Dự thảo Thông tư dán nhãn năng lượng với xe ô tô, mô tô, xe gắn máy sử dụng điện

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư Hướng dẫn về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng điện và hybrid điện
Lĩnh vực: Giao thông Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Giao thông Vận tảiTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư Hướng dẫn về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng điện và hybrid điện

Tải Thông tư

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Thông tư DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:        /2022/TT-BGTVT

 

DỰ THẢO 3

Hà Nội, ngày       tháng        năm 2022

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng điện và hybrid điện

 

 

Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Căn cứ Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiếu và lộ trình thực hiện;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng điện và hybrid điện.

Chương I

HƯỚNG DẪN CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn về việc dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng điện và hybrid điện, bao gồm: xe ô tô con hybrid điện, xe ô tô con thuần điện, xe mô tô hybrid điện, xe mô tô thuần điện và xe gắn máy thuần điện (sau đây viết tắt là xe) được sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời, hoàn toàn mới hoặc nhập khẩu chưa qua sử dụng.

2. Thông tư này không áp dụng đối với:

a) Xe được sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu sử dụng trực tiếp vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

b) Xe tạm nhập tái xuất; xe quá cảnh, xe chuyển khẩu; xe của ngoại giao, lãnh sự;

c) Xe có kết cấu, công nghệ mà hiện tại việc thử trong nước chưa thực hiện được;

d) Xe nhập khẩu không vì mục đích kinh doanh xe;

đ) Xe nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ;

e) Xe chỉ được dẫn động bằng động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu là xăng, điêzen, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí tự nhiên (NG/biomethane và H2NG), nhiên liệu hydro;

g) Xe được thiết kế, chế tạo để chạy trên các loại địa hình và đường không thuộc hệ thống giao thông đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc dán nhãn năng lượng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Một số thuật ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. Hệ dẫn động điện (Electric power train): Hệ thống bao gồm một hoặc nhiều thiết bị tích trữ điện năng (ắc quy, bánh đà điện cơ hoặc siêu tụ), một hoặc nhiều thiết bị ổn định điện năng và một hoặc nhiều thiết bị điện được sử dụng để chuyển đổi điện năng tích trữ thành cơ năng truyền tới các bánh xe làm nguồn động lực cho xe chuyển động.

2. Hệ dẫn động hybrid điện (Hybrid electric power train): Hệ dẫn động tiêu thụ năng lượng từ cả hai nguồn năng lượng được tích trữ trên xe như sau:

a) Nhiên liệu;

b) Thiết bị tích điện năng (ắc quy, tụ điện,...).

3. Xe thuần điện (Pure electric vehicle - PEV): Xe được dẫn động bằng hệ dẫn động điện.

4. Xe hybrid điện (Hybrid electric vehicles - HEV): Xe sử dụng hai loại năng lượng từ hai nguồn năng lượng được tích trữ trên xe sau đây:

a) Nhiên liệu;

b) Thiết bị tích điện năng (ắc quy, tụ điện, ...).

5. Xe hybrid điện nạp điện ngoài (OVC-HEV): Xe hybrid điện nạp điện được từ nguồn điện bên ngoài.

6. Xe hybrid điện không nạp điện ngoài (NOVC-HEV): Xe hybrid điện không nạp điện được từ nguồn bên ngoài.

7. Quãng đường sử dụng điện năng:

a) Đối với xe ô tô con hybrid điện, xe ô tô con thuần điện: Định nghĩa tại điểm 3.18 Điều 3 (đo theo Phụ lục G) TCVN 7792:2015 Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo phát thải CO­­2 và tiêu thụ nhiên liệu và/hoặc tiêu thụ năng lượng điện cho ô tô con được dẫn động bằng động cơ đốt trong hoặc được dẫn động bằng hệ dẫn động hybrid điện.

b) Đối với xe mô tô hybrid điện, xe mô tô thuần điện: Định nghĩa tại điểm 3.27 Điều 3 TCVN 13062:2020 Phương tiện giao thông đường bộ - Khí thải gây ô nhiễm phát ra từ mô tô (Mức 4) - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu; hoặc tại điểm 3.2 Điều 3 TCVN 12776-1:2020 Mô tô và xe máy điện - Hiệu suất - Phần 1: Mức tiêu thụ năng lượng và quãng đường chạy danh định.

c) Đối với xe gắn máy thuần điện: Định nghĩa tại điểm 3.2 Điều 3 TCVN 12776-1:2020.

8. Công suất lớn nhất trong 30 phút (Maximum 30 minutes power): Định nghĩa tại điểm 2.5 Điều 2 TCVN 9725:2013 Phương tiện giao thông đường bộ - Đo công suất hữu ích của động cơ đốt trong và công suất lớn nhất trong 30 phút của hệ động lực điện - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

9. Vận tốc lớn nhất 30 phút (Maximum 30 minutes speed): là giá trị trung bình của tốc độ lớn nhất nhà sản xuất đưa ra mà xe có thể duy trì được trong 30 phút.

10. Nhãn năng lượng của xe (sau đây viết tắt là nhãn năng lượng) là nhãn cung cấp các thông tin liên quan đến loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng và các thông tin liên quan của các loại xe như sau:

a) Đối với xe ô tô con thuần điện, xe mô tô thuần điện và xe gắn máy thuần điện: mức tiêu thụ điện năng và quãng đường sử dụng điện năng.

b) Đối với xe ô tô con hybrid nạp điện ngoài và xe mô tô hybrid nạp điện ngoài: loại nhiên liệu sử dụng, mức tiêu thụ nhiên liệu, mức tiêu thụ điện năng và quãng đường sử dụng điện năng.

c) Đối với xe mô tô hybrid không nạp điện ngoài: loại nhiên liệu sử dụng và mức tiêu thụ nhiên liệu.

11. Mức tiêu thụ năng lượng của xe:

a) Đối với xe ô tô con thuần điện, xe mô tô thuần điện và xe gắn máy thuần điện: Lượng điện năng tiêu thụ của xe trên một quãng đường, ứng với điều kiện, chu trình thử xác định.

b) Đối với xe ô tô con hybrid nạp điện ngoài và xe mô tô hybrid nạp điện ngoài: Lượng nhiên liệu và điện năng tiêu thụ của xe trên một quãng đường, ứng với điều kiện, chu trình thử xác định.

c) Đối với xe mô tô hybrid không nạp điện ngoài: Lượng nhiên liệu tiêu thụ của xe trên một quãng đường, ứng với điều kiện, chu trình thử xác định.

  1. Xe cùng kiểu loại:

a) Đối với xe ô tô con thuần điện và xe ô tô con hybrid điện: Theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 25/2019/TT-BGTVT ngày 05/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp ô tô (áp dụng đối với xe sản xuất, lắp ráp); hoặc Phụ lục II Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 10/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP (áp dụng đối với xe nhập khẩu).

b) Đối với xe mô tô hybrid điện và xe mô tô thuần điện:

Xe cùng kiểu loại là các xe có cùng các đặc điểm cơ bản sau đây:

- Sản phẩm của cùng một chủ sở hữu công nghiệp, cùng nhãn hiệu, thiết kế và các thông số kỹ thuật, được sản xuất theo cùng một dây chuyền công nghệ;

- Khối lượng quán tính tương đương được xác định theo khối lượng chuẩn theo hướng dẫn tại Bảng D.12-4 của TCVN 13062:2020;

- Các đặc điểm của xe và động cơ nêu tại Phụ lục V Thông tư này.

c) Đối với xe gắn máy thuần điện:

Xe cùng kiểu loại là các xe có cùng các đặc điểm cơ bản sau đây:

- Sản phẩm của cùng một chủ sở hữu công nghiệp, cùng nhãn hiệu, thiết kế và các thông số kỹ thuật, được sản xuất theo cùng một dây chuyền công nghệ;

- Khối lượng quán tính tương đương được xác định theo khối lượng chuẩn theo hướng dẫn tại Bảng 3 điểm 3.7.1 Điều 3 QCVN 04:2009/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;

- Các đặc điểm của xe và động cơ nêu tại Phụ lục V Thông tư này.

13. Cơ quan quản lý chất lượng (sau đây viết tắt là cơ quan QLCL) là Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.

14. Cơ sở sản xuất, lắp ráp là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp (sau đây viết tắt là SXLR) xe từ linh kiện rời, hoàn toàn mới đang hoạt động theo quy định của pháp luật.

15. Cơ sở nhập khẩu là tổ chức thực hiện việc nhập khẩu (sau đây viết tắt là NK) xe.

16. Cơ sở kinh doanh xe là tổ chức, cá nhân thực hiện việc bán, phân phối xe ra thị trường.

17. Cơ sở thử nghiệm, phòng thử nghiệm mức tiêu thụ năng lượng của xe (sau đây viết tắt là cơ sở thử nghiệm) là tổ chức thử nghiệm chuyên ngành có khả năng thực hiện theo hướng dẫn tại Chương II Thông tư này và đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp/ hoặc đã được công nhận theo tiêu chuẩn của Hệ thống công nhận phòng thử nghiệm Việt Nam (VILAS)/ hoặc được công nhận bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thỏa ước thừa nhận lẫn nhau (Hiệp hội các phòng thử nghiệm được công nhận quốc tế (ILAC), Hiệp hội các phòng thử nghiệm được công nhận Châu Á - Thái Bình Dương (APLAC)).

Điều 4. Hướng dẫn chung

1. Sau khi gửi Bản công khai mức tiêu thụ năng lượng theo nội dung hướng dẫn tại Phụ lục II hoặc Phụ lục III Thông tư này tới cơ quan QLCL, cơ sở SXLR, NK thực hiện dán nhãn năng lượng trên từng xe trước khi đưa ra thị trường. Nhãn năng lượng được cơ sở SXLR, NK và kinh doanh xe duy trì trên xe cho tới khi xe được bàn giao đến tay người tiêu dùng.

2. Đối với xe ô tô con hybrid không nạp điện ngoài, việc dán nhãn năng lượng thực hiện theo Thông tư liên tịch số 43/2014/TTLT-BGTVT-BCT ngày 24/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại từ 07 chỗ trở xuống hoặc Thông tư số 40/2017/TT-BGTVT ngày 09/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại từ 07 đến 09 chỗ.

3. Việc đo quãng đường sử dụng điện năng của xe là không bắt buộc. Khuyến khích các cơ sở SXLR, NK thực hiện việc đăng ký tự công khai và chịu trách nhiệm về việc công khai giá trị quãng đường sử dụng điện năng của xe trên nhãn năng lượng.

4. Khuyến khích các cơ sở SXLR, NK thực hiện việc đăng ký kiểm tra hoặc đăng ký tự công khai mức tiêu thụ năng lượng và dán nhãn năng lượng đối với các loại xe không thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.

Chương II

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP THỬ

Điều 5. Đối với xe ô tô con thuần điện và xe ô tô con hybrid

1. Các thông tin và thông số kỹ thuật chính của xe được cơ sở SXLR, NK cung cấp như sau:

a) Đối với xe ô tô con thuần điện: theo Phụ lục IV Thông tư này;

b) Đối với xe ô tô con hybrid nạp điện ngoài: Theo Phụ lục C TCVN 7792:2015.

2. Phương pháp thử

a) Đối với xe ô tô con thuần điện

- Việc đo tiêu thụ điện năng được thực hiện theo phương pháp và chu trình thử theo hướng dẫn tại Phụ lục E TCVN 7792:2015.

- Việc đo quãng đường sử dụng điện năng của xe được thực hiện theo phương pháp và chu trình thử theo hướng dẫn tại Phụ lục G TCVN 7792:2015.

b) Đối với xe ô tô con hybrid nạp điện ngoài

- Việc đo tiêu thụ nhiên liệu, tiêu thụ điện năng được thực hiện theo phương pháp và chu trình thử theo hướng dẫn tại Phụ lục F TCVN 7792:2015. Kết quả mức tiêu thụ nhiên liệu của xe OVC-HEV được tính toán theo Phụ lục I Thông tư này.

- Việc đo quãng đường sử dụng điện năng của xe được thực hiện theo phương pháp và chu trình thử theo hướng dẫn tại Phụ lục G TCVN 7792:2015.

- Việc đo mức tiêu thụ năng lượng của xe được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với thử khí thải. Trường hợp kết hợp được với thử khí thải, giá trị mức tiêu thụ nhiên liệu được tính toán theo hướng dẫn tại điểm D.1.4.3 Phụ lục D TCVN 7792:2015 bằng phương pháp cân bằng các bon sử dụng kết quả phát thải CO2 đo được và phát thải các bon liên quan khác (CO và HC).

c) Cơ sở SXLR, NK tùy chọn áp dụng các phương pháp thử (Phù hợp với quy định của EC/ECE hoặc EPA) khác với phương pháp thử nêu trong TCVN 7792:2015 để đo tiêu thụ năng lượng và quãng đường sử dụng điện năng cho các loại xe nêu trên.

3. Đơn vị đo và cách làm tròn kết quả đo mức tiêu thụ năng lượng

a) Đơn vị đo mức tiêu thụ nhiên liệu là: lít (l)/100 kilômét (km) (đối với nhiên liệu là xăng, LPG, ethanol (E85) và điêzen); mét khối (m3­)/100 kilômét (km) (đối với nhiên liệu là khí tự nhiên NG/biomethane và H2NG); kilôgam (kg)/100 kilômét (km) (đối với nhiên liệu hydro). Kết quả đo phải được làm tròn tới số thập phân thứ hai.

b) Đơn vị đo mức tiêu thụ điện năng là oát giờ (Wh)/kilômét (km). Kết quả đo phải được làm tròn tới số thập phân thứ hai.

c) Đơn vị đo quãng đường sử dụng điện năng là kilômét (km). Kết quả đo phải được làm tròn tới số nguyên gần nhất.

Điều 6. Đối với xe gắn máy thuần điện, xe mô tô thuần điện và xe mô tô hybrid điện

1. Các thông tin và thông số kỹ thuật chính của xe được cơ sở SXLR, NK cung cấp theo Phụ lục V Thông tư này.

2. Phương pháp thử

a) Đối với xe gắn máy thuần điện

Việc đo tiêu thụ điện năng và quãng đường sử dụng điện năng của xe được thực hiện theo phương pháp hướng dẫn nêu tại Điều 7 TCVN 12776-1:2020 và chu trình thử nêu tại Phụ lục A TCVN 12776-1:2020.

b) Đối với xe mô tô thuần điện

Việc đo tiêu thụ điện năng và quãng đường sử dụng điện năng của xe được thực hiện theo một trong hai phương pháp sau:

- Phương pháp hướng dẫn nêu tại Điều 7 TCVN 12776-1:2020 và chu trình thử nêu tại Phụ lục B TCVN 12776-1:2020;

- Phương pháp hướng dẫn nêu tại Phụ lục G.2 và Phụ lục G.6 TCVN 13062:2020.

c) Đối với xe mô tô hybrid điện

- Việc đo tiêu thụ nhiên liệu, tiêu thụ điện năng được thực hiện theo phương pháp và chu trình thử nêu tại Phụ lục G.3 TCVN 13062:2020.

- Việc đo quãng đường sử dụng điện năng của xe được thực hiện theo phương pháp và chu trình thử nêu tại Phụ lục G.6 TCVN 13062:2020.

- Việc đo mức tiêu thụ năng lượng của xe được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với thử khí thải. Trường hợp kết hợp được với thử khí thải, giá trị mức tiêu thụ nhiên liệu được tính toán theo hướng dẫn tại điểm G.1-1.4.3 Phụ lục G1 TCVN 13062:2020 bằng phương pháp cân bằng các bon sử dụng kết quả phát thải CO2 đo được và phát thải các bon liên quan khác (CO và HC).

  1. Cơ sở SXLR, NK tùy chọn áp dụng các phương pháp thử (phù hợp với EC/ECE hoặc EPA) khác với phương pháp thử nêu trong TCVN 12776-1:2020 hoặc TCVN 13062:2020 để đo tiêu thụ năng lượng và quãng đường sử dụng điện năng cho các loại xe nêu trên.

3. Đơn vị đo và cách làm tròn kết quả đo mức tiêu thụ năng lượng áp dụng theo khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

Điều 7. Nội dung báo cáo tiêu thụ năng lượng

1. Phương pháp thử, chu trình thử trong báo cáo mức tiêu thụ năng lượng phải phù hợp với các hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Báo cáo mức tiêu thụ năng lượng do cơ sở thử nghiệm cấp cho xe đăng ký thử phải có các nội dung theo hướng dẫn tại Phụ lục VI và Phụ lục VII Thông tư này (không bắt buộc đối với các loại xe thử theo điểm c khoản 2 Điều 5 hoặc điểm d khoản 2 Điều 6).

                                                          Chương III

CÔNG KHAI THÔNG TIN MỨC TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG, DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG VÀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG

Điều 8. Công khai thông tin mức tiêu thụ năng lượng

1. Cơ sở SXLR, NK phải công khai thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của xe trước khi thực hiện dán nhãn năng lượng.

2. Cơ sở SXLR, NK căn cứ vào báo cáo tiêu thụ năng lượng (cơ sở tự chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và hiệu lực của báo cáo tiêu thụ năng lượng) theo  hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này để công khai thông tin về mức tiêu thụ năng lượng. Mức tiêu thụ năng lượng công khai không được nhỏ hơn 04% so với kết quả đo (nếu số lần thử nhiều hơn một lần thì kết quả đo là trung bình cộng của các lần thử) trong báo cáo tiêu thụ năng lượng. Bản công khai mức tiêu thụ năng lượng của kiểu loại xe theo hướng dẫn tại Phụ lục II và Phụ lục III Thông tư này.

Đối với quảng đường sử dụng điện năng công khai không được lớn hơn so với kết quả đo (nếu số lần thử nhiều hơn một lần thì kết quả đo là trung bình cộng của các lần thử) trong báo cáo tiêu thụ năng lượng, giá trị công bố có thể nhỏ hơn giá trị đo.

Đối với xe nhập khẩu cùng kiểu loại với kiểu loại xe đã công khai mức tiêu thụ năng lượng, các cơ sở nhập khẩu được phép sử dụng giá trị mức tiêu thụ năng lượng đã công khai để đăng ký mà không phải thử nghiệm mức tiêu thụ năng lượng.

3. Việc công khai thông tin liên quan đến mức tiêu thụ năng lượng thực hiện bằng các hình thức sau:

a) Gửi bản công khai mức tiêu thụ năng lượng của kiểu loại xe tới cơ quan QLCL để công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan QLCL;

b) Đăng tải mức tiêu thụ năng lượng trên trang thông tin điện tử của cơ sở SXLR, NK và kinh doanh xe (nếu có).

4. Thông tin công khai phải được duy trì trong suốt thời gian cơ sở SXLR, NK và kinh doanh xe cung cấp kiểu loại xe đó ra thị trường.

Điều 9. Dán nhãn năng lượng

1. Cơ sở SXLR, NK tự in nhãn năng lượng theo mẫu quy định của Bộ Công Thương.

2. Đối với các xe cùng sử dụng chung một Báo cáo thử nghiệm tiêu thụ năng lượng thì cơ sở SXLR, NK có thể công khai thông tin trên cùng một nhãn năng lượng.

3. Vị trí dán nhãn năng lượng

a) Đối với xe ô tô con thuần điện và xe ô tô con hybrid nạp điện ngoài

Nhãn năng lượng phải được dán bên trong xe, phía người lái, ở cửa kính bên cố định phía sau hoặc kính chắn gió phía sau, tại vị trí dễ quan sát nhìn từ bên ngoài xe. Đối với trường hợp khó quan sát khi dán bên trong xe thì được phép dán bên ngoài xe tại vị trí dễ quan sát. Nhãn năng lượng phải được cơ sở SXLR, NK và kinh doanh xe duy trì trên xe cho tới khi xe được bàn giao đến tay người tiêu dùng.

b) Đối với xe gắn máy thuần điện, xe mô tô thuần điện và xe mô tô hybrid điện

Nhãn năng lượng phải được dán tại vị trí dễ quan sát. Nhãn năng lượng phải được cơ sở SXLR, NK và kinh doanh xe duy trì trên xe cho tới khi xe được bàn giao đến tay người tiêu dùng.

Điều 10. Công khai lại thông tin về mức tiêu thụ năng lượng và dán lại nhãn năng lượng

1. Cơ sở SXLR, NK phải công khai lại thông tin về mức tiêu thụ năng lượng và dán nhãn năng lượng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng thay đổi;

b) Công khai sai mức tiêu thụ năng lượng;

c) Kết quả kiểm tra, giám sát theo hướng dẫn tại Điều 11 phát hiện mức tiêu thụ năng lượng thực tế vượt quá 04% so với mức công khai của cơ sở SXLR, NK; quãng đường sử dụng điện năng thực tế lớn hơn so với mức công khai của cơ sở SXLR, NK;

d) Đối với các xe cùng kiểu loại mà có các thông tin công khai thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến kết quả về mức tiêu thụ năng lượng (tên thương mại, tính tiện nghi và thẩm mỹ) thì cơ sở SXLR, NK phải thực hiện công bố lại thông tin nhưng không phải thử lại;

2. Nội dung, hình thức công khai lại thông tin về mức tiêu thụ năng lượng và dán lại nhãn năng lượng được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này.

Điều 11. Kiểm tra, giám sát liên quan đến thực hiện dán nhãn năng lượng

Cơ quan QLCL tổ chức kiểm tra, giám sát liên quan đến thực hiện dán nhãn năng lượng như sau:

1. Hằng năm, lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra việc tuân thủ về công khai thông tin mức tiêu thụ năng lượng, thực hiện dán nhãn của cơ sở SXLR, NK và kinh doanh xe theo hướng dẫn tại Chương III Thông tư này.

2. Kiểm tra đột xuất trong trường hợp nhận được phản ánh, khiếu nại có căn cứ về dấu hiệu vi phạm liên quan đến việc thực hiện dán nhãn năng lượng của cơ sở SXLR, NK. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm rõ ràng đến mức tiêu thụ năng lượng đã công khai, cơ quan QLCL có quyền yêu cầu cơ sở SXLR, NK phải thử lại mức tiêu thụ năng lượng và thực hiện việc công khai lại thông tin về mức tiêu thụ năng lượng.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan QLCL

1. Tiếp nhận, công khai thông tin liên quan đến mức tiêu thụ năng lượng của xe theo hướng dẫn tại Thông tư này trên trang thông tin điện tử của cơ quan QLCL.

2. Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tranh chấp, xử lý vi phạm liên quan đến việc công khai mức tiêu thụ năng lượng của xe và dán nhãn năng lượng.

3. Thông báo tới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý vi phạm theo quy định khi phát hiện cơ sở SXLR, NK và kinh doanh xe vi phạm một trong các trường hợp sau đây:

a) Không trung thực trong việc công khai thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;

b) Dán nhãn năng lượng giả;

c) Dán nhãn năng lượng khi chưa thực hiện việc công khai thông tin về mức tiêu thụ năng lượng theo hướng dẫn hoặc không thực hiện việc công khai lại thông tin về mức tiêu thụ năng lượng theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư này;

d) Nhãn năng lượng không đúng nội dung, quy cách theo hướng dẫn của Bộ Công Thương hoặc thể hiện sai mức tiêu thụ năng lượng trong Bản công khai mức tiêu thụ năng lượng;

đ) Các vi phạm khác liên quan đến việc dán nhãn năng lượng.

4. Tổng hợp kết quả thực hiện công tác kiểm tra dán nhãn năng lượng xe, báo cáo Bộ Giao thông vận tải khi có yêu cầu.

Điều 13. Trách nhiệm của cơ sở thử nghiệm

Chịu trách nhiệm về tính chính xác và hiệu lực của kết quả thử tiêu thụ năng lượng của xe theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Điều 14. Trách nhiệm của cơ sở SXLR, NK và kinh doanh xe

1. Thực hiện công khai thông tin mức tiêu thụ năng lượng và dán nhãn năng lượng cho xe theo hướng dẫn tại Thông tư này trước khi đưa ra thị trường.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung mức tiêu thụ năng lượng đã công khai.

3. Cơ sở SXLR, NK lưu trữ tài liệu liên quan đến công khai thông tin mức tiêu thụ năng lượng, gồm: bản công khai mức tiêu thụ năng lượng; bản sao báo cáo về mức tiêu thụ năng lượng của kiểu loại xe tối thiểu 03 năm kể từ thời điểm dừng SXLR, NK kiểu loại xe.

4. Cơ sở SXLR, NK thực hiện báo cáo định kỳ gửi về cơ quan QLCL bao gồm các thông tin như sau:

a) Tên báo cáo: Báo cáo định kỳ về việc dán nhãn năng lượng.

b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Số lượng các kiểu loại xe dán nhãn năng lượng; tiêu thụ năng lượng trung bình chung trong 01 năm của mỗi cơ sở SXLR, NK.

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Cơ sở SXLR, NK.

d) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đăng kiểm Việt Nam.

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử; được gửi bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính, gửi qua hệ thống thư điện tử, các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

e) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 20 tháng 12 hằng năm.

g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng năm.

h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

i) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo hướng dẫn tại Phụ lục VIII Thông tư này.

5. Cơ sở SXLR, NK có trách nhiệm báo cáo cơ quan QLCL khi có các thay đổi liên quan đến thông tin nhãn năng lượng đã công bố để được xem xét và giải quyết.

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2023. Khuyến khích các cơ sở SXLR; tổ chức, cá nhân NK xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan áp dụng Thông tư này sớm hơn thời điểm có hiệu lực nêu trên.

2. Căn cứ thời điểm áp dụng:

a) Đối với xe SXLR mới: Tính từ ngày ghi trên phiếu xuất xưởng.

b) Đối với xe NK mới: Tính từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Luật Hải quan hoặc ngày về đến cảng, cửa khẩu của Việt Nam.

3. Việc thử theo điểm c khoản 2 Điều 5 và điểm d khoản 2 Điều 6 Thông tư này được áp dụng trong vòng03 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

4. Trường hợp các văn bản, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật dẫn chiếu trong Thông tư này có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 16;
- Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Công báo;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT;
- Lưu: VT Bộ GTVT.

BỘ TRƯỞNG



 

 

Nguyễn Văn Thắng

 

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Thông tư DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi