Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 72:2013/BGTVT Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 72:2013/BGTVT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 72:2013/BGTVT Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa
Số hiệu:QCVN 72:2013/BGTVTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiLĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông
Ngày ban hành:31/12/2013Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 72:2013/BGTVT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QCVN 72: 2013/BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

National Technical Regulation

on Rule of Inland - waterway ships Classification and Construction

Lời nói đầu

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa QCVN 72: 2013/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 61/2013/TT- BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

MỤC LỤC

I QUY ĐỊNH CHUNG

Chương 1 Quy định chung

1.1 Phạm vi điều chỉnh

1.2 Đối tượng áp dụng

1.3 Tài liệu viện dẫn

1.4 Giải thích từ ngữ

Chương 2 Quy định hoạt động giám sát

2.1 Cơ quan giám sát kỹ thuật và phân cấp tàu

2.2 Cơ sở tiến hành hoạt động giám sát

2.3 Áp dụng Quy chuẩn cho các tàu đang đóng và các sản phẩm đang chế tạo

2.4 Áp dụng Quy chuẩn cho các tàu đang khai thác

2..5 Trường hợp đặc biệt

II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 27

Phần 1 Giám sát và phân cấp

Phần 1A Quy định chung về hoạt động giám sát

Chương 1 Cấp tàu

1.1 Quy định chung

1.2 Ký hiệu cấp tàu

Chương 2 Kiểm tra phân cấp tàu

2.1 Kiểm tra đóng mới

2.2 Kiểm tra phân cấp những tàu đang khai thác

2.3 Hoãn kiểm tra định kỳ

Chương 3 Hoạt động giám sát kỹ thuật

3.1 Quy định chung

3.2 Giám sát việc chế tạo vật liệu và sản phẩm

3.3 Giám sát đóng mới, phục hồi và hoán cải tàu

3.4 Kiểm tra tàu đang khai thác

Chương 4 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật

4.1 Quy định chung

4.2 Thời hạn hiệu lực của thiết kế kỹ thuật đã được thẩm định

Phần 1B Quy định chung về phân cấp

Chương 1 Quy định chung

1.1 Yêu cầu về phân cấp

1.2 Trao cấp tàu

Chương 2 Kiểm tra đóng mới

2.1 Quy định chung

2.2 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu đóng mới

2.3 Sự có mặt của Đăng kiểm viên

2.4 Hồ sơ thiết kế tàu hoán cải hoặc phục hồi

2.5 Hồ sơ thiết kế sửa đổi

2.6 Hồ sơ thiết kế hoàn công

Chương 3 Kiểm tra tàu trong khai thác

3.1 Thân tàu và thượng tầng

3.2 Trang thiết bị

3.3 Các hệ thống và đường ống

3.4 Máy động lực

3.5 Nồi hơi

3.6 Bình chịu áp lực

3.7 Trang bị điện

Chương 4 Dung tích tàu

4.1 Quy định chung

4.2 Xác định dung tích tàu

PHẦN 2 THÂN TÀU VÀ TRANG THIẾT BỊ

PHẦN 2A THÂN TÀU

Chương 1 Quy định chung

Chương 2 Yêu cầu đối với kết cấu thân tàu thép

2.1 Quy định chung

2.2 Tính sức bền và ổn định kết cấu thân tàu

2.3 Những quy định trong thiết kế kết cấu thân tàu

2.4 Xác định quy cách các phần tử kết cấu thân tàu

Chương 3 Những yêu cầu bổ sung đối với một số loại tàu

3.1 Tàu có chiều dài nhỏ hơn 50 m

3.2 Tàu hàng khô

3.3 Tàu chở hàng lỏng

3.4 Tàu khách có lượng chiếm nước

3.5 Tàu kéo và tàu đẩy

3.6 Tàu công trình

3.7 Tàu có chiều dài nhỏ hơn 20 m

3.8 Tàu dầu có các két rời thẳng đứng

3.9 Tàu dầu có két liền hình trụ đặt dọc

3.10 Tàu dầu có két rời hình trụ đặt dọc

Chương 4 Kết cấu thân tàu có lượng chiếm nước làm từ hợp kim nhẹ

4.1  Quy định chung

4.2 Vật liệu và chiều dày tối thiểu của kết cấu thân tàu

4.3 Xác định kích thước cơ cấu bền của thân tàu

4.4 Ứng suất cho phép

4.5 Hàn

Chương 5 Kết cấu tàu hai thân

5.1  Quy định chung

5.2 Tính toán sức bền dọc chung

5.3 Tính sức bền kết cấu cầu nối tàu hai thân

5.4 Xác định quy cách kết cấu thân tàu

5.5 Phương pháp tính sức bền cầu nối tàu hai thân

Chương 6 Kết cấu tàu cánh ngầm

6.1  Quy định chung

6.2 Tính toán sức bền và độ ổn định

6.3 Tính độ bền cục bộ

6.4 Tính toán độ bền cơ cấu cánh

6.5 Tiêu chuẩn ứng suất cho phép và chiều dày tối thiểu

6.6 Tính toán và tiêu chuẩn dao động

Chương 7 Kết cấu tàu đệm khí

7.1  Quy định chung

7.2 Giải thích từ ngữ

7.3 Tải trọng tính toán khi uốn chung và xoắn thân tàu

7.4 Tính tải trọng cục bộ

7.5 Tính sức bền chung

7.6 Tính sức bền cục bộ

7.7 Tính độ ổn định

7.8 Ứng suất cho phép

7.9 Kết cấu thân tàu

7.10 Tính toán và tiêu chuẩn dao động

7.11 Quy định đối với kết cấu và tiêu chuẩn sức bền của váy đệm khí

7.12 Tính toán và tiêu chuẩn sức bền của váy đệm khí

7.13 Tính sức bền Monolit

7.14 Tính sức bền Polumonolit

7.15 Tính toán sức bền kết cấu tháo được

Chương 8 Thân tàu bê tông cốt thép

8.1  Quy định chung

8.2 Vật liệu

8.3 Kết cấu thân tàu và thượng tầng

8.4 Tính toán và định mức sức bền

8.5 Thiết kế và tính toán thân tàu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực

Chương 9 Bộ phận đóng kín lỗ khoét trên thân tàu và thượng tầng

9.1  Quy định chung

9.2 Cửa sổ mạn và cửa trên boong

9.3 Nắp cửa, nắp khoang, cửa bên ngoài, lối đi, cửa thông gió và lấy ánh sáng

9.4 Đóng khoang hàng

9.5 Bộ phận đóng lỗ khoét trên vách ngăn các khoang

Chương 10 Tính toán và định mức dao động

10.1  Quy định chung

10.2 Tính dao động chung

10.3 Tính dao động cục bộ

10.4 Tiêu chuẩn dao động

10.5 Biện pháp giảm dao động

PHẦN 2B TRANG THIẾT BỊ

Chương 1 Thiết bị lái

1.1 Quy định chung

1.2 Bánh lái và đạo lưu quay

1.3 Trục lái và sống bánh lái

1.4 Thiết bị hạn chế và thiết bị bảo vệ

Chương 2 Thiết bị neo

2.1 Quy định chung

2.2 Đặc trưng cung cấp

2.3 Trang bị neo và xích neo

2.4 Thiết bị hãm neo và xích

2.5 Máy kéo neo

Chương 3 Thiết bị kéo và nối ghép

3.1 Quy định chung

3.2 Giải thích từ ngữ

3.3 Thành phần của thiết bị kéo

3.4 Cáp kéo

3.5 Móc kéo

3.6 Trang bị của tàu kéo

3.7 Tời kéo

3.8 Trang bị của tàu được kéo

3.9 Xác định tải trọng tính toán thiết bị nối ghép

3.10 Thiết bị nối ghép

Chương 4 Thiết bị chằng buộc

4.1 Quy định chung

4.2 Thiết bị chằng buộc

Chương 5 Cố định công te nơ và bố trí thiết bị cố định

5.1 Quy định chung

5.2 Kiểu loại thiết bị cố định và thử vật liệu

5.3 Sắp xếp và cố định công te nơ

5.4 Xác định lực và sức bền của thiết bị cố định

Chương 6 Thiết bị nâng hạ buồng lái

6.1 Quy định chung

6.2 Các yêu cầu kỹ thuật đối với kết cấu nâng và hạ

6.3 Các yêu cầu kỹ thuật đối với bộ phận truyền động của thiết bị nâng

PHẦN 3 HỆ THỐNG MÁY TÀU

Chương 1 Quy định chung

1.1 Quy định chung

1.2 Vật liệu

1.3 Những yêu cầu chung về hệ thống máy

1.4 Thử nghiệm

Chương 2 Động cơ đi-ê-den

2.1 Quy định chung

2.2 Vật liệu, kết cấu và sức bền

2.3 Trục khuỷu

2.4 Thiết bị an toàn

2.5 Thiết bị liên quan

2.6 Thử nghiệm

Chương 3 Thiết bị truyền động

3.1 Quy định chung

3.2 Vật liệu và kết cấu

3.3 Sức bền của bánh răng

3.4 Trục bánh răng và khớp nối

3.5 Thử tại xưởng

Chương 4 Hệ trục

4.1 Quy định chung

4.2 Vật liệu, kết cấu và độ bền

4.3 Thử nghiệm

Chương 5 Chân vịt

5.1 Quy định chung

5.2 Kết cấu và sức bền

5.3 Lắp ép chân vịt

5.4 Thử nghiệm

Chương 6 Dao động xoắn hệ trục

6.1 Quy định chung

6.2 Giới hạn ứng suất cho phép

6.3 Vùng vòng quay cấm

Chương 7 Nồi hơi

7.1 Quy định chung

7.2 Vật liệu và hàn

7.3 Yêu cầu về thiết kế

7.4 Ứng suất cho phép và hệ số bền của mối nối

7.5 Tính các kích thước quy định cho từng cơ cấu

7.6 Cửa quan sát, các lỗ khoét khác và sự gia cường chúng

7.7 Ống

7.8 Nối ghép các bộ phận

7.9 Phụ tùng

7.10 Thử nghiệm

7.11 Kết cấu của nồi hơi cỡ nhỏ

Chương 8 Bình chịu áp lực

8.1 Quy định chung

8.2 Vật liệu và hàn

8.3 Yêu cầu về thiết kế

8.4 Ứng suất cho phép, hệ số bền của mối nối và lượng dư ăn mòn

8.5 Độ bền

8.6 Các cửa người chui, các lỗ lắp họng để nối phụ tùng và việc gia cường chúng

8.7 Nối ghép các bộ phận

8.8 Phụ tùng

8.9 Thử nghiệm

Chương 9 Ống, van, phụ tùng ống và máy phụ

9.1 Quy định chung

9.2 Chiều dày ống

9.3 Kết cấu các van và phụ tùng ống

9.4 Nối và uốn ống

9.5 Kết cấu máy phụ và két chứa

9.6 Thử nghiệm

Chương 10 Hệ thống đường ống

10.1  Quy định chung

10.2  Đường ống

10.3  Van hút nước ngoài mạn và van xả mạn

10.4  Các lỗ thoát nước và các lỗ xả vệ sinh

10.5  Hệ thống đường ống hút khô và dằn

10.6  Ống thông hơi

10.7  Ống tràn

10.8  Ống đo

10.9  Hệ thống dầu đốt

10.10 Hệ thống dầu bôi trơn và hệ thống dầu thuỷ lực

10.11 Hệ thống làm mát

10.12 Hệ thống đường ống không khí nén

10.13 Hệ thống ống hơi nước và hệ thống ngưng tụ

10.14 Hệ thống cấp nước cho nồi hơi

10.15 Đường ống khí thải

10.16  Thử nghiệm

Chương 11  Hệ thống đường ống, hệ thống thông hơi và thoát khí của tàu dầu

11.1 Quy định chung

11.2 Bơm dầu hàng, hệ thống ống dầu hàng, hệ thống ống trong két dầu hàng

11.3 Hệ thống đường ống cho buồng bơm dầu hàng, khoang cách ly và két kề với các két dầu hàng

11.4 Hệ thống thông hơi, làm sạch khí và thoát khí

11.5 Tàu chỉ chở dầu có điểm chớp cháy lớn hơn 60 0C

11.6 Thử nghiệm

Chương 12 Hệ thống máy lái

12.1 Quy định chung

12.2 Đặc tính và bố trí máy lái

12.3 Điều khiển

12.4 Vật liệu, kết cấu và sức bền của máy lái

12.5 Thử nghiệm

Chương 13 Máy kéo neo và tời chằng buộc

13.1 Quy định chung

13.2 Máy kéo neo

13.3 Tời chằng buộc

Chương 14 Điều khiển tự động và điều khiển từ xa

14.1 Quy định chung

14.2 Các hệ thống

14.3 Điều khiển tự động và điều khiển từ xa máy chính hoặc chân vịt biến bước

14.4 Điều khiển tự động và từ xa máy phát điện

14.5 Thử nghiệm

Chương 15 Phụ tùng dự trữ, dụng cụ và đồ nghề

15.1 Quy định chung

15.2 Phụ tùng dự trữ, dụng cụ và đồ nghề

PHẦN 4  TRANG BỊ ĐIỆN

Chương 1 Quy định chung

1.1 Quy định chung

1.2 Thử nghiệm

Chương 2 Thiết bị và hệ thống điện

2.1 Quy định chung

2.2 Thiết kế hệ thống

2.3 Truyền động điện máy

2.4 Liên lạc nội bộ

2.5 Thiết bị sưởi và nấu ăn

2.6 Thiết bị bảo vệ

2.7 Máy phát điện

2.8 Các bảng điện, phân nhóm và phân phối

2.9 Công tắc điện từ, rơ le bảo vệ quá dòng

2.10 Khí cụ điện

2.11 Cơ cấu điều khiển động cơ và phanh điện từ

2.12 Cáp điện

2.13 Biến áp động lực và chiếu sáng

2.14 Ắc quy

2.15 Thiết bị chiếu sáng

2.16 Phụ kiện đi kèm đường dây điện

2.17 Thiết bị sưởi và nấu ăn

2.18 Trang bị điện áp cao

2.19 Thử sau khi lắp đặt trên tàu

Chương 3 Thiết kế thiết bị điện

3.1 Quy định chung

3.2 Nguồn điện chính

3.3 Hệ thống chiếu sáng

3.4 Nguồn điện sự cố

3.5 Đèn tín hiệu hành trình, đèn phân biệt

3.6 Hệ thống chống sét

3.7 Phụ tùng dự trữ, dụng cụ và đồ nghề

Chương 4 Những yêu cầu bổ sung đối với tàu chở dầu

4.1 Quy định chung

4.2 Yêu cầu về lắp đặt thiết bị điện

Chương 5 Yêu cầu bổ sung đối với hệ thống điện chân vịt

5.1 Quy định chung

5.2 Thiết bị điện chân vịt và cáp điện

5.3 Cấu tạo thiết bị điện chân vịt và mạch cấp điện

5.4 Thử đường dài

Chương 6 Các yêu cầu bổ sung cho thiết bị điện trang bị trên một số loại tàu

6.1 Các yêu cầu bổ sung cho thiết bị điện trang bị trên tàu vận chuyển công te nơ đẳng nhiệt

6.2 Tàu hai thân

PHẦN 5  PHÒNG, PHÁT HIỆN VÀ CHỮA CHÁY

Chương 1 Quy định chung

1.1  Quy định chung.

1.2  Các yêu cầu áp dụng cho tàu chở hàng lỏng

1.3 Giải thích từ ngữ

1.4 Sử dụng các công chất độc hại

Chương 2 Kết cấu chống cháy

2.1 Kết cấu chống cháy

Chương 3  Phát hiện và báo động cháy

3.1 Quy định chung

3.2 Hệ thống phát hiện và báo động cháy

3.3 Yêu cầu bổ sung cho những tàu có buồng máy không có người trực

3.4 Yêu cầu bổ sung cho tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi

3.5 Thử nghiệm

Chương 4 Trang bị chữa cháy

4.1 Quy định chung

4.2 Hệ thống chữa cháy bằng nước

4.3 Hệ thống chữa cháy cố định bằng khí

4.4 Hệ thống chữa cháy bằng phun nước áp lực

4.5 Hệ thống chữa cháy bằng bọt cố định

4.6 Hệ thống chữa cháy bằng bọt cố định trên boong của tàu dầu

4.7 Thiết bị chữa cháy xách tay và nửa cố định

4.8 Bộ dụng cụ chữa cháy thủ công

4.9 Trang bị chữa cháy cá nhân

4.10 Đầu nối bờ tiêu chuẩn

4.11 Yêu cầu đối với tàu có chiều dài nhỏ hơn 20 m

PHẦN 6 VẬT LIỆU VÀ HÀN

PHẦN 6A  VẬT LIỆU

Chương 1 Quy định chung

1.1  Quy định chung.

1.2  Quy trình chế tạo

1.3  Kiểm soát quá trình chế tạo vật liệu

1.4  Thử và kiểm tra

1.5  Đóng dấu mác thép và giấy chứng nhận thử

Chương 2 Mẫu thử và quy trình thử tính chất cơ học

2.1 Quy định chung

2.2 Mẫu thử

2.3 Quy trình thử tính chất cơ học

Chương 3 Thép cán

3.1 Quy định chung

3.2 Thép cán dùng đóng thân tàu

3.3 Thép cán dùng chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực

Chương 4 Ống thép

4.1 Quy định chung

4.2 Chế tạo

4.3 Chất lượng

4.4 Thành phần hoá học và tính chất cơ học

4.5 Thử vật liệu

4.6 Thử thủy lực

4.7 Sửa chữa khuyết tật

Chương 5 Thép đúc

5.1 Quy định chung

5.2 Thép đúc dùng trong thân tàu

5.3 Thép đúc dùng trong hệ thống máy tàu

5.4 Thép đúc chân vịt

5.5 Gang xám đúc

5.6 Gang đúc graphit mặt sần hoặc mặt cầu

Chương 6 Thép rèn

6.1 Quy định chung

6.2 Thép rèn dùng trong thân tàu

6.3 Thép rèn dùng làm trục và máy

Chương 7 Vật liệu kim loại khác

7.1 Hợp kim nhôm tấm và hình

7.2  Hợp kim đồng đúc

PHẦN 6B HÀN

Chương 1 Quy định chung

1.1  Quy định chung.

1.2  Hồ sơ kỹ thuật

1.3  Nhà máy, thợ hàn và quy trình hàn

Chương 2 Mối hàn

2.1 Quy định chung

2.2 Mối hàn giáp mép

2.3 Mối hàn chữ T

Chương 3  Những yêu cầu đối với quá trình hàn

3.1 Chuẩn bị mép hàn

3.2 Chống ảnh hưởng của môi trường

3.3 Hàn

3.4 Xử lý nhiệt để đảm bảo chất lượng mối hàn

Chương 4 Vật liệu hàn

Chương 5 Các yêu cầu đặc biệt trong công nghệ hàn

5.1 Hàn thân tàu thép

5.2 Hàn trong chế tạo máy tàu thủy

5.3 Hàn nồi hơi và bình chịu áp lực

5.4 Hàn đường ống tàu thủy

5.5 Hàn thép đúc và thép rèn

5.6 Hàn kết cấu nhôm và hợp kim nhôm

5.7 Hàn gang, đồng và hợp kim đồng

Chương 6 Kiểm tra hàn

6.1 Quy định chung

6.2 Kiểm tra kích thước và phát hiện khuyết tật bên ngoài của mối hàn

6.3 Phát hiện khuyết tật bên trong của mối hàn

6.4 Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá hủy

6.5 Đánh giá chất lượng mối hàn

PHẦN 7  ỔN ĐỊNH NGUYÊN VẸN

Chương 1 Quy định chung

1.1 Quy định chung

1.2 Giải thích từ ngữ

1.3 Các yêu cầu chung về ổn định

1.4 Hồ sơ kỹ thuật về ổn định

1.5 Đồ thị ổn định

1.6 Các yêu cầu về thông báo ổn định

1.7 Thử nghiêng ngang và kiểm tra trọng lượng tàu không

Chương 2 Yêu cầu cơ bản về ổn định

2.1 Tiêu chuẩn ổn định cơ bản

2.2 Mô men nghiêng

2.3 Biên độ lắc ngang

2.4 Mô men cho phép tới hạn khi kiểm tra ổn định theo tiêu chuẩn cơ bản

Chương 3 Các yêu cầu bổ sung

3.1 Tàu khách, tàu lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi

3.2 Tàu phục vụ và tàu không phải là tàu khách

3.3 Tàu hàng

3.4 Tàu chở công - te - nơ

3.5 Tàu kéo

3.6 Tàu đẩy

3.7 Cần cẩu nổi

3.8 Tàu công trình (tàu quốc, tàu hút…)

3.9 Phà

3.10 Tàu cánh ngầm

3.11 Tàu đệm khí

3.12 Tàu hai thân (catamaran)

PHẦN 8  PHÂN KHOANG

Chương 1 Quy định chung

1.1 Quy định chung

1.2 Giải thích từ ngữ

1.3 Phân khoang

1.4 Lỗ thủng giả định

1.5 Hệ số ngập nước

1.6 Bản thông báo ổn định tai nạn

Chương 2 Ổn định tai nạn

2.1 Quy định chung

2.2 Hư hỏng giả định

2.3 Góc nghiêng tai nạn

2.4 Đồ thị ổn định tĩnh tai nạn

PHẦN 9  MẠN KHÔ

Chương 1 Quy định chung

1.1 Quy định chung

1.2 Giải thích từ ngữ

1.3 Dấu mạn khô

Chương 2 Xác định mạn khô

2.1 Chiều cao mạn khô nhỏ nhất

2.2 Đường cong dọc boong, thượng tầng

2.3 Trị số hiệu chỉnh mạn khô

2.4 Các tàu đặc biệt

Chương 3 Điều kiện xác định mạn khô tối thiểu

3.1 Các yêu cầu về việc trang bị thành miệng khoang và lỗ khoét

PHẦN 10 TRANG BỊ AN TOÀN

Chương 1 Phương tiện cứu sinh

1.1  Quy định chung.

1.2 Giải thích từ ngữ

1.3 Yêu cầu về trang bị phương tiện cứu sinh

1.4  Trang bị phương tiện cứu sinh cho tàu khách, tàu phục vụ và phà có động cơ cấp VR-SI và VR-SII.

1.5 Trang bị phương tiện cứu sinh cho tàu hàng, tàu kéo và tàu công trình có động cơ cấp VR-SI và VR-SII.

1.6  Định mức trang bị phương tiện cứu sinh cho tàu không có động cơ cấp VR-SI và VR-SII.

1.7 Định mức trang bị cứu sinh cho các công trình nổi tĩnh tại cấp VR-SI và VR-SII

1.8 Trang bị cứu sinh cho tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi .

1.9 Trang bị cứu sinh cho tàu hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven bờ biển (cấp VR-SB)

1.10 Yêu cầu đối với dụng cụ nổi cứu sinh, phao áo và phao tròn

1.11 Bố trí dụng cụ nổi cứu sinh trên tàu

1.12 Bố trí phao tròn và phao áo trên tàu

Chương 2 Trang bị tín hiệu giao thông

2.1 Tín hiệu

2.2 Bảo quản trang bị tín hiệu dự trữ

Chương 3  Trang bị hàng giang, cứu đắm

3.1 Quy định chung

3.2 Định mức trang bị hàng giang

3.3 Trang bị cứu đắm

Chương 4 Trang bị các buồng

4.1 Quy định chung

4.2 Lối qua lại, cửa, cầu thang

4.3 Cửa sổ

4.4 Buồng ở và buồng phục vụ trên tàu dầu

Chương 5 Bảo vệ thuyền viên và hành khách

5.1 Yêu cầu chung

5.2 Mạn chắn sóng

5.3 Lan can

5.4 Tay vịn, cầu chuyển tiếp, cầu thang lên xuống

PHẦN 11 TRANG BỊ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Chương 1 Quy định chung

1.1  Quy định chung.

Chương 2 Kết cấu và trang bị ngăn ngừa ô nhiễm do dầu

Chương 3 Kết cấu và trang bị ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải

Chương 4 Kết cấu và trang bị ngăn ngừa ô nhiễm do rác

III QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

IV TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

V TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục I Quy định về vùng hoạt động của tàu

Phụ lục II Thước nước

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

National Technical Regulation

on Rule of Inland - waterway ships Classification and Construction

QUY PHẠM

PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA

I - QUY ĐỊNH CHUNG

CHƯƠNG 1 - QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

1.1.1 Quy chuẩn này quy đnh các yêu cầu vhoạt động kim traphân cp trong thiết kế, đóng mi, hoán ci, phục hồi, sa cha và khai thác các loại phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là tàu) hoạt động trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh và các tuyến vận tải đường thủy nội địa ven bờ biển được công bố của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các tàu thuộc phạm vi điều chỉnh ca Quy chuẩn y có một trong các đặc trưng sau đây:

1 Tàu có chiều dài thiết kế từ 20 mét trở lên;

2 Tàu có động cơ không phụ thuộc vào chiều dài thiết kế, có tổng công suất máy chính từ 37 kW (50 sức ngựa) trở lên;

3 Các tàu không phụ thuộc vào chiều dài thiết kế và tổng công suất máy chính gồm:

- Tàu chở khách, tàu lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi;

- Tàu dầu;

- Tàu nhiều thân;

- Tàu kéo, đẩy;

- Tàu cánh ngầm;

- Tàu đệm khí;

- Tàu công trình;

- Tàu có công dụng đặc biệt.

1.1.2 Các tàu nêu từ 1 đến 9 dưới đây ngoài việc áp dụng Quy chuẩn này phải áp dụng các quy chuẩn tương ứng sau:

1 Tàu chở xô hóa chất nguy hiểm áp dụng QCVN 01:2009/BGTVT.

2 Tàu chở xô khí hóa lỏng áp dụng Phần 8 D của QCVN 21:2010/BGTVT.

3 Tàu chở hàng nguy hiểm áp dụng Chương 19 Phần 5 QCVN 21:2010/BGTVT.

4 Tàu thể thao, vui chơi giải trí áp dụng QCVN 50: 2012/BGTVT.

5 Tàu xi măng lưới thép áp dụng QCVN 51: 2013/BGTVT.

6 Tàu chất dẻo cốt sợi thủy tinh áp dụng QCVN 56: 2013/BGTVT.

7 Tàu gỗ hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven bờ biển áp dụng TCVN 3904: 1984.

8 Tàu gỗ hoạt động vùng SI, SII áp dụng Sửa đổi 1:2008 TCVN 7094: 2002.

9 Tàu cao tốc áp dụng QCVN 54:2013/BGTVT.

1.1.3 Quy chuẩn này không bắt buộc áp dụng đối với tàu làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tàu cá.

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến các phương tiện thủy nội địa thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại 1.1.1 bao gồm: cơ quan Đăng kiểm Việt Nam (sau đây trong viết tắt là "Đăng kiểm"); các chủ tàu; cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác phương tiện thủy nội địa; cơ sở thiết kế, chế tạo trang thiết bị, vật liệu, máy móc được lắp đặt trên tàu.

1.3 Tài liệu viện dẫn

1.3.1 QCVN 21: 2010/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép;

1.3.2 TCVN 7282: 2008 - Phao áo cứu sinh;

1.3.3 TCVN 7283: 2008 - Phao tròn cứu sinh;

1.3.4 QCVN 01: 2009/BGTVT - Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ thép chở xô hóa chất nguy hiểm;

1.3.5 QCVN 51: 2013/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng tàu xi măng lưới thép;

1.3.6 QCVN 50: 2012/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí;

1.3.7 QCVN 56: 2013/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh;

1.3.8 Sửa đổi 1: 2008 TCVN 7094: 2002 - Quy phạm phân cấp và đóng tàu sông vỏ gỗ;

1.3.9 TCVN 3904: 1984 - Quy phạm đóng tàu gỗ - Yêu cầu kỹ thuật;

1.3.10 QCVN 54: 2013/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc;

1.3.11 QCVN 17: 2011/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa.

1.4 Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1 Phương tiện thuỷ nội địa

Phương tiện thuỷ nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

1.4.2 Đường thuỷ nội địa

Đường thuỷ nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.

1.4.3 Tàu hàng

Tàu hàng là tất cả các loại tàu dùng để chở hàng.

1 Tàu hàng khô là tàu hàng dùng để chở hàng tổng hợp đóng bao, kiện và nếu thân tàu được gia cường đặc biệt thì tàu có thể được dùng để chở những loại hàng nặng, hàng rời nặng khác theo sơ đồ phân bố tải trọng đã được quy định.

2 Tàu hàng rời là tàu hàng chuyên dùng để chở hàng rời có tỷ trọng khác nhau.

3 Tàu hàng rời nặng là tàu hàng khô chuyên dùng để chở quặng hoặc những hàng rời nặng khác.

4 Tàu chở hàng lỏngtàu được dùng để chở xô hàng lỏng trong không gian chở hàng.

5 Tàu dầutàu được dùng đ chở xô các sản phẩm dầu lửa trong không gian chở hàng.

6 Tàu dầu loại I là tàu dầu được đóng hoặc hoán cải phù hợp chủ yếu đ chở dầu có điểm chớp cháy không vượt quá 60 0C.

7 Tàu dầu loại II là tàu dầu được đóng hoặc hoán cải phù hợp chủ yếu đ chở dầu có điểm chớp cháy trên 60 0C.

8 Tàu công - te - nơtàu được sử dụng và trang bị đặc biệt đ vận chuyển hàng hóa trong công - te - nơ.

9 Tàu chở xô khí hóa lỏng là tàu hàng dùng để chở xô khí hóa lỏng với các thiết bị chuyên dùng thoả mãn các yêu cầu được quy định trong Phần 8D của QCVN 21: 2010/BGTVT.

10 Tàu chở xô hoá chất nguy hiểm là tàu hàng được đóng mới hoặc hoán cải để chở xô hoá chất nguy hiểm với các thiết bị chuyên dùng thoả mãn các yêu cầu được quy định trong QCVN01:2010/BGTVT.

11 Tàu chở hóa chất lỏng là tàu chở hàng lỏng, được đóng hoặc hoán cải phù hợp đ chở xô hóa chất lỏng nguy hiểm.

12 Tàu chở hàng nguy hiểm là tàu được dùng để chở các chất, vật liệu và các sản phẩm có chứa các chất đó tạo nên các tính chất mà trong quá trình vận chuyển có thể tạo ra mối nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của con người, gây tác hại đối với môi trường tự nhiên, gây tác hại hoặc phá hủy vật liệu.

1.4.4 Tàu kéo/đẩy

Tàu kéo/đẩy là tàu có thiết bị chuyên dùng để kéo/đẩy các tàu và các công trình nổi khác.

1.4.5 Tàu công trình

Tàu công trình là tàu chuyên dùng để nạo vét luồng lạch hoặc để thi công các công trình dưới nước bao gồm tàu cuốc, tàu hút, bến nổi, tàu cần cẩu và các tàu có công dụng tương tự.

1.4.6 Tàu có công dụng đặc biệt

Tàu có công dụng đặc biệt là tàu có trang thiết bị chuyên dùng liên quan đến công dụng của tàu và có một số nhân viên chuyên môn bao gồm tàu thuỷ văn, tàu huấn luyện, tàu cứu hỏa, tàu y tế, tàu trục vớt và các tàu có công dụng tương tự.

1.4.7 Phà

Phà là phương tiện thủy nội địa dùng đ chở các phương tiện đường bộ, người và hàng hoá từ bờ này sang bờ kia.

1.4.8 Sà lan

Sà lan là phương tiện thuỷ nội địa không tự hành, dùng để chở hàng, có thuyền viên hoặc không có thuyền viên trên phương tiện.

1.4.9 Pông tông

Pông tông phương tiện thủy nội địa không có động cơ, không có thuyền viên, chỉ sử dụng mặt boong, không có miệng hầm hàng, có các lỗ người chui để vào trong thân tàu, được đóng kín bằng nắp có vòng đệm.

1.4.10 Tàu khách

Tàu khách là tàu được dùng để chở trên 12 hành khách (trừ phà).

1.2.11 Tàu cao tốc

Tàu cao tốc là tàu có tốc độ thiết kế thỏa mãn các điều kiện quy định tại 1.2.2.2, Mục I của QCVN 54: 2013/BGTVT hoặc có tốc độ trên 30 km/h.

1.4.12 Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm

Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm là phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch, có buồng ngủ, trên hành trình có neo lại để cho khách du lịch ngủ qua đêm.

1.4.13 Nhà hàng nổi

Nhà hàng nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách, có đăng ký kinh doanh nhà hàng nổi phục vụ ăn uống trên phương tiện mà không bố trí các buồng ngủ lưu trú trên phương tiện.

1.4.14 Khách sạn nổi

Khách sạn nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch, có buồng ngủ, có đăng ký kinh doanh khách sạn, được neo tại một địa điểm trên đường thủy nội địa và có thể di chuyển từ địa điểm neo này tới địa điểm neo khác khi cần thiết.

1.4.15 Tàu hai thân (catamaran)

Tàu hai thân là tàu có lực nâng được đảm bảo từ hai thân, liên kết với nhau bằng kết cấu đặc biệt phần trên mặt nước.

1.4.16 Tàu đệm khí (Air Cushion Vehicle - ACV)

Tàu đệm khí là tàu mà toàn bộ hoặc phần lớn trọng lượng của nó có thể được nâng lên ở trạng thái đứng yên hoặc chuyển động nhờ đệm khí được sinh ra liên tục để nâng tàu lên bề mặt nước và chạy trên bề mặt đó.

1.4.17 Hành khách

Hành khách là bất kỳ một người nào trên tàu, trừ thuyền trưởng, thuyền viên, nhân viên chuyên môn hoặc nhân viên phục vụ và trẻ em dưới một tuổi.

1.4.18 Thuyền viên

Thuyền viên là những người điều khiển, vận hành và bảo đảm an toàn khai thác của tàu.

1.4.19 Nhân viên chuyên môn, nhân viên phục vụ

Nhân viên chuyên môn và nhân viên phục vụ là những người không phải là thuyền viên nhưng thường xuyên có mặt trên tàu và có liên quan đến nhiệm vụ theo công dụng của tàu.

1.4.20 Trọng tải toàn phần

Trọng ti toàn phần (sau đây gọi là “trọng tải”) là hiu s, tính bng tấn, gia lượng chiếm nưc tương ứng với đường nước thiết kế tn tải ca u và trọng lưng tàu không.

1.4.21 Trọng lượng tàu không

Trọng lượng tàu khônglượng chiếm nước của tàu tính bằng tấn khi không có hàng hoá, nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước cấp nồi hơi trong két, nước thải, các đ dự trữ của tàu, cũng như không có hành khách, thuyền viên và đ đạc của họ.

1.4.22 Những bộ phận chính của tàu

Những bộ phận chính của tàu là những phần chính tạo thành con tàu, bao gồm:

(1) Thân tàu là hệ thống kết cấu bao gồm tấm vỏ, tấm boong, sàn đáy trong, các vách dọc và ngang, mạn trong, cơ cấu dọc và ngang (đáy, boong, mạn), thượng tầng tham gia sức bền chung thân tàu, thượng tầng của tàu khách.

(2) Hệ thống máy tàu là hệ thống bao gồm máy chính, đường trục, bộ truyền động từ máy chính tới trục chân vịt, nồi hơi chính, nồi hơi phụ, các máy phụ, các bơm, đường ống và các trang thiết bị lắp đặt trong buồng máy.

(3) Trang bị điện là hệ thống bao gồm các máy phát độc lập của trạm điện chung toàn tàu, các bảng phân phối điện chính, cáp điện chính, các mô tơ và động cơ điện, các trang thiết bị báo động và điều khiển được vận hành bằng điện.

1.4.23 Thượng tầng

Thượng tầngkiến trúc kín trên boong mạn khô, kéo dài từ mạn này sang mạn kia hoặc cách các mạn một khoảng không quá 4% chiều rộng tàu.

1.4.24 Lầu

Lầukiến trúc kín trên boong mạn khô hoặc trên boong thượng tầng, không kéo dài đến mạn tàu, cách mạn tàu một khoảng lớn hơn 4% chiều rộng tàu B và có cửa ra vào, cửa sổ và các lỗ mở khác trên các vách ngoài. Lầu có thể được bố trí trên một hoặc nhiều tầng.

1.4.25 Các yêu cầu bổ sung

Các yêu cầu bổ sung là những yêu cầu chưa được nêu trong Quy chuẩn này, nhưng được các cơ quan có thẩm quyền đề ra.

1.4.26 Sản phẩm

Sản phẩm là thuật ngữ chỉ vật liệu, máy móc, trang thiết bị lắp đặt trên tàu.

1.4.27 Tàu đang đóng

Tàu đang đóng là tàu đang được đóng tính từ ngày đặt ky tàu cho đến khi được cấp hồ sơ Đăng kiểm lần đầu cho phép đưa tàu vào khai thác.

1.4.28 Tàu đang khai thác

Tàu đang khai thác là những tàu thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật, được đưa vào hoạt động khai thác, kinh doanh hoặc phục vụ dân sinh.

1.4.29 Tuyến vận tải đường thủy nội địa ven bờ biển được công bố

 Tuyến vận tải đường thủy nội địa ven bờ biển được công bố là tuyến vận tải ven bờ biển, từ bờ ra đảo, nối giữa các đảo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố, tổ chức quản lý khai thác, cách bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 12 hải lý.

1.4.30 Nơi trú ẩn

Nơi trú ẩn là vùng nước tự nhiên hoặc nhân tạo được bảo vệ mà tàu có thể trú ở đó trong trường hợp sự an toàn của tàu bị đe dọa.

1.4.31 Kích thước tàu

1 Chiều dài tàu

Chiều dài tàu (L) là khoảng cách, tính bằng mét, đo theo phương nằm ngang trên đường nước thiết kế toàn tải, từ mép trước của sống mũi đến mép sau của trụ lái (hoặc tâm trục lái nếu không có trụ lái), hoặc bằng 96% chiều dài toàn bộ của đường nước thiết kế toàn tải, lấy trị số nào lớn hơn. Đối với tàu không có trục lái thì L là chiều dài của đường nước thiết kế toàn tải, trong mọi trường hợp không được lớn hơn đường nước thiết kế.

2 Chiều rộng tàu

Chiều rộng tàu (B) là khoảng cách nằm ngang, tính bằng mét, đo từ mép ngoài của sườn mạn bên này đến mép ngoài của sườn mạn bên kia ở đường nước thiết kế toàn tải, tại vị trí rộng nhất của thân tàu.

3 Chiều cao mạn

Chiều cao mạn tàu (D) là khoảng cách thẳng đứng, tính bằng mét, đo ở mặt phẳng sườn giữa, từ mép trên của dải tấm giữa đáy đến mép dưới boong mạn khô tại mạn. Nếu tàu có mép boong lượn thì đo đến giao điểm của đường thẳng kéo từ mép dưới boong mạn khô với đường thẳng kéo từ mép trong của tấm mạn.

4 Chiều chìm

Chiều chìm tàu (d) là khoảng cách thẳng đứng, tính bằng mét, đo ở mặt phẳng sườn giữa, từ mép trên của dải tấm giữa đáy đến đường nuớc thiết kế toàn tải.

5 Các kích thước nêu từ 1 đến 4 sẽ được xác định theo các quy định ương ứng của quy chuẩn áp dụng với các tàu nêu tại 1.1.2 nếu trong các quy chuẩn này có quy định khác.

6 Đường nước thiết kế toàn tải

Đường nước thiết kế toàn tải là đường nước ứng với trạng thái tàu đầy tải (có đủ hàng/hành khách và dự trữ...) phụ thuộc vào dấu mạn khô đã được ấn định cho tàu.

1.4.32 Các vùng theo chiều dài thân tàu

1 Vùng mũi là vùng có chiều dài 0,15L tính từ đường vuông góc mũi về giữa tàu;

2 Vùng đuôi của tàu tự hành là đoạn tính từ đường vuông góc đuôi đến vách cuối của buồng máy, nếu buồng máy ở đuôi tàu hoặc là đoạn dài 0,15L tính từ đường vuông góc đuôi về giữa tàu nếu buồng máy không bố trí ở đuôi tàu;

Vùng đuôi của tàu không động cơ là đoạn dài 0,15L tính từ đường vuông góc đuôi về giữa tàu;

3 Vùng giữa là vùng có chiều dài bằng 0,5L tính từ sườn giữa về phía mũi một khoảng bằng 0,25L và về đuôi tàu một khoảng bằng 0,25L;

4 Vùng trung gian là vùng còn lại giữa vùng mũi và vùng giữa tàu hoặc vùng đuôi tàu và vùng giữa tàu;

5 Các vùng thân tàu nêu từ 1 đến 4 sẽ được xác định theo các quy định tương ứng của các quy chuẩn áp dụng với các tàu nêu tại 1.1.2 nếu trong các Quy chuẩn này có quy định khác.

1.4.33 Tính kín nước là khả năng ngăn được nước lọt vào thân tàu theo hướng bất kỳ khi chịu phản lực nước của súng phun có đường kính ngoài không nhỏ hơn 16 mm ở khoảng cách 3 m với áp lực 10 m cột nước.

1.4.34 Kín thời tiết

Kín thời tiết là trong bất kỳ điu kin ở vùng hoạt động của tàu nưc cũng kng thtm nhập vào tàu.

CHƯƠNG 2 - QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

2.1 Cơ quan giám sát kỹ thuật và phân cấp tàu

Cơ quan thực hiện giám sát kỹ thuật và phân cấp tàu là cơ quan Đăng kiểm việt Nam (sau đây gọi tắt là “Đăng kiểm”).

2.2 Cơ sở tiến hành hoạt động giám sát

2.2.1 Hoạt động giám sát của Đăng kiểm được tiến hành trên cơ sở những quy định của Quy chuẩn này, các quy phạm khác, các tiêu chuẩn, các quy chuẩn hiện hành và những văn bản pháp lý kỹ thuật có liên quan, nhằm xác nhận tàu, sản phẩm dùng để đóng, sửa chữa tàu, các trang thiết bị của chúng thoả mãn với các yêu cầu của Quy chuẩn này, các tiêu chuẩn hiện hành và các yêu cầu bổ sung (nếu có);

Việc áp dụng những yêu cầu bổ sung sau khi đã có hiệu lực là bắt buộc.

2.2.2 Hoạt động giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm không làm thay công việc của các tổ chức kiểm tra kỹ thuật của chủ tàu, nhà máy đóng tàu và cơ sở chế tạo vật liệu và sản phẩm.

2.3 Áp dụng Quy chuẩn cho các tàu đang đóng và các sản phẩm đang chế tạo

Đối với những tàu đang đóng, những sản phẩm đang chế tạo theo hồ sơ kỹ thuật của chúng được Đăng kiểm thẩm định trước khi Quy chuẩn này có hiệu lực, vẫn được phép áp dụng những quy định của các quy phạm còn hiệu lực lúc thẩm định các hồ sơ kỹ thuật đó.

2.4 Áp dụng Quy chuẩn cho các tàu đang khai thác

2.4.1 Nếu không có những chỉ dẫn gì khác trong Quy chuẩn này và những quy định bổ sung được công bố thì những tàu đang khai thác vẫn được áp dụng những quy phạm trước đây đã dùng để thiết kế và đóng chúng.

2.4.2 Việc phục hồi và hoán cải các tàu đang khai thác phải được tiến hành trên cơ sở những quy định của Quy chuẩn này và những bổ sung, sửa đổi (nếu có) nếu như điều đó là hợp lý và có thể thực hiện được về kỹ thuật.

2.5 Trường hợp đặc biệt

2.5.1 Cho phép sử dụng vật liệu, kết cấu hoặc những thiết bị và sản phẩm lắp đặt trên tàu khác với các quy định của Quy chuẩn này với điều kiện chúng phải có đặc tính tương đương so với yêu cầu của Quy chuẩn.

Trong trường hợp kể trên, phải trình cho Đăng kiểm những số liệu chứng minh được rằng những vật liệu, kết cấu hoặc những thiết bị và sản phẩm đó thỏa mãn các điều kiện bảo đảm an toàn của tàu, an toàn cho môi trường và bảo đảm an toàn tính mạng con người, hàng hóa được chuyên chở.

2.5.2 Nếu vật liệu, kết cấu hoặc những thiết bị và sản phẩm được sử dụng chưa thể công nhận là đã được kiểm nghiệm một cách đầy đủ thì có thể rút ngắn thời gian giữa các lần kiểm tra chu kỳ, hoặc tăng khối lượng kiểm tra chúng.

II - QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

PHẦN 1 - GIÁM SÁT VÀ PHÂN CẤP

PHẦN 1A - QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT KỸ THUẬT

CHƯƠNG 1 - CẤP TÀU

1.1 Quy định chung

Các tàu nêu tại phạm vi điều chỉnh 1.1.1 của Chương 1, Mục I của Quy chuẩn này sẽ được Đăng kiểm trao cấp theo quy định tại chương này sau khi đã được đăng kiểm viên tiến hành kiểm tra phân cấp thân tàu và trang thiết bị, hệ thống máy tàu, trang bị điện, phương tiện phòng, phát hiện và chữa cháy, phương tiện thoát nạn, ổn định, chống chìm, mạn khô và thấy thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này và các quy phạm khác có liên quan mà tàu phải áp dụng.

1.2 Ký hiệu cấp tàu

1.2.1 Ký hiệu cấp tàu cơ bản

1 VR: Biểu tượng của Đăng kiểm giám sát tàu thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này và các quy phạm khác áp dụng cho tàu.

2 SB, SI, SII: Là những ký hiệu cơ bản của vùng nước mà tàu được phép hoạt động (nêu ở Phụ lục I), những tàu có dấu hiệu SB, SI, SII trong cấp tàu được phép hoạt động ở những vùng nước có chiều cao sóng lớn nhất tương ứng là:

SB: 2,50 m;

SI : 2,00 m;

SII: 1,20 m.

3 Các tàu cao tốc sẽ có dấu hiệu phân cấp như sau:

(1) Các tàu hoạt động ở vùng SI, SII nêu tại Phụ lục I có dấu hiệu cấp tàu theo quy định tại Mục III của QCVN 54:2013/BGTVT.

(2) Đối với các tàu hoạt động ở vùng SB nêu tại Phụ lục I, dấu hiệu cấp tàu quy định tại Mục III của QCVN 54:2013/BGTVT, nhưng dấu hiệu vùng hoạt động SB thay cho dấu hiệu hạn chế IV vào sau dấu hiệu thân tàu trong dấu hiệu cấp tàu.

1.2.2 Dấu hiệu bổ sung

1 Dấu hiệu thử nghiệm

Đối với những tàu được coi là tàu thử nghiệm thì Đăng kiểm sẽ trao cấp thử nghiệm. Ngoài ký hiệu cơ bản, sau dấu hiệu SB, SI hoặc SII có thêm chữ "T";

Dấu hiệu thử nghiệm sẽ được trao cho những tàu có thiết kế mới, sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới hoặc các bộ phận của tàu không thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này và chưa được thực tế khai thác kiểm nghiệm, nhưng cần cho phép hoạt động để nghiên cứu và kiểm nghiệm sự an toàn của nó;

dấu hiệu thử nghiệm được duy trì trong một thời gian nhất định, hết thời hạn đó, nếu đạt được kết quả thỏa mãn thì dấu hiệu thử nghiệm sẽ được bỏ đi trong dấu hiệu cấp tàu.

2 Dấu hiệu bổ sung khác

Ngoài những ký hiệu cấp tàu cơ bản và các dấu hiệu nêu ở 1.2.2-1, cấp tàu còn được bổ sung các dấu hiệu từ (1) đến (3) sau đây:

(1) Đối với các tàu là tàu cánh ngầm, tàu đệm khí, tàu hai thân, thì sau dấu hiệu nêu ở 1.2.2-1 sẽ bổ sung các từ: cánh ngầm, đệm khí, hai thân;

(2) Những tàu khai thác ở chế độ có lượng chiếm nước mà cần hạn chế chiều cao sóng thì chiều cao sóng được để trong dấu ngoặc sau dấu hiệu nêu ở 1.2.2-2(1);

(3) Các tàu cánh ngầm và đệm khí hoạt động ở chế độ bơi và chế độ trên đệm khí hoặc cánh ngầm có chiều cao sóng khác nhau thì sẽ được thể hiện bằng phân số có tử số là chiều cao sóng ở chế độ bơi, mẫu số là chiều cao sóng ở chế độ khai thác.

1.2.3 Thay đổi dấu hiệu cấp tàu

Đăng kiểm có thể hủy bỏ hoặc thay đổi bất kỳ các dấu hiệu đã ghi trong cấp tàu nếu có sự thay đổi hoặc vi phạm các điều kiện là cơ sở để trao dấu hiệu đó trong cấp tàu.

CHƯƠNG 2 - KIỂM TRA PHÂN CẤP TÀU

2.1 Kiểm tra đóng mới

2.1.1 Trình thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật

Trước khi tàu được đóng mới, hoán cải, các hồ sơ thiết kế kỹ thuật của tàu phải được Đăng kiểm thẩm định.

2.1.2 Thẩm định hồ sơ thiết kế kiểu mới

Nếu phần bất kỳ nào của thân tàu hoặc hệ thống máy tàu trong hồ sơ thẩm định có kết cấu kiểu mới, có áp dụng công nghệ mới hoặc sử dụng vật liệu mới mà chưa được thực tế khai thác kiểm nghiệm về nguyên lý và chế độ làm việc thì Đăng kiểm sẽ quy định khối lượng kiểm tra và thử nghiệm đặc biệt trong quá trình đóng mới hay khai thác phương tiện.

2.1.3 Xác định ngày kết thúc kiểm tra

Ngày kết thúc kiểm tra đóng mới sẽ là ngày được dùng để xác định các chu kỳ kiểm tra tiếp theo của tàu.

Trường hợp thời gian từ khi hạ thủy đến khi hoàn thành toàn bộ hoặc đến khi tàu được xuất xưởng bị kéo dài quá 6 tháng, nếu chủ tàu yêu cầu thì tàu phải kiểm tra trên đà trước khi cho tàu đi hoạt động. Ngày kiểm tra trên đà này được dùng để xác định chu kỳ kiểm tra tiếp theo của tàu.

2.2 Kiểm tra phân cấp những tàu đang khai thác

2.2.1 Kiểm tra lần đầu để trao cấp

Kiểm tra lần đầu nhằm xác nhận khả năng trao cấp cho tàu lần đầu tiên được đưa đến Đăng kiểm để phân cấp.

Khối lượng kiểm tra phải đủ để đánh giá trạng thái kỹ thuật toàn diện của tàu và tùy thuộc vào tuổi tàu cũng như hồ sơ kỹ thuật mà tàu có.

2.2.2 Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra định kỳ để thẩm định lại cấp đã trao cho tàu;

Thời hạn giữa hai lần kiểm tra định kỳ đối với tất cả các loại tàu là 5 năm.

2.2.3 Kiểm tra hàng năm

Kiểm tra hàng năm nhằm xác nhận các điều kiện duy trì cấp đã trao cho tàu. Thời gian giữa hai lần kiểm tra hàng năm được quy định như sau:

(1) 6 tháng một lần đối với tàu vỏ gỗ không bọc ngoài;

(2) 12 tháng một lần đối với các tàu còn lại.

2.2.4 Kiểm tra trên đà

1 Kiểm tra trên đà nhằm xác nhận trạng thái kỹ thuật các phần chìm dưới nước để duy trì cấp đã trao cho tàu. Thời gian kiểm tra trên đà được quy định như sau:

(1) Đối với tàu vỏ gỗ không được bọc ngoài: 12 tháng một lần.

(2) Đối với tất cả các tàu còn lại: không quá 36 tháng một lần.

Trong định kỳ 5 năm phải lên đà hai lần, một trong hai lần lên đà phải trùng với đợt kiểm tra định kỳ.

2.4.5 Kiểm tra trung gian

1 Đối với tàu chở khách cao tốc, kiểm tra trung gian với thời hạn không quá 12 tháng.

2 Đối với các tàu cao tốc (trừ tàu nêu tại 1) khi kiểm tra trung gian thì không phải kiểm tra trên đà, tàu chở hàng nguy hiểm, tàu chở xô hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng phải kiểm tra trung gian với thời hạn không quá 36 tháng.

2.2.6 Kiểm tra bất thường

1 Kiểm tra bất thường tàu hoặc từng phần máy móc, thân tàu, trang thiết bị của chúng được tiến hành trong mọi trường hợp theo yêu cầu của chủ tàu, bảo hiểm, hoặc theo chỉ thị đặc biệt của Nhà nước. Căn cứ vào mục đích kiểm tra, tuổi tàu và trạng thái kỹ thuật của tàu, Đăng kiểm sẽ quy định khối lượng kiểm tra và trình tự tiến hành.

2 Đối với tàu bị tai nạn thì việc kiểm tra bất thường phải được tiến hành ngay sau khi tàu bị tai nạn. Việc kiểm tra này nhằm mục đích phát hiện hư hỏng, xác định khối lượng công việc cần thiết để khắc phục những hậu quả do tai nạn gây ra và tiến hành thử nghiệm nếu cần thiết cũng như xác định khả năng và điều kiện giữ cấp của tàu.

2.2.7 Kiểm tra bổ sung đối với tàu khách cao tốc trên 20 tuổi

Đối với tàu khách cao tốc trên 20 tuổi, ngoài các loại kiểm tra nêu từ 2.2.1 đến 2.2.5, còn phải kiểm tra bổ sung 6 tháng một lần ở trạng thái nổi với khối lượng kiểm tra hàng năm trừ những hạng mục kiểm tra trên đà.

2.3 Hoãn kiểm tra định kỳ

Trừ các tàu du lịch lưu trú ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu hàng nguy hiểm, tàu khí hóa lỏng, tàu khách cao tốc, theo đề nghị của chủ tàu, trong những trường hợp có lý do chính đáng, Đăng kiểm có thể hoãn ngày kiểm tra định kỳ, sau khi đã tiến hành kiểm tra cụ thể tàu với khối lượng kiểm tra hàng năm để đánh giá trạng thái kỹ thuật của tàu.

Hoãn kiểm tra định kỳ nhiều nhất là 03 tháng nếu đợt kiểm tra nêu trên chỉ ra trạng thái kỹ thuật của tàu có thể đảm bảo an toàn trong thời gian hoãn đó. Ngày kiểm tra định kỳ lần tiếp theo được tính từ ngày kết thúc kiểm tra định kỳ lần trước.

CHƯƠNG 3 - HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT KỸ THUẬT

3.1 Quy định chung

3.1.1 Khối lượng giám sát kỹ thuật và phân cấp tàu

1 Thẩm định thiết kế kỹ thuật.

2 Giám sát việc chế tạo vật liệu và sản phẩm mà Quy chuẩn này đã quy định, dùng để chế tạo và sửa chữa các đối tượng chịu sự giám sát của Đăng kiểm.

3 Giám sát việc đóng mới, phục hồi hoặc hoán cải tàu.

4 Kiểm tra các tàu đang khai thác.

5 Trao cấp, xác nhận, phục hồi cấp, ghi vào “Hồ sơ kỹ thuật phương tiện thủy nội địa” và cấp các chứng chỉ của Đăng kiểm cho tàu, vật liệu và sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm.

3.1.2 Các quy định về giám sát kỹ thuật

1 Để thực hiện công tác giám sát kỹ thuật, chủ tàu, chủ cơ sở, cơ sở chế tạo vật liệu, sản phẩm phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Đăng kiểm tiến hành kiểm tra, thử nghiệm các sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm.

2 Người thiết kế, chủ tàu, cơ sở đóng tàu, cơ sở chế tạo vật liệu và sản phẩm phải thực hiện các yêu cầu của Đăng kiểm khi thực hiện các công tác giám sát kỹ thuật.

3 Nếu có dự định các sửa đổi liên quan đến vật liệu, kết cấu thân tàu và trang thiết bị, các sản phẩm khác với vật liệu, kết cấu thân tàu và trang thiết bị, các sản phẩm đã được thẩm định thì sửa đổi phải được thẩm định trước khi thực hiện.

4 Nếu có tranh chấp xảy ra trong quá trình giám sát giữa Đăng kiểm và chủ tàu, cơ sở đóng tàu, cơ sở chế tạo vật liệu và sản phẩm thì các đơn vị có quyền đề xuất trực tiếp với từng cấp từ thấp đến cao của Đăng kiểm. Ý kiến giải quyết của Cục Đăng kiểm Việt Nam (Sau đây gọi tắt là Cục ĐKVN) là quyết định cuối cùng.

5 Trong trường hợp phát hiện thấy vật liệu hoặc sản phẩm có khuyết tật, tuy đã được cấp giấy chứng nhận hợp lệ, Đăng kiểm có quyền yêu cầu tiến hành thử nghiệm lại hoặc phải khắc phục những khuyết tật đó. Trong trường hợp không thể khắc phục được những khuyết tật, Đăng kiểm có thể hủy bỏ chứng chỉ đã cấp.

6 Đăng kiểm có thể từ chối không thực hiện công tác giám sát kỹ thuật, nếu cơ sở đóng tàu, cơ sở chế tạo vật liệu hoặc sản phẩm vi phạm có hệ thống các quy định của Quy chuẩn này.

3.2 Giám sát việc chế tạo vật liệu và sản phẩm

3.2.1 Quy định chung

1 Trong từng phần Quy chuẩn này đều đưa ra các yêu cầu về giám sát vật liệu và sản phẩm. Trong trường hợp cần thiết Đăng kiểm có thể yêu cầu giám sát việc chế tạo những vật liệu và sản phẩm chưa được nêu trong Quy chuẩn này.

2 Việc sử dụng những vật liệu, kết cấu hoặc quy trình công nghệ mới hoặc lần đầu tiên áp dụng trong đóng mới, sửa chữa tàu, chế tạo vật liệu và sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm phải có sự thỏa thuận trước với Đăng kiểm.

Đối với mẫu vật liệu, sản phẩm hoặc quy trình công nghệ sau khi được Đăng kiểm chấp thuận phải tiến hành thử nghiệm với nội dung đã được Đăng kiểm chấp thuận.

3 Đối với mẫu sản phẩm, kể cả mẫu tàu đầu tiên được chế tạo dựa vào hồ sơ kỹ thuật đã được Đăng kiểm thẩm định thì việc thử nghiệm mẫu mới này ở cơ sở chế tạo phải có sự giám sát của Đăng kiểm. Đăng kiểm có thể yêu cầu tiến hành những thử nghiệm đó tại các trạm thử hoặc phòng thí nghiệm thử trong các điều kiện khai thác với khối lượng và thời gian do Đăng kiểm quy định.

4 Nếu mẫu thử đầu tiên mà phải thay đổi kết cấu của sản phẩm hoặc phải thay đổi quy trình công nghệ so với những quy định được ghi trong hồ sơ kỹ thuật được Đăng kiểm thẩm định thiết kế cho mẫu đầu tiên, thì chỉ cần trình bản danh mục những thay đổi đó nếu được Đăng kiểm đồng ý;

Nếu không có gì thay đổi thì nhất thiết phải có sự xác nhận của Đăng kiểm là hồ sơ kỹ thuật đã được thẩm định cho mẫu đầu tiên là phù hợp để chế tạo hàng loạt.

5 Vật liệu và sản phẩm đưa ra ở 3.2.1-1 và 3.2.1-2 trên có thể được chế tạo dưới sự giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của Đăng kiểm. Hình thức giám sát sẽ do Đăng kiểm quy định.

Tất cả vật liệu và sản phẩm qua thử nghiệm đạt yêu cầu đều phải có dấu phù hợp với những chứng chỉ đã được Đăng kiểm cấp.

6 Những sản phẩm chế tạo ở nước ngoài được dùng để lắp đặt trên tàu phải có chứng chỉ được Đăng kiểm công nhận hoặc theo thể thức kiểm tra và công nhận do Đăng kiểm quy định trong từng trường hợp cụ thể.

3.2.2 Giám sát trực tiếp

1 Giám sát trực tiếp do đăng kiểm viên trực tiếp thực hiện giám sát dựa trên các hồ sơ kỹ thuật đã được Đăng kiểm thẩm định cũng như những Quy phạm và yêu cầu bổ sung hoặc những tiêu chuẩn đã được Đăng kiểm chấp thuận. Dựa vào các Hướng dẫn giám sát kỹ thuật tàu thủy hiện hành và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể Đăng kiểm sẽ quy định khối lượng kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm trong quá trình giám sát.

2 Sau khi thực hiện giám sát và nhận được kết quả thỏa đáng về thử nghiệm vật liệu và sản phẩm, Đăng kiểm sẽ cấp hoặc xác nhận các chứng chỉ theo thể thức đã quy định.

3.2.3 Giám sát gián tiếp

1 Giám sát gián tiếp do những người của các cơ sở chế tạo vật liệu, sản phẩm có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ do Đăng kiểm đào tạo và ủy quyền thực hiện giám sát dựa trên những hồ sơ kỹ thuật đã được Đăng kiểm thẩm định, các yêu cầu của quy phạm có liên quan, các yêu cầu bổ sung hoặc những tiêu chuẩn đã được Đăng kiểm chấp thuận.

2 Tùy từng trường hợp cụ thể Đăng kiểm sẽ quy định điều kiện thực hiện giám sát gián tiếp, khối lượng kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm cũng như việc kiểm tra lại các công việc đã ủy quyền.

3 Tùy thuộc vào hình thức giám sát gián tiếp, kết quả giám sát, Đăng kiểm hoặc cơ sở chế tạo sẽ cấp các chứng chỉ theo quy định của Đăng kiểm cho đối tượng được giám sát.

3.2.4 Công nhận các trạm thử và phòng thí nghiệm

1 Trong công tác giám sát kỹ thuật, Đăng kiểm có thể công nhận các trạm thử, phòng thí nghiệm của cơ sở đóng tàu, cơ sở chế tạo vật liệu và sản phẩm và ủy quyền cho các đơn vị đó bằng văn bản ủy quyền.

2 Việc công nhận các trạm thử hoặc phòng thí nghiệm phải thỏa mãn các điều kiện sau:

(1) Những dụng cụ và máy móc dùng trong việc kiểm tra và thử nghiệm chịu sự kiểm tra định kỳ của Nhà nước và phải có giấy chứng nhận còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp;

(2) Phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện nêu trong văn bản ủy quyền hoặc công nhận.

3 Đăng kiểm có thể kiểm tra đột xuất sự hoạt động của các trạm thử hoặc phòng thí nghiệm đã được Đăng kiểm công nhận và/hoặc ủy quyền. Trong trường hợp các đơn vị đó vi phạm các điều kiện để nhận được sự công nhận và/hoặc uỷ quyền thì Đăng kiểm có thể hủy bỏ việc công nhận và/hoặc ủy quyền đó.

3.3 Giám sát đóng mới, phục hồi và hoán cải tàu

3.3.1 Trước khi thực hiện giám sát kỹ thuật đóng mới, hoán cải, phục hồi tàu, Đăng kiểm phải kiểm tra điều kiện năng lực kỹ thuật của cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi theo quy định hiện hành.

3.3.2 Dựa vào hồ sơ kỹ thuật đã được thẩm định, Đăng kiểm thực hiện việc giám sát trong đóng mới, phục hồi và hoán cải tàu;

Căn cứ vào các tài liệu hướng dẫn giám sát kỹ thuật hiện hành của Đăng kiểm và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, Đăng kiểm sẽ quy định khối lượng kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm trong quá trình giám sát.

3.4 Kiểm tra tàu đang khai thác

3.4.1 Điều kiện kiểm tra của Đăng kiểm

Các chủ tàu phải thực hiện đúng thời hạn kiểm tra chu kỳ được quy định trong Phần này. Phải chuẩn bị phương tiện sẵn sàng để đưa vào kiểm tra, đồng thời phải báo cho Đăng kiểm biết mọi sự cố, vị trí hư hỏng, việc sửa chữa hư hỏng giữa hai lần kiểm tra.

3.4.2 Điều kiện lắp đặt thiết bị mới

Trong trường hợp lắp đặt lên tàu đang khai thác những thiết bị mới phải tuân thủ đúng các quy định đưa ra ở 3.2.1 trên và phải có sự thỏa thuận trước với Đăng kiểm.

CHƯƠNG 4 - HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT

4.1 Quy định chung

4.1.1 Khối lượng hồ sơ thiết kế trình thẩm định

Thẩm định hồ sơ thiết kế với khối lượng được quy định trong các mục tương ứng của Quy chuẩn này phải được đăng kiểm thẩm định trước khi đóng tàu hoặc chế tạo vật liệu và sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm.

Những tiêu chuẩn về vật liệu hoặc sản phẩm được Đăng kiểm chấp thuận có thể thay được một phần hay toàn bộ hồ sơ tương ứng với tiêu chuẩn ấy.

Khối lượng hồ sơ thiết kế của những tàu, sản phẩm có kết cấu đặc biệt, trong từng trường hợp cụ thể sẽ được Đăng kiểm quy định riêng.

4.1.2 Hồ sơ thiết kế trình thẩm định

.....................................................

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi