Công văn 9211/BGTVT-VT 2020 thực hiện nội dung liên quan quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 9211/BGTVT-VT

Công văn 9211/BGTVT-VT của Bộ Giao thông Vận tải về công tác phối hợp, hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP và Thông tư 12/2020/TT-BGTVT
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:9211/BGTVT-VTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Đình Thọ
Ngày ban hành:15/09/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

tải Công văn 9211/BGTVT-VT

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 9211/BGTVT-VT PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 9211/BGTVT-VT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
_____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Số: 9211/BGTVT-VT
V/v công tác phối hợp, hướng dẫn triển khai thực hiện một số nội dung liên quan quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2020

Kính gửi:

- Các Bộ: Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông;
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Trung tâm Công nghệ thông tin;
- Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.

Thực hiện các nhiệm vụ được giao của Bộ (GTVT) tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây viết tắt là Nghị định số 10/2020/NĐ- CP), Bộ GTVT đã có Văn bản số 2232/BGTVT-VT gửi các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị phối hợp triển khai thực hiện Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ; Văn bản số 1014 /BGTVT-VT ngày 07/2/2020 gửi yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT và Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thực hiện Nghị định số 10/2020/NĐ-CP .

Từ ngày 07/07/2020 đến ngày 15/07/2020, Bộ GTVT đã tổ chức 03 Hội nghị tại 03 miền (tại miền Bắc vào ngày 06/7, tại miền Trung vào ngày 09/7 và tại miền Nam vào ngày 15/7) để triển khai Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (sau đây viết tắt là Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT); đồng thời, tại các Hội nghị nêu trên có lồng ghép nội dung nắm bắt và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải đường bộ sau dịch Covid-19. Thành phần tham dự hội nghị bao gồm: 63 Sở Giao thông vận tải (gồm: Lãnh đạo Sở, Phòng Quản lý vận tải, Thanh tra Sở) và đại diện các Hiệp hội vận tải ô tô, các doanh nghiệp vận tải, Bến xe trên toàn quốc; tổng số đại biểu tham dự là trên 700 người.

Trong quá trình triển khai thực hiện từ ngày 01/4/2020 đến nay, Bộ GTVT đã nhận được Văn bản số 2168/BCT-TMĐT ngày 26/3/2020 của Bộ Công Thương, Văn bản số 2037/BTTTT-THH ngày 03/6/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phối hợp và hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ;

Văn bản số 5096/TCĐBVN-VT ngày 22/7/2020 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc báo cáo công tác thực hiện tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ; các văn bản kiến nghị, đề nghị hướng dẫn để thống nhất thực hiện một số nội dung liên quan đến quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT: Văn bản số 6218/TCĐBVN-VT ngày 31/8/2020 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Văn bản số (1331/SGTVT-QLVT ngày 22/5/2020, 1956/SGTVT-QLVT ngày 27/7/2020) của Sở GTVT Hải Phòng, Văn bản số 1007/SGTVT-QLVT ngày 22/7/2020 của Sở GTVT Lâm Đồng, Báo cáo số 335/BC-SGTVTXD ngày 29/7/2020 của Sở GTVT-XD Lào Cai, Văn bản số 1186/SGTVT-QLVT,PT&NL ngày 04/8/2020 của Sở GTVT Kon Tum, Văn bản số 1642/SGTVT-QLVT,PT&NL ngày 20/8/2020 của Sở GTVT Gia Lai, Văn bản số 21/VT-HH ngày 31/7/2020 của Hiệp hội vận tải ô tô Cao Bằng.

Trên cơ sở đề xuất của Vụ Vận tải, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ (Văn bản số 577/TTr-CN ngày 06/8/2020, Văn bản số 590/TTr-CN ngày 07/8/2020 ), Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Văn bản số 5096/TCĐBVN-VT ngày 22/7/2020, Văn bản số 6218/TCĐBVN-VT ngày 31/8/2020), Cục Đăng kiểm Việt Nam (Văn bản số 2614/ĐKVN-VAR ngày 10/8/2020), Bộ GTVT trân trọng đề nghị các Bộ phối hợp thống nhất hướng dẫn thực hiện, yêu cầu các Sở GTVT và các cơ quan, đơn vị thống nhất thực hiện các nội dung sau:

1. Đối với ý kiến của Bộ Công Thương tại Văn bản số 2168/BCT-TMĐT ngày 26/3/2020

1.1. Nội dung: “Về quy định và hướng dẫn về hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong lĩnh vực vận tải”; “Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong lĩnh vực vận tải” theo nhiệm vụ được giao tại Điều 31 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 2168/BCT-TMĐT ngày 26/3/2020.

Đối với nội dung này, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương tại Văn bản số 2168/BCT-TMĐT ngày 26/3/2020 (Văn bản số 2168/BCT-TMĐT ngày 26/3/2020 gửi kèm theo Công văn này).

1.2. Nội dung: “đề nghị Bộ Giao thông vận tải có hướng dẫn cụ thể và phối hợp trong việc xác định mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải.”.

Theo quy định của Nghị định 10/2020/NĐ-CP đã xác định rõ khi nào là đơn vị kinh doanh vận tải, vì vậy trên cơ sở quy định của Nghị định 10/2020/NĐ-CP để các đơn vị xác định mô hình kinh doanh và căn cứ hướng dẫn nêu trên của Bộ Công Thương để thực hiện đúng quy định.

2. Đối với ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Văn bản số 2037/BTTTT-THH ngày 03/6/2020

2.1. Nội dung: “Về hướng dẫn quản lý về sử dụng tần số vô tuyến điện, hạ tầng thông tin và cước dịch vụ dữ liệu cho thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô và các thiết bị thông tin, liên lạc khác sử dụng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”.

Đối với nội dung này, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại mục 1 Văn bản số 2037/BTTTT-THH ngày 03/6/2020 (Văn bản số 2037/BTTTT- THH ngày 03/6/2020 gửi kèm theo Công văn này).

2.2. Nội dung: “Về hướng dẫn đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải quy định tại Điều 35 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP”.

Đối với nội dung này, tại khoản 3 Điều 27 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP đã giao nhiệm vụ Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải quản lý và hướng dẫn đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải quy định tại Điều 35 của Nghị định này”. Do đó, Bộ GTVT đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện nội dung quy định này.

Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo nội dung hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông theo đúng thẩm quyền được giao tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP .

2.3. Nội dung: “Về công tác quản lý đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải: Công tác quản lý các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải không thể tách rời với việc quản lý các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Do vậy, Bộ TTTT đề nghị Bộ GTVT có hướng dẫn yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải kê khai và định kì cập nhật thông tin về các phần mềm và đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải đang sử dụng. Thông qua việc kê khai này, Bộ GTVT cung cấp cho Bộ TTTT danh sách các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải đang được các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sử dụng thực tế và các thông tin liên quan phục vụ công tác quản lý. Bộ TTTT cũng đề nghị, Bộ GTVT phối hợp với Bộ TTTT để đưa các nội dung xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải không tuân thủ quy định vào Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính do Bộ Giao thông vận tải chủ trì xây dựng, làm cơ sở cho việc thanh tra, xử lý vi phạm sau này và phối hợp với Bộ TTTT trong việc thanh tra, kiểm tra.”

Nội dung này, Bộ GTVT sẽ phối hợp thực hiện theo quy định khoản 3 Điều 27 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP như đã nêu trên; đồng thời sẽ cùng Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan phối hợp để Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện công tác quản lý theo quy định.

3. Đối với nhóm nội dung kiến nghị liên quan nhiệm vụ của Bộ Tài chính: “Đề nghị Bộ GTVT có văn bản gửi Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn về truyền dẫn thông tin hóa đơn điện tử, vé điện tử để các đơn vị kinh doanh vận tải nghiên cứu, thực hiện theo đúng quy định”.

Nội dung này, tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP đã có quy định: “2. Quy định và hướng dẫn việc thực hiện kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử, vé điện tử của các loại hình kinh doanh vận tải hành khách và hàng hoá bằng xe ô tô, chia sẻ thông tin cho Bộ Giao thông vận tải để phối hợp quản lý”. Do đó, Bộ GTVT trân trọng đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn để Sở GTVT và các đơn vị vận tải có cơ sở triển khai thực hiện.

4. Đối với nhóm nội dung kiến nghị liên quan nhiệm vụ của Bộ GTVT:

4.1. Nội dung: “Đề nghị làm rõ các chi nhánh của doanh nghiệp và HTX kinh doanh vận tải có trụ sở chính ở ngoài tỉnh có cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải không và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải như thế nào?”

Đối với nội dung này, tại khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền”; tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định “Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính;… Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện phải gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê…”; tại khoản 3 Điều 27 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định “Chi nhánh là đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp của hợp tác xã có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng, nhiệm vụ của hợp tác xã, liên minh hợp tác xã. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của hợp tác xã, liên minh hợp tác xã”.

Đồng thời để đảm bảo thực hiện đồng bộ, logic đối với các quy định quản lý hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP (điểm c khoản 1 và khoản 5 Điều 6; khoản 5 và khoản 8 Điều 7 và Điều 8, Điều 22…) thì việc chi nhánh doanh nghiệp, hợp tác xã cần phải được Sở GTVT nơi đặt trụ sở chi nhánh cấp Giấy phép KDVT bằng xe ô tô.

Như vậy, trường hợp chi nhánh doanh nghiệp, hợp tác xã có hoạt động kinh doanh vận tải (KDVT) bằng xe ô tô thì phải được Sở GTVT nơi đặt trụ sở chi nhánh cấp Giấy phép KDVT bằng xe ô tô theo quy định tại Chương V Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.

4.2. Về các nội dung đề nghị về vấn đề hợp tác kinh doanh:

a) Đối với nội dung: “Các đơn vị kinh doanh vận tải muốn hợp tác kinh doanh phải có đăng ký ngành nghề “kinh doanh vận tải”, cụ thể là: Hai doanh nghiệp, HTX muốn hợp tác kinh doanh vận tải phải đăng ký ngành nghề “kinh doanh vận tải”; Hộ gia đình muốn đưa xe vào Doanh nghiệp, HTX để hợp tác kinh doanh thì Hộ gia đình phải đăng ký Hộ kinh doanh có ngành nghề “kinh doanh vận tải”.”

Đối với nội dung này, tại điểm a khoản 1 Điều 13 và khoản 1 Điều 14 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định điều kiện xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô: “Phải thuộc quyền sở hữu... hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật”; tại điểm d khoản 3 Điều 34 Nghị định số 10/2020/NĐ- CP quy định: “Trong trường hợp có từ 02 đơn vị kinh doanh vận tải trở lên hợp tác để cùng kinh doanh vận tải phải có hợp đồng hợp tác, trong nội dung hợp đồng phải thể hiện: Đơn vị nào chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hóa, quyết định giá cước vận tải và các nội dung theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này”.

Theo quy định của Nghị định 10/2020/NĐ-CP nêu trên thì:

- Hợp tác kinh doanh vận tải được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP: “d) Trong trường hợp có từ 02 đơn vị kinh doanh vận tải trở lên hợp tác để cùng kinh doanh vận tải phải có hợp đồng hợp tác, trong nội dung hợp đồng phải thể hiện: Đơn vị nào chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hóa, quyết định giá cước vận tải và các nội dung theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này.”. Như vậy trường hợp hai doanh nghiệp, HTX muốn hợp tác kinh doanh vận tải theo quy định của Nghị định thì phải là đơn vị kinh doanh vận tải.

- Đối với phương tiện tham gia kinh doanh vận tải, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện đúng về quyền sử dụng phương tiện để kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13, điểm a khoản 1 Điều 14, điểm b khoản 4 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

Do đó, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định nêu trên.

b) Đối với nội dung: “Trường hợp Hộ gia đình kinh doanh vận tải (không được kinh doanh vận tải tuyến cố định, taxi...) có được hợp tác với Doanh nghiệp, HTX được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải loại hình theo tuyến cố định, taxi để kinh doanh hay không?”

Đối với nội dung này, khoản 2 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “2. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi…”. Như vậy, việc hợp tác kinh doanh vận tải trường hợp này phải thực hiện theo đúng quy định của Luật giao thông đường bộ và nội dung hướng dẫn của Nghị định 10 đã được nêu tại điểm a mục này.

c) Đối với nội dung: “Doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải ngoại tỉnh có được hợp tác với Doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh trong tỉnh không? Ví dụ, Công ty TNHH Grab được cấp GPKD vận tải tại thành phố Hồ Chí Minh có được ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhiều Doanh nghiệp, HTX và Hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng?”

Đối với nội dung này, theo các quy định pháp luật hiện hành, không có quy định cấm các đơn vị kinh doanh vận tải tại địa phương này hợp tác kinh doanh với đơn vị kinh doanh vận tải tại địa phương khách; việc hợp tác kinh doanh đảm bảo tuân thủ quy định tại điểm d khoản 3 Điều 34 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định tại mục 8 Bộ Luật dân sự năm 2015.

Đồng thời, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện các quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 14 và khoản 4, khoản 5 Điều 48 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT đối với các phương tiện được cấp phù hiệu, biển hiệu của đơn vị mình.

4.3. Đối với nội dung đề nghị: “Việc ký hợp đồng dịch vụ giữa HTX và thành viên hợp tác xã. Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 13; điểm a, khoản 1, Điều 14 “Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã”. Có thể hiểu là: Thành viên HTX phải giao xe cho HTX để HTX tổ chức kinh doanh vận tải, tức là HTX phải thực hiện tổ chức sản xuất tập trung, thực hiện chế độ hoạch toán, kế toán như một doanh nghiệp; in ấn phát hành hóa đơn chứng từ (vé hành khách), kê khai nộp thuế...; HTX phải chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và chia lợi nhuận cho thành viên; Trên thực tế hiện nay, không có HTX nào có thể thực hiện được mô hình tổ chức sản xuất tập trung như nêu trên mà các HTX hiện tại, chủ yếu làm các dịch vụ có liên quan đến việc đăng ký cho phương tiện của thành viên tham gia hoạt động kinh doanh và thực hiện một số nghiệp vụ quản lý theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước như hồ sơ sổ sách theo quy định của pháp luật, theo dõi phương tiện hoạt động qua thiết bị giám sát hành trình... còn việc quản lý, sử dụng phương tiện, thuê xe và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh là của thành viên HTX... Từ thực tế nêu trên Sở GTVT Lâm Đồng kiến nghị:

- HTX đăng ký kinh doanh vận tải hay kinh doanh dịch vụ vận tải?

- Thành viên HTX có đăng ký kinh doanh vận tải hay không?

- Vấn đề đăng ký thuế của HTX và thành viên HTX? Vấn đề phát hành hóa đơn, chứng từ của HTX và thành viên HTX?

- Nội dung yêu cầu đối với HTX trong công tác quản lý thành viên, quản lý phương tiện và lái xe?”

Đối với các nội dung này, theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định số 10/2020/NĐ-CP , hợp tác xã được cấp Giấy phép KDVT là đơn vị hoạt động KDVT, không phải là đơn vị hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải; tại điểm a khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 14 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định: “… Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã”. Như vậy, hợp tác xã KDVT phải là đơn vị thực hiện KDVT bằng xe ô tô.

Do đó, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT thực hiện theo quy định nêu trên; đồng thời phối hợp với Liên minh hợp tác xã và cơ quan thuế tại địa phương nghiên cứu và có hướng dẫn cụ thể đảm bảo theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã và pháp luật về thuế.

4.4. Đối với nội dung: “Về việc ký hợp đồng điện tử (theo điểm b khoản 4 Điều 16 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP) khi bên thuê vận tải (hành khách) không thể thực hiện ký số khi giao kết hợp đồng”.

Đối với nội dung này, đề nghị thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, Chương 4 của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

4.5. Đối với nội dung: “Đối với các tuyến mới chưa nằm trong danh mục mạng lưới tuyến được cơ quan có thẩm quyền công bố (khoản 2 Điều 20 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP): Trường hợp giờ xe xuất bến của hai Sở Giao thông vận tải không thống nhất không đúng với giờ xe xuất bến mà hai bến xe thống nhất thì giải quyết như thế nào? Việc cấp phù hiệu vận tải trong trường hợp mã số tuyến chưa công bố?”

Đối với nội dung này, thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ;

Việc cấp phù hiệu vận tải trong trường hợp mã số tuyến chưa công bố? Bộ GTVT ghi nhận để nghiên cứu đưa vào quy định trong quá trình xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT .

4.6. Đối với nội dung: “Tại khoản 8 Điều 63 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định “Sở Giao thông vận tải xây dựng cơ sở dữ liệu, lập trang thông tin điện tử về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô của địa phương...” Đề nghị giải thích rõ hơn về nội dung này, vì hiện nay cơ sở dữ liệu quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô là cơ sở dữ liệu dùng chung trên cả nước (trên hệ thống dịch vụ công cấp, đổi phù hiệu, biển hiệu, hệ thống giám sát hành trình) rất thuận tiện cho việc tra cứu phương tiện, vì vậy các địa phương có cần thiết xây dựng cơ sở dữ liệu riêng không?”

Đối với nội dung này, Bộ GTVT yêu cầu thống nhất thực hiện: Xây dựng cơ sở dữ liệu là việc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổng hợp và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý vận tải tại địa phương vào các phần mềm quản lý của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo chức năng nhiệm vụ được giao tại Điều 12, Điều 53 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT. Đối với nội dung lập Trang thông tin điện tử của Sở để niêm yết các thông tin liên quan đến quá trình quản lý hoạt động vận tải của địa phương trên Trang thông tin điện tử của Sở theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 12/2020/TTF-BGTVT để cung cấp thông tin quản lý hoạt động vận tải được kịp thời đảm bảo tính công khai, minh bạch.

4.7. Đối với nội dung: “Theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 22 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP “Thu hồi phù hiệu, biển hiệu của phương tiện vi phạm đối với trường hợp trích xuất dữ liệu thiết bị giám sát hành trình của mỗi phương tiện trong 01 tháng cho thấy có từ 05 lần vi phạm tốc độ/1000 km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 km/h trở xuống)”. Tuy nhiên, trong Nghị định không quy định về thời gian bị thu hồi phù hiệu nên Sở Giao thông vận tải không xác định được thời gian thu hồi phù hiệu để thực hiện cấp lại phù hiệu theo quy định tại khoản 7 Điều 22 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ. Vậy có được hiểu là thu hồi phù hiệu không thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn không?”

Đối với nội dung này, theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 22 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, không có quy định về thời hạn thu hồi phù hiệu đối với xe vi phạm. Như vậy, sau khi bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu, đơn vị kinh doanh vận tải có nhu cầu tiếp tục sử dụng xe để kinh doanh vận tải thì phải làm thủ tục để được cấp phù hiệu theo quy định.

4.8. Đối với nội dung: “tại khoản 7 Điều 22 có nêu “Phù hiệu được cấp lại khi bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng. Sau khi hết thời hạn bị tước quyền sử dụng hoặc hết thời hạn bị thu hồi phù hiệu, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng phương tiện tham gia kinh doanh vận tải thì đơn vị kinh doanh vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại phù hiệu theo quy định”, vậy sau khi Sở GTVT ban hành quyết định xử lý vi phạm bằng hình thức thu hồi phù hiệu không có thời hạn (theo quy định tại khoản 10 Điều 22), đơn vị vận tải có thể làm thủ tục đề nghị cấp lại phù hiệu cho xe vi phạm không? Điều kiện để cấp lại phù hiệu cho xe vi phạm? Trình tự thủ tục đề nghị cấp lại phù hiệu cho xe vi phạm như thế nào? (trên thực tế, nếu được cấp lại phù hiệu cho xe vi phạm sẽ xảy ra trường hợp: Đơn vị vận tải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại phù hiệu ngay sau khi Quyết định xử lý vi phạm có hiệu lực do không có thời hạn thu hồi; như vậy sẽ không có hiệu quả trong công tác quản lý, xử lý phương tiện kinh doanh vận tải)”

Đối với nội dung này, đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại khoản 7 Điều 22 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.

4.9. Đối với nội dung: “Tại điểm d khoản 1 Điều 22 Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 có quy định “Đình chỉ khai thác tuyến 01 tháng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện dưới 70% số chuyến xe theo biểu đồ chạy xe trên tuyến đã phê duyệt”; tại khoản 1 Điều 26 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 có quy định trách nhiệm của đơn vị vận tải phải “Áp dụng các biện pháp để tổ chức, thực hiện đúng, đầy đủ phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô đã đăng ký”, tuy nhiên Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT không có chế tài quy định để xử lý đối với các đơn vị vi phạm. Hiện Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 đã bãi bỏ Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015, vì vậy Sở Giao thông vận tải không có căn cứ để xử lý vi phạm của đơn vị vận tải.”

Đối với nội dung này, hiện nay chưa có chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm nêu trên, Bộ GTVT ghi nhận, nghiên cứu xem xét bổ sung quy định trong trường hợp sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau đây viết tắt là Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).

4.10. Đối với nội dung: “Xe đã cấp phù hiệu tuyến cố định có được cấp phù hiệu để đi hợp đồng theo chuyến hay không?”

Đối với nội dung này, Bộ GTVT yêu cầu thực hiện theo đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Trường hợp xe tuyến cố định có nhu cầu hoạt động theo hợp đồng, thực hiện cấp phù hiệu theo quy định tại Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, khi cấp phù hiệu xe hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải trả lại phù hiệu xe tuyến cố định. Sau khi kết thúc hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải lập hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu tuyến cố định theo quy định (đảm bảo tại một thời điểm, mỗi xe chỉ được cấp và sử dụng một loại phù hiệu hoặc biển hiệu tương ứng với một loại hình kinh doanh vận tải).

4.11. Đối với nội dung: “Hiệp hội vận tải ô tô đại phương có được tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe hay không?”

Đối với nội dung này, thực hiện theo đúng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 16 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT.

4.12. Đối với nội dung: “Tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định thời gian làm việc trong ngày và thời gian lái xe liên tục của lái xe; Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định thiết bị giám sát hành trình phải cung cấp các thông tin: Hành trình, thời gian lái xe liên tục, thiết bị phải hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông,…Trước đây, Sở GTVT thực hiện kiểm tra việc chấp hành tốc độ, thời gian lái xe, hành trình chạy xe, việc duy trì hoạt động liên tục của thiết bị giám sát hành trình trong thời gian xe tham gia giao thông,… để tiến hành xử lý thu hồi phù hiệu, chấp thuận khai thác tuyến theo quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015. Tuy nhiên, hiện nay Thông tư 10/2015/TT-BGTVT đã bãi bỏ. Vì vậy, đề nghị Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn hình thức, phương pháp, đơn vị xử lý đối với các trường hợp vi phạm như: thời gian lái xe, hành trình, thiết bị không duy trì,…khi phát hiện vi phạm qua Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu TBGSHT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để có cơ sở triển khai thực hiện, nhằm tăng cường công tác quản lý, kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông”.

Đối với nội dung này, thực hiện xử lý các lỗi vi phạm theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

4.13. Đối với nội dung: “Tại khoản 7 Điều 36 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định: Trước ngày 31 tháng 12 năm 2021, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc các đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ năm 2008.

Một số doanh nghiệp, hợp tác xã đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP , trong khoảng thời gian từ nay đến trước ngày 31/12/2021 các đơn vị này đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải do hết hạn, hư hỏng, ….thì Người điều hành vận tải có phải áp dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ năm 2008 không”.

Đối với nội dung này, theo quy định tại khoản 7 Điều 36 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP đã có quy định... “trước ngày 31 tháng 12 năm 2021, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.”

Như vậy, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải trước ngày 01/04/2020 khi thực hiện cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến 31/12/2021 chưa phải đáp ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Từ ngày 01/01/2022 thì người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải phải đảm bảo theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

4.14. Đối với nội dung: “Tại điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với đơn vị vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử phải có bản sao hoặc bản chính quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện an toàn giao thông.

Tuy nhiên, theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định các loại hình kinh doanh vận tải khách gồm: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt tuyến cố định, xe taxi, hành khách theo hợp đồng, khách du lịch. Đồng thời, theo phụ lục I Nghị định 10/2020/NĐ-CP mẫu giấy đề nghị cấp (cấp lại) giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và trên Hệ thống công trực tuyến của Bộ không có nội dung xác định đơn vị vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử để yêu cầu đơn vị bổ sung thành phần hồ sơ về bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện an toàn giao thông trong hồ sơ cấp phép; Ví như: Đơn vị đăng ký cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Tại thời điểm tiếp nhận và cấp phép, Sở không xác nhận được đối tượng có vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử. Do đó, đề nghị Bộ GTVT hướng dẫn nội dung thực hiện theo điểm c khoản 1 Điều 18 đối với vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử”.

Đối với nội dung này, Sở GTVT thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải với loại hình kinh doanh: Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.

4.15. Đối với nội dung: “Về quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô”.

Đối với nội dung này, Bộ GTVT đang thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 23 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Vì vậy, đối với quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô (không kinh doanh vận tải), sẽ triển khai khi có quy định mới.

4.16. Đối với nội dung: “Đề nghị Bộ GTVT có ý kiến với Bộ Công an về việc chuyển đổi biển số xe kinh doanh vận tải nên giữ nguyên biển số chỉ thay đổi màu sắc để giữ ổn định các loại giấy tờ và thủ tục hành chính có liên quan”.

Đối với nội dung này, tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã quy định: “… xe hoạt động kinh doanh vận tải đã được đăng ký cấp biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen”; tại khoản 2 Điều 26 Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định lộ trình đổi biểu đối với xe kinh doanh vận tải “… thực hiện đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen trước ngày 31/12/2021”.

Như vậy, theo quy định trên, xe ô tô kinh doanh vận tải chỉ đổi mầu biển số xe (từ biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen) mà không thay đổi chữ và số trên biển số.

4.17. Đối với nội dung: “Việc tra cứu thông tin đăng kiểm phương tiện (điểm c, khoản 5, Điều 22 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP) trên hệ thống đăng kiểm Việt Nam hiện tại rất khó truy cập, nên khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ cấp phù hiệu, biển hiệu trong trường hợp không kiểm tra được phải tạm thời yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp thông tin về giấy chứng nhận kiểm định ATKT và BVMT để thực hiện cấp phù hiệu đảm bảo đúng thời hạn quy định”.

Đối với nội dung này, thực hiện quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và chỉ đạo của Bộ GTVT tại Văn bản số 1014/BGTVT-VT ngày 07/02/2020, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có văn bản số 1243/ĐKVN-VAR ngày 28/04/2020 gửi các Sở Giao thông vận tải cung cấp tên truy cập, mật khẩu tra cứu dữ liệu phương tiện trên cổng thông tin điện tử của Cục để làm căn cứ cấp phù hiệu cho xe kinh doanh vận tải. Trong thời gian qua do có quá nhiều lượt truy cập vào cơ sở dữ liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam dẫn đến có thời điểm hệ thống bị ngắt, gây gián đoạn trong việc tra cứu dữ liệu. Vì vậy Cục Đăng kiểm Việt Nam đã thực hiện nâng cấp hạ tầng hệ thống mạng, đến thời điểm hiện tại đã hoạt động bình thường, đáp ứng được nhu cầu tra cứu của các Sở Giao thông vận tải. Đường dẫn tra cứu tại cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thư mục “ Tra cứu phương tiện cho Sở Giao thông vận tải” hoặc đường link tra cứu http://app.vr.org.vn/ptpublicweb/

4.18. Đối với nội dung: “Đề nghị kéo dài thời hạn đăng kiểm xe ô tô kinh doanh vận tải lên 12 tháng”.

Đối với nội dung này, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam và cơ quan liên quan triển khai thực hiện. Hiện nay, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã xây dựng và trình Bộ GTVT dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 70/2015/TT- BGTVT ngày 09/11/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong đó đã tăng chu kỳ kiểm định của xe ô tô chở người đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải.

Bộ GTVT trân trọng đề nghị các Bộ, ngành liên quan tiếp tục quan tâm hướng dẫn; yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Các Vụ: Vận tải, Pháp chế, Khoa học công nghệ, An toàn giao thông;
- Thanh tra Bộ;
- Văn phòng Bộ;
- Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia;
- Báo Giao thông;
- Lưu VT, V.Tải (Phong 5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi