Tiêu chuẩn ngành 22TCN 305:2003 Độ tin cậy của mô tô, xe máy

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 305:2003

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 305:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Độ tin cậy của mô tô, xe máy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Số hiệu:22TCN 305:2003
Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Lĩnh vực: Giao thông
Ngày ban hành:08/05/2003
Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 22TCN 305:2003

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 305:2003

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐỘ TIN CẬY CỦA MÔ TÔ, XE MÁY YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn 22TCN 305 - 03 được biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Nhật Bản, tiêu chuẩn của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa GB/T 5374-1995, GB/T 5387-1994.

Cơ quan đề nghị và biên soạn: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông Vận tải

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Bộ Giao thông Vận tải

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ - ĐỘ TIN CẬY CỦA MÔ TÔ, XE MÁY - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Ban hành kèm theo Quyết định số 1288/2003/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử để đánh giá độ tin cậy của mô tô, xe máy được định nghĩa trong TCVN 6211:1996 (sau đây gọi tắt là xe) và được áp dụng để kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các kiểu loại xe.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 4054:98 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế

TCVN 5929:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Mô tô, xe máy hai bánh - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử

TCVN 6010:1995 (ISO 7116:1981) Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo vận tốc lớn nhất của xe máy

TCVN 6011:1995 (ISO 7117:1981) Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo vận tốc lớn nhất của xe mô tô

TCVN 6211:1996 (ISO 3833:1977) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa

TCVN 6435:1998 (ISO 5130:1982) Âm học - Đo tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi đỗ - Phương pháp điều tra

TCVN 6436:1998 Âm học - Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi đỗ - Mức ồn tối đa cho phép

TCVN 6438:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải

TCVN 6440:1998 (ISO 7860:1995) Mô tô - Phương pháp đo tiêu thụ nhiên liệu

TCVN 6921:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng và kích thước mô tô, xe máy - Yêu cầu trong phê duyệt kiểu

TCVN 6954:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Thùng nhiên liệu của mô tô, xe máy hai bánh hoặc ba bánh - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu

22 TCN 275-01 Sai số cho phép và quy định làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của phương tiện cơ giới đường bộ

22 TCN 293 - 02 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Vành bánh xe mô tô làm bằng vật liệu thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ, định nghĩa sau đây được áp dụng trong tiêu chuẩn này:

3.1. Độ tin cậy (Reliability): Khả năng làm việc bình thường, đảm bảo tính năng kỹ thuật của xe trong các chế độ hoạt động, bảo dưỡng, sửa chữa và quãng đường chạy thử quy định trong tiêu chuẩn này.

3.2. Sự cố (Failure): Sự làm việc không bình thường, không đảm bảo tính năng kỹ thuật theo quy định của xe.

3.3. Các loại sự cố

3.3.1. Sự cố nguy hiểm (Fatal failure): Sự cố ở mức độ trầm trọng dẫn đến thương vong cho người hoặc hư hỏng nặng đối với xe.

3.3.2. Sự cố lớn (Serious failure): Sự cố mà các bộ phận chủ yếu của xe không đảm bảo tính năng kỹ thuật quy định làm ảnh hưởng đến độ an toàn và có thể dẫn đến thương vong cho người hoặc hư hỏng nặng đối với xe, không sửa chữa được khi sử dụng phụ tùng dự phòng và dụng cụ đồ nghề được nhà sản xuất trang bị theo xe.

3.3.3. Sự cố thông thường (General failure): Sự cố làm cho xe không hoạt động được nhưng sử dụng phụ tùng dự phòng và dụng cụ đồ nghề được nhà sản xuất trang bị theo xe có thể sửa chữa được.

3.3.4. Sự cố nhẹ (Slight failure): Sự cố không làm mất hoàn toàn khả năng hoạt động của xe, sửa chữa nhẹ có thể khôi phục lại được tính năng kỹ thuật.

4. Chu kỳ kiểm tra độ tin cậy

Chu kỳ kiểm tra độ tin cậy là 12 tháng một lần. Chu kỳ này chỉ áp dụng để kiểm tra chất lượng các xe được sản xuất, lắp ráp hàng loạt tiếp theo của kiểu loại xe đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại.

5. Cách lấy mẫu

Mẫu kiểm tra được lấy ngẫu nhiên trong số các xe được sản xuất trong khoảng thời gian tương ứng với chu kỳ kiểm tra độ tin cậy của kiểu loại xe quy định và đã được nhà sản xuất kiểm tra chất lượng và đạt các tiêu chuẩn quy định. Số lượng mẫu được quy định trong bảng 1.

Bảng 1. Số lượng mẫu

Sản lượng xe cùng kiểu loại lắp ráp trong năm (xe/ năm)

Không lớn hơn 10000

Lớn hơn 10000

2

3

- Số lượng xe được sử dụng để lấy mẫu ngẫu nhiên (cơ số lấy mẫu) phụ thuộc vào sản lượng xe cùng kiểu loại hàng tháng và được quy định trong bảng 2.

Bảng 2. Số lượng xe được sử dụng để lấy mẫu ngẫu nhiên

Sản lượng xe cùng kiểu loại (P)  (xe/ tháng)

Số lượng mẫu (xe)

Số lượng xe được sử dụng để lấy mẫu

P ≥ 300

2

≥ 40

3

≥ 60

300 > P ≥ 30

2

≥ 30

3

P < 30

2

P

3

6. Điều kiện thử

6.1. Điều kiện đường thử

- Đường thử loại 1:

+ Chất lượng mặt đường phải đạt tiêu chuẩn của đường ô tô từ cấp 3 trở lên theo TCVN 4054-98;

+ Đối với đường có độ dốc: độ dốc dọc trung bình không nhỏ hơn 5%;

- Đường thử loại 2:

Chất lượng mặt đường phải đạt tiêu chuẩn của đường ô tô từ cấp 4 trở lên theo TCVN 4054-98;

6.2. Điều kiện xe: xe thử được chuẩn bị theo quy định tại mục 3.1.4 của TCVN 5929:2001 và theo TCVN 6011:1995.

7. Thử độ tin cậy

7.1. Các bước thử

Việc thử độ tin cậy được thực hiện theo 5 bước như sau:

7.1.1. Bước 1: Kiểm tra các thông số kích thước, khối lượng:

- Kiểm tra kích thước toàn bộ (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao), khoảng cách trục bánh

trước và bánh sau, khoảng sáng gầm xe, bán kính quay vòng và khối lượng bản thân;

- Riêng đối với xe ba bánh phải kiểm tra thêm chiều rộng cơ sở, độ chụm hai bánh sau;

Điều kiện kiểm tra quy định tại mục 5, TCVN 6921:2001. Các bước tiếp theo chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất.

7.1.2. Bước 2: Chạy rà và chạy kiểm tra tình trạng kỹ thuật chung của xe

- Điều kiện đường thử:

Đường thử loại 1, địa hình đồng bằng với quãng đường thử là 1000 km.

- Trình tự và nội dung kiểm tra như sau:

+ Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ đo vận tốc. Sai số của đồng hồ đo vận tốc phải theo quy định của TCVN 5929:2001.

+ Chạy rà theo hướng dẫn sử dụng xe của nhà sản xuất. Sau khi chạy rà tiếp tục cho xe chạy đủ quãng đường thử là 1000 km để kiểm tra tình trạng kỹ thuật chung. Trong quá trình chạy xe phải tiến hành theo dõi và phát hiện các sự cố. Việc phân tích, khắc phục các sự cố xẩy ra được thực hiện theo quy định tại 7.2.

7.1.3. Bước 3: Tiến hành bảo dưỡng xe và chạy thử lại xe.

- Bảo dưỡng xe theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất sau khi thực hiện bước 2.

- Tiến hành chạy thử lại xe. Đường chạy thử là đường loại 1, địa hình đồng bằng; quãng đường thử là 50 km.

- Trong quá trình chạy xe phải tiến hành theo dõi và phát hiện các sự cố. Việc phân tích, xử lý các sự cố xẩy ra được thực hiện theo quy định tại 7.2.

7.1.4. Bước 4: Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật chính

7.1.4.1. Kiểm tra hiệu quả phanh

Kiểm tra hiệu quả phanh trên băng thử theo mục 3.4.3.2, TCVN 5929:2001.

7.1.4.2. Kiểm tra tiêu hao nhiên liệu

- Phương pháp đo: Theo TCVN 6440:1998.

- Mức tiêu hao nhiên liệu đo được không được lớn hơn mức tiêu hao nhiên liệu đăng ký của nhà sản xuất.

7.1.4.3. Kiểm tra khả năng tăng tốc

 (1) Phương pháp kiểm tra:

- Điều kiện thử:

+ Đường thử: thẳng, bằng phẳng, có đoạn đường đo gia tốc dài 200 m (nếu cần thiết có thể dài 400 m). Trên đoạn đường đo gia tốc, đánh dấu ở các điểm cách điểm bắt đầu của nó 50 m, 100 m và 200 m (và 400 m nếu cần). Tốc độ gió không quá 3 m/s.

+ Tải trọng thử: Nếu không có yêu cầu đặc biệt thì tải trọng thử bằng 75 kg đối với xe hai bánh, 225 kg đối với xe ba bánh. Tải trọng thử thường được tính theo khối lượng của người lái đối với xe hai bánh, bằng khối lượng của người lái và hai người cùng đi đối với xe ba bánh. Nếu khối lượng của người lái và người cùng đi nhỏ hơn tải trọng thử nêu trên thì cho phép chất thêm tải để đạt được giá trị quy định.

- Chạy thử: Cho xe xuất phát với số 1 tại điểm cách điểm đầu của đoạn đường đo 0,5 m . Sau đó cho xe tăng tốc liên tục trên đoạn đường đo, trong quá trình tăng tốc việc sang số được thực hiện bình thường. Đo các khoảng thời gian xe chạy từ điểm bắt đầu đến các điểm đã được đánh dấu nêu trên.

- Gia tốc a được tính theo công thức sau đây:

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 305:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Độ tin cậy của mô tô, xe máy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

s - Quãng đường từ điểm bắt đầu đoạn đường đo đến mỗi điểm được đánh dấu (m);

t - Khoảng thời gian xe chạy từ điểm bắt đầu đến mỗi điểm được đánh dấu (s);

 (2) Yêu cầu:

Kết quả kiểm tra tại các điểm đo nêu trên (thời gian hoặc gia tốc) phải phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất.

7.1.4.4. Kiểm tra vận tốc lớn nhất

- Phương pháp đo: Theo TCVN 6010 - 1995 đối với xe máy và TCVN 6011 - 1995 đối với mô tô.

- Yêu cầu: Vận tốc lớn nhất phải phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất.

7.1.4.5. Kiểm tra khả năng vượt dốc lớn nhất

 (1) Phương pháp kiểm tra:

- Điều kiện thử:

+ Dốc thử phải thẳng, mặt dốc bằng phẳng, khô, sạch và làm bằng bê tông. Độ dốc của đường thử phải đồng đều, bằng hoặc xấp xỉ độ dốc lớn nhất mà xe thử vượt được theo đăng ký của nhà sản xuất. Chiều dài đường dốc thử không nhỏ hơn 30 m, trước dốc thử phải có một đọan đường thẳng nằm ngang có chiều dài không nhỏ hơn 10 m.

Dốc thử được chia làm hai phần (Hình 1): Phần đầu là đọan đường tiếp cận dài từ 5 m đến 10 m. Phần hai là đoạn đường đo thời gian dài 20 m, được đánh dấu ở các điểm cách điểm bắt đầu của nó 10 m, 20 m.

+ Tải trọng thử: Tải trọng thử bằng khối lượng xe tương ứng với khả năng vượt dốc lớn nhất do nhà sản xuất đăng ký trừ đi khối lượng bản thân xe. Tải trọng thử thường được tính theo khối lượng của lái xe và người cùng đi. Nếu khối lượng của người lái và người cùng đi nhỏ hơn tải trọng thử nêu trên thì cho phép chất thêm tải để đạt được giá trị quy định.

- Chạy thử:

+ Đo góc của dốc thử;

+ Tại điểm bắt đầu đoạn đường tiếp cận xe thử được chạy với số 1. Chọn vận tốc ban đầu thích hợp cho việc vượt dốc (hoặc xấp xỉ vận tốc tương ứng với khả năng vượt dốc lớn nhất theo tính toán). Cho xe chạy qua đoạn đường đo. Đo các khoảng thời gian xe chạy t1 và t2 (tính bằng giây) từ điểm bắt đầu của đoạn đường đo đến các điểm đánh dấu 10 m và 20 m nêu trên. Khi lên dốc không được phép thay đổi số; ly hợp phải đóng hoàn toàn.

Xe được coi là vượt được dốc thử nêu trên khi điều kiện sau được thỏa mãn:

t1 ≥ t2 - t1

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 305:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Độ tin cậy của mô tô, xe máy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Hình 1. Dốc thử khả năng vượt dốc lớn nhất

Có một trong hai trường hợp xảy ra như sau:

 (a) Trường hợp 1, xe vượt được dốc thử đầu tiên (t1 ≥ t2 - t1 )

Cho xe vượt dốc thứ hai có độ dốc lớn hơn dốc thử đầu tiên để đánh giá khả năng vượt dốc lớn nhất. Nếu không có dốc thứ hai này có thể vẫn thử trên dốc đầu tiên nhưng với số cao hơn số 1 hoặc bằng cách tăng tải trọng thử. Tiến hành thử như trên. Nếu xe không vượt được dốc thứ hai phải thử xe trên một dốc có độ dốc nhỏ hơn dốc thứ hai đó hoặc phải giảm tải trọng thử và tiếp tục thử.

(b) Trường hợp 2, xe không vượt được dốc thử đầu tiên (t1 < t2 - t1 )

Phải giảm tải trọng thử để tiếp tục thử từ đầu.

- Tính khả năng vượt dốc lớn nhất (ố) theo công thức sau:

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 305:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Độ tin cậy của mô tô, xe máy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

m1 - Khối lượng thực tế của xe thử (kg);

m - Khối lượng của xe thử tương ứng với khả năng vượt dốc lớn nhất do nhà

sản xuất đăng ký (có thể là khối lượng toàn bộ hoặc khối lượng khác);

i1 - Tỉ số truyền tương ứng với số thấp nhất;

i - Tỉ số truyền sử dụng tương ứng với số sử dụng khi thử;

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 305:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Độ tin cậy của mô tô, xe máy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử  - Góc của dốc thử (o).

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 305:2003 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Độ tin cậy của mô tô, xe máy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử - Khả năng vượt dốc lớn nhất của xe (o).

 (2) Yêu cầu:

Khả năng vượt dốc lớn nhất của xe (ố) phải phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất.

7.1.4.6. Kiểm tra độ ồn

- Phương pháp đo: Theo TCVN 6435:1998

- Yêu cầu: Theo TCVN 6436:1998

7.1.4.7. Kiểm tra khí thải

- Phương pháp đo: Theo TCVN 6438:2001.

- Yêu cầu: Theo mức 2 cho mô tô, xe máy trong bảng 1, TCVN 6438:2001

7.1.4.8. Kiểm tra tính năng khởi động

- Khởi động xe theo quy định trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

- Yêu cầu:

+ ở nhiệt độ môi trường bình thường phải khởi động động cơ dễ dàng;

+ Phải khởi động được động cơ với số lần khởi động không quá 3 lần và thời gian mỗi lần khởi động không quá 15 s.

7.1.4.9. Lấy mẫu kiểm tra lại

Sau khi kiểm tra lần đầu các chỉ tiêu kỹ thuật chính nêu trên, nếu xe mẫu không đạt yêu cầu thì cho phép lấy xe mẫu thêm một lần nữa để kiểm tra lại chỉ tiêu không đạt. Số lượng xe mẫu để kiểm tra lại phải bằng 3 lần số lượng xe mẫu không đạt yêu cầu. Số lượng xe dùng để lấy mẫu vẫn theo quy định trong bảng 2.

Việc kiểm tra lại nêu trên không được áp dụng cho các trường hợp sau:

a. Một xe không đạt yêu cầu của hai chỉ tiêu trong số ba chỉ tiêu về hiệu quả phanh, độ ồn, khí thải.

b. Có 02 xe mẫu trở lên không đạt yêu cầu của cùng một chỉ tiêu trong số ba chỉ tiêu về hiệu quả phanh, độ ồn, khí thải.

7.1.4.10. Yêu cầu chung đối với các chỉ tiêu kỹ thuật được kiểm tra

Các xe mẫu phải đạt tất cả các yêu cầu nêu trên đối với các chỉ tiêu kỹ thuật được kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra không được xảy ra bất cứ sự cố nào.

7.1.5. Bước 5: Thử xe chạy đường dài

7.1.5.1. Đường thử

- Loại đường thử và chiều dài của mỗi loại đường được quy định trong bảng 3.

Bảng 3. Loại và chiều dài đường thử

Đơn vị đo: km

Loại đường thử

Mô tô

Xe máy

Loại 1, đường đồng bằng

2000

3000

Loại 1, đường có độ dốc

1500

-

Loại 2

1500

2000

- Đối với đường đồi, núi và đường loại 2 cho phép điều chỉnh theo tình hình cụ thể nhưng phải đảm bảo quãng đường thử không nhỏ hơn 80% giá trị quãng đường thử quy định tương ứng trong bảng 2.

- Mô tô phải chạy thử ban đêm 900 km. Xe máy chạy thử ban ngày và bật đèn chiếu sáng phía trước hoặc chạy thử ban đêm 900 km.

7.1.5.2. Phương pháp thử

Việc chạy thử xe phải tuân theo các quy định về an toàn giao thông đường bộ hiện hành. Cho phép xe chạy với vận tốc lớn nhất theo tài liệu hướng dẫn sử dụng xe. Trong quá trình chạy thử, không được cho xe chạy theo quán tính bằng cách cắt ly hợp hoặc để số truyền ở vị trí trung gian (số 0).

7.1.5.3. Nội dung thử

Trong quá trình xe chạy thử phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng xe theo quy định trong tài liệu hướng dẫn sử dụng xe, tiến hành theo dõi và phát hiện các sự cố. Việc phân tích, khắc phục các sự cố xẩy ra được thực hiện theo quy định tại 7.2.

7.2. Phân tích và khắc phục sự cố

Việc phân tích, khắc phục sự cố được thực hiện như sau:

7.2.1. Khi xảy ra sự cố phải tiến hành phân tích, xác định nguyên nhân và khắc phục sự cố bằng các biện pháp sửa chữa phù hợp. Tiếp tục chạy thử sau khi đã khắc phục sự cố.

7.2.2. Khi xảy ra đồng thời các sự cố có liên quan đến nhau phải lấy sự cố nghiêm trọng nhất làm đại diện để ghi lại

7.2.3. Phải ghi lại các sự cố và phụ tùng thay thế vào bản thống kê sự cố

7.2.4. Không được tiếp tục chạy thử xe nếu xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Kết cấu các bộ phận của xe không đảm bảo xe chạy an toàn

- Xảy ra sự cố nguy hiểm, sự cố lớn hoặc xảy ra nhiều sự cố đến mức xe không tiếp tục chạy thử được

7.3. Ghi kết quả thử độ tin cậy

7.3.1. Ghi kết quả kiểm tra kích thước và khối lượng theo bảng A1, phụ lục A.

7.3.2. Ghi kết quả kiểm tra các chỉ tiêu chính theo bảng A2, phụ lục A.

7.3.3. Phân loại sự cố theo 3.3. và ghi sự cố theo bảng A3, phụ lục A

7.3.4. Phân loại sự cố theo 3.3. và ghi tổng hợp sự cố theo bảng A4, phụ lục A

7.4. Yêu cầu đánh giá độ tin cậy

7.4.1. Xe mẫu chỉ đạt yêu cầu về độ tin cậy khi xe thoả mãn các yêu cầu sau:

- Không xẩy ra sự cố nguy hiểm và sự cố lớn nào trong tất cả các bước kiểm tra;

- Thoả mãn yêu cầu nêu tại 7.1.4.10 và những yêu cầu sau:

+ Bánh xe: Theo 3.3.1, TCVN 5929:2001;

+ Vành bánh xe: Theo 4.1, 4.3.1, 22 TCN 293 : 02;

+ Lốp xe: Không có hiện tượng hư hỏng đáng kể như nứt vỡ, phồng rộp, mòn tới lớp sợi mành...;

+ Hệ thống lái:

 ++ Theo 3.14, TCVN 5929:2001;

 ++ Phải bảo đảm chắc chắn để xe hoạt động an toàn;

+ Hệ thống phanh: Tình trạng lắp đặt của hệ thống phanh vẫn phải chắc chắn để bảo đảm xe hoạt động an toàn;

+ Hệ thống nhiên liệu: Theo 4.3, TCVN 6954:2001;

+ Khung xe: Khung xe phải bảo đảm đủ cứng vững, không bị vặn xoắn trong quá trình hoạt động của xe, không có vết nứt, không mọt gỉ, các mối hàn không bị bong nứt, các mối ghép bu lông không lỏng.

7.4.2. Kiểu loại xe được đánh giá là đạt yêu cầu về độ tin cậy nếu tất cả các xe mẫu sau khi thử đều

đạt yêu cầu nêu tại 7.4.1 trên

Phụ lục A

BẢNG GHI KẾT QUẢ ĐỘ TIN CẬY

Bảng A1. Kết quả kiểm tra kích thước và khối lượng

TT

Hạng mục kiểm tra

Xe mẫu

1

2

3

1

Kích thước toàn bộ (mm)

Dài

 

 

 

Rộng

 

 

 

Cao

 

 

 

2

Khoảng cách trục bánh trước và bánh sau(mm)

 

 

 

3

Chiều rộng cơ sở (xe ba bánh)(mm)

 

 

 

4

Khoảng sáng gầm xe(mm)

 

 

 

5

Bán kính quay vòng(mm)

 

 

 

6

Khối lượng bản thân(kg)

 

 

 

 

Bảng A2. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật chính

TT

Hạng mục kiểm tra

Xe mẫu

1

2

3

1

Hiệu quả phanh(%)

 

 

 

2

Tiêu hao nhiên liệu (l/100 km)

 

 

 

3

Thời gian tăng tốc (s) trên đoạn đuờng:

 

 

 

 

+ 50 m

 

 

 

 

+ 100 m

 

 

 

 

+ 200 m

 

 

 

 

+ 400 m

 

 

 

 

Hoặc gia tốc tại điểm đo (m/s2):

 

 

 

 

+ 50 m

 

 

 

 

+ 100 m

 

 

 

 

+ 200 m

 

 

 

 

+ 400 m

 

 

 

4

Vận tốc lớn nhất(km/h)

 

 

 

5

Khả năng vượt dốc lớn nhất (o)

 

 

 

6

Độ ồn lớn nhất: dB (A)

 

 

 

7

Nồng độ khí thải

CO (% thể tích)

 

 

 

HC (ppm thể tích)

 

 

 

8

Thời gian khởi động (s)

 

 

 

 

Bảng A3. Ghi sự cố khi thử độ tin cậy

Kiểu loại xe:                                           Mã số khung:

Kiểu động cơ:                                        Số biên bản thử:

Người thử:                                             Người lái:

TT

Quãng đường chạy đến khi xẩy ra sự cố (km)

Tên phụ tùng thay thế

Giải thích sự cố

Loại sự cố

Phân tích nguyên nhân sự cố

Biện pháp xử lý sự cố

Thời gian xử lý sự cố (phút)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng A4. Tổng hợp sự cố khi thử độ tin cậy

Phân tích sự cố

Xe mẫu

Giá trị trung bình

1

2

3

Loại sự cố

1

Số lần xảy ra sự cố

 

 

 

 

Quãng đường chạy được đến khi xảy ra sự cố đầu tiên:(km)

 

 

 

 

2

Số lần xảy ra sự cố

 

 

 

 

Quãng đường chạy được đến khi xảy ra sự cố đầu tiên:(km)

 

 

 

 

3

Số lần xảy ra sự cố

 

 

 

 

Quãng đường chạy được đến khi xảy ra sự cố đầu tiên:(km)

 

 

 

 

4

Số lần xảy ra sự cố

 

 

 

 

Quãng đường chạy được đến khi xảy ra sự cố đầu tiên:(km)

 

 

 

 

Quãng đường chạy được đến khi kết thúc thử :(km)

 

 

 

 

Vận tốc trung bình của xe :(km/h)

 

 

 

 

Thời gian xử lý sự cố:(phút)

 

 

 

 

Tổng sự cố loại 1 đến loại 3

 

 

 

 

Quãng đường chạy được đến khi xảy ra sự cố đầu tiên:(km)

 

 

 

 

Quãng đường trung bình xảy ra sự cố:(km)

 

 

 

 

 

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất