Công văn 6505/BGTVT-KCHT mở rộng đường ngang tại Km 10 + 357 đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 6505/BGTVT-KCHT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 6505/BGTVT-KCHT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Lê Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 08/08/2012 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông |
tải Công văn 6505/BGTVT-KCHT
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 6505/BGTVT-KCHT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2012 |
Kính gửi: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân quận Long Biên tại công văn số 1269/UBND – QLDA ngày 06 tháng 8 năm 2012 về việc đề nghị cho phép cải tạo, mở rộng đường ngang tại Km 10 + 357 tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng thuộc dự án xây dựng tuyến đường Thạch Bàn từ đê sông Hồng đến đường Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên ; tờ trình số 524/TTr – ĐSHH ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Công ty TNHH một thành viên QLĐS Hà Hải; ý kiến của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về vấn đề kể trên (công văn số 1542/ĐS – CSHT ngày 12 tháng 7 năm 2012); quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thạch Bàn từ đê sông Hồng đến đường Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên, Hà Nội; bình đồ thiết kế nút giao đường ngang Km 10 + 357 dự kiến mở rộng. Sau khi nghiên cứu, xem xét, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như sau:
1. Đường ngang Km 10 + 357 tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng thuộc địa bàn phường Thạch Bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội, là đường ngang cấp II phòng vệ bằng cần chắn, là giao cắt giữa đường sắt tuyến Gia Lâm – Hải Phòng với tuyến đường Thạch Bàn từ đê sông Hồng đến đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5 cũ); đường sắt chạy song song với đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5 cũ), cách đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5 cũ) về phía bên trái là 4,5m. Các phương tiện giao thông qua lại trên đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5 cũ) rẽ sang đường Thạch Bàn và ngược lại đều phải đi qua đường ngang này. Vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông khi chưa có điều kiện xây dựng nút giao khác mức tại vị trí đường ngang này, Bộ Giao thông vận tải đồng ý cho phép cải tạo, mở rộng đường ngang cấp II phòng vệ bằng cần chắn thành đường ngang cấp II phòng vệ bằng dàn chắn tại Km 10 + 357 trên tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng theo 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1(từ năm 2013 đến 2020): cải tạo, mở rộng mặt đường ngang từ 7m thành 12m, xây dựng mới đồng bộ các công trình phụ trợ đi kèm phù hợp với quy mô đường ngang sau khi mở rộng.
- Giai đoạn 2(sau năm 2020): để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai và phù hợp với quy hoạch các nút giao giữa đường sắt và đường bộ được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Ủy ban nhân dân quận sẽ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho phép xây dựng cầu đường bộ vượt đường sắt tại vị trí nút giao này.
2. Giao Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam xem xét hồ sơ đề nghị cấp phép, lựa chọn các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế các yếu tố không bảo đảm theo quy định của Điều lệ Đường ngang và ra quyết định cho phép cải tạo, mở rộng đường ngang cấp II phòng vệ bằng dàn chắn tại Km 10 + 357 tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng.
3. Đường ngang tại km 10 + 357 phải đảm bảo các thông số kỹ thuật chủ yếu sau đây:
- Vị trí tim đường ngang là Km 10 + 357 tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng;
- Góc giao cắt giữa đường bộ và đường sắt là 69000’00’;
- Đường sắt tại vị trí đường ngang: cải tạo trắc dọc đường sắt bảo đảm cao độ đỉnh ray thiết kế tại đường ngang bằng cao độ đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5 cũ);
- Đường bộ tại vị trí đường ngang: cải tạo trắc dọc đường bộ bảo đảm từ mép ray ngoài cùng trở ra hai phía đường bộ phải là đường bằng trên một đoạn có chiều dài 16m; đoạn tiếp theo có độ dốc không quá 3% trên chiều dài 20m.
4. Kinh phí khảo sát, thiết kế, xây dựng cải tạo, mở rộng đường ngang, giải phóng mặt bằng do Ủy ban nhân dân quận Long Biên chi trả.
5. Kinh phí quản lý, bảo trì đường ngang và tổ chức phòng vệ đường ngang do Công ty TNHH một thành viên QLĐS Hà – Hải và Công ty TNHH một thành viên TTTH ĐS Hà Nội thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế theo kế hoạch nhà nước cân đối hàng năm cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động phối hợp thực hiện việc cải tạo, mở rộng đường ngang nói trên để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đường bộ ./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây