Quy chuẩn sửa đổi 1:2017 QCVN 49:2012/BGTVT Phân cấp, giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia sửa đổi 1:2017 QCVN 49:2012/BGTVT Phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển
Số hiệu:QCVN 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017
Loại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Lĩnh vực: Giao thông
Ngày ban hành:04/04/2018
Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

SỬA ĐỔI 1:2017 QCVN 49:2012/BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT GIÀN CỐ ĐỊNH TRÊN BIỂN
SỬA ĐỔI 1:2017

National Technical Regulation for Classification and Technical Supervision of Fixed Offshore Plafforms Amendment No. 1:2017

Lời nói đầu

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển - QCVN 49: 2012/BGTVT đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 55/2012/TT-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2012.

Sửa đổi 1:2017 QCVN 49:2012/BGTVT thay thế cho QCVN 49: 2012/BGTVT, do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 15/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 4 năm 2018.

Mục lục

PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

2. Đối tượng áp dụng

3. Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ

PHẦN II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

1. Phân cấp và giám sát kỹ thuật

1.1. Phân cấp

1.1.1. Trao cấp

1.1.2. Duy trì cấp

1.1.3. Ký hiệu phân cấp

1.2. Giám sát kỹ thuật

1.2.1. Quy định chung

1.2.2. Giám sát việc chế tạo vật liệu và các sản phẩm

1.2.3. Giám sát chế tạo mới, hoán cải

1.2.4. Kiểm tra giàn đang khai thác

1.2.5. Hồ sơ kỹ thuật

1.3. Kiểm tra phân cấp

1.3.1. Quy định chung

1.3.2. Hồ sơ thiết kế trình thẩm định

1.3.3. Kiểm tra chế tạo mới

1.3.4. Kiểm tra hàng năm

1.3.5. Kiểm tra trung gian

1.3.6. Kiểm tra định kỳ

1.3.7. Kiểm tra liên tục

1.3.8. Kiểm tra bất thường

1.4. Phân cấp giàn không được Đăng kiểm giám sát trong quá trình chế tạo mới

2. Kết cấu

3. Máy và hệ thống công nghệ

4. Trang bị điện

5. Phòng, phát hiện và chữa cháy

6. Phương tiện cứu sinh

7. Vật liệu

8. Hàn

9. Sân bay trực thăng

10. Thiết bị nâng

11. Bình chịu áp lực và nồi hơi

12. Hệ thống đo lường, điều khiển

13. Thông tin liên lạc vô tuyến điện

14. Phân cấp theo tiêu chuẩn tính năng được xác định từ phương pháp đánh giá rủi ro

15. Kéo dài thời gian sử dụng giàn

PHẦN III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

1. Quy định về cấp giấy chứng nhận và đăng ký kỹ thuật giàn

2. Rút cấp, phân cấp lại và sự mất hiệu lực của giấy chứng nhận

3. Quản lý hồ sơ

PHẦN IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Trách nhiệm của chủ giàn, cơ sở thiết kế, chế tạo, hoán cải và sửa chữa giàn

2. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam

3. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

PHẦN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

PHỤ LỤC A - Hệ thống đo lường, điều khiển

PHỤ LỤC B - Thông tin liên lạc vô tuyến điện

PHỤ LỤC C - Phân cấp theo tiêu chuẩn tính năng được xác định từ phương pháp đánh giá rủi ro

PHỤ LỤC D - Kéo dài thời gian sử dụng giàn

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT GIÀN CỐ ĐỊNH TRÊN BIỂN

National Technical Regulation for Classification and Technical Supervision of Fixed Offshore Platforms

PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, an toàn lao động, các yêu cầu về quản lý, kiểm tra, kiểm định, chứng nhận an toàn kỹ thuật, an toàn lao động đối với các giàn cố định trên biển (sau đây gọi tắt là “giàn") sử dụng cho mục đích thăm dò, khai thác dầu khí trên biển hoạt động ở vùng biển Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là kiểm tra), thiết kế, chế tạo mới, hoán cải, sửa chữa và khai thác giàn.

3. Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ

3.1. Các tài liệu viện dẫn được sử dụng trong Quy chuẩn

3.1.1. QCVN 65:2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đánh giá năng lực cơ sở chế tạo và cung cấp dịch vụ tàu biển.

3.1.2. QCVN 35:2010/BTNMT và QCVN 36:2010/BTNMT.

3.1.3. QCVN 97:2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên công trình biển.

3.1.4. QCVN 67:2017/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển;

3.1.5. TCVN 7704 - Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa

3.1.6. TCVN 6170-1 - Giàn cố định trên biển - Phần 1: Quy định chung.

3.1.7. TCVN 6170-2 - Giàn cố định trên biển - Phần 2: Điều kiện môi trường.

3.1.8. TCVN 6170-3 - Giàn cố định trên biển - Phần 3: Tải trọng thiết kế.

3.1.9. TCVN 6170-4 - Giàn cố định trên biển - Phần 4: Thiết kế kết cấu thép.

3.1.10. TCVN 6170-5 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 5: Thiết kế kết cấu hợp kim nhôm.

3.1.11. TCVN 6170-6 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 6: Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép.

3.1.12. TCVN 6170-7 - Công trình biển di động - Kết cấu - Phần 7: Thiết kế móng.

3.1.13. TCVN 6170-8 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 8: Hệ thống chống ăn mòn.

3.1.14. TCVN 6170-9 - Công trình biển cố định - Phần 9: Kết cấu - Giàn thép kiểu jacket.

3.1.15. TCVN 6170-10 - Công trình biển cố định - Phần 10: Kết cấu - Giàn trọng lực bê tông.

3.1.16. TCVN 6170-11 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 11: Chế tạo.

3.1.17. TCVN 6170-12 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 12: Vận chuyển và lắp dựng.

3.1.18. TCVN 6767-3 - Giàn cố định trên biển - Phần 3: Máy và các hệ thống công nghệ.

3.1.19. TCVN 6767-4 - Giàn cố định trên biển - Phần 4: Trang bị điện.

3.1.20. TCVN 6767-2 - Giàn cố định trên biển - Phần 2: Phòng, phát hiện và chữa cháy

3.1.21. TCVN 6767-1 - Giàn cố định trên biển - Phần 1: Phương tiện cứu sinh.

3.1.22. TCVN 7230 - Công trình biển cố định - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Vật liệu.

3.1.23. TCVN 7229 - Công trình biển cố định - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Hàn.

3.1.24. CAP 437 - Các tiêu chuẩn về vị trí cất và hạ cánh của máy bay trực thăng.

3.1.25. MARPOL 73/78 - Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra.

3.1.26. Thông tư số 39/2016/TT-BGTVT về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn dùng trong lĩnh vực phương tiện, thiết bị thăm dò khai thác dầu khí trên biển.

3.1.27. Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển.

3.2. Giải thích từ ngữ

3.2.1. Chủ giàn (owner) là chủ sở hữu, người quản lý, người khai thác hoặc người thuê giàn.

3.2.2. Các tổ chức, cá nhân liên quan (relevant organizations, persons) bao gồm cơ quan quản lý, tổ chức đăng kiểm (sau đây viết tắt là Đăng kiểm), chủ giàn, cơ sở thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, hoán cải và sửa chữa giàn.

3.2.3. Hồ sơ đăng kiểm (register documents) bao gồm các giấy chứng nhận, các phụ lục đính kèm giấy chứng nhận, các báo cáo kiểm tra hoặc thử và các tài liệu liên quan theo quy định.

3.2.4. Giàn cố định trên biển (fixed offshore platform) là công trình được xây dựng, lắp đặt cố định trên biển và sử dụng để phục vụ hoạt động dầu khí. Giàn gồm các kiểu sau đây:

3.2.4.1. Giàn được cố định bằng cọc (jacket platform) là giàn có kết cấu khung không gian được cố định với đáy biển bằng cọc. Kết cấu khung không gian có thể được thiết kế để truyền trực tiếp các tải trọng chức năng xuống đáy biển hoặc làm vỏ bọc cho các cọc đỡ các tải trọng chức năng này.

3.2.4.2. Giàn trọng lực (gravity based platform) là giàn tựa lên đáy biển và duy trì tính ổn định tại một vị trí cố định chủ yếu bởi trọng lực của nó.

3.2.4.3. Giàn tháp mềm (compliant tower) là một tháp được cố định với đáy biển, có độ đàn hồi đủ để chống lại các tải trọng sóng chủ yếu bởi lực quán tính.

3.2.5. Gọi chọn số (DSC) là kỹ thuật sử dụng các mã số cho phép một trạm vô tuyến điện có khả năng thiết lập để liên lạc và truyền thông tin với một trạm hoặc nhóm các trạm khác.

3.2.6. Vùng biển A1 là vùng nằm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện thoại của ít nhất một trạm VHF ven biển, trong đó có hoạt động thông tin cấp cứu liên tục DSC.

3.2.7. Vùng biển A2 là vùng, trừ vùng biển A1, nằm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện thoại của ít nhất một trạm MF ven biển, trong đó có hoạt động thông tin cấp cứu liên tục DSC.

3.2.8. Vùng biển A3 là vùng, trừ vùng biển A1 và A2, nằm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện thoại của một vệ tinh địa tĩnh INMARSAT, trong đó có hoạt động thông tin cấp cứu liên tục.

3.2.9. Vùng biển A4 là vùng nằm ngoài các vùng biển A1, A2, và A3.

3.2.10. Hậu quả (consequences) là những kết quả dự kiến của một sự kiện xảy ra.

3.2.11. Tần suất (frequency) là số lần xuất hiện của một sự kiện theo đơn vị thời gian. Trong đánh giá rủi ro, nó thường được thể hiện là các tần suất theo năm.

3.2.12. Nguy cơ (hazard) là một khả năng tiềm ẩn hoặc một tình huống có thể gây hại cho người, tài sản, môi trường hoặc một tổ hợp của ba trường hợp đó.

3.2.13. Kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng (inspection and maintenance plan) là kế hoạch các hoạt động bảo trì và kiểm tra theo lịch trình để đảm bảo các bộ phận quan trọng về an toàn vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn thực hiện để duy trì sự an toàn và toàn vẹn của giàn.

3.2.14. Nguy cơ lớn (major hazard) là mối nguy hiểm ẩn chứa khả năng gây ra tai nạn lớn, ví dụ liên quan đến tử vong do cháy, nổ, tai họa nghiêm trọng, hay hư hỏng nghiêm trọng cho giàn, ô nhiễm lớn cũng được tính đến như đã quy định tại 14.

3.2.15. Tiêu chuẩn tính năng (a performance standard) là một tuyên bố, có thể được diễn giải một cách phù hợp theo định lượng hoặc định tính về tính năng được yêu cầu đối với một bộ phận quan trọng về an toàn để đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của giàn.

3.2.16. Rủi ro (risk) là biểu diễn của xác suất và hậu quả của một hay một số nguy cơ đang được nhận biết, ví dụ sự thay đổi của một sự kiện cụ thể xảy ra trong một khoảng thời gian cụ thể.

3.2.17. Phân tích rủi ro (risk analysis) là định lượng các rủi ro mà không quan tâm đến sự quan trọng của chúng. Nó bao gồm việc nhận biết các nguy cơ để xác định tần suất và hậu quả của chúng, do đó các kết quả này đặc trưng cho rủi ro đó. Phân tích rủi ro đôi khi được hiểu là định lượng rủi ro hoặc ước định rủi ro.

3.2.18. Đánh giá rủi ro (risk assessment) là một phân tích có hệ thống các rủi ro từ các hoạt động nguy hiểm và thực hiện tính toán hợp lý về sự quan trọng của chúng bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn được định trước về mức độ rủi ro mong muốn hoặc tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro khác. Đánh giá rủi ro được sử dụng để xác định các ưu tiên trong quản lý rủi ro.

3.2.19. Tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro (risk acceptance criteria) là tiêu chuẩn mà theo đó các kết quả của đánh giá rủi ro có thể đo được. Các tiêu chuẩn chấp nhận đại diện cho mức độ chấp nhận về sự an toàn và toàn vẹn của giàn. Chúng liên quan đến tính toán định lượng rủi ro với đánh giá giá trị chất lượng về sự quan trọng của những rủi ro.

3.2.20. Các bộ phận quan trọng về an toàn (safety-critical elements) là một phần của giàn, hoặc thiết bị, những phần rất quan trọng để duy trì sự an toàn và toàn vẹn của giàn. Bộ phận này bao gồm bất kỳ hạng mục nào mà:

3.2.20.1. Nếu hư hỏng, có thể gây ra hoặc góp phần đáng kể gây ra nguy cơ lớn ảnh hưởng đến an toàn và toàn vẹn của giàn, hoặc

3.2.20.2. Được dự định để ngăn chặn hoặc hạn chế ảnh hưởng của một nguy cơ lớn.

Các bộ phận quan trọng về an toàn được xác định để phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát, giảm thiểu (bao gồm cả bảo vệ con người) các nguy cơ.

PHẦN II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

1. Phân cấp và giám sát kỹ thuật

1.1. Phân cấp

1.1.1. Trao cấp

1.1.1.1. Tất cả các giàn sau khi được kiểm tra hoàn toàn phù hợp với Quy chuẩn này sẽ được Đăng kiểm trao cấp tương ứng với các ký hiệu cấp giàn như quy định ở 1.1.3.

1.1.1.2. Theo yêu cầu của chủ giàn, giàn có thể được phân cấp theo phương pháp đánh giá rủi ro như nêu tại quy định 14 của Phần này.

1.1.2. Duy trì cấp

1.1.2.1. Tất cả các giàn đã được Đăng kiểm trao cấp thì cấp của giàn sẽ tiếp tục được duy trì, nếu kết quả kiểm tra hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu quy định trong 1.3.4 đến 1.3.8.2 hoặc theo chương trình kiểm tra đánh giá rủi ro như nêu ở quy định 14 của Phần này.

1.1.2.2. Chủ giàn hay người đại diện của họ có trách nhiệm báo cáo và đề nghị Đăng kiểm thực hiện kiểm tra ngay mọi hư hỏng hay khuyết tật có ảnh hưởng tới cấp đã trao cho giàn.

1.1.3. Ký hiệu phân cấp

1.1.3.1. Giàn được Đăng kiểm phân cấp khi đã thỏa mãn Quy chuẩn này sẽ được trao cấp với các ký hiệu sau:

* VR hoặc * VR hoặc (*) VR

Trong đó:

* VR: Ký hiệu giàn được thẩm định thiết kế và giám sát trong chế tạo mới dưới sự giám sát của Đăng kiểm;

* VR: Ký hiệu giàn đã được chế tạo mới dưới sự giám sát của Tổ chức phân cấp khác được Đăng kiểm công nhận và sau đó được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp;

(*)VR: Ký hiệu giàn đã được chế tạo mới không có giám sát hoặc dưới sự giám sát của tổ chức phân cấp khác chưa được Đăng kiểm công nhận và sau đó được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp.

VR: Ký hiệu giàn thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này;

Ký hiệu này cũng được dùng khi Đăng kiểm thực hiện phân cấp cho từng bộ phận của giàn theo đề nghị của chủ giàn.

1.1.3.2. Dấu hiệu phân cấp

1.1.3.2.1. Căn cứ vào từng giàn cụ thể do Đăng kiểm phân cấp, ký hiệu phân cấp được bổ sung thêm các dấu hiệu thích hợp như dưới đây:

a) Về kiểu giàn:

+ Giàn được cố định bằng cọc - ký hiệu là JP (jacket platform):

+ Giàn trọng lực - ký hiệu là GBP (gravity based platform);

+ Giàn tháp mềm - ký hiệu là CT (compliant tower).

b) Về công dụng của giàn:

+ Giàn khoan - ký hiệu là DP (drilling platform);

+ Giàn công nghệ - ký hiệu là PP (production platform);

+ Giàn có hoặc không có người ở thường xuyên - ký hiệu là M hoặc UM (man/unmanned);

+ Giàn đầu giếng - ký hiệu là WHP (wellhead platform);

+ Giàn khí - ký hiệu là GP (gas platform);

+ Giàn nhà ở - ký hiệu là LQ (living quarter).

1.1.3.2.2. Phân cấp từng phần

Nếu chủ giàn muốn giới hạn việc phân cấp ở một phần, một bộ phận hoặc một hạng mục nào đó của giàn thì trong ký hiệu cấp sẽ được bổ sung dấu hiệu thích hợp về giới hạn này.

- Chân đế - ký hiệu là J (jacket): Chỉ ra rằng việc phân cấp chỉ thực hiện đối với phần chân đế của giàn;

- Thượng tầng - ký hiệu là T (topside): Chỉ ra rằng việc phân cấp chỉ thực hiện đối với phần thượng tầng của giàn;

- Hệ thống sản xuất - ký hiệu là PS (production system): Chỉ ra rằng việc phân cấp chỉ thực hiện đối với hệ thống, thiết bị sản xuất.

1.1.3.2.3. Dấu hiệu phân cấp theo đánh giá rủi ro

Giàn được phân cấp theo tiêu chuẩn tính năng được xác định từ phương pháp đánh giá rủi ro thì sẽ được trao ký hiệu RA.

Ví dụ: Một giàn được cố định bằng cọc, có người ở thường xuyên, được Đăng kiểm thẩm định thiết kế và giám sát chế tạo mới theo phương pháp đánh giá rủi ro thì ký hiệu cấp là: * VR JP, M, RA

1.2. Giám sát kỹ thuật

1.2.1. Quy định chung

1.2.1.1. Khối lượng giám sát kỹ thuật và phân cấp giàn

1.2.1.1.1. Hoạt động giám sát kỹ thuật dựa trên cơ sở các quy định của Quy chuẩn này. Khi tiến hành giám sát kỹ thuật và phân cấp giàn phải thực hiện những công việc sau đây:

a) Thẩm định thiết kế với khối lượng hồ sơ thiết kế được quy định trong các điều tương ứng của Quy chuẩn này;

b) Giám sát việc chế tạo vật liệu và các sản phẩm, trang thiết bị được sử dụng để chế tạo mới/ sửa chữa và lắp đặt trên giàn hoặc các đối tượng chịu sự giám sát/ kiểm tra chứng nhận;

c) Giám sát việc chế tạo mới, hoán cải;

d) Kiểm tra các giàn đang khai thác;

e) Trao cấp, phục hồi cấp và cấp các chứng chỉ liên quan.

1.2.1.1.2. Đối tượng giám sát kỹ thuật bao gồm:

a) Tất cả các loại giàn quy định tại 1 - Phần I ở trên;

b) Vật liệu chế tạo/ sửa chữa giàn, chế tạo các sản phẩm/thiết bị lắp đặt trên giàn.

1.2.1.2. Nguyên tắc giám sát kỹ thuật

1.2.1.2.1. Phương pháp giám sát chính: Đăng kiểm thực hiện việc giám sát theo những trình tự được quy định trong Quy chuẩn này và các hướng dẫn liên quan đồng thời cũng có thể tiến hành kiểm tra đột xuất bất cứ hạng mục nào phù hợp với Quy chuẩn này trong trường hợp cần thiết.

1.2.1.2.2. Để thực hiện công tác giám sát, chủ giàn, các cơ sở chế tạo và dựng lắp giàn phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đăng kiểm viên tiến hành kiểm tra, thử nghiệm vật liệu và các sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm kể cả việc đăng kiểm viên được đi đến tất cả những nơi sản xuất, thử nghiệm vật liệu và chế tạo các sản phẩm đó.

1.2.1.2.3. Các cơ quan thiết kế, chủ giàn, cơ sở chế tạo và dựng lắp giàn và các cơ sở chế tạo sản phẩm công nghiệp phải thực hiện các yêu cầu của Quy chuẩn này khi Đăng kiểm thực hiện công tác giám sát kỹ thuật.

1.2.1.2.4. Nếu dự định có những sửa đổi trong quá trình chế tạo liên quan đến vật liệu, kết cấu, máy móc, trang thiết bị và sản phẩm công nghiệp khác với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định thì các bản vẽ hoặc tài liệu sửa đổi phải được trình cho Đăng kiểm xem xét và thẩm định thiết kế sửa đổi trước khi thi công.

1.2.1.2.5. Nếu có những bất đồng xảy ra trong quá trình giám sát giữa đăng kiểm viên và các cơ quan/xí nghiệp (chủ giàn, nhà máy chế tạo giàn, nhà chế tạo vật liệu và sản phẩm) thì các cơ quan/xí nghiệp này có quyền đề xuất ý kiến của mình trực tiếp với Lãnh đạo Đăng kiểm để giải quyết.

1.2.1.2.6. Đăng kiểm có thể từ chối không thực hiện công tác giám sát, nếu nhà máy chế tạo và dựng lắp giàn hoặc xưởng chế tạo vi phạm có hệ thống những yêu cầu của Quy chuẩn này.

1.2.1.2.7. Trong trường hợp phát hiện thấy vật liệu hoặc sản phẩm có khuyết tật, nhưng đã được cấp giấy chứng nhận hợp lệ, thì có thể yêu cầu tiến hành thử nghiệm lại hoặc khắc phục những khuyết tật đó. Trong trường hợp không thể khắc phục được những khuyết tật đó, thì thu hồi hoặc hủy bỏ giấy chứng nhận đã cấp.

1.2.1.2.8. Hoạt động giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm không làm thay đổi công việc cũng như không thay cho trách nhiệm của các tổ chức kiểm tra kỹ thuật/chất lượng của chủ giàn, nhà máy/cơ sở chế tạo và dựng lắp, sửa chữa giàn, chế tạo vật liệu, máy móc và trang thiết bị lắp đặt trên giàn.

1.2.1.3. Các loại hình giám sát

1.2.1.3.1. Giám sát trực tiếp

1.2.1.3.1.1. Giám sát trực tiếp là hình thức giám sát do đăng kiểm viên trực tiếp tiến hành, dựa trên các hồ sơ thiết kế đã được thẩm định cũng như dựa vào yêu cầu của Quy chuẩn này và các hướng dẫn liên quan. Khối lượng kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm trong quá trình giám sát được xác định dựa vào Quy chuẩn này, hướng dẫn liên quan và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.

1.2.1.3.1.2. Sau khi thực hiện giám sát và nhận được những kết quả thỏa đáng về thử nghiệm vật liệu và sản phẩm, Đăng kiểm sẽ cấp hoặc xác nhận các giấy chứng nhận theo quy định tại 1.2 - Phần III của Quy chuẩn này.

1.2.1.3.1.3. Khi sản xuất hàng loạt các sản phẩm hoặc trong những trường hợp thích hợp khác, việc giám sát trực tiếp có thể được thay bằng giám sát gián tiếp, nếu như nhà máy sản xuất có trình độ cao và ổn định, có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Hình thức và khối lượng giám sát gián tiếp sẽ được quy định trong từng trường hợp cụ thể theo yêu cầu của Quy chuẩn này.

1.2.1.3.2. Giám sát gián tiếp

1.2.1.3.2.1. Giám sát gián tiếp là giám sát do những người của các Tổ chức kiểm tra kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật của nhà máy được Đăng kiểm ủy quyền thực hiện dựa theo hồ sơ kỹ thuật đã được thẩm định.

1.2.1.3.2.2. Giám sát gián tiếp được thực hiện theo những hình thức sau:

a) Cán bộ được Đăng kiểm ủy quyền;

b) Xí nghiệp được Đăng kiểm ủy quyền;

c) Hồ sơ được Đăng kiểm công nhận.

1.2.1.3.2.3. Khối lượng kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm phải tiến hành trong quá trình giám sát gián tiếp sẽ được xác định dựa vào Quy chuẩn này, các hướng dẫn liên quan và điều kiện cụ thể.

1.2.1.3.2.4. Tùy thuộc vào hình thức giám sát gián tiếp và kết quả giám sát, Đăng kiểm hoặc xưởng chế tạo sẽ cấp các chứng chỉ cho đối tượng được giám sát.

1.2.1.3.2.5. Đăng kiểm viên sẽ kiểm tra lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào trong số các sản phẩm chịu sự giám sát gián tiếp tại các nhà máy chế tạo.

1.2.1.3.2.6. Nếu nhận thấy có vi phạm trong giám sát gián tiếp hoặc chất lượng giám sát gián tiếp không đạt yêu cầu, Đăng kiểm sẽ hủy ủy quyền giám sát gián tiếp và trực tiếp tiến hành giám sát.

1.2.2. Giám sát việc chế tạo vật liệu và các sản phẩm

1.2.2.1. Quy định chung

1.2.2.1.1. Các sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn dùng trong lĩnh vực phương tiện, thiết bị thăm dò khai thác dầu khí trên biển nêu tại Thông tư số 39/2016/TT-BGTVT ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT phải được chứng nhận và công bố hợp quy theo quy định của Thông tư này. Trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu giám sát bổ sung việc chế tạo những vật liệu và sản phẩm khác chưa được nêu ở trên.

1.2.2.1.2. Việc chế tạo vật liệu và các sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm phải phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định. Thiết bị và hệ thống phải được kiểm tra và thử phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc các tiêu chuẩn khác theo thông lệ quốc tế như QCVN 67:2017/BGTVT, QCVN 97:2016/BGTVT, API 610, API RP 505, API 14E, API std 618…

1.2.2.1.3. Trong quá trình thực hiện giám sát, Đăng kiểm có thể tiến hành kiểm tra sự phù hợp của kết cấu, công nghệ với tiêu chuẩn và quy trình không được quy định trong Quy chuẩn này nhưng nhằm mục đích thực hiện các yêu cầu của Quy chuẩn này.

1.2.2.1.4. Việc sử dụng vật liệu, kết cấu, hoặc quy trình công nghệ mới trong sửa chữa và chế tạo mới giàn, trong chế tạo vật liệu và sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm phải được Đăng kiểm chấp nhận.

Các vật liệu, sản phẩm, hoặc quy trình công nghệ mới phải được tiến hành thử nghiệm phù hợp với Quy chuẩn này.

1.2.2.1.5. Đăng kiểm trực tiếp thực hiện việc kiểm tra chế tạo vật liệu và sản phẩm hoặc tổ chức được uỷ quyền hoặc chấp nhận thực hiện việc kiểm tra này.

1.2.2.1.6. Nếu mẫu sản phẩm, kể cả mẫu đầu tiên được chế tạo dựa vào hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, thì xưởng chế tạo phải tiến hành thử nghiệm mẫu mới này dưới sự giám sát của đăng kiểm viên. Khi đó, việc thử nghiệm phải được tiến hành ở những trạm thử hoặc phòng thí nghiệm đã được công nhận. Trong những trường hợp đặc biệt quan trọng có thể yêu cầu tiến hành thử trong quá trình khai thác với khối lượng và thời gian thích hợp.

1.2.2.1.7. Sau khi thử mẫu đầu tiên nếu cần phải thay đổi kết cấu của sản phẩm hoặc thay đổi quy trình sản xuất khác với những quy định ghi trong hồ sơ thiết kế đã được thẩm định cho mẫu này để chế tạo hàng loạt, thì cơ sở chế tạo phải trình hồ sơ thiết kế trong đó có đề cập đến những thay đổi đó để thẩm định lại hoặc có thể chỉ cần trình bản danh mục liệt kê những thay đổi. Nếu không có thay đổi nào khác thì nhất thiết hồ sơ thiết kế phải có sự xác nhận của Đăng kiểm là mẫu đầu tiên đã được thẩm định phù hợp để sản xuất hàng loạt theo mẫu này.

1.2.2.1.8. Trong những trường hợp đặc biệt có thể quy định những điều kiện sử dụng cho từng sản phẩm riêng biệt.

1.2.2.1.9. Vật liệu và sản phẩm được chế tạo ở nước ngoài dùng trên các giàn chịu sự giám sát của Đăng kiểm phải có giấy chứng nhận được cấp bởi một tổ chức chứng nhận được Đăng kiểm ủy quyền hoặc chấp nhận. Trong trường hợp không có giấy chứng nhận như trên, vật liệu và sản phẩm phải chịu sự giám sát đặc biệt trong từng trường hợp cụ thể.

1.2.2.2. Công nhận cơ sở cung cấp dịch vụ và phòng thí nghiệm

1.2.2.2.1. Trong công tác giám sát và phân cấp, Đăng kiểm có thể công nhận hoặc ủy quyền cho các cơ sở cung cấp dịch vụ và phòng thí nghiệm của nhà máy chế tạo và dựng lắp giàn hoặc các cơ quan khác thực hiện công việc kiểm tra, bảo dưỡng và thử nghiệm.

1.2.2.2.2. Cơ sở bảo dưỡng hoặc phòng thí nghiệm muốn được công nhận hoặc uỷ quyền phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

a) Các dụng cụ và máy móc phải chịu sự kiểm tra định kỳ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phù hợp.

b) Tất cả các dụng cụ và máy móc khác được dùng vào việc thử nghiệm phải có giấy chứng nhận kiểm tra còn hiệu lực.

1.2.2.2.3. Việc đánh giá công nhận các cơ sở cung cấp dịch vụ được thực hiện theo QCVN 65:2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đánh giá năng lực cơ sở chế tạo và cung cấp dịch vụ tàu biển.

1.2.2.2.4. Đăng kiểm có thể kiểm tra sự hoạt động của các trạm thử hoặc phòng thí nghiệm đã được Đăng kiểm công nhận hoặc ủy quyền. Trong trường hợp các đơn vị được công nhận hoặc uỷ quyền không tuân thủ theo yêu cầu của Quy chuẩn này thì Đăng kiểm có thể hủy bỏ việc ủy quyền hoặc công nhận đó.

1.2.3. Giám sát chế tạo mới, hoán cải

Dựa vào hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, đăng kiểm viên thực hiện việc giám sát chế tạo các sản phẩm lắp đặt trên giàn, chế tạo mới và hoán cải giàn. Khối lượng kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm trong quá trình giám sát được quy định trong Quy chuẩn này và các hướng dẫn liên quan.

1.2.4. Kiểm tra giàn đang khai thác

1.2.4.1. Trong quá trình khai thác giàn phải thực hiện kiểm tra chu kỳ và các loại kiểm tra khác theo quy định bao gồm kiểm tra hàng năm, kiểm tra trung gian, kiểm tra định kỳ, kiểm tra liên tục, kiểm tra dưới nước, kiểm tra bất thường, hoặc kiểm tra theo đánh giá rủi ro để xác nhận giàn và các trang thiết bị lắp đặt trên giàn được bảo dưỡng và duy trì ở trạng thái thỏa mãn theo quy định của Quy chuẩn này.

1.2.4.2. Chủ giàn phải thực hiện đúng thời hạn kiểm tra chu kỳ và các loại hình kiểm tra khác theo quy định và phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tiến hành kiểm tra giàn. Chủ giàn phải báo cho đăng kiểm viên biết mọi sự cố, vị trí hư hỏng, việc sửa chữa trên giàn và sản phẩm xảy ra giữa hai lần kiểm tra.

Trong trường hợp cần xin hoãn kiểm tra chu kỳ, chủ giàn phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.

1.2.4.3. Lắp đặt sản phẩm mới

Trường hợp lắp đặt lên giàn đang khai thác các sản phẩm mới thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này, phải tuân thủ đúng các quy định tại 1.2.2 và 1.2.3.

1.2.4.4. Quy định khi thay thế các chi tiết hỏng

Khi thay thế những chi tiết bị hư hỏng hoặc những chi tiết bị mòn quá giới hạn cho phép theo các yêu cầu của Quy chuẩn này, thì các chi tiết mới cần phải được chế tạo phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này và phải được đăng kiểm viên kiểm tra xác nhận.

1.2.5. Hồ sơ kỹ thuật

1.2.5.1. Trình thẩm định hồ sơ thiết kế

1.2.5.1.1. Trước khi bắt đầu chế tạo mới, hoán cải hoặc chế tạo vật liệu và các sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm, người thiết kế và nhà chế tạo phải trình Đăng kiểm thẩm định hồ sơ thiết kế với khối lượng được quy định trong Quy chuẩn này.

1.2.5.1.2. Khối lượng hồ sơ trình Đăng kiểm thẩm định đối với những giàn và sản phẩm có kiểu và/hoặc kết cấu đặc biệt trong từng trường hợp cụ thể sẽ được Đăng kiểm xem xét và chấp thuận riêng.

1.2.5.2. Sửa đổi thiết kế đã thẩm định

Sau khi thiết kế đã được Đăng kiểm thẩm định, nếu người thiết kế muốn thay đổi thiết kế thì phải trình Đăng kiểm hồ sơ thiết kế sửa đổi kèm theo ý kiến chấp thuận của chủ giàn để Đăng kiểm thẩm định trước khi tiến hành thi công.

1.3. Kiểm tra phân cấp

1.3.1. Quy định chung

1.3.1.1. Kiểm tra phân cấp giàn

1.3.1.1.1. Tất cả các giàn phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Được kiểm tra phù hợp các quy định về kết cấu theo quy định 2 của Phần này;

b) Được kiểm tra phù hợp các quy định về máy và hệ thống công nghệ theo quy định 3 của Phần này;

c) Được kiểm tra phù hợp các quy định về trang bị điện theo quy định 4 của Phần này;

d) Được kiểm tra phù hợp các quy định về phòng, phát hiện và chữa cháy theo quy định 5 của Phần này;

e) Được kiểm tra phù hợp các quy định về phương tiện cứu sinh theo quy định 6 của Phần này;

f) Được kiểm tra phù hợp các quy định về vật liệu theo quy định 7 của Phần này;

g) Được kiểm tra phù hợp các quy định về hàn theo quy định 8 của Phần này;

h) Được kiểm tra phù hợp các quy định về sân bay trực thăng theo quy định 9 của Phần này;

i) Được kiểm tra phù hợp các quy định về thiết bị nâng theo quy định 10 của Phần này;

j) Được kiểm tra phù hợp các quy định về thiết bị chịu áp lực và nồi hơi theo Quy định 11 của Phần này;

k) Được kiểm tra phù hợp các quy định về thiết bị và hệ thống điều khiển theo quy định 12 của Phần này;

l) Được kiểm tra phù hợp các quy định về vô tuyến điện theo quy định ở 13 của Phần này;

m) Theo yêu cầu của chủ giàn, giàn được phân cấp theo tiêu chuẩn tính năng được xác định từ phương pháp đánh giá rủi ro theo quy định ở 14 của Phần này;

n) Theo yêu cầu của chủ giàn, giàn được đánh giá để kéo dài thời gian sử dụng theo quy định 15 của Phần này.

1.3.1.1.2. Kiểm tra phân cấp bao gồm:

a) Kiểm tra phân cấp giàn trong quá trình chế tạo mới;

b) Kiểm tra phân cấp giàn chế tạo mới không có giám sát của Đăng kiểm.

1.3.1.2. Kiểm tra duy trì cấp giàn

1.3.1.2.1. Các giàn đã được Đăng kiểm trao cấp phải được kiểm tra duy trì cấp phù hợp với các quy định từ 1.3.4 đến 1.3.8 của Phần này.

1.3.1.2.2. Kiểm tra duy trì cấp giàn bao gồm kiểm tra chu kỳ, kiểm tra liên tục, kiểm tra bất thường được quy định từ 1.3.1.2.2.1 đến 1.3.1.2.2.3 dưới đây hoặc kiểm tra theo đánh giá rủi ro được quy định tại quy định 14 của Phần này:

1.3.1.2.2.1. Kiểm tra chu kỳ

a) Kiểm tra hàng năm

Kiểm tra hàng năm bao gồm việc kiểm tra chung phần kết cấu trên đường nước, máy, trang thiết bị, thiết bị chữa cháy... như quy định tại 1.3.4 của Phần này.

b) Kiểm tra trung gian

Kiểm tra trung gian bao gồm việc kiểm tra chung phần kết cấu trên và dưới đường nước, máy, trang thiết bị, thiết bị chữa cháy... như quy định tại 1.3.5 của Phần này.

c) Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra định kỳ bao gồm việc kiểm tra chi tiết phần kết cấu bên trên và dưới đường nước, máy, trang thiết bị, thiết bị chữa cháy... như quy định tại 1.3.6 của Phần này.

1.3.1.2.2.2. Kiểm tra liên tục

Khi chủ giàn đề nghị, kiểm tra liên tục có thể được thực hiện để thay thế cho kiểm tra định kỳ như quy định tại 1.3.7 của Phần này. Chủ giàn phải lập kế hoạch kiểm tra để trình thẩm định. Việc kiểm tra phải được thực hiện một cách hệ thống, liên tục và theo trình tự sao cho khoảng cách kiểm tra của tất cả các hạng mục trong kế hoạch kiểm tra không được vượt quá 5 năm.

1.3.1.2.2.3. Kiểm tra bất thường

Kiểm tra bất thường bao gồm việc kiểm tra kết cấu, máy và trang thiết bị trong đó bao gồm kiểm tra bộ phận bị hư hỏng và kiểm tra các hạng mục sửa chữa, thay đổi và hoán cải. Kiểm tra bất thường được thực hiện độc lập với kiểm tra chu kỳ và kiểm tra liên tục.

1.3.1.3. Thời hạn kiểm tra duy trì cấp giàn

1.3.1.3.1. Kiểm tra chu kỳ phải được tiến hành phù hợp với các yêu cầu được đưa ra từ 1.3.1.3.1.1 đến 1.3.1.3.1.3 sau đây:

1.3.1.3.1.1. Kiểm tra hàng năm

Các đợt kiểm tra hàng năm phải được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước hoặc ba tháng sau ngày ấn định kiểm tra hàng năm của lần kiểm tra phân cấp hoặc kiểm tra định kỳ trước đó.

1.3.1.3.1.2. Kiểm tra trung gian

a) Kiểm tra trung gian được thực hiện vào đợt kiểm tra hàng năm lần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi kiểm tra phân cấp hoặc kiểm tra định kỳ.

b) Thay cho a) nói trên, kiểm tra trung gian có thể được bắt đầu vào đợt kiểm tra hàng năm lần thứ 2 hoặc sau đó và được kết thúc vào đợt kiểm tra hàng năm lần thứ 2 hoặc lần thứ 3.

1.3.1.3.1.3. Kiểm tra định kỳ

a) Kiểm tra định kỳ phải được tiến hành trong khoảng thời gian 3 tháng trước ngày hết hạn của Giấy chứng nhận phân cấp.

b) Kiểm tra định kỳ có thể được bắt đầu vào hoặc sau đợt kiểm tra hàng năm lần thứ 4 và phải được kết thúc trong thời hạn 3 tháng trước ngày hết hạn của Giấy chứng nhận phân cấp.

c) Mặc dù có quy định ở b), kiểm tra định kỳ có thể được tiến hành trước đợt kiểm tra hàng năm lần thứ 4. Trong trường hợp này, phải kết thúc kiểm tra định kỳ trong vòng 15 tháng tính từ ngày bắt đầu kiểm tra định kỳ.

1.3.1.3.2. Kiểm tra liên tục

Trong hệ thống kiểm tra liên tục, mỗi hạng mục kiểm tra hoặc từng bộ phận phải được tiến hành kiểm tra trong thời hạn không vượt quá 5 năm.

1.3.1.3.3. Kiểm tra bất thường

Giàn phải được kiểm tra bất thường khi chúng rơi vào một trong các trường hợp từ a) đến f) dưới đây. Kiểm tra chu kỳ có thể thay thế cho kiểm tra bất thường nếu các hạng mục kiểm tra của kiểm tra bất thường được thực hiện như một phần của kiểm tra chu kỳ.

a) Khi các phần chính của thân giàn, máy giàn hoặc các trang thiết bị quan trọng bị hư hỏng, hoặc phải sửa chữa hay hoán cải;

b) Khi thực hiện hoán cải ảnh hưởng đến tính năng, kích thước... của giàn;

c) Khi giàn được thay tên, đổi chủ;

d) Khi tăng người làm việc trên giàn trong khoảng thời gian ngắn;

e) Khi chủ giàn đề nghị kiểm tra;

f) Khi Đăng kiểm thấy cần thiết phải kiểm tra.

1.3.1.4. Hoãn kiểm tra chu kỳ

1.3.1.4.1. Trong trường hợp bất khả kháng, kiểm tra định kỳ vào thời điểm quy định ở 1.3.1.3.1.3 có thể được hoãn tối đa 3 tháng nếu được Đăng kiểm chấp nhận trước.

1.3.1.4.2. Bất kể quy định 1.3.1.3.2, kiểm tra liên tục có thể được hoãn như quy định ở 1.3.1.4.1 với điều kiện việc kiểm tra như vậy được thực hiện vào thời gian kiểm tra định kỳ.

1.3.1.5. Thay đổi các yêu cầu

1.3.1.5.1. Khi kiểm tra chu kỳ và kiểm tra liên tục, đăng kiểm viên có thể thay đổi các yêu cầu của đợt kiểm tra chu kỳ được quy định trong 1.3.4 đến 1.3.6 của Phần này có xét tới kích thước, vùng hoạt động, tuổi giàn, lịch sử khai thác, kết cấu, kết quả các đợt kiểm tra trước đây và trạng thái kỹ thuật thực tế của giàn.

1.3.1.5.2. Nếu kiểm tra trung gian được thực hiện vào thời điểm kiểm tra hàng năm lần thứ 3 mà nội dung kiểm tra đã được thực hiện vào thời điểm giữa kiểm tra hàng năm lần thứ 2 và 3 như là một phần của đợt kiểm tra khác, thì đăng kiểm có thể xem xét chấp nhận kết quả kiểm tra nếu thấy phù hợp. Tuy nhiên, phải thực hiện nội dung tối thiểu theo yêu cầu của kiểm tra hàng năm vào đợt kiểm tra trung giàn này.

1.3.1.6. Giàn tạm ngừng hoạt động

1.3.1.6.1. Khi giàn được tạm ngừng hoạt động, chủ giàn cần thông báo bằng văn bản cho Đăng kiểm.

1.3.1.6.2. Giàn tạm ngừng hoạt động không phải chịu sự kiểm tra duy trì cấp giàn. Tuy nhiên, theo yêu cầu của chủ giàn, Đăng kiểm có thể tiến hành các đợt kiểm tra bất thường để xác nhận tình trạng giàn.

1.3.1.6.3. Khi giàn đã ngừng hoạt động được chuẩn bị đưa vào hoạt động trở lại thì phải tiến hành các nội dung kiểm tra sau đây và kiểm tra các hạng mục riêng lẻ đã bị hoãn kiểm tra do tàu ngừng hoạt động:

a) Khi bất kỳ đợt kiểm tra chu kỳ hoặc kiểm tra theo kế hoạch được dự kiến từ trước khi giàn ngừng hoạt động mà chưa đến hạn, thì phải tiến hành đợt kiểm tra chu kỳ hoặc kiểm tra theo kế hoạch gần nhất đã được dự kiến trước khi cho giàn ngừng hoạt động.

b) Khi bất kỳ đợt kiểm tra chu kỳ hoặc kiểm tra theo kế hoạch nào được dự kiến từ trước khi giàn ngừng hoạt động mà đã đến hạn, thì về nguyên tắc phải tiến hành đợt kiểm tra chu kỳ hoặc kiểm tra theo kế hoạch này. Tuy nhiên, trong trường hợp hai đợt kiểm tra chu kỳ hoặc kiểm tra theo kế hoạch trở lên đã đến hạn thì phải tiến hành đợt kiểm tra nào có nội dung quan trọng hơn.

1.3.1.6.4. Nếu đợt kiểm tra theo yêu cầu ở 1.3.1.6.3 là đợt kiểm tra định kỳ thì phải tiến hành kiểm tra định kỳ.

1.3.2. Hồ sơ thiết kế trình thẩm định

13.2.1 Để phân cấp giàn, các nội dung sau đây, nếu có yêu cầu, cần được xem xét, đánh giá và thẩm định:

a) Các giả thiết thiết kế;

b) Các phân tích về an toàn;

c) Mô tả điều kiện môi trường;

d) Các máy, thiết bị, phương pháp công nghệ và bố trí chúng, bao gồm:

- An toàn chung;

- An toàn của phương pháp công nghệ;

- Khí cụ và tự động hóa;

- Thiết bị điện, thiết bị cơ khí và đường ống;

- Vật liệu và chống ăn mòn.

e) Thiết kế kết cấu, bao gồm:

- Tải trọng;

- Vật liệu;

- Chống ăn mòn;

- Nền móng;

- Độ bền và độ ổn định;

- Các vấn đề có liên quan đến việc chế tạo, lắp đặt và vận chuyển.

f) Phân tích độc lập kết cấu;

g) Các bản vẽ kết cấu, hệ thống sản xuất và hệ thống phụ trợ;

h) Các tài liệu và quy trình có liên quan trong các giai đoạn vận chuyển và lắp đặt;

i) Các quy định kỹ thuật, bảo dưỡng và sổ hướng dẫn công việc;

j) Những quy định kỹ thuật có liên quan đến kiểm tra trong khai thác.

1.3.2.2. Để thực hiện việc đánh giá nói trên, trước khi chế tạo mới, chủ giàn hoặc đại diện của họ phải trình cho Đăng kiểm thẩm định hồ sơ thiết kế theo 1.3.2.3.

Trong quá trình thẩm định, nếu cần thiết có thể yêu cầu chủ giàn hoặc đại diện của họ bổ sung hồ sơ thiết kế.

1.3.2.3. Nội dung của hồ sơ thiết kế:

1.3.2.3.1. Hồ sơ thiết kế kết cấu chung:

a) Cơ sở thiết kế;

b) Báo cáo khảo sát môi trường tại vị trí lắp đặt giàn bao gồm: Vị trí xây dựng, độ sâu nước, sóng, gió, dòng chảy, thủy triều, sinh vật biển...);

c) Báo cáo khảo sát địa chất (bao gồm thông tin khảo sát về: địa chất công trình, địa hình, địa vật lý, dòng chảy sát đáy biển, tính chất cơ lý của đất).

d) Tải trọng thường xuyên, hoạt tải, tổ hợp tải trọng thiết kế;

e) Các điều kiện thiết kế;

f) Bố trí chung (bao gồm bệ đỡ, các máy, thiết bị điện, các thiết bị khác với các phần không gian bố trí được chỉ dẫn rõ ràng);

g) Phân tích bền kết cấu trong giai đoạn hạ thủy;

h) Phân tích bền kết cấu trong giai đoạn vận chuyển;

i) Phân tích bền kết cấu trong giai đoạn lắp đặt;

j) Phân tích đóng cọc, đóng conductor;

k) Phân tích bền kết cấu trong giai đoạn vận hành;

l) Phân tích hoặc thiết kế kết cấu về mỏi;

m) Phân tích kết cấu khi chịu tải trọng động đất (nếu có);

n) Phân tích kết cấu khi chịu tải trọng va chạm (nếu có);

o) Phân tích đóng cọc, đóng conductor;

p) Phân tích các kết cấu phụ trợ: cầu dẫn (nếu có), giá cập tàu (nếu có), cần đuốc (flare/ vent boom, nếu có), mudmat, riser guard, riser support,...

q) Bản vẽ các kết cấu chính của thượng tầng;

r) Bản vẽ các kết cấu phụ của thượng tầng;

s) Bản vẽ các chi tiết nút;

t) Bản vẽ các kết cấu phụ trợ như lan can, cầu thang...;

u) Bản vẽ các kết cấu chính của chân đế;

v) Bản vẽ các kết cấu phụ của chân đế;

w) Bản vẽ các chi tiết nút;

x) Bản vẽ các kết cấu phụ trợ như: giá cập tàu, mudmat, lifting pedeyed, riser guard, ...

y) Bệ của các máy và nồi hơi chính (kẻ cả bệ của cần cẩu và tính toán độ bền);

z) Bố trí kết cấu chống cháy và cách nhiệt;

aa) Bố trí các cửa chống cháy, chống nổ, các cửa sổ và các phương tiện đóng kín - các lỗ khoét;

bb) Các bảng đo mức trong các két;

cc) Hệ thống chống ăn mòn;

dd) Thiết kế thi công, chi tiết hàn và các quy trình, bao gồm gá lắp, hàn, kiểm soát chất lượng, vận chuyển giàn (kể cả phần tính toán ổn định), dựng giàn (kể cả việc đóng cọc), kiểm tra v.v..;

ee) Bố trí các khu vực nguy hiểm;

ff) Sơ đồ phòng và chống cháy;

gg) Bố trí các trang bị chằng buộc;

hh) Sàn dùng cho máy bay trực thăng (cả phần tính toán độ bền);

ii) Bố trí các phương tiện dập cháy;

jj) Bố trí phương tiện cứu sinh;

kk) Sổ tay vận hành (chủ yếu những vùng liên quan đến an toàn).

1.3.2.3.2. Hồ sơ thiết kế phần máy và thiết bị công nghệ:

a) Các đặc điểm kỹ thuật của các máy;

b) Các đặc điểm kỹ thuật của bơm và hệ thống đường ống;

c) Bố trí chung các không gian đặt máy, bơm, nồi hơi, máy phát điện...;

d) Sơ đồ nguyên lý bố trí hệ thống đường ống:

- Đường ống dẫn hơi;

- Đường ống dẫn nước tới bầu ngưng, nước cấp nồi hơi và ống xả;

- Đường ống dẫn khí khởi động;

- Đường ống dẫn nhiên liệu;

- Đường ống dẫn dầu bôi trơn;

- Đường ống nước làm mát;

- Đường ống hâm nhiên liệu;

- Đường ống khí xả;

- Đường ống dập cháy, thông gió, thông hơi, ống đo, thoát nước, hút khô, ống tràn;

- Hệ thống đường ống xử lý và sản xuất hydrocarbon;

- Hệ thống xử lý nước khai thác, dung dịch khoan và mùn khoan.

e) Bố trí và tính toán thiết bị phát hiện cháy và thiết bị dập cháy;

f) Sơ đồ nguyên lý và bố trí hệ thống khí trơ;

g) Bố trí hệ thống mỡ bôi trơn;

h) Bố trí hệ thống xử lý dầu/khí;

i) Bố trí hệ thống nhiên liệu cấp cho máy bay trực thăng và các biện pháp chi tiết về an toàn;

j) Sơ đồ các máy dùng khí đồng hành, dầu thô tinh chế và các biện pháp chi tiết về an toàn;

k) Bố trí đường ống của các nồi hơi dùng khí đồng hành và dầu thô tinh chế và các biện pháp chi tiết về an toàn;

l) Danh mục các phụ tùng dự trữ;

m) Bố trí nồi hơi và bình chịu áp lực;

n) Cấu tạo nồi hơi;

o) Bố trí hệ thống dung dịch khoan;

p) Hệ thống ngắt sự cố (ESD) liên quan đến tất cả các thiết bị cảm biến, van ngắt, thiết bị ngắt và hệ thống trợ giúp khi sự cố theo các chức năng của chúng và chỉ ra logic ESD cho toàn bộ quá trình công nghệ và hệ thống van ngầm dưới biển;

q) Chi tiết đầy đủ cần đốt gồm thiết bị đốt mồi, thiết bị đốt, đệm kín nước, tính toán thiết kế bao gồm phân tích ổn định và bức xạ nhiệt;

r) Bản vẽ sơ đồ hệ thống trợ giúp công nghệ gồm kích cỡ, chiều dày thành ống, nhiệt độ và áp suất làm việc thiết kế lớn nhất, vật liệu ống, loại, kích cỡ và vật liệu của van và phụ kiện.

1.3.2.3.3. Hồ sơ thiết kế, thiết bị điện:

a) Thuyết minh chung thiết bị điện;

b) Danh mục các thiết bị điện;

c) Bản tính về tải điện;

d) Tính toán dòng đoản mạch tại các thanh dẫn bảng điện chính, thanh dẫn bảng điện phụ và phía thứ cấp của các biến thế;

e) Sơ đồ nguyên lý và bố trí bảng điện chính và bảng điện sự cố (kể cả bảng nạp và phóng điện ắc quy);

f) Sơ đồ phân phối nguồn điện (bao gồm các loại cáp, diện tích mặt cắt ngang và chiều dài cáp, trị số bảo vệ mạch khi quá tải);

g) Bố trí các thiết bị điện nguồn;

h) Sơ đồ nguyên lý và bố trí hệ thống chiếu sáng chính, chiếu sáng sự cố, chiếu sáng sự cố tạm thời;

i) Hệ thống báo động và thông tin liên lạc nội bộ;

j) Bố trí thiết bị điện trong các khu vực nguy hiểm (có chỉ rõ hãng chế tạo, kiểu, cấu tạo và giấy chứng nhận được cấp bởi tổ chức được Đăng kiểm chấp nhận);

k) Sơ đồ mạch điện của hệ thống điều khiển tự động;

l) Danh mục các phụ tùng dự trữ.

1.3.2.3.4. Hồ sơ phương tiện cứu sinh

a) Các quy trình thử phương tiện cứu sinh lắp đặt trên giàn;

b) Bản vẽ bố trí xuồng cứu sinh, xuồng cấp cứu, phao bè cứu sinh, hệ thống sơ tán hàng hải và thiết bị hạ;

c) Các bản vẽ và bản tính thiết bị hạ xuồng cứu sinh và phao bè cứu sinh;

d) Bản vẽ và bản tính bố trí người lên phao bè ở trạng thái nổi;

e) Bản vẽ chằng giữ thiết bị hạ cho xuồng cứu sinh và phao bè cứu sinh;

f) Bản vẽ chằng giữ thiết bị đưa người lên phao bè ở trạng thái nổi;

g) Bản vẽ cố định xuồng cứu sinh và phao bè cứu sinh ở vị trí cất giữ;

h) Bản vẽ cố định thiết bị cứu sinh cá nhân;

i) Bản vẽ chằng giữ cơ cấu nhả thủy tĩnh.

1.3.2.3.5. Hệ thống đo lường, điều khiển

a) Bản vẽ bố trí chung;

b) Bản dữ liệu;

c) Sơ đồ hệ thống điện;

d) Sơ đồ hệ thống thuỷ lực và khí nén;

e) Hệ thống điện tử lập trình.

1.3.2.3.6. Bất kỳ một sự thay đổi nào so với hồ sơ thiết kế đã thẩm định đều phải trình cho Đăng kiểm xem xét và thẩm định lại.

1.3.3. Kiểm tra chế tạo mới

1.3.3.1. Trong quá trình chế tạo mới, Đăng kiểm phải thực hiện các nội dung sau:

a) Xem xét các quy trình về chế tạo, lắp dựng, kiểm tra, thử và chạy thử;

b) Đánh giá trình độ tay nghề và các quy trình;

c) Xem xét và đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng, nếu có yêu cầu;

d) Kiểm tra để xác nhận sự phù hợp giữa các đặc tính kỹ thuật/ bản vẽ đã thẩm định và trạng thái thực của giàn;

e) Kiểm tra việc thử kết thúc và các hoạt động chạy thử toàn bộ hệ thống;

f) Đánh giá những sự không phù hợp và ảnh hưởng của chúng so với các bản chỉ dẫn kỹ thuật và giả thiết thiết kế.

1.3.3.2. Thép, vật liệu hàn, tuabin hơi, máy diesel, nồi hơi, bình chịu áp lực và các loại thiết bị và các vật liệu khác được sử dụng hoặc lắp đặt trên giàn đều phải được Đăng kiểm giám sát khi chế tạo theo quy định về kiểm tra chất lượng các sản phẩm và thiết bị hoặc phải có chứng chỉ về chất lượng được Đăng kiểm chấp nhận. Chỉ những sản phẩm và thiết bị đã được cấp chứng chỉ về chất lượng mới được sử dụng trong chế tạo, hoán cải cũng như sửa chữa các giàn.

1.3.3.3. Giàn phải được chế tạo phù hợp với các hồ sơ thiết kế đã được thẩm định. Trong quá trình chế tạo mọi vật liệu, tay nghề và trang bị công nghệ phải phù hợp với các hồ sơ thiết kế đã được thẩm định và các quy định của Quy chuẩn này và hướng dẫn liên quan.

1.3.3.4. Trong quá trình chế tạo, kết cấu, thiết bị, máy, bình chịu áp lực, hệ thống đường ống và thiết bị điện của giàn phải được kiểm tra và thử phù hợp với các quy định của Quy chuẩn này và hồ sơ thiết kế đã được thẩm định. Các quy trình thử phải được thẩm định; các biên bản thử khác do nhà chế tạo cung cấp phải được Đăng kiểm kiểm tra lại và xác nhận.

1.3.3.5. Các yêu cầu kiểm tra và thử cho các bộ phận thiết bị và cụm thiết bị tại xưởng của nhà cung cấp thiết bị được tóm tắt trong Bảng 1 và Bảng 2. Mỗi nhà cung cấp thiết bị phải có một hệ thống quản lí có hiệu quả, hệ thống này sẽ được đơn vị kiểm tra xác nhận trước khi tiến hành chế tạo.

Bảng 1 - Kiểm tra trong chế tạo thiết bị, hệ thống

NỘI DUNG KIỂM TRA

A

B

C

D

E

CÁC HỆ THỐNG XỬ LÍ SẢN XUẤT HYĐRÔ CÁCBON

     

Các bình sản xuất

A

B

C

  

Các két chứa

     

Bộ trao đổi nhiệt

A

B

C

  

Các bình đốt cháy

A

B

C

  

Thiết bị đo, thiết bị lọc và các thiết bị xử lý dung

     

< 254 mm và 1,033 MPa

    

E

> 254 mm hoặc 1,033 MPa

A

B

C

  

Bơm

     

< 686 kPa và 757 lít/phút

    

E

> 686 kPa hoặc 757 lít/phút

  

C

D

 

Máy nén

     

< 686 kPa và 28,3 m3

  

E

  

> 686 kPa và 28,3 m3

  

C

D

 

Các đường ống dẫn và ống góp

A

B

C

  

Thiết bị thu/phát thiết bị làm sạch ống

A

B

C

  

Các cụm thiết bị xử lý

A

B

C

D

 

Hệ thống xả và đốt khí

A

B

   

Các hệ thống dưới biển

A

B

C

D

 

CÁC HỆ THỐNG TRỢ GIÚP XỬ LÍ

     

Các bình chịu áp lực

     

< 686 kPa và 93,3°C

   

D

 

< 686 kPa và 93,3°C

A

B

C

D

 

Bộ trao đổi nhiệt

     

< 686 kPa và 93,3°C

   

D

 

< 686 kPa và 93,3°C

A

B

C

D

 

Bơm

   

D

 
      

Máy nén khí

   

D

 

Động cơ và tuabin

     

< 100 kW

    

E

> 100 kW

  

C

D

 

Các cụm hệ thống trợ giúp

     

< 686 kPa và 93,3°C

    

E

< 686 kPa và 93,3°C

A

B

C

D

 

CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN

     

Máy phát điện

     

< 100 kW

    

E

> 100 kW

   

D

 

Mô tơ

     

< 100kW

    

E

> 100kW

  

C

D

 

Bảng điện

    

E

HỆ THỐNG KHÍ CỤ VÀ ĐIỀU KHIỂN

     

Panen điều khiển

    

E

THIẾT BỊ AN TOÀN/PHÒNG CHÁY

     

Bơm chữa cháy

   

D

 

Bệ đỡ bơm chữa cháy

   

D

 

Các panen hiển thị báo động

   

D

 

Hệ thống chữa cháy (bộ phận)

  

C

  

Ghi chú:

A. Đơn vị kiểm tra có mặt tại nhà cung cấp thiết bị để kiểm tra các vật liệu tuân theo các bản vẽ/chi tiết kĩ thuật và hồ sơ truy cập và để xét duyệt các chi tiết kĩ thuật và quy trình hàn và kiểm tra NDT, các chứng chỉ của thợ hàn và kĩ thuật viên kiểm tra NDT.

B. Đơn vị kiểm tra có mặt tại nhà cung cấp thiết bị trong các giai đoạn quan trọng trong chế tạo như lắp ghép, căn chỉnh và kiểm tra NDT.

C. Đăng kiểm viên có mặt tại nhà cung cấp thiết bị để chứng kiến và lập báo cáo kiểm tra áp lực.

D. Đơn vị kiểm tra có mặt tại nhà cung cấp thiết bị để chứng kiến và lập báo cáo về thử chức năng và để đảm bảo chức năng hoạt động chính xác của các thiết bị.

E. Đơn vị kiểm tra không cần phải có mặt tại nhà máy hoặc nhà cung cấp thiết bị miễn là họ cung cấp các tài liệu chứng minh rằng các bộ phận được thiết kế, chế tạo, và thử thoả mãn tiêu chuẩn thích hợp

Lưu ý: Trước khi tiến hành kiểm tra trong chế tạo như trên, nhà thiết kế/chế tạo phải trình các tài liệu để thẩm định.

Bảng 2 - Các yêu cầu thử cụ thể trong chế tạo

Đối tượng kiểm tra

Yêu cầu kiểm tra

Bình chịu áp lực

1. Mỗi bình phải được thử thuỷ lực đảm bảo áp suất thử tại mỗi điểm trong bình tối thiểu bằng 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất cho phép.

2. Đối với bình không thể đổ đầy nước một cách an toàn thì phải tiến hành thử bằng khí với áp suất bằng 1,25 lần áp suất làm việc lớn nhất cho phép.

Bơm

1. Mỗi hộp áp suất hay bộ phận chịu áp suất phải được thử thuỷ lực với nước ở nhiệt độ không khí và áp suất thử tối thiểu là 1,5 lần áp suất lớn nhất cho phép trong hộp.

2. Bơm phải được thử hoạt động để thấy được bơm chạy tốt và các chức năng cơ học thoả mãn

Máy nén

1. Phải thực hiện thử chức năng và áp lực giống như hạng mục 1 và 2 cho Bơm

2. Mỗi máy nén dùng khí độc hay dễ cháy phải được nén bằng khí trơ đến áp suất xả định mức. Áp suất này phải được giữ trong hộp nén tối thiểu là 30 phút để kiểm tra sự rò rỉ khí bằng phương pháp phun dung dịch xà phòng hoặc phương pháp thử rò rỉ khác được chấp nhận

Tuabin khí

1. Phải thực hiện các thử chức năng và áp lực giống như hạng mục 1 và 2 cho Bơm.

2. Xem tiêu chuẩn API 616 về chi tiết thử chạy cơ học

Các két chứa áp suất thấp (1,078 kPa đến 103 kPa)

1. Dựa trên thiết kế của két, mỗi két sẽ được thử cả thuỷ lực và khí nén hoặc hoàn toàn chỉ thử thuỷ lực.

2. Nếu các két không được thiết kế để chứa đầy chất lỏng đến đỉnh két thì két sẽ được đổ nước đến mực nước nước thiết kế lớn nhất và khoảng không còn lại sẽ được thử với áp suất bằng 1,25 lần áp suất thiết kế của khoảng không đó.

3. Nếu các két được thiết kế để chứa đầy chất lỏng đến đỉnh két thì két sẽ được thử thuỷ lực đến dưới điểm cao nhất của két với áp suất bằng 1,25 lần áp suất thiết kế của khoảng không.

4. Với các két được thiết kế để chịu một phần chân không thì phải tiến hành thử một phần chân không

Các két chứa không có áp lực

Các két chứa không có áp lực phải được thử thuỷ lực với cột nước tối đa mà két sẽ chứa.

Hệ thống đường ống

1. Tất cả hệ thống đường ống phải được thử thuỷ lực kiểm tra sự rò rỉ trước khi đưa vào khai thác, áp suất thử phải lớn hơn áp suất thiết kế 1,5 lần hoặc 343 kPa, lấy giá trị lớn hơn.

2. Khi cần thiết phải thử rò rỉ bằng khí, áp suất thử phải bằng 1,1 lần áp suất thiết kế.

3. Tất cả các mối nối gồm cả đường hàn khi thử phải được để trần và không bọc cách nhiệt khi thử rò rỉ.

Các hệ thống điện (máy phát điện và motơ)

1. Kiểm tra độ khô ráo của các cuộn dây. Đăng kiểm khuyến nghị các cuộn dây này nên được hâm nóng trong một thời gian đủ lâu trước khi khởi động để đảm bảo độ khô ráo.

2. Phải đo điện trở cách điện của stato đối với môtơ hoặc vỏ máy phát điện, điện thế được tạo ra bằng cách dùng một thiết bị tạo ra điện thế 600v qua lớp cách điện. Điện trở đề xuất tối thiểu là 2.0 MΩ; đối với các máy mới hoặc làm lại thì số đọc điện trở cách điện tối thiểu phải là 10 MΩ

3. Nếu các máy phát điện chạy song song, kiểm tra chiều quay pha và các mạch đồng bộ xem có hoạt động chính xác không.

4. Kiểm tra kích thước của phần tử đốt nóng trong rơ le quá tải của bộ khởi động bằng động cơ.

5. Kiểm tra sự cài đặt ngắt mạch của actomát và kích thước cầu chì

6. Quay nhẹ các motơ để kiểm tra chiều quay đúng sau khi ngắt tải lần đầu do môtơ có thể bị hư hỏng khi bị quay ngược chiều.

7. Kiểm tra độ căn chỉnh giữa môtơ và tải và giữa máy phát và động cơ lai máy.

8. Kiểm tra độ cách điện của tất cả các mạch điện để đảm bảo các dây cáp điện không bị hư hỏng trong quá trình lắp ráp.

9. Kiểm tra các tiếp đất có làm chính xác không.

10. Sau khi máy phát và môtơ được khởi động, kiểm tra xem có dòng khác thường, độ rung và nhiệt độ cao trong ổ trục.

11. Chứng kiến chạy toàn tải và thử đường bão hoà cho cụm (unit) đầu tiên của một thiết kế cụ thể.

Các hệ thống điện (bảng điện)

1. Kiểm tra kích thước và cỡ của tất cả các thanh góp

2. Kiểm tra hiệu điện thế và dòng định mức của tất cả các bộ phận

3. Kiểm tra các tiếp đất có làm chính xác không.

4. Các mạch điện khác nhau của bảng điện và các cụm panen phải được thử bằng cách tiến hành thử cường độ điện môi và đo điện trở cách điện.

5. Sự ngắt và hoạt động của tất cả các rơle, các bộ đóng ngắt và các thiết bị an toàn khác phải được chứng minh.

Hệ thống điều khiển và khí cụ

1. Chứng kiến việc căn chỉnh của tất cả các nút điều khiển áp suất, mức độ, và nhiệt độ cần cho việc điều khiển tuân theo các Biểu đồ SAFE.

2. Xem xét hồ sơ căn chỉnh của tất cả các khí cụ khác.

3. Đảm bảo tất cả các khí cụ chịu áp suất có các định mức áp suất chính xác.

4. Đảm bảo tất cả các khí cụ điện/điện tử phù hợp cho vùng nguy hiểm mà chúng được cài đặt.

5. Đảm bảo tất cả các khí cụ điện/điện tử được tiếp đất đúng.

6. Đảm bảo tất cả các mạch điện được đặt ở trạng thái an toàn, ví dụ như: tất cả các mạch điện khi ở trạng thái làm việc bình thường thì phải luôn có điện và khi ở trạng thái bất thường thì không có điện.

7. Kiểm tra các chức năng logic bằng dùng các điện thế bình thường vào các mạch điện, tốt nhất là các mạch nguồn không bị kích hoạt.

8. Kiểm tra hoạt động các thiết bị cảm biến và thiết bị đầu nối riêng biệt trước khi đấu vào hệ thống.

1.3.4. Kiểm tra hàng năm

Kiểm tra hàng năm với khối lượng tương ứng được nêu tại 1.3.4.1 đến 1.3.4.7 dưới đây, khối lượng này có thể được điều chỉnh tùy thuộc tuổi, trạng thái kỹ thuật thực tế của giàn.

1.3.4.1. Kết cấu

1.3.4.1.1. Kết cấu thép và hợp kim nhôm

a) Giàn phải được kiểm tra tới mức cần thiết có thể để đánh giá được trạng thái chung của giàn. Nội dung kiểm tra thường bao gồm việc xem xét trực tiếp kết cấu từ trên cùng xuống tới vùng đường nước thay đổi, kể cả vùng đường nước đó. Nếu không có thang hoặc lối đi cố định thì có thể dựng giàn giáo. Các hạng mục cần thực hiện gồm có:

- Kiểm tra bằng mắt để xác định trạng thái tổng thể của kết cấu, chú ý:

+ Mức độ phát triển và độ dày của sinh vật biển;

+ Sự ăn mòn;

+ Những hư hỏng do va chạm hoặc các hư hỏng khác;

+ Trạng thái của hệ thống đệm chống va.

- Kiểm tra và thử, nếu thấy cần thiết, để xác định trạng thái của hệ thống chống ăn mòn;

- Kiểm tra các báo cáo về trạng thái kết cấu, nền móng bao gồm cả hệ thống chống xói.

b) Trong quá trình kiểm tra nếu có nghi ngờ có thể yêu cầu kiểm tra bổ sung những khu vực cụ thể, ví dụ: đo chiều dày của các khu vực bị mòn nhiều, kiểm tra mối hàn bằng từ tính, đo mức độ phát triển của sinh vật biển và các ghi chép trong sổ nhật ký sử dụng giàn.

c) Kiểm tra hàng năm cũng bao gồm việc kiểm tra bằng mắt đối với tất cả các kết cấu thượng tầng tại những khu vực tập trung ứng suất, những vùng chịu tải trọng lớn, những kết cấu chịu tải trọng chu kỳ đáng kể, những vị trí có thay đổi lớn về tiết diện, đặc biệt lưu ý đến những phần sau:

- Sàn máy bay lên thẳng gồm lưới an toàn, các dấu hiệu phân biệt và hệ thống kết cấu đỡ;

- Lối đi và lan can;

- Bến cập tầu và các thiết bị chống va;

- Các hệ thống phục vụ nhà ở: thông gió, làm mát, sưởi ấm và điều áp;

- Các mặt chống trượt ở lối đi;

- Hệ thống hoặc thiết bị chống ô nhiễm;

- Tháp, thiết bị khoan và các bể chứa;

- Tháp vô tuyến;

- Tháp / cần đốt khí;

- Bệ cần cẩu;

- Hệ thống thông gió và thoát nước;

- Mọi sự thay đổi về khối lượng ở các sàn;

- Các cầu nối;

- Các gối đỡ các mô đun.

d) Qua kiểm tra, nếu phát hiện ra bất kỳ một loại hư hỏng, khuyết tật nào có thể yêu cầu tiến hành kiểm tra thêm các hạng mục khác liên quan và yêu cầu phải thực hiện các công việc sửa chữa cần thiết.

e) Nếu giếng khoan gần cọc chân đế của giàn và có biểu hiện ảnh hưởng đến kết cấu chân đế của giàn, thì các ghi nhận về công tác khoan và hệ thống giếng khoan phải được kiểm tra để xác minh sự cần thiết phải đánh giá lại tính nguyên vẹn của chân đế giàn.

1.3.4.1.2. Kết cấu bê tông cốt thép

Cần xem xét tới mức tối đa các hạng mục sau đây khi kiểm tra hàng năm kết cấu bê tông cốt thép:

- Kiểm tra tổng thể như đã nêu trên đối với kết cấu thép, đặc biệt lưu ý tới các khu vực có vết nứt hoặc bị vỡ;

- Kiểm tra bằng mắt các vị trí giao nhau của kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu thép;

- Kiểm tra bằng mắt tới mức tối đa những bộ phận kết cấu thép gắn vào. Đặc biệt quan tâm tới sự ăn mòn những bộ phận thép lộ ra ngoài tại vùng đường nước thay đổi;

- Kiểm tra bằng mắt tới mức tối đa để phát hiện sự ăn mòn các cốt thép.

1.3.4.2. Máy, hệ thống công nghệ và các hệ thống an toàn

1.3.4.2.1. Phải tiến hành kiểm tra tổng thể các không gian máy và hệ thống công nghệ, bao gồm cả hệ thống phụ trợ. Đặc biệt quan tâm đến những hệ thống cơ bản, máy phụ và nguy cơ cháy hoặc nổ. Phải kiểm tra các lối thoát sự cố để đảm bảo rằng chúng luôn ở trạng thái sẵn sàng.

1.3.4.2.2. Phạm vi kiểm tra phải bao gồm những mục sau đây, nhưng không nhất thiết phải hạn chế ở những mục này:

a) Phải kiểm tra các máy kiểu trục quay và kiểu pit tông và các hồ sơ bảo dưỡng chúng;

b) Kiểm tra biên bản hiệu chỉnh và biên bản thử cho các thiết bị an toàn, các van an toàn và các thiết bị chống quá áp khác;

c) Kiểm tra tổng thể và xem xét kết luận của báo cáo hiệu chỉnh và báo cáo thử các đường ống công nghệ và đường ống khai thác;

d) Kiểm tra và thử hoạt động máy phát điện sự cố và bơm cứu hỏa;

e) Kiểm tra tổng thể và xem xét việc chứng nhận thiết bị nâng;

f) Kiểm tra các bình chịu áp lực và xem xét hồ sơ kiểm tra chu kỳ;

g) Kiểm tra tổng thể thiết bị khai thác và xem xét hồ sơ kiểm tra;

h) Kiểm tra tổng thể hệ thống xử lý hydrocarbon;

i) Kiểm tra tổng thể thiết bị khoan và xem xét hồ sơ kiểm tra;

j) Kiểm tra chọn lọc các hệ thống và/hoặc xem xét hồ sơ bao gồm:

- Nhận dạng những hạng mục chính trong hệ thống;

- Kiểm tra phát hiện bằng mắt những chỗ bị mòn, xước, gỉ, rỗ và độ kín;

- Thử các chức năng khởi động, hoạt động và ngắt của hệ thống;

- Các thiết bị bảo vệ, các van an toàn và van một chiều;

- Các thiết bị điều khiển:

+ Khí cụ điện và thiết bị theo dõi;

+ Báo động;

+ Các khoá liên động và các hệ thống an toàn;

+ Hoạt động điều khiển tự động và điều khiển từ xa;

+ Các hệ thống liên lạc và thông báo trên màn hình.

k) Nước khai thác, dung dịch khoan và mùn khoan thải từ giàn phải thỏa mãn QCVN 35:2010/BTNMT và QCVN 36:2010/BTNMT.

1.3.4.3. Thiết bị điện

1.3.4.3.1. Các máy điện, bảng điều khiển điện, cáp điện và các thiết bị điện khác phải được kiểm tra tổng thể ở trạng thái hoạt động tới mức tối đa có thể.

1.3.4.3.2. Kiểm tra trạng thái thực tế của cáp điện và thử độ cách điện của mạch điện. Trong trường hợp hồ sơ thử được duy trì đầy đủ và chính xác thì có thể xem xét chấp nhận các số đo gần đây nhất.

1.3.4.3.3. Kiểm tra kết cấu đỡ cáp và thiết bị bảo vệ chống hư hỏng cơ học như được trang bị ban đầu.

1.3.4.3.4. Phải kiểm tra nguồn điện sự cố, các thiết bị liên quan của nó và các nguồn điện trung gian của nguồn chính, nếu có.

1.3.4.3.5. Thử vận hành các đèn tín hiệu, còi sương mù và đèn hàng hải nếu có.

1.3.4.3.6. Phải kiểm tra tổng thể thiết bị điện trong những khu vực nguy hiểm để bảo đảm nó phù hợp với mục đích sử dụng và tính nguyên vẹn không bị ảnh hưởng do ăn mòn, mất bu lông, đai ốc v.v... Phải kiểm tra các thiết bị báo động và các khoá liên động có liên quan tới thiết bị hoặc không gian điều áp.

1.3.4.4. Hệ thống phòng, phát hiện và dập cháy

1.3.4.4.1. Phải kiểm tra việc bố trí hệ thống phòng, phát hiện và dập cháy. Việc kiểm tra này bao gồm:

a) Xác định rõ mọi sửa đổi hoặc bổ sung đã được thực hiện đối với hệ thống kể từ lần kiểm tra trước. Các sửa đổi hoặc bổ sung nêu trên phải thỏa mãn thiết kế đã thẩm định, trong đó các thiết bị được dùng phải có chứng chỉ chất lượng được chấp nhận;

b) Xác nhận toàn bộ hệ thống đang ở trạng thái thỏa mãn và sẵn sàng hoạt động thông qua việc kiểm tra và thử hoạt động các hệ thống báo động cháy, hệ thống chữa cháy, bướm chặn lửa…

1.3.4.4.2. Các kết quả kiểm tra về phần này của các cơ quan khác (cơ quan phòng cháy chữa cháy các cấp v.v...) có thể được chấp nhận nếu xét thấy phù hợp các yêu cầu tại 1.3.4.4.1.

1.3.4.5. Phương tiện cứu sinh và thiết bị vô tuyến điện

Đăng kiểm sẽ tiến hành kiểm tra và thử phương tiện cứu sinh và thiết bị vô tuyến điện để đảm bảo chúng phù hợp cho mục đích sử dụng. Khối lượng kiểm tra được nêu tại Bảng 3 - Danh mục kiểm tra chu kỳ phương tiện cứu sinh và vô tuyến điện.

Bảng 3 - Danh mục kiểm tra chu kỳ phương tiện cứu sinh và vô tuyến điện

TT

Tên thiết bị

Kiểm tra giàn

Kiểm tra hàng năm

Kiểm tra định kỳ

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Thiết bị cứu sinh

  

1.1

Thiết bị hạ

P1

P1

1.2

Xuồng cứu sinh và xuồng cấp cứu

OP1,2

OP1,2

1.3

Phao bè cứu sinh cứng và dụng cụ nổi

O1

O1

1.4

Phao bè cứu sinh bơm hơi, hệ thống sơ tán hàng hải, xuồng cấp cứu bơm hơi, cơ cấu nhả thuỷ tĩnh. Phao áo bơm hơi, quần áo bơi, quần áo bảo vệ kín và dụng cụ chống mất nhiệt

CE3

CE3

1.5

Phao tròn và phao áo

C

C

1.6

Các biểu tượng

C

C

2

Thiết bị vô tuyến điện

  

2.1

Khu vực lắp đặt thiết bị vô tuyến điện

C

C

2.2

Khu vực để thiết bị vô tuyến điện dùng cho phương tiện cứu sinh

C

C

2.3

Thiết bị VHF

  
 

Bộ giải mã DSC

P

OMP

 

Máy thu trực canh DSC

P

OMP

 

Bộ thu phát vô tuyến điện thoại

P

OMP

2.4

Thiết bị MF

  
 

Bộ giải mã DSC

P

OMP

 

Máy thu trực canh DSC

P

OMP

 

Bộ thu phát vô tuyến điện thoại

MP

OMP

2.5

Thiết bị MF/HF

  
 

Bộ giải mã DSC

P

OMP

 

Máy thu trực canh DSC

P

OMP

2.6

Thiết bị tự động phát tín hiệu báo động vô tuyến điện thoại

MP

OMP

2.7

Máy thu vô tuyến điện thoại in trực tiếp dùng sóng HF để thu nhận thông tin an toàn hàng hải

P

OMP

2.8

COSPAS-SARSAT S.EPIRB

EP

EP

2.9

INMARSAT S.EPIRB

EP

EP

2.10

VHF EPIRB

EP

EP

2.11

Máy thu trực canh tần số cấp cứu vô tuyến điện thoại 2182 kHz

P

OMP

2.12

Máy thu tín hiệu báo động vô tuyến điện thoại tự động, 2182 kHz

P

OMP

2.13

Thiết bị VHF hai chiều cầm tay4

CP

CP

2.14

Thiết bị VHF hai chiều cố định4

CP

CP

2.15

Nguồn điện

  
 

Biến áp

P

OMP

 

Ắc quy

P

OMP

 

Thiết bị nạp (bao gồm thiết bị tự động)

P

OMP

 

Lắp đặt cáp điện

C

OM

 

Bảng điện và phụ kiện

P

OP

 

Thiết bị bảo vệ chống nhiễu vô tuyến điện

C

0

2.16

Ăng ten

MP

OMP

2.17

Dây dẫn vào và nối trong của ăng ten

C

0

2.18

Nối đất

C

OM

2.19

Phụ tùng dự trữ, dụng cụ đo xách tay

C

CP

Ghi chú:

O: Kiểm tra kết hợp đo đạc, nếu cần thiết, thiết bị phải được mở hoặc tháo ra;

C: Kiểm tra bên ngoài;

M: Đo độ mài mòn, khe hờ, điện trở cách điện;

P: Thử hoạt động của động cơ và thiết bị, bao gồm cả kiểm tra bên ngoài;

E: Kiểm tra hồ sơ và/hoặc nhãn mác do người có thẩm quyền xác nhận khi tiến hành kiểm tra chu kỳ bắt buộc.

1 Khi xác định trạng thái kỹ thuật của thiết bị cứu sinh liên quan đến độ bền và hoặc độ kín, thì việc thử tải của thiết bị hạ, thiết bị nhả móc của xuồng, xuồng cứu sinh và xuồng cấp cứu hoặc kiểm tra độ kín của xuồng và hộp khí của chúng hoặc khoang của bè cứu sinh cứng và dụng cụ nổi có thẻ do Đăng kiểm viên đưa ra trên cơ sở Hướng dẫn hiện hành của Đăng kiểm. Việc thử và kiểm tra như vậy là bắt buộc trong kiểm tra định kỳ tàu đối với xuồng cứu sinh, xuồng cấp cứu có kết cấu cứng và kết cấu kết hợp cứng với bơm hơi, bè cứu sinh cứng và dụng cụ nổi có tuổi thọ 10 năm trở nên; đối với xuồng cấp cứu bơm hơi có tuổi thọ 5 năm trở nên; còn với thiết bị hạ và cơ cấu nhả móc thì không ít hơn 5 năm một lần. Đăng kiểm viên sẽ quy định việc đo chiều dày kết cấu kim loại của thiết bị cứu sinh trên cơ sở Hướng dẫn hiện hành của Đăng kiểm.

2 Kiểm tra hoạt động của các xuồng cứu sinh và xuồng cấp cứu có động cơ (trong lúc kiểm tra định kỳ), cơ cấu đẩy, thiết bị nâng hạ, bố trí hút khô cũng như hệ thống phun nước và nén khí của xuồng cứu sinh dùng cho tàu dầu.

3 Kiểm tra hồ sơ để xác nhận thực hiện kiểm tra và thử chu kỳ tại trạm bảo dưỡng phương tiện cứu sinh cũng như tại cơ sở chuyên phục vụ việc kiểm tra, thử và sửa chữa dụng cụ cứu sinh cá nhân.

4 Thiết bị VHF hai chiều cầm tay phải được cấp nguồn bằng pin chính không dùng cho mục đích cấp cứu.

1.3.4.6. Các ống đứng (dẫn dầu, khí)

Kiểm tra hàng năm bao gồm việc kiểm tra bằng mắt đoạn ống từ vùng đường nước thay đổi trở lên, đặc biệt quan tâm những điểm sau:

1.3.4.6.1. Kiểm tra chung dựa theo những điều kiện khai thác của giàn, ví dụ như tác dụng nhiệt, áp suất bên trong hoặc các tải trọng của môi trường:

1.3.4.6.2. Kiểm tra sự thích hợp của các khe hở giữa các đường ống đứng và giàn;

1.3.4.6.3. Kiểm tra trạng thái của các thiết bị cố định, các kẹp, bulông, bích nối v.v.. của đường ống đứng;

1.3.4.6.4. Kiểm tra bằng mắt để phát hiện sự hư hỏng, ăn mòn, lỏng lẻo của đệm chống va ở vùng đường nước thay đổi;

1.3.4.6.5. Thử áp lực lớp bảo vệ bên ngoài ở vùng đường nước thay đổi, nếu có;

1.3.4.6.6. Kiểm tra trạng thái sơn hoặc lớp chống ăn mòn khác.

1.3.4.7. Hệ thống chống ăn mòn

Phải kiểm tra hệ thống chống ăn mòn trong khi kiểm tra hàng năm lần thứ nhất để khẳng định chức năng của hệ thống vẫn còn phù hợp với thiết kế đã được thẩm định. Sau lần kiểm tra này, những yêu cầu kiểm tra được thực hiện theo 1.3.5.3.7.

1.3.4.8. Sổ tay vận hành

Trên giàn phải luôn có sổ tay vận hành được thẩm định, tối thiểu phải có các nội dung sau:

a) Mô tả về giàn và các thiết bị, hệ thống của nó;

b) Các bản vẽ bố trí chung, chứa các thông tin quan trọng để đảm bảo an toàn cho người và tính toàn vẹn, an toàn của giàn;

c) Giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu, cung cấp các chú dẫn tổng thể về các thông tin sẵn có trên giàn;

d) Cung cấp hướng dẫn và chỉ dẫn các hoạt động cần thiết liên quan tới các khía cạnh tổng thể về an toàn của giàn.

1.3.5. Kiểm tra trung gian

1.3.5.1. Khối lượng kiểm tra trung gian bao gồm khối lượng kiểm tra hàng năm và khối lượng kiểm tra nêu dưới đây.

1.3.5.2. Đo độ nghiêng của giàn.

1.3.5.3. Kiểm tra phần dưới nước

1.3.5.3.1. Công tác lặn và các hoạt động kiểm tra dưới nước phải do các công ty được công nhận thực hiện.

1.3.5.3.2. Việc kiểm tra có sự tham gia của thợ lặn phải được giám sát để tránh bỏ sót những khuyết tật, hư hỏng vượt quá giới hạn.

1.3.5.3.3. Nhà thầu lặn phải lập báo cáo về kết quả kiểm tra. Việc kiểm tra tiếp cận phải được ghi lại bằng băng video hoặc ảnh.

1.3.5.3.4. Trong mỗi trường hợp, nội dung kiểm tra chi tiết phải được xác định và gửi Đăng kiểm để xem xét trước khi tiến hành.

1.3.5.3.5. Nếu việc kiểm tra phát hiện các hư hỏng, khuyết tật hoặc có những thay đổi đối với giàn trong thời gian giữa hai lần kiểm tra chu kỳ thì có thể yêu cầu thợ lặn kiểm tra thêm một số hạng mục không nằm trong danh mục kiểm tra đã thỏa thuận. Nếu cần thiết, có thể phải làm sạch trước khi kiểm tra.

1.3.5.3.6. Nhà thầu lặn phải có tất cả các thiết bị cần thiết, ví dụ: thiết bị lặn bằng khí, thiết bị lặn bão hòa, dụng cụ làm sạch, máy quay video, máy ảnh, thiết bị phát hiện vết nứt bằng từ tính, máy đo chiều dày bằng siêu âm, điện cực chuẩn và vôn kế trở kháng cao dùng cho công việc đo điện thế anốt chống ăn mòn và những thợ lặn đã được công nhận cho tiến hành kiểm tra không phá huỷ dưới nước.

1.3.5.37. Việc kiểm tra bao gồm kiểm tra tổng thể bằng mắt đối với những phần kết cấu dưới nước, các ống đứng v.v... (không làm sạch). Đặc biệt chú ý đến hạng mục sau:

a) Đối với kết cấu thép

- Đánh giá mức độ phát triển của sinh vật biển, gỉ, rỗ, mài mòn và chiều dày kim loại;

- Kiểm tra phát hiện những hư hỏng lớn;

- Kiểm tra kỹ lại những chỗ sửa chữa hoặc hoán cải được thực hiện trong hoặc sau đợt kiểm tra trước;

- Xác định vị trí và mức độ của các vật lạ, kể cả những vật rơi, mô đất đá do hoạt động khoan hoặc đổ xi măng;

- Kiểm tra tổng thể bằng mắt xem có bị mất anốt không, sự lỏng lẻo hoặc trạng thái của các anốt chống ăn mòn;

- Đo điện thế tại những khu vực có ứng suất cao đã được xác định trước và những vị trí khác. Đặc biệt phải chú ý đến những khu vực có lớp sơn bảo vệ đã bị hỏng. Đối với những hệ thống chống ăn mòn bằng dòng điện cảm ứng chỉ quy định kiểm tra điện thế tại những lần kiểm tra trung gian, trừ khi có vấn đề phát sinh khi theo dõi;

- Kiểm tra xói đáy biển và kiểm tra các thiết bị chống xói nếu có;

- Kiểm tra trạng thái của các lớp ma tít/si hoặc sơn;

- Kiểm tra sự nguyên vẹn của mọi phần mạ (ví dụ: hợp kim đồng-niken v.v..);

- Kiểm tra các khe hở ngang và dọc trục giữa ống đứng và giàn;

- Kiểm tra trạng thái các kẹp, bu lông, bích nối ống đứng v.v..;

- Phát hiện và đánh dấu vị trí hư hỏng của ống đứng và các bộ phận đi kèm hoặc hư hỏng của lớp bảo vệ do các vật rơi, xích, dây cáp, v.v.. gây ra;

- Đối với các giàn khoan, kiểm tra các thiết bị phía trên đầu ống chống (casing), bao gồm các ống đứng và thiết bị chống phun;

- Đối với hệ thống kiểm soát giếng đặt ở đáy biển, kiểm tra đường ống dẫn đến thiết bị cây thông, hệ thống điều khiển và các cơ cấu chấp hành của nó, các cụm van ngầm và các thiết bị chống hư hỏng do va chạm.

b) Đối với các kết cấu bê tông cốt thép:

- Kiểm tra để phát hiện những hư hỏng lớn;

- Kiểm tra tổng thể bằng thiết bị điều khiển từ xa (ROV) đối với các phần bề mặt bê tông đã được xác định, kể cả các tấm gắn vào;

- Kiểm tra bằng mắt mọi sửa chữa hoặc hoán cải được tiến hành trong hoặc sau lần kiểm tra trước;

- Đánh giá mức độ phát triển của sinh vật biển;

- Xác định vị trí và mức độ của các vật lạ, kể cả những vật rơi, mô đất đá do hoạt động khoan hoặc đổ xi măng;

- Kiểm tra trạng thái các kẹp, bulông, bích nối ống đứng v.v..;

- Kiểm tra xói đáy biển và các thiết bị chống xói, nếu có;

- Kiểm tra tổng thể bằng mắt thường xem có bị mất anốt không, sự lỏng lẻo và trạng thái của anốt chống ăn mòn;

- Phát hiện và đánh dấu vị trí những hư hỏng đối với ống đứng, các bộ phận đi kèm hoặc hư hỏng của lớp bảo vệ do vật rơi, xích, cáp v.v.. gây ra;

- Đối với các giàn khoan, kiểm tra thiết bị phía trên đầu ống chống, bao gồm các ống đứng và thiết bị chống phun;

- Đối với hệ thống kiểm soát giếng đặt ở đáy biển, kiểm tra đường ống dẫn đến thiết bị cây thông, hệ thống điều khiển và các cơ cấu chấp hành của nó, các cụm van ngầm và các thiết bị chống hư hỏng do va chạm.

1.3.6. Kiểm tra định kỳ

1.3.6.1. Quy định chung

1.3.6.1.1. Khối lượng kiểm tra định kỳ bao gồm khối lượng kiểm tra trung gian như quy định tại 1.3.5 và khối lượng kiểm tra quy định tại 1.3.6.

1.3.6.1.2. Giàn phải được chuẩn bị sẵn sàng những điều kiện cần thiết để phục vụ cho việc kiểm tra, trong trường hợp cần thiết phải bố trí giàn giáo. Các khoang kín, các két cần phải được làm vệ sinh, làm sạch khí độc và thông gió để có thể thực hiện được một cách an toàn các kiểm tra cần thiết. Sơn, lớp bọc, lớp cách nhiệt v.v.. phải được bóc một phần để kiểm tra nếu cần.

1.3.6.1.3. Chủ giàn có thể đề nghị đợt kiểm tra định kỳ được thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra liên tục như được quy định tại 1.3.7. Sau khi chương trình kiểm tra liên tục được xem xét và chấp thuận, tất cả các bộ phận kết cấu, máy và các thiết bị công nghệ lắp đặt trên giàn phải được kiểm tra theo luân phiên để đảm bảo rằng khoảng thời gian giữa hai lần kiểm tra kế tiếp không vượt quá năm năm. Khoảng 20% khối lượng kiểm tra các bộ phận kết cấu, máy và thiết bị công nghệ trên phải được thực hiện mỗi năm.

1.3.6.2. Kết cấu

1.3.6.2.1. Yêu cầu phải kiểm tra tổng thể các kết cấu dưới nước, làm sạch và kiểm tra tiếp cận bằng mắt cùng với kiểm tra không phá huỷ một số mối hàn được chọn (ví dụ: mối hàn yên ngựa giữa các ống) v.v... Phạm vi của lần kiểm tra này phải được xác định trước khi tiến hành kiểm tra. Những mối hàn này có thể được kiểm tra ở lần kiểm tra định kỳ hoặc theo tỷ lệ trên cơ sở kiểm tra liên tục.

1.3.6.2.2. Đối với những kết cấu bê tông cốt thép, phải thực hiện kiểm tra tổng thể bề mặt kết cấu bằng thiết bị điều khiển từ xa (ROV). Việc kiểm tra này bao gồm cả các tấm hay bộ phận bất kỳ được gắn vào kết cấu. Việc kiểm tra bằng thợ lặn chỉ yêu cầu đối với những vị trí được xác định có vấn đề cụ thể được phát hiện khi kiểm tra bằng thiết bị điều khiển từ xa (ROV).

1.3.6.2.3. Đánh giá độ lún không đều và xác định khoảng tĩnh không so với mực nước biển trung bình.

1.3.6.2.4. Phải kiểm tra chi tiết những bộ phận kết cấu thường bị ăn mòn, bị hư hỏng hoặc trạng thái kỹ thuật suy giảm do những nguyên nhân như tàu dịch vụ va quệt hoặc thao tác các ống khoan v.v... và do đọng nước ở góc của các vách ngăn và trên sàn hở v.v...

1.3.6.2.5. Phải xác định chiều dày tại những phần kết cấu có hao mòn rõ rệt. Trừ trường hợp kết cấu vẫn phù hợp với mục đích sử dụng của nó, bất kỳ bộ phận nào phát hiện có hư hỏng hoặc bị giảm kích thước do hao mòn quá giới hạn cho phép đều phải được sửa chữa bằng vật liệu có kích thước và chất lượng đã được thẩm định. Phải lưu ý đặc biệt đến những vùng kết cấu gián đoạn. Nếu cần thiết, các bề mặt phải được bảo vệ thích hợp bằng phương pháp chống ăn mòn điện hóa hoặc sơn bảo vệ.

Chú thích: không cho phép khoan để đo chiều dày kết cấu đối với các thanh giằng chính, xà, xà khoẻ v.v...

1.3.6.3. Máy, hệ thống công nghệ và các hệ thống an toàn

Phải thực hiện đầy đủ các quy định nêu trong 1.3.4.2. Ngoài ra, có thể bổ sung các hạng mục tùy thuộc kết quả kiểm tra lần trước và trạng thái thực tế của máy và các hệ thống, trong đó chú ý tới các nội dung sau:

a) Thử chức năng báo động và điều khiển từ xa của các thiết bị và các hệ thống;

b) Mở, kiểm tra các động cơ dẫn động chính, các bơm có lưu lượng và áp lực cao, các máy nén khí. Thử áp lực các bộ phận, phụ tùng có liên quan;

c) Kiểm tra và thử hệ thống điều khiển từ xa các van quan trọng và các hệ thống nguy hiểm;

d) Kiểm tra và thử hệ thống chỉ báo mức từ xa cho các két;

e) Kiểm tra và thử hệ thống ngừng khẩn cấp bao gồm cả các bộ phận cảm biến và chức năng điều khiển.

1.3.6.4. Các thiết bị điện

1.3.6.4.1. Tiến hành đo điện trở cách điện ở các đường cáp điện, bảng điều khiển điện, máy phát điện, mô tơ, các dụng cụ nhiệt điện (heater), thiết bị thắp sáng v.v.., nếu thực tế cho phép. Điện trở cách điện phải không được nhỏ hơn 100 000 Ω giữa tất cả các mạch được cách điện và đất. Hệ thống điện có thể được phân nhỏ tuỳ ý bằng cách mở cầu dao, tháo cầu chì hoặc ngắt thiết bị để phục vụ cho việc thử cách điện này. Trong những khu vực nguy hiểm, việc thử cách điện phải được tiến hành khi các khu vực đó được thông khí bảo đảm an toàn.

1.3.6.4.2. Các thiết bị trên bảng điện chính, bảng điện sự cố, các bảng điện mạch nhánh, bảng cầu chì phân nhánh, các thiết bị chống quá dòng và các cầu chì phải được kiểm tra để xác nhận rằng chúng đảm bảo được việc bảo vệ các mạch điện liên quan.

1.3.6.4.3. Phải thử các cầu dao ngắt dòng máy phát tới mức có thể thực hiện được để xác nhận rằng những thiết bị bảo vệ kể cả rơle nhả, nếu có, hoạt động tốt và duy trì được khả năng quá tải của động cơ chính.

1.3.6.4.4. Phải kiểm tra đề phát hiện khuyết tật của vỏ bọc, độ cách điện của cáp điện và sự hư hỏng của các phụ tùng đỡ cáp. Việc kiểm tra phải đảm bảo ít gây ảnh hưởng nhất tới sự cố định và bảo vệ cáp, trừ khi việc đó là cần thiết, ví dụ: do giảm nhanh trị số điện trở cách điện ...

1.3.6.4.5. Phải kiểm tra các mô tơ có chức năng quan trọng cùng các bảng điều khiển điện và thiết bị điều khiển chúng; kiểm tra ở trạng thái hoạt động, nếu cần.

1.3.6.4.6. Nếu các máy biến thế hoặc thiết bị điện được ngâm trong dầu thì chủ giàn phải lấy các mẫu dầu và thử điện thế phóng điện, độ axít, độ ẩm và báo cáo kết quả cho Đăng kiểm.

1.3.6.4.7. Thay cho kiểm tra toàn bộ, có thể áp dụng những yêu cầu nêu trong 1.3.6.4.8 và 1.3.6.4.9, nếu chủ giàn có chương trình bảo dưỡng được lập trước theo thỏa thuận, nghĩa là chương trình kiểm tra và bảo dưỡng bao hàm được toàn bộ hệ thống thiết bị điện trong vòng tối đa 60 tháng, trên cơ sở quay vòng kiểm tra đối với từng hạng mục.

1.3.6.4.8. Các hồ sơ bảo dưỡng phải được kiểm tra tại lần kiểm tra hàng năm. Các bộ phận của thiết bị điện đã quá hạn bảo dưỡng phải được kiểm tra kỹ lưỡng và thử.

1.3.6.4.9. Việc thử, bảo dưỡng theo kế hoạch chọn lọc phải được đăng kiểm viên chứng kiến và những hạng mục chính được mở ra bảo dưỡng phải được kiểm tra và thỏa mãn yêu cầu của Quy chuẩn này.

1.3.6.5. Hệ thống điều khiển

1.3.6.5.1. Các thiết bị điều khiển tự động và/hoặc từ xa, các thiết bị báo động và các thiết bị bảo vệ được lắp đặt cùng thiết bị phụ trợ, thiết bị công nghệ và thiết bị khoan phải được thử để khẳng định chúng ở trạng thái làm việc tốt.

1.3.6.5.2. Phải thử hệ thống ngắt sự cố, kể cả thiết bị trung gian ghép nối nó với hệ thống phát hiện khí và lửa và những thiết bị tự động khác, nếu có.

1.3.6.5.3. Phải thử hệ thống thông báo công cộng và những thiết bị chỉ báo tình trạng giàn để xác nhận chúng ở trạng thái làm việc tốt.

1.3.6.6. Hệ thống phòng, phát hiện và dập cháy

Khối lượng kiểm tra định kỳ giống như khối lượng kiểm tra hàng năm (xem 1.3.4.4); cần quan tâm các hạng mục sau đây:

a) Kiểm tra và thử chức năng của hệ thống chữa cháy;

b) Thử chức năng van chặn lửa bên trong của các ống thông gió;

c) Thử các vách ngăn gió trong khu nhà ở và các trạm điều khiển.

1.3.6.7. Phương tiện cứu sinh và thiết bị vô tuyến điện

Đăng kiểm sẽ tiến hành kiểm tra và thử phương tiện cứu sinh và thiết bị vô tuyến để đảm bảo chúng phù hợp cho mục đích sử dụng. Khối lượng kiểm tra được nêu tại Bảng 3 - Danh mục kiểm tra chu kỳ phương tiện cứu sinh và vô tuyến điện.

1.3.7. Kiểm tra liên tục

1.3.7.1. Khi có thỏa thuận về kiểm tra liên tục giàn, phải lập kế hoạch làm cơ sở cho việc tiến hành kiểm tra. Tất cả các bộ phận kết cấu, máy công nghệ, máy, điện, thiết bị điều khiển và an toàn chống cháy phải được kiểm tra và thử theo chu kỳ với thời hạn tối đa 60 tháng giữa hai lần kiểm tra liên tiếp của mỗi bộ phận.

1.3.7.2. Việc kiểm tra và thử mỗi hạng mục, mỗi bộ phận, mỗi phần hoặc thành phần phải được thực hiện như yêu cầu đối với kiểm tra định kỳ.

1.3.7.3. Kế hoạch kiểm tra liên tục, phải xét đến các kiểm tra cần thực hiện hàng năm và trung gian. Phải đặc biệt chú ý tới mọi kế hoạch chi tiết về kiểm tra không phá hủy những hạng mục kết cấu do chủ giàn đề ra.

1.3.7.4. Nếu trong quá trình kiểm tra liên tục phát hiện thấy khuyết tật, có thể phải mở những bộ phận khác có liên quan để kiểm tra.

1.3.7.5. Nếu phương pháp kiểm tra này được chấp nhận, chu kỳ kiểm tra lần đầu thường được bắt đầu từ ngày chế tạo mới. Những kiểm tra đầu tiên thường được tiến hành đồng thời với kiểm tra hàng năm lần thứ nhất và tiến độ, nội dung kiểm tra đã được thỏa thuận trước khi thực hiện. Tuy nhiên, có thể điều chỉnh lại tiến độ kiểm tra, trên cơ sở kinh nghiệm thực tế.

1.3.7.6. Tất cả các biên bản, giấy tờ, số liệu kiểm tra, ảnh, phim, băng video được thực hiện khi bảo dưỡng và kiểm tra đều phải được người khai thác giàn lưu giữ trong thời gian hoạt động của giàn và phải xuất trình cho Đăng kiểm khi có yêu cầu.

1.3.8. Kiểm tra bất thường

1.3.8.1. Giàn được kiểm tra bất thường khi:

- Đổi tên và chuyển chủ;

- Khi có sự cố về kết cấu, máy và thiết bị ảnh hưởng đến cấp của giàn;

- Khi tăng người làm việc trên giàn;

Các dạng kiểm tra bất thường khác do chủ giàn đề xuất. Khối lượng kiểm tra sẽ được xác định cho từng trường hợp cụ thể.

1.3.8.2. Kiểm tra sửa chữa hư hỏng

1.3.8.2.1. Khi xuất hiện các khuyết tật của kết cấu cũng như máy, thiết bị có ảnh hưởng đến phân cấp giàn, chủ giàn có trách nhiệm thông báo ngay cho Đăng kiểm. Giấy chứng nhận phân cấp của giàn khi đó bị mất hiệu lực. Vị trí, bản chất và mức độ của khuyết tật cần được nêu đầy đủ nhất trong thông báo đó.

1.3.8.2.2. Các bước tiến hành, các công việc sửa chữa từ khảo sát, lên phương án đến hoàn thành công việc cần có sự giám sát của Đăng kiểm.

Vật liệu, máy, thiết bị được dùng phải có chứng chỉ chất lượng được công nhận và phải phù hợp với hồ sơ thiết kế của giàn đã được thẩm định.

1.3.8.2.3. Chỉ khi việc sửa chữa những phần có khuyết tật nói trên được Đăng kiểm giám sát đạt yêu cầu thì giấy chứng nhận của giàn mới được phục hồi hiệu lực.

1.3.8.3. Kiểm tra tăng người làm việc trên giàn

1.3.8.3.1. Trong quá trình vận hành, khi chủ giàn đề nghị tăng người làm việc trên giàn trong khoảng thời gian ngắn nhằm phục vụ công việc bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt thiết bị mới thì phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

1.3.8.3.2. Đảm bảo tính toàn vẹn, an toàn của giàn và người làm việc trên giàn.

1.3.8.3.3. Các bè cứu sinh phải được hạ bằng thiết bị hạ hoặc giàn được trang bị hệ thống sơ tán hàng hải.

1.3.8.3.4. Nếu không thỏa mãn yêu cầu 1.3.8.3.3 thì chủ giàn phải trình nộp các bản phân tích, đánh giá rủi ro về hoạt động của giàn trong khoảng thời gian tăng người.

1.4. Phân cấp giàn không được Đăng kiểm giám sát trong quá trình chế tạo mới

1.4.1. Hồ sơ thiết kế

1.4.1.1. Những giàn trước đây trong quá trình chế tạo mới do một cơ quan đăng kiểm khác giám sát, hoặc không có giám hoặc có giám sát bởi tổ chức phân cấp không được Đăng kiểm công nhận, nay muốn chuyển cấp theo Quy chuẩn này, thì chủ giàn hoặc người đại diện phải trình cho Đăng kiểm bộ hồ sơ thiết kế theo 1.3.2 của Quy chuẩn này.

1.4.1.2. Ngoài ra, chủ giàn hoặc người đại diện của họ cũng phải trình cho Đăng kiểm các hồ sơ và thông tin kỹ thuật có liên quan đến chế tạo mới, hay sửa chữa giàn, cũng như các giấy chứng nhận, các biên bản kiểm tra của bất kỳ một cơ quan đăng kiểm nào đã cấp trước khi chuyển tới nhận cấp theo quy định của Quy chuẩn này.

1.4.2. Khối lượng kiểm tra

1.4.2.1. Để trao cấp cho giàn, thì các giàn này phải được Đăng kiểm kiểm tra lần đầu. Khối lượng kiểm tra lần đầu tương ứng với khối lượng kiểm tra định kỳ, tùy thuộc vào tuổi của giàn.

1.4.2.2. Nếu giàn đã được một tổ chức phân cấp được Đăng kiểm công nhận trao cấp, thì theo đề nghị của chủ giàn, Đăng kiểm sẽ chấp nhận kết quả và hồ sơ kiểm tra của tổ chức đó. Khối lượng kiểm tra bằng khối lượng của loại hình kiểm tra gần nhất mà tổ chức đăng kiểm đó yêu cầu, không bao gồm kiểm tra bất thường.

1.4.2.3. Căn cứ vào trạng thái kỹ thuật cụ thể của giàn, có thể tăng hoặc giảm khối lượng kiểm tra so với những điều đã quy định trong Quy chuẩn này.

2. Kết cấu

Tất cả các giàn phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

2.1. Các yêu cầu chung về việc thiết kế giàn phải tuân thủ theo TCVN 6170-1 - Giàn cố định trên biển - Phần 1: Quy định chung.

2.2. Các yêu cầu về điều kiện môi trường của giàn phải tuân thủ theo TCVN 6170-2 - Giàn cố định trên biển - Phần 2: Điều kiện môi trường.

2.3. Các yêu cầu về tải trọng thiết kế giàn phải tuân thủ theo TCVN 6170-3 - Giàn cố định trên biển - Phần 3: Tải trọng thiết kế.

2.4. Các yêu cầu về thiết kế kết cấu thép của giàn phải tuân thủ theo TCVN 6170-4 - Giàn cố định trên biển - Phần 4: Thiết kế kết cấu thép.

2.5. Các yêu cầu về thiết kế kết cấu hợp kim nhôm của giàn phải tuân thủ theo TCVN 6170- 5 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 5: Thiết kế kết cấu hợp kim nhôm.

2.6. Các yêu cầu về thiết kế kết cấu bê tông cốt thép của giàn phải tuân thủ theo TCVN 6170-6 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 6: Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép.

2.7. Các yêu cầu về thiết kế móng giàn phải tuân thủ theo TCVN 6170-7 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 7: Thiết kế móng.

2.8. Các yêu cầu về hệ thống chống ăn mòn của giàn phải tuân thủ theo TCVN 6170-8 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 8: Hệ thống chống ăn mòn.

2.9. Các yêu cầu về giàn thép kiểu jacket phải tuân thủ theo TCVN 6170-9 - Công trình biển cố định - Phần 9: Kết cấu - Giàn thép kiểu jacket.

2.10. Các yêu cầu về giàn trọng lực bê tông phải tuân thủ theo TCVN 6170-10 - Công trình biển cố định - Phần 10: Kết cấu - Giàn trọng lực bê tông.

2.11. Các yêu cầu về chế tạo giàn phải tuân thủ theo TCVN 6170-11 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 11: Chế tạo.

2.12. Các yêu cầu về vận chuyển và lắp dựng giàn phải tuân thủ theo TCVN 6170-12 - Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 12: Vận chuyển và lắp dựng.

3. Máy và hệ thống công nghệ

Các yêu cầu về máy và các hệ thống công nghệ của giàn phải tuân thủ theo TCVN 6767- 3 - Giàn cố định trên biển - Phần 3: Máy và các hệ thống công nghệ.

4. Trang bị điện

Các yêu cầu về trang bị điện của giàn phải tuân thủ theo TCVN 6767-4 - Giàn cố định trên biển - Phần 4: Trang bị điện.

5. Phòng, phát hiện và chữa cháy

Các yêu cầu về phòng, phát hiện và chữa cháy của giàn phải tuân thủ theo TCVN 6767-2 - Giàn cố định trên biển - Phần 2: Phòng, phát hiện và chữa cháy.

6. Phương tiện cứu sinh

Các yêu cầu về phương tiện cứu sinh của giàn phải tuân thủ theo TCVN 6767-1 - Giàn cố định trên biển - Phần 1: Phương tiện cứu sinh.

7. Vật liệu

Các yêu cầu về vật liệu giàn phải tuân thủ theo TCVN 7230 - Công trình biển cố định - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Vật liệu.

8. Hàn

Các yêu cầu về hàn giàn phải tuân thủ theo TCVN 7229 - Công trình biển cố định - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Hàn.

9. Sân bay trực thăng

Các yêu cầu về sân bay trực thăng của giàn phải tuân thủ theo CAP 437 - Các tiêu chuẩn về vị trí cất và hạ cánh của máy bay trực thăng.

10. Thiết bị nâng

Các yêu cầu về thiết bị nâng trên giàn phải tuân thủ theo QCVN 97:2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên công trình biển.

11. Bình chịu áp lực và nồi hơi

Các yêu cầu về bình chịu áp lực và nồi hơi trên giàn phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn sau đây:

11.1. QCVN 67:2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển;

11.2. TCVN 7704 - Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.

12. Hệ thống đo lường, điều khiển

Hệ thống đo lường, điều khiển phải thỏa mãn Phụ lục A của Quy chuẩn này.

13. Thông tin liên lạc vô tuyến điện

Thông tin liên lạc vô tuyến điện phải thỏa mãn Phụ lục B của Quy chuẩn này.

14. Phân cấp theo tiêu chuẩn tính năng được xác định từ phương pháp đánh giá rủi ro

Phân cấp giàn theo tiêu chuẩn tính năng được xác định từ phương pháp đánh giá rủi ro phải tuân theo Phụ lục C của Quy chuẩn này.

15. Kéo dài thời gian sử dụng giàn

Theo đề nghị của chủ giàn, giàn có thể được kéo dài thời gian sử dụng. Trong trường hợp này phải tuân theo các quy định tại Phụ lục D của Quy chuẩn này.

PHẦN III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

1. Quy định về cấp giấy chứng nhận và đăng ký kỹ thuật giàn

1.1. Quy định chung

Tất cả các giàn thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này phải được kiểm tra, chứng nhận và đăng ký kỹ thuật theo các quy định tương ứng tại 1.2 và 1.2.4 dưới đây.

1.2. Cấp các giấy chứng nhận cho giàn

1.2.1. Giàn được cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế như quy định tại Điều 5, Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển, nếu thiết kế giàn hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này.

1.2.2. Giàn được cấp các giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như quy định tại Điều 6, Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển, nếu kết quả kiểm tra trong quá trình chế tạo mới hoặc hoán cải giàn hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này.

1.2.3. Các giấy chứng nhận cấp cho giàn được xác nhận duy trì hiệu lực hoặc cấp lại vào các đợt kiểm tra chu kỳ, nếu kết quả các đợt kiểm tra cho thấy giàn và các trang thiết bị lắp đặt trên giàn được bảo dưỡng và duy trì ở trạng thái thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này.

1.2.4. Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra

1.2.4.1. Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra được cấp khi kết quả kiểm tra cho thấy giàn thỏa mãn các yêu cầu của Phụ lục I, MARPOL 73/78 và được lưu giữ trên giàn.

1.2.4.2. Hiệu lực của Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra không quá 5 năm.

1.2.4.3. Để duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra, giàn phải được Đăng kiểm kiểm tra và xác nhận theo quy định của Phụ lục I, MARPOL 73/78.

1.2.4.4. Cấp Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra tạm thời

a) Trong khi chờ cấp Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra, nếu kết quả kiểm tra cho thấy giàn phù hợp với các yêu cầu của Phụ lục I, MARPOL 73/78, Đăng kiểm sẽ cấp giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra tạm thời cho giàn đó.

b) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra tạm thời không được vượt quá 5 tháng kể từ ngày hoàn thành kiểm tra.

1.2.5. Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí

1.2.5.1. Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí được cấp khi kết quả kiểm tra cho thấy giàn thỏa mãn các yêu cầu của Phụ lục VI, MARPOL 73/78 và được lưu giữ trên giàn.

1.2.5.2. Hiệu lực của Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí không quá 5 năm.

1.2.5.3. Để duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận này, giàn phải được Đăng kiểm kiểm tra và xác nhận theo quy định của Phụ lục VI, MARPOL 73/78.

1.2.5.4. Cấp giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí tạm thời

Trong khi chờ cấp Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí, nếu kết quả kiểm tra cho thấy giàn phù hợp với các yêu cầu của Phụ lục VI, MARPOL 73/78, Đăng kiểm sẽ cấp Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí tạm thời cho giàn đó. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí tạm thời không được vượt quá 5 tháng kể từ ngày hoàn thành kiểm tra.

1.2.6. Giấy chứng nhận phân cấp

1.2.6.1. Cấp Giấy chứng nhận phân cấp

Sau khi hoàn thành kiểm tra phân cấp trong chế tạo mới, kiểm tra lần đầu để phân cấp, kiểm tra định kỳ hoặc phân cấp lại nếu giàn phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này thì Đăng kiểm sẽ cấp cho giàn Giấy chứng nhận phân cấp và được lưu giữ trên giàn. Giấy chứng nhận phân cấp giàn có thời hạn hiệu lực không quá 5 năm, tính từ ngày hoàn thành kiểm tra phân cấp hoặc kiểm tra định kỳ.

1.2.6.2. Xác nhận hàng năm, trung gian Giấy chứng nhận phân cấp

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận phân cấp sẽ được duy trì nếu hàng năm giàn được tiến hành kiểm tra như quy định tại 1.3.4, 1.3.5, Phần II và kết quả kiểm tra hàng năm và/ hoặc trung gian chứng tỏ giàn phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này.

1.2.6.3. Cấp Giấy chứng nhận phân cấp tạm thời

a) Trong khi chờ cấp Giấy chứng nhận phân cấp, nếu kết quả kiểm tra cho thấy giàn phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này, Đăng kiểm sẽ cấp giấy chứng nhận phân cấp tạm thời cho giàn đó.

b) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận phân cấp tạm thời không được vượt quá 5 tháng kể từ ngày hoàn thành kiểm tra.

1.2.7. Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị

1.2.7.1. Cấp giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị

Sau khi hoàn thành kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra định kỳ nếu giàn phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này thi Đăng kiểm sẽ cấp cho giàn Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị và được lưu giữ trên giàn. Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị có hiệu lực không quá 5 năm, tính từ ngày hoàn thành kiểm tra.

1.2.7.2. Để duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị, giàn phải được Đăng kiểm kiểm tra và xác nhận theo quy định của TCVN 6767-1 - Giàn cố định trên biển - Phần 1: Phương tiện cứu sinh, TCVN 6767-2 - Giàn cố định trên biển - Phần 2: Phòng, phát hiện và chữa cháy.

1.2.7.3. Cấp giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tạm thời

a) Trong khi chờ cấp Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị, nếu theo kết quả kiểm tra cho thấy giàn phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này, Đăng kiểm sẽ cấp Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tạm thời cho giàn đó.

b) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tạm thời không được vượt quá 5 tháng kể từ ngày hoàn thành kiểm tra.

1.2.8. Giấy chứng nhận cho bình áp lực, nồi hơi và thiết bị nâng

Sau khi hoàn thành kiểm tra lần đầu, kiểm tra chu kỳ các bình áp lực, nồi hơi và thiết bị nâng, nếu theo kết quả kiểm tra phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này thì Đăng kiểm sẽ cấp cho sản phẩm này giấy chứng nhận và được lưu giữ trên giàn. Thời hạn hiệu của giấy chứng nhận cho các thiết bị này được quy định cụ thể trong các quy chuẩn nêu tại 10 và 11, Phần II của Quy chuẩn này.

1.3. Đăng ký kỹ thuật giàn

1.3.1. Giàn được đăng ký vào sổ đăng ký kỹ thuật công trình biển sau khi được Đăng kiểm kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận theo quy định.

1.3.2. Sổ đăng ký kỹ thuật công trình biển bao gồm các thông tin chính như sau: tên giàn, chủ giàn, công dụng, số phân cấp, kích thước chính, năm, nơi chế tạo, vật liệu giàn và các thông tin cần thiết khác.

1.3.3. Sau khi bị rút cấp, giàn bị xóa tên khỏi Sổ đăng ký kỹ thuật công trình biển. Nếu được kiểm tra phân cấp lại thì giàn được tái đăng ký vào Sổ đăng ký kỹ thuật công trình biển.

2. Rút cấp, phân cấp lại và sự mất hiệu lực của giấy chứng nhận

2.1. Rút cấp

Giàn đã được trao cấp sẽ bị Đăng kiểm rút cấp và xóa tên khỏi sổ đăng ký kỹ thuật công trình biển trong các trường hợp sau:

2.1.1. Giàn không còn sử dụng được nữa;

2.1.2. Giàn không được kiểm tra để duy trì cấp theo quy định của Quy chuẩn này theo đúng thời gian đã ghi trong Giấy chứng nhận phân cấp;

2.1.3. Khi chủ giàn không sửa chữa những hư hỏng hay khuyết tật có ảnh hưởng đến cấp đang sử dụng của giàn theo yêu cầu của Đăng kiểm;

2.1.4. Khi có yêu cầu của chủ giàn;

2.2. Thay đổi ký hiệu cấp giàn

2.2.1. Đăng kiểm có thể thay đổi hoặc hủy bỏ các ký hiệu cấp đã ấn định cho giàn nếu có sự thay đổi hoặc vi phạm các điều kiện làm cơ sở để trao cấp trước đây cho giàn.

2.2.2. Việc thay đổi hoặc hủy bỏ các ký hiệu cấp này phải được cập nhật vào sổ đăng ký kỹ thuật công trình biển.

2.3. Phân cấp lại

2.3.1. Giàn đã bị rút cấp nếu muốn phục hồi cấp hoặc trao cấp khác thì phải tiến hành kiểm tra định kỳ với khối lượng kiểm tra tùy thuộc vào tuổi và trạng thái kỹ thuật của giàn.

2.3.2. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy trạng thái kỹ thuật của giàn phù hợp với các yêu cầu đã nêu trong Quy chuẩn này thì Đăng kiểm có thể phục hồi cấp mà trước đây giàn đã được trao hoặc trao cấp khác nếu xét thấy phù hợp.

2.4. Sự mất hiệu lực của các giấy chứng nhận

2.4.1. Giấy chứng nhận phân cấp của giàn sẽ tự mất hiệu lực khi:

a) Giàn bị rút cấp như quy định trong 2.1 của Phần này;

b) Sau khi giàn bị hư hỏng mà Đăng kiểm không được thông báo để tiến hành kiểm tra bất thường ngay sau khi hư hỏng;

c) Giàn được hoán cải về kết cấu hoặc có thay đổi về thiết bị nhưng không được Đăng kiểm đồng ý hoặc không thông báo cho Đăng kiểm;

d) Sửa chữa các hạng mục nằm trong các hạng mục thuộc sự giám sát của Đăng kiểm nhưng không được Đăng kiểm chấp nhận hoặc không có Đăng kiểm giám sát;

e) Giàn hoạt động với các điều kiện không tuân theo các yêu cầu đối với cấp được trao hoặc các điều kiện hạn chế đã quy định;

f) Các yêu cầu trong đợt kiểm tra lần trước, mà yêu cầu đó là điều kiện để trao cấp hoặc duy trì cấp không được thực hiện trong thời gian quy định;

g) Chủ giàn không thực hiện các quy định về kiểm tra duy trì cấp giàn;

h) Giàn dừng hoạt động trong thời gian quá ba tháng, trừ trường hợp dừng giàn để sửa chữa theo yêu cầu của Đăng kiểm.

2.4.2. Các giấy chứng nhận khác của giàn sẽ tự mất hiệu lực khi:

a) Nếu đợt kiểm tra không được thực hiện trong khoảng thời gian mà tiêu chuẩn, quy chuẩn và công ước quốc tế yêu cầu;

b) Nếu các giấy chứng nhận không được xác nhận phù hợp với quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn và công ước quốc tế áp dụng.

3. Quản lý hồ sơ

3.1. Các hồ sơ do Đăng kiểm cấp

Giàn sau khi được Đăng kiểm kiểm tra thỏa mãn yêu cầu của Quy chuẩn này thì giàn sẽ được cấp các hồ sơ sau đây:

3.1.1. Hồ sơ thiết kế đã được thẩm định bao gồm tài liệu thiết kế đã thẩm định và Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế;

3.1.2. Hồ sơ kiểm tra bao gồm các giấy chứng nhận, các phụ lục đính kèm giấy chứng nhận, báo cáo kiểm tra hoặc thử, các chứng chỉ vật liệu, sản phẩm, thiết bị lắp đặt trên giàn và các tài liệu liên quan.

3.2. Quản lý hồ sơ

3.2.1. Tất cả các hồ sơ kiểm tra do Đăng kiểm cấp cho giàn phải được lưu giữ và bảo quản trên giàn. Các hồ sơ này phải được xuất trình cho Đăng kiểm xem xét khi có yêu cầu.

3.2.2. Tất cả các hồ sơ kiểm tra do Đăng kiềm cấp cho giàn (bộ lưu giữ tại Đăng kiểm) được Đăng kiểm bảo mật và không cung cấp bất kỳ bản tính, bản vẽ, thuyết minh, nội dung chi tiết nào dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khi chưa có sự đồng ý trước của chủ giàn, trừ trường hợp đặc biệt do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

PHẦN IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Trách nhiệm của chủ giàn, cơ sở thiết kế, chế tạo, hoán cải và sửa chữa giàn

1.1. Tuân thủ các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nêu trong Quy chuẩn này khi chế tạo, hoán cải, sửa chữa, nhập khẩu và trong quá trình khai thác giàn.

1.2. Thiết kế giàn phải thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này.

1.3. Tuân thủ các quy định về hồ sơ thiết kế và thẩm định thiết kế.

1.4. Chịu trách nhiệm duy trì trạng thái kỹ thuật giàn đang khai thác giữa hai kỳ kiểm tra thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này.

1.5. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong quá trình thiết kế, chế tạo mới, hoàn cải, sửa chữa, nhập khẩu và khai thác giàn.

1.6. Bảo quản, giữ gìn, không được sửa chữa, tẩy xóa hồ sơ đăng kiểm đã được cấp và xuất trình khi có yêu cầu.

2. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam

2.1. Thẩm định thiết kế giàn theo đúng Quy chuẩn này và Thủ tục cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế công trình biển như quy định tại Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển.

2.2. Kiểm tra trong quá trình chế tạo mới, hoán cải theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định phù hợp quy định của Quy chuẩn này.

2.3. Kiểm tra trong quá trình khai thác bao gồm kiểm tra lần đầu, kiểm tra hàng năm, kiểm tra trung gian, kiểm tra dưới nước, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường theo yêu cầu của Quy chuẩn này.

2.4. Cấp các giấy chứng nhận cho giàn theo đúng Quy chuẩn này và Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho công trình biển như quy định tại Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển.

2.5. Đăng ký vào Sổ kỹ thuật công trình biển cho các giàn đã được kiểm tra, giám sát kỹ thuật và phân cấp.

2.6. Tổ chức, hướng dẫn hệ thống đăng kiểm thống nhất trong phạm vi cả nước để thực hiện kiểm tra, giám sát kỹ thuật, phân cấp và đăng ký kỹ thuật các giàn thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này.

2.7. Cục Đăng kiểm có trách nhiệm tiếp nhận và giải đáp các câu hỏi cần làm rõ (nếu có) liên quan đến Quy chuẩn này từ chủ giàn, cơ sở thiết kế chế tạo, hoán cải và sửa chữa để hướng dẫn thực hiện, tuân thủ các yêu cầu trong quy chuẩn.

2.8. Báo cáo và kiến nghị Bộ Giao thông vận tải về việc rà soát, thay thế hoặc hủy bỏ Quy chuẩn này theo định kỳ năm năm một lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày ban hành.

3. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

3.1. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này của các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan.

3.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn áp dụng Quy chuẩn này cho các tổ chức, cá nhân liên quan thuộc đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này.

PHẦN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Quy chuẩn này với quy định khác liên quan đến giàn thì áp dụng quy định của Quy chuẩn này.

2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn, văn bản được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.

3. Trường hợp công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Quy chuẩn này thì thực hiện theo quy định tại công ước quốc tế đó.

PHỤC LỤC A - Hệ thống đo lường, điều khiển

1. Quy định chung

1.1. Thiết kế hệ thống đo lường, điều khiển phải phù hợp với API RP14C hoặc các tiêu chuẩn được chấp nhận khác và những tiêu chuẩn bổ sung nêu ra trong điều này. Phải nộp thẩm định những tài liệu liên quan đến hệ thống đo lường, điều khiển được nêu ở 1.3.2.3 1.3.2.3.4.

1.2. Hệ thống đo lường, điều khiển phải cung cấp các biện pháp hiệu quả để kiểm soát và điều chỉnh áp suất, nhiệt độ, lưu lượng, mực chất lỏng và các thông số công nghệ khác để vận hành các thiết bị trên giàn một cách liên tục và an toàn.

1.3. Trường hợp cần phải kiểm soát hệ thống phát điện và tủ phân phối cho vận hành thiết bị thì hệ thống điều khiển cũng phải được bố trí sao cho đảm bảo yêu cầu này.

1.4. Các hệ thống đo lường, điều khiển cho các hệ thống xử lý, phụ trợ, các thiết bị phục vụ và hệ thống điện phải phù hợp với mục đích sử dụng.

1.5. Toàn bộ hệ thống điều khiển và dừng an toàn phải được thiết kế làm việc an toàn cho thiết bị trong các trạng thái khởi động, dừng và vận hành bình thường.

2. Các hệ thống

2.1. Các hệ thống điện cho các hệ thống đo lường, điều khiển phải phù hợp với TCVN 6767-4.

2.2. Hệ thống điều khiển thủy lực và khí phải phù hợp với TCVN 6767-3.

3. Các bộ phận hợp thành

3.1. Môi trường làm việc

Tất cả các bộ phận của hệ thống an toàn và thiết bị điều khiển, bao gồm các thiết bị cảnh báo và chỉ báo phải được thiết kế để sử dụng trong môi trường biển, chống ăn mòn, và có khả năng vận hành trong mọi điều kiện môi trường thông thường. Mỗi bộ phận phải được thiết kế và thử với nhiệt độ, áp suất khắc nghiệt nhất mà chúng có thể gặp trong khi hoạt động.

3.2. Sự tương thích của thiết bị hoạt động trên cơ sở máy tính

Nếu các chức năng liên quan đến an toàn được thực hiện bằng các thiết bị hoạt động trên cơ sở máy tính thì các thiết bị phải được thử sai số nguồn cấp và thử dao động.

3.3. Sai số về điện

Các bộ phận điện và điện tử trong hệ thống điện xoay chiều phải có khả năng vận hành thỏa mãn khi có những sự biến đổi thường gặp của tần số và điện áp. Các thiết bị hệ thống điện một chiều phải có khả năng hoạt động bình thường khi điện áp giảm 15%. Trừ khi có quy định khác, sai số về trị số dòng điện được đưa ra ở bảng sau:

Bảng 4- Sai số về điện

Thông số vận hành

Sai số dài hạn

Sai số tức thời

Tần số

± 5%

± 10% (5 s)

Điện áp

+ 6%, -10%

± 20% (1,5 s)

3.4. Mất nguồn

Mất nguồn điều khiển (khí nén, thủy lực hay điện) với bất cứ thiết bị nào không được là nguyên nhân dẫn đến việc mất an toàn. Ma trận đánh giá các nguyên nhân và hệ quả của hệ thống (cause & effect matrices) phải giải thích rõ những hậu quả việc mất nguồn điều khiển.

4. Thiết bị đo báo

4.1. Nhiệt độ

Tất cả các phần tử hoặc thiết bị cảm biến nhiệt phải được lắp đặt trong các ống đo nhiệt độ kiểu ổ cắm loại có thể tách rời sao cho chúng có thể tháo ra mà không gây nguy hiểm do áp suất hoặc rò rỉ chất lỏng.

4.2. Áp suất

Các công tắc áp suất, được sử dụng như những thiết bị an toàn, phải được trang bị các đầu kết nối thử để cho phép chịu được nguồn áp suất bên ngoài mà không làm ảnh hưởng đến lắp đặt công tắc. Các đồng hồ và các cảm biến áp suất phải được trang bị các van cách ly để cho phép tháo rời an toàn các đồng hồ mà không cần giảm áp trong hệ thống. Trạng thái đóng hay mở van phải dễ dàng nhận thấy được dựa vào vị trí của tay cầm hoặc ti van.

4.3. Báo mức

a) Phải lắp đặt các đồng hồ báo mức chất lỏng hoặc bề mặt phân tách chất lỏng để bao trùm phạm vi làm việc và các giá trị cài đặt của các công tắc báo mức hoặc điều khiển mức.

b) Các đồng hồ đo mức xem trực tiếp trong hệ thống công nghệ hoặc chất lỏng dễ cháy phải làm bằng loại kính công nghiệp đồng thời phải trang bị van tự đóng ở các đầu mút của chúng. Các loại tương đương của báo mức cũng có thể được chấp nhận.

5. Các hệ thống báo động

5.1. Các đặc tính

Các hệ thống báo động phải là loại tự giám sát và phải được thiết kế sao cho những hư hỏng trong hệ thống cảnh báo sẽ được tự phát hiện hoặc nó sẽ làm cho hệ thống rơi vào điều kiện cảnh báo. Ngoài ra, hệ thống cảnh báo phải không bị tác động bởi các tình huống tức thời bình thường hay các tín hiệu sai lạc.

5.2. Tính độc lập

Hệ thống báo động phải độc lập với các hệ thống điều khiển và an toàn, ngoại trừ trường hợp dùng các cảm biến chung cho các hệ thống không liên quan đến hoạt động dừng.

5.3. Cảnh báo bằng ánh sáng và âm thanh

a) Cảnh báo phải bằng cả hai tín hiệu ánh sáng và âm thanh, và chúng phải được truyền đến những trạm điều khiển. Các tín hiệu cảnh báo phải báo rõ ràng các hệ thống hay chức năng của hệ thống hoặc các bộ phận bị hỏng hóc. Tín hiệu cảnh báo ánh sáng phải chiếu theo các thông lệ riêng như là các cảnh báo cho các cụm xử lý hoặc hệ thống mà chúng cùng một nhóm, và màu sắc đặc trưng, tính năng riêng hoặc điều kiện phải được thống nhất.

b) Tín hiệu cảnh báo nhìn thấy được phải phát sáng ngay từ những tác động đầu tiên. Tín hiệu cảnh báo âm thanh có liên quan đến khu vực sản xuất phải là các loại âm phân biệt với các âm thanh khác như báo cháy, cảnh báo chung, báo khí ga... và chúng phải đủ to để gây chú ý cho những người có trách nhiệm.

c) Đối với những không gian mà không thường xuyên có mức tiếng ồn cao, đèn tín hiệu hoặc các biện pháp tương tự, được lắp đặt ở những nơi dễ nhận thấy phải được bổ sung vào những nơi có tín hiệu cảnh báo âm thanh; tuy nhiên, đèn tín hiệu ánh sáng mầu đỏ chỉ được sử dụng cho báo cháy.

d) Hư hỏng trong mạch cảnh báo bằng ánh sáng phải không ảnh hưởng đến các mạch vận hành hay cảnh báo âm thanh khác.

5.4. Báo nhận biết cảnh báo

a) Các tín hiệu cảnh báo phải được báo nhận biết bằng thao tác thay đổi hiển thị ánh sáng của tín hiệu cảnh báo sang tín hiệu liên tục và tắt âm với các tín hiệu âm; tín hiệu ánh sáng liên tục phải được duy trì đến khi mà điều kiện hư hỏng được khắc phục.

b) Cảnh báo của các hư hỏng khác có thể gặp phải trong quá trình báo nhận biết thì không bị xóa đi bởi tác động đó, và nó phải được cảnh báo và hiển thị phù hợp.

c) Nếu trạm kiểm soát và điều khiển trung tâm được trang bị, việc tắt tín hiệu cảnh báo âm thanh từ trạm điều khiển từ xa không được tự động dẫn đến làm tắt tín hiệu cảnh báo nguồn tại trạm kiểm soát và điều khiển trung tâm.

5.5. Ngắt và phục hồi lại chức năng cảnh báo

Các mạch cảnh báo có thể được tạm thời bị vô hiệu hóa cho mục đích bảo dưỡng hoặc trong giai đoạn bắt đầu khởi động hệ thống với điều kiện hoạt động vô hiệu hóa đó phải được hiển thị rõ ràng ở các trạm điều khiển liên quan. Tuy nhiên, những cảnh báo đó phải được tự động phục hồi sau một thời gian đã đặt trước.

5.6. Cảnh báo giản lược

Khi những tín hiệu độc lập được hiển thị và cảnh báo tại trạm điều khiển và giám sát trung tâm thì các tín hiệu cảnh báo ánh sáng có thể được hiển thị và cảnh báo tại các trạm điều khiển từ xa liên quan dưới dạng tín hiệu cảnh báo giản lược.

5.7. Thử nguội

Các hệ thống cảnh báo phải có những biện pháp hiệu quả để thử tất cả tín hiệu âm thanh, ánh sáng và các đèn tín hiệu mà không làm ngắt hoạt động bình thường của máy hoặc hệ thống. Những biện pháp đó phải được bố trí tại các trạm điều khiển từ xa liên quan.

5.8. Ngưỡng điều chỉnh

Khi trang bị các phương pháp điều chỉnh bằng tay hoặc từ xa giá trị cài đặt thì giá trị này phải được thể hiện rõ ràng tại vị trí điều khiển.

6. Điều khiển và kiểm soát

6.1. Quy định chung

Các hệ thống hiển thị phải phù hợp với các yêu cầu tại mục 5 ở trên.

6.2. Mất tín hiệu

Việc mất tín hiệu điều khiển từ các thiết bị cảm biến phải tạo ra các cảnh báo hoặc dẫn đến dừng nếu các thiết bị cảm biến này được yêu cầu thỏa mãn Quy chuẩn này.

6.3. Hiển thị các thông số

Các hiển thị thông số vận hành phải rõ ràng, súc tích, nhất quán và được nhóm lại một cách logic. Thông số vận hành cũng phải được hiển thị tại các trạm điều khiển.

6.4. Đặc trưng của các mạch logic

a) Khi các mạch Lô-gic được sử dụng cho việc khởi động theo một trình tự hoặc dùng cho việc vận hành các bộ phận xử lý riêng rẽ, các tín hiệu phải được cung cấp tại các bảng điều khiển chỉ ra một cách trọn vẹn đầy đủ trình tự vận hành theo mạch logic, quá trình khởi động và vận hành của bộ phận xử lý.

b) Nếu có một số bước không được thực hiện thỉ quá trình này phải được dừng lại tại đó, và tình trạng như vậy phải được cảnh báo ở bàn điều khiển hoặc tại các vị trí điều khiển và giám sát trung tâm nếu có.

c) Các thiết bị phản hồi phải được sử dụng để nhận ra các bước thực hiện trong suốt quá trình khởi động. Trình tự vận hành phải bị dừng khi không có tín hiệu phản hồi.

d) Trong trường hợp van được sử dụng vào bất cứ một trình tự khởi động nào, thì trạng thái van phải được xác định bằng cảm biến như vị trí chiều của van chứ không phải là chức năng điều khiển hay tín hiệu điện tới van.

6.5. Vô hiệu hóa thiết bị điều khiển và giám sát

6.5.1. Trong mọi điều kiện vận hành bình thường không được phép vô hiệu hóa các thiết bị hoặc chức năng bảo vệ. Nếu các chức năng dừng hoạt động được phép bỏ qua trong chế độ vận hành đặc biệt được mô tả dưới đây, các thiết bị cảm biến phải được trang bị để liên tục chỉ thị trạng thái của từng thay đổi của quá trình công nghệ.

6.5.2. Ngoài ra, một chỉ báo cho mỗi một chức năng phải cảnh báo người vận hành rằng chức năng dừng hoạt động đã được ngắt ra khỏi hệ thống. Các yêu cầu để vô hiệu hóa hệ thống dừng hoạt động có thể bao gồm:

a) Hiệu chỉnh - để thử định kỳ hoặc hiệu chỉnh các thiết bị cảm biến;

b) Ngừng phục vụ - để dừng hoạt động bình chịu áp lực hoặc các bộ phận công nghệ khác;

c) Khởi động - Để cho phép các trạng thái công nghệ ổn định, có thể cài đặt tự động bỏ qua chức năng dừng khi khởi động với điều kiện các biến số của quá trình xử lý được hiển thị và thiết bị tự động được lắp đặt, thiết bị này sẽ đưa về chức năng dừng khi đạt được điều kiện xử lý bình thường. Việc sử dụng bộ tạo thời gian trễ (timer) cùng với chức năng tự động bắt buộc này cần được cân nhắc.

7. Các hệ thống an toàn

7.1. Quy định chung

7.1.1. Các hệ thống an toàn phải được thiết kế theo kiểu an toàn khi hư hỏng (fail-safe) và phải tự động phản ứng lại các tình trạng hư hỏng khi những hư hỏng đó có thể gây nguy hiểm cho thiết bị hay mất an toàn cho người vận hành.

7.1.2. Nếu không có yêu cầu khác trong mục này hoặc được thẩm định một cách đặc biệt, tác động tự động này sẽ phải làm cho hệ thống thực hiện một hành động quyết liệt nhất đầu tiên bằng cách giảm công suất vận hành thông thường hoặc chuyển sang các bộ phận dự phòng và cuối cùng là dừng cả hệ thống.

7.1.3. Tác động phải tạo ra tín hiệu cảnh báo âm thanh và ánh sáng.

7.2. Tính độc lập

Các hệ thống an toàn phải hoàn toàn độc lập với hệ thống điều khiển và cảnh báo để những hư hỏng trong các hệ thống đó sẽ không làm ảnh hưởng tới việc vận hành của hệ thống an toàn.

7.3. Kích hoạt

7.3.1. Mỗi một tác động của hệ thống an toàn phải được cảnh báo tại các vị trí điều khiển từ xa liên quan.

7.3.2. Nếu lắp đặt trạm điều khiển trung tâm và kiểm soát thì các tín hiệu cảnh báo độc lập phải được trang bị cho những vị trí đó; trong trường hợp này, tín hiệu cảnh báo chung cho hệ thống an toàn riêng biệt sẽ được chấp nhận cho các vị trí điều khiển từ xa khác.

7.3.3. Khi yêu cầu cả tín hiệu cảnh báo và tác động an toàn được yêu cầu cho trạng thái hư hỏng riêng biệt thì thời điểm tác động phải được bố trí sao cho tín hiệu cảnh báo được kích hoạt sớm hơn.

7.4. Khôi phục quá trình vận hành

Các bộ phận công nghệ đã bị dừng lại do kết quả của một tác động của hệ thống an toàn sẽ phải được cài đặt lại bằng tay trước khi chúng được vận hành trở lại.

7.5. Vô hiệu hóa các thiết bị an toàn

7.5.1. Không được trang bị chuyển trạng thái điều khiển sang bằng tay từ xa cho các tác động an toàn đưa ra trong Điều này. Đối với những tác động an toàn trong 6.5.2 ở trên, bất kỳ việc vô hiệu hóa các quy định về an toàn nào cũng phải được sắp xếp sao cho chúng không thể không gây chú ý, và tình trạng cũng như việc kích hoạt của chúng sẽ phải được báo động và chỉ thị tại trạm điều khiển từ xa có liên quan.

7.5.2. Việc vô hiệu hóa phải được bố trí sao cho chống lại được sự vận hành vô tình nhầm lẫn và nó không bị vô hiệu hóa các tín hiệu cảnh báo có liên quan đến các thiết bị an toàn. Cơ cấu vô hiệu hóa để ngắt kết nối các thiết bị an toàn sẽ phải được lắp tại trạm điều khiển từ xa liên quan, trừ khi có trạm kiểm soát và giám sát trung tâm thì cơ cấu vô hiệu hóa có thể được lắp ở trạm trung tâm.

7.6. Thông số cài đặt có thể điều chỉnh

Nếu có các thông số cài đặt có thể điều chỉnh, tại chỗ hay từ xa, thì phải hiển thị chính xác giá trị cài đặt tại vị trí điều khiển.

8. Các hệ thống dừng hoạt động

8.1. Quy định chung

Các hệ thống dừng phải thỏa mãn với các yêu cầu của các hệ thống an toàn được chỉ ra trong 7 ở trên, trừ khi các hệ thống phù hợp với yêu cầu trạm điều khiển dừng khẩn cấp, phải không tác động tự động và không cần phải là loại an toàn khi hỏng.

8.2. Phân tích an toàn

Nếu yêu cầu các chức năng dừng và cảnh báo, thì phải cung cấp Biểu đồ đánh giá chức năng phân tích an toàn (SAFE) cho các thiết bị kết hợp cùng với các bảng điều khiển hoặc dừng chúng, cũng như cho thiết bị công nghệ cụ thể được bảo vệ bằng hệ thống dừng an toàn.

8.3. Hệ thống dừng khẩn cấp

8.3.1. Quy định chung

a) Việc dừng hoạt động của thiết bị phải diễn ra trong vòng 45 giây hoặc ít hơn khi được coi là biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn cho công trình sau khi kích hoạt hệ thống dừng khẩn cấp (ESD) tại một trạm dừng khẩn cấp bằng tay, hoặc sau khi thiết bị dừng hoạt động tự động phát hiện tình trạng hư hỏng.

b) Những mạch điện thiết yếu cho hệ thống dừng khẩn cấp mà cần cáp hoạt động liên tục để hệ thống vận hành chính xác thì cáp phải là loại chống cháy.

8.3.2. Dừng khẩn cấp - Tự động

Hệ thống dừng sự cố phải được kích hoạt tự động khi:

a) Phát hiện một trạng thái hoạt động bất thường bằng các cảm biến áp suất trong ống và các cảm biến trên tất cả các bộ phận phía sau mà dung chất đường ống chảy qua đó;

b) Phát hiện cháy trong khu vực xử lý và đầu giếng;

c) Phát hiện khí dễ cháy tại mức 60% của giới hạn nổ thấp;

d) Phát hiện khí H2S ở mức 50 ppm.

8.3.3. Dừng khẩn cấp - bằng tay

a) Các trạm dừng khẩn cấp phải được trang bị tác động điều khiển bằng tay cho hệ thống dừng sự cố để dừng tất cả các giếng và các hệ thống xử lý. Các trạm tác động bằng tay phải được bảo vệ chống lại tác động không lường trước, bố trí thuận tiện tại các vị trí sơ tán chính (Ví dụ như bến cập tàu, sân bay...) và các trạm điều khiển sự cố.

b) Tất cả các mạch điện sử dụng trong hệ thống dừng khẩn cấp điều khiển bằng tay phải được dành riêng cho mục đích này và là mạch điện tử đi dây cố định.

9. Các hệ thống điện tử cho các hệ thống an toàn, điều khiển và cảnh báo

9.1. Quy định chung

Các hệ thống điện tử phải được thiết kế sao cho hư hỏng tại bất kỳ bộ phận công nghệ nào cũng không gây ra hoạt động không an toàn của hệ thống. Phần mềm và cứng phục vụ các hệ thống quan trọng hoặc không quan trọng phải được bố trí sao cho tạo ưu tiên cho các hệ thống quan trọng.

9.2. Tính độc lập

Các chức năng của hệ thống dừng an toàn, cảnh báo và điều khiển phải được bố trí sao cho một tín hiệu hư hỏng đơn hoặc giảm chức năng của thiết bị điện tử sẽ không ảnh hưởng tới nhiều hơn một chức năng của hệ thống đó. Điều này có thể đạt được bởi thiết bị chuyên dụng cho mỗi chức năng của hệ thống đơn, hoặc cung cấp thiết bị dự phòng, hoặc bằng phương pháp phù hợp khác được xem là tương đương hoặc hữu hiệu hơn.

9.3. Phân tích đặc tính quan trọng, hậu quả và dạng hư hỏng (FMEA/FMECA)

Trường hợp các hệ thống dùng máy tính bao gồm các chức năng an toàn (nghĩa là các chức năng an toàn không được dự phòng bởi các hệ thống an toàn chạy dây cố định) thì phải thực hiện FMEA hoặc FMECA và nộp thẩm định.

9.4. Hiển thị cảnh báo

9.4.1.1. Các tín hiệu đến

a) Ngoài việc thỏa mãn các quy định nêu ở 5 của Phụ lục này, các báo động sẽ được trình bày theo cách có thể nhận biết khi được hiển thị bằng màn hình máy tính (bộ hiển thị video), và xuất hiện theo chuỗi các tín hiệu đến được nhận.

b) Cảnh báo các tín hiệu đến bị lỗi phải được tự động xuất hiện trên màn hình để cảnh báo cho nhân viên trực ca, dù cho máy tính và màn hình (thiết bị hiển thị video) đang ở chế độ nào khác ngoài chế độ giám sát (ví dụ đang tính toán hoặc hiển thị các sơ đồ mạch hay giả lập của các hệ thống khác).

9.4.1.2. Các cảnh báo chưa được khắc phục

Các cảnh báo liên quan tới các hư hỏng chưa được khắc phục có thể hiển thị ở dạng tóm lược cho đến khi tất cả các hư hỏng được xử lý hoàn toàn.

9.4.1.3. Màn hình máy tính (thiết bị hiển thị video)

a) Các hiển thị trên màn hình máy tính (thiết bị hiển thị video) phải nhìn được rõ ràng dưới ánh sáng môi trường xung quanh.

b) Dữ liệu hiển thị trên màn hình máy tính phải đảm bảo để người vận hành có thể đọc được từ vị trí vận hành bình thường.

9.5. Dung lượng bộ nhớ và thời gian phản hồi

a) Bộ nhớ của hệ thống máy tính có dung lượng đủ để chạy các chương trình (phần mềm) được cấu hình trong hệ thống máy tính.

b) Thời gian đáp ứng để xử lý và truyền dữ liệu phải sao cho không thể phát sinh một chuỗi sự kiện không mong muốn do sự chậm trễ dữ liệu không được chấp nhận hoặc thời gian phản hồi trong điều kiện hoạt động quá tải dữ liệu tồi tệ nhất của hệ thống máy tính (chế độ đa tác vụ).

9.6. Hư hỏng và mất dữ liệu

Để ngăn ngừa việc mất mát hoặc hư hỏng dữ liệu có thể xảy ra do gián đoạn nguồn điện, các chương trình và dữ liệu được coi là cần thiết cho hoạt động của một hệ thống cụ thể phải được lưu trữ trong ổ đĩa dự phòng, hoặc trong ổ đĩa chính với bộ cấp nguồn điện dự phòng không gián đoạn (UPS).

9.7. Mạng nội bộ (LAN)

Đối với các hệ thống an toàn mà hệ thống kiểm soát và điều khiển từ xa hoặc tự động cho các bộ phận công nghệ cụ thể được bố trí vận hành trong mạng nội bộ, phải tuân thủ các yêu cầu sau:

a) Cấu trúc mạng phải được cấu hình để trong trường hợp có sự hư hỏng giữa các nút hoặc tại một nút, hệ thống trên mạng vẫn duy trì hoạt động.

b) Trong trường hợp bộ điều khiển mạng bị hỏng, mạng sẽ phải được sắp xếp để tự động chuyển sang bộ điều khiển dự phòng. Hư hỏng của bộ điều khiển mạng phải được báo động tại trạm điều khiển từ xa có liên quan.

c) Phải có các thiết bị bảo vệ để ngăn ngừa việc trì hoãn truyền tải dữ liệu không chấp nhận (mạng quá tải). Cảnh báo phải được kích hoạt ở trạm điều khiển từ xa có liên quan trước khi có trạng thái quá tải dữ liệu mạng quan trọng, (xem quy định 9.5)

d) Đường truyền tốc độ cao dữ liệu thông tin liên lạc phải được trang bị đúp và phải được bố trí sao cho khi có hư hỏng trên đường truyền tốc độ cao trực tuyến thì đường truyền dữ liệu tốc độ cao dự phòng sẽ tự động kết nối với hệ thống. Đường truyền dữ liệu tốc độ cao dự phòng không sử dụng để làm giảm dung lượng truyền trên đường truyền tốc độ cao trực tuyến.

9.8. Gián đoạn nguồn cấp điện

Phần mềm và phần cứng của hệ thống phải được thiết kế sao cho khi phục hồi nguồn điện sau khi mất điện, các chức năng điều khiển tự động hoặc điều khiển từ xa và giám sát có thể sẵn sàng ngay lập tức sau khi hoàn thành quá trình đăng nhập kiểm soát máy tính đã được thiết lập trước.

9.9. Các thay đổi chương trình và các thông số

Thay đổi các thông số có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống, nên phải giới hạn thẩm quyền người điều khiển bằng các phương tiện như công tắc khóa, thẻ khóa, mật khẩu hoặc các biện pháp được thẩm định khác.

9.10. Điều khiển tại nhiều điểm

Các hệ thống có nhiều trạm điều khiển phải được cung cấp chỉ dẫn rõ ràng ở mỗi vị trí để xác định trạm đang điều khiển, và phải được cung cấp các quy trình để đảm bảo chuyển giao quyền điều khiển một cách hợp lý.

10. Các van an toàn (relief valves)

10.1. Quy định chung

a) Nếu có trang bị các van an toàn dự phòng thì van chặn đầu nguồn phải được đóng và van chặn cuối nguồn phải được mở để phòng van an toàn bị quá áp do rò rỉ ở van chặn đầu nguồn.

b) Không cho phép sử dụng các van một chiều thay cho van chặn cuối nguồn.

c) Tiết diện của van chặn đầu nguồn phải bằng hoặc lớn hơn tiết diện đầu vào của van an toàn. Tương tự, tiết diện van chặn cuối nguồn phải bằng hoặc lớn hơn tiết diện đầu ra của van an toàn.

10.2. Các quy định về thử

Phải có biện pháp để cho phép thử định kỳ cho mỗi van an toàn mà không phải tháo nó ra khỏi đường ống hoặc bình chịu áp lực. Nếu cần thiết, các van an toàn phải được trang bị độc lập van chặn đầu vào hoặc van một chiều và các đầu nối thử để có thể đưa nguồn áp suất bên ngoài vào thử van.

10.3. Các thiết bị khóa các van chặn

Tất cả các van chặn đầu nguồn và cuối nguồn của các van an toàn hoặc đĩa nổ (rupture disk) phải được trang bị các dây kẹp hay thiết bị khóa để ngăn ngừa van an toàn bị tách khỏi hệ thống khi đang hoạt động.

11. Các van đóng khẩn cấp, van xả khí và các van chuyển hướng (shutdown valves, blowdown valves, diverter valves)

Các van đóng khẩn cấp, van xả khí hay van chuyển hướng loại kích hoạt tự động phải được trang bị bộ chỉ báo vị trí tại các trạm vận hành van, hoặc là loại van mà vị trí (đóng hay mở) của van có thể nhìn thấy được rõ ràng từ bên ngoài.

PHỤ LỤC B - Thông tin liên lạc vô tuyến điện

1. Quy định chung

1.1. Phần này đưa ra các quy định tối thiểu về thông tin liên lạc vô tuyến điện giữa giàn và tàu dịch vụ và tàu biển đi qua khu vực giàn được lắp đặt.

1.2. Có thể xem xét miễn giảm thiết bị, khi mà tàu trực đã được trang bị và thông tin liên lạc giữa tàu trực và giàn được đảm bảo.

2. Quy định về trang bị

2.1. Mỗi giàn có người ở thường xuyên phải được trang bị:

2.1.1. Một máy vô tuyến VHF có khả năng phát và thu:

2.1.1.1. DSC (gọi chọn số) trên tần số 156,525 MHz (kênh 70). Nó phải có thể phát các thông tin cấp cứu trên kênh 70; và

2.1.1.2. Vô tuyến điện thoại trên các tần số 156,300 MHz (kênh 6), 156,650 MHz (kênh 13) và 156,800 MHz (kênh 16).

2.1.2. Một thiết bị định vị tìm kiếm và cứu nạn có khả năng hoạt động trên dải tần 9 GHz hoặc trên các tần số ấn định cho AIS, thiết bị này:

2.1.2.1. Phải được đặt ở vị trí có thể dễ dàng sử dụng: và

2.1.2.2. Có thể là một trong những thiết bị được yêu cầu cho phương tiện cứu sinh.

2.1.3. Một phao vô tuyến chỉ báo vị trí sự cố qua vệ tinh (S.EPIRB) phải:

2.1.3.1. Có khả năng phát tín hiệu cấp cứu thông qua dịch vụ vệ tinh địa cực hoạt động ở tần số 406 MHz;

2.1.3.2. Được đặt ở vị trí dễ dàng tiếp cận được;

2.1.3.3. Có thể sẵn sàng tháo rời bằng tay và một người có thể mang được vào phương tiện cứu sinh;

2.1.3.4. Có khả năng tự nổi nếu giàn chìm và tự động hoạt động khi nổi; và

2.1.3.5. Có khả năng hoạt động bằng tay.

2.2. Ngoài việc thỏa mãn quy định tại 2.1, tất cả các giàn có người ở thường xuyên được lắp đặt trong vùng biển A1 phải:

2.2.1. Được trang bị một thiết bị vô tuyến có khả năng phát các thông tin cấp cứu từ giàn vào bờ;

2.2.2. Có thể thay việc trang bị S.EPIRB theo yêu cầu ở 2.1.3 bằng một VHF.EPIRB. VHF.EPIRB này phải:

2.2.2.1. Có khả năng phát tín hiệu cấp cứu dùng DSC trên kênh 70 VHF và cho khả năng

định vị như thiết bị phát báo ra đa hoạt động trên dải tần 9 GHz;

2.2.2.2. Phải được lắp đặt ở vị trí dễ tiếp cận;

2.2.2.3. Sẵn sàng được tháo ra bằng tay và một người có thể mang được vào phương tiện cứu sinh;

2.2.2.4. Có khả năng tự nổi nếu tàu chìm và tự động hoạt động khi nổi; và

2.2.2.5. Có khả năng hoạt động bằng tay.

2.3. Ngoài việc thỏa mãn quy định tại 2.1, tất cả các giàn có người ở thường xuyên được lắp đặt trong vùng biển A2 phải trang bị:

2.3.1. Một thiết bị vô tuyến MF có khả năng phát và thu các tín hiệu an toàn và cấp cứu trên các tần số:

2.3.1.1. 2187,5 kHz sử dụng DSC; và

2.3.1.2. 2182 kHz sử dụng vô tuyến điện thoại.

2.3.2. Một thiết bị vô tuyến có khả năng duy trì trực canh DSC liên tục trên tần số 2187,5 kHz, thiết bị này có thể tách riêng hoặc kết hợp với thiết bị ở tiểu mục 2.3.1.1; và

2.3.3. Phương tiện phát những thông tin cấp cứu từ giàn vào bờ bằng một nghiệp vụ vô tuyến không phải là MF, hoạt động:

2.3.3.1. Hoặc thông qua nghiệp vụ thông tin vệ tinh quỹ đạo cực trên tần số 406 MHz; có thể đáp ứng được điều này bằng cách lắp đặt S.EPIRB; hoặc

2.3.3.2. Trên tần số HF sử dụng DSC; hoặc

2.3.3.3. Thông qua dịch vụ vệ tinh địa tĩnh Inmarsat bằng trạm thông tin của giàn.

2.3.4. Giàn phải có khả năng phát và thu những thông tin chung sử dụng vô tuyến điện thoại hoặc vô tuyến điện báo in trực tiếp.

2.4. Ngoài việc thỏa mãn quy định tại 2.1, tất cả các giàn có người ở thường xuyên được lắp đặt trong vùng biển A3, nếu không được trang bị phù hợp với những yêu cầu ở 2.5, đều phải được trang bị:

2.4.1. Một trạm INMARSAT trên tàu có khả năng:

2.4.1.1. Phát và thu những thông tin an toàn và cấp cứu sử dụng vô tuyến điện báo in trực tiếp;

2.4.1.2. Phát và thu những cuộc đàm thoại cấp cứu ưu tiên;

2.4.1.3. Duy trì việc trực canh các thông tin cấp cứu từ bờ tới tàu; kể cả những thông tin được phát tới những khu vực địa lý được quy định đặc biệt;

2.4.1.4. Phát và thu những thông tin vô tuyến chung sử dụng hoặc vô tuyến điện thoại hoặc vô tuyến điện báo in trực tiếp; và

2.4.2. Một thiết bị vô tuyến MF có khả năng phát và thu những thông tin an toàn và cấp cứu trên các tần số:

2.4.2.1. 2.187,5 kHz sử dụng DSC; và

2.4.2.2. 2.182 kHz sử dụng vô tuyến điện thoại; và

2.4.3. Một thiết bị vô tuyến có khả năng duy trì trực canh DSC liên tục trên tần số 2187,5 kHz, có thể tách riêng hoặc kết hợp với thiết bị nêu ở 2.4.2.1; và

2.4.4. Các phương tiện phát những thông tin cấp cứu từ tàu tới bờ bằng một nghiệp vụ thông tin vô tuyến hoạt động:

2.4.4.1. Hoặc qua nghiệp vụ thông tin vệ tinh quỹ đạo cực trên tần số 406 MHz; yêu cầu này có thể được thỏa mãn bằng thiết bị S.EPIRB, bằng cách lắp đặt S.EPIRB; hoặc

2.4.4.2. Trên tần số HF sử dụng DSC; hoặc

2.4.4.3. Thông qua dịch vụ vệ tinh địa tĩnh Inmarsat.

2.5. Ngoài việc thỏa mãn quy định tại 2.1, tất cả các giàn có người ở thường xuyên được lắp đặt trong vùng biển A3, nếu không được trang bị phù hợp với những yêu cầu ở 2.4, đều phải được trang bị:

2.5.1. Một thiết bị vô tuyến MF/HF có khả năng phát và thu các thông tin an toàn và cấp cứu trên tất cả các tần số cấp cứu và an toàn ở dải tần từ 1.605 kHz đến 4.000 kHz và từ 4.000 kHz đến 27.500 kHz:

2.5.1.1. Sử dụng DSC;

2.5.1.2. Sử dụng vô tuyến điện thoại; và

2.5.1.3. Sử dụng điện báo in trực tiếp.

2.5.2. Thiết bị có khả năng duy trì trực canh DSC trên các tần số 2.187,5kHz, 8.414,5 kHz và trên ít nhất một trong những tần số cấp cứu và an toàn DSC sau: 4.207,5 kHz, 6.312 kHz, 12.577 kHz hoặc 16.804,5 kHz; tại bất kỳ thời điểm nào nó cũng phải có khả năng lựa chọn được bất kỳ một trong số các tần số an toàn và cấp cứu DSC này. Thiết bị này có thể tách riêng hoặc kết hợp với thiết bị yêu cầu được nêu ở 2.5.1; và

2.5.3. Phương tiện phát những thông tin cấp cứu từ giàn đến bờ bằng một nghiệp vụ thông tin vô tuyến không phải là HF hoạt động:

2.5.3.1. Hoặc qua nghiệp vụ thông tin vệ tinh quỹ đạo cực trên tần số 406 MHz; yêu cầu có thể được thỏa mãn bằng S.EPIRB, bằng cách hoặc là lắp đặt EPIRB; hoặc

2.5.3.2. Thông qua dịch vụ vệ tinh địa tĩnh Inmarsat.

2.5.4. Ngoài ra, các giàn phải có khả năng phát và thu những thông tin chung sử dụng vô tuyến điện thoại hoặc điện báo in trực tiếp bằng thiết bị vô tuyến MF/HF hoạt động trên các dải tần làm việc từ 1.605 kHz đến 4.000 kHz và từ 4.000 kHz 27.500 kHz. Yêu cầu này có thể được đáp ứng bằng cách bổ sung khả năng này cho thiết bị yêu cầu trong 2.5.1.

2.6. Ngoài việc thỏa mãn quy định tại 2.1, tất cả các giàn có người ở thường xuyên được lắp đặt trong vùng biển A4 phải được trang bị các máy vô tuyến và thiết bị vô tuyến được nêu ở 2.5. Tuy nhiên, thiết bị yêu cầu bởi 2.5.3.2 không được chấp nhận như là thiết bị thay thế tương đương cho thiết bị yêu cầu phải trang bị thường xuyên bởi quy định 2.5.3.1.

2.7. Nếu mức độ tiếng ồn trong buồng trang bị điều khiển các thiết bị vô tuyến điện là ở mức độ cao hoặc có thể ở mức độ cao, trong các điều kiện hoạt động cụ thể, nó có thể làm ảnh hưởng hoặc cản trở việc sử dụng hợp lý các thiết bị vô tuyến điện, phải có đủ sự bảo vệ khỏi tiếng ồn bằng các thiết bị cơ khí hoặc các thiết bị khác, kết hợp với các điều khiển vận hành các thiết bị vô tuyến điện.

2.8. Nếu giàn có lắp đặt sân bay trực thăng, để đảm bảo thông tin liên lạc, các giàn phải có trạm vô tuyến điện thoại hàng không VHF thỏa mãn các yêu cầu của ICAO và phù hợp với thông tin liên lạc với máy bay trực thăng trong vùng hoạt động.

2.9. Giàn phải có hệ thống thông tin liên lạc nội bộ hoạt động hiệu quả giữa buồng điều khiển và các vị trí lắp đặt thiết bị vô tuyến.

PHỤ LỤC C - Phân cấp theo tiêu chuẩn tính năng được xác định từ phương pháp đánh giá rủi ro

1. Quy định chung

1.1. Quy định chung

1.1.1. Chương này đưa ra cách thức thực hiện của Đăng kiểm về các hoạt động Phân cấp giàn dựa trên các kỹ thuật đánh giá rủi ro. Điều này có nghĩa là sự chấp nhận của thiết kế và mức độ thẩm tra dựa trên đánh giá rủi ro thay vì dựa vào các quy phạm thông lệ.

1.1.2. Mục tiêu của phương pháp này là cung cấp một cách thay thế trong phân cấp riêng phần và thiết kế giàn kiểu mới trong khi duy trì một mức độ được chấp nhận với một mức độ an toàn và toàn vẹn vẫn thực hiện theo các quy phạm phân cấp truyền thống. Mặc dù không đề cập cụ thể trong quy định kỹ thuật cách thức thực hiện, việc tránh hậu quả xấu về môi trường phải được đưa vào tính toán càng đầy đủ càng tốt bằng các quy phạm phân cấp truyền thống.

1.2. Áp dụng

1.2.1. Việc phân cấp dựa trên đánh giá rủi ro được áp dụng thay thế hoặc bổ sung về phân cấp cho giàn theo phương pháp đã nêu tại 1, Phần II. Khi phân cấp dựa trên đánh giá rủi ro chỉ áp dụng cho một phần của giàn, thì phần còn lại của giàn vẫn phải đảm bảo các yêu cầu của quy định áp dụng khác của Quy chuẩn này.

1.2.2. Trong trường hợp như vậy, điều quan trọng để đảm bảo một an toàn chung giữa hai phương pháp phân cấp, nghĩa là thiết kế dựa trên đánh giá rủi ro không có một ảnh hưởng tiêu cực nào về sự an toàn hoặc tính toàn vẹn theo các quy phạm phân cấp và ngược lại.

1.3. Phạm vi

1.3.1. Theo quy định kỹ thuật về cách thức thực hiện, đánh giá rủi ro được hiểu là việc xác định hệ thống và định lượng các nguy cơ cho con người và thiết bị (xem 1.1.2).

1.3.2. Đánh giá rủi ro là quá trình tổng thể bao gồm việc nhận biết rủi ro (nguy cơ), phân tích rủi ro và định lượng rủi ro. Việc đánh giá sẽ xác định khu vực rủi ro đáng kể nhất và các biện pháp giảm rủi ro có thể nhằm vào nơi bị ảnh hưởng nhất.

Việc sử dụng đánh giá rủi ro trong phân cấp phải gồm:

a) Nhận biết và định lượng nguy cơ và những rủi ro mà chúng gây ra cho sự an toàn và tính nguyên vẹn của giàn.

b) Chứng minh rằng những rủi ro có thể chấp nhận được, đáp ứng các tiêu chuẩn chấp nhận về rủi ro đã xác định và hoặc hướng tới giảm thiểu rủi ro.

c) Xác định các bộ phận quan trọng về an toàn và tiêu chuẩn tính năng được yêu cầu của chúng để đáp ứng các tiêu chuẩn chấp nhận.

1.3.3. Để được trao cấp, Đăng kiểm sẽ xem xét và thẩm định việc lựa chọn các bộ phận quan trọng về an toàn và các tiêu chuẩn tính năng, và thẩm định thiết kế, giám sát trong chế tạo, lắp dựng và vận hành thử chúng.

1.3.4. Đăng kiểm sẽ thiết lập kế hoạch giám sát kỹ thuật giàn cụ thể cho việc vào cấp lần đầu cũng như duy trì cấp. Phạm vi để thẩm định và giám sát kỹ thuật được nêu chi tiết tại 2 đến 4 của Phụ lục này.

1.3.5. Việc duy trì cấp phải được thực hiện thông qua việc giám sát kỹ thuật liên tục để đảm bảo các bộ phận an toàn vẫn ở trong trạng thái phù hợp và được sửa chữa để thỏa mãn tiêu chuẩn tính năng của chúng.

1.3.6. Khi duy trì cấp, Đăng kiểm tiếp tục duy trì kế hoạch giám sát kỹ thuật dựa trên việc xem xét căn cứ vào kết quả của các hoạt động giám sát kỹ thuật. Đăng kiểm sẽ cấp phát báo cáo tình trạng giám sát kỹ thuật hàng năm, các tài liệu này có thể được sử dụng như tài liệu cùng với các yêu cầu xem xét quy định khác.

1.3.7. Chủ giàn có trách nhiệm bảo đảm giàn thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này hoặc Công ước, và các tiêu chuẩn khác nếu bất cứ yêu cầu nào đó không được thỏa mãn.

1.3.8. Đăng kiểm sẽ theo dõi và lập văn bản về các hoạt động thẩm định và giám sát kỹ thuật để đưa vào cấp và duy trì cấp. Đăng kiểm cũng sẽ thảo luận và hướng dẫn các hoạt động đánh giá rủi ro như là sự cần thiết để bảo đảm sự chấp nhận để phân cấp. Các chủ giàn sẽ hợp tác với các Đăng kiểm như là sự cần thiết để thiết lập và thực hiện quá trình thẩm định và giám sát kỹ thuật.

2. Nguyên tắc thiết kế và phương pháp đánh giá rủi ro

2.1. Quy định chung

2.1.1. Rủi ro phải được đánh giá theo phương pháp được chấp nhận và phải được thực hiện bởi người đủ chuyên môn và được công nhận với sự hiểu biết cần thiết về rủi ro và quá trình đánh giá rủi ro.

2.1.2. Các công cụ và các phương pháp đánh giá rủi ro, giả định, và giới hạn đường biên hệ thống phải được lập thành tài liệu rõ ràng. Phân tích độ nhạy để kiểm tra các kết quả có thể biến đổi do các giả định riêng lẻ quan trọng bị thay đổi phải được sử dụng để lập thành tài liệu về sự không chắc chắn các rủi ro được nhận biết. Tài liệu này phải được Đăng kiểm thẩm định.

2.2. Nguyên tắc thiết kế

Các nguyên tắc sau đây phải được áp dụng bổ sung thêm cho các yêu cầu đã được nhận biết từ đánh giá rủi ro:

2.2.1. Giàn phải được thiết kế và chế tạo với sự toàn vẹn đầy đủ để chịu được tải trọng môi trường và hoạt động trong suốt tuổi thọ giàn.

2.2.2. Các hệ thống và kết cấu phải được thiết kế với chức năng và khả năng duy trì hoạt động phù hợp cho việc phòng chống, phát hiện, kiểm soát, và giảm thiểu sự cố thấy trước ảnh hưởng tới giàn.

2.2.3. Phải tránh sự leo thang tới các thiết bị và khu vực mà những bộ phận đó không bị ảnh hưởng bởi các sự kiện khởi đầu.

2.2.4. Tính hiệu quả của lối thoát, nơi trú ẩn và thiết bị sơ tán phải được cung cấp để bảo vệ tất cả nhân viên, sẵn sàng hoạt động, tại mọi thời điểm khi giàn có người.

2.3. Đánh giá rủi ro

2.3.1. Nhận biết nguy cơ

2.3.1.1. Các nguy cơ tiềm ẩn khả năng đe dọa an toàn tới con người hoặc sự toàn vẹn của giàn phải được nhận biết. Việc nhận biết nguy cơ sẽ bao gồm tất cả trạng thái được dự tính thông thường của giàn, như là hoạt động, bảo trì, và ngừng hoạt động.

2.3.1.2. về cơ bản, nhưng không nhất thiết phải đầy đủ, danh sách các nguy cơ bao gồm:

a) Mất chặn giếng (phun trào v.v...);

b) Rò rỉ hydrocarbon có thể gây cháy, nổ, hoặc ô nhiễm (như là độc hại);

c) Rỏ rỉ các chất độc hại hoặc nguy hiểm khác;

d) Va chạm;

e) Sự cố máy bay trực thăng;

f) Sự phá hủy nền móng và/hoặc kết cấu;

g) Vật rơi.

2.3.1.3. Kết quả của việc nhận biết nguy cơ và bất kỳ giả định liên quan phải được chứng minh bằng tài liệu.

2.3.2. Phân tích rủi ro

2.3.2.1. Các nguy cơ đã được nhận biết có thể được xếp hạng dựa trên sự tổ hợp của tần suất có thể xuất hiện và hậu quả. Rủi ro không đáng kể có thể được loại trừ từ sự đánh giá thêm với điều kiện là các giả thiết liên quan được chứng minh bằng tài liệu.

a) Rủi ro không được chia nhỏ thành các mối nguy cơ xuất hiện riêng lẻ không quan trọng, trong khi chúng vẫn còn đại diện cho một nguy cơ đáng kể.

b) Việc xem xét tần suất bao gồm cả việc nhận biết các sự kiện khởi đầu, và sự tổ hợp các sự kiện, mà có thể dẫn đến một nguy cơ. Khả năng xảy ra sự kiện như vậy có thể được xác định từ dữ liệu lịch sử hoặc các dữ liệu thích hợp khác.

c) Các hậu quả từ các nguy cơ phải bao gồm phân tích về tác động từ các tai nạn hoặc sự kiện bất ngờ về sự an toàn của con người và sự toàn vẹn của giàn.

2.3.2.2. Phải đánh giá tính sẵn sàng và nhạy của các hệ thống ngăn ngừa và bảo vệ chủ chốt theo các tính năng được yêu cầu cho mỗi mối nguy cơ đã được nhận biết. Bất kỳ sự phát hiện đáng kể nào phải phù hợp với các giả thiết được lập ra trong các phần khác nhau của phân tích và đánh giá rủi ro.

2.3.2.3. Các nguy cơ còn lại sau khi thực hiện sàng lọc được gọi là mối nguy cơ lớn đáng kể. Việc lựa chọn các nguy cơ lớn đáng kể, bao gồm cả các giả định lập ra là một phần của quá trình xếp hạng, phải được dẫn chứng bằng tài liệu.

2.3.2.4. Các cơ sở sử dụng cho việc xếp hạng rủi ro, bao gồm cả những giả định liên quan đến tính năng của hệ thống an toàn và loại trừ các rủi ro ít quan trọng, phải được thẩm định bởi Đăng kiểm.

2.3.3. Đánh giá rủi ro

2.3.3.1. Những rủi ro từ các nguy cơ lớn đáng kể phải được đánh giá và xem xét cùng nhau để chỉ ra:

a) Rủi ro về an toàn hàng năm cho các nhóm nhân viên điển hình trên giàn (rủi ro riêng lẻ);

b) Rủi ro về mất tính toàn vẹn hàng năm của giàn;

c) Sự góp phần liên quan của các nguy cơ khác nhau đối với các rủi ro được tính toán trong một tổng thể.

2.3.3.2. Những rủi ro hàng năm phải được đánh giá với tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro được định trước (xem 2.3.3.3). Nếu cần thiết, các biện pháp giảm rủi ro phải được áp dụng để đáp ứng các tiêu chuẩn chấp nhận.

2.3.3.3. Kết quả phân tích và định lượng rủi ro phải được chứng minh bằng tài liệu và được Đăng kiểm thẩm định.

2.3.4. Tiêu chuẩn chấp nhận

2.3.4.1. Quy chuẩn này đưa ra một mức chấp nhận được về sự an toàn và tính toàn vẹn cho giàn trong việc thiết kế, chế tạo và trong quá trình khai thác. Phân cấp dựa trên các kỹ thuật đánh giá rủi ro với mong muốn sẽ đạt được mức tối thiểu tương đương về an toàn như phân cấp dựa trên các quy định thông lệ như quy định tại 1, Phần II của Quy chuẩn này.

2.3.4.2. Trong trường hợp sự sai lệch so với các quy định được chứng minh trên cơ sở đánh giá rủi ro, điều này phải được thể hiện như là kết quả trong một mức được chấp nhận về an toàn cho giàn. Các sai lệch này phải được chứng minh thỏa mãn tiêu chuẩn chấp nhận đã xác định.

2.3.4.3. Chủ giàn phải chỉ rõ các tiêu chuẩn chấp nhận trước khi thực hiện phân tích rủi ro. Các tiêu chuẩn sẽ đưa vào tính toán cho cả xác suất và hậu quả của sự kiện tai nạn lớn đáng kể. Việc đảm bảo tiêu chuẩn chấp nhận sẽ thiết lập dữ liệu cho việc nhận biết các bộ phận quan trọng về an toàn và sự lựa chọn tiêu chuẩn tính năng.

2.3.4.4. Tiêu chuẩn chấp nhận phải được thẩm định bởi Đăng kiểm.

2.3.5. Các bộ phận quan trọng về an toàn

2.3.5.1. Khi các tiêu chuẩn chấp nhận đã được thỏa mãn, những bộ phận quan trọng về an toàn và tiêu chuẩn tính năng phải được ghi lại để làm cơ sở để vào cấp.

2.3.5.2. Các bộ phận quan trọng về an toàn được quy định tại 3.2.20 - PHẦN I của Quy chuẩn này, và bao gồm tất cả các thành phần hay hệ thống mà sự an toàn của giàn phụ thuộc vào. Điều này bao gồm tất cả các thiết bị cho việc phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro từ các nguy cơ lớn.

2.3.5.3. Các bộ phận quan trọng về an toàn nên được nhận biết từ, và phải phù hợp đầy đủ, các kịch bản nguy cơ lớn mà được xem xét trong đánh giá. Nhận biết các bộ phận cũng bao gồm dữ liệu đầu vào từ đánh giá kỹ thuật tốt.

Việc lựa chọn các hạng mục là quan trọng về an toàn, phải được căn cứ vào hậu quả của hư hỏng.

2.3.5.4. Các bộ phận quan trọng về an toàn phải được ghi lại và phải được Đăng kiểm thẩm định.

2.3.6. Tiêu chuẩn tính năng

2.3.6.1. Tiêu chuẩn tính năng phải được lập cho các bộ phận quan trọng về an toàn. Các tiêu chuẩn tính năng phải đảm bảo các bộ phận quan trọng an toàn là phù hợp với yêu cầu của các tiêu chuẩn chấp nhận như đã chứng minh trong đánh giá.

2.3.6.2. Các tiêu chuẩn tính năng phải được mô tả phù hợp, thông thường là về mặt định lượng, để có thể giám sát kỹ thuật các bộ phận quan trọng về an toàn.

2.3.6.3. Các tiêu chuẩn tính năng phải phản ánh bất kỳ yêu cầu vòng đời liên quan của bộ phận quan trọng.

2.3.6.4. Các tiêu chuẩn tính năng phải phản ánh bất kỳ sự tương tác hay sự phụ thuộc giữa các bộ phận quan trọng về an toàn cho một kịch bản tai nạn lớn cụ thể.

2.3.6.5. Tiêu chuẩn tính năng phải được lập thành tài liệu và được thẩm định bởi Đăng kiểm.

2.3.7. Giảm thiểu rủi ro

2.3.7.1. Các kết quả về định lượng và nhận biết nguy cơ đưa ra một cơ hội tốt cho việc giảm thiểu rủi ro. Trong việc trao cấp, giảm thiểu rủi ro sẽ được thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào mà cơ hội thực tế được nhận biết.

2.3.7.2. Nhận biết và định lượng nguy cơ được khởi đầu hiệu quả nhất ở giai đoạn thiết kế cơ sở ban đầu, khi rủi ro có thể tránh được hoặc giảm thiểu.

Đối với giàn đang khai thác khi mà điều này có thể thực hiện, nhận biết và định lượng nguy cơ sẽ được sử dụng để chỉ ra nguy cơ và tối ưu hóa các biện pháp bảo vệ để quản lý chúng. Theo mức độ quan trọng, điều này có nghĩa là các biện pháp để ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ.

3. Giám sát kỹ thuật

3.1. Quy định chung

3.1.1. Để trao cấp, Đăng kiểm sẽ giám sát kỹ thuật giàn đã được thiết kế và chế tạo đạt một mức độ được chấp nhận về an toàn.

3.1.2. Điều này bao gồm giám sát kỹ thuật có lựa chọn tất cả các bộ phận quan trọng về an toàn và chúng được chỉ rõ, cung cấp và lắp đặt phù hợp với mục đích dự định. Trong trường hợp này, các cách thức phù hợp thích hợp cho sử dụng dự định và có thể thực hiện như dự kiến.

3.2. Giàn mới

3.2.1. Kế hoạch thẩm định thiết kế, giám sát kỹ thuật trong chế tạo và vận hành thử

3.2.1.1. Việc xác minh ban đầu sẽ bao gồm xem xét và thẩm định cho:

a) Lựa chọn các bộ phận quan trọng về an toàn

Các bộ phận quan trọng về an toàn phải có khả năng truy tìm trở lại các nguy cơ lớn đe dọa sự an toàn hoặc toàn vẹn. Việc lựa chọn cần được xác định thông qua đánh giá rủi ro, nhưng vẫn có thể phản ánh đánh giá kỹ thuật tốt.

b) Các tiêu chuẩn tính năng được chỉ định

Các tiêu chuẩn tính năng phải định ra một cách tương xứng về sự sẵn sàng và tính năng cần thiết. Các cấp độ tính năng được quy định cần được chứng minh dựa trên tính năng giả định hoặc được yêu cầu trong đánh giá rủi ro, có cả yêu cầu trước đó, trong khi và ngay sau tai nạn nghiêm trọng.

c) Thiết kế và quy định kỹ thuật của các bộ phận quan trọng về an toàn

Các bộ phận quan trọng về an toàn phải được thiết kế phù hợp để đáp ứng các tiêu chuẩn tính năng đã được thẩm định.

3.2.1.2. Để thẩm định các bộ phận quan trọng về an toàn đã được cung cấp đáp ứng yêu cầu tính năng đã được xác định, chúng phải có sự thẩm định cuối cùng cho:

a) Sản xuất hoặc chế tạo hoặc lắp ráp cho các bộ phận quan trọng về an toàn

Các bộ phận quan trọng về an toàn phải được cung cấp theo tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế được thẩm định.

b) Lắp đặt hoặc hoạt động của các bộ phận quan trọng về an toàn

Các bộ phận quan trọng về an toàn phải được lắp đặt và vận hành thử để có tính năng theo yêu cầu trong trường hợp sự cố.

Những công việc này có thể là một sự kết hợp có chọn lọc giữa kiểm tra, thử, kiểm tra giấy chứng nhận và các biên bản, v.v...

3.2.1.3. Nội dung kế hoạch giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm phụ thuộc vào việc lựa chọn các bộ phận quan trọng về an toàn và các tiêu chuẩn tính năng tương ứng.

Một khi thông tin này được xác định, Đăng kiểm sẽ thiết lập một kế hoạch giám sát kỹ thuật kết cấu để đáp ứng cho việc xem xét, thẩm định và yêu cầu kiểm tra các bộ phận quan trọng về an toàn. Kế hoạch bao gồm:

a) Ghi chép các bộ phận quan trọng về an toàn đã nhận biết, và tính năng yêu cầu của các bộ phận này:

b) Sắp đặt kế hoạch giám sát kỹ thuật ở từng giai đoạn của dự án;

c) Lập tài liệu về kết quả giám sát kỹ thuật.

Kế hoạch sẽ cung cấp một đường dẫn trực tiếp từ các hoạt động giám sát kỹ thuật trở lại việc đánh giá rủi ro, và sau đó là có một dữ liệu lập thành tài liệu về an toàn và nguyên vẹn của giàn.

3.2.1.4. Đối với các giàn chế tạo mới, Đăng kiểm tham gia ngay từ đầu là yêu cầu nhất thiết để tạo điều kiện thực hiện kịp thời cho quá trình giám sát kỹ thuật.

3.3. Giàn đang khai thác

3.3.1. Giàn đang được khai thác chưa được phân cấp hoặc đã được phân cấp với một tổ chức khác có thể áp dụng phân cấp dựa trên rủi ro.

3.3.2. Các yêu cầu giám sát kỹ thuật ban đầu sẽ được xác định từng trường hợp cơ sở dữ liệu phụ thuộc vào thiết kế, sự khác lạ, phân cấp trước đó (nếu có), tuổi, lịch sử của giàn v.v... Như một nguyên tắc chung, các yêu cầu sẽ được tương tự như các giàn chế tạo mới và ngoại trừ các điều sau đây:

a) Giám sát kỹ thuật trong chế tạo và thẩm định thiết kế được giới hạn phụ thuộc vào nội dung của tài liệu gốc và chứng nhận sẵn có;

b) Việc kiểm tra các hồ sơ liên quan đến hoạt động trước đó của giàn;

c) Kiểm tra tình trạng toàn diện, bao gồm kiểm tra và thử, để chỉ ra các thực trạng của giàn và những phần được chấp nhận để phân cấp.

4. Duy trì cấp

4.1. Quy định chung

Để duy trì cấp trong khai thác, Đăng kiểm sẽ giám sát kỹ thuật sự phù hợp của các bộ phận quan trọng về an toàn. Mục này bao gồm giám sát kỹ thuật bằng cách kiểm tra, thử, đánh giá và xem xét, là cần thiết để cung cấp sự bảo đảm rằng tất cả các bộ phận quan trọng về an toàn được lựa chọn và chúng sẽ vẫn trong tình trạng và được sửa chữa tốt phù hợp với mục đích dự định.

4.2. Kế hoạch giám sát kỹ thuật trong khai thác để duy trì cấp

4.2.1. Đăng kiểm sẽ lập một chương trình giám sát kỹ thuật cho việc xem xét, thẩm định và kiểm tra các bộ phận quan trọng về an toàn đối với một giàn đang khai thác, kế hoạch bao gồm:

4.2.1.1. Xem xét các bộ phận quan trọng về an toàn được lựa chọn và các tiêu chuẩn tính năng, cụ thể:

a) Thay đổi trong các yêu cầu hoạt động;

b) Các thay đổi về sơ đồ bố trí hoặc tính năng;

c) Kinh nghiệm tích lũy trong quá trình hoạt động của kế hoạch.

4.2.1.2. Kế hoạch làm việc đang diễn ra và được cập nhật cho công tác giám sát kỹ thuật.

4.2.1.3. Kết quả được lập thành tài liệu về công tác thẩm định bao gồm bất kỳ hành động khắc phục hậu quả được nhận biết hoặc sự cần thiết khác cho sự thay đổi.

4.2.2. Xem xét các bộ phận quan trọng về an toàn

Việc xem xét các bộ phận quan trọng về an toàn sẽ được thực hiện liên tục từ giám sát kỹ thuật ban đầu trong quá trình thiết kế và chế tạo, và sẽ thực hiện tính toán:

a) Thay đổi trong các yêu cầu hoạt động

b) Các thay đổi về sơ đồ bố trí hoặc tính năng

c) Kinh nghiệm tích lũy trong quá trình hoạt động của kế hoạch.

4.3. Kế hoạch giám sát kỹ thuật

4.3.1. Kế hoạch giám sát kỹ thuật sẽ chỉ ra mọi hoạt động được thực hiện cho từng bộ phận quan trọng về an toàn. Kế hoạch sẽ tạo ra sự tin tưởng cho các hoạt động thực hiện theo kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng của người vận hành.

4.3.1.1. Phạm vi công việc giám sát kỹ thuật sẽ được xác định dựa trên sự xem xét việc sắp xếp bảo dưỡng của người vận hành, việc xem xét bao gồm:

a) Quản lý và mục đích của kiểm tra và bảo dưỡng;

b) Năng lực của nhân viên;

c) Lập kế hoạch, lập lịch trình và báo cáo nhiệm vụ;

d) Khoảng thời gian kiểm tra;

e) Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng;

f) Loại, độ chính xác và tình trạng của thiết bị được sử dụng;

g) Các hệ thống đối với việc lập kế hoạch và ghi chép.

4.3.1.2. Khi mức độ bảo dưỡng và thử đã được xem xét, nội dung của kế hoạch giám sát kỹ thuật sẽ được điều chỉnh khi cần thiết để cung cấp sự đảm bảo rằng các bộ phận quan trọng về an toàn đáp ứng các tiêu chuẩn tính năng. Các hoạt động theo kế hoạch sẽ là một tổng hợp thích hợp:

a) Kiểm tra tài sản/vật chất;

b) Thử các hệ thống và linh kiện/bộ phận;

c) Đánh giá các hoạt động và các quy trình;

d) Xem xét các biên bản kiểm tra.

4.3.2. Nội dung của kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng của người vận hành là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch giám sát kỹ thuật. Vì vậy, bất kỳ sửa đổi kế hoạch bảo dưỡng và kiểm tra phải được thông báo cho Đăng kiểm để xem xét và thẩm định. Đăng kiểm sẽ cập nhật hoặc sửa đổi các kế hoạch giám sát kỹ thuật khi cần thiết để phản ánh những thay đổi đó đối với kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng.

4.3.3. Các hoạt động giám sát kỹ thuật phải được tiến hành như và phù hợp với kế hoạch giám sát kỹ thuật. Mục này có thể căn cứ vào dữ liệu liên tục phụ thuộc vào các bộ phận quan trọng về an toàn thực tế, và kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng của nhà vận hành.

4.3.4. Căn cứ vào các chỉ dẫn và các kết quả, kế hoạch giám sát kỹ thuật có thể được sửa đổi với mức lớn hơn hoặc thấp hơn cho các hoạt động khi cần thiết để bảo đảm tính năng của các bộ phận quan trọng về an toàn vẫn duy trì.

4.3.5. Kết quả và trạng thái của các nhiệm vụ giám sát kỹ thuật sẽ được lập thành tài liệu trong phạm vi kế hoạch của chúng và thể hiện trong các báo cáo giám sát kỹ thuật hàng năm. Các báo cáo có thể lần lượt được sử dụng như tài liệu cho các yêu cầu quy định hoặc bắt buộc khác.

4.3.6. Chủ giàn cần kết hợp với các ứng dụng của chương trình giám sát kỹ thuật, thể hiện qua sự cung cấp về thời gian các thông tin đầy đủ và tiếp cận tất cả các thiết bị khi cần thiết để thỏa mãn nhiệm vụ giám sát kỹ thuật.

4.3.7. Các biện pháp khắc phục cần thiết với điều kiện kèm theo của phân cấp và thang thời gian sẽ được thông báo tới các nhà vận hành hoặc chủ giàn và được ghi vào trong phạm vi kế hoạch giám sát kỹ thuật.

Nếu không có biện pháp khắc phục hậu quả theo các thang thời gian đã đưa ra hoặc cản trở sự thực hiện kế hoạch giám sát kỹ thuật có thể dẫn đến treo hoặc thu hồi cấp.

PHỤ LỤC D - Kéo dài thời gian sử dụng giàn

1. Để xác định xem giàn cố định hiện tại có phù hợp với việc kéo dài thời gian sử dụng hay không, các nội dung sau đây phải được xem xét:

1.1. Xem xét tài liệu thiết kế ban đầu, các bản vẽ, các báo cáo hoán cải kết cấu và các báo cáo kiểm tra;

1.2. Kiểm tra kết cấu để xác định tình trạng của giàn;

1.3. Xem xét kết quả của bản phân tích kết cấu có sử dụng các kết quả kiểm tra, các bản vẽ gốc, các báo cáo địa chất và hải dương học và các hoán cải gây ảnh hưởng đến tải trọng tĩnh, tải trọng động, tải trọng môi trường và tải trọng động đất, nếu có, tác dụng lên giàn;

1.4. Kiểm tra lại giàn có sử dụng các kết quả của bản phân tích kết cấu. Thực hiện các thay đổi cần thiết để kéo dài thời gian hoạt động của giàn;

1.5. Xem xét chương trình kiểm tra tiếp theo để đảm bảo rằng tính phù hợp của giàn được duy trì.

2. Phải đánh giá các hạng mục 1.1 và 1.2 để xác định khả năng tiếp tục sử dụng giàn. Nếu kết luận thuận lợi thì phải thực hiện các phân tích kết cấu.

3. Không cần phải phân tích mỏi, nếu các điều kiện sau đây được thỏa mãn:

3.1. Phân tích mỏi ban đầu chỉ ra rằng tuổi thọ mỏi của tất cả các mối nối đủ lớn để bao trùm cả thời gian kéo dài sử dụng;

3.2. Các số liệu môi trường về mỏi được sử dụng trong phân tích mỏi ban đầu vẫn còn hiệu lực hoặc là các số liệu đó còn khắc nghiệt hơn so với điều kiện môi trường hiện tại;

3.3. Không phát hiện ra các vết nứt trong quá trình khảo sát lại hoặc tất cả các mối nối, phần tử hư hỏng đang được sửa chữa;

3.4. Sinh vật biển bám và ăn mòn vẫn nằm trong các giới hạn thiết kế cho phép.

4. Xem xét các tài liệu thiết kế

Các tài liệu thiết kế giàn phải được thu thập để cho phép tiến hành đánh giá kỹ thuật về tính toàn vẹn kết cấu tổng thể của giàn. Các tài liệu này phải bao gồm các báo cáo, tài liệu thiết kế gốc, các bản vẽ và bản quy định kỹ thuật hoàn công, các báo cáo kiểm tra trong quá trình chế tạo, lắp đặt và khai thác trước đó. Chủ giàn phải đảm bảo rằng mọi giả thuyết đưa ra là hợp lý và các thông tin thu thập được là chính xác và thể hiện tình trạng thực tế của giàn tại thời điểm đánh giá. Nếu không thể thu thập được các thông tin nói trên, phải áp dụng giả thuyết về tiêu chuẩn thiết kế thấp hơn và tiến hành các phép đo đạc hoặc thử nghiệm thực tế để thiết lập một giả thuyết hợp lý và an toàn.

5. Kiểm tra

5.1. Cần phải tiến hành kiểm tra giàn hiện có dưới sự chứng kiến và giám sát của đăng kiểm viên để xác định tình trạng của giàn mà dựa vào đó có thể đưa ra các lý giải về việc kéo dài thời gian sử dụng giàn. Phải tiến hành xem xét các báo cáo kiểm tra và bảo dưỡng trước đây, phải xây dựng quy trình kiểm tra và phải tiến hành kiểm tra dưới nước đầy đủ để đảm bảo rằng kết quả đánh giá tình trạng giàn là chính xác.

5.2. Hệ thống bảo vệ chống ăn mòn phải được đánh giá lại để đảm bảo rằng các anốt hiện có vẫn phù hợp với tuổi thọ thiết kế kéo dài của giàn. Nếu thấy cần thiết, phải tiến hành thay thế các anốt hiện có hoặc lắp đặt bổ sung các anốt mới. Nếu các tải trọng thủy động tăng đáng kể do lắp đặt thêm các anốt mới, tải trọng bổ sung này phải được đưa vào phân tích độ bền. Tình trạng của các lớp bọc bảo vệ tại vùng dao động sóng phải được sửa chữa để thỏa mãn các yêu cầu.

6. Phân tích độ bền

6.1. Phải kết hợp chặt chẽ các phân tích độ bền giàn hiện có với các kết quả kiểm tra giàn. Đặc biệt, các tải trọng boong, hao mòn, sinh vật biển, dòng chảy và bất kỳ hư hỏng, hoán cải giàn phải được kết hợp vào mô hình phân tích. Các vật liệu chế tạo ban đầu và các chi tiết lắp ráp phải được xác định sao cho các đặc tính chính xác của vật liệu được sử dụng trong phân tích độ bền và để xác định các điểm tập trung ứng suất. Phải sẵn có các báo cáo dẫn hướng cọc để có thể làm mô hình nền móng một cách chính xác. Đối với những khu vực được thiết kế theo các điều kiện động đất hoặc đóng băng, thì cũng phải tiến hành các phân tích cho các điều kiện đó.

6.2. Các kết quả của phân tích phải được xem xét để xác định các khu vực cần kiểm tra. Các hoán cải có thể của giàn để cho phép tiếp tục sử dụng phải được phát triển bởi việc thay đổi mô hình phân tích để đánh giá ảnh hưởng của việc hoán cải. Các bộ phận hoặc mối nối bị vượt quá ứng suất hoặc có tuổi thọ mỏi thấp thì có thể được cải thiện bằng cách giảm tải trọng boong và loại bỏ các kết cấu không sử dụng như ống định hướng, khung dẫn ống định hướng và giá cập tàu. Kết quả của việc giảm tải trọng này lên kết cấu cần được đánh giá để xác định xem có cần thiết phải sửa chữa hoặc hoán cải hay không.

6.3. Có thể chấp nhận phân tích dựa vào phương pháp độ bền căn bản nếu phương pháp và hệ số an toàn sử dụng đã được chứng minh là thỏa mãn.

7. Tiến hành sửa chữa/kiểm tra lại

7.1. Cuộc khảo sát tình trạng ban đầu kết hợp với phân tích kết cấu sẽ là cơ sở để xác định phạm vi, mức độ sửa chữa/thay đổi cần phải tiến hành để duy trì cấp của giàn được kéo dài sử dụng.

7.2. Có thể cần thiết phải tiến hành một cuộc khảo sát thứ hai để kiểm tra các khu vực mà kết quả phân tích chỉ ra là các vùng phải chịu ứng suất cao của kết cấu. Các vùng và mối nối được xác định là chịu ứng suất vượt quá mức cho phép phải được gia cường. Các mối hàn có tuổi thọ mỏi thấp phải được sửa chữa cải thiện bằng cách gia cường hoặc bằng phương pháp mài. Nếu sử dụng phương pháp mài, các chi tiết về việc mài phải được nộp Đăng kiểm thẩm định và chấp nhận. Khoảng thời gian giữa các đợt kiểm tra chu kỳ các mối hàn này trong tương lai phải được xác định trên cơ sở tuổi thọ mỏi còn lại của các mối hàn này.

 

 

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất