Hiệu lực của biển báo giao thông được quy định thế nào?

Để di chuyển thuận lợi và an toàn, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông cần chú ý quan sát các chỉ dẫn của hệ thống biển báo giao thông. Vậy các biển báo giao thông trên đường có hiệu lực như thế nào?


1. Biển báo giao thông là gì?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về khái niệm biển báo giao thông. Khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ quy định:

1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Có thể thấy, biển báo hiệu là một trong phần của hệ thống báo hiệu đường bộ, đây là những biển hiệu có chứa các thông tin chỉ dẫn liên quan đến phương tiện tham gia giao thông. Việc tuân thủ chỉ dẫn của các biển báo giao thông được lắp đặt trên đường sẽ giúp người điều khiển phương tiện di chuyển an toàn, tránh bị xử phạt vi phạm giao thông.

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao thông hiện nay được chia thành 5 nhóm cơ bản sau:

(1) Biển báo cấm: Nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

(2) Biển hiệu lệnh: Nhóm biển dùng để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt) nếu không sẽ bị phạt.

(3) Biển báo nguy hiểm và cảnh báo: Nhóm biển báo hiệu cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.

(4) Biển chỉ dẫn: nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông

(5) Biển phụ, biển viết bằng chữ: Nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo, biển báo chỉ dẫn hoặc được sử dụng độc lập. 

hieu luc cua bien bao giao thong


2. Quy định về hiệu lực của biển báo giao thông

Theo khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người tham gia giao thông có nghĩa vụ phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

Trong đó, thứ tự hiệu lực của biển báo giao thông trong hệ thống báo hiệu được xác định theo Điều 4 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT như sau:

- Nếu đoạn đường đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự sau:

(1) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

(2) Hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

(3) Hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông.

(4) Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Trường hợp có cả biển báo hiệu cố định và biển báo tạm thời có ý nghĩa khác nhau thì chấp hành hiệu lệnh của biển báo tạm thời.

Bên cạnh đó, Điều 19 của Quy chuẩn 41 cũng quy định thêm về hiệu lực của các biển báo như sau:

- Các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn: Có giá trị hiệu lực trên các làn đường của chiều xe chạy.

- Các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh: Có giá trị hiệu lực trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.

- Biển báo khi sử dụng độc lập: Phải tuân theo ý nghĩa của biển báo. Biển báo sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì tuân theo hiệu lệnh đèn tín hiệu trước rồi đến biển báo.


3. Không tuân thủ chỉ dẫn của biển báo giao thông bị phạt thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu sẽ bị phạt như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Phạt tiền

Vi phạm mà gây tai nạn

Ô tô

300.000 - 400.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5

Xe máy

100.000 - 200.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 10 Điều 6

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

100.000 - 200.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 1 và điểm b khoản 10 Điều 7

Xe đạp

80.000 - 100.000 đồng

Điểm a khoản 1 Điều 8

Xem thêm: Lỗi không tuân thủ biển báo bị phạt bao nhiêu?

Trên đây là thông tin quan trọng liên quan đến hiệu lực của biển báo giao thông. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài   1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Tạm giữ xe là một trong những biện pháp cưỡng chế xử phạt thường được áp dụng khi người tham gia giao thông vi phạm lỗi. Tuy nhiên, sau khi nộp phạt và nhận xe về, nếu phát hiện xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng có được bồi thường hay không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

Đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?

Đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?

Đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?

Biển báo hiệu đường đôi là một trong những biển báo quan trọng mà bất kỳ người điều khiển phương tiện giao thông báo cũng cần phải chú ý đến. Tuy nhiên, hiện nay không ít người vẫn bị nhầm lẫn giữa đường đôi và đường hai chiều? Vậy đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?