Trường hợp nào bị thu hồi phù hiệu kinh doanh vận tải?

Xe ô tô bị thu hồi phù hiệu sẽ không thể tham gia hoạt động kinh doanh vận tải nên các nhà xe cần hết sức lưu ý. Sau đây là các trường hợp dẫn đến bị thu hồi phù hiệu kinh doanh vận tải và cách giải quyết khi bị thu hồi phù hiệu.


1. 3 trường hợp xe kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu

Theo khoản 10 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, xe ô tô kinh doanh vận tải sẽ bị thu hồi phù hiệu nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

(1) Đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải.

Tất cả phương tiện dùng để kinh doanh vận tải của đơn vị đó đều bị thu hồi phù hiệu. Theo điểm b khoản 10 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đơn vị kinh doanh vận tải sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải từ 01 đến 03 tháng nếu thực hiện các hành vi sau:

- Không xây dựng quy trình bảo đảm an toàn giao thông hoặc xây dựng nhưng không đầy đủ các nội dung theo quy định hoặc không thực hiện đúng theo quy định.

- Không bố trí người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải hoặc có bố trí nhưng không đáp ứng đủ điều kiện.

- Không có bộ phận quản lý, theo dõi điều kiện về an toàn giao thông hoặc có nhưng không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ.

- Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải.

- Vi phạm quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để xảy ra tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng trở lên.

(2) Xe vi phạm lỗi tốc độ nhiều lần mà khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình mà trong 01 tháng cho thấy có từ 05 lần vi phạm tốc độ/1000 km xe chạy.

Lưu ý: Không tính trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 km/h trở xuống.

(3) Doanh nghiệp, hợp tác xã không hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến trong thời gian 60 ngày liên tục.

Các xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định của doanh nghiệp, hợp tác xã đó sẽ bị thu hồi phù hiệu.

Thu hồi phù hiệu thực hiện khi nào?
Thu hồi phù hiệu thực hiện khi nào? (Ảnh minh họa)

2. Cơ quan nào thực hiện thu hồi phù hiệu kinh doanh vận tải?

Theo khoản 11 Điều 22 Nghị định 10 năm 2020, cơ quan có thẩm quyền thu hồi phù hiệu kinh doanh vận tải là Sở Giao thông vận tải.

Sở này chịu trách nhiệm ban hành quyết định và thực hiện thu hồi phù hiệu do cơ quan mình cấp đã cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải nếu phương tiện thuộc diện bị thu hồi phù hiệu.

Sau khi ban hành quyết định thu hồi, Sở Giao thông vận tải sẽ gửi quyết định đó cho đơn vị kinh doanh vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.


3. Xe bị thu hồi phù hiệu có được lưu thông không?

Sau khi nhận được quyết định thu hồi phù hiệu của Sở Giao thông vận tải, các đơn vị kinh doanh vận tải buộc phải nộp lại phù hiệu cho Sở này.

Ngoài ra, điểm b khoản 12 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP còn yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải không được sử dụng ô tô để kinh doanh vận tải trong thời gian bị Sở Giao thông vận trải thu hồi phù hiệu, biển hiệu.

Có thể thấy, ô tô bị tước phù hiệu chỉ bị cấm tham gia hoạt động kinh doanh vận tải chứ không bị cấm lưu thông trên đường.

Vì vậy, xe ô tô bị thu hồi phù hiệu vẫn có thể lưu thông trên đường nếu không thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải (không chở hàng hóa hoặc hành khách).

thu-hoi-phu-hieu-kinh-doanh-van-tai
Ô tô bị thu hồi phù hiệu có được tiếp tục tham gia giao thông không? (Ảnh minh họa)

4. Phù hiệu bị thu hồi xin cấp lại được không?

Khoản 7 Điều 22 Nghị định 10 đã khẳng định, phù hiệu bị thu hồi được phép xin cấp lại. Điều kiện để được cấp lại phù hiệu trong trường hợp này đó là xe ô tô đã hết thời hạn bị thu hồi phù hiệu.

Sau khi hết thời hạn bị thu hồi, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng ô tô tham gia kinh doanh vận tải thì đơn vị kinh doanh vận tải phải làm thủ tục xin cấp lại phù hiệu.

Thủ tục cấp lại phù hiệu do bị thu hồi được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu.

- Bản sao giấy đăng ký xe ô tô.

- Trường hợp ô tô không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì mang thêm bản sao một trong các giấy tờ sau để xuất trình: Hợp đồng thuê xe bằng văn bản hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh

Nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải thông báo nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc.

Bước 3: Nhận phù hiệu được cấp lại bởi Sở Giao thông vận tải.

Thời hạn cấp: 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Lưu ý: Sở Giao thông vận tải từ chối cấp phù hiệu thì phải trả lời bằng văn bản hoặc trả lời thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Trên đây là thông tin về các trường hợp bị thu hồi phù hiệu và hướng dẫn cách để xin cấp lại. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Tạm giữ xe là một trong những biện pháp cưỡng chế xử phạt thường được áp dụng khi người tham gia giao thông vi phạm lỗi. Tuy nhiên, sau khi nộp phạt và nhận xe về, nếu phát hiện xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng có được bồi thường hay không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.