Đeo tai nghe hướng dẫn chỉ đường có bị phạt không?

Không thuộc đường nên đeo tai nghe để được Google Maps chỉ dẫn, người điều khiển phương tiện liệu có bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm?


1. Đeo tai nghe chỉ đường khi điều khiển xe máy bị phạt bao nhiêu?

Tai nghe là một thiết bị âm thanh phổ biến được thiết kế nhỏ gọn để thuận thiện mang theo khi di chuyển. Tuy nhiên, âm thanh phát ra từ thiết bị này có thể khiến người nghe mất tập trung, ảnh hưởng đến việc quan sát và di chuyển trên đường. Từ đó tiểm ẩn nhiều nguy hiểm về tai nạn giao thông.

Bởi lẽ đó, điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Theo quy định này, ngoại trừ máy trợ thính thì mọi thiết âm thanh khác đều bị cấm sử dụng khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện tham gia giao thông. Do đó, việc sử dụng tai nghe để nghe hướng dẫn đường là hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu cố tình vi phạm, người điều khiển xe máy sẽ bị Cảnh sát giao thông xử phạt the điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi

h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Như vậy, khi đeo tai nghe hướng dẫn chỉ đường, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 01 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (theo điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). 

deo tai nghe chi duong co bi phat


2. Đeo tai nghe chỉ đường khi lái ô tô có bị phạt không?

Hiện nay, theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, yêu cầu không sử dụng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông chỉ được đặt ra đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy.

Đồng nghĩa rằng, Luật Giao thông đường bộ 2008 không cấm người cầm lái ô tô sử dụng tai nghe khi đang điều khiển phương tiện.

Mặt khác, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng không có điều khoản này quy định về mức phạt đối với hành vi người điều khiển ô tô sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông.

Như vậy, việc sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông bằng ô tô sẽ không bị coi là hành vi vi phạm hành chính. Do đó, hành vi đeo tai nghe chỉ đường khi lái ô tô sẽ không bị phạt.

Dù không bị xử phạt nhưng việc đeo tai nghe cũng ít nhiều gây sao nhãng đối với người tham gia giao thông. Do vậy, các bác tài cũng cần hạn chế sử dụng tai nghe khi điều khiển ô tô.


3. Ai có thẩm quyền xử phạt lỗi đeo tai nghe khi lái xe?

Căn Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đeo tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy bao gồm:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt vi phạm trong phạm vi quản lý của địa phương mình.

- Cảnh sát giao thông thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội được giao nhiệm vụ phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông để tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi đeo tai nghe chỉ đường có bị phạt không. Nếu vẫn còn vướng mắc về mức phạt vi phạm, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Tăng mạnh mức phạt vi phạm giao thông

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ và việc khám sức khoẻ đối với người lái xe, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới tại Thông tư này.

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Vừa qua, rất nhiều thông tin đã lan truyền rằng từ 15/11/2024, người dân sẽ không còn được giám sát CGST bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Vậy bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình phải hiểu thế nào cho đúng?