Quy chuẩn QCVN 10:2011/BGTVT Chất lượng an toàn, BVMT ô tô khách thành phố

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10:2011/BGTVT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 10:2011/BGTVT Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố
Số hiệu:QCVN 10:2011/BGTVTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiLĩnh vực: Giao thông
Ngày ban hành:17/11/2011Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10:2011/BGTVT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10:2011/BGTVT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 10:2011/BGTVT

VỀ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI Ô TÔ KHÁCH THÀNH PHỐ

National technical regulation on

safety and environmental protection for urban bus

Lời nói đầu

QCVN 10 : 2011/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học – Công nghệ trình duyệt, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 56/2011/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2011.

Quy chuẩn này được chuyển đổi trên cơ sở tiêu chuẩn ngành số hiệu 22TCN 302-06 ban hành theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BGTVT ngày 02/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI Ô TÔ KHÁCH THÀNH PHỐ

National technical regulation on

safety and environmental protection for urban bus

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu để kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp các kiểu loại ô tô khách thành phố từ 17 chỗ ngồi trở lên.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các Cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô, linh kiện và các Cơ quan, Tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Ô tô khách thành phố (Urban bus): Ô tô khách được thiết kế và trang bị để dùng trong thành phố và ngoại ô; loại ô tô này có các ghế ngồi và chỗ đứng cho khách; cho phép khách di chuyển phù hợp với việc đỗ xe thường xuyên;

1.3.2. Ô tô khách thành phố nối toa (Articulated bus): Ô tô khách thành phố có hai toa cứng vững trở lên được nối với nhau bằng một khớp quay, khách có thể di chuyển từ toa này sang toa khác. Việc nối hoặc tháo rời các toa chỉ có thể được tiến hành tại xưởng. Trên các toa có bố trí chỗ ngồi cho khách, ô tô có thể được bố trí và trang bị phù hợp với mục đích sử dụng trong thành phố;

1.3.3. Ô tô khách thành phố hai tầng (Double-deck vehicles): Ô tô khách thành phố có hai tầng, có bố trí chỗ cho khách trên cả hai tầng nhưng không có chỗ cho khách đứng trên tầng hai;

1.3.4. Cầu thang liên thông (Intercommunication staircase): Cầu thang giữa tầng một và tầng hai của xe hai tầng (sau đây được gọi tắt là “cầu thang”);

1.3.5. Bán cầu thang (Half-Staircase): Loại cầu thang để đi từ tầng hai đến một cửa thoát khẩn cấp của xe hai tầng, cầu thang này sau đây được gọi là cầu thang thoát hiểm;

1.3.6. Độ tương phản (Contrast): Sự tương phản về mức độ ánh sáng phản xạ từ bề mặt của các bộ phận hoặc thiết bị của xe do sự khác nhau về mầu giữa chúng;

Chú thích:

Từ mục 2 trở đi, các thuật ngữ định nghĩa tại 1.3.1, 1.3.2 và 1.3.3 khi được nói đến như là ô tô khách thành phố nói chung sẽ được gọi tắt là “xe”; các thuật ngữ định nghĩa tại 1.3.2 và 1.3.3 khi được nói riêng trong các mục liên quan sẽ được gọi tắt là “xe nối toa” và “xe hai tầng”.

1.3.8. Lối đi dọc (Gangway): Khoảng không gian bảo đảm cho khách tiếp cận ghế từ cửa vào, hoặc từ ghế đến cửa ra như định nghĩa tại 1.3.7; lối đi này không bao gồm cầu thang hoặc khoảng không gian ở phía trước ghế/hàng ghế dành cho khách ngồi tại ghế/ hàng ghế đó sử dụng;

1.3.9. Thiết bị quang học (Optical device): Hệ thống (gồm gương, các màn hình được bố trí thành một chuỗi kín...) để người lái quan sát được các khu vực trong xe;

1.3.10. Ghế (Seat): Chỗ ngồi dành cho khách, không bao gồm các ghế của người lái hoặc nhân viên phục vụ;

1.3.11. Chiều sâu bậc lên xuống (Deep): Khoảng cách từ mép ngoài của bậc tới mặt đứng giữa bậc với bậc liền kề phía trên hoặc với sàn xe, được đo theo phương nằm ngang;

1.3.12. Khu vực cạnh cửa ra vào (Doorway area): Khu vực gồm các điểm cách mép ngoài của khuôn cửa ra/vào không quá một mét được đo theo phương nằm ngang;

1.3.13. Bậc lên xuống ngoài (External step): Bậc lên xuống thứ nhất của cửa vào hoặc cửa ra tính từ mặt đỗ xe;

1.3.14. Tổng diện tích sàn (Total floor area): Toàn bộ diện tích sàn của xe, hoặc đối với xe hai tầng là tổng diện tích sàn của tầng một trừ khoang người lái, vòm che bánh xe, khoang bậc lên xuống, cầu thang trong hoặc mọi khoảng trống chỉ định dành cho hành lý.

2. QUY ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Ô tô khách thành phố phải đảm bảo các yêu cầu được quy định tại Quy chuẩn QCVN 09 : 2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô và các yêu cầu riêng nêu tại Quy chuẩn này.

2.1. Các thông số kỹ thuật

2.1.1. Tỷ lệ phần trăm khối lượng phân bố lên trục dẫn hướng (hoặc các trục dẫn hướng) không nhỏ hơn 25% khối lượng của xe trong cả hai trường hợp xe không tải và xe đầy tải. Đối với xe nối toa, tỉ lệ này được xác định đối với toa xe đầu tiên và không nhỏ hơn 20%.

2.1.2. Khả năng quay vòng: Xe phải chuyển động quay vòng được trong một đường tròn có bán kính lớn nhất là 12,5 m mà không có bất kỳ điểm ngoài cùng nào của xe nhô ra ngoài đường tròn này và đồng thời xe phải ở bên trong một hành lang tròn rộng 7,2 m (Hình 1).

2.1.3. Độ dốc lớn nhất xe vượt được khi đầy tải không nhỏ hơn 20%; đối với xe nối toa, độ dốc này không nhỏ hơn 12%.

2.1.4. Không được có kết cấu chở hàng hoặc hành lý trên nóc xe.

2.2. Hệ thống treo

2.2.1. Chịu được tải trọng tác dụng lên nó, đảm bảo độ êm dịu cần thiết khi vận hành trên đường. Đối với xe trang bị hệ thống treo khí nén, phải lắp đặt phù hợp quy định nhà sản xuất và không có rò rỉ khí nén.

Hình 1 - Khả năng quay vòng

2.2.2. Các chi tiết, cụm chi tiết của hệ thống treo phải lắp đặt chắc chắn và đảm bảo cân bằng xe.

2.2.3. Tần số dao động riêng phần được treo của xe ở trạng thái đầy tải (được xác định theo phương pháp quy định tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn QCVN 09 : 2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô) không lớn hơn 2,5 Hz.

2.3. Hệ thống nhiên liệu

2.3.1. Yêu cầu đối với hệ thống nhiên liệu xăng hoặc điezen

a) Không được bố trí bất kỳ bộ phận nào của hệ thống nhiên liệu trong khoang khách và khoang người lái.

b) Các bộ phận của hệ thống nhiện liệu phải lắp đặt xa, ngăn cách với các bộ phận phát nhiệt, dây dẫn và các trang thiết bị điện; vị trí lắp đặt phải cách miệng thoát khí thải của ống xả ít nhất là 300 mm và cách các công tắc điện, các giắc nối điện hở ít nhất là 200 mm.

c) Thùng nhiên liệu phải được lắp đặt chắc chắn, cách đầu xe 600 mm trở lên, cách đuôi xe từ 300 mm trở lên và không được nhô ra ngoài thành bên xe.

d) Miệng rót của thùng nhiên liệu phải bố trí ở ngoài và không nhô ra ngoài thành bên của xe.

2.3.2. Yêu cầu đối với hệ thống nhiên liệu khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) hoặc khí thiên nhiên nén (CNG)

Phải thỏa mãn các quy định tại Quy chuẩn QCVN 09 : 2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô.

2.4. Chỗ làm việc và tầm nhìn người lái

2.4.1. Khoang người lái phải có kết cấu đảm bảo cho người lái làm việc an toàn, không bị ảnh hưởng bởi hành khách/ hành lý khi xe vận hành.

2.4.2. Kết cấu của ghế người lái, hình dáng đệm tựa, đệm ngồi đảm bảo thuận tiện, thoải mái cho người lái và cho phép điều chỉnh được vị trí ghế lái để đảm bảo tầm nhìn quy định tại 2.4.4.

2.4.3. Việc bố trí các chỗ ngồi bên cạnh người lái (nếu có) không được ảnh hưởng tới khả năng điều khiển xe của người lái.

2.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá tầm nhìn người lái được minh hoạ tại Hình 2 và quy định trong Bảng 1.

Hình 2 - Tầm nhìn của người lái

Bảng 1 - Các chỉ tiêu đánh giá tầm nhìn người lái

TT

Chỉ tiêu

Ký hiệu

Giá trị

(m)

1

Chiều dài phần không nhìn thấy

L1

≤ 3,0

2

Phần giới hạn bên trái mép trước phần đường do cột che khuất

L2

≤ 7,0

3

Khoảng cách giữa hình chiếu đầu xe và hình chiếu điểm K trên mặt đường (điểm K thuộc tia giới hạn nhìn thấy phía trên, cao hơn mặt đường 5m)

L3

≤ 10,0

4

Chiều rộng phần đường không nhìn thấy do cột che khuất

B1

≤ 1,2

5

Khoảng cách từ giới hạn bên trái phần đường không nhìn thấy đến thành trái xe

B2

≤ 2,0

6

Khoảng cách từ giới hạn bên phải phần đường không nhìn thấy đến thành phải xe

B3

≤ 6,0

2.5. Khoang chở khách (khoang khách)

2.5.1. Phải được thiết kế đảm bảo an toàn cho khách khi vận hành.

2.5.2. Diện tích hữu ích dành cho một khách đứng không nhỏ hơn 0,125 m2. Không gian dành cho khách đứng là không gian không bố trí ghế đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

+ Chiều cao hữu ích không nhỏ hơn 1800 mm;

+ Chiều rộng hữu ích không nhỏ hơn 300 mm;

+ Khoảng trống 250 mm trước các ghế ngồi và khu vực bậc lên xuống không được tính là không gian dành cho chỗ đứng;

+ Có tay vịn, tay nắm cho khách đứng.

2.5.3. Cửa khách và cầu thang

a) Kích thước hữu ích nhỏ nhất của cửa khách được quy định như Bảng 2.

b) Số lượng cửa khách:

+ Số lượng cửa khách tối thiểu được quy định như Bảng 3;

+ Đối với xe nối toa, số lượng cửa khách tối thiểu đối với toa trước là hai, với toa sau là một;

+ Đối với xe hai tầng:

- Mỗi cầu thang được coi là một cửa ra vào của tầng hai;

- Nếu số lượng khách tầng hai lớn hơn 50 thì xe phải có hai cầu thang hoặc ít nhất có một cầu thang và một cầu thang thoát hiểm.

Bảng 2 - Kích thước hữu ích nhỏ nhất của cửa khách

Số lượng

khách

Số lượng

khách

Số lượng khách

Kích thước cửa hữu ích nhỏ nhất (mm)

Cửa đơn

Cửa kép

Chiều rộng (1)

Chiều cao

Chiều rộng (1)

Chiều cao

Từ 17 đến 40 khách

650

1700

1200

1700

Trên 40 khách

650

1800

1200

1800

Chú thích:

(1) Kích thước này được giảm 100 mm khi đo ở độ cao của điểm nhô ra nhất của tay nắm cửa;

Bảng 3: Số lượng cửa khách tối thiểu

Số lượng khách

17 đến 45

46 đến 90

trên 90

Số lượng cửa khách tối thiểu

1

2

3

c) Yêu cầu khác

Cửa khách phải mở được dễ dàng từ phía trong, phía ngoài xe và không thể tự mở được khi đã khóa; có cấu tạo bảo đảm an toàn cho khách trong điều kiện sử dụng bình thường.

d) Yêu cầu đối với khu vực khớp nối của xe nối toa :

+ Khe hở (1) không được che phủ giữa sàn của toa cứng và sàn của mâm xoay hoặc của cơ cấu có tính năng tương đương với mâm xoay phải như sau:

- Không lớn hơn 1 cm: Khi các bánh xe ở trên cùng một mặt phẳng;

- Không lớn hơn 2 cm: Khi các bánh xe của trục xe liền kề khớp nối đỗ trên bề mặt cao hơn bề mặt đỗ của bánh xe các trục xe khác 15 cm;

Chú thích: (1) Được đo khi xe không tải và đỗ trên mặt phẳng nằm ngang

+ Chênh lệch về độ cao giữa mặt sàn của toa cứng và mặt sàn của mâm xoay đo tại khớp nối:

- Không lớn hơn 2 cm: Khi tất cả bánh xe ở trên cùng một mặt phẳng;

- Không lớn hơn 3 cm: Khi các bánh xe của trục xe liền kề khớp nối ở vị trí cao hơn bề mặt đỗ của bánh xe các trục xe khác 15 cm.

2.5.4. Cửa thoát khẩn cấp

Xe phải có cửa thoát khẩn cấp; cửa khách không được tính là cửa thoát khẩn cấp. Cửa thoát khẩn cấp trên xe phải phù hợp với các yêu cầu sau:

a) Kích thước nhỏ nhất: Rộng x Cao = 550 mm x 1200 mm;

b) Cửa sổ có thể được sử dụng làm cửa thoát khẩn cấp khi có diện tích không nhỏ hơn 0,4 m2 và cho phép đặt lọt một dưỡng hình chữ nhật có kích thước cao 500 mm, rộng 700 mm;

c) Cửa sổ mặt sau có thể được sử dụng làm cửa thoát khẩn cấp khi đặt được một dưỡng hình chữ nhật có kích thước cao 350 mm, rộng 1550 mm với các góc của hình chữ nhật được làm tròn với bán kính không quá 250 mm;

d) Số lượng cửa thoát khẩn cấp tối thiểu được quy định tại Bảng 4.

đ) Tại mỗi cửa sổ sử dụng làm cửa thoát khẩn cấp phải trang bị dụng cụ phá cửa và các chỉ dẫn cần thiết.

Bảng 4 - Số lượng cửa thoát khẩn cấp tối thiểu

Số lượng khách(1)

17 ÷ 30

31 ÷ 45

46 ÷ 60

61 ÷ 75

76 ÷ 90

> 90

Số cửa thoát khẩn cấp tối thiểu(2)

4

5

6

7

8

9

Chú thích:

(1) Đối với xe hai tầng/ xe nối toa, số khách được hiểu là số lượng khách, lái xe và nhân viên phục vụ tại mỗi tầng/ mỗi toa.

(2) Cửa lên xuống của khách không được tính là cửa thoát khẩn cấp.

2.5.5. Ghế khách

a) Ghế phải được lắp đặt chắc chắn đảm bảo an toàn cho người ngồi khi xe vận hành trên đường trong điều kiện hoạt động bình thường.

b) Kích thước ghế:

+ Chiều rộng ghế: ≥ 400 mm

+ Chiều sâu ghế: ≥ 350 mm

+ Chiều cao mặt ghế (H): 400 ÷ 500 mm

Tại vòm che bánh xe và nắp động cơ, chiều cao mặt ghế ngồi có thể giảm nhưng không thấp hơn 350 mm và phải bảo đảm sự thoải mái cho khách;

c) Khoảng cách từ mặt sau đệm tựa của ghế trước đến mặt trước đệm tựa của ghế sau của hai dãy ghế liền kề (L) không nhỏ hơn 630 mm;

d) Khoảng cách giữa 2 mặt trước đệm tựa của hai ghế quay mặt vào nhau (L0) không nhỏ hơn 1250 mm.

Các khoảng cách được quy định tại Bảng 5 và minh họa tại Hình 3.

Bảng 5 - Kích thước giữa các ghế Đơn vị đo: mm

L nhỏ nhất

L0 nhỏ nhất

H

630

1250

400 ÷ 500 (Tại vòm che bánh xe và nắp động cơ: H ≥ 350)

 

Hình 3 - Kích thước giữa các ghế

2.5.6. Lối đi dọc

+ Chiều rộng: ≥ 400 mm

+ Chiều cao từ sàn tới trần trên lối đi dọc:

- Tầng một: ≥ 1800 mm

- Tầng hai: ≥ 1680 mm

+ Độ dốc của lối đi dọc: ≤ 8 %.

2.5.7. Sàn xe

Sàn xe phải được làm bằng vật liệu không trơn, trượt.

2.5.8. Bậc lên xuống và các bậc khác

+ Bề mặt bậc lên xuống phải được tạo nhám hoặc phủ vật liệu có ma sát để bảo đảm an toàn cho khách lên xuống;

+ Kích thước cho phép đối với các bậc lên xuống của cửa khách, cầu thang, các bậc của cửa thoát khẩn cấp và bên trong xe được quy định trong bảng 6 dưới đây.

Bảng 6 - Kích thước cho phép đối với các bậc Đơn vị đo: mm

Bậc thứ nhất

(tính từ mặt

đỗ xe)Cửa khách

Bậc thứ nhất

(tính từ mặt

đỗ xe)

Bậc thứ nhất

(tính từ mặt

đỗ xe)Cửa thoát

khẩn cấpChiều cao lớn

nhất

Bậc thứ nhất

(tính từ mặt

đỗ xe)Cửa thoát

khẩn cấp

Các bậc khác

Các bậc khác

Bậc thứ nhất (tính từ mặt đỗ xe)

Cửa khách

Chiều cao lớn nhất

400

Chiều sâu nhỏ nhất

300(1)

Cửa thoát khẩn cấp

Chiều cao lớn nhất

Tầng một

850

Tầng hai

1500

Chiều sâu nhỏ nhất

300

Các bậc khác

Chiều cao lớn nhất

250(2)

Chiều cao nhỏ nhất

120

Chiều sâu hữu ích nhỏ nhất(3)

200

Chú thích:

(1) 200 đối với xe có sức chở đến 40 khách;

(2) 300 đối với các bậc lên xuống của cửa bố trí sau trục xe sau cùng;

(3) Chiều sâu hữu ích được xác định tại khu vực bề mặt bậc có đủ diện tích đặt được bàn chân lên mà không bị trượt khỏi bậc;

2.5.9. Tay vịn, tay nắm

a) Các tay vịn, tay nắm phải có kết cấu bền vững bảo đảm cho khách nắm chắc, an toàn. Phần để vịn tay của tay vịn phải có chiều dài it nhất là 100 mm, các mặt cắt ngang của tay vịn có kích thước nằm trong khoảng từ 20 mm đến 45 mm. Dây treo có thể được tính là tay nắm khi chúng được bố trí lắp đặt phù hợp;

b) Các tay vịn, tay nắm phải được trang bị đầy đủ, phân bố hợp lý và được bố trí ở độ cao từ 800 mm đến 1800 mm nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc di chuyển của khách trên xe và khi lên, xuống;

c) Hai bên cửa khách phải bố trí tay vịn, tay nắm để khách lên, xuống dễ dàng. Đối với cửa kép, có thể lắp một cột vịn hoặc tay vịn ở giữa;

d) Cạnh cửa lên xuống phải bố trí thanh chắn bảo vệ giữa khu vực khách ngồi và khu vực bậc lên xuống. Chiều cao của thanh chắn bảo vệ tính từ sàn để chân của khách không nhỏ hơn 600 mm;

đ) Cầu thang phải có tay vịn và tay nắm;

e) Tại chỗ nối toa (đối với xe nối toa) phải có tay vịn và/hoặc thanh chắn/vách ngăn không cho khách đi vào những vị trí sau đây của khu vực khớp nối:

+ Phần sàn có khe hở không được che phủ không phù hợp với yêu cầu nêu tại 2.5.3;

+ Phần sàn không được sử dụng để chở khách;

+ Những vị trí mà sự chuyển động của thành bên của đoạn nối toa gây nguy hiểm cho khách.

2.5.10. Chiếu sáng khoang khách

Trong khoang khách phải lắp đặt các đèn để chiếu sáng rõ các phần sau:

+ Lối đi trong khoang khách;

+ Tất cả các bậc lên xuống.

2.5.11. Tín hiệu báo xuống xe của khách

Trong khoang khách phải có thiết bị báo hiệu cho người lái biết khách có nhu cầu xuống xe; nếu khoang khách riêng biệt với khoang lái thì phải có thiết bị thông tin hai chiều giữa lái xe và hành khách.

2.5.12. Độ kín khoang khách, khoang lái

Xe phải được kiểm tra độ kín theo quy định để bảo đảm không có sự rò rỉ nước từ bên ngoài vào trong xe. Sàn xe phải không để lọt khói và bụi từ khoang động cơ và từ bên ngoài phía dưới sàn xe vào trong xe.

2.6. Các yêu cầu khác

2.6.1. Gương chiếu hậu

a) Gương chiếu hậu của xe cần thỏa mãn các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn QCVN 09 : 2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô.

b) Ngoài ra, xe phải có gương chiếu hậu hoặc các thiết bị lắp trong xe cho phép người lái quan sát được khu vực chính của khoang hành khách và khu vực cửa lên xuống.

2.6.2. Đối với các nguồn phát nhiệt trên xe

Phải thực hiện cách nhiệt cho tất cả các bộ phận phát ra nhiệt gây mất an toàn cho hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện và các bộ phận dễ cháy khác.

2.6.3. Bình chữa cháy

Xe phải trang bị ít nhất một bình chữa cháy. Việc bố trí các bình chữa cháy đảm bảo thuận tiện khi sử dụng và phải có một bình gần người lái.

3. YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ

3.1. Phương thức kiểm tra, thử nghiệm

Ô tô khách thành phố sản xuất, lắp ráp phải được kiểm tra, thử nghiệm theo “Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới” ban hành kèm theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3.2. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử

Cơ sở sản xuất có trách nhiệm cung cấp các hồ sơ tài liệu và mẫu thử theo các quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải.

3.3. Báo cáo thử nghiệm

Cơ sở thử nghiệm phải lập báo cáo thử nghiệm có các nội dung ít nhất bao gồm các mục quy định trong Quy chuẩn QCVN 09 : 2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô và các mục trong quy chuẩn này.

3.4. Đối với các kiểu loại xe ô tô khách thành phố đã được kiểm tra, thử nghiệm theo các quy định tại 3.1 và có kết quả phù hợp với quy chuẩn này sẽ được cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy chuẩn này trong kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố.


PHỤ LỤC 1

Mẫu - GIẤY CHỨNG NHẬN

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi