Kế hoạch 4998/KH-BGTVT 2023 phát triển vận tải bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Kế hoạch 4998/KH-BGTVT

Kế hoạch 4998/KH-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4998/KH-BGTVTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Nguyễn Văn Thắng
Ngày ban hành:16/05/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Số: 4998/KH-BGTVT

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2023

KẾ HOẠCH

Phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

__________________

Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 23-NQ/TW); Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW; Chương trình hành động số 21-CTr/BCSĐ ngày 22/12/2022 của Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động).

Để thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là các tỉnh vùng vùng Tây Nguyên) theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh, Bộ GTVT ban hành Kế hoạch Phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch Phát triển vận tải vùng Tây Nguyên), như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thực hiện tốt các mục đích, yêu cầu của Chương trình hành động số 21-CTr/BCSĐ ngày 22/12/2022 của Ban Cán sự đảng Bộ GTVT đã đề ra.

2. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu thị phần vận tải, ưu tiên đầu tư cho các phương thức vận tải đường hàng không, đường sắt nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ. Đổi mới công nghệ xếp dỡ tại các đầu mối vận tải, áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics.

3. Khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư phương tiện chở công-ten- nơ; nâng cao năng lực xếp dỡ công-ten-nơ tại các đầu mối tập kết hàng hóa; đổi mới, hiện đại hóa các phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ và nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo tiện nghi, an toàn và bảo vệ môi trường; kiểm soát chất lượng phương tiện và nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khuyến khích sử dụng phương tiện và nhiên liệu sạch.

4. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, đặc biệt là công nghệ thông tin và các xu hướng công nghệ mới trong vận tải và logistics như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật... để có những bước phát triển đột phá cả trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động của thị trường vận tải, nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành giao thông vận tải; triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, tăng cường công tác kiểm tra tải trọng xe, tuyên truyền, phổ biến nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông.

5. Thúc đẩy kết nối hoạt động vận tải trong thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh trong vùng Tây Nguyên nhằm tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh trong vùng Tây Nguyên; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

6. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế về vận tải đã ký kết, tham gia; nghiên cứu sửa đổi thỏa thuận, điều ước quốc tế đã ký kết (nếu cần thiết) nhằm tăng cường kết nối, tạo thuận lợi qua biên giới.

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

a) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp hơn cho quản lý phát triển thị trường vận tải; thu hút các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải; đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính trong lĩnh vực vận tải.

b) Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư; cơ chế chính sách xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải (cảng hàng không, cảng cạn, cảng/bến thủy nội địa, trạm dừng nghỉ...).

c) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và khai thác vận tải, đặc biệt là đối với hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hệ thống dữ liệu và thống kê, hệ thống giao thông thông minh, sàn giao dịch vận tải, trí tuệ nhân tạo...; xây dựng các chương trình, đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách vận tải.

d) Điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải đa phương thức, vận tải hàng hóa qua biên giới phù hợp với thực tiễn.

đ) Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về tạo thuận lợi vận tải qua biên giới phù hợp với các điều ước/thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương về giao thông vận tải mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập. Rà soát các quy định của pháp luật, các điều kiện về kinh doanh vận tải có yếu tố nước ngoài theo các cam kết của Việt Nam tại các điều ước/thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập.

e) Chuẩn hóa hệ thống quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức nhằm giảm giá thành vận chuyển, xây dựng, khuyến khích sản xuất, lưu thông hàng hóa và nâng cao công tác quản lý nhà nước.

2. Phát triển hài hòa, hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics

a) Ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức trên các hành lang vận tải chính, đặc biệt là hành lang Bắc Nam và các hành lang kết nối với các cảng biển cửa ngõ quốc tế nhằm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển, giảm chi phí vận tải biển, giảm chi phí logistics đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

b) Đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng cạn theo quy hoạch được duyệt làm đầu mối kết nối các phương thức vận tải kết hợp cung cấp các dịch vụ logistics.

c) Tăng cường kết nối dịch vụ vận tải giữa các phương thức thông qua việc kết nối hoạt động của các doanh nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp vận tải có quy mô lớn, có khả năng thực hiện các chuỗi vận tải nội địa - quốc tế với giá thành hợp lý, chất lượng cao.

d) Tăng cường kết nối dịch vụ vận tải hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác bằng các hình thức xã hội hóa đầu tư hệ thống kho bãi, thiết bị xếp dỡ, đường giao thông kết nối tại các ga, cảng đầu mối.

đ) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch vận tải, logistics để tạo điều kiện kết nối giữa đơn vị vận tải và chủ hàng, tăng tính minh bạch của thị trường vận tải, nâng cao hiệu quả khai thác. Khuyến khích các doanh nghiệp vận tải và chủ hàng sử dụng sàn giao dịch vận tải.

e) Chú trọng đầu tư phương tiện chở công-ten-nơ; nâng cao năng lực xếp dỡ công-ten-nơ tại các đầu mối tập kết hàng hóa, đặc biệt là các khu vực trọng điểm sản xuất nông, lâm, thủy sản.

3. Tạo thuận lợi cho vận tải quá cảnh, vận tải qua biên giới

a) Đẩy mạnh thực hiện các nội dung liên quan đến cơ chế một cửa quốc gia do ngành Giao thông vận tải chủ trì. Áp dụng cơ chế một cửa quốc gia cho tất cả các thủ tục liên quan đến phương tiện xuất nhập cảnh do ngành Giao thông vận tải chủ trì.

b) Triển khai đầy đủ các cam kết trong các điều ước/thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương về tạo thuận lợi cho vận tải quá cảnh và vận tải qua biên giới đã ký kết, gia nhập. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các điều ước/thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương về giao thông vận tải nhằm tạo thuận lợi cho phát triển vận tải qua biên giới và vận tải quá cảnh.

c) Sửa đổi, bổ sung các quy định về phương tiện, qua biên giới phù hợp với các điều ước/thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương để tạo thuận lợi cho vận tải qua biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng.

d) Tăng cường kết nối vận tải với các nước; đặc biệt là kết nối vận tải với các nước trong khu vực; đồng thời gắn hoạt động vận tải với đảm bảo an ninh, quốc phòng các vùng biên giới.

đ) Triển khai thực hiện mô hình “Một cửa, một lần dừng” tại các cửa khẩu thực hiện các điều ước/thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương để tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian cho vận tải qua biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng.

4. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

a) Tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng khoa học công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 trong tất cả các lĩnh vực hoạt động giao thông vận tải: công tác quản lý nhà nước, quản lý điều hành, khai thác vận tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics. Ưu tiên triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực khai thác hạ tầng, phương tiện và cải cách thủ tục hành chính.

b) Hoàn thành xây dựng và đưa vào Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ GTVT, làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin có thể áp dụng cho tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT một cách kịp thời, chính xác, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động và thực hiện tốt quá trình cải cách hành chính, đạt các mục tiêu về quản lý nhà nước và phục vụ người dân và doanh nghiệp.

c) Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với đặc thù của Việt Nam, vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa tạo đột phá để đạt được các mục tiêu cụ thể với tốc độ nhanh hơn, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của ngành GTVT.

d) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động vận tải của các phương thức vận tải, thống kê số liệu vận tải, các phần mềm quản lý hoạt động vận tải, quản lý phương tiện, quản lý hoạt động của các sàn giao dịch vận tải..., đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các đơn vị kinh doanh vận tải trong toàn quốc.

đ) Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý vận tải đường bộ. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác hệ thống trung tâm điều hành vận tải, trạm dừng nghỉ, kiểm soát tải trọng xe, hệ thống giao thông thông minh, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe, triển khai đồng bộ thiết bị giám sát hành trình xe ô tô kinh doanh vận tải, xe tập lái. Áp dụng công nghệ RFID1 để triển khai đồng bộ hệ thống thu phí tự động không dừng tại tất cả trạm thu phí BOT2.

e) Ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức điều hành vận tải, tăng năng lực thông qua và an toàn trên các tuyến cho cả tàu khách và tàu hàng. Đổi mới công nghệ khai thác đầu máy, toa xe và trang thiết bị xếp dỡ; ưu tiên ứng dụng một số công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ liên ngành mới như điện tử, tự động hóa, vật liệu mới, công nghệ nano3, nhiên liệu sạch...

g) Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao tốc độ chạy tàu, nâng cao năng lực xếp dỡ; phát triển và nâng cao năng lực vận tải công-ten- nơ, vận tải hàng siêu trường, siêu trọng.

h) Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động thương mại, kỹ thuật khai thác và quản lý như công nghệ tự động hóa, số hóa, công nghệ dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu thông qua vệ tinh.

i) Xây dựng cơ sở dữ liệu (số hóa) về hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông và các phần mềm khác phục vụ công tác quản lý, điều hành hệ thống giao thông thông minh, điều hành tổ chức giao thông và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giao thông.

k) Xây dựng bản đồ số giao thông trực tuyến để phục vụ công tác quản lý, điều hành và điều tiết giao thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng điểm đỗ xe nhằm tối ưu nhu cầu đỗ xe.

5. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải; phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội chuyên ngành

a) Huy động mọi nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình hạ tầng thiết yếu; tăng cường công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng tạo động lực thu hút doanh nghiệp vận tải.

b) Hỗ trợ, kiến tạo cho việc hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp vận tải của các chuyên ngành để cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức và các dịch vụ logistics liên hoàn và hình thành những doanh nghiệp lớn về logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường. Nâng cao số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trọn gói, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm đạt chất lượng dịch vụ cao hơn.

c) Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch vận tải; khuyến khích doanh nghiệp vận tải ứng dụng công nghệ để quản lý giám sát phương tiện và tích cực tham gia sàn giao dịch vận tải hàng hóa đường bộ nhằm tối ưu hóa tuyến đường vận tải, giảm thiểu tình trạng xe chạy rỗng, tiết kiệm chi phí.

d) Áp dụng các biện pháp nhằm ổn định thị trường vận tải hàng hóa đường bộ, tạo sự cạnh tranh lành mạnh. Tăng cường quản lý đối với phương tiện vận tải đăng ký vận tải hàng hóa nội bộ nhưng lại tham gia kinh doanh vận tải dẫn đến mất cân bằng cung cầu về phương tiện vận tải, gây cạnh tranh thiếu lành mạnh, đầu tư lãng phí. Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát tải trọng xe nhằm giảm thiểu tình trạng chở quá tải.

đ) Đổi mới quản lý khai thác kinh doanh vận tải đường sắt; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh vận tải đường sắt của doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng với doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Mở cửa thị trường vận tải hàng hóa đường sắt nhằm thu hút các nhà đầu tư tư nhân. Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ năng lực đầu tư, liên doanh, liên kết cung cấp các dịch vụ logistics đường sắt, vận tải đa phương thức có sự tham gia của vận tải đường sắt. Xây dựng chính sách giá cước linh hoạt, hợp lý để nâng cao tính cạnh tranh với vận tải đường bộ. Xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh vận tải đường sắt, dịch vụ hỗ trợ vận tải; xây dựng cơ chế khai thác quỹ đất (nhất là tại các ga đường sắt) để huy động nguồn vốn đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

e) Đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội vận tải, hiệp hội logistics. Các hiệp hội cần tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thúc đẩy các hoạt động liên kết doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài; phát huy tối đa nguồn lực, kinh nghiệm quản lý, công nghệ dẫn dắt của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài nhằm hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics, tăng cường liên kết phát triển vận tải đa phương thức và chuỗi dịch vụ logistics nội địa và quốc tế. Đồng thời, các hiệp hội cần chủ động đổi mới và nâng cao năng lực, tư duy, phương thức hoạt động trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên. Các hiệp hội địa phương tham gia triển khai chính sách ở các địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.

g) Xây dựng lộ trình nâng cao tính cạnh tranh cũng như năng lực cho các doanh nghiệp vận tải tiếp cận với các quy định, các hiệp định thương mại tự do mới của thế giới.

6. Nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về vận tải.

7. Công tác thanh tra, kiểm tra

a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động vận tải của tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện, các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm khác có liên quan về xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định. Kiên quyết xử lý các phương tiện không đảm bảo các điều kiện về đăng ký, đăng kiểm để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải.

b) Xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng xe, việc quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe, việc cấp và sử dụng phù hiệu, kê khai, niêm yết giá cước của các đơn vị vận tải... Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động vận tải trên địa bàn.

c) Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp vận tải, người dân; đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với những trường hợp thực hiện không đúng quy định về tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị theo quy định.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT và Sở GTVT các tỉnh trong vùng Tây Nguyên căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức triển khai, thực hiện các giải pháp chủ yếu trong Kế hoạch này và nhiệm vụ được giao tại các Đề án, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã ban hành (trước Kế hoạch này và đang triển khai thực hiện) nhằm xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp; đồng thời phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Vụ Vận tải đôn đốc việc triển khai thực hiện và là đầu mối tiếp nhận, tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này từ các cơ quan, đơn vị gửi Bộ GTVT.

Trong tổ chức, triển khai thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc thì chủ động giải quyết, hướng dẫn thực hiện; trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo về Bộ GTVT để chỉ đạo giải quyết kịp thời.

Trên đây là Kế hoạch Phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW; Chương trình hành động số 21-CTr/BCSĐ ngày 22/12/2022 của Ban Cán sự đảng Bộ GTVT thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW.

Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện để bảo đảm thực hiện tốt Kế hoạch này./.

Nơi nhận:
- Như mục 1 phần III;
- Các Thứ trưởng;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Lưu: VT, Vận tải.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Thắng

___________

RFID (Radio Frequency Identification) nhận dạng qua tần số vô tuyến, là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể. Hay nói cách khác, RFID là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách "không tiếp xúc" qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID.

2 trạm thu phí BOT là những trạm chốt được lập tại các tuyến đường thuộc dự án BOT có chức năng thu phí đường bộ của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường đó.

3 Công nghệ nano là việc sử dụng vật chất ở quy mô nguyên tử, phân tử và siêu phân tử cho các mục đích công nghiệp.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi