Quyết định 05/2013/QĐ-UBND Yên Bái về quản lý đường chuyên dùng và đường đô thị

thuộc tính Quyết định 05/2013/QĐ-UBND

Quyết định 05/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định về công tác quản lý và bảo trì mạng lưới đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng và đường đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:05/2013/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phạm Duy Cường
Ngày ban hành:13/03/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------
Số: 05/2013/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Yên Bái, ngày 13 tháng 3 năm 2013
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC: BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG TỈNH, ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ, ĐƯỜNG CHUYÊN DÙNG VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
----------------------
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
 
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19/4/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo trì đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái tại Tờ trình số 1348/TTr-SGTVT ngày 21 tháng 11 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về công tác quản lý và bảo trì mạng lưới đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng và đường đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành Quyết định này thay thế các Quyết định số 184/1998/QĐ.UB ngày 20/7/1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành qui định công tác quản lý, sửa chữa hệ thống đường liên huyện, đường huyện, đường xã phường thuộc tỉnh Yên Bái và Quyết định số 917/2007/QĐ - UBND ngày 02/7/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Qui định về công tác quản lý, bảo trì mạng lưới đường đô thị và đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Chánh Văn Phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên mụn thuộc UBND tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ;
- TT. Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Tổng cục đường bộ Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Uỷ ban MTTQ tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái;
- Sở Tư pháp (tự kiểm tra VB);
- Phú VP.UBND tỉnh (TH, TNMT);
- Lưu: VT, XD, TC, TH.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Duy Cường
 
 
 
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:
Quyết định này quy định nội dung công tác quản lý và bảo trì mạng lưới đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng và đường đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý và bảo trì mạng lưới đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng và đường đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của các tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
2. Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
3. Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
4. Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị.
5. Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức cá nhân;
6. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác;
7. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
8. Bảo trì công trình là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoạt động bình thường và đảm bảo an toàn sử dụng công trình
Công tác bảo trì đường bộ bao gồm công tác bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
Công tác sửa chữa định kỳ bao gồm công tác sửa chữa vừa và công tác sửa chữa lớn.
9. Sửa chữa vừa là sửa chữa những hư hỏng, khắc phục những biểu hiện xuống cấp của bộ phận, kết cấu công trình có thể ảnh hưởng đến chất lượng khai thác đường bộ và gây mất an toàn khai thác.
10. Sửa chữa lớn là công việc sửa chữa tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình.
11. Sửa chữa đột xuất là công việc sửa chữa công trình đường bộ chịu các tác động đột xuất như gió bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy hoặc những tác động đột xuất khác đã dẫn tới những hư hỏng, xuống cấp cần được sửa chữa kịp thời để đảm bảo giao thông liên tục.
12. Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
1. Phát hiện kịp thời những hư hỏng, vi phạm phát sinh mới các công trình cầu đường và hành lang đường bộ, đồng thời có biện pháp khắc phục sửa chữa, ngăn chặn nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật, mỹ thuật và công năng công trình đảm bảo khai thác, sử dụng có hiệu quả.
2. Tăng cường sự bền vững của công trình cầu đường, góp phần khai thác tối đa lợi ích kinh tế xã hội của công trình mang lại.
Chương II
 
1. Các tuyến đường tỉnh:
Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý, khai thác mạng lưới đường tỉnh được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao quản lý.
2. Các tuyến đường huyện:
Uỷ ban nhân dân các huyện có trách nhiệm quản lý, khai thác mạng lưới đường huyện trong địa giới hành chính thuộc các huyện.
3. Các tuyến đường xã:
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý, khai thác các tuyến đường xã nằm trong địa giới hành chính thuộc các xã, phường, thị trấn.
4. Các tuyến đường đô thị:
Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm quản lý, khai thác (trừ trường hợp có các quy định khác ).
5. Các tuyến đường chuyên dùng:
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có tránh nhiệm quản lý, khai thác các tuyến đường chuyên dùng trong quá trình khai thác.
6. Đăng ký phân loại:
Căn cứ vào tình hình thực tế hệ thống đường bộ trên địa bàn do Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố được phân cấp quản lý, hàng năm Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Quản lý đô thị có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức đăng ký, phân loại theo quy định và gửi về Sở Giao thông vận tải (thời gian gửi trước ngày 15/3 hàng năm) để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
1. Trách nhiệm của Sở giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a. Căn cứ vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã và tình hình thực tế của các tuyến đường. Sở giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức xây dựng kế hoạch hàng năm cho công tác quản lý và bảo trì mạng lưới giao thông đường bộ theo phân cấp quản lý.
b. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức huy động các nguồn lực thực hiện công tác quản lý, bảo trì các công trình giao thông trên địa bàn theo phân cấp quản lý.
c. Tổ chức tuyên truyền phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ công trình đường bộ.
d. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo đúng quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ; Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm, cưỡng chế dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép để giải toả hành lang an toàn đường bộ.
e. Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ.
f. Huy động mọi lực lượng, thiết bị, vật tư để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi có thiên tai, địch họa xảy ra.
g. Cấp, thu hồi giấy phép thi công trên đường bộ theo phân cấp quản lý.
h. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
i. Quyết định giao cho các xã, phường, thị trấn, tổ chức quản lý nhà nước các tuyến đường để các xã, phường, thị trấn quản lý chỉ giới hành lang bảo vệ công trình giao thông và trật tự an toàn giao thông.
2. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
a. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hàng năm xây dựng kế hoạch sửa chữa, bố trí kinh phí để thực hiện việc quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn xã, phường thị trấn theo đúng quy định.
b. Quyết định giao các tuyến đường cho các thôn, bản, làng, tổ dân phố quản lý.
c. Tổ chức tuyên truyền phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
d. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo đúng quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.
e. Huy động mọi lực lượng, thiết bị, vật tư để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi có thiên tai, địch hoạ xảy ra.
f. Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ.
g. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
2. Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ (dưới đây gọi tắt phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ).
- Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ dùng để giữ vật tư sử dụng cho bảo trì, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện việc bảo trì, để chất bẩn từ mặt đường ra hai bên đường, chống xâm hại công trình đường bộ.
- Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài cùng của rãnh dọc tại các vị trí không đào, không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên như sau:
a. 03 mét đối với đường cấp I, đường cấp II.
b. 02 mét đối với đường cấp III.
c. 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống.
3. Đối với đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, Chủ đầu tư phải xác định giới hạn đất dành cho đường bộ và lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Đối với đường bộ đang khai thác thì cơ quan quản lý đường bộ cùng cơ quan quản lý đất đai của Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phải xác định giới hạn đất dành cho đường bộ và có kế hoạch thu hồi đất của người sử dụng đất để quản lý theo quy định, ưu tiên giải quyết thu hồi đất đối với đường bộ từ cấp III trở lên.
Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được quy định như sau:
1. Đối với đường ngoài đô thị: căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ mép ngoài cùng của nền đường bộ trở ra hai bên là:
a. 17 mét đối với đường cấp I, cấp II.
b. 13 mét đối với đường cấp III.
c. 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V.
d. 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
2. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ trong đô thị được tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đường cao tốc đô thị, bề rộng hành lang an toàn là 40m.
3. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lấn lên công trình đường bộ.
Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.
4. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thuỷ nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.
1. Hành lang an toàn đối với cầu trên đường ngoài đô thị:
a. Theo chiều dọc cầu tính từ đuôi mố cầu ra mỗi bên:
- 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét trở lên.
- 30 mét đối với cầu có chiều dài dưới 60 mét.
b. Theo chiều ngang cầu tính từ mép ngoài cùng đất của đường bộ trở ra mỗi bên.
- 150 mét đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300m.
- 100 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét.
- 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 60 mét.
- 20 mét đối với cầu có chiều dài nhỏ hơn 20 mét.
2. Hành lang an toàn đối với cầu trên đường trong đô thị: Theo khoản 1, Điều 4, tại Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 17/01/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Quy định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
3. Hành lang an toàn đối với cống tương ứng với hành lang an toàn đường bộ nơi đặt cống.
4. Hành lang an toàn đối với đường ngầm, đường tràn: Quy định theo quy định của cầu.
5. Hành lang an toàn đối với kè:
a. Kè chống xói để bảo vệ nền đường:
- Từ đầu kè và từ cuối kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 50 mét.
- Từ chân kè trở ra sông 20 mét, 10 mét trở ra đối với suối.
b. Kè chỉnh trị dòng nước:
- Từ chân kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 100 mét.
- Từ gốc kè trở vào bờ 50 mét.
- Từ chân đầu kè trở ra sông 20 mét, 10 mét trở ra đối với suối.
c. Trường hợp hành lang an toàn của Kè bảo vệ đường bộ quy định tại điểm a, điểm b khoản này chồng lấn với hành lang an toàn của đê điều thì ranh giới là điểm giữa của khoảng cách giữa hai điểm ngoài cùng của hai công trình.
6. Hành lang an toàn đối với Bến phà, Cầu phao:
- Theo chiều dọc: bằng chiều dài đường xuống bến phà, cầu phao.
- Theo chiều ngang: từ tim bến phà, cầu phao trở ra mỗi phía thượng lưu, hạ lưu là 150 mét.
Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ đối với phần trên không được quy định như sau:
1. Đối với đường là 4,75 mét tính từ điểm cao nhất của mặt đường trở lên theo phương thẳng đứng.
2. Đối với cầu là bộ phận kết cấu cao nhất của cầu, nhưng không thấp hơn 4,75 mét tính từ điểm cao nhất của mặt cầu (phần xe chạy) trở lên theo phương thẳng đứng.
3. Chiều cao đường dây thông tin đi phía trên đường bộ phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu từ điểm cao nhất của mặt đường đến đường dây thông tin theo phương thẳng đứng là 5,50 mét.
4. Chiều cao đường dây tải điện đi phía trên đường bộ hoặc gắn trực tiếp trên kết cấu của cầu phải bảo đảm an toàn cho hoạt động giao thông vận tải và an toàn lưới điện tuỳ theo điện áp của đường dây điện.
1. Đối với công trình cột ăng ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây tải điện, tính từ chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào đến chân cột tối thiểu bằng 1,3 lần chiều cao của cột và không được nhỏ hơn 05 mét.
2. Trường hợp đường bộ đi qua khu vực nội thành, nội thị, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang bằng bề rộng của chỉ giới xây dựng theo quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Trường hợp đường bộ đi qua khu vực miền núi có địa hình núi cao, vực sâu, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với cột của đường dây thông tin, đường dây tải điện được phép nhỏ hơn khoảng cách quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này nhưng tối thiểu phải cách mép phần xe chạy 2,0 mét. Giới hạn do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền quyết định cụ thể trong văn bản chấp thuận xây dựng công trình.
Phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước đối với công trình đường bộ do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền quyết định đối với từng công trình cụ thể, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình và không ảnh hưởng đến việc quản lý, bảo trì đường bộ.
1. Lưu trữ và quản lý khai thác hồ sơ hoàn công công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất.
2. Lập hồ sơ quản lý công trình đường bộ
a) Đối với cầu đường bộ: Gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công như trạng thái không của cầu, hồ sơ hệ mốc cao độ, bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang cầu, mặt cắt địa chất, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc lộ giới, hành lang an toàn cầu, hồ sơ kiểm định, hồ sơ cấp phép thi công; lập sổ lý lịch cầu, cập nhật kết quả các đợt kiểm tra, kiểm định, các dự án sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất; sổ tuần tra, kiểm tra cầu;
b) Đối với đường bộ: Gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công như bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, mặt cắt địa chất, hệ thống thoát nước, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc lộ giới, hồ sơ cấp phép thi công; lập bình đồ duỗi thẳng và cập nhật các biến động về tổ chức giao thông, sử dụng đất dành cho đường bộ; sổ tuần đường; cập nhật số liệu về đếm xe (lưu lượng, tải trọng xe); cập nhật kết quả các đợt kiểm tra, các dự án sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất;
c) Đối với bến phà đường bộ: Gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công như bình đồ, kể cả bình đồ bố trí phao ttiêu, đốn tín hiệu hướng dẫn giao thông đường thuỷ khu vực bến phà, tổ chức giao thông, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang bến, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc lộ giới, hành lang an toàn bến phà, hồ sơ cấp phép thi công; cập nhật các thay đổi về luồng, về lưu lượng người, phương tiện tham gia giao thông; các thay đổi về tổ chức giao thông, kết quả kiểm tra và dự án sửa chữa định kỳ, đột xuất;
d) Đối với hầm đường bộ: Lập hồ sơ quản lý như quy định đối với đường bộ, ngoài ra còn phải theo dõi cập nhật tình trạng quạt thông gió, hầm thông gió, các sự cố về cháy nổ, về hoạt động của hầm hút bụi tĩnh điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống bơm nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải hệ thống PCCC và các thiết bị phụ trợ khác;
đ) Công trình kè, cống và các công trình nhân tạo tương tự, ngoài việc quản lý bảo dưỡng thường xuyên, phải lập kế hoạch kiểm tra, theo dõi riêng.
3. Lập hồ sơ quản lý hành lang an toàn đường bộ
a) Hồ sơ quản lý hành lang an toàn đường bộ bao gồm tình trạng sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ, các công trình ảnh hưởng đến an toàn đường bộ, an toàn giao thông; vi phạm, thời điểm vi phạm và quá trình xử lý vi phạm;
b) Hồ sơ đấu nối đường nhánh phải lập riêng để theo dõi và cập nhật bổ sung các vi phạm liên quan đến đấu nối đường nhánh để làm việc với các cấp có thẩm quyền và chính quyền địa phương nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường bộ;
c) Lập hồ sơ quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hồ sơ hoàn công các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong hành lang an toàn đường bộ, giấy phép thi công và các văn bản liên quan khác.
4. Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ công trình đường bộ; phối hợp với công an, Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Theo dõi tình hình hư hại công trình đường bộ; tổ chức tuần tra, kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời hư hỏng và các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị Uỷ ban nhân dõn các cấp xử lý theo quy định.
6. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật định kỳ tháng, quí, năm; kiểm tra đột xuất sau mỗi đợt lụt, bão hoặc các tác động bất thường khác.
7. Thực hiện đếm xe, phân tích số liệu và đánh giá sự tăng trưởng của lưu lượng, kiểu loại phương tiện cơ giới đường bộ.
8. Thực hiện quản lý tải trọng, khổ giới hạn xe; tổ chức cấp giấy lưu hành cho xe bánh xích, xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng công trình đường bộ; kiểm tra tải trọng xe ở các trạm kiểm tra tải trọng xe cố định hoặc tạm thời và xử lý theo quy định; phân tích đánh giá tác động do hoạt động của xe quá khổ, quá tải đến sự bền vững công trình đường bộ.
9. Lập biểu mẫu theo dõi số vụ tai nạn, xác định nguyên nhân ban đầu từng vụ tai nạn, thiệt hại do tai nạn. Phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để giải quyết tai nạn giao thông theo thẩm quyền.
10. Phân làn, phân luồng, tổ chức giao thông; thường xuyên rà soát, điều chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ cho phù hợp; lập hồ sơ điểm đen, xử lý và theo dõi kết quả các điểm đen đó được xử lý.
11. Trực đảm bảo giao thông; theo dõi tình hình thời tiết, ngập lụt, các sự cố công trình, xử lý và báo cáo theo quy định;
12. Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
1. Công tác bảo trì đường bộ bao gồm: Bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
2. Công tác sửa chữa thường xuyên:
Bảo dưỡng thường xuyên là công việc hàng ngày hoặc theo định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng hoặc hàng quý, nhằm theo dõi tình trạng đường bộ, đưa ra giải pháp ngăn chặn hư hỏng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng đường bộ, duy trì tình trạng làm việc bình thường của đường bộ để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt cụ thể:
a. Sửa chữa nền đường: Phải được thực hiện thường xuyên, vá lấp ổ gà, bù phụ nền đường, thường xuyên kiểm tra phát hiện và sử lý kịp thời các trường hợp đào khoét taluy, hạ thấp hoặc đắp cao nền đường, đào làm mương dẫn nước qua đường, không được sử dụng nền đường làm chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, không để các phương tiện làm cản trở giao thông trên đường, công tác sửa chữa nền đường bao gồm các phần việc sau:
- Phát cây rẫy cỏ: Trong phạm vi giới hạn của nền đường phải phát quang cây cỏ che khuất tầm nhìn che khuất các thiết bị an toàn (cọc tiêu, biển báo, hộ lan). Cây cỏ phải được phát tận gốc không để cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông, nghiêm cấm việc sử dụng chất diệt cỏ trong công tác phát cây rẫy cỏ. Sau khi phát phải được thu dọn gọn gàng chuyển ra ngoài phạm vi nền đường. Không dùng phương pháp đốt để thu dọn cây cỏ, rơm rạ trên phạm vi gần mặt đường (mặt đường nhựa, bê tông nhựa, bê tông xi măng ...) và các công trình phụ trợ, các biển báo hiệu đảm bảo an toàn cho công trình tránh không gây cháy rừng.
- Sửa chữa nền đường bị sụt lở: Với địa hình miền núi như Yên Bái khi nền đường bị sụt lở phải tổ chức hót ngay phần đất bị sụt lở sau đó mới bạt lại mái taluy và đào vét lại rãnh đã bị lấp. Trường hợp có khối lượng sụt lở lớn trước hết phải hót một phần đảm bảo đủ bề rộng cho người và phương tiện xe cơ giới qua lại an toàn, có giải pháp tạm thời như lấp rãnh nổi, làm cống thoát nước tạm thời để thoát nước không gây ứ đọng làm hư hỏng nền, mặt đường, khi nền đường bị sói lở phải đắp phụ lại bằng vật liệu cùng loại, có độ ẩm cùng loại.
- Sửa chữa nền đường bị lầy lún: Do nhiều nguyên nhân địa chất nền đường không ổn định, đầm lèn không đảm bảo, đọng nước trên mặt phương pháp xử lý như sau: Nếu là địa chất không ổn định, đầm lèn kém thì phải đào bỏ lớp đất này thay thế bằng lớp địa chất khác (cát, đá, đất ...) đảm bảo tiêu chuẩn đầm lại đạt yêu cầu. Khi có nước đọng trên mặt phải có biện pháp thoát nước ra khỏi phạm vi nền đường.
- Sửa chữa mái taluy nền đường: Để bảo vệ mái taluy nền đường cần phải thường xuyên kiểm tra phát hiện và sử lý kịp thời nhằm hạn chế các nguyên nhân gây ra sự phá hoại như bạt thoải mái taluy, những nơi có khối lượng đất, đá lớn có thể bị sạt lở phải chặt bỏ cây to, cây có tán rộng không để nước mặt hoặc nước ngầm chảy trên mái taluy đường. Những nơi có điều kiện trồng cỏ phải tổ chức trồng cỏ để bảo vệ mái taluy, cỏ phải đánh thành vầng theo quy cách dầy 6-8cm rộng 20x30cm.
- Sửa lề đường: Lề đường phải được thường xuyên giữ gìn, sửa chữa đảm bảo vững chắc, phải bằng phẳng liền mặt với mặt đường, đảm bảo dốc ngang để thoát nước không để nước phá hoại nền đường và không gây cản trở giao thông.
b. Sửa chữa cống và rãnh nước: Hệ thống thoát nước bao gồm các cống ngang, cống dọc, rãnh dọc, rãnh đỉnh phải luôn được sửa sang để đảm bảo thoát nước không để nước phá hoại nền, mặt đường bao gồm các công việc sau:
- Đối với cống phải thường xuyên khơi thông, nạo vét bùn rác để tăng khả năng thoát nước;
- Rãnh dọc phải thường xuyên vét sửa hoặc đào lại đảm bảo đủ kích thước và độ dốc ban đầu, không được đổ bùn đất vét rãnh lên lề đường khi có mưa bùn đất trôi xuống rãnh gây tắc rãnh làm lầy lội trở ngại trên lề đường.
c. Sửa chữa mặt đường: Mặt đường bị hư hỏng phải được sửa chữa kịp thời với nguyên tắc kết cấu mặt đường loại nào hư hại khi sửa chữa phải vá bằng loại vật liệu đó (Đất, cấp phối, đá dăm láng nhựa, bê tông xi măng) và phải được đầm đắp cẩn thận đảm bảo đạt độ chặt bằng mặt đường cũ, đối với các vị trí có đào mặt đường để lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật tổ chức, cá nhân khi vá xong mặt đường có trách nhiệm bảo hành trong thời gian 12 tháng. Tuyệt đối không được phơi, đốt rơm rạ, tập kết lúa, hoa màu khi thu hoạch, để vật liệu, kéo củi, gỗ trên mặt đường làm hỏng nền, mặt đường và cản trở giao thông.
d. Sửa chữa cầu: Công tác sửa chữa thường xuyên cầu là giữ mặt cầu, mố cầu, trụ, lan can tay vịn sạch để đảm bảo thông thoáng và thoát nước tốt, mố trụ không có đất rác, gối cầu phải được bảo quản, bôi mỡ đúng định kỳ, dòng chảy dưới cầu luôn phải thông thoáng để tăng khả năng thoát nước. Phải có đầy đủ hệ thống phòng hộ (cọc tiêu, biển báo) ở hai đường đầu cầu như biển báo tên cầu, biển hạn chế tải trọng, hạn chế chiều ngang cầu, hạn chế chiều cao, cầu hẹp.
- Với cầu treo: Việc bảo quản, sử dụng cầu treo cũng như các loại cầu khác cần phải tuân theo quy định, có lịch kiểm tra, tu sửa thường xuyên và định kỳ vì cầu treo khác với các loại cầu khác là có dây cáp chủ, và dây treo do vậy cần phải bảo dưỡng tốt phải đặc biệt quan tâm tới công tác phòng rỉ, các bộ phận kết cấu khác bằng gỗ, tre phải chú ý phòng mục gẫy.
- Công tác duy tu sửa chữa cầu treo: Phải thường xuyên kiểm tra an toàn của cầu treo như cáp chủ, hố neo, bu lông các loại, ván mặt cầu, bờ bò, dây treo, hệ thống dây chống lắc ngang (nếu có), hệ cột cổng cầu, trụ cầu .... toàn bộ hệ cáp chủ, bu lông kẹp cáp thanh neo, hệ puly (từ đỉnh bê tông hố neo trở lên) phải được vệ sinh bôi mỡ định kỳ mỗi năm tối thiểu hai lần. Toàn bộ hệ kết cấu thép; cột cổng, dầm ngang, quang treo, hệ lan can khi có hiện tượng rỉ phải được làm sạch và sơn lại ngay. Hệ chân cột cổng, hố neo phải thường xuyên vệ sinh không để rác, nước, đất bao phủ lên. Không được buộc xúc vật ở khu vực cột cổng và hố neo cầu, phải thường xuyên vệ sinh, kiểm tra hệ mặt cầu để thay thế kịp thời các hư hỏng nếu có.
- Với cầu bê tông cốt thép, cầu dàn thép: Phải thường xuyên vệ sinh, phát quang cây cỏ tháo rỡ củi rác bị vướng làm cản trở dòng chảy. Phải thường xuyên làm vệ sinh mố, trụ, gối cầu và phải bôi mỡ theo đúng quy định. Với cầu thép hàng năm phải tổ chức kiểm tra các vị trí bị thiên nhiên phá hoại để đảm bảo an toàn cho công trình trong quá trình khai thác.
e. Báo cáo tình trạng cầu: Do đặc thù của công trình sáu tháng một lần ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị được giao quản lý các công trình do Sở Giao thông vận tải được phân cấp quản lý phải báo cáo tình trạng từng cầu về ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Sở Giao thông vận tải kịp thời có kế hoạch sửa chữa thường xuyên, không để các trường hợp hư hỏng xảy ra gây mất an toàn giao thông. Trong trường hợp do thiên tai, địch họa hoặc do sự cố bất thường xảy ra thì vừa tổ chức đảm bảo giao thông vừa phải báo cáo ngay cho ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Sở Giao thông vận tải biết để xử lý ngay.
g. Với cống thoát nước các loại: Phải thường xuyên thanh thải dòng chảy đặc biệt là mùa mưa bão nhằm tăng khả năng thoát nước của công trình. Khi có hư hỏng phải báo cáo kịp thời để có biện pháp xử lý đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại. nghiêm cấm việc chuyển dịch và tháo dỡ các tấm bản, nếu tấm bản bị hư hỏng (vỡ, sập) phải có biện pháp khắc phục tạm thời để đảm bảo giao thông. Không cho phép việc đắp be, chặn đầu cống để lấy nước canh tác, bắt cá hoặc giữ nước cho ao hồ làm ảnh hưởng tới công trình giao thông.
h. Công trình đường ngầm tràn: Phải tổ chức kiểm tra sửa chữa thường xuyên nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hư hỏng. Khi có mưa lũ phải bố trí người thường trực để gỡ rác, cây củi vướng làm cản trở dòng chảy, sau khi mưa phải tổ chức kiểm tra ngay nếu có hư hỏng phải xử lý kịp thời và báo cáo về Sở Giao thông vận tải, ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố để có kế hoạch sửa chữa nhằm ổn định lâu dài cho công trình.
i. Các công trình phòng hộ: Nghiêm cấm đào đắp đất, đá chặn dòng nước và xây dựng các công trình khác làm ảnh hưởng tới công trình phòng hộ, thường xuyên tổ chức kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng kịp thời để có biện pháp xử lý.
2. Công tác sửa chữa định kỳ: Là công tác sửa chữa hư hỏng các công trình đường bộ theo thời hạn quy định, kết hợp khắc phục một số khuyết tật của đường bộ xuất hiện trong quá trình khai thác, nhằm khôi phục tình trạng kỹ thuật ban đầu và cải thiện điều kiện khai thác của đường bộ (nếu cần thiết).
Công tác sửa chữa định kỳ bao gồm sửa chữa vừa và sửa chữa lớn; giữa hai kỳ sửa chữa lớn có ít nhất một lần sửa chữa vừa.
a. Đối với đường bộ
Thời hạn sửa chữa vừa và sửa chữa lớn đường bộ được quy định theo loại kết cấu mặt đường và lưu lượng xe tính toán thiết kế mặt đường theo bảng dưới đây.
 

TT
Loại kết cấu mặt đường
Thời hạn sửa chữa vừa
(năm)
Thời hạn sửa chữa lớn
(năm)
1
Bê tông nhựa
4
12
2
Bê tông xi măng
8
24
3
Đá dăm trộn nhựa, đá dăm đen
3
9
4
Thấm nhập nhựa; láng nhựa 2, 3 lớp
3
6
5
Đá dăm tiêu chuẩn, cấp phối đá dăm
2
4
6
Cấp phối thiên nhiên
1
3
 
Thời hạn sửa chữa vừa và sửa chữa lớn đường bộ được điều chỉnh bằng hệ số triết giảm phù hợp với điều kiện về thời gian sử dụng đường bộ và tăng trưởng lưu lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Các hệ số này được vận dụng theo quy định tương tự hệ số (Kt), (K1) tại các Phụ lục của định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ.
b. Đối với cầu đường bộ:
- Cầu tạm: Công tác sửa chữa định kỳ phải căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ.
- Các cầu khác: Công tác sửa chữa định kỳ phải căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, kết quả kiểm định.
c. Đối với hầm đường bộ, bến phà: Ngoài sửa chữa theo quy trình vận hành khai thác phù hợp với quy định, phải sửa chữa định kỳ căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ.
3. Công tác sửa chữa đột xuất: Là những công việc phải sửa chữa nhưng không thể dự đoán trước nguyên nhân có thể do thiên tai, địch họa hay sự cố bất thường khác gây ra. Công việc này phải chủ động lập phương án, khẩn trương huy động mọi nguồn lực về nhân lực, thiết bị, vật tư để tổ chức phân luồng, khắc phục đảm bảo giao thông và báo cáo nhanh về cấp trên để được hỗ trợ.
Sửa chữa đột suất được chia thành hai bước như sau:
* Bước 1: Thực hiện sửa chữa khôi phục đường bộ khẩn cấp, đảm bảo thông xe nhanh nhất và hạn chế thiệt hại công trình đường bộ. Bước 1 được thực hiện đồng thời vừa xử lý, vừa lập hồ sơ để hoàn thiện thủ tục làm cơ sở thanh quyết toán.
* Bước 2: Xử lý tiếp theo bước 1, nhằm khôi phục đường bộ theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật như trước khi xảy ra sự cố hoặc bền vững hóa, kiên cố hóa công trình. Bước 2 được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Chương III
 
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo trì mạng lưới đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng;
2. Đóng góp công sức, của cải vật chất vào việc bảo vệ mạng lưới đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng;
3. Phát hiện, tố giác và ngăn chặn hành vi xâm hại phá hoại công trình giao thông đường bộ, hành vi lấn chiếm sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.
Các hành vi vi phạm về bảo vệ công trình giao thông nếu gây thiệt hại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương IV
 
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân với chức năng nhiệm vụ được giao theo phân cấp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý và bảo trì mạng lưới đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng trên địa bàn đảm bảo giao thông luôn an toàn thông suốt.
2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhịêm trước ủy ban nhân dân tỉnh về chất lượng mạng lưới đường bộ được phân cấp quản lý; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhịêm trước ủy ban nhân dân cấp huyện về chất lượng mạng lưới đường bộ được phân cấp quản lý.
3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành, phối hợp hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Quản lý đô thị của ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố làm tốt công việc chuyên môn và tổ chức kiểm tra thường xuyên về việc quản lý và bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã và đường đô thịđạt hiệu quả, giảm chi phí sửa chữa nhằm duy trì giao thông an toàn và thông suốt.
4. Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn NSNN để hỗ trợ việc thực hiện công tác quản lý và bảo trì mạng lưới đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường đô thị trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Tài chính:
a. Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổng hợp, phân bổ kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp và sự nghiệp có tính chất đầu tư hàng năm để thực hiện công tác quản lý và bảo trì mạng lưới đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường đô thị trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật
b. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức được giao quản lý theo phân cấp trong việc sử dụng kinh phí quản lý và bảo trì mạng lưới đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường đô thịtheo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước nhằm phát huy hiệu quả vốn đầu tư.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái xem xét, giải quyết./.
 
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 295/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Thông tri 18-TT/TU ngày 07/12/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04/09/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Giao thông

văn bản mới nhất