“Nhất chớm, nhì ưu, tam đường, tứ hướng” trong lái xe là gì?

Có rất nhiều câu khẩu quyết về quy tắc tham gia giao thông được anh em lái xe truyền miệng nhau, trong đó có câu “Nhất chớm, nhì ưu, tam đường, tứ hướng”. Vậy ý nghĩa của câu nói này là gì?

Câu nói “Nhất chớm, nhì ưu, tam đường, tứ hướng” dùng để ám chỉ quy tắc giao thông khi đi qua đường giao nhau mà không có tín hiệu. Cụ thể như sau:


1. Nhất chớm

Nhất chớm trong câu “nhất chớm, nhì ưu, tam đường, tứ hướng” được hiểu là xe nào chớm tới vạch trước thì được ưu tiên, tức xe nào vào giao lộ trước được đi trước.

Tuy nhiên, theo quy định tại Luật giao thông đường bộ năm 2008 hiện đang được áp dụng thì không có một điều khoản nào quy định về nội dung này.

Do đó câu nói "nhất chớm" chỉ đúng trong tình huống giao thông không được điều chỉnh bởi các quy định khác của Luật và văn bản liên quan, chứ không phải được ưu tiên hàng đầu.


2. Nhì ưu

Nhì ưu chính là xe ưu tiên thì được quyền đi trước các xe khác. Nguyên tắc này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

Trong đó, trừ xe tang, các xe còn lại khi di chuyển làm nhiệm vụ đều phải có tín hiệu còi, cờ, đèn để được ưu tiên.

Các phương tiện tham gia giao thông trên đường khi thấy tín hiệu xe ưu tiên phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường mà không được gây cản trở cho xe ưu tiên.

Lưu ý: Nếu không tuân thủ quy định này, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Ô tô

03 - 05 triệu đồng

Điểm h Khoản 5 Điều 5

Xe máy

600.000 - 01 triệu đồng

Điểm đ Khoản 4 Điều 6

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

800.000 - 01 triệu đồng

Điểm e Khoản 4 Điều 7

Xem thêm: Thông tin về 5 loại xe được ưu tiên 

nhat chom nhi uu tam duong tu huongNhất chớm, nhì ưu, tam đường, tứ hướng là gì? (Ảnh minh họa)


3. Tam đường

“Tam đường” có nghĩa rằng xe đi trên đường ưu tiên có quyền đi trước xe khác. Căn cứ pháp luật cho câu nói này chính là nội dung quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về nhường đường tại nơi giao nhau như sau:

3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Như vậy, khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi từ đường ưu tiên hoặc từ đường chính.

Nếu cố tình vi phạm, người lái xe có thể bị phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Ô tô

800.000 - 01 triệu đồng

Điểm m, n khoản 3 Điều 5

Xe máy

200.000 - 300.000 đồng

Điểm b, e khoản 2 Điều 6

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

400.000 - 600.000 đồng

Điểm đ khoản 3 Điều 7

Xe đạp

80.000 - 100.000 đồng

Điểm n khoản 1 Điều 8

Xem thêm: 3 quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau


4. Tứ hướng

Tứ hướng được dùng để chỉ thứ tự ưu tiên theo hướng điTheo đó, nếu nút giao không có báo hiệu vòng xuyến, xe đi tới từ phía bên phải sẽ được ưu tiên đi trước. Còn nếu có báo hiệu vòng xuyến thì xe đi từ phía bên trái sẽ được ưu tiên đi trước.

Quy tắc này được thể hiện tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

Nếu không thực hiện đúng, người điều khiển phương tiện sẽ bị Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính theo các mức sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Ô tô

400.000 - 600.000 đồng

Điểm d khoản 2 Điều 5

Xe máy

100.000 - 200.000 đồng

Điểm h khoản 1 Điều 6

Trên đây là lý giải về câu nói “Nhất chớm nhì ưu tam đường tứ hướng” và lưu ý về mức phạt khi vi phạm. Nếu có vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực giao thông, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Cách vượt xe đúng luật và an toàn có thể bạn chưa biết

>> Cách sử dụng đèn xi nhan đúng luật để đảm bảo an toàn

>> 41 mức phạt mới của Nghị định 100/2019 đối với ô tô, xe máy
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.