Thực hư chuyện Hà Nội cấm xe máy sau năm 2025

Gần đây dư luận lại được dịp xôn xao trước thông tin Hà Nội sẽ cấm xe máy sau năm 2025. Vậy thực hư thông tin này là như thế nào?


Sự thật về việc Hà Nội cấm xe máy sau năm 2025

Thông tin Hà Nội cấm xe máy sau năm 2025 thực chất mới chỉ là đề xuất của thành phố được đưa ra tại báo cáo về kết quả thực hiện Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030 được phê duyệt tại Quyết định 5953/QĐ-UBND ngày 24/8/2017.

Theo đó, những năm tới, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thủ tục để phê duyệt đề án về phân vùng hạn chế hoạt động xe máy và tiến tới dừng hoạt động loại phương tiện này trên địa bàn các quận, tiến tới dừng hoạt động sau năm 2025, sớm hơn 05 năm so với dự kiến trước đây.

Đây là đề xuất từ cuối năm 2021 của thành phố Hà Nội, tuy nhiên gần đây lại được dân tình xôn xao bởi sự xuất hiện của Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 05/4/2022.

Theo đó, để tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025, Chính phủ đặt ra một số nhiệm vụ đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Hà Nội như sau:

Nghiên cứu xây dựng Đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới lộ trình hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030;

Theo đó, thành phố Hà Nội sẽ nghiên cứu phương án để hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030.

Dù vậy, các thông tin về việc cấm xe máy trên đây mới chỉ là đề xuất, chứ chưa phải quyết định chính thức.

Cùng với đó, để thực hiện mục tiêu này, thành phố cũng cần thời gian để hoàn thiện cơ bản kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải giao thông công cộng khối lượng lớn như đường sắt đô thị, các tuyến đường BRT, nâng cao chất lượng vận tải khách công cộng... nhằm đáp ứng được cầu đi lại của nhân dân.

ha noi cam xe may sau nam 2025


Cấm xe máy vào nội đô Hà Nội, người dân đi lại bằng gì?

Xe máy là phương tiện cá nhân chủ yếu phục vụ mục đích đi lại của người dân. Thậm chí đây còn là công cụ mưu sinh của nhiều người. Do đó, việc cấm xe máy lưu thông trong một số quận nội thành đã đem đến nhiều ý kiến trái chiều.

Tuy nhiên, việc cấm xe máy trong tương lai cũng là điều cần thiết để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là chống ùn tắc giao thông, giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Như vậy, thay vì sử dụng phương tiện cá nhân là xe máy, khi vào khu vực hạn chế, người dân có thể gửi xe tại các bãi đỗ xe trung chuyển rồi chuyển sang sử dụng các loại hình thức vận tải khác như:

- Phương tiện giao thông công cộng : Xe bus, tàu đường sắt trên cao, xe đạp công cộng…

- Các phương tiện giao thông xanh: Xe đạp; các loại xe điện như xe đạp điện, xe máy điện,…

Để thực hiện Đề án phân vùng hạn chế tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030, tại Nghị quyết 48/NQ-CP, Chính phủ cũng yêu cầu thành phố thực hiện rà soát, chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu cho Hội đồng nhân dân thành phố ban hành các Nghị quyết về việc ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn.

Từ đó phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30% - 35% để bao phủ, phục vụ tốt nhu cầu di lại của nhân dân để tương ứng với việc giảm phương tiện giao thông cá nhân là xe máy.

Trên đây là những thông tin giải thích liên quan đến việc Hà Nội cấm xe máy sau năm 2025. Nếu có vướng mắc về các vấn đề pháp lý, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> 5 thành phố nghiên cứu hạn chế hoạt động của xe máy

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, không "vẫy tay" khi sang đường cũng sẽ bị phạt!

Năm 2025, không

Năm 2025, không "vẫy tay" khi sang đường cũng sẽ bị phạt!

Nhiều người cho rằng, khi các mức phạt giao thông tăng cao thì đi bộ là một trong những lựa chọn an toàn. Tuy nhiên, từ 01/01/2025, rất nhiều quy định mới mà người đi bộ cũng phải chú ý, đặc biệt là quy định nếu không vẫy tay khi sang đường, người đi bộ cũng sẽ bị xử phạt.