Quyết định 5953/QĐ-UBND 2017 Hà Nội đề án cấm xe máy

thuộc tính Quyết định 5953/QĐ-UBND

Quyết định 5953/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030"
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:5953/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Đức Chung
Ngày ban hành:24/08/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------
Số: 5953/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2017
 
------------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21/11/2012;
Căn cứ Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 395/TTr- SGTVT ngày 09 tháng 8 năm 2017,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
1. Mục tiêu:
Thực hiện các giải pháp vừa lâu dài vừa cấp bách, cụ thể để tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại và nâng cao chất lượng môi trường sống của nhân dân trên địa bàn Thành phố.
Tập trung ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống vận tải hành khách công cộng để đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2020 đạt 30% - 35% tổng nhu cầu đi lại, năm 2030 khoảng 50% - 55%; các đô thị vệ tinh đến năm 2020 đạt 15%, năm 2030 khoảng 40%.
Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với các quy hoạch khác, đặc biệt là quy hoạch giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đến năm 2030 đảm bảo tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt 20% - 26% cho đô thị trung tâm; đạt 18% - 23% cho các đô thị vệ tinh và đạt 16% - 20% cho các thị trấn. Trong đó, diện tích đất cho giao thông tĩnh cần đạt 3% - 4%.
2. Yêu cầu:
Đánh giá thực trạng về số lượng, chất lượng, quản lý phương tiện tham gia giao thông làm cơ sở để đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý các loại phương tiện giao thông đường bộ một cách cụ thể, khả thi.
Xây dựng được lộ trình cụ thể để triển khai các giải pháp và các điều kiện cần thiết nhằm tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ.
3. Đối tượng: Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện giao thông đường bộ hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Giải pháp quản lý số lượng phương tiện tham gia giao thông
a) Biện pháp hành chính
Lập Quy hoạch phát triển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, trước mắt lập Quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, taxi đến năm 2030 để đảm bảo quản lý số lượng xe taxi hợp lý.
Xe kinh doanh vận tải hành khách đến 9 chỗ ngồi ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động tương tự như xe taxi, quy định quản lý như taxi (quản lý số lượng, quản lý chất lượng, quản lý phạm vi hoạt động) và đưa vào trong Quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030.
Đề xuất cấp hạn ngạch đối với xe taxi và các phương tiện hoạt động kinh doanh tương tự taxi (Uber, Grab...) trên địa bàn Thành phố theo quy hoạch phù hợp với điều kiện giao thông và năng lực của kết cấu hạ tầng.
Quy định số lượng xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh hoạt động theo khu vực trên địa bàn Thành phố phù hợp với kết cấu hạ tầng và an toàn giao thông.
Đề xuất quản lý xe đạp điện tương tự như xe máy.
Rà soát và có biện pháp xử lý đối với xe máy không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
b) Biện pháp kinh tế
Quy định đối với chủ sở hữu xe ô tô trên địa bàn Thành phố lắp thiết bị phụ trợ để phục vụ công tác quản lý phương tiện và điều tiết giao thông (thiết bị thu phí tự động...). Chủ xe cơ giới đường bộ phải mở tài khoản để thực hiện việc thu phí tự động cũng như nộp phạt khi vi phạm giao thông.
Đấu giá quyền khai thác kinh doanh đối với số lượng xe taxi thay thế hàng năm và số lượng taxi tăng thêm theo quy hoạch.
2. Giải pháp quản lý về chất lượng phương tiện tham gia giao thông
a) Biện pháp hành chính
Thực hiện quản lý chặt chẽ chất lượng theo đăng kiểm và niên hạn sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xử lý nghiêm theo đúng quy định đối với xe tự hoán cải, quá niên hạn không đăng ký, đăng kiểm lưu hành trên đường.
Đối với xe taxi và các loại hình hoạt động tương tự xe taxi: ban hành quy chế quản lý chất lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ và quy định tỷ lệ số lượng xe taxi sử dụng nhiên liệu sạch CNG, LPG, năng lượng điện...
Điều tra, rà soát, thống kê số lượng xe máy đã qua sử dụng trên địa bàn Thành phố (theo năm sản xuất) thông qua đăng ký, để đề xuất các biện pháp xử lý đối với xe không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Đề xuất quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải đối với xe máy nhằm kiểm soát chất lượng xe máy hoạt động trên địa bàn Thành phố.
c) Biện pháp kinh tế:
Đề xuất mức phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải khi lưu hành của phương tiện xe cơ giới đường bộ thông qua đăng kiểm phương tiện.
3. Giải pháp quản lý phạm vi hoạt động của phương tiện tham gia giao thông
a) Biện pháp hành chính
Rà soát, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND Quy định về hoạt động các phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố nhằm tổ chức giao thông khoa học, hợp lý và phát huy tối đa hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông.
Rà soát, nghiên cứu ban hành quy định hoạt động của xe taxi ngoại tỉnh, xe kinh doanh vận tải hành khách đến 9 chỗ ứng dụng công nghệ thông tin (Uber, Grab...) trên địa bàn Thành phố cho phù hợp cơ sở hạ tầng, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh phù hợp với quy định của Luật pháp.
Xe tải cung ứng thực phẩm, chở hàng cho siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, khách sạn: chỉ được phép hoạt động vào ban đêm.
Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.
Xe ba bánh phục vụ đi lại của thương binh và người khuyết tật khi tham gia giao thông phải được đăng ký, đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Dừng hoạt động xe ba bánh kinh doanh dịch vụ chở hàng, chở người trên địa bàn Thành phố và có cơ chế hỗ trợ chuyển việc làm đảm bảo đời sống đối với thương binh có xe ba bánh kinh doanh dịch vụ chở hàng, chở người đang hoạt động.
Quy định dừng hoạt động đối với xe xích lô trên địa bàn Thành phố.
Rà soát, xác định các khu vực đủ điều kiện phát triển không gian đi bộ gắn với các khu vực danh lam thắng cảnh, khu vực bảo tồn, phát triển du lịch trên địa bàn các quận thuộc Thành phố.
Tiếp tục rà soát điều chỉnh, giờ học, giờ làm việc và kinh doanh dịch vụ theo Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 của UBND thành phố Hà Nội nhằm giảm mật độ phương tiện tham gia giao thông trong giờ cao điểm.
b) Biện pháp kinh tế
Rà soát, sửa đổi, ban hành giá dịch vụ trông giữ phương tiện theo hướng lũy tiến theo giờ, theo khu vực.
Lập Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới hoạt động.
Khuyến khích các trường học tổ chức đưa đón học sinh bằng ô tô phù hợp với hệ thống vận tải hành khách công cộng.
4. Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng
a) Biện pháp hành chính
Xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm cụ thể triển khai thực hiện các chỉ tiêu về phát triển vận tải hành khách công cộng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.
Xây dựng và triển khai đề án nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động vận tải hành khách công cộng vận tải hành khách bằng xe buýt tạo sự kết nối hợp lý và thuận tiện.
Rà soát sửa đổi Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố về ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn.
Rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới và lựa chọn phương tiện xe buýt phù hợp với các tuyến đường, nâng cao chất lượng, hiệu quả vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Rà soát, bố trí hợp lý các điểm dừng đỗ, điểm trung chuyển phục vụ kết nối giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng, các điểm giao thông tĩnh với phương tiện giao thông cá nhân.
b) Biện pháp kinh tế
Nghiên cứu ban hành các quy định nhằm khuyến khích thu hút đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, BRT, Mono rail, buýt bằng hình thức hợp tác công tư (PPP) nhằm phát triển nhanh, đồng bộ.
Rà soát, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, tiếp tục trợ giá đối với vận tải hành khách công cộng.
Có cơ chế, chính sách khuyến khích để đổi mới đầu tư phương tiện theo hướng hiện đại hoá và phương tiện có mức phát thải đạt tiêu chuẩn Euro4, Euro5, sử dụng nhiên liệu sạch.
Có chính sách hỗ trợ khuyến khích đối với người sử dụng phương tiện giao thông công cộng cho các nhóm đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đối tượng cán bộ công chức, viên chức, người lao động để thu hút nâng cao tỷ lệ sử dụng vận tải hành khách công cộng góp phần giảm phương tiện giao thông cá nhân.
Giám sát chặt chẽ chất lượng dịch vụ và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng vi phạm các quy định trong quá trình khai thác.
5. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
Xây dựng đề án giao thông thông minh trong tổng thể đề án Thành phố thông minh tập trung vào những nội dung cụ thể: xây dựng cơ sở dữ liệu (số hóa) về hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông và các phần mềm phục vụ công tác quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh, điều hành tổ chức giao thông và xử lý vi phạm giao thông.
Thành lập trung tâm quản lý điều hành giao thông chung của Thành phố, đảm bảo chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Xây dựng bản đồ giao thông số trực tuyến để phục vụ công tác quản lý, điều hành và điều tiết giao thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng điểm đỗ xe nhằm tối ưu nhu cầu đỗ xe (công nghệ tìm kiếm điểm đỗ xe thông minh - iParking...).
Nghiên cứu ứng dụng các thiết bị đầu cuối đảm bảo việc thực hiện kết nối giao thông thông minh giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân được hiệu quả.
Ban hành bổ sung quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để đưa vào quản lý đối với xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh.
Ban hành quy định phải lắp đặt thiết bị trả phí tự động trên tất cả các ô tô, mỗi chủ phương tiện phải mở tài khoản để phục vụ công tác thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố và quản lý phương tiện trên địa bàn Thành phố.
6. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy của Thành phố cho phù hợp với nội dung Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”.
Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương sửa đổi và hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực quản lý phương tiện giao thông đường bộ. Ban hành quy định an toàn kỹ thuật giao thông đường bộ và ô nhiễm môi trường đối với các loại phương tiện giao thông đường bộ.
Rà soát, sửa đổi và ban hành quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, chính quyền trong công tác quản lý về giao thông vận tải đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.
Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục tuyên truyền phổ biến pháp luật và Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030” tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện. Từng bước xây dựng văn hóa giao thông, ý thức sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị, ô nhiễm môi trường.
Triển khai đồng bộ, linh hoạt các nhóm giải pháp chia thành 03 giai đoạn, (Chi tiết tại phụ lục kèm theo)
Giai đoạn 2017 - 2018: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Giai đoạn 2017 - 2020: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ đối với những khu vực, tuyến phố ùn tắc thường xuyên, nghiêm trọng.
Giai đoạn 2017 - 2030: Từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.
(Có đề án chi tiết kèm theo)
1. Sở Giao thông vận tải: Là cơ quan thường trực có trách nhiệm tham mưu cho UBND Thành phố chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án. Cụ thể một số nhiệm vụ như sau:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu xây dựng Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội, trình UBND Thành phố phê duyệt.
- Chủ trì nghiên cứu lập Quy hoạch phát triển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, trình UBND Thành phố phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu trình UBND Thành phố phê duyệt giá dịch vụ trông giữ xe.
- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng phương án về thay đổi giờ học tập, giờ làm việc trình UBND Thành phố phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước theo đúng thẩm quyền được phân cấp.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan triển khai các nhiệm vụ cụ thể khác của Đề án.
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan tham mưu trình UBND Thành phố ban hành giá dịch vụ trông giữ phương tiện trên địa bàn Thành phố, đề xuất mức phụ thu phí môi trường theo mức khí thải và các nhiệm vụ khác liên quan đến lĩnh vực tài chính, kinh tế.
3. Công an Thành phố: Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng phương án về thay đổi giờ học tập, giờ làm việc trình UBND Thành phố phê duyệt; rà soát số lượng xe máy, xe ba bánh theo niên hạn quản lý đăng ký, tăng cường công tác xử lý vi phạm.
4. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất UBND Thành phố thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực tổ chức bộ máy hành chính, rà soát phân công nhiệm vụ đối với các đơn vị quản lý về lĩnh vực giao thông vận tải của Thành phố đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm và các nhiệm vụ khác có liên quan.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất UBND Thành phố thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền vận động học sinh chấp hành nghiêm túc luật giao thông đường bộ, khuyến khích các trường tổ chức đưa đón học sinh bằng ô tô phù hợp với vận tải hành khách công cộng và các nhiệm vụ khác có liên quan.
6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ và các Sở, Ban ngành có liên quan khác xây dựng phương án về thay đổi giờ học tập, giờ làm việc trình UBND Thành phố phê duyệt.
7. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố bổ sung, sửa đổi hoàn thiện các văn bản pháp quy để có căn cứ tổ chức thực hiện Đề án và các nhiệm vụ khác có liên quan.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố các giải pháp thu hút vốn đầu tư, bố trí nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ của Đề án và các nhiệm vụ khác có liên quan.
9. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tuyên truyền vận động, động viên mọi tầng lớp dân cư của Thành phố trong việc hiểu, đồng thuận và đảm bảo thực hiện mục tiêu của Đề án.
10. Tổng Công ty vận tải Hà Nội: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan đề xuất UBND Thành phố triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn 2030 và các nhiệm vụ khác có liên quan.
11. UBND các quận, huyện, thị xã: Các quận, huyện, thị xã có nghị quyết, kế hoạch cụ thể, bố trí lực lượng, kinh phí, trang thiết bị để triển khai thực hiện Đề án. Công tác tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên do đó cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo từ quận, huyện, thị xã đến cơ sở đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu của Đề án và chịu trách nhiệm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
12. Các tổ chức, cá nhân có liên quan: Thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao và xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung Đề án.

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ GTVT;
- TT: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội;
- Các Ban HĐND Thành phố: Đô thị, Pháp chế, KTNS, VHXH;
- Tổng Công ty vận tải HN;
- VPUB: CVP, các PCVP, ĐT, KT, TKBT, TH;
- Lưu: VT, ĐTHải.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Đức Chung
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE HANOI PEOPLE’S COMMITTEE

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

No. 5953/QD-UBND

Hanoi, August 24, 2017


DECISION

Approving the Scheme on “strengthening the management of road vehicles in order to reduce traffic jams and environmental pollution in Hanoi in the 2017-2020 period, with a vision towards 2030”

------------------------------

THE HANOI PEOPLE’S COMMITTEE

 

Pursuant to the Law on Organization of Local Administration No. 77/2015/QH13 dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Road Traffic No. 23/2008/QH12 dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law on the Capital No. 25/2012/QH13 dated November 21, 2012;

Pursuant to the Decision No. 519/QD-TTg dated March 31, 2016 of the Prime Minister approving the transport master plan for the Hanoi Capital through 2030, with a vision towards 2050;

Pursuant to the Resolution No. 04/2017/NQ-HDND dated July 04, 2017 of the Hanoi People's Council on approving the Scheme on "Strengthening the management of road vehicles in order to reduce traffic jams and environmental pollution in Hanoi in the 2017-2020 period, with a vision towards 2030”;

At the request of the Director of the Department of Transport at the Report No. 395/TTr-SGTVT dated August 09, 2017,

 

HEREBY DECIDES:

 

 

Article 1. To approve the Scheme on “Strengthening the management of road vehicles in order to reduce traffic jams and environmental pollution in Hanoi in the 2017-2020 period, with a vision towards 2030” with the following main contents:

I. Objectives, requirements, subjects

1. Objectives:

To implement both long-term and urgent solutions, specifically to strengthen the management of road vehicles in order to reduce traffic jams and environmental pollution, living up to the travel demands and improving the living environment quality of people in the City.

To prioritize the synchronous development of the public passenger transport system to ensure that the market share of the central urban area shall reach 30% - 35% of the total travel demand by 2020, and about 50% - 55% by 2030; that the satellite urban area shall reach 15% by 2020 and about 40% by 2030.

To develop a transport infrastructure network in consistence with other master plan, especially the transportation master plan approved by the Prime Minister so that by 2030, the ratio of traffic land out of the land for urban construction shall reach 20% - 26% for the central urban area; reach 18% - 23% for satellite urban areas and 16% - 20% for towns. Of which, the land area for static traffic shall need to reach 3% - 4%.

2. Requirements:

To assess the status of the quantity, quality and management of vehicles in traffic as a basis to propose solutions to strengthen the management of road vehicles in a specific and feasible manner.

To develop a specific roadmap and implement necessary solutions and conditions to enhance the management of road vehicles.

3. Subjects: Organizations and individuals using road traffic vehicles operating in Hanoi City.

II. Solutions to strengthen the management of road vehicles in order to reduce traffic jams and environmental pollution in Hanoi City in the 2017-2020 period, with a vision towards 2030

1. Solutions to manage the quantity of on-road vehicles

a) Administrative measures

To formulate the Master Plan for the development of road traffic vehicles in Hanoi City by 2030, and in the immediate future, a Master Plan on public passenger transportation by bus and taxi through 2030 to ensure the management of a reasonable number of taxis.

Commercial passenger-carrying vehicles with up to 9 seats shall apply information technology, operate similarly to taxis, be subject to the same management regulations as taxis (quantity management, quality management, operational scope management) and be included in the Master Plan on passenger transport by taxi in Hanoi City by 2030.

To propose to grant quotas for taxis and other commercial means of transport similar to taxis (Uber, Grab, etc.) in the City s prescribed in the master plan and in accordance with the traffic conditions and the capacity of the infrastructure.

To impose regulations on the number of 4-wheel passenger vehicles using electric motors for business activities operating by areas in the City in accordance with the infrastructure and the traffic safety.

To proposal the management of electric bicycles similar to that of motorbikes.

To review and take measures to handle motorcycles that fail to ensure the technical safety and environmental protection.

b) Economic measures

To impose regulations for car owners in the City to install auxiliary equipment for the management of such vehicles and for traffic regulation (automatic toll collection devices, etc.). Road motor vehicle owners must open an account to automatically collect tolls as well as pay fines for traffic violations.

To apply suction of business operation rights for the number of annual replaced taxis and the number of additional taxis in accordance with the master plan.

2. Solutions to manage the quality of on-road vehicles

a) Administrative measures

To strictly control the quality in accordance with the registration and use time limit of road motor vehicles and strictly handle in accordance with law regulations for self-converted and overdue vehicles which fail to conduct the registration or inspection for circulation on the road.

For taxis and other forms of similar operation: to promulgate regulations on the management of the vehicle quality, the service quality and prescribe the ratio of taxis using clean fuels CNG, LPG, electricity, etc.

To investigate, review and record statistics on the number of used motorbikes in the City (by year of manufacture) through registration, to propose handling measures for vehicles that do not ensure the technical safety quality and environmental protection.

To propose regulations on the technical standards and emission standards for motorbikes in order to control the quality of motorbikes operating in the City.

c) Economic measures:

To propose the environmental pollution surcharge of road motor vehicles through vehicle registration based on the emission level when circulating.

3. Solutions to manage the operation scope of on-road vehicles

a) Administrative measures

To review, amend and supplement the Decision No. 06/2013/QD-UBND regulating the operation of means of transport in the City in order to organize scientific and reasonable traffic and maximize the efficiency of the transport infrastructure.

To review, research and promulgate regulations on the operation of out-of-province taxis, commercial passenger-carrying vehicles with up to 9 seats using information technology (Uber, Grab, etc.) in the City to suit the infrastructure, ensure fair competition in accordance with law regulations.

Trucks providing food and goods for supermarkets, commercial centers, wholesale markets, hotels: shall only be allowed to operate at night.

To divide zones to restrict the motorbike operation in accordance with the infrastructure and the service capacity of the public passenger transport system, with a vision towards suspending the operation of motorcycles in the urban districts by 2030.

Tricycles used by wounded soldiers and people with disabilities when traveling on road must be registered and inspected for technical safety and environmental protection. The operation of tricycles providing services for transporting goods and transporting people in the City shall be stopped and there shall be a mechanism to support job change to ensure the livelihood for wounded soldiers who are using tricycles to provide services for transporting goods and transporting people.

To impose regulations on stopping the operation of cyclos in the City.

To review and identify areas eligible for developing walking space connected with scenic areas, conservation and tourism development areas in the City's urban districts.

To continue to review the adjustment of school hours, working hours and service business hours in accordance with the Decision No. 315/QD-UBND dated January 12, 2012 of the Hanoi People's Committee to reduce the density of on-road vehicles during peak hours.

b) Economic measures

To review, amend and promulgate the vehicle parking fees by a progressive hourly rate and by areas.

To develop the Scheme on the collection of motor vehicle tolls in some areas in the City that are at risk of traffic jams and environmental pollution in order to limit the number of motor vehicles on road.

Schools shall be encouraged to organize transportation of students by car in line with the public passenger transport system.

4. Solutions to develop and improve the efficiency of public passenger transport

a) Administrative measures

To develop plans, specifically assign responsibilities for implementing the targets on developing the public passenger transport to better meet the travel demands of the people.

To develop and implement the scheme to improve the quality and efficiency of the public passenger transport activities by bus to create a reasonable and convenient connection.

To review and amend the Resolution No. 03/2013/NQ-HDND dated July 12, 2013 of the City People's Council on prioritizing the development of a mass public passenger transport system.

To review and rationally arrange the network and select bus vehicles suitable to the routes, improve the quality and efficiency of the public passenger transport by bus in Hanoi City.

To review and rationally arrange stops and transit points for the connection between public passenger transport modes, stationary traffic points and private means of transport.

b) Economic measures

To studying and promulgate regulations to encourage and attract investment in urban railways, BRT, Monorail and buses in the form of public-private partnership (PPP) for rapid and synchronous development.

To review, amend and promulgate mechanisms and policies, continue to subsidize the public passenger transport.

To introduce incentive mechanisms and policies to innovate and invest in vehicles towards modernization and vehicles with emission levels meeting Euro4, Euro5 standards, using clean fuels.

To introduce policies to support and encourage public transport users for different groups in society, especially officials, civil servants, public employees and employees to attract and increase the rate of using public passenger transport, contributing to the reduction of private means of transport.

To strictly monitor the service quality and strictly handle the public passenger transport enterprises that violate regulations during their operation.

5. Solutions to apply information technology in management works

To develop the scheme on smart traffic in the overall Smart City scheme and focus on the following specific contents: building a (digitized) database on transport infrastructure and means of transport and a smart software for the management of the traffic system, organization of the traffic and handling of traffic violations.

To establish a joint traffic management and administration center of the City, ensuring data sharing among relevant agencies to improve the effectiveness and efficiency of the State management on transportation.

To develop an online digital traffic map for the management, operation and regulation of the traffic, apply information technology in the management and use of parking spots to optimize the parking demands (technology in smart parking spot search – iParking, etc.).

To research on applying terminal devices to ensure the effective implementation of the smart traffic connection among management agencies, businesses and people.

To promulgate additional regulations on the installation of cruise monitoring equipment to put into management for 4-wheel passenger vehicles using electric motors for business purposes.

To promulgate regulations to install automatic toll payment devices on all cars, each vehicle owner must open an account for the collection of motor vehicle tolls in some areas in the City and for the management of vehicles in the City.

6. Solutions to strengthen the State management of transportation.

To review and amend the City's legal document system to suit the content of the Scheme on "Strengthening the management of road vehicles in order to reduce traffic jams and environmental pollution in Hanoi in the 2017-2020 period, with a vision towards 2030”.

To propose the National Assembly, the Government, Ministries, central sectors and branches to amend and complete policies and law regulations in the field of road traffic vehicle management. To promulgate regulations on the road traffic safety and environmental pollution for road traffic vehicles.

To review, amend and promulgate specific regulations on the functions and tasks of agencies and authorities in the management of transportation to ensure the specific assignment of people, tasks and responsibilities.

To improve the quality and effectiveness of education and dissemination of legal documents and the Scheme on “Strengthening the management of road vehicles in order to reduce traffic jams and environmental pollution in Hanoi in the 2017-2020 period, with a vision towards 2030” to create consensus during the implementation. To step by step develop the traffic culture, awareness of using the public transport, limit the use of private means of transport.

To inspect and strictly handle violations of traffic order and safety, urban order, and environmental pollution.

III. Roadmap for implementing measures

To implement synchronously and flexibly the groups of solution divided into 03 phases (details specified in the attached appendix)

Phase 2017 - 2018: To focus on implementing solutions for the management of on-road vehicles and the strengthening of State management on transportation.

Phase 2017 - 2020: To focus on implementing solutions for the quantity and quality management of on-road vehicles and the development of public passenger transport. To apply solutions to limit private vehicles on even and odd days for areas and streets with frequent and severe congestion.

Phase 2017 - 2030: To gradually restrict activities in some areas and at some times, and at the same time, prepare necessary conditions to stop motorbike operation in urban districts by 2030.

(The detailed scheme attached herewith)

Article 2. Organization of implementation

1. The Department of Transport: shall be the standing agency responsible for advising the City People's Committee to direct, inspect and urge the implementation of such Scheme. Some specific tasks shall be as follows:

- To assume the prime responsibility and coordinate with the Department of Finance, the Department of Planning and Investment, the Department of Science and Technology to research and develop the Scheme to collect motor vehicle tolls in some areas in Hanoi City, submit to the City People's Committee for approval.

- To assume the prime responsibility in researching and formulating a Master Plan on road traffic vehicle development in Hanoi by 2030 and submit to the City People's Committee for approval.

- To coordinate with the Department of Finance to advise and submit to the City People's Committee for approval of the parking fees.

- To coordinate with the Department of Labor, Invalids and Social Affairs to develop a plan on changing the study and working hours and submit to the City People's Committee for approval.

- To assume the prime responsibility and coordinate with relevant departments, agencies and sectors to perform the State management in accordance with their decentralized competence.

- To assume the prime responsibility and coordinate with relevant departments, agencies and sectors to implement other specific tasks of the Scheme.

2. The Department of Finance: To assume the prime responsibility and coordinate with the Department of Transport and relevant departments and agencies to advise and submit to the City People's Committee for promulgation of the parking fees in the City and propose the environmental fee surcharge based on the emission level and other tasks related to the financial and economic fields.

3. The City's Department of Public Security: To coordinate with the Department of Labor, Invalids and Social Affairs to develop a plan on changing study and working hours and submit to the City People's Committee for approval; to review the number of motorbikes and tricycles according to the registration management time limit, strengthen the handling of violations.

4. The Department of Home Affairs: To assume the prime responsibility and coordinate with relevant departments and branches to research, advise and propose the City People's Committee to perform tasks in the field of administrative organization and review the City’s assignment of tasks to management units in the field of transportation to ensure specific people, tasks and responsibilities and other relevant tasks.

5. The Department of Education and Training: To assume the prime responsibility and coordinate with relevant departments and sectors to research, advise and propose the City People's Committee to perform the task of propagandizing and mobilizing students to strictly abide by law regulations on road traffic, encourage schools to organize transportation of students by car suitable for the public passenger transport and other relevant tasks.

6. The Department of Labor, Invalids and Social Affairs: To assume the prime responsibility and coordinate with The Department of Transport, the Department of Public Security, the Department of Education and Training, the Department of Home Affairs and other relevant departments and agencies to develop plans on changing study and working hours and submit to the City People's Committee for approval.

7. The Department of Justice: To assume the prime responsibility and coordinate with relevant departments, branches and units to advise and propose the City People's Committee to supplement, amend and complete legal documents to have a basis for organizing the implementation of the Scheme and other relevant tasks.

8. The Department of Planning and Investment: To assume the prime responsibility and coordinate with relevant departments, branches and units to advise and propose the City People's Committee solutions to attract investment capital, arrange capital sources for implementing tasks of the Scheme and other relevant tasks.

9. The Department of Information and Communications: To assume the prime responsibility and coordinate with relevant departments, agencies and sectors to propagate, mobilize, and encourage all classes of the City's population to understand, agree and ensure the attainment of the Scheme’s objectives.

10. The Hanoi Transportation Corporation: To assume the prime responsibility and coordinate with relevant departments, sectors and units to propose the City People's Committee to implement the scheme to improve the quality of public passenger transport by buses for the period 2017 - 2020 with a vision towards 2030 and other relevant tasks.

11. People's Committees of urban districts, districts and townships: The urban districts, districts and townships shall issue resolutions and specific plans, allocate forces, funds and equipment to implement the Scheme. The strengthening of the management of road vehicles in order to reduce traffic jams and environmental pollution is a key and regular task, therefore, the Party’s committees, authorities and the whole political system need to focus on the leadership and direction from the urban districts, districts and townships to the grassroots levels to achieve the objectives, satisfy the requirements of the Scheme and take responsibility for ensuring the traffic order and safety in their locality.

12. Relevant organizations and individuals: To properly perform their assigned functions and tasks and develop plans to implement the contents of the Scheme.

Article 3. This Decision shall take effect from the date of signing. The Chief of Office of the City People's Committee; Directors, Heads of relevant Departments, sectors and branches of the City; Chairpersons of People's Committees of urban districts, districts, townships, relevant agencies, units, organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Decision./.

For the People’s Committee

Chairman

Nguyen Duc Chung

 

* All Appendices are not translated herein.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 5953/QD-UBND DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 5953/QD-UBND PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Đất đai-Nhà ở, Xây dựng