Dự thảo Thông tư sửa đổi quy định về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/09/2015 và Thông tư 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Lĩnh vực: Giao thông Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Giao thông Vận tảiTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Nội dung tóm lược

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 50/2015/TT-BGTVT và Thông tư 35/2017/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nêu rõ, thời hạn cấp giấy phép thi công không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Tải Thông tư

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@DT_Thong tu sua doi TT 50-2015-TT-BGTVT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Số:          /2019/TT-BGTVT

DỰ THẢO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 9 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ Sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 9 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 9 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT như sau:

Điều 6. Phạm vi bảo vệ trên không của công trình đường bộ

1. Việc giải quyết các công trình tồn tại trong phạm vi đất dành cho đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Phạm vi bảo vệ trên không của công trình đường bộ (theo phương thẳng đứng) được quy định như sau:

a) Đối với đường tối thiểu là 4,75 mét tính từ điểm cao nhất của mặt đường trở lên theo phương thẳng đứng; 

Đối với đường cao tốc, phạm vi bảo vệ trên không thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc;

b) Đối với cầu là phạm vi giới hạn từ bộ phận kết cấu cao nhất của cầu nhưng không thấp hơn 4,75 mét tính từ điểm cao nhất của mặt cầu (phần xe chạy) trở lên theo phương thẳng đứng;

c) Chiều cao đường dây thông tin đi phía trên đường bộ phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu theo phương thẳng đứng tính từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của đường dây không nhỏ hơn 5,50 mét;

d) Chiều cao đường dây tải điện đi phía trên đường bộ phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu theo phương thẳng đứng tính từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của đường dây tải điện không nhỏ hơn 4,75 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp theo quy định của pháp luật về điện lực, đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình cấp điện, tiêu chuẩn kỹ thuật điện và quy phạm trang thiết bị điện. ”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

 “2. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với cột của công trình thiết yếu phải bảo đảm không vi phạm tĩnh không đường bộ theo tiêu chuẩn thiết kế và phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu như sau:

a) Khoảng cách từ chân cột ăng ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây tải điện đến chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Trường hợp đường bộ đi qua khu vực có địa hình phức tạp, núi cao, vực sâu, khu vực không còn mặt bằng xây dựng và quốc lộ đi qua đô thị, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với cột ăng ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây tải điện được phép nhỏ hơn khoảng cách quy định tại điểm a khoản 2 Điều này nhưng phải đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây: vị trí cột trụ công trình thiết yếu không ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy, an toàn giao thông và cách mép ngoài mặt đường (bao gồm cả phần lề có gia cố) không ít hơn 1,0m; không được đặt chân cột trụ công trình thiết yếu lên trên móng của hệ thống thoát nước, hộ lan và tường kè; khoảng cách từ mép của mặt đường, mép lề gia cố đến mép gần nhất của móng công trình thiết yếu không nhỏ hơn 0,5 mét và móng của công trình thiết yếu phải nằm phía ngoài rãnh, cống thoát nước. Đối với công trình điện lực, ngoài các yêu cầu trên còn phải bảo đảm an toàn điện theo quy định của pháp luật về điện lực.

Trường hợp khoảng cách từ mép của mặt đường quốc lộ trong đô thị đến nhà dân, công trình dân dụng nhỏ hơn 2,0 mét thì được phép xây dựng công trình cáp viễn thông, đường dây tải điện có cấp điện áp dưới 6 kV nhưng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu tính từ mép ngoài của công trình thiết yếu đến mép ngoài của mặt đường không nhỏ hơn 1,0 mét và móng, cột công trình thiết yếu phải nằm phía ngoài rãnh, cống thoát nước và không ảnh hưởng đến tĩnh không của đường bộ,tầm nhìn xe chạy, an toàn giaothông và an toàn công trình.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

3. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với cột trụ của công trình băng tải phục vụ sản xuất đặt ngang qua đường bộ phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật công trình đường bộ và tiêu chuẩn thiết kế đường về độ bền vững, an toàn và tĩnh không của đường bộ, bảo đảm tầm nhìn xe chạy; đồng thời phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu như sau:

a) Đối với các vị trí đặt trên đường bộ đi qua khu vực nội thành, nội thị chân cột đặt trên lề đường, hè phố (có bó vỉa), khoảng cách từ điểm gần nhất của chân cột đến mép ngoài cùng của mặt đường xe chạy (bao gồm cả phần lề có gia cố) phải đảm bảo tối thiểu 2 mét đối với vị trí thông thường và 01 mét đối với vị trí có địa hình khó khăn;

b) Đối với vị trí đặt trên đường bộ đi qua khu vực ngoài đô thị, chân cột phải đặt bên ngoài phạm vi đất của đường bộ, trường hợp địa hình khó khăn cho phép đặt cách mép ngoài mặt đường (bao gồm cả phần lề gia cố) không ít hơn 2m;

c) Trường hợp khẩu độ công trình lớn, được phép đặt cột trên dải phân cách giữa nếu đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ điểm gần nhất của cột đến mép ngoài cùng của bó vỉa dải phân cách giữa không ít hơn 0,5 mét, đến mặt đường xe chạy không nhỏ hơn 1,0 m;

d) Không được đặt chân cột lên các công trình đường bộ hiện hữu như cống, rãnh dọc thoát nước.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

 “4. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ phần dưới mặt đất, dưới mặt nước do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền quyết định đối với từng công trình cụ thể, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình, không ảnh hưởng đến việc quản lý, bảo trì đường bộ nhưng phải đảm bảo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07:2016/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các yêu cầu sau:

a) Không được phép xây dựng công trình thiết yếu bên dưới móng công trình cầu, hầm, cống, tường chắn; 

b) Đối với công trình thiết yếu đi dưới mặt đất trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ và phần đất bảo vệ, bảo trì công trình đường bộ phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu từ mặt đất đến điểm cao nhất các công trình thiết yếu, bộ phận bảo vệ công trình thiết yếu không nhỏ hơn 0,5 mét. Khoảng cách từ mặt đất đến điểm cao nhất của ống lồng bảo vệ cáp viễn thông, cáp quang  trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ, phần đất để quản lý bảo trì đường bộ không nhỏ hơn 0,25 m.

c) Điểm cao nhất của công trình thiết yếu (kể cả bộ phận bao ngoài) đi bên dưới lề đường không gia cố phải cách bề mặt lề đường theo phương thẳng đứng không ít hơn 0,5 mét; đối với ống lồng bảo vệ cáp quang, cáp viễn thông thì được phép áp dụng khoảng cách tối thiểu quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.

d) Các công trình đường dây tải điện, cáp thông tin, viễn thông, đường ống khí, xăng dầu, hóa chất được xây dựng bên dưới mặt đất trong phạm vi đất của đường bộ phải đặt trong hộp kỹ thuật hoặc có ống bao bảo vệ bên ngoài và phải bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn vận hành, khai thác;

đ) Việc xây dựng công trình đường dây tải điện, thông tin, viễn thông, đường ống cấp nước sạch bên dưới mặt đất tại dải phân cách giữa của đường bộ chỉ được thực hiện khi đáp ứng đồng thời các quy định sau: không còn mặt bằng xây dựng công trình thiết yếu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; khoảng cách tối thiểu từ mép bao ngoài của công trình thiết yếu đến mép bó vỉa của dải phân cách giữa không nhỏ hơn 0,5 mét và phải bảo đảm các quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 4 Điều này;

e) Công trình đường dây tải điện xây dựng dưới mặt đất trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải bảo đảm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 4 Điều này, bảo đảm an toàn điện và phải đặt cột mốc, dấu hiệu nhận biết theo quy định của pháp luật về điện lực.

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 10 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

3. Các đường từ nhà ở chỉ được đấu nối vào quốc lộ thông qua đường nhánh; các đường đã có từ trước phải được xóa bỏ và thay thế bằng đường gom, từ đường gom đấu nối với quốc lộ theo danh mục điểm đấu nối đã được thỏa thuận.”.

6. Sửa đổi, bổ sung tên, khoản 1, khoản 3 Điều 11 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

a) Sửa đổi tên Điều 11 Thông tư 50/2015/TT-GTVT như sau:

Điều 11. Xây dựng công trình thiết yếu, xây dựng, cải tạo các nút giao thông, điểm đấu nối trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư và đường chuyên dùng”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

1. Đối với các tuyến đường được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP), các tuyến đường được Nhà nước giao cho doanh nghiệp sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: cơ quan đường bộ có thẩm quyền trước khi chấp thuận xây dựng, chấp thuận thiết kế và cấp phép thi công theo quy định của Thông tư này,  cơ quan quản lý đường bộ lấy ý kiến Nhà đầu tư dự án PPP, doanh nghiệp quản lý tuyến đường về an toàn giao thông, kết cấu công trình, thu phí và các vấn đề khác có liên quan.”

c) Bổ sung khoản 3 Điều 11 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

“ 3. Đối với các tuyến đường thuộc hệ thống quốc lộ do Trung ương quản lý, trường hợp cấp có thẩm quyền phân cấp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đầu tư theo hình thức PPP, khi thực hiện chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tuyến đường, cơ quan quản lý đường bộ lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án và doanh nghiệp PPP trước khi ra văn bản chấp thuận.”.

7. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

b) Công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bao gồm các công trình viễn thông, điện lực, cấp nước, thoát nước, xăng, dầu, khí, năng lượng, hóa chất.”.

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 7 Điều 13 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

1. Bộ Giao thông vận tải chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc và công trình thiết yếu đồng thời đi qua cao tốc và quốc lộ.”.

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 13 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

7. Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công công trình thiết yếu có giá trị trong thời gian 18 tháng kể từ ngày ban hành; trước thời điểm hết hiệu lực của văn bản chấp thuận phải thực hiện thủ tục gia hạn. Thủ tục gia hạn quy định như sau:”.

9. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

Điều 14. Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công là Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải được giao quản lý tuyến và các tuyến đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công công trình thiết yếu bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13, đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này;

b) 02 (hai) bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công và biện pháp tổ chức thi công đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bản chính). Nội dung bản vẽ thiết kế thi công thể hiện quy mô công trình, hạng mục công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13; biện pháp tổ chức thi công thể hiện phương án thi công, phương án bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng, an toàn giao thông và tổ chức giao thông.

3. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

4. Thời hạn cấp giấy phép thi công không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định; thời hạn chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu không quá 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Cơ quan cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá, tham gia nghiệm thu và tham gia xác nhận hết bảo hành đối với công tác hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do thi công xây dựng, sửa chữa công trình thiết yếu.”.

10. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 15 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

d) Chủ đầu tư xây dựng công trình thiết yếu có trách nhiệm sửa chữa các hạng mục hoàn trả với cơ quan cấp giấy phép thi công; đồng thời phải quy định trong hợp đồng với nhà thầu thi công công trình thiết yếu nghĩa vụ thực hiện bảo hành chất lượng đối với các hạng mục hoàn trả công trình đường bộ; thời gian bảo hành, mức tiền bảo hành và các yêu cầu khác về bảo hành thực hiện theo quy định của Điều 35 và Điều 36 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Số tiền bảo hành chỉ được trả cho nhà thầu thi công xây dựng công trình thiết yếu sau khi có văn bản xác nhận hết bảo hành của chủ đầu tư và cơ quan quản lý đường bộ đã thực hiện cấp phép.

Trước khi xây dựng công trình cầu, cống thủ      y lợi, hầm, hào, tuy nen kỹ thuật xây dựng ngang qua đường bộ và khai thác chung với đường bộ thì chủ đầu tư phải lập quy trình vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình để thỏa thuận với cơ quan quản lý đường bộ.”.

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

Điều 20. Đường nhánh đấu nối vào quốc lộ

1. Đường nhánh đấu nối vào quốc lộ bao gồm:

a) Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị;

b) Đường chuyên dùng gồm: đường lâm nghiệp, đường khai thác mỏ, đường phục vụ thi công, đường khu công nghiệp;

c) Đường gom, đường nối từ đường gom;

d) Đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu, đường nối trực tiếp từ các công trình đơn lẻ.

2. Đường nhánh đấu nối vào quốc lộ phải thông qua danh mục điểm đầu nối đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải.

3. Đấu nối đường nhánh vào quốc lộ trong phạm vi đô thị thực hiện theo quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Đường nhánh đấu nối vào các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc đã được phê quyệt, nhưng chưa triển khai đầu tư xây dựng:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc được phê duyệt để lập danh mục các điểm đấu nối.

b) Đối với các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ nằm trong quy hoạch mạng lưới đường cao tốc chỉ cho phép đấu nối tạm thời; khi đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, việc kết nối giữa đường cao tốc với các hệ thống đường bộ khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc.

c) Phạm vi xây dựng của các công trình đấu nối tạm nằm ngoài phạm vi quy hoạch đường cao tốc, trường hợp chưa có quy hoạch đường cao tốc phạm vi xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ.

d) Bộ GTVT thỏa thuận danh mục điểm đấu nối tạm thời đối với các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ nằm trong quy hoạch mạng lưới đường cao tốc; khoảng  cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối và trình tự, thủ tục thỏa thuận theo quy định đối với đấu nối chính thức. Thời gian sử dụng điểm đấu nối tạm đến khi xây dựng hoàn thành mạng lưới đường bộ cao tốc.

5. Thiết kế nút giao của đường nhánh đấu nối vào quốc lộ phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về yêu cầu thiết kế đường ô tô.

6. Đấu nối đường nhánh vào dự án quốc lộ được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh

a) Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án đi qua, chủ đầu tư quốc lộ xác định các nút giao giữa các tuyến đường bộ hiện có với dự án quốc lộ được xây dựng, xác định vị trí vào các trạm dịch vụ theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô, gửi phương án thiết kế tuyến đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xin ý kiến thỏa thuận.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh mục các điểm đấu nối theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo quy tại khoản 3 Điều 22 Thông tư này đ được thỏa thuận trước khi phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật tuyến đường.

7. Việc đấu nối đường nhánh vào đường gom không phải thỏa thuận danh mục và không quy định khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối, nhưng phải đảm bảo an toàn giao thông.”.

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

Điều 21. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ

1. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ quy định tại khoản 1 Điều 20 nằm trong phạm vi đô thị được xác định theo quy hoạch đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này nằm ngoài khu vực đô thị:

a) Đối với quốc lộ không có dải phân cách giữa, khoảng cách giữa các điểm đấu nối liền kề cùng phía dọc theo một bên tuyến được xác định theo cấp quy hoạch của đoạn tuyến quốc lộ, cụ thể như sau: đối với tuyến đường cấp I, cấp II không nhỏ hơn 5.000 mét, đối với đường cấp III không nhỏ hơn 1.500 mét, đối với đường cấp IV trở xuống không nhỏ hơn 1.000 mét;

b) Đối với quốc lộ có dải phân cách giữa, khoảng cách giữa các điểm đấu nối liền kề dọc theo một bên tuyến được xác định theo cấp quy hoạch của đoạn tuyến dọc quốc lộ, cụ thể như sau: đối với tuyến đường cấp I, cấp II không nhỏ hơn 2.000 mét, đường cấp III trở xuống không nhỏ hơn 1.000 mét;

4. Đối với các đoạn quốc lộ chạy dọc, liền kề với tuyến đường sắt, sông suối, vực sâu, khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối liền kề được áp dụng như quy định đối với tuyến đường có dải phân cách giữa;

5. Trường hợp khu vực có địa hình mà hành lang đường bộ bị chia cắt như núi cao, vực sâu, sông, suối và các chướng ngại vật khác khó khăn trong việc di dời, không thể xây dựng đường gom; các công trình phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình quan trọng, các công trình đơn lẻ phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, khoảng cách giữa hai điểm đấu nối được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận và phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phạm vi xây dựng các công trình phải nằm ngoài hành lang an toàn giao thông đường bộ;

b) Chủ sử dụng nút giao chịu trách nhiệm về việc đảm bảo mặt bằng và cam kết xây dựng mở rộng thêm làn đường trên quốc lộ, tổ chức giao thông phù hợp với điều kiện thực tế tại vị trí đấu nối, lắp đặt và duy trì hệ thống điện chiếu sáng tại khu vực nút giao đảm bảo điều kiện về an toàn giao thông.

c) Đảm bảo các yếu tốc hình học tại vị trí đấu nối, tuân thủ theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế hiện hành; điểm đấu nối có thiết kế các nhánh tách, nhập làn; đồng thời đảm bảo các điều kiện về an toàn giao thông và không làm ảnh hưởng đến việc lưu thông cho các phương tiện giao thông trên quốc lộ.

13. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

Điều 22. Thỏa thuận danh mục điểm đấu nối vào quốc lộ

1. Danh mục điểm đấu nối bao gồm việc xác định vị trí giao cắt giữa quốc lộ với các đường nhánh, đ xây dựng các nút giao thông và phương án tổ chức giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định danh mục điểm đấu nối đường nhánh vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh, gửi về Bộ Giao thông vận tải đ thỏa thuận. Việc lập danh mục điểm đấu nối có thể thực hiện cho tất cả các tuyến quốc lộ hoặc lập riêng cho từng tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh.

3. Thỏa thuận danh mục điểm đấu nối:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản đ nghị thỏa thuận kèm theo 02 bộ hồ sơ danh mục điểm đấu nối (cả dữ liệu điện tử) về Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu hồ sơ danh mục điểm đấu nối của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đ báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét thoả thuận danh mục điểm đấu nối; trường hợp cần thiết Tổng cục Đường bộ Việt Nam có ý kiến bằng văn bản đ nghị địa phương bổ sung, điều chỉnh trước khi trình Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận. ”.

14. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

Điều 23. Trình tự thực hiện lập danh mục điểm đấu nối vào quốc lộ

1. Thu thập thông tin về cấp kỹ thuật hiện tại và cấp kỹ thuật theo quy hoạch của quốc lộ cần đấu nối.

2. Khảo sát, thống kê

a) Các đường nhánh hiện có theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này;c định các điểm đấu nối đường nhánh đã được và chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; các vị trí điểm đấu nối phù hợp với quy định về nút giao thông của tiêu chuẩn hiện hành về yêu cầu thiết kế đường ô tô;

b) Các đoạn quốc lộ trong đô thị, ngoài đô thị; tổng hợp các đoạn tuyến không đ quỹ đất đ xây dựng đường gom, các công trình và điều kiện địa hình cản trở việc xây dựng đường gom liên tục theo chiều dài quốc lộ;

c) Các đường nhánh có mặt cắt ngang nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 mét chỉ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ đã đấu nối tự phát vào quốc lộ trước ngày Nghị định số 186/2004/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có hiệu lựcchưa có nhu cầu cải tạo, mở rộng điểm đấu nối vào quốc lộ phải thực hiện xóa bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 29;

3. Tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan chức năng địa phương về  sự phù hợp của danh mục điểm đấu nối đề xuất.

4. Danh mục các điểm đấu nối của mỗi tuyến quốc lộ được lập thành bộ hồ sơ riêng đ thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý.”.

15. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

Điều 24. Hồ sơ đề xuất danh mục điểm đấu nối vào quốc lộ

1. Thuyết minh đề xuất danh mục điểm đấu nối:

a) Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực hai bên quốc lộ lập và đề xuất danh mục các điểm đấu nối;

b) Hiện trạng của đoạn quốc lộ qua địa bàn: cấp đường, điểm đầu, điểm cuối; các vị trí đặc biệt (khu vực nội thành, nội thị, cầu lớn, hầm đường bộ, điểm giao cắt với đường sắt); tình hình sử dụng hành lang an toàn đường bộ và an toàn giao thông trên đoạn tuyến; các thông tin về quy hoạch của tuyến đường;

c) Bản giải trình lý do các đường gom nằm trong hành lang an toàn đường bộ; lý do các điểm đấu nối trong danh mục đề xuất nhưng không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối theo quy định; lộ trình xóa bỏ các đường nhánh có quy mô nhỏ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 23;

d) Quy hoạch phát triển đô thị được phê duyệt thuộc các đô thị có tuyến quốc lộ đi qua (nếu có);

đ) Ý kiến của Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản lý quốc lộ đối với nội dung của danh mục các điểm đấu nối được đề xuất.

2. Bảng tổng hợp danh mục điểm đấu nối:

a) Bảng tổng hợp một số nội dung cơ bản về hiện trạng và danh mục các điểm đề xuất đấu nối vào quốc lộ;

b) Bình đ kèm theo ảnh chụp thể hiện các nội dung của bảng tổng hợp danh mục các điểm đề xuất đấu nối.”.

16. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

Điều 25. Công bố và thực hiện

1. Căn cứ văn bản thoả thuận của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận danh mục các điểm đấu nối, công bố và tổ chức thực hiện; gửi danh mục các điểm đấu nối được chấp thuận về Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam để phối hợp thực hiện.

2. Khi cần xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng điểm đấu nối có trong danh mục được thỏa thuận, căn cứ văn bản cho phép sử dụng điểm đấu nối của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân sử dụng điểm đấu nối lập hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Thông tư này để được giải quyết.

3. Sau khi xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng các điểm đấu nối theo danh mục điểm đấu nối được thỏa thuận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xóa bỏ các điểm không đảm bảo khoảng cách tối thiểu ở lân cận điểm đấu nối đó.

4. Các địa phương đã có thỏa thuận danh mục điểm đấu nối với Bộ Giao thông vận tải hoặc đã gửi hồ sơ đề xuất danh mục điểm đấu nối về Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam (theo dấu bưu điện) trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu thấy cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP và Thông tư này, gửi hồ sơ đề xuất danh mục điểm đấu nối điều chỉnh về Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam đ xem xét, giải quyết.”.

17. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

Điều 26. Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối vào quốc lộ

1. Trước khi xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo nút giao, chủ công trình, dự án được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao sử dụng điểm đấu nối thuộc danh mục điểm đấu nối đã được thỏa thuận, căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành, lập và gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đ được xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đấu nối vào quốc lộ.

Nút giao giữa quốc lộ với đường nhánh có thể là một điểm hoặc một cụm điểm phụ thuộc vào mục đích sử dụng và tổ chức giao thông, nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.

2. Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thiết kế kỹ thuật nút giao đấu nối vào quốc lộ:

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông, lưu giữ hồ sơ của nút giao đấu nối liên quan đến đường cấp I, đường cấp II và đường cấp III;

b) Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải đang trực tiếp quản lý quốc lộ chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông, lưu giữ hồ sơ của các nút giao đấu nối liên quan đến đường cấp IV trở xuống, nút giao đấu nối vào đường gom được giao quản lý;

3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao gồm:

a) Đơn đ nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) giao tổ chức, cá nhân làm chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao;

c) Thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao (có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do t chức tư vấn được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập (bản chính).

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

5. Thời hạn giải quyết trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đ hồ sơ theo quy định.

6. Các dự án đường bộ xây dựng mới có đấu nối vào quốc lộ đã được Bộ Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt thiết kế kỹ thuật không phải thực hiện bước đ nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông.

7. Văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ký ban hành, nếu quá 12 tháng phải thực hiện việc gia hạn. Thủ tục gia hạn như quy định đối với việc gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu tại khoản 7 Điều 13 của Thông tư này.”.

18. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 28 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

1. Đối với dự án, công trình xây dựng do điều kiện kỹ thuật của thiết bị, cho phép mở điểm đấu nối tạm thời có thời hạn đ làm đường công vụ vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển thiết bị máy móc; hết thời hạn đấu nối tạm sẽ hoàn trả hiện trạng ban đầu của hành lang an toàn đường bộ.

Không đấu nối tạm thời đối với các công trình phục vụ giai đoạn sản xuất, kinh doanh, khai thác.

2. Thời hạn sử dụng điểm đấu nối tạm thời không quá 12 tháng, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn 01 (một) lần nhưng tổng thời gian mở điểm đấu nối tạm không quá  24 tháng. Sau thời hạn này, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm xóa bỏ điểm đấu nối tạm thời và hoàn trả hành lang an toàn đường bộ như ban đầu; trường hợp dự án, công trình có tiến đ thi công lớn hơn  24 tháng, phải làm đường gom nối từ dự án đến nút giao điểm đấu nối gần nhất có trong danh mục điểm đấu nối đã được chấp thuận.

3. Hồ sơ đề nghị đấu nối tạm thời có thời hạn vào quốc lộ đang khai thác

a) Văn bản đ nghị chấp thuận đấu nối tạm thời nêu rõ lý do, vị trí, lý trình điểm đấu nối, thời gian sử dụng điểm đấu nối tạm thời; phương án đấu nối chính thức phục vụ giai đoạn sản xuất, kinh doanh, khai thác của công trình đề nghị đấu nối tạm thời của Chủ đầu tư.

b) Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, các tài liệu liên quan khác (nếu có);

c) Văn bản của Cục Quản lý đường bộ (đối với quốc lộ được giao quản lý) về hiện trạng đoạn tuyến có điểm thỏa thuận đấu nối tạm thời, ảnh hưởng đến an toàn giao thông nếu mở điểm đấu nối tạm thời, đ xuất phương án xử lý;

d) Bản vẽ bình đồ đoạn tuyến có điểm đấu nối tạm thời và phương án tổ chức giao thông của nút giao.”.

19. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 29 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

1. Đường dân sinh đấu nối tự phát vào quốc lộ trước ngày Nghị  định số 186/2004/NĐ-CP có hiệu lực sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, có mặt cắt ngang nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 mét, trong khi chưa xây dựng được đường gom, cho phép tồn tại và giữ nguyên hiện trạng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.

2. Các cửa hàng xăng dầu dọc tuyến quốc lộ đã xây dựng, tồn tại theo chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền trước khi có quy định của nhà nước về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được tiếp tục tồn tại nhưng địa phương phải hoàn thành việc điều chỉnh điểm đấu nối theo quy định hoặc xóa bỏ trước ngày 31 tháng 12 năm 2025.

Các cửa hàng xăng dầu xây dựng tự phát, đấu nối trái phép vào quốc lộ hoặc nằm trong hành lang an toàn đường bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.”.

20. Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 3 Điều 31 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

b) Đầu tư xây dựng hệ thống đường gom (nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ) dọc hai bên quốc lộ theo danh mục điểm đấu nối đã chấp thuận; ngăn chặn và chấm dứt tình trạng đấu nối trực tiếp vào quốc lộ.

21. Bổ sung Chương VIIa Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

Chương VIIa

QUY ĐỊNH CHUYỂN ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG THÀNH QUỐC LỘ

Điều 63a. Điều chỉnh tuyến đường bộ do địa phương quản lý thành quốc lộ

1. Điều chỉnh tuyến đường bộ do địa phương quản lý thành quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Việc điều chỉnh tuyến đường bộ do địa phương quản lý thành quốc lộ phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 65 Thông tư này.

Điều 63b. Tiêu chí điều chỉnh tuyến đường bộ do địa phương quản lý thành quốc lộ

1. Tuyến đường đề nghị điều chỉnh thành quốc lộ phải nằm trong quy hoạch hệ thống quốc lộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc một số tuyến đường đặc thù theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đối với tuyến đường đề nghị điều chỉnh thành quốc lộ nhưng không nằm trong quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau: 

a) Đáp ứng quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ, cụ thể đáp ứng tối thiểu một tiêu chí dưới đây: Tuyến đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; Đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; Đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ;  Đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng, khu vực.

b) Trường hợp tuyến đường bộ nằm trong vùng, khu vực đã có tuyến quốc lộ song hành, phải đảm bảo khoảng cách ngang giữa tuyến đường đề xuất thành quốc lộ đến tuyến quốc lộ hiện có không nhỏ  hơn 30km (chiều dài đoạn đi song song với quốc lộ hiện có liên tục không nhỏ hơn 20km). Trường hợp đặc biệt do địa hình ngăn cách như núi cao, vực sâu, sông, hồ lớn có thể xem xét điều chỉnh, tuy nhiên khoảng cách tối thiểu giữa quốc lộ hiện có đến tuyến đường đề xuất không nhỏ hơn 15km.

c) Về kỹ thuật phải là tuyến  đường đáp ứng các yêu cầu: Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp I đến cấp IV theo Tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN 4054-2005; lưu lượng xe ô tô ngày đêm trung bình trong 02 năm liền kề gần nhất đạt ≥ 500 PCU (xe con quy đổi)/ngày đêm và có chiều dài tuyến liên tục ít nhất 50km;

Điều 63c. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh đường bộ

1. Văn bản đề nghị điều chỉnh tuyến đường bộ do địa phương quản lý thành quốc lộ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kèm theo hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh tuyến đường bộ do địa phương quản lý thành đường quốc lộ gồm:

a) Thuyết minh về vị trí và phân tích sự cần thiết, tầm quan trọng của tuyến đường này đối với phát triển kinh tế - xã hội và công tác quốc phòng, an ninh trong khu vực; tài liệu làm rõ việc đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 65 Thông tư này.

b) Trích lục bản đồ khu vực tỷ lệ 1/50.000, trong đó thể hiện rõ tuyến đường bộ đề nghị điều chỉnh thành quốc lộ và các quốc lộ liên quan;

c) Hồ sơ quản lý các tuyến đường gồm: Thuyết minh về quá trình đầu tư, quản lý, khai thác, bảo trì tuyến đường; Bình đồ duỗi thẳng tuyến, trong đó ghi rõ lý trình, địa danh điểm đầu và điểm cuối (bao gồm cả các vị trí cầu, cống, đường cong, bề rộng nền, mặt đường và trắc dọc tim tuyến, cọc tiêu, biển báo, công trình an toàn giao thông và các công trình, hạng mục, bộ phận khác thuộc thuyến đường); Hồ sơ đăng ký hiện trạng đường, cầu, cống, hầm và các hạng mục bộ phận công trình khác của tuyến đường (thuyết minh chi tiết về tình trạng hiện tại của đường, cầu, cống, hầm và hạng mục công trình khác.); Các dự án xây dựng cơ bản đã hoàn thành, đang triển khai (nếu có) trên tuyến; Báo cáo kê khai tài sản hạ tầng đường bộ của tuyến đường theo quy định của Bộ Tài chính; Kết quả đếm xe tại các trạm trên tuyến trong vòng 02 năm gần đây;Hồ sơ quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng tuyến đường (xử lý vi phạm, các vi phạm tồn tại, hồ sơ quản lý mốc lộ giới, mốc bồi thường giải phóng mặt bằng); 

d) Quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các văn bản tài liệu có liên quan.

Điều 63d. Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Khi tuyến đường địa phương được nâng lên quốc lộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra tài sản hạ tầng giao thông đường bộ của tuyến đường, lập danh mục tài sản hạ tầng đường bộ đề nghị điều chuyển và các tài liệu liên quan đến tài sản hạ tầng đường bộ đề nghị điều chuyển (theo quy định tại Thông tư số 178/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Tài chính)  báo cáo Bộ Giao thông vận tải để Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Tài chính quyết định điều chuyển theo quy định hiện hành.”.

Điều 2. Bãi bỏ các quy định sau:

1. Bãi bỏ khoản 2, Điều 10; điểm b, khoản 2, Điều 27 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

2. Bãi bỏ điểm b, điểm c khoản 2; điểm a, khoản 5; khoản 7; điểm c, khoản 8; khoản 9; khoản 10; khoản 11; Khoản 12; khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 9 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Điều 3. Hiệu lc thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể t ngày …. tháng …. năm …..

2. Các văn bản được dẫn chiếu tại Thông tư này nếu có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục trưng Tổng cục Đường bộ Việt Nam và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT.

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Văn Thể

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Thông tư DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi