Dán thẻ thu phí tự động: Nên chọn thẻ ePass hay VETC?

VETC và ePass đều là các dịch vụ thu phí tự động nhưng được cung cấp bởi các đơn vị khác nhau. Vậy khi dán thẻ thu phí tự động, chủ phương tiện nên chọn loại ePass hay VETC thì thuận tiện hơn?


Dán thẻ thu phí tự động ePass hay VETC tiện lợi hơn?

Trước hết, cần khẳng định, thẻ thu phí tự động không dừng ePass và VETC đều có tác dụng như nhau.

VETC và ePass là đều cung cấp thẻ định danh dán trên kính xe hoặc đèn xe dùng để hỗ trợ phương tiện đi qua trạm thu phí mà không phải dừng lại thanh toán phí sử dụng đường bộ.

Cả hai loại thẻ này đều sử dụng công nghệ RFID với độ chính xác và nhận diện điện tử cao, thời gian xử lý giao dịch nhanh chóng. VETC và ePass đều có kết nối với nhau nên các phương tiện có thể đi qua các trạm thu phí tự động khác nhau.

Nói cách khác, dù dấn thẻ VETC hay thẻ ePass thì mọi phương tiện đều có thể đi qua các trạm thu phí không dừng trên toàn quốc.

Điểm khác biệt đặc trưng của thẻ thu phí không dừng ePass và VETC được thể hiện ở một số điểm sau:

Điểm khác biệt

Thẻ ePass

Thẻ eTag của VETC

Đơn vị cung cấp

Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) thuộc Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel.

Công ty trách nhiệm hữu hạn thu phí tự động VETC.

Thời gian được đưa vào hoạt động

Từ năm 2015

Từ cuối tháng 12/2020

Cách thức đăng ký dán thẻ thu phí tự động

Đăng ký trực tiếp tại các điểm các siêu thị Viettel store hoặc trạm thu phí ePass.

Đăng ký tài khoản trên https://vetc.com.vn/ hoặc ứng dụng VETC và dán thẻ tại các điểm cung cấp dịch vụ.

Chi phí dán thẻ

- Dán thẻ và kích hoạt lần đầu: 120.000 đồng/lần.

- Dán thẻ ePass từ lần thứ hai trở đi: 120.000 đồng/lần.

- Dán thẻ và kích hoạt lần đầu:

- Miễn phí đến hết ngày 05/8/2022.

Từ 0h ngày 06/8/2022: 120.000 đồng/lần.

Dán thẻ eTag từ lần thứ hai trở đi: 120.000 đồng/lần.

Phương thức thanh toán

- Nạp tiền từ ứng dụng ePass.

- Nạp tiền từ Viettel Money.

- Nạp tiền từ ứng dụng BIDV, Vietcombank, Vietinbank Ipay.

- Nạp tiền qua chuyển khoản ngân hàng.

- Nạp tiền từ MoMo, VNPay.

- Nạp tiền từ thẻ ATM nội địa, thẻ VISA thanh toán quốc tế.

- Nạp tiền trực tiếp tại các điểm giao dịch ePass trên toàn quốc.

- Nạp tiền mặt trực tiếp tại điểm dịch vụ của VETC:

+ Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới có hợp tác với VETC.

+ Trạm thu phí có dịch vụ VETC.

+ Nạp tại quầy giao dịch chấp nhận thu tiền mặt của các ví Momo; Vimo; Payoo...

- Nạp tiền tại qua hệ thống ngân hàng: Bao gồm nạp tại quầy; internetbanking; mobile banking của tất cả các ngân hàng.

- Nạp qua: Momo; Vimo; Payoo...

Phí nạp tiền

- Viettel Money, ePass, nạp tiền tại điểm dịch vụ: Miễn phí.

- ATM nội địa: 880 đồng + 0.66% giá trị giao dịch (đã bao gồm VAT).

- Thẻ quốc tế: 2000 đồng + 2% giá trị giao dịch (đã bao gồm VAT).

- Momo: 1500 đồng + 0.85% giá trị giao dịch (chưa bao gồm VAT).

- VNPay: 1300 đồng + 0.8% giá trị giao dịch (chưa bao gồm VAT).

- Trên ứng dụng BIDV, Vietcombank, Vietinbank: Theo biểu phí nhà cung cấp dịch vụ thanh toán.

- Tài khoản ngân hàng: Không mất phí nạp nếu ngân hàng khách hàng sử dụng miễn phí chuyển khoản.

- VNPay, VNPAY, Momo, Zalo Pay,…: Miễn phí.

- Ứng dụng VETC: Miễn phí.

- Nạp tiền tại điểm dịch vụ: Miễn phí.

Cách kiểm tra số dư tài khoản

Miễn phí: Đăng nhập ePass trên di động hoặc tra trên website của ePass.

+ Mất phí: Gọi tổng đài 1900.9080 (1000 đồng/phút).

- Miễn phí: Đăng nhập ứng dụng VETC hoặc trên website của VETC.

- Mất phí: Gọi tổng đài 1900.6010 (1000 đồng/phút).

Từ những phân tích trên, có thể thấy việc đăng ký và dán thẻ VETC có phần tiện lợi và bớt tốn kém hơn so với thẻ ePass. Tuy nhiên, tùy vào sự thuận tiện và khả năng tài chính của mỗi người mà các tài xế có thể chọn cho mình loại thẻ phù hợp.

Xem thêm: Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu? 

nen dan the epass hay vetc


Không dán thẻ thu phí tự động mà đi vào cao tốc, bị phạt thế nào?

Để có thể qua trạm thu phí tự động không dừng, các phương tiện phải có gắn thẻ đầu cuối, đồng thời số tiền trong tài khoản thu phí tự động không dừng cũng phải đảm bảo đủ tiền để chi trả phí sử dụng đường bộ khi quan trạm.

Nếu cố tình vi phạm, phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí;

Như vậy, nếu không dán thẻ thu phí không dừng mà cố tình đi vào làn thu phí tự động, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt 02 - 03 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi này còn có thể khiến lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (theo điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Nên dán thẻ ePass hay VETC?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu? Mất bao nhiêu tiền?

Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu? Mất bao nhiêu tiền?

Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu? Mất bao nhiêu tiền?

Tại Thông báo 186/TB-VPCP, Văn phòng Chính phủ đã yêu cầu các địa phương phải triển khai thu phí tự động không dừng trên tất cả cao tốc từ 01/8/2022. Do đó, nếu chưa dán thẻ thu phí không dừng, ô tô sẽ không thể đi vào cao tốc. Vậy dán thẻ thu phí không dừng ở đâu cho chuẩn?