Quyết định 27/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc ban hành Quy định tạm thời về tải trọng, khổ giới hạn của đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định

thuộc tính Quyết định 27/2015/QĐ-UBND'

Quyết định 27/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc ban hành Quy định tạm thời về tải trọng, khổ giới hạn của đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:27/2015/QĐ-UBND'
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Bùi Đức Long
Ngày ban hành:12/08/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
Số: 27/2015/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------
Nam Định, ngày 12 tháng 08 năm 2015
 
 
CỦA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
----------------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ và Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT ngày 22/02/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT;
Căn cứ Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”;
Xét Báo cáo thẩm định số 121/BC-STP ngày 10/7/2015 của Sở Tư pháp về thẩm định dự thảo “Quyết định về việc ban hành quy định tạm thời về tải trọng, khổ giới hạn trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định”;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải Nam Định tại Tờ trình số 1594/TTr-SGTVT ngày 27/7/2015 về việc ban hành quy định tạm thời về tải trọng, khổ giới hạn của đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 

Nơi nhận:
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản QPPL);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Công báo tỉnh; Website tỉnh;
- Lưu: Vp1, Vp5.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Bùi Đức Long
 
 
 
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 08 năm 2015 của UBND tỉnh Nam Định)
 
Chương I
 
Quy định này xác định về tải trọng, khổ giới hạn của đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh Nam Định nhằm hạn chế các phương tiện quá tải, quá khổ gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, không làm cản trở hoạt động bình thường của các phương tiện.
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý tải trọng, khổ giới hạn của các loại đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường giao thông nông thôn: bao gồm đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng, đường dân sinh.
2. Đường trục xã, liên xã: là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
3. Đường thôn, xóm, đường trục nội đồng: là đường trục thôn, đường nối từ thôn đến xóm, liên xóm, từ xóm ra ruộng đồng, đường nối các cánh đồng;
4. Đường dân sinh: là đường nhỏ phục vụ sự đi lại của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ gia đình và từ nhà đến ruộng đồng, cơ sở sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ.
5. Tổng trọng lượng của xe: bao gồm trọng lượng bản thân xe cộng với trọng lượng người được phép chở (đối với xe khách) và trọng lượng hàng hóa xếp trên xe (đối với xe tải).
6. Tải trọng trục xe: là tổng trọng lượng của xe phân bố trên mỗi trục xe (trục đơn, trục kép, trục ba).
7. Khổ giới hạn của đường bộ: là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà để các xe, kể cả hàng hóa xếp trên xe, đi qua được an toàn. Trong phạm vi quy định này, khổ giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường được xác định bằng chiều cao, chiều rộng của khung giới hạn tải trọng.
1. Đường cấp A:
a) Tải trọng trục tiêu chuẩn thiết kế là 6 T;
b) Tốc độ tính toán: 30 (20) km/h;
c) Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 m;
d) Chiều rộng lề đường tối thiểu: 1,50 (1,25) m;
đ) Chiều rộng nền đường tối thiểu: 6,5 (6,0) m.
2. Đường cấp B:
a) Tải trọng trục tiêu chuẩn thiết kế là 2,5 T;
b) Tốc độ tính toán: 20 (15) km/h;
c) Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 (3,0) m;
d) Chiều rộng lề đường tối thiểu: 0,75 (0,5) m;
đ) Chiều rộng của nền đường tối thiểu: 5,0 (4,0) m;
3. Đường cấp C:
a) Tải trọng trục tiêu chuẩn thiết kế là 2,5 T;
b) Tốc độ tính toán: 15 (10) km/h;
c) Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,0 (2,0) m;
d) Chiều rộng nền đường tối thiểu: 4,0 (3,0) m;
4. Đường cấp D (Đường dân sinh, chủ yếu phục vụ cho các phương tiện giao thông thô sơ và mô tô 2 bánh):
a) Bề rộng mặt đường tối thiểu: 1,5 m;
b) Bề rộng nền đường tối thiểu: 2,0 m;
Chú thích: Các giá trị trong ngoặc đơn áp dụng đối với địa hình đặc biệt khó khăn hoặc bước đầu phân kỳ xây dựng.
Chương II
TRÊN ĐƯỜNG GTNT
 
1. Có tiêu chuẩn kỹ thuật đạt đường cấp A:
a) Tải trọng trục của xe ≤ 6 tấn/trục, tổng trọng lượng của xe ≤ 8 tấn.
b) Khổ giới hạn về chiều cao là 3,0 m.
2. Có tiêu chuẩn kỹ thuật đạt đường cấp B:
a) Tải trọng trục của xe ≤ 2,5 tấn/trục, tổng trọng lượng của xe ≤ 3,5 tấn.
b) Khổ giới hạn về chiều cao là 2,6 m.
3. Trường hợp các tuyến đường trục xã, liên xã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp cao hơn thì phải theo tiêu chuẩn thiết kế.
1. Đối với đường thôn, xóm, đường trục nội đồng:
a) Có tiêu chuẩn kỹ thuật đạt đường cấp B:
- Tải trọng trục của xe ≤ 2,5 tấn/trục, tổng trọng lượng của xe ≤ 3,5 tấn.
- Khổ giới hạn về chiều cao là 2,6 m.
b) Có tiêu chuẩn kỹ thuật đạt đường cấp C:
- Tải trọng trục của xe ≤ 2,5 tấn/trục, tổng trọng lượng của xe ≤ 3,5 tấn.
- Khổ giới hạn về chiều cao là 2,4 m.
2. Đối với đường dân sinh:
Là đường nhỏ, phương tiện giao thông chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe kéo tay, xe súc vật kéo nên không quy định về tải trọng, khổ giới hạn. Các thôn, xóm tự quản theo quy ước và quy chế xây dựng nông thôn mới, nhưng không được thu phí và ngăn cản các phương tiện phù hợp lưu thông.
1. Đối với cầu trên đường GTNT thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp A, B, C: Tải trọng giới hạn quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy định này.
2. Đối với cầu trên đường GTNT thiết kế không áp dụng tiêu chuẩn theo các cấp đường A, B, C hoặc không còn đủ khả năng khai thác với tải trọng thiết kế: Tùy theo kết quả kiểm tra, đánh giá đặc điểm, quy mô và tình trạng thực tế của từng cầu; vận dụng, tham khảo các quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy định này để đưa ra tải trọng giới hạn cho phù hợp, đảm bảo giao thông và ATGT (cụ thể thực hiện theo Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn).
Chương III
 
1. Quy cách khung giới hạn:
a) Khung giới hạn làm bằng thép hình chắc chắn, cứng vững (nếu làm bằng ống thép không gỉ mạ kẽm thì đường kính tối thiểu là 12cm). Chân cột khung giới hạn có móng bằng bê tông M200 kích thước tối thiểu 50x50x80 cm. Cần chắn ngang làm bằng ống thép không gỉ mạ kẽm có đường kính 10 - 12 cm; thiết kế linh hoạt (trong trường hợp cần thiết có thể nâng hạ được). Cột và cần khung giới hạn sơn phản quan theo quy cách: trắng, đỏ xen kẽ mỗi đoạn dài 30 cm, phần màu trắng và phần màu đỏ bằng nhau (có bản vẽ chi tiết kèm theo).
b) Chiều cao khung giới hạn: Tính từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm dưới cùng của cần chắn ngang.
2. Vị trí lắp đặt khung giới hạn:
a) Chân cột khung giới hạn ở trong phạm vi lề đường, sát mép đường nhựa (có bản vẽ chi tiết kèm theo).
b) Xây dựng khung giới hạn tại các vị trí để các phương tiện tham gia giao thông dễ quan sát, thuận tiện trong công tác quản lý, vận hành khai thác và duy tu sửa chữa; tại các vị trí điểm đầu, điểm cuối tuyến đường và tại các vị trí giao nhau với đường có tải trọng khai thác lớn hơn.
1. Quy cách biển báo hiệu:
a) Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT. Trường hợp hạn chế mặt bằng tại vị trí đặt biển thì cho phép kích thước biển báo, kích thước chữ viết, đường viền xung quanh biển báo và hình vẽ trên biển báo bằng 0,7 lần kích thước quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT.
b) Độ cao đặt biển:
- Trên cột có 01 biển báo: tính từ mép dưới của biển đến mép của mặt đường phần xe chạy là 1,8m đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 2m đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư.
- Trên cột có 02 biển báo: tính từ giữa mép 2 biển đến mép của phần xe chạy là 1,8m đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 2m đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư.
c) Phản quang trên mặt biển báo: Tất cả các biển báo hiệu đều phải được dán màng phản quang để thấy rõ cả ban ngày và ban đêm.
2. Quy cách cột biển báo hiệu:
a) Cột biển báo được làm bằng ống thép mạ kẽm có đường kính tối thiểu là 8cm. Cột phải được sơn từng đoạn trắng đỏ xen kẽ nhau, song song với mặt phẳng nằm ngang; bề rộng mỗi đoạn sơn là 30cm, phần màu trắng và màu đỏ bằng nhau.
b) Chân cột có đế móng bê tông M200 nằm dưới mặt đất có kích thước tối thiểu 40x40x50 cm.
3. Vị trí chôn cột biển báo:
a) Cột biển báo phải được lắp đặt trong phạm vi lề đường, mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép đường phần xe chạy.
b) Phía trước khung giới hạn bố trí 02 biển báo hiệu trên cùng một cột:
- 01 biển báo hạn chế trọng lượng xe (biển số 115).
- 01 biển báo hạn chế chiều cao (biển số 117).
c) Tại các vị trí đầu cầu, cắm biển hạn chế trọng lượng xe (biển số 115) theo tải trọng giới hạn.
Chương IV
 
1. Hướng dẫn, kiểm tra UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện quy định về tải trọng và khổ giới hạn đường bộ được quy định tại Quyết định này.
2. Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện và các vướng mắc phát sinh để báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết hoặc sửa đổi, bổ sung Quyết định này cho phù hợp.
1. Căn cứ Quy định này và Quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định ban hành theo Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND ngày 01/7/2015 của UBND tỉnh Nam Định; UBND các huyện, thành phố xác định, phân loại các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn theo các cấp đường A, B, C, D để xác định tải trọng giới hạn và khổ giới hạn; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, phòng công thương và các lực lượng chức năng của huyện, thành phố xây dựng khung giới hạn, biển báo và tổ chức quản lý, bảo trì. Kinh phí thực hiện từ nguồn vốn bảo trì đường bộ của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Chỉ đạo lực lượng Công an huyện, thành phố phối hợp Công an xã, phường, thị trấn kiểm tra, xử lý các phương tiện xe ô tô chở hàng quá khổ, quá tải (kể cả xe ô tô chở khách) hoạt động trên các tuyến đường GTNT. Nghiêm cấm thu phí và ngăn cản các phương tiện phù hợp lưu thông.
1. Tổ chức khảo sát, xác định vị trí lắp dựng khung giới hạn, biển báo hạn chế tải trọng trên các tuyến đường, cầu GTNT thuộc phạm vi quản lý theo quyết định của UBND huyện phù hợp với tổ chức giao thông thực tế.
2. Chỉ đạo lực lượng công an xã, thị trấn chủ động và phối hợp công an huyện (khi được huy động) kiểm tra, xử lý vi phạm của phương tiện, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
3. Chỉ đạo các thôn, xóm quản lý các đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng theo quy chế xây dựng nông thôn mới và quy định này, tổ chức tháo dỡ các ụ tiêu hạn chế bề rộng dưới 2,2m, các khung, barie xây dựng tự phát không đúng với quy định./.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất