có đường kính 165mm có tâm trùng với tâm va đập của con lắc.

1.2.2. Đầu quả cầu được gắn hai gia tốc kế và một dụng cụ đo vận tốc, tất cả các thiết bị này đều có khả năng đo được theo phương va đập

1.3. Dụng cụ ghi

Dụng cụ đo sử dụng phải đo được các giá trị với độ chính xác như sau :

1.3.1. Đối với gia tốc kế :

Độ chính xác bằng ±5% của giá trị đo thực tế

Cấp tần xuất của chuỗi phép đo: CFC600 phù hợp với các đặc tính của ISO 6487-1987;

Độ nhạy theo phương ngang của dụng cụ phải ≤ 5% giá trị nhỏ nhất của thang đo.

1.3.2. Đối với dụng cụ đo vận tốc :

Độ chính xác = ± 2,5% của giá trị đo thực tế

Độ nhạy = 0,5 km/h

1.3.3. Đối với dụng cụ đo thời gian :

Dụng cụ này phải có khả năng hoạt động ghi liên tục phép đo và thang chia phải nhỏ hơn 1/1000 giây;

Thời điểm bắt đầu va chạm của đầu con lắc với bề mặt thử phải được ghi nhận để dùng cho việc phân tích phép thử.

1.4. Trình tự thử

1.4.1. Đệm tựa đầu được lắp đặt và điều chỉnh như mô tả tại mục 1.1 của phụ lục này, sự va chạm được thực hiện tại điểm được lựa chọn trong vùng va chạm như định nghĩa tại 5.1 và cung có thể xảy ra ở ngoài vùng va chạm như định nghĩa tại 5.2 trên các bề mặt có bán kính cong nhỏ hơn 5mm.

1.4.1.1. ở mặt sau, hướng va đập tới phía sau lên phía trước trong mặt phẳng dọc phải tạo một góc 45o với phương thẳng đứng

1.4.1.2. ở mặt trước, hướng va đập từ phía trước xuống phía sau trong mặt phẳng dọc phải nằm ngang.

1.4.1.3. Các vùng phía trước và phía sau được bao bọc bởi mặt phẳng nằm ngang tiếp xúc với đỉnh của đệm tựa đầu như quy định tại 6.2 của tiêu chuẩn này.

1.4.2. Đầu con lắc phải thực hiện các mục thử ở tốc độ 24,1 km/h: Tốc độ này đạt được chỉ bằng lực đẩy hoặc bằng cách dùng thiết bị đẩy phụ.

2. Kết quả

Trong các phép thử thực hiện như phương pháp nói trên, sự giảm tốc của đầu con lắc không được vượt quá 80g liên tục trong hơn 3 giây. Tỷ lệ giảm tốc se được lấy trung bình trên kết quả ghi được của hai dụng cụ đo giảm tốc.

3. Phương pháp tương đương

3.1. Phương pháp thử tương đương có thể được phép với điều kiện các kết quả như yêu cầu ở mục 2 vẫn được bảo đảm.

3.2. Người thực hiện phương pháp thử tương đương phải chứng tỏ rằng phép thử này hoàn toàn tương đương với phương pháp nêu tại mục 1.

(*) Quan hệ giữa khối lượng thực mr và khối lượng toàn bộ m của con lắc tại khoảng cách a giữa tâm va đập với trục quay và tại khoảng cách l giữa trọng tâm con lắc với trục quay được xác định theo công thức :

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 317:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đệm tựa đầu sử dụng trên ô tô - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

PHỤ LỤC 5

XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC A CỦA LỖ HỔNG TRÊN TỰA ĐẦU

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 317:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đệm tựa đầu sử dụng trên ô tô - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

 

Chú ý: Mặt cắt A - A được cắt qua điểm của lỗ hổng mà tại đó có thể lồng qua một hình cầu lớn nhất mà không cần dùng ngoại lực

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi