Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi)
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tải về
thuộc tính Luật
Lĩnh vực: | Giao thông | Loại dự thảo: | Luật |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Bộ Giao thông Vận tải | Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Dự kiến thông qua tại: | Kì họp đang cập nhật - Khóa đang cập nhật |
Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.Tải Luật
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUỐC HỘI Luật số: / /QH DỰ THẢO (Ngày 09/07/2018) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
LUẬT
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật giao thông đường bộ.
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Sửa đổi, bổ sung các khái niệm để thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật như trọng lượng, trọng tải, khối lượng, trọng lượng, người điều hành vận tải, đường bộ, công trình đường bộ, đường cao tốc, xe cơ giới, xe điện, xe chở người, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, vận tải công cộng …;
- Sửa đổi, bổ sung khái niệm đường đô thị, đường phố, đường giao thông nông thôn để bao quát được hết ngõ, ngách của đô thị, đường liên thôn, đường nội đồng của giao thông nông thôn;
- Sửa đổi, bổ sung các khái niệm như nút giao khác mức; đường gom; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ…;
- Bổ sung các khái niệm về cứu hộ, cứu nạn; các khái niệm liên quan đến hệ thống giao thông thông minh;
- Bổ sung khái niệm chỉ giới xây dựng công trình đường bộ;
- Bổ sung khái niệm chủ sở hữu công trình đường bộ, người quản lý sử dụng công trình đường bộ;
- Xem xét sửa đổi, bổ sung khái niệm đường trục chính…
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ
Sửa đổi, bổ sung để làm rõ các nguyên tắc hiện đang quy định như: hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, an toàn, hiệu quả, gắn với trật tự an toàn xã hội và chính sách an ninh, quốc phòng; nguyên tắc tiếp cận, sử dụng an toàn các phương tiện vận tải công cộng cho người già, trẻ em và người khuyết tật; nguyên tắc quản lý hoạt động phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp; nguyên tắc phát triển giao thông theo quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành; nguyên tắc phát triển đồng bộ, hiện đại...
Điều 5. Chính sách phát triển giao thông đường bộ
- Bổ sung chính sách phát triển: xem xét bổ sung các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với từng hoạt động cụ thể; nghiên cứu bổ sung ưu tiên phát triển đối với hệ thống đường cao tốc; phát triển các tuyến đường vành đai các đô thị, phát triển các tuyến đường liên kết các khu vực kinh tế trọng điểm, phát triển giao thông nông thôn;
- Ưu tiên đầu tư phát triển các tuyến đường bộ kết nối với cảng hàng không, cảng biển, cảng đường thủy, ga đường sắt nhằm kết nối các phương thức vận tải;
- Bổ sung chính sách hỗ trợ đối với các đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng phương tiện chạy nhiên liệu sạch; chính sách khuyến khích phát triển đối với các đơn vị kinh doanh xe buýt, trạm dừng nghỉ, bến xe khách,…;
Điều 6. Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ
Sửa đổi các quy định về quy hoạch giao thông đường bộ phù hợp với Luật quy hoạch và yêu cầu phát triển, quản lý của ngành;
Điều 7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ
Sửa đổi, bổ sung quy định về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ theo hướng: mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường bộ đều có trách nhiệm tuyên, truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đường bộ, phân định rõ trách nhiệm tuyên truyền của chính quyền địa phương, các cơ quan thông tinh, truyền thông, Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chính sách pháp luật về giao thông đường bộ.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Đưa một số hành vi không được thực hiện tại các chương trong Luật giao thông đường bộ hiện hành về Điều này để đảm bảo tính thống nhất;
- Bổ sung các hành vi cấm liên quan đến các hoạt động vận tải gây mất an toàn cho xã hội.
- Bổ sung hành vi cấm lưu hành phương tiện quá khổ, quá tải trái phép trên đường bộ.
CHƯƠNG II. QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 9. Quy tắc chung
- Sửa đổi các quy tắc giao thông phù hợp với Công ước về Biển báo và Tín hiệu đường bộ, Công ước về Giao thông đường bộ (2 Công ước Viên) và các quy định chưa phù hợp với thực tế hiện nay, trong đó có quy định về việc thắt dây an toàn trên xe ô tô đối với tất cả các vị trí có dây an toàn.
- Bổ sung các quy định về giao thông đối với đường chuyên dùng; quy tắc giao thông đường đô thị và đường ngoài đô thị, đường giao thông nông thôn; các quy định liên quan đến điều hành, quản lý giao thông thông minh.
- Bổ sung các quy tắc sử dụng xe điện 4 bánh chạy bằng năng lượng điện; quy tắc tham gia các loại phương tiện mới, phương tiện giao thông thông minh…;
- Sửa đổi các quy định cụ thể không phù hợp như: sử dụng làn đường, lùi xe, dừng đỗ, chuyển hướng, chuyển làn…
- Nghiên cứu bổ sung quy định về giao thông đối với cầu dài vượt biển, hầm, đường cao tốc,…
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
Sửa đổi, bổ sung các quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ theo hướng phù hợp với thực tiễn triển khai, điều chỉnh, nội luật hóa một sộ nội dung về hệ thống báo hiệu đường bộ cho phù hợp với quy định của Công ước về Biển báo và tín hiệu đường bộ.
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chấp hành báo hiệu đường bộ theo hướng phù hợp với thực tiễn triển khai và các quy định của Công ước về Biển báo và tín hiệu đường bộ.
Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe
Nghiên cứu nâng các quy định về tốc độ xe, khoảng cách giữa các xe đã được quy định ổn định tại văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết lên dự thảo Luật.
Điều 13. Sử dụng làn đường
Luật giao thông đường bộ hiện hành quy định người điều khiển phương tiện chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép, tuy nhiên, Luật không quy định thế nào là nơi cho phép chuyển làn, cũng không giao nhiệm vụ cho cơ quan nào có thẩm quyền quy định. Do đó, dự thảo Luật lần này sẽ nghiên cứu, bổ sung thêm thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết nội dung này.
Điều 14. Vượt xe
Sửa đổi để làm rõ khái niệm vượt xe, phân biệt giữa vượt xe với chuyển làn, chuyển hướng.
Điều 15. Chuyển hướng xe
Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các quy định về chuyển hướng xe để đảm bảo các hoạt động vận tải trên đường bộ được an toàn, thông suốt.
Điều 16. Lùi xe
Quy định về lùi xe tại khoản 1 Điều 16 hiện phù hợp với xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô, chưa phù hợp với xe mô tô, xe đạp.
Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều
Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về tránh xe đi ngược chiều để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động, tránh gây mất an toàn giao thông.
Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
- Quy định tại Khoản 1 Luật giao thông đường bộ hiện chưa phù hợp đối với xe mô tô, xe đạp vì vậy cần bổ sung quy định “để xe”; phân định rạch ròi các quy định về dừng, đỗ, để xe đối với các loại xe ô tô, mô tô, xe thô sơ để thuận tiện cho việc triển khai, áp dụng;
- Mặt khác, việc quy định cứng trong Luật về việc khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay hai biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe là chưa phù hợp đối với đường một chiều hoặc đường đôi (có dải phân cách giữa).
- Xem xét việc quy định thời gian dừng, đỗ (như dừng xe tại các sân bay) để làm tăng hiệu quả các điểm dừng, đỗ trên đường, giảm ách tắc giao thông.
Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường phố
Bổ sung các quy định cụ thể về việc dừng xe, đỗ xe trên đường phố cho phù hợp với thực tiễn phát sinh.
Điều 20. Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
Bổ sung, chuyển hóa các quy định về nguyên tắc xếp hàng trên phương tiện đang được quy định tại các văn bản dưới luật lên dự thảo Luật giao thông đường bộ để tăng trách nhiệm của lái xe, chủ phương tiện, người xếp hàng đảm bảo không chở hàng quá khổ, quá tải trọng.
Điều 21. Trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng
Sửa đổi cụm từ “công nhân duy tu” đề phù hợp với các khái niệm hiện nay; làm rõ các quy định về xe ô tô chở người trong các trường hợp này để đảm bảo an toàn giao thông.
Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe
Bổ sung quy định về ưu tiên các phương tiện ngành giao thông thực hiện công tác ứng cứu lụt, bão, tình trạng giao thông khẩn cấp; nghiên cứu, bổ sung làm rõ quy định về việc “không bị hạn chế tốc độ”, “được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được” và “chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông”…
Điều 23. Qua phà, qua cầu phao
Nghiên cứu, điều chỉnh thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao cho phù hợp với thực tiễn và tính cấp thiết của từng loại hình vận tải như: xe được quyền ưu tiên, xe chở thư báo, xe chở khách công cộng lên trước xe chở thực phẩm tươi sống
Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
Nghiên cứu, bổ sung làm rõ quy định về việc nhường đường tại nơi đường giao nhau giữa đường ưu tiên hoặc đường không ưu tiên, giữa đường bộ và đường sắt, nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên tại nơi đường giao nhau.
Điều 25. Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt
Nghiên cứu, bổ sung quy định về đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt để đảm bảo an toàn giao thông, phù hợp với các nguyên tắc giao thông được quy định trong Luật đường sắt.
Điều 26. Giao thông trên đường cao tốc
Bổ sung các quy định liên quan đến quy tắc giao thông trên đường cao tốc để đảm bảo an toàn giao thông;
Sửa đổi, bổ sung Điều 26 và các điều có liên quan trong chương quy tắc phù hợp với đường cao tốc
Điều 27. Giao thông trong hầm đường bộ
Bổ sung, làm rõ hơn các quy tắc giao thong trong hầm đường bộ để phù hợp với thực tiễn và bảo đảm an toàn giao thông.
Điều 28. Tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ
- Xem xét sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn, trách nhiệm, thẩm quyền, hình thức công bố các hệ thống đường trong đó có trách nhiệm của chủ sở hữu, người quản lý sử dụng đường chuyên dùng.
- Chuyển hóa các quy định về quản lý tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết vào dự thảo luật.
Điều 29. Xe kéo xe và xe kéo rơ moóc
Về xe ô tô, mô tô kéo theo xe khác: hiện nay Luật đã quy định về việc xe ô tô kéo xe khác và đã có quy định về việc cấm người điều khiển xe mô tô sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, nhưng chưa có quy định về việc cấm xe ô tô, mô tô đẩy xe khác, vật khác.
Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
Điều 32. Người đi bộ
Điều 33. Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông
Điều 34. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ
Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ
Nghiên cứu, bổ sung các quy định về hoạt động khác trên đường bộ để đảm bảo phù hợp với thực tiễn và nhu cầu sử dụng đường bộ trong các hoạt động văn hóa, thể thao (hội chợ đêm, hội chợ trên đường phố…)
Điều 36. Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố
Nghiên cứu, bổ sung các quy định về sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường bộ để đảm bảo phù hợp với thực tiễn và nhu cầu sử dụng đường bộ (như đặt máy bán hàng tự động, các bốt điện thoại công cộng..).
Điều 37. Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông
- Xem xét việc phân cấp trách nhiệm tổ chức giao thông tại đường địa phương; trong đó phân cấp việc tổ chức giao thông ở đường xã và đường giao thông nông thôn.
- Bổ sung quy định về tổ chức giao thông đối với đường chuyên dùng; đường nội bộ các khu đô thị, khu công nghiệp…
Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
* Bổ sung các quy tắc:
- Bổ sung các quy định liên quan đến quy tắc giao thông trên đường cao tốc:
+ Bổ sung quy định về việc tham gia giao thông của các xe đối với đường có 3 làn xe trở lên/1 chiều: một số loại xe không được đi vào làn sát dải phân cách;
+ Bổ sung các quy tắc chuyển làn; dừng, đỗ…
- Bổ sung các quy định về giao thông đối với đường chuyên dùng; quy tắc giao thông đường đô thị và đường ngoài đô thị; các quy định liên quan đến điều hành, quản lý giao thông thông minh;
- Bổ sung các quy định liên quan đến xe điện 4 bánh chạy bằng năng lượng điện; quy tắc tham gia giao thông của các loại phương tiện mới, phương tiện giao thông thông minh…;
CHƯƠNG III. KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 39. Phân loại đường bộ
- Bổ sung, làm rõ đường giao thông nông thôn trong hệ thống đường bộ (đường trong các điểm dân cư nông thôn, đường nội đồng…);
- Về thẩm quyền phân loại và điều chỉnh hệ thống quốc lộ phù hợp với Luật quản lý tài sản công, Luật Thủ đô.
Điều 40. Đặt tên, số hiệu đường bộ
Chuyển hóa các nội dung về đặt tên, số hiệu đường bộ đã được quy định ổn định tai Nghị định số 11/2010/NĐ-CP lên nội dung dự thảo Luật.
Điều 41. Tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ
Nghiên cứu, sửa đổi việc quy định về cấp kỹ thuật để đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với thực tế triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông trong những năm qua.
Điều 42. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Xem xét tỉ lệ % đất dành cho kết cấu để đảm bảo tính khả thi, có quy định cụ thể trách nhiệm để thực hiện (hiện 16-26%).
- Xem xét quy định bắt buộc phải thực hiện tỷ lệ % đất dành cho giao thông trong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đô thị, quy hoạch giao thông và trách nhiệm kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch;
Điều 43. Phạm vi đất dành cho đường bộ
Xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định về hành lang an toàn đường bộ phù hợp với các cấp đường, loại công trình đường bộ (đường, hầm, cầu, phà, nút giao thông và ở nơi có tường chắn), chuyển các quy định chi tiết, cụ thể về phạm vi đất dành cho đường bộ đã được quy định ổn định tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết lên dự thảo luật.
Điều 44. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ
Xem xét sửa đổi, bổ sung, chuyển các quy định chi tiết, cụ thể về việc bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ đã được quy định ổn định tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết lên dự thảo luật.
Điều 45. Công trình báo hiệu đường bộ
Điều 46. Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Xem xét, sửa đổi theo quy định của Luật xây dựng đó là “được nghiệm thu hoàn thành công trình và bàn giao đưa vào khai thác theo quy định của pháp luật về xây dựng”
Bổ sung quy định về đầu tư xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, trong đó có nội dung cụ thể về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT.
Điều 47. Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác
Xem xét sửa đổi, bổ sung, chuyển các quy định chi tiết, cụ thể về việc thi công công trình trên đường bộ đang khai thác đã được quy định ổn định tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết lên dự thảo luật.
Điều 48. Quản lý, bảo trì đường bộ
- Bổ sung đầy đủ các nội dung về bảo trì công trình đường bộ phù hợp với Luật Xây dựng và thực tế yêu cầu đặt ra.
- Làm rõ trách nhiệm bảo trì của các cơ quan, tổ chức trong đó bổ sung trách nhiệm của các chủ đầu tư có đường chuyên dùng, đường được xây dựng bằng vốn ngoài ngân sách…
Điều 49. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ
Nghiên cứu, làm rõ quy định về nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với pháp luật về ngân sách, đảm bảo nguồn tài chính để quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ.
Điều 50. Xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt
Xem xét, sửa khái niệm “giao nhau cùng mức” thành “giao nhau đồng mức” cho phù hợp với Luật đường sắt. Đồng thời quy định chi tiết hơn các nguyên tắc, thẩm quyền xây dựng đoạn đường giao nhau cho phù hợp với các hệ thống pháp luật chuyên ngành.
Điều 51. Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ
Đổi tên trạm thu phí phù hợp với quy định hiện hành về Luật giá, Luật phí và lệ phí; sửa đổi, bổ sung các quy định phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành; chuyển hóa các nội dung liên quan đến cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ việc xã hội hóa bến xe, bãi đỗ xe, trạm từng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào dự thảo Luật.
Điều 52. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Sửa đổi, bổ sung cụ thể hơn về trách nhiệm quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, công trình đường bộ của chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng, bảo vệ công trình đường bộ trên sông, chạy song song với sông hồ (phòng chống khai thác cát, sỏi làm xói lở cầu, đường và các công trình đường bộ khác).
Bổ sung một số Điều…:
- Nghiên cứu bổ sung một số điều quy định về hệ thống giao thông thông minh; quy định về đơn vị xây dựng và quản lý quản lý các dữ liệu về phương tiện, hạ tầng giao thông, người lái xe, cơ chế chia sẻ dữ liệu,... để phục vụ hệ thống giao thông thông minh. Đồng thời làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của xe ô tô tự lái trong tương lai;
- Bổ sung các quy định liên quan đến đặc thù của đường cao tốc;
Đưa việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các dự án đầu tư theo hình thức PPP, hợp đồng BOT vào Luật. Các phương tiện giao thông phải có trách nhiệm mua vé khi đi qua trạm và tuân thủ Luật Giao thông đường bộ khi qua trạm thu giá
CHƯƠNG IV. PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
Điều 54. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới
Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
Xem xét quy định việc đảm bảo khí thải, chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe mô tô (kiểm định những gì; yêu cầu; lộ trình thực hiện)
Điều 56. Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ
Điều 57. Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng
* Bổ sung các điều khoản, quy định liên quan đến xe bốn bánh chạy bằng năng lượng điện, các loại phương tiện thông minh, phương tiện mới, phương tiện lưỡng tính chạy trên đường bộ và đường thủy, đường không…
Điều….
- Nghiên cứu, bổ sung việc phân loại để nhận biết, quản lý xe kinh doanh và xe không kinh doanh vận tải; về quy định liên quan đến tài khoản giao thông của chủ phương tiện.
- Bổ sung quy định về xe tự lái, quản lý xe máy điện và xe đạp điện
- Bổ sung quy định về phương tiện xe ô tô chở người phải có dây đai an toàn và ghế ngồi trẻ em, tính năng nhận diện phản quang trên các xe tải cỡ lớn, tính năng đèn nhận diện ban ngày
- Bổ sung quy định về điều kiện xe cơ giới hoạt động trong khu vực nội bộ, công trường, khu vực mỏ, cảng, bến;
- Bổ sung quy định trong Luật về việc bảo đảm tính kết hợp, kết nối giữa phương tiện (biển số) với tem kiểm định và thẻ chíp điện tử phục vụ việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.
CHƯƠNG V. NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
Điều 59. Giấy phép lái xe
- Phân lại các hạng giấy phép lái xe phù hợp với Công ước Viên, trong đó quy định điều khoản chuyển tiếp phù hợp với từng loại và đổi sang loại giấy phép mới khi hết hạn.
- Bổ sung thẩm quyền cấp giấy phép lái xe quốc tế;
- Bổ sung quy định đối với người khuyết tật điều khiển xe ô tô B1 số tự động;
Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
- Bổ sung các quy định về điều kiện đối với người lái xe hiện đang quy định tại Thông tư như là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài phải đang cư trú, công tác, học tập tại Việt Nam.
- Xem xét tăng độ tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ phù hợp với Bộ luật lao động.
- Xem xét độ tuổi của người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện; điều kiện để điều khiển (có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật).
Điều 61. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe
Chuyển hóa các nội dung đã được quy định ổn định tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết lên nội dung dự thảo Luật.
Điều 62. Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
Bổ sung các quy định về điều kiện đối với người lái xe hiện đang quy định tại Thông tư.
Điều 63. Điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông
Bổ sung:
Bổ sung thẩm quyền của Bộ trưởng trong việc quy chi tiết các nội dung về quản lý, đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe.
CHƯƠNG VI. VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Mục 1. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Điều 64. Hoạt động vận tải đường bộ
Bổ sung quy định hoạt động vận tải đường bộ quốc tế, vận tải quá cảnh.
Điều 65. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô
Nghiên cứu sửa đổi quy định thời gian làm việc của lái xe trong ngày đảm bảo phù hợp với thực tế. Bổ sung quy định thời gian nghỉ tối thiểu giữa 2 lần lái xe liên tục 4 giờ.
Điều 66. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Nghiên cứu sửa đổi, điều chỉnh các loại hình kinh doanh vận tải khắc phục những bất cập hiện nay trong quản lý và hoạt động kinh doanh vận tải tuyến cố định, hợp đồng, taxi, phù hợp với thực tiễn hoạt động vận tải hiện nay.
Điều 67. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các điều kiện kinh doanh tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo an toàn giao thông như: sửa đổi quy định đối với nhân viên phục vụ trên xe, người điều hành vận tải, nơi đỗ xe…
- Bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe bốn bánh chạy điện: bổ sung các quy định về quản lý và đảm bảo an toàn giao thông; điều kiện người điều khiển phương tiện và phạm vi hoạt động của loại hình này.
Điều 68. Vận tải hành khách bằng xe ô tô
Xem xét, làm rõ hơn các quy định trách nhiệm của người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành.
Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách
Xem xét điều chỉnh bổ sung trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hành khách
Điều 70. Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe vận tải hành khách
- Bổ sung trách nhiệm của người lái xe vận tải hàng hóa;
- Bổ sung quy định chặt chẽ hơn trong quản lý lái xe kinh doanh vận tải (lái xe thương mại)
Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của hành khách
Điều 72. Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
Bổ sung các quy định liên quan đến trách nhiệm kiểm soát tải trọng phương tiện của lái xe, chủ phương tiện
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa
Bổ sung các quy định tăng cường trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa.
Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa
Bổ sung các quy định tăng cường trách nhiệm của người thuê vận tải hàng hóa.
Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng
Điều 76. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
Điều 77. Vận chuyển động vật sống
Điều 78. Vận chuyển hàng nguy hiểm
Bổ sung quy định về tập huấn và cấp chứng chỉ cho lái xe được phép vận chuyển theo từng loại hàng nguy hiểm đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
Điều 79. Hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị
Bổ sung các quy định đặc thù về vận tải đường bộ trong đô thị
Điều 80. Vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự
Bổ sung quy định về kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe ô tô 4 bánh có gắn động cơ và các loại tương tự.
Bổ sung quy định đối với phương tiện vận chuyển hàng rời.
Điều 81. Vận tải đa phương thức
Bổ sung các quy định liên quan đến logistic.
Bổ sung 01 điều quy định về vận tải nội bộ.
* Xem xét, bổ sung quy định vận tải nội bộ: bổ sung các quy định về quản lý và đảm bảo an toàn giao thông; lắp thiết bị giám sát hành trình; quy định về quản lý, tổ chức vận tải đối với hoạt động vận tải không kinh doanh.
- Bổ sung các quy định trong hoạt động vận tải đường bộ có liên quan đến đặc thù của đường cao tốc.
Mục 2. DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Điều 82. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Nghiên cứu bổ sung các quy định về dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ kết nối vận tải để quản lý các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng trong vận tải đường bộ như Uber, Grab, Sàn Giao dịch vận tải,...
- Quy định quản lý hoạt động cho thuê phương tiện: trong đó lưu ý đối với cho thuê phương tiện vận chuyển trên 9 chỗ ngồi
- Bổ sung các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Điều 83. Tổ chức hoạt động của bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ
CHƯƠNG VII. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 84. Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
- Điều chỉnh, bổ sung nội dung quản lý nhà nước về giao thông, trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
- Bổ sung thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong việc quy định các thủ tục hành chính (sẽ bổ sung theo từng Chương, Điều)
- Bổ sung quy định trách nhiệm phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ GTVT trong cung cấp dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Điều 86. Thanh tra đường bộ
Điều 87. Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ
* Bổ sung quy định về việc xây dựng, chia sẻ, kết nối hệ cơ sở dữ liệu liên quan đến các vấn đề đảm bảo an toàn giao thông đường bộ; sử dụng hệ thống giám sát, hệ thống giao thông thông minh, sử dụng trang thiết bị để xử lý vi phạm.
CHƯƠNG VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 88. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm
2. Luật này thay thế Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008.
Điều 89. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa …, kỳ họp thứ … thông qua ngày … tháng … năm ….
văn bản tiếng việt
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!