Làm thế nào để xin giấy phép chở hàng quá khổ?

Các phương tiện tham gia giao thông phải đảm bảo các điều kiện về khổ giới hạn của đường bộ và giới hạn xếp hàng hóa. Trường hợp chở hàng quá khổ phải xin cấp Giấy phép lưu hành. Vậy làm thế nào để xin giấy phép chở hàng quá khổ?


1. Điều kiện để xe quá khổ tham gia giao thông là gì?

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, xe quá khổ là phương tiện có một kích thước bao ngoài (tính cả hàng hóa xếp trên xe) vượt quá kích thước tối đa:

- Chiều dài > 20 mét hoặc > 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe.

- Chiều rộng > 2,5 mét.

- Chiều cao (tính từ mặt đường) >  4,2 mét (trừ xe chở container).

Căn cứ Điều 11 Thông tư 46, xe quá khổ muốn tham gia giao thông phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

- Bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.

- Chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển khi lưu hành xe quá khổ giới hạn phải có Giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn do cơ quan có thẩm quyền cấp; đồng thời tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành.

- Không chờ hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc khối lượng ghi trong giấy đăng kiểm.


2. Xin giấy phép chở hàng quá khổ ở đâu?

Điều 22 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định thẩm quyền cấp giấy Giấy phép lưu hành xe như sau:

1. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cấp Giấy phép lưu hành xe trên mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước.

2. Trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Theo đó, chủ phương tiện, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện muốn xin giấy phép chờ hàng quá khổ thì phải đến các cơ quan sau:

- Trường hợp thông thường: Đến Sở Giao thông vận tải hoặc Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ ở để xin cấp Giấy phép lưu hành xe quá khổ.

- Trường hợp chở hàng quá khổ nhằm phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Đến Bộ Giao thông vận tải để xin cấp Giấy phép lưu hành xe quá khổ.


3. Thủ tục xin cấp Giấy phép lưu hành xe quá khổ

Căn cứ Điều 21 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, việc xin cấp Giấy phép lưu hành xe quá khổ được thực hiện theo trình tự thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Thành phần bộ hồ sơ hợp lệ bao gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 46/2015.

- Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời (phương tiện mới nhận).

- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; bản sao tính năng kỹ thuật của xe áp dụng với phương tiện mới nhận (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe).

Bước 2: Nộp 01 bộ hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải hoặc Cục trưởng Cục Quản lý đường hoặc Bộ giao thông vận tải.

Phương thức nộp: Gửi trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc nộp ở những nơi có quy định nhận hồ sơ trực tuyến.

Bước 3: Nhận Giấy phép lưu hành xe.

Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy phép lưu hành xe.

Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấy phép lưu hành xe phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.


4. Giấy phép lưu hành xe quá khổ có thời hạn bao lâu?

Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe quá khổ được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 20 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT như sau:

- Xe quá khổ giới hạn khi lưu hành không phải thực hiện điều kiện bắt buộc như đi theo làn, có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ:

+ Lưu hành trên đường, đoạn đường đã được cải tạo, nâng cấp đồng bộ: Thời hạn của Giấy phép lưu hành xe không quá 90 ngày.

+ Trường hợp lưu hành trên đường, đoạn đường chưa được cải tạo, nâng cấp hoặc cải tạo, nâng cấp chưa đồng bộ: Thời hạn của Giấy phép lưu hành xe không quá 30 ngày.

- Xe quá khổ giới hạn phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn, có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ: Thời hạn của Giấy phép lưu hành xe không quá 30 ngày.

Lưu ý: Thời hạn hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe phải nằm trong thời hạn hiệu lực của giấy đăng kiểm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Giấy phép lưu hành xe quá khổ. Nếu gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục xin cấp, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Khổ giới hạn của đường bộ là gì? Xe quá khổ bị phạt bao nhiêu?
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Tạm giữ xe là một trong những biện pháp cưỡng chế xử phạt thường được áp dụng khi người tham gia giao thông vi phạm lỗi. Tuy nhiên, sau khi nộp phạt và nhận xe về, nếu phát hiện xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng có được bồi thường hay không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

Đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?

Đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?

Đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?

Biển báo hiệu đường đôi là một trong những biển báo quan trọng mà bất kỳ người điều khiển phương tiện giao thông báo cũng cần phải chú ý đến. Tuy nhiên, hiện nay không ít người vẫn bị nhầm lẫn giữa đường đôi và đường hai chiều? Vậy đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?