Nhận diện vạch kẻ đường cấm đỗ xe và mức phạt vi phạm

Khi tham gia giao thông, nếu không chú ý quan sát vạch kẻ đường để di chuyển, dừng đỗ cho đúng luật, các bác tài rất dễ bị dính phạt. Sau đây là một số thông tin liên quan đến vạch kẻ đường cấm đỗ xe.


Nhận biết các loại vạch kẻ đường cấm đỗ xe

Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT hiện đang quy định các loại vạch kẻ đường cấm đỗ xe sau đây:

* Vạch 6.1: Vạch cấm đỗ xe trên đường

Vạch 6.1 là vạch đứt khúc màu vàng được sơn tại một trong 02 vị trí sau:

1 - Trên bó vỉa sát mép mặt đường phía cấm đỗ xe.

Bề rộng phần sơn vàng của vạch 6.1 được lấy bằng bề rộng viên đá vỉa hoặc tối thiểu 15 cm; ngoài ra bề rộng phần sơn vàng được kéo dài trên toàn bộ mặt vát hoặc mặt đứng của viên đá vỉa phía tiếp giáp với mặt đường.

2 - Trên mặt đường khi không có bó vỉa sát mép mặt đường.

Vạch 6.1 được sơn trên mặt đường phía cấm đỗ xe, cách mép mặt đường 30 cm với bề rộng vạch là 15 cm.

vach ke duong cam do xe 1

Vạch 6.1 có ý nghĩa báo hiệu không được phép đỗ xe bên đường. Vạch này được sử dụng độc lập hoặc phối hợp với ký hiệu chữ “Cấm đỗ xe” trên mặt đường và biển báo “Cấm đỗ xe”. Ngoài ra, tùy vào nhu cầu về giao thông ở từng đoạn đường mà có thể đặt thêm biển báo phụ ghi rõ thời gian cấm đỗ xe và phạm vi, đối tượng cấm đỗ xe.

* Vạch 6.2: Vạch cấm dừng xe, cấm đỗ xe trên đường

Vạch 6.2 là vạch nét liền màu vàng được sơn tại các vị trí sau:

1 - Trên bó vỉa sát mép mặt đường phía cấm dừng xe hoặc đỗ xe.

Khi vạch 6.2 được bố trí trên bó vỉa, bề rộng phần sơn vàng được lấy bằng bề rộng viên đá vỉa hè hoặc tối thiểu 15 cm; ngoài ra bề rộng phần sơn vàng được kéo dài trên toàn bộ mặt vát hoặc mặt đứng của viên đá vỉa phía tiếp giáp với mặt đường.

2 - Trên mặt đường phía cấm dừng/đỗ xe khi không có bó vỉa sát mép mặt đường.

Vạch 6.2 được sơn cách mép mặt đường 30 cm với bề rộng là 15 cm.

vach ke duong cam do xe 2

Vạch 6.2 có ý nghĩa báo hiệu không được phép dừng xe, đỗ xe bên đường. Vạch này có thể sử dụng phối hợp với ký hiệu chữ “cấm dừng, đỗ xe” trên mặt đường và biển báo “Cấm dừng, đỗ xe”.

Ngoài ra, tùy vào nhu cầu về giao thông ở từng đoạn đường mà có thể đặt thêm biển báo phụ ghi rõ thời gian cấm dừng đỗ xe và phạm vi, đối tượng cấm dừng đỗ xe.

Xem thêm: Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo QCVN 41:2019  

vach ke duong cam do xe


Đỗ xe ở nơi có vạch cấm, tài xế bị phạt thế nào?

Căn cứ Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông buộc phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Như vậy, khi tham gia giao thông mà thấy các loại vạch kẻ đường cấm đỗ xe, các bác tài cũng cần tuân thủ chỉ dẫn về việc không đỗ xe tại đó.

Trường hợp cố tình vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt vi phạm về lỗi không chấp hành các chỉ dẫn của vạch kẻ đường. Mức phạt cụ thể đối với từng loại phương tiện như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Phạt tiền

Gây tai nạn

Ô tô

300.000 - 400.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Xe máy

100.000 - 200.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

100.000 - 200.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 1 và điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Xe đạp

80.000 - 100.000 đồng

 

Điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Trên đây là thông tin liên quan đến vạch kẻ đường cấm đỗ xe. Nếu còn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Không có biển cấm, dừng, đỗ xe ở 11 nơi này vẫn bị phạt!
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.