Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4260/BGTVT-PCLBTKCN của Bộ Giao thông Vận tải về góp ý Dự thảo Quy chế phòng chống, khắc phục hậu quả lụt bão trong ngành đường sắt
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4260/BGTVT-PCLBTKCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4260/BGTVT-PCLBTKCN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Hoàng Huyến |
Ngày ban hành: | 25/06/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông |
tải Công văn 4260/BGTVT-PCLBTKCN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4260/BGTVT-PCLB&TKCN | Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2009 |
Kính gửi : Cục Đường sẳt Việt Nam.
Phúc đáp công văn số 552/CĐSVN-CSHT ngày 5 tháng 6 năm 2009 về việc lấy ý kiến cho Dự thảo Quy chế phòng chống, khắc phục hậu quả lụt bão trong ngành đường sắt, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như sau:
Quy chế phòng chống, khắc phục hậu quả lụt bão trong ngành đường sắt cũ được ban hành kèm theo Quyết định số 3860/2001/QĐ-BGTVT ngày 19/11/2001 đến nay có một số Điểm không còn phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh, sản xuất của ngành đường sắt nên việc sửa đổi, bổ sung Quy chế là cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay.
1. Về hình thức:
- Do đây là Quy chế của ngành nên chỉ cần Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành là phù hợp (theo quy định của Điều 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008). Vì vậy, không nên để hình thức văn bản pháp quy ban hành Quy chế là Thông tư như trong Dự thảo.
2. Về nội dung:
- Theo chức năng nhiệm vụ của Cục Đường sắt VN được quy định trong Quyết định số 33/2008/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT thì Cục Đường sắt VN không được giao quản lý, sử dụng vốn, tài sản, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác Nhà nước đã giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các Mục tiêu, nhiệm vụ được Nhà nước giao. Mà thực tế ngành đường sắt hiện nay thì Tổng công ty Đường sắt VN được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý vốn sự nghịêp kinh tế ngành đường sắt và có quyền tổ chức quản lý, sửa chữa, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt (được quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 9 của Quyết định số 216/2003/QĐ-TTg ngày 27/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt VN). Do vậy, trong Dự thảo Quy chế không thể quy định Cục Đường sắt VN làm cơ quan đầu mối, chủ trì trong công tác phòng chống lụt bão, ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn đối với ngành đường sắt được mà phải giao nhiệm vụ này cho đơn vị chủ quản sử dụng, quản lý vốn sự nghịêp kinh tế đường sắt và được giao quản lý cơ sở vật chất hạ tầng ngành đường sắt là Tổng công ty Đường sắt VN. Vì vậy, Ban chỉ đạo PCLB&TKCN Bộ Giao thông vận tải đề nghị Cục Đường sắt VN xem xét và chỉnh sửa lại các Điều Khoản trong Dự thảo Quy chế cho phù hợp với thực tế của ngành đường sắt VN hiện nay và không trái với các văn bản quy phạm phạm luật có giá trị pháp lý cao hơn so với Quy chế này.
Trên cơ sở các lý do nêu trên, Ban PCLB&TKCN Bộ Giao thông vận tải đề nghị Cục Đường sắt VN phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty Đường sắt VN (TCT Đường sắt VN đã có văn bản số 1307/ĐS-TTPC ngày 19/6/2009 về đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế này) trong việc soạn thảo Dự thảo Quy chế sửa đổi, bổ sung Quy chế phòng chống, khắc phục hậu quả lụt bão trong ngành đường sắt và sửa đổi, bổ sung một số vấn đề cụ thể như sau:
- Kế thừa các quy định (vẫn phù hợp thực tế) của Quy chế phòng chống, khắc phục hậu quả lụt bão trong ngành đường sắt được ban hành kèm theo Quyết định số 3860/2001/QĐ-BGTVT ngày 19/11/2001;
- Bổ sung thêm các quy định mới phù hợp với thực tế công tác, nhiệm vụ PCLB&TKCN của ngành đường sắt hiện nay;
- Sửa đổi tên các cơ quan, đơn vị cho phù hợp với tên mới như hiện nay;
- Bổ sung Điều Khoản quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các Trung tâm Ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt trực thuộc Tổng công ty Đường sắt VN và các Trung tâm Ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt khu vực trong lĩnh vực PCLB&TKCN (quy định tại Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 về việc Kiện toàn Uỷ ban Quốc gia TKCN và Hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương);
- Xây dựng nhiệm vụ PCLB&TKCN trong ngành đường sắt phải phù hợp với quy định của các văn bản pháp quy hiện hành trong lĩnh vực PCLB&TKCN của ngành đường sắt hiện nay như: Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 về việc Kiện toàn Uỷ ban Quốc gia TKCN và Hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; Quyết định số 216/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Thông tư số 136/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn công tac quản lý tài chính, giao kế hoạch thanh toán vốn sự nghịêp kinh tế đối với công ty nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư; Quyết định số 33/2008/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường sắt VN.
Trên đây là ý kiến của Ban chỉ đạo PCLB&TKCN Bộ GTVT đối với dự thảo Quy chế, đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam tổng hợp và tiếp thu ý kiến đóng góp để Dự thảo được hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tế của ngành đường sắt hiện nay.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |