Thông báo 172/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị Tổng kết 10 năm phát triển phong trào giao thông nông thôn (2001 - 2010), triển khai Chiến lược phát triển đến năm 2030 gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an toàn giao thông

thuộc tính Thông báo 172/TB-VPCP

Thông báo 172/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị Tổng kết 10 năm phát triển phong trào giao thông nông thôn (2001 - 2010), triển khai Chiến lược phát triển đến năm 2030 gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an toàn giao thông
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:172/TB-VPCP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báo
Người ký:Văn Trọng Lý
Ngày ban hành:11/05/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
------------
Số: 172/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2012
 
 
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC
- CHỦ TỊCH ỦY BAN AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA
 TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO GIAO THÔNG NÔNG THÔN (2001-2010), TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG
 
 
Ngày 21 tháng 4 năm 2012, tại Hà Nam, Phó Thủ trướng kiêm Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Tổng kết 10 năm phát triển phong trào giao thông nông thôn (2001-2010), triển khai Chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến 2020, tầm nhìn 2030, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an toàn giao thông. Tham dự có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải kiêm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Đinh La Thăng và đại diện lãnh đạo các địa phương trong cả nước.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của đại biểu tham dự, Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận như sau:
1. Hoan nghênh Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam tổ chức tốt Hội nghị rất có ý nghĩa này. Báo cáo Tổng kết của Bộ Giao thông vận tải đã nêu bật được những kết quả 10 năm qua của các phong trào giao thông nông thôn trên cả nước, qua đó cho thấy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở và nhân dân các địa phương trong việc xây dựng giao thông nông thôn, góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế cả nước trong hơn 10 năm qua. Bộ Giao thông vận tải đã phát huy tốt vai trò là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc thực hiện phong trào. Mười năm qua đã phát triển được hơn 270.000 km đường giao thông nông thôn, trong đó đường liên huyện chiếm 14,3%; đường xã chiếm 44,58%. Đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng giao thông trong những năm qua. Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng biểu dương Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương và nhân dân các vùng nông thôn trong việc thực hiện phong trào giao thông nông thôn hơn 10 năm qua.
Tuy nhiên, hệ thống giao thông nông thôn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng nông thôn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tỷ lệ mặt đường được cứng hóa bằng bê tông, rải nhựa còn thấp. Chất lượng mặt đường chưa đáp ứng yêu cầu do thiếu vốn duy tu bảo trì. Nhiều xã đã có đường nhưng không đảm bảo yêu cầu đi lại thông suốt và nguy cơ gây mất an toàn giao thông vẫn luôn tiềm ẩn. Vẫn còn 150 xã chưa có đường ô tô về trung tâm xã. Công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, giáo dục để đảm bảo an toàn giao thông còn buông lỏng vì vậy số vụ tai nạn giao thông ở vùng nông thôn còn cao…
2. Phương hướng phát triển giao thông nông thôn trong thời gian tới
Trong thời gian tới, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến 2020, tầm nhìn 2030, phải được gắn với việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an toàn giao thông trong cả hệ thống, do đó yêu cầu các Bộ, ngành địa phương và các cơ quan thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Cần quán triệt hơn nữa Chính sách đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; dành nguồn lực thích đáng cho phát triển hệ thống giao thông nông thôn; trong đó lưu ý tiếp tục đẩy mạnh, huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng giao thông nông thôn, góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng nông thôn mới. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải khi lập kế hoạch hàng năm và trung dài hạn cần bố trí nguồn vốn cho giao thông nông thôn, nhất là vùng xa, vùng sâu chưa có đường ô tô đến (kể cả từ nguồn vốn ODA).
- Tiến hành rà soát lại các quy hoạch giao thông nông thôn, quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng các dân tộc ít người chưa được hưởng lợi từ giao thông nông thôn những năm qua. Quy hoạch giao thông nông thôn phải thống nhất với quy hoạch kinh tế xã hội và phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương, từng bản làng, thôn xóm.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách nhất là chính sách thu hút, huy động các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển giao thông nông thôn; lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án cho xây dựng giao thông nông thôn;
- Cần xây dựng kế hoạch 05 năm, từng năm trên cơ sở bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ của Chương trình xây dựng nông thôn mới để phối hợp triển khai thực hiện một cách đồng bộ; các địa phương nghiên cứu, ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển giao thông nông thôn trong từng thời kỳ làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện tại địa phương mình.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát huy vai trò là lực lượng xung kích, phát động đoàn viên thanh niên tại các làng bản, thôn xóm tham gia tích cực xây dựng giao thông nông thôn;
- Bộ Quốc phòng phối hợp với các địa phương huy động, động viên cán bộ chiến sĩ tham gia tích cực xây dựng giao thông nông thôn tại địa phương nơi đóng quân;
- Các Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng cần nghiên cứu những vật liệu phù hợp để phục vụ cho việc xây dựng đường giao thông ở nông thôn; …
- Trong xây dựng giao thông nông thôn, cần tăng cường quản lý đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả, bảo đảm sự công khai, minh bạch, có sự giám sát của người dân theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” coi trọng công tác bảo trì hệ thống giao thông nông thôn để duy trì tính bền vững của hệ thống giao thông nông thôn; công tác bảo vệ môi trường cần được quan tâm để không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương. Bộ Giao thông vận tải ban hành quy trình, quy phạm trong xây dựng và đại tu bảo dưỡng đường giao thông nông thôn.
- Tăng cường quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng giao thông nông thôn gắn với đảm bảo an toàn giao thông; chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp của Chính phủ đã ban hành để tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, từ đó tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, tạo thành phong trào trong toàn xã hội, khuyến khích mọi người dân tham gia xây dựng giao thông nông thôn vì lợi ích của cả xã hội và vì chính bản thân từng gia đình, từng người dân.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, chỉ đạo, triển khai thực hiện.
 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng; các PTTg;
- Các Bộ: GTVT, KHĐT, TC, NN&PTNT;
- Các tỉnh; thành phố trực thuộc TW;
- VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ: NC, ĐP, KGVX, KTTH, TH, TKBT, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KTN (4).
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Văn Trọng Lý
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất