Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 43/2024/QĐ-UBND Quảng Ninh biện pháp quản lý hoạt động phương tiện thủy nội địa phục vụ du lịch
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 43/2024/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 43/2024/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Vũ Văn Diện |
Ngày ban hành: | 08/10/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
tải Quyết định 43/2024/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 43/2024/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Quảng Ninh, ngày 08 tháng 10 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy định các biện pháp quản lý hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long
_____________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Luật Phòng cháy chữa cháy ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy ngày 22/11/2013;
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17/6/2014;
Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;
Thực hiện Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới UNESCO 1972; Hướng dẫn thực hiện Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới UNESCO 1972,
Căn cứ Nghị định số 168/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước và Nghị định số 19/2024/NĐ-CP ngày 23/02/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước;
Căn cứ Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa và Nghị định số 06/2024/NĐ-CP ngày 25/01/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ Quy định việc giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26/6/2012 của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “Quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa”;
Căn cứ Thông tư số 42/2017/TT-BGTVT ngày 15/11/2017 của Bộ Giao thông vận tải “Quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch”.
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 4740/TTr-SGTVT ngày 30/8/2024 V/v ban hành Quy định các biện pháp quản lý hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ hành khách, khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và Văn bản giải trình số 4905/SGTVT-QLVT&PT ngày 13/9/2024; Báo cáo thẩm định số 248/BC-STP ngày 28/8/2024 của Sở Tư pháp và ý kiến thống nhất của thành viên UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định các biện pháp quản lý hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long (Quy định chi tiết kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2024.
Quyết định này thay thế các Quyết định: Quyết định số 4088/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Về việc ban hành Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long”; Quyết định số 1069/2016/QĐ-UBND ngày 08/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long ban hành kèm theo Quyết định số 4088/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh”; Quyết định số 110/2017/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long ban hành kèm theo Quyết định số 4088/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 và Quyết định số 1069/2016/QĐ-UBND ngày 08/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh”.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành: Giao thông vận tải, Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Y tế, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên, Vân Đồn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG, VỊNH BÁI TỬ LONG
(Kèm theo Quyết định số 43/2024/QĐ-UBND ngày 08/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định các biện pháp quản lý hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long (sau đây gọi tắt là Vịnh).
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch trên Vịnh.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long được quy định tại Quyết định này là toàn bộ vùng biển, đảo gồm vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long thuộc phạm vi quản lý địa giới hành chính của Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long, Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả, Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn và thị xã Quảng Yên.
2. Tàu du lịch là phương tiện thủy nội địa chuyên vận tải, tổ chức các dịch vụ phục vụ khách du lịch trên Vịnh, theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Tàu tham quan là tàu du lịch vận chuyển, phục vụ khách du lịch theo các hành trình đã được công bố và không kinh doanh dịch vụ lưu trú qua đêm trên tàu.
b) Nhà hàng nổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 43/2012/TT-BGTVT ngày 23/10/2012 của Bộ Giao thông vận tải “Quy định các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi”, cụ thể: “Nhà hàng nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách, có đăng ký kinh doanh nhà hàng nổi phục vụ ăn uống trên phương tiện mà không bố trí các buồng ngủ lưu trú trên phương tiện”.
c) Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm (sau đây gọi tắt là Tàu lưu trú) theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2012/TT-BGTVT, cụ thể: “Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm là phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch, có buồng ngủ, trên hành trình có neo lại để cho khách du lịch ngủ qua đêm”.
d) Các phương tiện thủy nội địa khác chuyên vận chuyển, phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật.
3. Du thuyền khám phá là phương tiện thủy nội địa cao cấp hoạt động tại khu vực, luồng, hành trình dành riêng cho du thuyền khám phá đã được cơ quan có thẩm quyền công bố.
4. Xuồng cao tốc là phương tiện thủy nội địa cao tốc được cơ quan đăng kiểm kiểm tra và chứng nhận là tàu cao tốc.
5. Phương tiện chuyển tải (tàu con) là phương tiện thủy nội địa chuyên hoạt động chuyển tải khách và phục vụ cho tàu du lịch (tàu mẹ) neo đậu trong vùng nước cảng, bến và khu neo đậu.
6. Sức tải du lịch là số lượng khách hoặc phương tiện cực đại có thể tham quan một điểm du lịch hoặc khu du lịch trong cùng một thời gian mà không phải là nguyên nhân phá hủy đến môi trường sinh thái ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách.
7. Phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước là phương tiện được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ “quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước”.
8. Khu neo đậu là khu vực biển cho tàu neo đậu trên Vịnh, được quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ “quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa” và Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL của liên Bộ Giao thông vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch “Quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa”.
9. Điểm dịch vụ trên Vịnh (sau đây gọi tắt là điểm dịch vụ) là nơi cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long được cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
10. Chủ tàu du lịch là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện, được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa của tàu.
11. Cảng vụ là Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh.
12. Ban Quản lý Vịnh là Ban Quản lý vịnh Hạ Long hoặc Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Chương II. HÀNH TRÌNH THAM QUAN DU LỊCH VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CẢNG, BẾN, KHU NEO ĐẬU
Điều 3. Hành trình tham quan du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long
1. Hành trình du lịch, khu neo đậu ngủ đêm trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long được thực hiện theo quy định hiện hành khi cơ quan có thẩm quyền công bố.
2. Các cơ quan chức năng của Tỉnh thực hiện công tác quản lý, giám sát hoạt động du lịch trên Vịnh theo các hành trình du lịch, khu neo đậu ngủ đêm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 4. Biện pháp quản lý, khai thác cảng, bến khách, khu neo đậu
1. Thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành và các quy định:
a) Nghị định 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ “quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa”, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 06/2024/NĐ-CP ngày 25/01/2024 của Chính phủ;
b) Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26/6/2012 của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch “Quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa”.
2. Niêm yết công khai giá, phí các dịch vụ tại nơi dễ quan sát, nhận biết của khách hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành.
3. Bố trí lực lượng, trang thiết bị để thường trực tham gia cứu nạn, cứu hộ và xử lý môi trường trong vùng nước cảng, bến và phải đăng ký với Cảng vụ để huy động khi cần thiết.
4. Thiết lập hệ thống giám sát an toàn và bảo vệ môi trường tại các khu neo đậu, đảm bảo thu gom và xử lý chất thải đúng quy định.
Chương III. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN
Mục 1. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VỀ AN TOÀN KỸ THUẬT, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TIỆN NGHI
Điều 5. Tuân thủ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, Quy định
Phương tiện phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của loại phương tiện tương ứng.
1. Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
2. Nghị định số 111/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu.
3. Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26/6/2012 của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “Quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa”.
4. Thông tư số 43/2012/TT-BGTVT ngày 23/10/2012 của Bộ Giao thông vận tải “Quy định các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi”.
5. Thông tư số 42/2017/TT-BGTVT ngày 15/11/2017 của Bộ Giao thông vận tải “Quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch”.
6. Thông tư 17/2018/TT-BGTVT ngày 09/4/2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định quản lý và khai thác thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền.
7. Sửa đổi 1:2015 QCVN 72: 2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa” do Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Thông tư số 36/2016/TT-BGTVT ngày 24 tháng 11 năm 2016.
8. Sửa đổi 2:2018 QCVN 72:2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa” do Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Thông tư số 39/2018/TT-BGTVT ngày 21 tháng 6 năm 2018.
9. QCVN 100:2018/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống xử lý nước thải trên tàu” do Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Thông tư số 53/2018/TT-BGTVT ngày 28 tháng 10 năm 2018.
10. Sửa đổi lần 2:2016 QCVN 17:2011/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa” do Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Thông tư số 15/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2017.
11. QCVN 81: 2014/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng du thuyền” do Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Thông tư số 82/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014.
12. QCVN 10:2023/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển” do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
13. QCVN 25:2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ.
14. QCVN 54:2013/BGTVT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc.
15. QCVN 84:2014/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ gỗ.
16. QCVN 17:2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa.
Điều 6. Các tiêu chí khuyến khích
Khuyến khích chủ tàu du lịch thực hiện tiêu chí nâng cao an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và chất lượng dịch vụ như sau:
1. Đối với tàu tham quan
a) Trang bị thiết bị giám sát hành trình AIS hoặc GPS (không bao gồm tàu du lịch phải trang bị AIS theo quy định), camera giám sát buồng máy, hai bên mạn, mũi tàu bảo đảm hoạt động liên tục, kết nối đồng bộ với hệ thống thông tin quản lý, điều hành hoạt động tàu du lịch của tỉnh, Ban Quản lý Vịnh và cơ quan chức năng quản lý để phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự - trật tự an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết;
b) Trang bị thiết bị thông tin liên lạc bằng VHF (các thiết bị phải có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin) đảm bảo hoạt động tốt trong bán kính 35km, liên lạc thông suốt 24/24 giờ; đầu tư thiết bị cung cấp dịch vụ Internet trên phương tiện đảm bảo cung cấp dịch vụ Internet trong suốt quá trình vận chuyển khách tham quan, lưu trú trên Vịnh.
c) Trang bị hệ thống chữa cháy cố định hoặc hệ thống, thiết bị, giải pháp có khả năng chữa cháy tương đương cho buồng máy, đảm bảo tiêu chuẩn theo Sửa đổi 1:2015 QCVN 72÷2013/BGTVT;
d) Hệ thống dây điện trên tàu lắp đặt nổi hoặc chìm trong máng cáp, ống chống cháy để tăng cường an toàn chống cháy;
đ) Trang thiết bị phân ly dầu nước trong buồng máy có công suất đảm bảo và xử lý chất lượng nước la canh sau xử lý phải có hàm lượng dầu không quá 15mg/lít và có hệ thống thu gom nước thải về bờ xử lý; máy phát điện có công suất đủ cung cấp theo thiết kế cho các phụ tải hoạt động các thiết bị trên tàu;
e) Duy trì chất lượng màu sơn trắng toàn bộ mặt ngoài vỏ tàu từ mớn nước trở lên đảm bảo thẩm mỹ trong thời gian hoạt động, trừ con trạch, đệm va, tời, neo, cột bích, ống khói, cột buồm, phù điều, lô gô, sàn và các thiết bị khác trên boong; trang bị cánh buồm mầu nâu;
g) Các vị trí miệng ống xả nước thải la canh, nước đã xử lý qua hệ thống phân ly dầu nước phải sơn mầu riêng theo quy định để giám sát việc xả thải;
h) Có thiết bị phát âm thanh, hình ảnh để hướng dẫn cho khách sử dụng các trang thiết bị cứu sinh, phòng cháy chữa cháy, phổ biến nội quy an toàn và thuyết minh hướng dẫn du lịch;
i) Phòng vệ sinh (WC): Trang thiết bị (bồn cầu, chậu rửa, vòi nước, gương treo tường...) phải đảm bảo sạch, đẹp, đảm bảo mỹ quan và hoạt động tốt;
k) Các phòng chức năng có biển tên; phòng khách, khu dịch vụ phải niêm yết giá theo đúng giá đã kê khai theo quy định;
l) Bọc vật liệu chống cháy và trang bị quạt thông gió tại khu vực bếp theo quy định;
m) Đối với tàu du lịch thay thế hoặc bổ sung mới đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và tiện nghi phục vụ khách phù hợp với các tiêu chí theo chủ trương, quy hoạch phát triển du lịch chất lượng cao của Tỉnh.
2. Đối với tàu lưu trú: Ngoài các nội dung khuyến khích quy định tại Khoản 1 Điều này, khuyến khích chủ tàu thực hiện.
a) Trang bị bình bột chữa cháy loại ABC tối thiểu 02kg/bình/phòng ngủ có chất lượng và hạn sử dụng theo quy định;
b) Trang bị bơm chữa cháy, cứu đắm cơ động: Có động cơ độc lập với hệ động lực của tàu đặt ở vị trí thuận lợi vận hành, di chuyển đến các khu vực (có thể đặt trên tàu chuyển tải đi theo tàu) đảm bảo chữa cháy ở tất cả các khu vực trên tàu;
c) Trang bị mỗi phòng ngủ của khách 01 két sắt chống cháy.
3. Đối với nhà hàng nổi: Ngoài các nội dung khuyến khích quy định tại Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, khuyến khích chủ tàu khi thực hiện đóng mới nhà hàng nổi thay thế hoặc bổ sung mới, đáp ứng thêm các nội dung: Trọng tải từ 250 khách trở lên; khu vực bếp đủ diện tích để bố trí các trang thiết bị và chế biến, có tủ bảo quản, lưu mẫu thực phẩm đảm bảo yêu cầu chất lượng; nhà hàng đạt chất lượng dịch vụ tương đương với tiêu chuẩn nhà hàng của tàu lưu trú hạng 5 sao; các trang thiết bị để thực hiện các dịch vụ khác phải đảm bảo theo quy định hiện hành.
4. Đối với Du thuyền khám phá: Ngoài các nội dung khuyến khích quy định tại Khoản 1 Điều này, khuyến khích chủ tàu thực hiện.
a) Tàu vỏ thép hoặc vật liệu tương đương, trọng tải tối đa 12 khách, tốc độ thiết kế trên 30km/h;
b) Có quầy bar, phòng nghỉ cho du khách;
c) Thiết kế hài hòa với cảnh quan Vịnh, đáp ứng yêu cầu chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và phục vụ khách trên Vịnh.
5. Đối với xuồng cao tốc: Đáp ứng các tiêu chí: Tải trọng tối đa 24 khách; trang bị thiết bị AIS hoặc thiết bị tương đương, bộ đàm kết nối với trung tâm điều hành của doanh nghiệp và cơ quan quản lý; dụng cụ cứu nạn, sơ cứu y tế.
6. Các phương tiện, tàu, xuồng, du thuyền và các phương tiện thủy hoạt động trên vịnh phải đặt thùng thu gom rác và sau mỗi chuyến cập cảng, bến, rác phải được thu gom và chuyển lên bờ.
Mục 2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
Điều 7. Đối với tàu tham quan
1. Ban Quản lý Vịnh chủ trì xây dựng hợp đồng mẫu về neo đậu, hoạt động tại các cảng, bến, vùng nước trên Vịnh đảm bảo công khai, minh bạch báo cáo UBND tỉnh làm cơ sở thương thảo với các chủ tàu tham khảo để thực hiện nâng cao chất lượng tàu du lịch theo Quy định này.
2. Chủ tàu, thuyền trưởng thực hiện đón, trả khách đảm bảo thời gian, vị trí và theo nội quy hoạt động của Cảng, bến.
3. Khi tàu du lịch vào cảng, bến đón hoặc trả khách, Ban quản lý cảng, bến hướng dẫn thuyền trưởng điều động tàu vào vị trí cập cầu bến và phối hợp thuyền viên có các biện pháp đảm bảo an toàn mới được cho khách lên, xuống tàu. Khi tàu đón khách, Ban Quản lý cảng, bến chủ trì, phối hợp với thuyền viên hướng dẫn khách lên tàu và kiểm tra, ký xác nhận vào danh sách hành khách. Trước khi hành trình, thuyền viên hướng dẫn khách ngồi ổn định, phổ biến nội quy an toàn và hướng dẫn khách cách sử dụng dụng cụ cứu sinh, các trang thiết bị an toàn trên tàu bằng các hình thức, ngôn ngữ, phù hợp với từng đối tượng khách.
4. Tàu tham quan đi theo tuyến hành trình du lịch được ghi trong Giấy phép rời cảng, bến và khu vực neo đậu trên Vịnh do Cảng vụ cấp theo quy định hiện hành, trường hợp thay đổi chuyển tuyến hành trình du lịch có ý kiến với Cảng vụ và Ban Quản lý Vịnh chấp thuận. Tại các cảng, bến ở điểm tham quan, khu vực neo đậu trên Vịnh, Thuyền trưởng sử dụng Giấy phép rời cảng, bến đã cấp cho tàu tại cảng, bến trong đất liền, để trình báo với Cảng vụ và làm cơ sở cấp phép cho tàu hành trình tiếp, chuyển hành trình du lịch hoặc về cảng, bến trong đất liền. Trước khi cấp phép phải kiểm tra thiết bị giám sát hành trình của tàu đảm bảo đang hoạt động bình thường.
5. Khi hành trình trong vùng nước cảng, bến, khu vực nhiều phương tiện hoạt động, có nguy cơ đâm va hoặc thời tiết xấu (có mưa, mù, gió lớn...): Thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển phương tiện, thợ máy phải có mặt trong buồng máy, thuyền viên phải cảnh giới trên boong ở các vị trí cần thiết và không được để khách đứng, ngồi, đi lại hai bên mạn, mũi, lái và boong dạo của tàu.
6. Khi thời tiết không bảo đảm an toàn để tiếp tục hành trình thì thuyền trưởng thông báo cho khách biết và chủ động điều động tàu vào nơi tránh trú an toàn, thông báo cho Cảng vụ về vị trí tránh trú, tình hình của thời tiết để theo dõi, phối hợp khi cần thiết; Cảng vụ căn cứ tình hình thực tế thông báo các tàu du lịch về nơi tránh trú khi thời tiết bất thường.
7. Trường hợp kết thúc hành trình sớm hơn so với hợp đồng phải được sự đồng ý của khách và được người đại diện cho du khách trên tàu xác nhận bằng văn bản và gửi Cảng vụ.
8. Không bám, buộc vào phương tiện khác hoặc để phương tiện khác bám, buộc vào phương tiện mình khi đang hành trình, không neo đậu phương tiện ở những nơi không được phép neo đậu, trừ trường hợp cứu nạn, cứu hộ hoặc bất khả kháng.
9. Thuyền viên phải trực tại vị trí làm việc theo phân công trong suốt hành trình; thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật các hệ thống, đặc biệt hệ thống phòng cháy, chống đắm, thông tin liên lạc và đảm bảo thiết bị giám sát hành trình hoạt động thường xuyên, ổn định chất lượng. Khi mất tín hiệu giám sát hành trình, thuyền trưởng phải chủ động thông tin cho Cảng vụ vị trí của tàu để giám sát.
10. Khi neo đậu trong vùng nước cảng, bến và khu neo đậu, bố trí đủ số lượng thuyền viên trông coi tàu đảm bảo vận hành tàu khi có tình huống xảy ra; thường xuyên kiểm tra các hệ thống, trang thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động; chấp hành lệnh điều động của Cảng vụ trong các trường hợp khẩn cấp, khi cần thiết.
11. Trước khi đón khách lên tàu phải vệ sinh phương tiện; không được xả nước thải la canh và các loại nước thải khác khi tàu đang neo đậu tại các cảng, bến, điểm du lịch hoặc khi đang di chuyển trong di sản vịnh Hạ Long; xử lý nghiêm các hành vi xả nước thải trong di sản; không sử dụng các sản phẩm bằng nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trên tàu du lịch theo Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; không xả rác tại cảng, bến, khu neo đậu và trên Vịnh.
Điều 8. Đối với tàu lưu trú
1. Thực hiện các biện pháp quản lý quy định tại Điều 7 Quy định này.
2. Thực hiện thông báo lưu trú đối với người Việt Nam, được quy định tại Điều 30 Luật Cư trú ngày 13/11/2020; thực hiện khai báo tạm trú đối với người nước ngoài được quy định tại Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16/6/2014 và quy định hiện hành.
3. Khi tàu không có khách lưu trú hoạt động vận chuyển khách thăm quan Vịnh thực hiện theo Khoản 3 Điều 9 Quy định này; tàu đã có khách lưu trú, không được kết hợp đón khách tham quan.
4. Trước khi vào khu neo đậu, thuyền trưởng phải thông báo cho Cảng vụ để chỉ định vị trí neo đậu an toàn.
5. Khi hoạt động tại khu neo đậu trên Vịnh: Ngoài việc bố trí thuyền viên trông coi theo Khoản 10 Điều 7 Quy định này, Thuyền trưởng phải phân công thuyền viên trực vận hành các thiết bị đang hoạt động (như máy phát điện, thiết bị hàng giang...), kiểm soát, cảnh giới an toàn cho hành khách và phương tiện.
6. Có phương án đảm bảo an ninh trật tự trên tàu; có quy trình hướng dẫn, hỗ trợ khách lên, xuống phương tiện chuyển tải an toàn; thường xuyên kiểm tra duy trì các điều kiện an toàn phòng chống cháy nổ, kín nước các khoang, kịp thời phát hiện các cảnh báo hoặc tiềm ẩn hư hỏng để có biện pháp xử lý, khắc phục ngay đảm bảo tuyệt đối an toàn.
7. Đảm bảo điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Du lịch năm 2017; việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện theo quy định tại Điều 50 Luật Du lịch 2017.
Điều 9. Đối với nhà hàng nổi
1. Thực hiện các biện pháp quản lý quy định tại Điều 7 Quy định này.
2. Khu vực hoạt động ven bờ
a) Vịnh Hạ Long: Trong khu vực ven bờ từ Cảng tàu khách Quốc tế Tuần Châu đến Cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long và từ Cảng tàu công tác Bến Đoan/Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đến khu vực Nam Cầu Trắng.
b) Vịnh Bái Tử Long: Trong khu vực ven bờ và ven các đảo, khu du lịch có điều kiện phù hợp theo đề xuất của UBND thành phố Cẩm Phả, UBND huyện Vân Đồn và được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận.
3. Hoạt động vận chuyển khách tham quan Vịnh: Ủy ban nhân dân các địa phương chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan khảo sát đánh giá, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban Quản lý Vịnh chủ trì, phối hợp Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh hướng dẫn, điều tiết.
4. Khi hành trình, neo đậu phục vụ khách vào ban đêm, ngoài việc bật các đèn tín hiệu theo quy định, bố trí đèn thắp sáng trang trí xung quanh tàu; thuyền trưởng phân công thuyền viên trực cảnh giới xung quanh tàu.
Điều 10. Đối với Du thuyền khám phá
1. Thực hiện các biện pháp quản lý quy định tại Điều 7 Quy định này.
2. Ban Quản lý Vịnh chủ trì khảo sát, đề nghị UBND tỉnh công bố phạm vi, khu vực hoạt động của du thuyền khám phá đảm bảo phù hợp với “vùng hoạt động” ghi trên Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của phương tiện và đáp ứng nhu cầu của du khách.
Điều 11. Đối với phương tiện chuyển tải
1. Chỉ chuyển tải khách từ tàu du lịch vào cầu cảng, bến và ngược lại khi tàu du lịch đã neo đậu an toàn trong vùng nước của cảng, bến hoặc khu neo đậu. Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm bảo đảm tuyệt đối an toàn cho khách trong quá trình phương tiện di chuyển, cập mạn để đón, trả khách.
2. Thuyền viên mặc áo phao cứu sinh và hướng dẫn, yêu cầu hành khách mặc áo phao cứu sinh trong suốt thời gian hành trình chuyển tải.
3. Khi đang vận chuyển khách, vận tốc phương tiện không quá 06 km/giờ.
4. Khi phương tiện cập cầu bến, trạm nổi tại vị trí đã được chỉ định hoặc cập mạn tàu du lịch, chỉ khi thuyền viên đã buộc dây, neo đậu chắc chắn bảo đảm an toàn, mới cho khách lên, xuống phương tiện.
5. Thuyền viên hướng dẫn, yêu cầu khách ngồi ổn định, cân bằng mới cho phương tiện hoạt động.
Điều 12. Đối với phương tiện phục vụ vui chơi giải trí và xuồng cao tốc
1. Ban Quản lý Vịnh chủ trì ban hành quy trình khai thác phù hợp với thực tế từng vùng hoạt động sau khi lấy, tiếp thu ý kiến của các sở, ban, ngành, địa phương liên quan.
2. Căn cứ kế hoạch, phương án hoạt động được phê duyệt và quy trình khai thác, doanh nghiệp lập hồ sơ theo quy định, gửi Ban Quản lý Vịnh thẩm định, ký hợp đồng, quản lý, giám sát thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Phương tiện phục vụ vui chơi giải trí: Hoạt động theo quy định tại Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2024/NĐ-CP ngày 23/02/2024 của Chính phủ; thực hiện các biện pháp quy định tại Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 11 Quy định này.
4. Xuồng cao tốc: Khi vận chuyển khách, giữ tốc độ, khoảng cách an toàn với phương tiện phía trước và tuân thủ quy trình khai thác do Ban Quản lý Vịnh ban hành.
Điều 13. Đối với phương tiện thủy nội địa khác chuyên vận chuyển, phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật
1. Phát triển các loại hình tạo ra sản phẩm mới, có chất lượng cao hơn các sản phẩm đang có, đáp ứng các điều kiện an toàn, đảm bảo thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, không trái pháp luật, tôn vinh di sản vịnh Hạ Long, phù hợp quy hoạch của Tỉnh về định hướng bảo tồn phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long.
2. Quy trình, thủ tục đầu tư, kinh doanh loại hình tàu du lịch này thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Các tiêu chí về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, loại hình và chất lượng dịch vụ, quy mô, phạm vi và thời gian hoạt động thực hiện theo dự án hoặc phương án được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận.
Điều 14. Thời gian đón, trả khách về cảng, bến
1. Mùa hè (tính từ ngày 01/4 đến hết ngày 31/10): Xuất bến từ 5h00, về bến chậm nhất đến 20h00.
2. Mùa đông (tính từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/3 năm sau): Xuất bến từ 5h30, về bến chậm nhất đến 19h00.
3. Thời gian đưa tàu vào khu vực lưu trú chậm nhất 18h30 (đối với mùa đông), 19h00 (đối với mùa hè).
4. Thời gian về bến đối với tàu nhà hàng hoạt động ven bờ Vịnh chậm nhất 23h00.
5. Thời gian hoạt động phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước trên Vịnh từ 5h30 đến 18h30.
6. Quy định trên không áp dụng đối với tàu di chuyển khi không vận chuyển khách.
7. Ngoài quy định tại Khoản 1,2,3,4 Điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định thời gian hoạt động đối với từng loại hình dịch vụ kinh doanh tàu du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch theo đề nghị của Ban Quản lý vịnh Hạ Long hoặc Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long chủ trì, đề xuất.
Điều 15. Công tác kiểm tra, cơ chế phối hợp
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ.
2. Định kỳ, đột xuất khi cần thiết, Sở Giao thông vận tải chủ trì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật, các điều kiện an toàn, tiêu chuẩn, chất lượng, tiêu chí đối với tàu du lịch hoạt động trên Vịnh theo quy định này; đoàn liên ngành lập biên bản sau khi kiểm tra, đồng thời chuyển các trường hợp vi phạm (nếu có) tới cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật.
3. Các lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện những hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị mình, thông báo về Sở Giao thông vận tải và cơ quan có thẩm quyền để phối hợp kiểm tra, xử lý.
Chương IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN
Điều 16. Tổ chức, cá nhân kinh doanh cảng, bến, khu neo đậu và phương tiện thủy nội địa phục vụ hành khách, khách du lịch
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và thực hiện các nội dung liên quan tại Quy định này.
2. Có trách nhiệm chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành nội dung Quy định này; có quyền giải trình, khiếu nại theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 17. Ban Quản lý Vịnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý tổ chức triển khai, thực hiện:
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan
a) Tham mưu đánh giá sức tải du lịch trên Vịnh trong đó xác định số lượng, tổng trọng tải tối đa của từng loại phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch tại từng khu vực (khu vực di sản thế giới, vùng đệm di sản thế giới vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long), trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố và chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện;
b) Khảo sát, đánh giá tổng thể các vị trí khu neo đậu, khu vực phương tiện thủy nhỏ phục vụ khách du lịch trên Vịnh và đề xuất số lượng phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chi tiết làm cơ sở cấp phép, công bố, quản lý theo quy định;
c) Tham mưu, đề xuất mức phí tham quan Vịnh đảm bảo phù hợp với các khu vực, đối tượng theo quy định này đảm bảo không lãng phí tài nguyên;
d) Chủ trì tham mưu phạm vi, khu vực hoạt động đối với du thuyền khám phá, xuồng cao tốc, phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí trên Vịnh trình UBND tỉnh phê duyệt;
đ) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng mô hình điều hành tàu du lịch, tiến tới thành lập Trung tâm điều hành phương tiện thủy nội địa thông minh theo hướng nâng cao hiệu quả của các dịch vụ công, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo tiện ích cho người dân và du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên vịnh và đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
2. Tổ chức tuyên truyền về công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới có liên quan đến các hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch. Thống nhất với các chủ tàu về việc thực hiện Quy định này; thương thảo, khuyến khích các chủ tàu (trong hợp đồng) các tiêu chí khuyến khích để thực hiện; tổ chức ký hợp đồng theo hợp đồng mẫu về neo đậu, hoạt động tại các cảng, bến, vùng nước trên Vịnh.
3. Xây dựng các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động thu gom, xử lý chất thải của các phương tiện phục vụ khách du lịch; hướng dẫn các chủ tàu thực hiện đăng ký, cam kết đối với hoạt động của phương tiện thủy nhỏ, thô sơ phục vụ khách du lịch trên Vịnh.
4. Thực hiện trách nhiệm chủ cảng, bến và khu neo đậu theo quy định của pháp luật và Quy định này (Trường hợp được giao quản lý, khai thác); chủ trì phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và triển khai phương án đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường tại các khu neo đậu tàu lưu trú ngủ đêm.
5. Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của các phương tiện phục vụ khách du lịch, kịp thời phát hiện, xử lý hoặc đề nghị lực lượng chức năng xử lý theo quy định đối với các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của phương tiện phục vụ khách du lịch.
6. Phối hợp với UBND huyện Cát Hải tuần tra, kiểm soát hoạt động tàu du lịch trong vùng biển giáp ranh với huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng.
Điều 18. Sở Giao thông vận tải
1. Là cơ quan chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các nội dung tại Quyết định này.
2. Thực hiện công tác đăng ký, đăng kiểm và kiểm tra theo chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và quy định này đối với hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch trên Vịnh.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và triển khai các giải pháp quản lý, giám sát hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch trên Vịnh hiệu quả, kịp thời phát hiện và xử lý đối với phương tiện vi phạm. Chủ động đề xuất các biện pháp khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định này.
4. Hướng dẫn, tổ chức triển khai và giám sát việc bổ sung, thay thế tàu du lịch; tham mưu các biện pháp, kế hoạch đẩy nhanh tiến độ thay thế tàu vỏ gỗ bằng tàu vỏ thép hoặc vật liệu tương đương để đảm bảo an toàn, nhất là khả năng chống va, chống chìm và phòng cháy chữa cháy.
5. Chỉ đạo Cảng vụ thực hiện việc kiểm tra, cấp phép cho các phương tiện vào rời cảng, bến theo quy định của pháp luật và quy định này; ứng dụng công nghệ thông tin tích hợp, kết nối thiết bị AIS lắp đặt trên phương tiện vào hệ thống quản lý tàu du lịch để theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động.
6. Chủ trì, đề xuất số lượng phương tiện xuồng cao tốc, du thuyền khám phá tại từng khu vực, thời điểm phù hợp với hạ tầng giao thông và sức tải du lịch trên Vịnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đơn vị quản lý và vận hành cảng, bến, khu neo đậu bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để quản lý hoạt động của các phương tiện an toàn, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.
Điều 19. Sở Du lịch
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công bố các tuyến hành trình du lịch kết nối với các điểm tham quan, điểm du lịch, điểm dịch vụ, khu neo đậu lưu trú trên Vịnh”.
2. Phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan thẩm định Đề án thu phí tham quan các tuyến hành trình du lịch mới trên Vịnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh”.
Điều 20. Ủy ban nhân dân các địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Quảng Yên
1. Thực hiện quản lý nhà nước về nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ và vận chuyển khách du lịch trên Vịnh thuộc địa bàn của địa phương.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành liên quan xây dựng các biện pháp, quy chế phối hợp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, bảo vệ môi trường và môi trường kinh doanh du lịch trong hoạt động phục vụ khách du lịch trên Vịnh; xử lý các vi phạm của chủ tàu, thuyền viên và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của phương tiện phục vụ khách du lịch trong địa giới hành chính của địa phương theo thẩm quyền; phối hợp với Ban Quản lý Vịnh, Sở Giao thông vận tải, Đội cứu hộ cứu nạn trên vịnh, Cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh, Sở Tài nguyên môi trường trong công tác quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ khách du lịch.
3. Tham gia kiểm tra tàu du lịch đăng ký hoạt động trên địa bàn của địa phương.
4. Xác nhận và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong Bản cam kết bảo vệ môi trường của các tàu du lịch.
5. Kiểm tra, xử lý các cảng, bến và phương tiện phục vụ khách du lịch hoạt động trái phép trên địa bàn.
Điều 21. Các sở, ban, ngành có liên quan
1. Thực hiện quản lý nhà nước theo chuyên ngành các nội dung liên quan đến hoạt động của phương tiện phục vụ khách du lịch và các nội dung của Quy định này.
2. Chủ động phát hiện, xử lý các vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ chuyên ngành, đồng thời thông báo kết quả xử lý vi phạm về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, theo dõi.
3. Theo chức năng nhiệm vụ, tổ chức thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật; đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường; huy động các tổ chức, cá nhân tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm, tích cực phối hợp với lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách và nhân dân trên địa bàn.
4. Tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp giữa các ngành, lực lượng chức năng liên quan trong công tác quản lý, chống thất thu thuế, phí trong kinh doanh vận chuyển khách bằng phương tiện thủy nội địa.
Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Tổ chức thực hiện
1. Các văn bản được dẫn chiếu trong Quy định này nếu được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo quy định tại văn bản đó.
2. Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các địa phương và các tổ chức liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ để triển khai thực hiện các biện pháp đã được ban hành tại Quyết định này.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề mới chưa được quy định hoặc có sự thay đổi các quy định pháp luật liên quan, các cơ quan chức năng liên quan kịp thời phản ảnh, thông tin về Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý Vịnh để tổng hợp, báo cáo đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.