Nghị định 47/2022 “siết” hoạt động kinh doanh vận tải hành khách thế nào?

Có hiệu lực từ ngày 01/9/2022, Nghị định 47/2022/NĐ-CP sẽ mang đến nhiều thay đổi đáng chú ý mang tính siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải. Thông tin chi tiết sẽ được LuatVietnam thông tin đến bạn đọc trong bài viết sau đây.


1. Ký gửi hàng trên xe khách phải cung cấp ít nhất 5 thông tin

Từ trước đến nay, việc gửi hàng qua xe khách được thực hiện vô cùng tiện lợi và đơn giản, không cần giấy tờ hay thủ tục giao nhận, giá thành rẻ, thời gian vận chuyển nhanh nên được rất nhiều người dân lựa chọn

Tuy nhiên do không được kiểm soát một cách chặt chẽ, hình thức ký gửi này cũng làm phát sinh một số vấn đề. Ví như trong số hàng hóa ký gửi có thể có cả những hàng hóa dễ gây cháy nổ hoặc hàng cấm.

Để bảo bảo công tác quản lý và kiểm soát hàng hóa ký gửi trên xe khách, khoản 1 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP đã bổ sung quy định:

Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hoá không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hoá cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hoá, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.

Theo đó, từ ngày 01/9/2022, khi muốn gửi hàng trên xe khách, người dân bắt buộc phải cung cấp ít nhất 05 thông tin sau cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có):

- Tên hàng hoá.

- Họ và tên.

- Địa chỉ.

- Số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân.

- Số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.

- Cân nặng của hàng hóa (không bắt buộc cung cấp). 
quy dinh moi ve hoat dong kinh doanh van tai


2. Không cải tạo xe 16 chỗ thành xe Limousine để chở khách

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định 47/2022/NĐ-CP. Theo đó, tại quy định về điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, Nghị định 47 đã bỏ quy định:

Không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

Thay vào đó, Nghị định mới quy định:

Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

Như vậy từ ngày 01/9/2022, các dòng xe trên 10 chỗ sẽ không được cải tạo thành xe dưới 10 chỗ để kinh doanh vận tải.

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 2 Nghị định 47/2022/NĐ-CP cũng nêu rõ, xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu, biển hiệu trước ngày Nghị định 47 có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách đến hết niên hạn sử dụng.

Thực tế hiện nay, rất nhiều nhà xe đang sử dụng dòng xe Ford 16 chỗ cải tạo thành loại dưới 10 chỗ gọi là Limousine để đưa, đón trả khách tận nơi.

Như vậy, sắp tới, các nhà xe chỉ được sử dụng xe Limousine đã được cấp phù hiệu biển hiệu trước ngày 01/9/2022 để chở khách. Kể từ ngày 01/9/2022, dòng Limousine sẽ không được cấp phù hiệu để kinh doanh vận tải hành khách.


3. Từ 01/7/2023, phải lắp camera hành trình mới được cấp phù hiệu

Phù hiệu là mẫu giấy hoặc mẫu tem được cấp cho phương tiện hoạt động vận tải. Đây là giấy tờ buộc phương tiện phải dán khi lưu thông trên đường.

Để đảm bảo việc lắp đặt camera hành trình trên các phương tiện kinh doanh vận tải, khoản 12 Điều 1 Nghị định 47 đã bổ sung quy định:

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.

Trong đó, những xe kinh doanh vận tải buộc phải lắp camera hành trình bao gồm:

1 - Ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên (theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).

2 - Ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo (theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).

Như vậy, từ ngày 01/7/2023, các xe ô tô kinh doanh vận tải nêu trên nếu muốn được cấp phù hiệu và biển hiệu để lưu thông thì chắc chắn phải lắp camera hành trình theo đúng điều kiện quy định.

Trên đây là những quy định mới về hoạt động kinh doanh vận tải theo Nghị định 47/2022/NĐ-CP. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu? Mất bao nhiêu tiền?

Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu? Mất bao nhiêu tiền?

Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu? Mất bao nhiêu tiền?

Tại Thông báo 186/TB-VPCP, Văn phòng Chính phủ đã yêu cầu các địa phương phải triển khai thu phí tự động không dừng trên tất cả cao tốc từ 01/8/2022. Do đó, nếu chưa dán thẻ thu phí không dừng, ô tô sẽ không thể đi vào cao tốc. Vậy dán thẻ thu phí không dừng ở đâu cho chuẩn?