Sau khi xe được cải tạo, dùng bằng lái cũ được không?

Hiện nay, rất nhiều người dân đã sử dụng xe cải tạo nhằm điều chỉnh xe sao cho phù hợp với nhu cầu hoặc phù hợp với sở thích cá nhân. Vậy bằng lái xe sau cải tạo dùng bằng lái cũ được không? 

Bằng lái xe sau cải tạo dùng bằng lái cũ được không? 

Sau khi xe được cải tạo, dùng bằng lái cũ được không? (Ảnh minh họa)

Theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/6/2024, trường hợp người lái xe cải tạo xe xuống ít chỗ hơn thì bằng lái sẽ được tính theo xe khi chưa cải tạo.  

Cụ thể, khoản 11 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định, đối với xe cải tạo có số chỗ ít hơn xe cùng kiểu loại, kích thước giới hạn tương đương thì hạng bằng lái được tính theo xe cùng kiểu loại, kích thích giới hạn tương đương.

Ví dụ: Xe 16 chỗ cải tạo xuống thành xe 9 chỗ thì người dân vẫn cần phải có bằng lái dành cho xe 16 chỗ (bằng D) chứ không phải bằng láo dành cho xe 9 chỗ (bằng B1, B2 theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008)

Như vậy có nghĩa là, nếu bạn lái xe 16 chỗ và đã có bằng D, trường hợp cải tạo xe xuống còn 09 chỗ thì bạn vẫn được dùng bằng lái cũ hạng D.

Hiện nay, căn cứ Điều 59 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, các loại Giấy phép lái xe (GPLX) tại Việt Nam đang được chia thành các hạng như sau:

STT

Hạng bằng lái xe

Loại xe

1

Hạng A1

Mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 - dưới 175 cm3.

2

Hạng A2

Mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên; các loại xe quy định cho GPLX hạng A1.

3

Hạng A3

Mô tô 03 bánh, các loại xe quy định cho GPLX hạng A1 và các xe tương tự.

4

Hạng A4

Máy kéo với trọng tải đến 1.000 kg.

5

Hạng B1

Người không hành nghề lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; ô tô tải, máy kéo với trọng tải dưới 3.500 kg.

6

Hạng B2

Người hành nghề lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.

7

Hạng C

Ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2.

8

Hạng D

Xe từ 10 - 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C.

9

Hạng E

Xe chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D.

10

Hạng FB2

Lái xe đã có GPLX hạng B2 để lái các loại xe quy định cho các GPLX hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa.

11

Hạng FC cấp cho

Lái xe đã có GPLX hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

12

Hạng FD

Lái xe đã có GPLX hạng D để lái các loại xe quy định cho các GPLX hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa.

13

Hạng FE cấp cho người

Lái xe đã có GPLX hạng E để lái các loại xe quy định cho các GPLX hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa.

Như vậy có thể thấy, theo quy định Luật Giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng D chỉ quy định để sử dụng cho xe ô tô chở khách từ 10-30 chỗ, hạng E sử dụng cho xe trên 30 chỗ.

Với thực tế có rất nhiều xe chở khách đã được cải tạo ít chỗ hơn nhằm phù hợp với nhu cầu người lái xe. Vì vậy, từ 01/6/2024, nếu cải tạo xe xuống ít chỗ hơn xe cùng kiểu loại, kích thước giới hạn tương đương thì hạng bằng lái được tính theo xe cùng kiểu loại, kích thích giới hạn tương đương.

8 trường hợp xe cơ giới thay đổi nhưng không được coi là xe cải tạo

Trường hợp nào xe cơ giới thay đổi nhưng không được coi là cải tạo? (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT đã bổ sung Điều 4a vào Thông tư 85/2014/TT-BGTVT, các trường hợp xe cơ giới có sự thay đổi nhưng không được coi là xe cải tạo gồm:

- Xe thay đổi cửa lên xuống khoang hành khách (không bao gồm việc thay đổi kích thước, vị trí của cửa).

- Thay đổi một số kết cấu của thùng chở hàng như:

  • Bịt kín/thay đổi kết cấu cánh cửa thùng hàng.

  • Thay tôn bọc dạng phẳng thành dạng sóng hoặc ngược lại.

  • Bọc thêm tôn trền khung mui xe mui phủ mà không làm tăng chiều cao thùng hàng theo 31/2024/QH15

  • Lắp thêm/tháo bỏ nắp chắn bụi cho thùng chở hàng đối với xe ô tô tải tự đổ.

- Lắp, thay thế, tháo bỏ nắp che của khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô Pickup nhưng không làm thay đổi kích thước thùng hàng, bao xe.

- Lắp thêm đèn sương mù dạng rời.

- Thay thế cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng cụm đèn đã được chứng nhận hoặc bóng đèn loại khác có công suất tiêu thụ điện tương đương mà không cần phải can thiệp, thay đổi kết cấu cụm đèn.

- Thay đổi các chi tiết, bộ phận thân vỏ theo lựa chọn của nhà sản xuất xe nhưng không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe. Việc lắp đặt phải thực hiện theo khuyến cáo nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp nhà sản xuất xe.

- Thay đổi về kiểu dáng 1 số chi tiết trên phần thân vỏ xe như lướt tản nhiệt trước xe, cánh lướt gió.

- Lắp đặt thêm mui gió trên nóc ca bin xe tải, lắp thêm bậc bước chân lên xuống, trang trí ống xả, đai trang trí bảo hiểm đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu mà không làm thay đổi kích thước của xe.

Trên đây là giải đáp của LuatVietnam về vấn đề liệu bằng lái xe sau cải tạo dùng bằng lái cũ được không? 

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến: Năm 2025, tăng nặng mức phạt khi vượt đèn đỏ!

Mới đây, Bộ Công an đã công bố bản dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó có đề xuất đáng chú ý về việc tăng nặng mức phạt vượt đèn đỏ và đèn vàng.