Công văn 2219/BGTVT-ATGT của Bộ Giao thông Vận tải về tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 2219/BGTVT-ATGT

Công văn 2219/BGTVT-ATGT của Bộ Giao thông Vận tải về tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2219/BGTVT-ATGTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Hồng Trường
Ngày ban hành:18/04/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

tải Công văn 2219/BGTVT-ATGT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Số: 2219/BGTVT-ATGT
V/v: tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2011

 

Kinh gửi:

- Cục Hàng hải Việt Nam;
- Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

 

Trong năm 2010 và 03 tháng đầu năm 2011 đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông hàng hải nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Điển hình là các vụ tai nạn đối với tàu Phú Tân, Vân Đồn 02 và Hùng Cường 168 xảy ra cuối tháng 12 năm 2010, làm chết và mất tích 38 người, gây tổn thất toàn bộ tàu và hàng hóa. Gần đây nhất, vào ngày 06/4/2011 đã xảy ra tai nạn đâm va giữa tàu Phúc Hải 05 và tài Bình Minh 28 làm 02 người chết và 03 người mất tích. Mặt khác, thời gian qua đã có nhiều tàu thuộc sở hữu của các chủ tàu Việt Nam bị các chính quyền cảng nước ngoài (PSC) lưu giữ do có các khiếm khuyết liên quan đến an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường ở mức cao…

Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn hàng hải làm thiệt hại về người, tài sản và phòng ngừa gây ô nhiễm môi trường, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

1. Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải:

a) Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của tàu thuyền, cảng biển; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn, an ninh hàng hải như:

- Có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các tàu không đủ điều kiện về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

- Phương tiện được bố trí thuyền bộ theo đúng định biên an toàn tối thiểu, thuyền viên có chứng chỉ chuyên môn theo quy định và thuyền viên, hành khách làm việc trên tàu theo đúng danh sách đã khai báo khi làm thủ tục.

- Phương tiện chở đúng tải trọng cho phép, sử dụng đủ tàu lai, hoa tiêu và thực hiện việc neo đậu, cập mạn theo đúng quy định.

- Tàu biển mang cấp hạn chế hoạt động đúng vùng biển và điều kiện khí tượng thủy văn cho phép.

- Kiên quyết không cấp phép ra vào các cảng cho các tàu biển thuộc phạm vi áp dụng Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (Bộ luật ISPS) khi không tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn hàng hải.

b) Yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và miền Nam tổ chức vận hành tốt hệ thống báo hiệu hàng hải, ra thông báo hàng hải kịp thời và thanh thải nhanh chóng, có hiệu quả các chướng ngại vật gây mất an toàn cho hoạt động hàng hải.

c) Lập kế hoạch và giám sát chặt chẽ kế hoạch điều động tàu, tốc độ chạy tàu trên các đoạn luồng có giới hạn tốc độ, tổ chức phân luồng hợp lý đặc biệt đối với những đoạn luồng một chiều để hạn chế tai nạn hàng hải. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, không thực thi đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

d) Bổ sung kịp thời các trang thiết bị hỗ trợ, giám sát hoạt động của các phương tiện trong vùng nước cảng biển hoặc tổ chức chốt chặn tại những khu vực luồng hẹp, nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và chính quyền địa phương để giải tỏa đăng đáy khai thác thủy sản, phương tiện nuôi trồng thủy sản, các điểm khai thác cát trái phép và các phương tiện thủy nội địa hoạt động lấn chiếm luồng hàng hải.

2. Cục Hàng hải Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở đào tạo; rà soát, đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, huấn luyện và tổ chức thi cho thuyền viên. Kiên quyết không cấp chứng chỉ chuyên môn đối với những thuyền viên không đủ điều kiện về năng lực chuyên môn và ý thức chấp hành luật pháp.

3. Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức kiểm tra việc đăng kiểm, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải đối với tàu biển, các phương tiện thủy nội địa đảm bảo phương tiện chỉ được cấp giấy chứng nhận khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, quy định phòng ngừa ô nhiễm môi trường của Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đặc biệt chú trọng đánh giá hệ thống quản lý an toàn và hệ thống an ninh theo quy định của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM) và Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (Bộ luật ISPS) của các tàu và công ty tàu biển thuộc phạm vi áp dụng các bộ luật này. Kiên quyết thu hồi các giấy chứng nhận đã cấp khi các chủ tàu, công ty khai thác tàu không đáp ứng được các yêu cầu. Đưa ra các giải pháp cụ thể và xử lý nghiêm đối với các chủ tàu có tàu mang quốc tịch Việt Nam và tàu mang cấp đăng kiểm VR bị lưu giữ tại các cảng biển nước ngoài.

4. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải Việt Nam trong việc cung cấp thông tin các tàu biển đến và rời cảng đường thủy nội địa để đảm bảo giám sát, điều tiết, khi tàu chạy qua luồng hàng hải cũng như hoạt động trên biển.

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị nêu trên triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc báo cáo Bộ Giao thông vận tải./.

 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- T.Tr Lê Mạnh Hùng;
- Công ty TNHH 1 T/v BĐATHH MB, MN;
- Lưu: VT, ATGT(5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Trường

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi