Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 22/2021/QĐ-UBND Yên Bái Quy định đào tạo, sát hạch lái xe mô tô hạng A1 cho dân tộc thiểu số
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 22/2021/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 22/2021/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Huy Tuấn |
Ngày ban hành: | 24/09/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông |
tải Quyết định 22/2021/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI ___________ Số: 22/2021/QĐ-UBND | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Yên Bái, ngày 24 tháng 9 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định đào tạo, sát hạch lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Yên Bái
__________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 28 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe;
Căn cứ Thông tư số 79/2015/TT-BGTVT ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 04 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 94/TTr-SGTVT ngày 18 tháng 8 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đào tạo, sát hạch lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2021, thay thế Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Quy chế đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá thấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: - Chính phủ; - Bộ Giao thông vận tải; - Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp; - Tổng cục đường bộ Việt Nam; - Thường trực Tỉnh ủy; - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; - Thường trực HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; - Các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy; - Các Tổ chức chính trị - xã hội; - Công an tỉnh; - Như Điều 3; - Các sở, ban, ngành; - Ban Pháp chế HĐND tỉnh; - Các Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; - Báo Yên Bái, Đài PT&TH tỉnh; - Cổng thông tin điện tử tỉnh; - Lưu: VT, NC. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
Trần Huy Tuấn
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI ________
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________
|
QUY ĐỊNH
Đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người dân không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Yên Bái
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
___________
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về hình thức đào tạo, nội dung và phương pháp sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho đối tượng là người dân không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cơ sở đào tạo lái xe; trung tâm sát hạch lái xe và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; người dân không biết đọc, viết tiếng Việt có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái, có nhu cầu học và dự sát hạch để được cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 tại tỉnh Yên Bái.
Chương II. ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE
Điều 3. Hình thức và phương pháp đào tạo
1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 được đào tạo tập trung hoặc tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại các cơ sở được phép đào tạo lái xe mô tô hai bánh hạng A1 để được ôn luyện; Người đăng ký học lái xe phải ký tên hoặc điểm chỉ tại vị trí ký tên trong đơn đề nghị học, sát hạch cấp giấy phép lái xe.
2. Phương pháp đào tạo: Đào tạo tập trung, giảng dạy chủ yếu bằng hình ảnh trực quan, chủ yếu là hỏi đáp có người phiên dịch trợ giảng và thực hành làm mẫu để thực hiện nội dung chương trình đào tạo lái xe; số lượng thí sinh không vượt quá 25 người/01 lớp, trường hợp số lượng thí sinh đăng ký lớn phải chia thành nhiều lớp
Điều 4. Chương trình đào tạo
1. Thời gian, chương trình đào tạo
a) Thời gian đào tạo lái xe mô tô hai bánh hạng A1: 12 giờ (lý thuyết 10 giờ, thực hành lái xe 2 giờ).
b) Chương trình đào tạo và bảng phân bổ thời gian đào tạo
TT | Chỉ tiêu tính toán các môn học | Đơn vị tính | Thời gian đào tạo |
1 | Pháp luật giao thông đường bộ | giờ | 8 |
2 | Kỹ thuật lái xe | giờ | 2 |
3 | Thực hành lái xe - Số giờ thực hành lái xe/học viên | giờ | 2 2 |
4 | Số giờ/học viên/khóa đào tạo | giờ | 12 |
5 | Tổng số giờ một khóa đào tạo | giờ | 12 |
Thời gian đào tạo |
|
| |
1 | Số ngày thực học | ngày | 2 |
2 | Cộng số ngày/khóa đào tạo | ngày | 2 |
c) Nội dung và phân bổ chi tiết các môn học
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Thời gian đào tạo |
1 | Pháp luật giao thông đường bộ | Giờ | 8 |
- Những kiến thức cơ bản về pháp luật giao thông đường bộ | Giờ | 6 | |
- Ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ và xử lý tình huống giao thông | Giờ | 1 | |
- Thực hành cấp cứu tai nạn giao thông | Giờ | 1 | |
2 | Kỹ thuật lái xe | Giờ | 2 |
- Vị trí, tác dụng các bộ phận chủ yếu của xe mô tô | Giờ | 1 | |
- Kỹ thuật lái xe cơ bản | Giờ | 1 | |
3 | Thực hành lái xe | Giờ | 2 |
Tập lái xe trong sân tập | Giờ | 2 |
2. Học phí đào tạo lái xe
a) Cơ sở đào tạo lái xe xây dựng mức thu học phí theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ và niêm yết công khai tại cơ sở đào tạo.
b) Các cơ sở đào tạo không được thu thêm học phí hoặc các khoản phí, lệ phí khác ngoài quy định. Không được bán các loại tài liệu, hồ sơ cho học viên quá mức giá quy định.
Điều 5. Nội dung và phương pháp sát hạch lái xe
1. Địa điểm sát hạch
Việc sát hạch được tổ chức tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố hoặc trung tâm các xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện về phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch thực hành lái xe trong hình; xe mô tô dùng để sát hạch theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
2. Sát hạch lý thuyết
Thực hiện thi bằng hình thức vấn đáp (có thể sử dụng người phiên dịch): Để sát hạch gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe. Bộ đề, đáp án sát hạch lý thuyết do Sở Giao thông vận tải ban hành.
Đề sát hạch lý thuyết gồm 15 câu hỏi, mỗi câu hỏi được tính 01 điểm phân bổ như sau: 09 câu hỏi về khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ; 01 câu hỏi về văn hóa và đạo đức người lái xe; 03 câu hỏi về hệ thống biển báo; 02 câu hỏi về giải các sa hình. Nếu thí sinh trả lời đúng từ 12 câu hỏi trở lên thì đạt yêu cầu phần sát hạch lý thuyết. Thời gian sát hạch lý thuyết: 15 phút/01 đề thi/01 thí sinh.
3. Sát hạch kỹ năng lái xe trong hình
Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết được dự thi nội dung sát hạch thực hành theo quy trình của Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
4. Xét công nhận kết quả
Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe trong hình thì được công nhận trúng tuyển; thí sinh không được công nhận trúng tuyển được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe; thí sinh không đạt nội dung sát hạch lý thuyết thì không được dự nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình; thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết nhưng không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết trong thời gian 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch.
Thời gian cấp giấy phép lái xe cho thí sinh đạt yêu cầu chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
5. Tổ sát hạch có thể đề nghị trưng dụng người phiên dịch là cán bộ dân tộc thiểu số thành thạo tiếng Việt tại địa phương, được Tổ sát hạch hướng dẫn các công việc cần thiết để thực hiện nhiệm vụ trước khi tham gia kỳ sát hạch. Tham gia sát hạch lý thuyết cùng Tổ sát hạch, ký xác nhận kết quả thi lý thuyết của thí sinh trong bài thi sát hạch lý thuyết.
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Sở Giao thông vận tải
1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thông bátoo công khai về những quy định có liên quan đến việc tổ chức đào tạo, sát hạch lái xe cho người dân không biết đọc, viết tiếng Việt trong địa phương; đồng thời, chỉ đạo phòng ban chuyên môn phối hợp với cơ sở đào tạo lập kế hoạch và phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thông báo công khai về: lịch, địa điểm đào tạo và sát hạch, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân biết, tham gia đào tạo, sát hạch để được cấp giấy phép lái xe.
2. Soạn đề thi, đáp án sát hạch đúng chương trình, giáo trình đào tạo đã được biên soạn lại trên cơ sở bộ đề sát hạch của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; tổ chức kỳ sát hạch đúng thời gian, địa điểm, đảm bảo đúng quy định.
3. Chỉ đạo cơ sở đào tạo biên soạn chương trình, giáo trình giảng dạy; kiểm tra và phê duyệt chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo.
4. Chỉ đạo Tổ sát hạch phối hợp với Cơ sở đào tạo, Trung tâm sát hạch lái xe tổ chức kỳ sát hạch đúng theo quy định này và các quy định, hướng dẫn hiện hành.
5. Chỉ đạo cơ quan quản lý sát hạch thuê, trưng dụng người phiên dịch để thực hiện công tác sát hạch lý thuyết một cách khách quan, minh bạch.
6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; thường xuyên theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện và những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện để giải quyết kịp thời.
Điều 7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các ngành chức năng tuyên truyền các quy định của pháp luật có liên quan đến việc tổ chức đào tạo, sát hạch lái xe cho người dân không biết đọc, viết tiếng Việt để nhân dân được biết.
2. Chỉ đạo các Phòng, Ban chức năng của địa phương phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo lái xe mô tô trong tỉnh tổ chức tuyển sinh đúng đối tượng đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô cho người dân không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn theo quy định.
3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc xác nhận đối tượng là người dân không biết đọc, viết tiếng Việt có nhu cầu học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 phải đúng theo quy định và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nội dung xác nhận. Tránh tình trạng người dân lợi dụng chính sách của Nhà nước để làm sai lệch thông tin.
Điều 8. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Căn cứ vào lịch học và lịch thi đã được thông báo, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thông báo đến từng tổ dân, thôn, bản để nhân dân biết đăng ký tham dự học và sát hạch lấy giấy phép lái xe.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác trong việc xác nhận đúng đối tượng là người dân không biết đọc, viết tiếng Việt của mình. Nghiêm cấm việc xác nhận không đúng đối tượng, khai man về trình độ học vấn để lợi dụng học và sát hạch theo Quy định này.
Điều 9. Các cơ sở đào tạo
1. Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy theo quy định.
2. Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến để nhân dân hiểu, thực hiện đúng theo quy định này.
3. Tổ chức soạn thảo chương trình, giáo trình giảng dạy trên cơ sở Giáo trình đào tạo lái xe mô tô hai bánh hạng A1 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành, trình Sở Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt.
4. Thực hiện việc cấp hồ sơ; kê khai hoặc hướng dẫn người dân không biết đọc, viết tiếng Việt có nhu cầu dự học, thi cấp Giấy phép lái xe mô tô hạng A1 kê khai các mẫu của Quy định này để hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự học, sát hạch cấp Giấy phép lái xe mô tô hạng A1 nộp cho cơ sở đào tạo.
Điều 10. Các cơ quan, đơn vị liên quan
1. Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình, cổng thông tin điện tử phối hợp với Sở Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, địa phương phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.
BẢNG SO SÁNH QUYẾT ĐỊNH 06/2011/QĐ-UBND VÀ DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH THAY THẾ
Quyết định 06/2011/QĐ-UBND ngày 27/01/2011 của UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quy chế đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái mô tô hạng A1 cho đồng bào có trình độ học vấn thấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái | Dự thảo Quyết định thay thế |
Ghi chú
|
Bố cục: Gồm 04 chương, 13 điều | Bố cục: Gồm 03 Chương, 10 Điều Gộp Điều 7 của Quy định cũ vào Điều 4 của Dự thảo mới Gộp Điều 13 của Quy định cũ vào Điều 10 của Dự thảo mới Bãi bỏ điều 3 của Quy định cũ Gộp Điều 4 của Quy định cũ vào Điều 9 của Dự thảo mới Bổ sung Điều 4 của Dự thảo mới | Giảm 01 Chương, 03 Điều |
1. Căn cứ pháp lý: Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004; Căn cứ Thông tư 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe | 1. Căn cứ pháp lý Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 28 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ “sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe”; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Thông tư số 79/2015/TT-BGTVT ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; Căn cứ Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 04 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 04 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. | Bổ sung các căn cứ cho phù hợp với quy định hiện hành về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 |
Chương I: Quy định chung Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định về nội dung, phương pháp đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe (sau đây viết tắt là GPLX) mô tô hạng A1 cho đối tượng là đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá thấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái Điều 2. Đối tượng áp dụng Người thuộc thành phần dân tộc thiểu số từ đủ 18 tuổi, có trình độ văn hoá thấp, có nhu cầu học và thi lấy GPLX mô tô hạng A1 tại tỉnh Yên Bái. Điều 3: Giải thích từ ngữ Đồng bào có trình độ văn hóa thấp được hiểu là những người thuộc thành phần dân tộc thiểu số, không biết viết, không biết đọc, không biết nói tiếng Việt; những người biết nói tiếng Việt nhưng nói chậm, biết nói nhưng không biết viết chữ Việt | Chương 1: Quy định chung Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định về hình thức đào tạo, nội dung và phương pháp sát hạch lái xe mô tô hạng A1 cho đối tượng là người dân không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Quy định này áp dụng đối tới cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch lái xe; cơ sở đào tạo lái xe; trung tâm sát hạch lái xe và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch lái xe mô tô hai bánh hạng A1 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; người dân không biết đọc, viết tiếng Việt có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái, có nhu cầu học và dự sát hạch lấy giấy phép lái xe mô tô hạng A1 tại tỉnh Yên Bái. | "Điều 1, Điều 2" Căn cứ theo Văn bản số 776/BC-STP ngày 20/7/2021 của Sở Tư pháp về báo cáo thẩm định Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. |
Chương II: Quy định về đào tạo, sát hạch Điều 4. Quy định về tuyển sinh 1. Đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá thấp khi học và thi lấy GPLX mô tô hạng A1 phải đủ từ 18 tuổi trở lên, có Hồ sơ xin dự học. Hồ sơ bao gồm: a) Giấy Chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) hoặc các loại giấy tờ khác thay thế Chứng minh nhân dân theo quy định. b) Đơn xin dự học và thi lấy GPLX (theo mẫu chung). c) Giấy xác nhận trình độ văn hóa thấp, do UBND xã nơi người xin dự học cư trú chứng thực (theo mẫu chung); d) Giấy chứng nhận sức khoẻ của bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên; 2. Nếu người xin dự học không thể tự viết được Đơn xin dự học, cán bộ cơ sở đào tạo có thể hướng dẫn, giúp người xin dự học hoàn thiện đơn và yêu cầu người xin học ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn xin học. 3. Hồ sơ xin học quy định tại Khoản 1 Điều này được nộp và thẩm định tại cơ sở đào tạo, được lập danh sách báo cáo Ban quản lý sát hạch Sở Giao thông Vận tải trước ngày sát hạch theo thời gian quy định. 4. Bài thi lý thuyết, biên bản chấm thi thực hành và biên bản tổng hợp kết quả thi được sử dụng mẫu chung do Sở Giao thông Vận tải Yên Bái in ấn và thống nhất quản lý. | Chương II: Đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe Điều 3. Hình thức và phương pháp đào tạo 1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 được đào tạo tập trung hoặc tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại các cơ sở được phép đào tạo lái xe mô tô hai bánh hạng A1 để được ôn luyện. 2. Phương pháp đào tạo: Đào tạo tập trung, giảng dạy chủ yếu bằng hình ảnh trực quan, chủ yếu là hỏi đáp có người phiên dịch trợ giảng; số lượng thí sinh không vượt quá 25 người/01 lớp, trường hợp số lượng thí sinh đăng ký lớn phải chia thành nhiều lớp. Điều 4. Chương trình đào tạo 1. Thời gian và chương trình đào tạo ( Có bảng phân bổ thời gian) 2. Học phí đào tạo a) Cơ sở đào tạo lái xe xây dựng mức thu học phí theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ và niêm yết công khai tại cơ sở đào tạo. | "Điều 3" (1) Căn cứ khoản 1, Điều 8 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải "Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (2) Căn cứ Mục 2 Văn bản số 385/SGDĐT-GDTH ngày 09/4/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo. "Điều 4" (1) Căn cứ Điều 12 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải "Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ". Căn cứ theo Biểu mức thu phí sát hạch lái xe ban hành kèm theo Thông tư 188/2016/TT-BTC "Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng". |
Điều 5. Nội dung đào tạo 1. Giáo viên giảng dạy phải là người biết nói tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với người học, nếu không có giáo viên biết nói tiếng dân tộc phù hợp với người học, cơ sở đào tạo phải thuê người phiên dịch, kinh phí thuê do cơ sở đào tạo tự chi trả, không được thu thêm học phí của học viên. 2. Giáo trình đào tạo cho đối tượng là đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá thấp là giáo trình được cơ sở đào tạo biên soạn lại trên cơ sở giáo trình đào tạo lái xe hạng A1 do Tổng cục Đường bộ ban hành và được Sở Giao thông Vận tải phê duyệt. 3. Lớp học cho đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá thấp phải được tổ chức giảng dạy riêng. Ngoài thời gian đào tạo theo quy định, giáo viên có thể hướng dẫn thêm cho học viên về nội quy, quy chế và cách thức tổ chức thi sát hạch. Điều 6. Phương pháp sát hạch 1. Đồng bào dân tộc có trình độ văn hóa thấp được sát hạch riêng về phần lý thuyết. Bộ đề thi lý thuyết được biên soạn trên cơ sở bộ đề thi của Tổng cục Đường bộ do Sở Giao thông Vận tải ban hành và thống nhất quản lý. Phần sát hạch thực hành thao tác kỹ thuật lái xe được thực hiện theo đúng quy trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành. 2. Mỗi bộ đề thi có 10 câu hỏi, gồm: 03 câu lý thuyết Luật Giao thông đường bộ, 07 câu về biển báo. Thời gian sát hạch là 10 phút cho mỗi thí sinh. 3. Sát hạch lý thuyết theo phương pháp vấn đáp trực tiếp, giám khảo gọi tên thi sinh, kê khai các trích ngang trong giấy thi cho thí sinh, yêu cầu thí sinh ký xác nhận hoặc điểm chỉ vào biên bản và giấy thi. Thí sinh tự chọn rút đề thi trong sổ bộ đề in sẵn, giám khảo đọc câu hỏi và các đáp án trả lời, thí sinh trả lời đúng 7/10 câu trở lên là đạt yêu cầu. Điều 7. về mức thu học phí, lệ phí 1. Mức thu học phí được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu học phí, quản lý và sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ; Thông tư 53/2007/TT-BTC ngày 21/05/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; Thông tư 76/2004/TT-BTC ngày 29/07/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ. | Điều 5. Nội dung và phương pháp sát hạch 1. Địa điểm sát hạch: Việc sát hạch được tổ chức tại trung tâm các xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện về phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải. 2. Sát hạch lý thuyết Thực hiện thi bằng hình thức vấn đáp (có thể sử dụng người phiên dịch) đề sát hạch gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe. Bộ đề, đáp án sát hạch lý thuyết do Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái ban hành. Đề sát hạch lý thuyết gồm 15 câu hỏi, mỗi câu hỏi được tính 01 điểm phân bổ như sau: 09 câu hỏi về khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ; 01 câu hỏi về văn hóa và đạo đức người lái xe; 03 câu hỏi về hệ thống biển biển báo; 02 câu hỏi về giải các sa hình. Nếu thí sinh trả lời đúng từ 12 câu hỏi trở lên thì đạt yêu cầu phần sát hạch lý thuyết. Thời gian sát hạch lý thuyết: 15 phút/01 đề thi/01 thí sinh. 3. Sát hạch kỹ năng lái xe trong hình Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết được dự thi nội dung sát hạch thực hành theo quy trình của Bộ Giao thông Vận tải và hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. | "Điều 5" (1) Căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 79/2015/TT-BGTVT ngày 10/12/2015 "Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ". (2) Hình thức thi vấn đáp là phù hợp với người dân không biết đọc, viết tiếng Việt. Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái tự xây dựng bộ đề thi sát hạch lý thuyết trên cơ sở 200 câu hỏi lý thuyết sát hạch lái xe hạng A1 do Bộ Giao thông vận tải ban hành (3) Căn cứ theo Chương II Văn bản số 6534/TCĐBVN-QLPT&NL về việc "Hướng dẫn thực hiện quy trình sát hạch lái xe hạng A1, A2"
|
Chương III. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý và thực hiện việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe Điều 8. Trách nhiệm của sở Giao thông vận tải 1. Chủ động lập kế hoạch và thống nhất với các cơ sở đào tạo, các huyện, thị xã, thành phố, các xã về lịch học và lịch thi, địa điểm học và thi, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được học, thi cấp GPLX. 2. Soạn đề thi, đáp án chấm thi đúng chương trình, giáo trình đào tạo đã được biên soạn lại trên cơ sở Bộ đề thi của Tổng cục đường bộ Việt Nam. Tổ chức kỳ sát hạch đúng thời gian, địa điểm và đảm bảo chất lượng theo quy định. 3. Chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe biên soạn chương trình, giáo trình giảng dạy; kiểm tra và phê duyệt chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo. Tổ chức thanh, kiểm tra cơ sở đào tạo về việc thực hiện Quy chế này. 4. Phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan chức năng tổ chức đào tạo, thi tại địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện. 5. Hàng năm báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Quy chế này. Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố 1. Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các ban ngành chức năng tuyên truyền về lớp học dành cho đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá thấp được học và thi lấy GPLX mô tô. 2. Chỉ đạo các phòng, ban chức năng của địa phương phối hợp các cơ sở đào tạo lái xe mô tô trong tỉnh tổ chức tuyển sinh đúng thời gian, đúng đối tượng. Phân công cơ quan chức năng tổ chức bảo vệ chặt chẽ kỳ học và thi lấy GPLX mô tô trên địa bàn theo quy định. 3. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xem xét, xác nhận về trình độ văn hoá cho người có nhu cầu học và thi lấy GPLX mô tô theo Quy chế này. Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn 1. Căn cứ vào lịch học và lịch thi đã được thống nhất, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo đến từng tổ nhân dân, thôn, bản để nhân dân biết tham dự học và thi lấy GPLX. 2. Phân công cán bộ có trách nhiệm, biết thông thạo tiếng dân tộc để giải thích, hướng dẫn cho nhân dân khi đến làm thủ tục, hồ sơ dự học và thi lấy GPLX mô tô. 3. Xem xét, xác nhận về trình độ văn hoá cho người có nhu cầu học và thi lấy GPLX mô tô theo Quy chế này, bảo đảm nguyên tắc: chính xác, nhanh chóng, không gây phiền hà cho nhân dân. Không được thu thêm tiền lệ phí xác nhận trình độ văn hoá cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá thấp khi làm hồ sơ học thi lấy GPLX mô tô. Điều 11. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, cấp Giấy phép lái xe 1. Các cơ sở đào tạo, cấp GPLX phải đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy; chú trọng việc tuyển dụng và bồi dưỡng cho giáo viên là người biết tiếng dân tộc thiểu số. 2. Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến để nhân dân hiểu, thực hiện việc học và thi lấy GPLX theo đúng quy định của Quy chế này. 3. Tổ chức soạn thảo Giáo trình giảng dạy trên cơ sở Giáo trình đào tạo lái xe hạng A1 do Tổng cục đường bộ ban hành, trình Sở Giao thông Vận tải xem xét, phê duyệt. Điều 12. Trách nhiệm của các sở, ban ngành có liên quan 1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định của Quy chế này. | Chương III: Tổ chức thực hiện Điều 6. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải 1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thông báo công khai về những quy định có liên quan đến việc tổ chức đào tạo, sát hạch lái xe cho người dân không biết đọc, viết tiếng Việt; đồng thời, chỉ đạo Cơ quan quản lý sát hạch phối hợp với cơ sở đào tạo lập kế hoạch và phối hợp với UBND cấp huyện thông báo công khai về: lịch, địa điểm học và sát hạch, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân biết, tham gia học, sát hạch để được cấp giấy phép lái xe. 2. Soạn đề, đáp án sát hạch đúng chương trình, giáo trình đào tạo đã được biên soạn lại trên cơ sở bộ đề sát hạch của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; tổ chức kỳ sát hạch đúng thời gian, địa điểm, đảm bảo đúng quy định. 3. Chỉ đạo cơ sở đào tạo biên soạn chương trình, giáo trình giảng dạy; kiểm tra và phê duyệt chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo. 4. Chỉ đạo Tổ sát hạch phối hợp với Cơ sở đào tạo, Trung tâm sát hạch lái xe tổ chức kỳ sát hạch đúng theo quy định này và các quy định, hướng dẫn hiện hành. 5. Chỉ đạo cơ quan quản lý sát hạch thuê, trưng dụng người phiên dịch để thực hiện công tác sát hạch lý thuyết một cách khách quan, minh bạch. 6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; thường xuyên theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện và những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện để giải quyết kịp thời. Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố 1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các ngành chức năng tuyên truyền các quy định của pháp luật có liên quan đến việc tổ chức đào tạo, sát hạch lái xe cho người dân không biết đọc, viết tiếng Việt để nhân dân được biết. 2. Chỉ đạo các Phòng, Ban chức năng của địa phương phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo lái xe mô tô trong tỉnh tổ chức tuyển sinh đúng đối tượng đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô cho người dân không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn theo quy định. 3. Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc xác nhận đối tượng là người dân không biết đọc, viết tiếng Việt có nhu cầu học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 phải đúng theo quy định và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nội dung xác nhận. Tránh tình trạng người dân lợi dụng chính sách của Nhà nước để làm sai lệch thông tin. Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn 1. Căn cứ vào lịch học và lịch thi đã được thông báo, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thông báo đến từng tổ dân, thôn, bản để nhân dân biết đăng ký tham dự học và sát hạch lấy giấy phép lái xe. 2. UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác trong việc xác nhận đúng đối tượng là người dân không biết đọc, viết tiếng Việt của mình. Nghiêm cấm việc xác nhận không đúng đối tượng, khai man về trình độ học vấn để lợi dụng học và sát hạch theo Quy định này. Điều 9. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo 1. Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy theo quy định. 2. Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến để nhân dân hiểu, thực hiện đúng theo quy định này. 3. Tổ chức soạn thảo chương trình, giáo trình giảng dạy trên cơ sở Giáo trình đào tạo lái xe mô tô hai bánh hạng A1 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành, trình Sở Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt. 4. Thực hiện việc cấp hồ sơ; kê khai hoặc hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt có nhu cầu dự học, thi cấp Giấy phép lái xe mô tô hạng A1 kê khai các mẫu của Quy định này để hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự học, sát hạch cấp Giấy phép lái xe mô tô hạng A1 nộp cho cơ sở đào tạo. Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Yên Bái, Cổng thông tin điện tử, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quy định này. 1. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các ngành, địa phương, đơn vị phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, trình UBND tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./. |
"Điều 8” (2) Mấu đơn xác nhận người dân không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT ngày 08/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải "Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ". |
Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 13. Tổ chức thực hiện 1. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức, triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các địa phương, cơ sở đào tạo phản ánh kịp thời về Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có phương án điều chỉnh cho phù hợp./. |
|
|