Thông báo 81/TB-VPCP kết luận về đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ sửa đổi
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông báo 81/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 81/TB-VPCP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo |
Người ký: | Nguyễn Cao Lục |
Ngày ban hành: | 06/03/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông |
tải Thông báo 81/TB-VPCP
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ----------- Số: 81/TB-VPCP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2020 |
THÔNG BÁO
Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về Đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
------------
Ngày 25 tháng 02 năm 2020, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về Đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo và đại diện các Bộ, cơ quan: Giao thông vận tải, Công an, Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe Lãnh đạo Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải báo cáo; ý kiến của lãnh đạo và đại diện các cơ quan dự họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình kết luận như sau:
1. Về Đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi):
a) Trước mắt, giữ nguyên phạm vi điều chỉnh như Luật Giao thông đường bộ hiện hành;
b) Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện, trong đó có đánh giá tác động về mặt lập pháp, đối với các nội dung quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phân định rõ nội dung quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực giao thông và quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, xác định rõ hơn việc phân công trách nhiệm của Bộ Công an và các lực lượng có liên quan trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
c) Để khắc phục tình trạng có quá nhiều lực lượng kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên đường thì nên quy định theo hướng giao lực lượng Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm chủ yếu trong công tác này;
d) Giao Bộ Giao thông vận tải chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), phối hợp với Bộ Tư pháp để tổng hợp vào Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 (trình Quốc hội dự án Luật trong năm 2020) để kịp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng tiến độ theo quy định.
2. Về đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ:
a) Về cơ bản, đồng ý về sự cần thiết xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Cần cân nhắc phạm vi và mức độ điều chỉnh của dự án Luật này đối với các vấn đề về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong nội dung điều chỉnh của dự án Luật giao thông đường bộ (sửa đổi), cũng như của hệ thống pháp luật nói chung, tránh chồng chèo, trùng lặp. Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa cân nhắc quy định một số vấn đề về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (trên cơ sở Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt). Khi xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ kế thừa nội dung này của Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và bổ sung thêm các chính sách, nội dung cần thiết phục vụ yêu cầu bảo đảm trật tư, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với chức năng, thẩm quyền của Bộ Công an;
c) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, làm rõ hơn sự cần thiết, các đề xuất chính sách, đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện, bảo đảm đúng các yêu cầu lập pháp theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trình Chính phủ xem xét, quyết định vào cuối năm 2020 để đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng; - Ủy ban PL Ủy ban QP-AN của QH; - Các Bộ: Giao thông vận tải, Công an, Tư pháp, Xây dựng, Tài chính; - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: NC, CN, KTTH, Cổng TTĐTCP; - Lưu: VT, PL (2) | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Cao Lục |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây