ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG ------- Số: 35/2017/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Sóc Trăng, ngày 20 tháng 10 năm 2017 |
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý đường đô thị;
Căn cứ Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý đường đô thị;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn,
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý giao thông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các sở, ban ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2017.
Điều 4. Quyết định này thay thế Quyết định số 304/2003/QĐ.UBNDT ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý ngành Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và Quyết định số 102/2005/QĐ-UBT ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc điều chỉnh mạng lưới giao thông Đường tỉnh và phân cấp cho Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng trực tiếp quản lý./.
Nơi nhận: - Như Điều 2; (174b) - Bộ Giao thông vận tải; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - TT. TU, TT. HĐND tỉnh; - CT và các PCT. UBND tỉnh; - HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Công báo tỉnh; - Cổng thông tin điện tử tỉnh; - Email: [email protected]; - Lưu: TH, KT, VX, XD, NC, NV, HC. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Thành Trí |
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định việc phân cấp quản lý giao thông, bao gồm phân cấp về quản lý, đầu tư, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thủy nội địa địa phương thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng.
2. Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động giao thông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Nguyên tắc phân cấp và quản lý
1. Tổ chức phân công, phân cấp, trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp với các quy định hiện hành, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và kịp thời nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giao thông.
2. Công tác quản lý nhà nước về giao thông được thực hiện thường xuyên, liên tục, hiệu quả.
3. Công trình đường bộ, đường thủy nội địa địa phương khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được quản lý, bảo trì theo quy định.
4. Hạ tầng giao thông đô thị khi nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới phải đảm bảo đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Việc cấp phép thi công chỉ áp dụng đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đã có giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp và phù hợp với các quy định.
Chương II
PHÂN CẤP QUẢN LÝ GIAO THÔNG
Điều 3. Cơ quan quản lý hệ thống giao thông
1. Giao thông đường bộ và giao thông đường thủy nội địa địa phương được phân cấp tại Chương này, gồm:
a) Giao thông đường bộ: đường tỉnh, đường huyện, đường xã (bao gồm cầu, bến phà trên tuyến).
b) Giao thông đường thủy nội địa địa phương gồm các tuyến đường thủy nội địa liên huyện, liên xã, trừ các tuyến đường thủy nội địa Quốc gia theo Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa và khu vực vùng nước cảng biển theo Thông tư số 04/2016/TT-BGTVT ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, vùng nước các cảng biển trên sông Hậu thuộc địa phận các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ.
2. Sở Giao thông vận tải tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý các tuyến giao thông đường tỉnh được nêu tại Phụ lục 1 (bao gồm: nền đường, mặt đường, cầu trên tuyến, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường bảo vệ, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác), các tuyến giao thông đường thủy nội địa tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quản lý các tuyến, đoạn tuyến đường tỉnh còn lại theo Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc đặt số hiệu các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; hệ thống đường huyện, đường xã và các tuyến đường được quy hoạch là đường tỉnh; các tuyến đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn, trừ các tuyến đường tỉnh, đường thủy nội địa địa phương do Sở Giao thông vận tải quản lý.
4. Đối với các tuyến đường tỉnh ngang qua đô thị được phân cấp quản lý như sau:
a) Sở Giao thông vận tải quản lý phần lòng đường, cầu trên tuyến, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường bảo vệ, kè, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý từ bó vỉa đến chỉ giới đường đỏ, đèn tín hiệu, hệ thống thoát nước, kè (cấp huyện đầu tư) và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
5. Các đơn vị được giao trực tiếp quản lý các tuyến giao thông đường bộ được nêu tại khoản 2, 3, 4 Điều này phải lập hồ sơ quản lý tuyến và tổ chức giao thông theo quy định.
6. Khi thực hiện đầu tư nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương, các cơ quan quản lý hoặc các tổ chức được giao làm chủ đầu tư phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành chức năng thống nhất về quy mô, thời gian, kế hoạch thực hiện và các vấn đề khác có liên quan.
Điều 4. Đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
1. Sở Giao thông vận tải phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư các tuyến giao thông được giao quản lý tại khoản 2 Điều 3 và điểm a khoản 4 Điều 3 Quy định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đầu tư các tuyến giao thông được giao quản lý tại khoản 3 Điều 3 và điểm b khoản 4 Điều 3 Quy định này; trong đó đối với hệ thống cầu, đường xã, tùy theo điều kiện thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề ra kế hoạch đầu tư hợp lý, quy mô đầu tư phải phù hợp với hướng dẫn lựa chọn quy mô, kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
3. Các đơn vị được giao quản lý hệ thống đường thủy nội địa địa phương theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 3 Quy định này có trách nhiệm đầu tư công trình giao thông đường thủy nội địa theo quy định.
4. Đối với các công trình giao thông như: đường bộ, cầu đường bộ, bến xe bãi đỗ xe, cảng, bến thủy nội địa, đơn vị quản lý chủ động kêu gọi các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư và khai thác.
5. Các đơn vị được giao quản lý các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy nội địa địa phương tại khoản 2, 3, 4 Điều 3 Quy định này tổ chức thực hiện công tác bảo trì theo quy định.
Chương III
PHÂN CẤP QUẢN LÝ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
Điều 6. Đầu tư, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp sở, ngành liên quan đầu tư, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị theo phân cấp tại Quy định này.
2. Chủ đầu tư công trình đường đô thị phối hợp các đơn vị: thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, điện, chiếu sáng, cây xanh trong việc đầu tư hạ tầng giao thông đô thị đảm bảo sự đồng bộ. Trường hợp các chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật chưa đủ điều kiện đầu tư cùng lúc với dự án đường đô thị thì chủ đầu tư công trình đường đô thị phải có giải pháp xây dựng hệ thống tuy nen, hào kỹ thuật.
3. Việc bảo trì hạ tầng giao thông đô thị tránh làm ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan và dân cư sinh sống dọc hai bên đường.
4. Công tác bảo trì hạ tầng giao thông đô thị phải được thực hiện kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo chất lượng, an toàn giao thông, tránh ùn tắc giao thông.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
2. Tổ chức xây dựng các công trình giao thông của tỉnh theo đúng quy hoạch, quy trình, cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng; thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trên các tuyến được giao quản lý theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa.
3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông khẩn cấp trên các tuyến giao thông theo phân cấp; đồng thời, phối hợp với đơn vị được giao quản lý, tổ chức giao thông đô thị hợp lý.
4. Hướng dẫn, kiểm tra chất lượng đầu tư xây dựng các công trình giao thông và các quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường trên hệ thống đường huyện, đường xã thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng theo quy định.
Điều 9. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, phân bổ, bố trí vốn cho công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đối với các công trình giao thông được phân cấp cho tỉnh quản lý.
Điều 10. Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện đồng bộ các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc lĩnh vực quản lý nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và an toàn giao thông đô thị; đồng thời thực hiện nhiệm vụ sau:
1. Sở Công Thương: Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát, hướng dẫn chủ đầu tư, các đơn vị quản lý vận hành các công trình điện được xây dựng trên các tuyến đường theo đúng các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực; thực hiện thỏa thuận với cơ quan quản lý đường bộ khi đầu tư xây dựng hệ thống điện, hệ thống cung cấp năng lượng trên các tuyến đường làm cơ sở cho việc cấp phép xây dựng.
2. Sở Thông tin và Truyền thông: Thỏa thuận với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xây dựng, lắp đặt, cải tạo, nâng cấp hệ thống thông tin lắp đặt phía trên các tuyến đường làm cơ sở cho việc cấp phép xây dựng theo quy định.
Điều 11. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, quản lý cấp phép việc lắp đặt các biển hiệu, quảng cáo, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và mỹ quan đô thị.
Điều 12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
4. Tổ chức quản lý, đầu tư, bảo trì các công trình giao thông của địa phương theo phân cấp; phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên quản lý hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn. Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng các công trình giao thông do địa phương đầu tư.
5. Chủ trì, tổ chức phân luồng giao thông trên các tuyến được giao quản lý trong thời gian tạm dừng khai thác do hệ thống cầu, đường hư hỏng, xuống cấp không bảo đảm an toàn giao thông hoặc trong trường hợp khẩn cấp.
6. Tổ chức phân loại, lập danh mục các tuyến giao thông đường thủy nội địa, đường bộ trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp. Hằng năm tổng hợp, báo cáo Sở Giao thông vận tải tình hình quản lý, đầu tư, vận hành khai thác cầu, đường được giao quản lý.
7. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác cầu, đường trên địa bàn theo quy định của pháp luật và Quy định này.
8. Phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm của tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về quản lý, khai thác, bảo vệ hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn.
9. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho cơ quan có liên quan về công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị theo nhiệm vụ được giao.
Điều 13. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và bảo đảm an toàn giao thông ở địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Huy động các nguồn đóng góp từ các thành phần kinh tế, các nhà hảo tâm và của Nhân dân để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật.
3. Tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện tình hình quản lý, vận hành, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thống kê, phân loại, lập danh sách hệ thống cầu, đường bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.