Giấy phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng có bị phạt không?

Để đảm bảo việc lưu thông trên đường bộ thì người điều khiển phương tiện cần mang theo các giấy tờ theo đúng quy định, trong đó có giấy phép lái xe. Vậy giấy phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng có bị phạt không?

1. Giấy phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng có bị phạt không?

Giấy phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng có bị phạt không?
Giấy phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng có bị phạt không? (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi nội dung tại Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP), theo đó:

Phạt tiền từ 05 - 07 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô hoặc máy kéo hoặc các loại xe tương tự với xe ô tô mà có giấy phép lái xe nhưng giấy phép quá hạn dưới 03 tháng.

Do đó, trong trường hợp giấy phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng thì người điều khiển phương tiện vẫn bị xử phạt, với mức phạt là từ 05 - 07 triệu đồng.

2. Thủ tục cấp lại bằng lái xe quá hạn dưới 3 tháng thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 36 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 27 Điều 4 Thông tư số 05/2014/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/6/2024), thủ tục cấp lại bằng lái xe quá hạn dưới 3 tháng được quy định cụ thể như sau:

Hồ sơ để cấp lại bằng lái xe gồm có:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe, sử dụng mẫu theo quy định tại Phụ lục 19 được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BGTVT;

- Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe cấp đổi (nếu có);

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe được cấp bởi cơ sở y tế theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe vô thời hạn đối với giấy phép các hạng A1, A2 và A3.

Bước 1: Sau khi chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu nêu trên, người lái xe gửi đến Sở Giao thông vận tải (nơi tiếp nhận hồ sơ), đồng thời xuất trình bản chính các hồ sơ này để Sở đối chiếu.

Bước 2: Sau 02 tháng tính từ ngày người lái xe nộp đầy đủ hồ sơ, chụp ảnh, nộp lệ phí cấp lại theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị cơ quan thẩm quyền thu giữ hay xử lý; đồng thời có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý về sát hạch thì người nộp hồ sơ được cấp lại giấy phép lái xe.

Bước 3: Trong 05 ngày làm việc tính từ ngày được xét cấp lại giấy phép lái xe, Sở Giao thông vận tải tiến hành cấp lại giấy phép lái xe, đồng thời trả giấy phép lái xe sau khi người lái xe đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp lệ phí. 

Trong trường hợp không cấp lại giấy phép lái xe thì Sở Giao thông vận tải phải trả lời cho người lái xe và nêu rõ lý do.

Thủ tục cấp lại bằng lái xe quá hạn dưới 3 tháng thế nào?
Thủ tục cấp lại bằng lái xe quá hạn dưới 3 tháng thế nào? (Ảnh minh hoạ)

3. Giấy phép lái xe quá hạn có phải thi lại không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 27 Điều 4 Thông tư số 05/2014/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/6/2024), theo đó quy định như sau:

- Người có giấy phép lái xe quá hạn từ 03 tháng - dưới 01 năm (tính từ ngày giấy phép hết hạn) thì phải thi sát hạch lại lý thuyết rồi mới được cấp lại giấy phép lái xe.

- Người có giấy phép lái xe quá hạn từ 01 năm trở lên (tính từ ngày hết hạn) thì phải sát hạch lại lý thuyết, thực hành lái xe trong hình và cả trên đường thì mới được cấp lại giấy phép lái xe.

Như vậy, nếu người lái xe có giấy phép lái xe quá hạn theo quy định nêu trên thì phải thi lại mới được cấp lại giấy phép lái xe. 

Ngoài ra, quy định này không đề cập đến trường hợp giấy phép lái xe quá hạn dưới 03 tháng thì có phải thi lại hay không, do đó cũng có thể hiểu trong trường hợp người lái xe có giấy phép lái xe quá hạn dưới 03 tháng thì sẽ được cấp lại mà không cần phải thi lại.

4. Thời hạn của giấy phép lái xe hiện nay

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT, theo đó thời hạn của giấy phép lái xe hiện nay được quy định cụ thể như sau:

- Giấy phép lái xe các hạng A1, A2 và A3: Vô thời hạn.

- Giấy phép lái xe hạng B1: Có thời hạn cho đến khi người lái xe đã đủ 60 tuổi (đối với nam) và đủ 55 tuổi (đối với nữ). Trong trường hợp người lái xe trên 50 tuổi (đối với nam) và trên 45 tuổi (đối với nữ) thì giấy phép lái xe được cấp sẽ có thời hạn 10 năm tính từ ngày cấp.

- Giấy phép lái xe hạng A4 và B2: Thời hạn là 10 năm tính từ ngày cấp giấy phép.

- Giấy phép lái xe các hạng C, D, E, FB2, FC, FD và FE: Thời hạn là 05 năm tính từ ngày cấp giấy phép.

Đồng thời, thời hạn của giấy phép lái xe hiện nay được thể hiện rõ trên giấy phép lái xe.

Trên đây là những thông tin về vấn đề Giấy phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng có bị phạt không?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thêm trường hợp nào xe máy "kẹp 3" mà không bị phạt? (Đề xuất)

Thêm trường hợp nào xe máy

Thêm trường hợp nào xe máy "kẹp 3" mà không bị phạt? (Đề xuất)

Hiện nay theo Luật giao thông đường bộ hiện hành, người tham gia giao thông không được quyền “kẹp 3” trừ một trong 03 trường hợp được quy định tại Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008. Tuy nhiên mới đây, Bộ Công an đang lấy ý kiến đề xuất trường hợp xe máy được kẹp 3 từ 01/7/2024 sắp tới. 

Số giấy phép lái xe là gì? Ý nghĩa của số giấy phép lái xe

Số giấy phép lái xe là gì? Ý nghĩa của số giấy phép lái xe

Số giấy phép lái xe là gì? Ý nghĩa của số giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe được xem là một trong những giấy tờ quan trọng, bất ly thân của tài xế khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về số của giấy phép lái xe cũng như ý nghĩa của nó. Vậy số giấy phép lái xe là gì? Ý nghĩa của số giấy phép lái xe là gì?