Quyết định 2014/QĐ-UBND Lạng Sơn 2023 phê duyệt Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo BOT

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2014/QĐ-UBND

Quyết định 2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng SơnSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2014/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hồ Tiến Thiệu
Ngày ban hành:04/12/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

tải Quyết định 2014/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 2014/QĐ-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 2014/QĐ-UBND PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH LẠNG SƠN

_________

Số: 2014/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Lạng Sơn, ngày 04 tháng 12 năm 2023

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt dự án Tuyến cao tốc

cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT

________

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ các Nghị định: số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010, số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 09 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Văn bản số 961/TTg-CN ngày 14 tháng 10 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện thủ tục triển khai dự án thành phần 2 (đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng) thuộc dự án tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn;

Căn cứ Quyết định số 3317/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT;

Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn: số 52/NQHĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Lạng Sơn; số 20/NQ-HĐND ngày 27 tháng 9 năm 2022 và số 14/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn năm 2021 - 2025 tỉnh Lạng Sơn; số 41/NQ-HĐND ngày 30 tháng 12 năm 2022 về chủ trương đầu tư dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT;

Căn cứ Quyết định số 868/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT;

Căn cứ Thỏa thuận ngày 10 tháng 02 năm 2023 về việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT được ký giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả; Căn cứ Báo cáo số 79/BC-HĐTĐCCS ngày 14 tháng 11 năm 2023 của Hội đồng thẩm định cấp cơ sở về kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT;

Theo Tờ trình số 522/2023/DCG ngày 20 tháng 11 năm 2023 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả (nhà đầu tư đề xuất dự án) về việc đề nghị phê duyệtDự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT (kèm theo hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng A2Z lập); Báo cáo số 420/BC-SGTVT ngày 27 tháng 11 năm 2023 của Sở Giao thông vận tải về việc rà soát hồ sơ đề nghị phê duyệt Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Dự án tuyến Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT với các nội dung sau:

1. Mục tiêu dự án Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng được đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; kết nối với đường cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng phê duyệt dự án; đáp ứng nhu cầu vận tải cho tỉnh Lạng Sơn nói riêng, vùng Đông Bắc và cả nước nói chung; từng bước hoàn thiện quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ cao tốc của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030.

Tuyến đường hoàn thành sẽ là cầu nối quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hải Phòng - Quảng Ninh, nhằm tạo ra hành lang kinh tế xuyên Á, tạo lợi thế để Việt Nam là cửa ngõ giao lưu thương mại với Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á; góp phần liên kết, phát triển nhanh các lĩnh vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Lạng Sơn như công nghiệp, du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa; thúc đẩy phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tạo động lực để tỉnh Lạng Sơn phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

2. Phạm vi, quy mô, địa điểm thực hiện dự án; giải pháp thiết kế

2.1. Địa điểm thực hiện dự án: dự án được thực hiện trên địa bàn các huyện: Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

2.2. Phạm vi dự án:

Tổng chiều dài khoảng 59,87 km, bao gồm:

- Tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, chiều dài khoảng 43,43km. Điểm đầu tại Km1+800 (lý trình QL.1) kết nối với đường vào cửa khẩu Hữu Nghị (thuộc địa phận thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn); điểm cuối tại Km44+749,67 (lý trình tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn) thuộc xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

- Tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam, chiều dài khoảng 16,44km, gồm 02 đoạn:

+ Đoạn tuyến số 1: Điểm đầu Km0+000 giao với tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (lý trình khoảng Km7+700); điểm cuối Km14+353 tại nút giao giữa QL.4A và đường vào cửa khẩu Tân Thanh; chiều dài khoảng 14,56km.

+ Đoạn tuyến số 2: Điểm đầu Km0+000 (tại nút giao IC.07 Km7+500 giữa tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam với đường đi vào khu cửa khẩu Cốc Nam); điểm cuối Km1+875 tại nút giao giữa QL.4A và đường đi vào khu cửa khẩu Cốc Nam; chiều dài khoảng 1,88km.

2.3. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:

a) Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng: theo Quyết định số 868/QĐUBND ngày 06/6/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn.

b) Cấp đường: Tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng được thiết kế với vận tốc Vtk=100km/h; Tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam được thiết kế với vận tốc Vtk=80km/h (theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc TCVN 5729-2012).

c) Quy mô mặt cắt ngang:

- Tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng: giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường Bnền=32,25m; giai đoạn phân kỳ, đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường Bnền =17m;

- Tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam: giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe, Bnền = 22m; giai đoạn phân kỳ, đầu tư với quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường Bnền =14,5m;

d) Mặt đường: mặt đường cấp cao A1; mô đun đàn hồi yêu cầu tuyến chính Eyc ≥ 180Mpa, các nhánh nút giao liên thông Eyc ≥ 160Mpa.

đ) Công trình cầu: công trình cầu thiết kế bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực theo tiêu chuẩn TCVN 11823:2017, tải trọng thiết kế HL93.

e) Nút giao: xây dựng nút giao liên thông và trực thông (bố trí cầu vượt hoặc hầm giao thông dân sinh) đảm bảo khai thác an toàn, kết nối, đi lại thuận lợi.

g) Trạm thu phí: xây dựng 05 trạm thu phí, gồm 02 trạm thu phí đặt trên tuyến chính của cao tốc và 03 trạm thu phí đặt trên tuyến nhánh tại các nút giao và điểm ra vào cao tốc, phù hợp với hình thức thu phí tự động không dừng.

2.4. Giải pháp thiết kế chủ yếu:

2.4.1. Hướng tuyến, bình đồ:

a) Hướng tuyến tuân thủ theo hướng tuyến trong hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn phê duyệt tại Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 30/12/2022, đồng thời có điều chỉnh cục bộ tại một số vị trí cho phù hợp thực tế trong quá trình lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi.

b) Bình đồ tuyến thiết kế đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của cấp đường, phù hợp với các quy hoạch có liên quan, giảm thiểu tối đa khối lượng giải phóng mặt bằng, giảm khối lượng đào, đắp và số lượng công trình cầu tránh các khu đông dân cư, khu du lịch, khu quân sự và di tích lịch sử văn hóa, đi qua các điểm khống chế, đảm bảo chi phí hợp lý, hài hòa với cảnh quan.

- Đối với đoạn cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng: yếu tố hình học cơ bản được thiết kế đảm bảo vận tốc thiết kế giai đoạn hoàn thiện Vtk=100km/h. Trong giai đoạn phân kỳ: các yếu tố bình diện tuyến (bán kính cong nằm, tầm nhìn, siêu cao…) được tính toán cho giai đoạn hoàn chỉnh Vtk=100km/h.

- Đối với đoạn tuyến kết nối cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam: yếu tố hình học tuyến đi qua khu vực có nhiều đồi núi cao điều kiện địa hình khó khăn, hướng tuyến phải tối ưu để giảm khối lượng đào, đắp và số lượng công trình cầu, yếu tố hình học được thiết kế đảm bảo vận tốc thiết kế giai đoạn hoàn thiện Vtk=80km/h.

2.4.2. Trắc dọc:

Thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của đường ô tô cao tốc, có xét đến giải pháp đầu tư giai đoạn hoàn chỉnh, các điểm khống chế, đảm bảo tần suất thiết kế, thoát lũ, tĩnh không yêu cầu tại các vị trí giao cắt với quốc lộ, đường tỉnh, đường địa phương và tĩnh không thông thuyền, đảm bảo êm thuận trong quá trình vận hành, giảm thiểu khối lượng đào, đắp, đáp ứng yêu cầu kinh tế - kỹ thuật, ổn định công trình lâu dài.

2.4.3. Trắc ngang:

- Mặt cắt ngang giai đoạn phân kỳ đầu tư cơ bản bố trí lệch về phía bên phải theo mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh; đảm bảo thuận lợi, tiết kiệm khi mở rộng theo quy hoạch:

+ Tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng: đầu tư tuyến theo quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường Bnền =17m, mặt đường rộng 16,0m (gồm 4 làn xe 4x3,5m=14m; dải phân cách giữa và dải an toàn rộng 3x0,5m+2x0,25m=2m; lề đất: Blề=2x0,5=1,0m). Bố trí các điểm dừng xe khẩn cấp cách quãng 4-5 km/1 điểm theo hướng dẫn phân kỳ tại Tiêu chuẩn cơ sở 42:2022/TCĐBVN của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nay là Cục Đường bộ Việt Nam); bề rộng cầu phù hợp với bề rộng nền đường giai đoạn phân kỳ, Bcầu = 17,5m.

+ Tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam: đầu tư xây dựng theo quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường Bnền =14,5m, mặt đường rộng 12,5m gồm: 2 làn xe chạy: 2x3,5m=7m; dải phân cách giữa và dải an toàn giữa: 3x0,5m=1,5m; dải dừng xe khẩn cấp: 2x2,0m=4,0m; lề đất: Blề=2x1=2m. Bố trí các điểm vượt xe dài từ 1,3 - 1,8km/1 điểm cách quãng ở cả 2 bên theo chiều xe chạy theo hướng dẫn phân kỳ tại Tiêu chuẩn cơ sở 42:2022/TCĐBVN của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nay là Cục Đường bộ Việt Nam). Bề rộng cầu phù hợp với bề rộng nền đường giai đoạn phân kỳ, Bcầu = 14,5m.

- Đường gom, đường ngang, đường hoàn trả: bề rộng đường gom tối thiểu: Bmặt/Bnền = 1,5/3,0m. Đường ngang, đường hoàn trả theo mặt cắt ngang đường hiện hữu.

2.4.4. Thiết kế giao cắt:

a) Giao cắt liên thông: giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng 06 nút giao:

- Nút giao đầu tuyến IC.01 (lý trình khoảng Km1+800), được thiết kế giao bằng vuốt nối vào vòng xuyến hiện tại;

- Nút giao IC.02 (lý trình khoảng Km7+700) kết nối cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng với tuyến nối cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Cốc Nam. Nút giao được thiết kế dạng loa kèn đơn.

- Nút giao IC.03 (lý trình khoảng Km17+420) kết nối cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng với Quốc lộ 4B là đường dẫn vào thành phố Lạng Sơn và đường đi tỉnh Quảng Ninh. Nút giao được thiết kế dạng loa kèn đơn.

- Nút giao IC.05 (lý trình tuyến nối khoảng Km14+353) kết nối tuyến cao tốc với cửa khẩu Tân Thanh được thiết kế loại nút giao bằng.

- Nút giao IC.06 (lý trình tuyến nối nhánh số 2 khoảng Km1+875) kết nối tuyến cao tốc với cửa khẩu Cốc Nam được thiết kế loại nút giao bằng.

- Nút giao IC.07 (lý trình tuyến nối khoảng Km7+500) kết nối nhánh nối cửa khẩu Cốc Nam với tuyến đi cửa khẩu Tân Thanh được thiết kế loại nút giao loa kèn đơn. - Điểm ra vào cao tốc tại khu trung chuyển: bố trí điểm ra, vào cao tốc tại Km5+320 kết nối tuyến cao tốc với khu trung chuyển hàng hóa.

b) Giao cắt trực thông:

- Giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng 01 cầu vượt trực thông tại nút giao IC.04 (lý trình khoảng Km26+700) kết nối cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng với Quốc lộ 1 hướng vào thành phố Lạng Sơn, cầu vượt thiết kế đảm bảo phù hợp với giai đoạn hoàn chỉnh đầu tư nút giao. Giai đoạn hoàn thiện dự kiến đầu tư nút giao dạng loa kèn đơn.

- Hầm giao thông dân sinh: dự kiến bố trí 68 hầm chui dân sinh bê tông cốt thép trên chính tuyến kết nối giao thông hai bên tuyến (trong đó tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng có 55 hầm chui dân sinh; tuyến nối cao tốc với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam có 13 hầm chui dân sinh). Số lượng, vị trí và khẩu độ hầm chui dân sinh đã được thỏa thuận với địa phương trên cơ sở tiêu chuẩn thiết kế, có xét đến quy hoạch của địa phương, phù hợp với nhu cầu và hiện trạng kết nối giao thông khu vực.

2.4.5. Công trình cầu:

- Xây dựng 39 công trình cầu, trong đó:

+ Đoạn tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng có 24 cầu: 21 cầu trên tuyến chính, 01 cầu trong nút giao, 02 cầu trên đường ngang.

+ Đoạn tuyến kết nối cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam có 15 cầu: 10 cầu trên tuyến chính, 03 cầu nút giao, 02 cầu trên đường ngang.

- Cầu vượt ngang: bề rộng cầu phù hợp với quy mô đường hiện tại, có xem xét để phù hợp với quy hoạch (nếu có).

a) Mặt cắt ngang cầu:

- Cầu trên đường cao tốc:

Giai đoạn phân kỳ:

+ Đối với đoạn tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng: xây dựng mặt cắt ngang cầu quy mô B=17,5m dốc ngang một mái đảm bảo 4 làn xe cơ giới, tim cầu phân kỳ trùng với tim tuyến giai đoạn phân kỳ.

+ Đối với đoạn tuyến kết nối cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam: xây dựng mặt cắt ngang cầu quy mô B=14,5m dốc ngang một mái đảm bảo 2 làn xe cơ giới.

Giai đoạn hoàn thiện:

+ Đối với đoạn cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng: xây dựng thêm đơn nguyên cầu quy mô B =16,25m dốc ngang một mái, khoảng cách giữa hai cầu là 1,0 m; tổ chức lại giao thông trên cầu phù hợp với quy mô giai đoạn hoàn thiện.

+ Đối với đoạn tuyến kết nối cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam: hoàn thiện xây dựng cầu quy mô 22m.

- Cầu trong nút giao liên thông: phù hợp với quy mô chính tuyến và các nhánh trong nút. b) Kết cấu phần trên: sử dụng dầm bê tông cốt thép dự ứng lực đúc sẵn (dầm bản, dầm I, dầm Super-T).

c) Kết cấu phần dưới: mố, trụ bằng bê tông cốt thép trên hệ móng cọc bê tông cốt thép.

2.4.6. Hệ thống thoát nước:

- Hệ thống thoát nước ngang: xây dựng mới hệ thống thoát nước ngang bảo đảm thoát nước và phục vụ thủy lợi. Chiều dài cống thoát nước phù hợp với quy mô nền đường giai đoạn phân kỳ.

- Hệ thống thoát nước dọc: xây dựng mới hệ thống rãnh dọc, rãnh biên, rãnh đỉnh, bậc nước… bảo đảm thoát nước nền, mặt đường.

- Hoàn trả kênh, mương đối với các đoạn tuyến đi trùng hệ thống kênh, mương hiện hữu.

2.4.7. Công trình phục vụ khai thác:

a) Hệ thống giao thông thông minh (ITS): thiết kế hệ thống ITS cho giai đoạn phân kỳ bao gồm các hạng mục: hệ thống camera giám sát; hệ thống phát hiện xe; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống biển báo thông tin điện tử; hệ thống truyền dẫn; trung tâm quản lý điều hành giao thông tại Nút giao IC-03 đáp ứng cho việc vận hành, khai thác đường cao tốc theo quy định.

b) Trạm thu phí:

Xây dựng 05 trạm thu phí, gồm 02 trạm thu phí đặt trên tuyến chính của cao tốc: Km5+325 (thiết kế 06 làn thu phí ETC gồm 03 làn ra và 03 làn vào); Km44+305 (thiết kế 04 làn thu phí ETC gồm 02 làn ra và 02 làn vào) và 03 trạm thu phí đặt trên tuyến nhánh tại các nút giao và điểm ra vào cao tốc, phù hợp với hình thức thu phí tự động không dừng.

2.4.8. Các công trình khác:

- Đường gom, đường ngang, đường hoàn trả: xây dựng khoảng 1,9km đường ngang và 21,8km đường gom. Hệ thống đường gom, đường ngang, đường hoàn trả dọc hai bên tuyến (không liên tục); kết cấu mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa, bê tông xi măng phù hợp với hiện trạng và được tính toán đảm bảo khả năng khai thác theo yêu cầu cấp đường.

- Hệ thống an toàn giao thông: xây dựng hoàn chỉnh hệ thống an toàn giao thông phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.

- Công trình phòng hộ: công trình gia cố phòng hộ bố trí đảm bảo tuyến đường ổn định trong quá trình khai thác, đồng thời kết hợp với các công trình khác tạo cảnh quan và dẫn hướng, chỉ dẫn cho người lái xe.

- Hàng rào: bố trí tại ranh giới giải phóng mặt bằng (GPMB) đường cao tốc giai đoạn hoàn chỉnh đối với các đoạn không có đường gom; bố trí tại ranh giới giữa đường gom với đường cao tốc giai đoạn hoàn chỉnh ở các đoạn có đường gom.

- Điện chiếu sáng: bố trí tại các nút giao liên thông, trạm thu phí trên tuyến.

3. Thời gian thực hiện dự án: năm 2023 - 2025 và đưa vào khai thác năm 2026.

4. Diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng; nhu cầu sử dụng tài nguyên khác Tổng diện tích sử dụng đất của dự án dự kiến khoảng 640,28 ha (địa phận huyện Chi Lăng khoảng 166,47 ha, địa phận huyện Cao Lộc khoảng 297,55 ha; địa phận huyện Văn Lãng khoảng 69,83 ha; địa phận thành phố Lạng Sơn khoảng 106,43 ha), trong đó:

- Diện tích sử dụng đất theo ranh giới GPMB của tuyến đường khoảng 564,47 ha (tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng khoảng 441,23 ha; tuyến kết nối cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam khoảng 123,24 ha);

- Diện tích sử dụng đất dự kiến xây dựng các khu tái định cư cho dự án là khoảng 14,1ha (các khu tái định cư theo đề xuất của địa phương phù hợp với nhu cầu thực tế);

- Diện tích sử dụng đất dự kiến tạm thời cho các bãi đổ thải và mỏ vật liệu của dự án là khoảng 61,71 ha.

5. Loại hợp đồng dự án PPP Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

6. Tổng mức đầu tư của dự án: 11.179 tỷ đồng (bằng chữ: mười một nghìn, một trăm bảy mươi chín tỷ đồng).

 

TT

Nội dung chi phí

Giá trị (giai đoạn phân kỳ)

1

Chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư (đã bao gồm dự phòng)

1.728

2

Chi phí xây dựng

6.603

3

Chi phí thiết bị

237

4

Chi phí Quản lý dự án

40

5

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

349

6

Chi phí khác và lãi vay

755

-

Chi phí khác

301

-

Chi phí lãi vay

474

7

Chi phí dự phòng (khối lượng và trượt giá)

1.447

-

Dự phòng khối lượng cho phần xây dựng

747

-

Dự phòng trượt giá

700

8

Tổng mức đầu tư

11.179

 

7. Cơ cấu nguồn vốn

Vốn do nhà đầu tư có trách nhiệm huy động (gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay và các nguồn huy động khác) 6.179 tỷ đồng (chiếm 55,27% tổng mức đầu tư).

Vốn nhà nước trong dự án PPP khoảng 5.000 tỷ đồng (chiếm 44,73% tổng mức đầu tư).

8. Vốn nhà nước trong dự án PPP

Vốn nhà nước trong dự án PPP: khoảng 5.000 tỷ đồng (gồm vốn hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án và chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm cho toàn bộ Dự án), trong đó vốn ngân sách trung ương 2.500 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh 2.500 tỷ đồng.

a) Vốn hỗ trợ xây dựng công trình tạm, xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng khoảng 3.272 tỷ đồng.

- Tiến độ thanh toán, tỷ lệ thanh toán theo tiến độ: được quy định cụ thể trong hợp đồng dự án PPP.

- Phương thức quản lý và sử dụng: theo điểm b khoản 5 điều 70 Luật PPP số 64/2020/QH14 ngày 18/6/2020.

b) Vốn chi trả kinh phí bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư (đã bao gồm cả chi phí dự phòng): - Chi phí bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư khoảng 1.728 tỷ đồng (trong các bước tiếp theo, trường hợp chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tăng so với dự kiến thì phần tăng sẽ được lấy từ vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình tạm, xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng).

- Phương thức quản lý và sử dụng: tách thành các tiểu dự án riêng, do UBND các huyện: Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức thực hiện theo quy định.

c) Giá trị vốn nhà nước tại điểm a và điểm b nêu trên chiếm tỷ lệ khoảng 44,73% tổng mức đầu tư.

d) Chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, chi phí tổ chức lựa chọn nhà đầu tư: khoảng 26,33 tỷ đồng.

9. Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công

- Nhà đầu tư sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư dự án, được hoàn vốn bằng thu phí kín trên toàn tuyến cao tốc.

- Mức giá dịch vụ: giá vé với hình thức thu phí kín, năm cơ sở 2026 mức giá vé 5 nhóm phương tiện lần lượt là: 2.100 - 3.000 - 3.700 - 6.000 - 8.100 (đồng/km), định kỳ 3 năm điều chỉnh tăng 15%/lần.

- Các chi phí, thông số khác: theo hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được Hội đồng thẩm định cấp cơ sở, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

- Chi phí trong giai đoạn vận hành khai thác (chi phí quản lý, vận hành đường cao tốc trạm thu phí; chi phí bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ đường cao tốc; chi phí thay thế thiết bị,…): xác định theo quy định hiện hành.

- Kết quả phương án tài chính:

+ Giá trị hiện tại ròng (NPV)                       : 16,08 tỷ đồng > 0 tỷ đồng

+ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)                : 12,25 % /năm

+ Tỷ suất lợi nhuận/Chi phí (B/C)               : 1,003 > 1,000

+ Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) : 12,23%

+ Thời gian thu phí, hoàn vốn khoảng        : 29 năm 6 tháng.

10. Tên cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu, nhà đầu tư đề xuất dự án

- Cơ quan có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn;

- Cơ quan ký kết hợp đồng: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn;

- Bên mời thầu: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn;

- Nhà đầu tư đề xuất dự án: Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả.

11. Hình thức và thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư

- Đấu thầu rộng rãi trong nước không sơ tuyển. Nhà đầu tư đề xuất dự án được hưởng mức ưu đãi theo quy định của pháp luật trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư.

- Thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư: dự kiến từ Quý I/2024.

12. Phương án GPMB, tái định cư

- GPMB theo quy mô hoàn thiện 06 làn xe Bnền= 32,25m (đối với đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng) và 04 làn xe Bnền= 22m (đối với đoạn tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam).

- Phạm vi GPMB được xác định ranh giới theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Tổ chức thực hiện: tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án dự kiến khoảng 640,28 ha (địa phận huyện Chi Lăng khoảng: 166,47 ha, địa phận huyện Cao Lộc khoảng: 297,55 ha; địa phận huyện Văn Lãng khoảng: 69,83 ha; địa phận thành phố Lạng Sơn khoảng: 106,43 ha); diện tích đất theo ranh giới GPMB của tuyến đường khoảng 564,47 ha, nhu cầu sử dụng đất dự kiến xây dựng các khu tái định cư cho dự án là khoảng 14,1ha (các khu tái định cư theo đề xuất của địa phương phù hợp với nhu cầu thực tế), nhu cầu sử dụng đất dự kiến tạm thời cho các bãi đổ thải và mỏ vật liệu của dự án là khoảng 61,71 ha. Tách thành tiểu các dự án GPMB độc lập, do UBND các huyện: Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức thực hiện.

13. Nội dung khác

a) Công tác thiết kế: thiết kế 3 bước (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công).

b) Loại, nhóm dự án; loại, cấp công trình: công trình giao thông đường bộ (đường ô tô cao tốc) cấp I; dự án nhóm A.

c) Thời hạn sử dụng công trình chính theo thiết kế: theo tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng.

d) Đối với các chi phí mà Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án thực hiện tại dự án thành phần 2 tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (Km1+800 - Km44+749,67) thuộc dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (dự án trước đây) đã thực hiện, trong các bước tiếp theo phần nguồn vốn chi trả sẽ được tính toán trong cơ cấu tổng mức đầu tư của Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT.

đ) Đối với Trạm thu phí tại Km44+305, đơn vị triển khai bước thiết kế sau thiết kế cơ sở tổ chức làm việc thống nhất với Doanh nghiệp dự án và Nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn để xem xét tổ chức thu phí liên thông giữa hai dự án, không đầu tư trạm thu phí tại vị trí này nhằm tiết kiệm chi phí. Đơn vị triển khai bước thiết kế sau thiết kế cơ sở tiếp tục rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, so sánh lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp, tận dụng tối đa vật liệu đào đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để đắp nền đường cho giai đoạn hoàn thiện, đặc biệt là áp dụng các giải pháp công nghệ mới, bảo đảm tối ưu về tính kinh tế - kỹ thuật của dự án.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các Sở, ban, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tư pháp, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn, Kho bạc Nhà nước Lạng Sơn và các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn, phối hợp, kiểm tra thực hiện các nội dung tại Quyết định này đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

2. Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm đại diện cơ quan có thẩm quyền, trong quá trình thực hiện dự án có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập hoàn thiện hồ sơ mời thầu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt làm cơ sở để lựa chọn nhà đầu tư. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đàm phán hợp đồng dự án; trên cơ sở kết quả đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức ký kết hợp đồng với Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án và công khai thông tin hợp đồng dự án theo quy định tại Điều 9 và Điều 49 Luật PPP ngày 18 tháng 6 năm 2020.

c) Theo dõi, giám sát việc tuân thủ các nghĩa vụ của Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án theo quy định tại hợp đồng dự án và quản lý chặt chẽ chất lượng, tiến độ và chi phí đầu tư xây dựng, bảo đảm tuân thủ quy định, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, không để thất thoát, lãng phí.

3. UBND các huyện: Cao Lộc, Văn Lãng, Chi Lăng và UBND thành phố Lạng Sơn: tổ chức thực hiện công tác GPMB (bao gồm cả công tác di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật), bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án trên địa bàn quản lý.

4. Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả (Nhà đầu tư đề xuất dự án): chịu trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo Báo cáo thẩm định số 79/BC-HĐTĐCCS ngày 14/11/2023 của Hội đồng thẩm định cấp cơ sở; chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu, tài liệu tại Điều 1 Quyết định này; giao nộp hồ sơ và tài liệu cần thiết theo quy định cho các cơ quan có liên quan để triển khai các công việc tiếp theo và lưu trữ tuân thủ quy định hiện hành.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tư pháp; Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh; Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Lạng Sơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Cao Lộc, Văn Lãng, Chi Lăng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

2. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Bộ: GTVT, KHĐT, TC, XD, TNMT, NNPTNT (để b/c);

- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);

- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

- Hội đồng thẩm định cấp cơ sở;

- Các cơ quan có tên tại Điều 3;

- Các PCVPUBND tỉnh, các phòng CM, Trung tâm Thông tin;

- Lưu: VT, KT(VAT).

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Hồ Tiến Thiệu

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Kế hoạch 946/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết 27/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Kế hoạch 36/Kh-UBND ngày 20/1/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về quy định một số biện pháp tăng cường giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 -2025

Kế hoạch 946/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết 27/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Kế hoạch 36/Kh-UBND ngày 20/1/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về quy định một số biện pháp tăng cường giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 -2025

Giao thông

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi